Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng công tác chăm sóc phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân tàn phế s...

Tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân tàn phế sau phong của người chăm sóc chính tại bệnh viện phong chí linh tỉnh hải dương năm 2022

.PDF
47
1
144

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÙI VĂN SƠN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CHO BỆNH NHÂN TÀN PHẾ SAU PHONG CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN PHONG CHÍ LINH TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÙI VĂN SƠN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CHO BỆNH NHÂN TÀN PHẾ SAU PHONG CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN PHONG CHÍ LINH TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I Chuyên ngành: Điều dương Nội người lớn Giảng viên hướng dẫn: TS. Ngô Huy Hoàng NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Qua hai năm học tập, Chuyên đề tốt nghiệp đã được hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Bệnh viện Phong Chí Linh tỉnh Hải Dương, Ban Giám hiệu Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo Phòng QLĐT Sau đại học,bộ môn Nội người lớn Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và các Thầy Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, đã trang bị cho tôi kiến thức, kỹ năng thực hành thiết thực nhất. Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến các Thầy Cô giáo trong Hội đồng Bảo vệ Chuyên đề, đặc biệt là TTND.TS.BS Ngô Huy Hoàng đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi phương pháp thực hiện và hoàn thành thành chuyên đề. Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo các khoa phòng, bác sỹ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên tại Bệnh viện Phong Chí Linh tỉnh Hải Dương đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành Chuyên đề này. Tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi để tôi hoàn thành mọi nhiệm vụ trong suốt thời gian học vừa qua. Xin chân thành cảm ơn! Hải Dương, ngày tháng năm 2022 Học viên Bùi Văn Sơn ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Các kết quả trong chuyên đề do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ chuyên đề nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Bùi Văn Sơn MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i1 LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. iii MỤC LỤC .…………………………………………………………………….......iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU………………………………………………….vi ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1 Chương 1 .................................................................................................................4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................................................4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................4 1.1. Tổng quan về bệnh phong .............................................................................4 1.2. Phục hồi chức năng cho người bệnh tàn phế sau phong ............................... 15 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN .........................................................................................16 2.1. Yêu cầu về PHCN cho người bệnh tàn phế sau phong ................................. 16 2.2. Một số nghiên cứu liên quan ....................................................................... 17 Chương 2 ............................................................................................................... 19 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT .................................................................. 19 I. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN PHONG CHÍ LINH .......................................... 19 II. MÔ TẢ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ .................................................................... 21 2.1. Đối tượng, tiêu chuẩn, thời gian và địa điểm khảo sát ................................. 21 2.2. Phương pháp khảo sát ................................................................................. 21 2.3. Các khái niệm, tiêu chuẩn và vấn đề đạo đức .............................................. 22 2.4. Kết quả khảo sát ..........................................................................................23 Chương 3 ............................................................................................................... 28 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .......................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.Thông tin chung về NCSC ........................................................................... 28 3.2. Kiến thức của NCSC về phục hồi chức năng vận động cho người bệnh tàn phế sau phong........................................................................................................... 29 3.3. Thực hành của NCSC về PHCN vận động cho người bệnh tàn phế sau phong30 3.4. Những ưu, nhược điểm ...............................................................................31 3.5. Đề xuất giải pháp ........................................................................................ 32 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BV Bệnh viện CLS Cận lâm sàng NB Người bệnh NCSC Người chăm sóc chính PHCN Phục hồi chức năng ROM Tầm vận động WHO Tổ chức Y tế Thế giới iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1 Bảng phân bố NCSC theo nhóm tuổi và giới 23 Bảng 2.2 Bảng phân bố theo chức danh nghề nghiệp 23 Bảng 2.3 Bảng phân bố theo trình độ học vấn 23 Bảng 2.4 Kết quả tham gia thực hành PHCN cho người bệnh phong? Bảng 2.5 Bảng 2.6 Bảng 2.7 Bảng 2.8 Bảng 2.9 Kết quả khảo sát về tầm quan trọng và kiến thức của PHCN vận động cho người bệnh tàn phế sau phong Kiến thức về số lần tập, về quan sát sắc thái của NB khi tiến hành tập các bài tập PHCN. Kiến thức về mục đích khi đặt tư thế đúng cho NB Kỹ năng thực hành về phục hồi chức năng cho người bệnh tàn phế sau phong Kỹ năng về giúp người bệnh sử dụng dụng cụ hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày . 24 24 25 25 26 27 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phong là một bệnh nhiễm khuẩn mạn tính do trực khuẩn Mycobacteriumleprae gây nên. Bệnh diễn biến âm thầm, chậm chạp có thể tiến triển kéo dài hết cuộc đời và nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách. Bệnh phong không gây chết người nhưng thường để lại di chứng tàn tật với nhiều mức độ khác nhau có khi hậu quả là hết sức nặng nề cả về mặt thể chất và tinh thần cho người bệnh. Phát hiện người bệnh bị bệnh phong là công việc quan trọng của ngành y tế các cấp nhưng điều quan trọng không kém của công tác này là ngăn chặn, phòng tránh, phục hồi tàn tật cho các người bệnh phong để họ có cuộc sống hòa nhập cộng đồng. Di chứng tàn tật do bệnh phong ở mỗi giai đoạn phát triển của một cộng đồng nào đó được xem như bức tranh phản ánh khá rõ phần nào trình độ dân trí và năng lực của màng lưới y tế của cộng đồng đó. Một trong những công việc có ý nghĩa của chương trình phòng chống bệnh phong là phục hồi chức năng cho các người bệnh có di chứng tàn tật. Các biện pháp điều trị phục hồi đã được thực hiện và luôn cải tiến để tăng hiệu quả, nhưng còn chưa thật sự thành một phác đồ chung thống nhất giữa các cơ sở điều trị, nó tùy thuộc vào năng lực chuyên môn và điều kiện trang bị kỹ thuật của các cơ sở đó. Với số lượng người bệnh phong ở nhiều cộng đồng vẫn còn là con số khá lớn, thì công tác điều trị phục hồi di chứng tàn tật giúp cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn luôn là vấn đề đáng quan tâm của các nhà chuyên môn y tế và cả của toàn xã hội. Tàn phế sau phong gây ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng như khả năng tái hội nhập vào đời sống cộng đồng.Vì vậy nhu cầu phục hồi chức năng cho người bệnh tàn phế sau phong là rất lớn [4]. Ngày nay ngành Y tế luôn phát triển không ngừng với những kiến thức khoa học tiến bộ, những kỹ thuật tiên tiến, trang thiết bị hiện đại góp phần vào công cuộc thanh toàn,giảm thiểu di chứng tàn phế của người bệnh phong. Do đó phục hồi chức năng vận động cho người bệnh tàn phế sau phong là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhiệm vụ điều trị và phục hồi cho người bệnh phong và tại Bệnh viện không thể không kể đến vai trò của các kỹ thuật viên, diều dưỡng chăm sóc, họ 2 kiên trì, tích cực hàng ngày lao động, tập luyện cho người bệnh phục hồi các chức năng của cơ thể và đặc biệt là chức năng vận động. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 70 – 90% người bệnh phong sau khi điều trị đa hóa trị liệu khỏi sẽ để lại di chứng là tàn phế chức năng vân động dặc biệt là ở các chi. Điều này cho thấy rằng vai trò của công tác phục hồi chức năng vận động của bệnh viện và cụ thể là của nhân viên chăm sóc chính là rất quan trọng trong việc chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh Nhưng thực trạng kiến thức, kỹ năng thực hành của người chăm sóc chính lại chưa được đánh giá rõ ràng, cụ thể. Từ thực tế đó việc đánh giá thực trạng kiến thức, kỹ năng thực hành phục hồi chức năng vận động của người chăm sóc chính đối với người bệnh tàn phế sau phong là cần thiết và quan trọng để nâng cao hiệu quả phục hồi chức năng vận động cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh phong. Chính vì lý do này học viên thực hiện chuyên đề:“ “Thực trạng công tác chăm sóc phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân tàn phế sau phong của người chăm sóc chính tại Bệnh viện phong Chí Linh tỉnh Hải Dương năm 2022”nhằm các mục tiêu như sau: 3 MỤC TIÊU 1. Thực trạng công tác chăm phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân tàn phế sau phong của người chăm sóc chính tại Bệnh viện phong Chí Linh tỉnh Hải Dương năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác chăm sóc phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân tàn phế sau phong của người chăm sóc chính tại bệnh viện phong Chí Linh tỉnh Hải Dương. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Tổng quan về bệnh phong Khái niệm về lịch sử bệnh phong Bệnh phong theo ngôn ngữ dân gian từ xưa còn gọi là bệnh hủi, bệnh “cùi cụt”, với tên gọi ấy phần nào đã nói hậu quả di chứng dị hình của bệnh này. Qua các dấu hiệu của khảo cổ học thì căn bệnh này đã từng được nhân loại nhắc tới từ năm 1400 trước Công Nguyên và cũng chính vì các dị hình tàn tật xấu xí đó mà xã hội thời xưa đã có cái nhìn hết sức lệch lạc về nó như: xa lánh, kỳ thị với người bệnh, nó được xem như là 1 trong 4 tứ chứng nan y. Thậm chí cho đến những thập niên đầu của thế kỷ XX, người bệnh phong ở đâu đó vẫn bị mọi người trong xã hội xua đuổi, xa lánh. Chính vì lẽ đó mà bệnh phong đã để lại trong xã hội những mặc cảm nặng nề và những thành kiến sai lầm. Năm 1941, Faget là người đầu tiên sử dụng Diamino Diphenyl Sulfone (DDS) điều trị cho người bệnh phong. Từ đó hàng triệu người bệnh phong trên thế giới được điều trị khỏi. Nhưng sau đó 23 năm (năm 1964) DDS đã bị trực khuẩn Hansen kháng lại với trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại Malaysia, công tác phòng chống bệnh phong lại gặp nhiều khó khăn do hiện tượng kháng thuốc DDS. Tỷ lệ tái phát bệnh phong sau dùng DDS ngày càng gia tăng và xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới làm cho số người bệnh tàn tật do phong cũng tăng lên đáng kể, một vấn đề mới được đặt ra cho các nhà y học trên thế giới nhằm khắc phục hiện tượng kháng DDS đã xảy ra việc phục hồi tàn tật cũng là một thách thức đối với cộng đồng quốc tế. Sau nhiều năm nghiên cứu, đến năm 1981 tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa đa hóa trị liệu vào điều trị cho người bệnh phong thay cho đơn hóa trị liệu bằng DDS đơn thuần. Đa hóa trị liệu không chỉ rút ngắn thời gian điều trị bệnh phong mà còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh phong mới cho cộng đồng cũng như hậu quả tàn tật do bệnh gây ra. Tuy nhiên với số lượng người mắc bệnh phong còn được cho là một con số đáng kể ở nhiều cộng đồng khác nhau thì việc khám phát hiện sớm bệnh 5 phong và điều trị kịp thời cho mọi người bệnh còn hạn chế ở đây đó, đã làm cho những hậu quả tàn tật do bệnh phong để lại cho các cộng đồng và cũng như của toàn nhân loại nói chung không phải là nhỏ. Công tác điều trị tàn tật do phong đã và đang được cộng đồng y khoa, các nhà lãnh đạo xã hội quan tâm, với nỗ lực nghiên cứu tìm các biện pháp khác nhau để điều trị phục hồi nhằm làm giảm những hậu quả về thể chất và tinh thần cho người bệnh. Điều đó đã đem lại cho nhiều người bệnh phong những niềm vui cải thiện chất lượng cuộc sống và các hy vọng. Mặc dù khó khăn lớn đối với người bệnh và cộng đồng xã hội vì tính chất phổ biến của nó. [4] [5] Dịch tễ học bệnh phong *Trên thế giới Bệnh phong đã từng xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và đã từng coi là căn bệnh nan y không thể cứu chữa, nhưng nhờ có thành tựu của y học bằng việc áp dụng đơn hóa trị liệu DDS và đặc biệt là đa hóa trị liệu cho người bệnh bị bệnh phong đã được tổ chức y tế thế giới (WHO) áp dụng cho nhiều nước, vì thế đến năm 2000 nhiều nước trên thế giới cũng đã hoàn thành chương trình loại trừ bệnh phong. Hiện nay có nhiều nước trên thế giới được xem như là đã thanh toán được bệnh phong với tỷ lệ lưu hành bệnh < 1 người bệnh /10000 người dân, chỉ còn 22 nước hiện có tỷ lệ lưu hành cao hơn 1/10000 dân số. Chính vì thế mà tỷ lệ tàn tật do bệnh phong hiện nay trên thế giới đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên với tỷ lệ tàn tật ở các người bệnh phong nói chung ở nhiều cộng đồng khá cao khoảng 70,%-90% thì số những người người bệnh phong bị tàn tật lại là con số không nhỏ. Theo dự đoán tương lai trong chương trình gánh nặng toàn cầu của bệnh phong trong 5 triệu trường hợp mắc bệnh phong mới dự kiến từ năm 2000 – 2020 thì có khoảng 1 triệu người mắc tàn tật độ 2. [6]. *Tại Việt Nam: Từ sau hòa bình lập lại 1954, nhà nước Việt Nam bắt đầu quan tâm đến công tác phòng chống bệnh phong, đã có những cuộc điều tra quy mô về bệnh phong rộng lớn. Năm 1975, ước tính tỷ lệ bệnh phong tại đồng bằng là 3-4/1000 người, ở miền núi và cao nguyên thì tỷ lệ mắc bệnh còn cao hơn 55/1000 người và hầu như những người bệnh phong đều có tàn tật do không được điều trị đúng cách, gây nên 6 sự ám ảnh kỳ thị đối với người bệnh phong. Cùng với việc điều tra xác định mức độ lưu hành của bệnh thì công tác điều trị bệnh phong cũng được nhà nước ta quan tâm thực hiện một cách bài bản có hệ thống, thành lập chương trình quốc gia phòng chống bệnh xã hội, trong đó có bệnh phong. Sau khi Việt Nam áp dụng đa hóa trị liệu vào điều trị bệnh phong thì hàng vạn người bệnh đã được điều trị khỏi và dần dần kiểm soát được bệnh phong theo tiêu chuẩn của WHO là 0,23/ 10000 dân số. Cùng với sự tiến bộ của công tác phòng chống phong trong việc giảm tỷ lệ người mắc bệnh phong thì tỷ lệ người bị tàn tật do phong cũng giảm theo qua từng thời kỳ. Theo một số nghiên cứu của Trần Hậu Khang thì tỷ lệ khuyết tật mới của những người bệnh mới mắc phong ở nước ta khoảng 18,3% và tỷ lệ tàn tật cũng như mức độ nặng của tàn tật ở các người bệnh phong ở các vùng miền khác nhau cũng khác nhau rõ rệt. [7] *Tại Hải Dương: Tỉnh Hải Dương là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, phía bắc giáp với tỉnh Bắc Giang, phía tây giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Quảng ninh, phía Tây Nam giáp Hưng Yên, phía đông giáp Hải Phòng và Thái Bình. Với dân số khoảng 2 triệu người, kinh tế, nông nghiệp và gần đây công nghiệp đang trên đà phát triển. Toàn tỉnh có 12 huyện thị và 02 thành phố thuộc tỉnh, mô hình mạng lưới y tế được hình thành theo mô hình chung của y tế Việt Nam, về công tác phòng chống các bệnh xã hội cũng theo mô hình chung của y tế Việt Nam, trong đó có chương trình phòng chống bệnh phong được quản lý, theo dõi bởi Trung tâm phòng chống các bệnh xã hội của tỉnh nay là Bệnh viện Mắt và Da Liễu Hải Dương. Hiện nay có khoảng gần 400 người bệnh phong được quản lý theo dõi chặt chẽ bởi Bệnh viện Mắt và Da liễu Hải Dương và Bệnh viện Phong Chí Linh ở thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.Trong đó Bệnh viện Phong Chí Linh có 200 người bệnh. Hiện tại tại Hải Dương công tác phòng chống và thanh toán bệnh phong cũng đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần vào công tác thanh toán bệnh phong trên toàn quốc và từ năm 2000 thì bệnh phong đã cơ bản được thanh toán trên toàn quốc với tỷ lệ lưu hành bệnh < 1 người bệnh /10000 người dân. [10] Nguyên nhân và cách lây truyền của bệnh phong[12] Nguyên nhân: 7 Bệnh phong gây ra bởi trực khuẩn Hansen (Mycobacterium Leprae) được nhà bác học Armeuer Hansen người Nauy tìm ra vào năm 1873. Trực khuẩn phong là một trực khuẩn hình que, khi nhuộm Zichl-Neelsen bắt màu đỏ, trực khuẩn nằm trong tế bào, có ái tính đặc biệt với tế bào thần kinh ngoại biên. Hiện nay vẫn chưa nuôi cấy được trực khuẩn Hansen trên môi trường nhân tạo nhưng có thể tiêm truyền và làm nhân lên ở gan bàn chân chuột. Hình thái vi khuẩn: Trực khuẩn hình que dài khoảng 1 -8µm, đường kính 0,3µm. Có 3 dạng: Thể chắc, thể bụi hay còn gọi là thể hạt, thể đứt khúc Trên bệnh phẩm nhuộm Zichl-Neelsen vi khuẩn bắt màu đỏ trên nền xanh, rải rác không có trật tự nhất định, có khi thành đám, đống lộn xộn (amas) trong bệnh phong đang phát triển hoặc thành cụm (globi) song song dày sít nhau. Về đặc điểm vi khuẩn thì đây là loại vi khuẩn ái thần kinh ngoại biên, ưa nhiệt độ lạnh: trực khuẩn Hansen chết khi ở nhiệt độ cao nên khi đun sôi giết chết được trực khuẩn phong, khi ở ngoài cơ thể trực khuẩn Hansen sống được từ 1-7 ngày tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Cách lây truyền: Bệnh phong là bệnh lây truyền nhưng rất khó lây. Nguồn lây chủ yếu là từ các người bệnh phong mang vi khuẩn: Vi khuẩn lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác qua các con đường bài xuất vi khuẩn từ người bệnh ra ngoài, nhất là qua đường mũi, họng từ những thể bệnh có nhiều vi khuẩn rồi xâm nhập vào cơ thể người lành qua những vết loét, nứt ở các tổn thương da, vùng da bị sây xước, lở loét. Tuy nhiêm cũng có thể trực khuẩn Hansen xâm nhập và gây bệnh cho người lành thông qua đường hô hấp trên. Yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh (Susceptibility factor): Những yếu tố cấu thành nên cơ địa của những người dễ bị mắc bệnh phong cũng là chủ để được quan tâm của giới y học đã từ lâu và ngày càng được làm sáng tỏ, người ta thấy rằng những người có đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào yếu thì dễ mắc bệnh phong hơn và khi bị bệnh thì dễ bị thể bệnh nhiều vi khuẩn. Điều đó cũng phù hợp với hiểu biết chung về miễn dịch học của chúng ta hiện nay là miễn dịch qua trung gian tế bào giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ cơ thể chống vi khuẩn ký sinh nội bào mà vi khuẩn Hansen là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào. 8 Đặc điểm lây lan trong bệnh phong: Do đặc diểm của trực khuẩn Hansen là có chu kỳ sinh sản chậm nên thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 đến 3 năm thậm chí có trường hợp hàng chục năm, bệnh diễn biến chậm và mạn tính. Những điều kiện để một người lành có thể bị lây bệnh là: Tiếp xúc với người bệnh nhiều vi khuẩn chưa được điều trị, da người lành bị sây xước, lở loét và miễn dịch yếu. Để có thể cắt đứt việc lây lan bệnh phong tại các cộng đồng thì đều hết sức quan trọng là phải điều trị triệt để những người bệnh mắc bệnh phong, tức là loại bỏ nguồn lây bệnh. Yếu tố nguy cơ * Một số các yếu tố có liên quan đến việc dễ mắc bệnh là: - Giới: Các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới đều cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. - Tuổi: Tuổi càng trẻ thì càng dễ bị bệnh (trẻ em tỷ lệ mắc phong cao hơn người lớn). - Các yếu tố khác như: Vệ sinh môi trường, hoàn cảnh sống đều tuân theo quy luật của các bệnh nhiễm trùng. - Bất kỳ ai hoặc chủng tộc nào trên thế giới cũng đều có thể mắc bệnh phong. Đặc điểm lâm sàng bệnh phong Thời kỳ ủ bệnh Là thời kỳ tính từ khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh, thông thường từ 2-3 năm, cá biệt có trường hợp thời kỳ ủ bệnh ngắn chỉ có 48 ngày,… hoặc ngược lại đã gặp người bệnh ủ bệnh kéo dài tới 32 năm (nhìn chung rất khó xác định thời kỳ ủ bệnh). Tổn thương đầu tiên Tổn thương đầu tiên của bệnh hay ở vùng trực khuẩn xâm nhập qua da vào cơ thể: Phần lớn phát hiện ở vùng hở: Mặt, cổ, tay, chân… nhưng cũng có thể xuất hiện ở vùng da kín: Ngực, lưng, mông… Triệu chứng toàn thân sớm Nhìn chung không đặc hiệu, người bệnh không để ý, có thể chỉ mệt mỏi, nặng chân tay, sốt nhẹ, buồn ngủ, dấu hiệu vướng mạng nhện (dấu hiệu này chỉ có giá trị khi kết hợp với tiền sử gia đình của người bệnh có người mắc bệnh phong). Thời kỳ bắt đầu 9 Vị trí tổn thương: Hay gặp nhất là ở chi dưới chiếm 49,4% các trường hợp; tổn thương ở đầu cổ chiếm 29,5%, ở chi trên 14,9%; ở thân mình 6,2% Dấu hiệu lâm sàng phổ biến của thời kỳ này là xuất hiện một đám tổn thương da dưới dạng thay đổi màu sắc kèm theo mất hay giảm cảm giác tại đó. Theo một nghiên cứu gần đây trên số 1.108 người bệnh phong điều trị tại khu điều trị Quỳnh Lập thì triệu chứng ngoài da chiếm 51,62% các trường hợp bao gồm các thay đổi trên da đó là: Vết đỏ hồng 15,7%; vết trắng 15,0% còn lại là vết sẫm màu. Triệu chứng thần kinh khi gặp ở 47,38% các trường hợp người bệnh mắc bệnh phong gồm có: Tê, mất cảm giác đau 23,1% Một số trường hợp bệnh phong bắt đầu bằng sốt cao liên miên, người bệnh bị mất cảm giác dẫn đến bị bỏng rồi đi khám chữa bệnh vì bỏng mới phát hiện ra mắc phong, lại có trường hợp đi khám bệnh vì chảy nước mũi dai dẳng, đau nhức xương, viêm tinh hoàn, loét ổ gà, như vậy phát hiện ra bệnh là do có biến chứng dị tật do phong. Có khi rối loạn cảm giác xuất hiện trước mà chưa có thay đổi màu sắc da, còn ngược lại thay đổi màu sắc da mà không có rối loạn cảm giác thì rất hiếm gặp. Triệu chứng tăng cảm giác ít gặp ở giai đoạn đầu. Có khi triệu chứng đầu tiên lại là sưng, viêm thần kinh trụ, thần kinh hông – khoeo ngoài. Thông thường triệu chứng cảm giác nóng, lạnh mất trước, sau đó đến mất cảm giác đau trong khi vẫn còn cảm giác sâu. Thời kỳ toàn phát Có 06 triệu chứng nhưng thông thường nhất là triệu chứng ngoài da và thần kinh. Triệu chứng ngoài da Là triệu chứng hay gặp nhất: - Thường biểu hiện bằng một dát màu hồng đỏ, trắng, sẫm màu. - Biểu hiện bằng các củ ăn sâu vào hạ bì, để lại sẹo teo. Tổn thương củ hay ăn vào lông mày, dái tai làm sùi lên, độ lớn của củ có thể nhỏ lấm tấm, củ to bằng hạt đỗ, hạt ngô. 10 - Màng cộm là đám thâm nhiễm, nó còn được gọi là u phong. U phong màu đỏ sẫm, bóng, ấn vào cộm lên, giới hạn không rõ hay ăn sâu vào lông mày, trán, làm cho bộ mặt như sư tử. - Phỏng nước: Tổn thương này hay xuất hiện trong đợt vượng bệnh của bệnh. Triệu chứng thần kinh Phổ biến nhất - Vị trí tổn thương: Viêm dây thần kinh trụ 27,9%; viêm nhánh cổ 3,42%, ngoài ra còn thấy viêm dây thần kinh ở đầu chi dưới biểu hiện bằng “đi bốt”, tê từ đầu chi lan lên gốc chi theo một dải hẹp rồi lan dần ra xung quanh. - Biểu hiện: Người bệnh mất cảm giác nóng, lạnh, đau, mất cảm giác sờ thường muộn hơn, trong khi cảm giác sâu như đè ép, tì nén, phân biệt đồ vật vẫn còn. Trái lại người bệnh với biểu hiện u phong có khi không có triệu chứng này (triệu chứng mất cảm giác) mà ngược lại còn tăng cảm giác. Ở những trường hợp này phải dựa vào tính chất mảng cộm, xét nghiệm để chẩn đoán. Triệu chứng vận động các cơ Teo cơ đầu chi: Cơ liên cốt 44,31%; cơ ụ ngoài, cơ ụ trong bàn tay bị teo làm ngón cái không đối chiếu được với các ngón khác, liệt trụ, bàn tay khỉ. Ở chi dưới bàn chân bị rủ (cất cần) chiếm 20,66% ngoài ra còn tổn thương những cơ do thần kinh giữa, thần kinh quay, thần kinh hông khoeo ngoài, liệt mặt. Triệu chứng bài tiết Ở những vùng da bị tổn thương thường biểu hiện da khô hoặc da bị mỡ nhiều, không ra mồ hôi. Biểu hiện về dinh dưỡng Thường biểu hiện bằng rụng lông mày là phổ biến 47,92%; rụng lông mi 33,26%; rụng lông nách 14,54%; rụng lông sinh dục 7,2%, rụng tóc 3,33%. Hoặc biểu hiện bằng rụt các đầu ngón chân, rụt ngón tay do thưa xương, teo xương rồi dẫn đến hỏng móng chân, móng tay. Tổn thương loét ổ gà thường ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động và để lại ấn tượng ghê tởm trong xã hội, vị trí của loét ổ gà thường ở gót trước, gót sau, có khi ở cạnh ngoài bàn chân. Nguyên nhân, cơ chế của loét ổ gà: Do rối loạn thần kinh dinh dưỡng, do tỳ ép, do sang chấn mà người bệnh không biết cách xử lý đúng. 11 Triệu chứng rối loạn ngũ quan và phủ tạng Phong u hay có tổn thương ở mắt 50%; viêm giác mạc 30%, chảy nước mũi, điếc mũi, xẹp mũi, thủng vách giữa mũi. Tổn thương ở họng gây khản tiếng, các hạch ở khuỷu tay, ở nách cũng có thể bị tổn thương. Ngoài ra còn thấy tổn thương ở xương, nách, gan, viêm tinh hoàn, viêm xương, mềm xương, xốp xương, gây teo xương hình mũi tên. Bệnh phong tái phát Định nghĩa tái phát bệnh phong Nếu người bệnh sau khi đã không còn hoạt tính nữa và đã hoàn thành xong đợt điều trị trong giai đoạn giám sát nhưng sau đó mà thấy tái hiện những triệu chứng hoạt tính thì coi như đã bị tái phát bệnh. Tiêu chuẩn chẩn đoán tái phát trong bệnh phong Người bệnh đã hoàn thành đầy đủ trong đợt điều trị theo đúng quy định và đã bất hoạt, trong thời gian theo dõi sau đó người bệnh xuất hiện các triệu chứng tái hoạt tính về lâm sàng, vi khuẩn, giải phẫu bệnh: Tăng diện rộng thương tổn và độ đỏ ở nơi thương tổn trên da, có những thương tổn da và thần kinh mới, xét nghiệm rạch da thấy chỉ số vi khuẩn tăng lên so với bất kỳ chỉ số nào xét nghiệm trước đó và xác định trong 2 lần xét nghiệm. Trường hợp dễ nhầm với phản ứng phong đảo ngược cần thực hiện một đợt điều trị bằng Corticosteroid, nếu người bệnh không giảm thì đó là bệnh phong tái phát. Biểu hiện của bệnh phong tái phát Khi tái phát bệnh phong thường có biểu hiện lâm sàng giống như thể bệnh đã được chẩn đoán trước kia. Có thể khi tái phát người bệnh có biểu hiện bệnh trầm trọng hơn về mặt lâm sàng, miễn dịch học so với chẩn đoán trước đó, nhưng cũng có thể tái phát bệnh phong với thể lâm sàng và miễn dịch tiên lượng tốt hơn lần mắc phong trước đó. Tàn phế trong bệnh phong [13] Khái niệm Tàn phế: Là một thuật ngữ chỉ sự giảm khả năng, giới hạn hoạt động hoặc giới hạn sự tham gia ảnh hưởng của một cá nhân. [13] Ý nghĩa của việc phòng tránh tàn phế trong bệnh phong:Phòng tránh tàn tật là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong công cuộc đấu tranh chống bệnh phong.Nó 12 có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với bản thân người bệnh nói riêng cũng như đối với xã hội nói chung. [13] Đối với người bệnh: -Sẽ không xuất hiện tàn tật mới -Các tàn tật đã có không tiến triển xấu them -Cuộc sống của họ đỡ bị trở ngại,thiệt thòi,được sống hòa đồng trong xã hội -Cảm thấy tự tị,cảm thấy mình có ích cho xã hội Đối với xã hội -Góp phần cải thiện quan niệm sai lầm về bệnh phong -Giảm được sự mặc cảm,kỳ thị đối với người bệnh phong -Giảm được gánh nặng kinh tế cho cộng đồng ,xã hội -Thay đổi quan niệm không đúng về bệnh phong trong dân chúng Nguyên nhân, phân loại mức độ tàn phế (tàn tật) [13] Nguyên nhân: Tàn phế tiên phát Là những tàn phế do bản thân trực khuẩn Hansen trực tiếp gây nên, tổn thương dây thần kinh cảm giác làm mất cảm giác đau, nóng và tổn thương thần kinh vận động dẫn đến những tổn thương đặc trưng thường gặp như: Cò mềm các ngón tau, chân, bàn tay rủ,bàn tay ngửa, chân cất cần, liệt cơ mi mắt “Mắt thỏ”. Những tổn thương của các dây thần kinh chi phối hoạt động của một cơ hay nhóm cơ nào đó phản ảnh ra ngoài bởi các dấu hiệu lâm sàng tàn tật rất đặc trưng như: Bàn tay rủ là do tổn thương thần kinh quay, bàn tay ngửa do tổn thương thần kinh giữa * Ở tay thường gặp: - Thần kinh trụ đơn thuần: Nếu tổn thương dây thần kinh trụ sớm thì bàn tay có dạng và khép ngón cái được không, nếu tổn thương dây thần kinh trụ đơn thuẩn nhưng muộn thì bàn tay có dạng vuốt trụ, cò nặng ngón tay 4, 5. Nếu tổn thương nặng ngón 5, 4 là do tổn thương cơ và cơ liên cốt, nếu tổn thương nhẹ ngón 3,2 là do tổn thương cơ liên cốt. - Thần kinh giữa đơn thuần: Nếu tổn thương dây thần kinh giữa đơn thuẩn thì gây cò nhẹ ngón 2, 3.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng