Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân loãng xương tại khoa nội thần kinh...

Tài liệu Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân loãng xương tại khoa nội thần kinh cơ xương khớp và khoa lão học bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang năm 2022

.PDF
54
1
98

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH CHU THỊ LIÊM THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - NĂM 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH CHU THỊ LIÊM THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022 Chuyên ngành: ĐIỀU DƯỠNG NỘI NGƯỜI LỚN BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS TRẦN VĂN LONG NAM ĐỊNH - NĂM 2022 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định, các thầy cô giáo trong toàn trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thầy giáo TS Trần Văn Long - là người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Điều dưỡng và toàn thể bác sỹ, điều dưỡng khoa Nội Thần kinh- Cơ xương khớp; khoa Lão học - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách hoàn chỉnh nhất. Song không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn trong lớp, đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bắc Giang, tháng 06 năm 2022 Học viên Chu Thị Liêm ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Người làm báo cáo 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. iii DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. iv ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................... 4 1. 1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 4 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 9 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ...............................................12 2.1. Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện ĐK Bắc Giang và khoa cơ xương khớp ......... 12 Chương 3: BÀN LUẬN .........................................................................................25 3.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng khảo sát..........................................................25 3.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng ....................................................................25 3.3. Điểm chất lượng cuộc sống ...............................................................................26 3.4. Các ưu nhược điểm ...........................................................................................27 3.5. Kết luận và đề xuất giải pháp ............................................................................29 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ PHỤ LỤC ................................................................................................................. i iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BMI Chỉ số khối cơ thể CLCS Chất lượng cuộc sống MDX Mật độ xương iv DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1: Đặc điểm cá nhân của đối tượng khảo sát .............................................. 20 Bảng 3. 2. Tiền sử bản thân và gia đình ...................................................................21 Bảng 3. 3. Điều trị của người bệnh ..........................................................................21 Bảng 3. 4. Kết quả đo mật độ xương thắt lưng .........................................................22 Bảng 3. 5. Kết quả đo mật độ xương cổ xương đùi ..................................................22 Bảng 3. 6. Trung bình điểm số của 5 lĩnh vực sức khoẻ .......................................... 23 Bảng 3. 7. Điểm chất lượng cuộc sống và tình trạng gãy xương ............................. 23 Bảng 3. 8. Điểm chất lượng cuộc sống và tuổi .........................................................24 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Loãng xương (Osteoporosis) là tình trạng rối loạn chuyển hoá của xương dẫn đến tổn thương độ chắc của xương đưa đến tăng nguy cơ gẫy xương. Độ chắc của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng và chất lượng của xương [2]. Phụ nữ bắt đầu mất xương ở độ tuổi sớm hơn nam giới, tốc độ nhanh hơn nam giới. Phụ nữ ở độ tuổi 50 có tỷ lệ loãng xương cao gấp 4 lần và xu hướng bị gãy xương sớm hơn 5-10 năm so với nam giới [12]. Loãng xương là một mối đe dọa lớn đến nền kinh tế xã hội, đặc trưng bởi sự suy yếu hệ thống về khối lượng xương làm tăng khả năng gãy xương. Khoảng 40% phụ nữ sau mãn kinh da trắng bị ảnh hưởng bởi bệnh loãng xương. Nguy cơ gãy xương suốt đời của bệnh nhân mắc bệnh loãng xương cao tới 40% và gãy xương nhiều nhất thường xảy ra ở cột sống, cổ xương đùi, cổ tay. Gãy cổ xương đùi và cột sống có tỷ lệ tử vong trong vòng 12 tháng lên tới 20% do phải nhập viện, nguy cơ phát triển các biến chứng khác như viêm phổi, huyết khối do phải bất động [21]. Vấn đề loãng xương cũng được quan tâm nghiên cứu tại các quốc gia châu Á. Tại Hàn Quốc, tỷ lệ gãy xương liên quan loãng xương hàng năm ở phụ nữ cao gấp 3 lần nam giới. Ở tuổi 50, xác suất sống còn lại của bệnh nhân bị gãy xương liên quan đến loãng xương là 59,5% đối với phụ nữ và 23,8% đối với nam giới (The incidence and residual lifetime risk of osteoporosis- related fractures in Korea) [20]. Tại Trung Quốc, tỷ lệ loãng xương ở nữ giới cũng gần gấp 2 ở nam giới, tỷ lệ mắc loãng xương chung là 19,74% trên 112 triệu dân ở những người trên 40 tuổi [26] Bệnh lý loãng xương gây nhiều hậu quả đến bản thân người bệnh và gia đình do quá trình điều trị kéo dài, khó khăn, đặc biệt đối với những người bệnh có biến chứng gãy xương do loãng xương, việc điều trị gặp nhiều khó khăn, chi phí điều trị cao và có nguy cơ tử vong cao. Điều này cũng dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung. Năm 2005, chỉ riêng ở Hoa Kỳ có hơn 2 triệu ca gãy xương được báo cáo, với tổng chi phí điều trị là 17 tỷ đô la. Theo xu thế già hóa dân số và các điều kiện kinh tế xã hội cụ thể hiện nay, Ước tính vào năm 2050, có ít nhất 50% số ca gãy cổ xương đùi trên toàn thế giới sẽ xảy ra ở châu Á [10]. Số người bị ảnh hưởng và chi 2 phí điều trị loãng xương ngày càng gia tăng, làm cho loãng xương trở thành vấn đề đáng quan tâm đối với sức khỏe cộng đồng nói chung và các quốc gia châu Á nói riêng. Ngoài các hậu quả gián tiếp và nguy cơ các biến chứng nặng nề, cuộc sống và chất lượng cuộc sống của những người bệnh loãng xương cũng bị ảnh hưởng trầm trọng do mất hoặc giảm chức năng vận động, đau nhức xương triền miên, hoặc rất đau khi bị gãy xương. Ngoài ra, mọi sinh hoạt cá nhân của họ phải phụ thuộc vào người khác, tinh thần lo lắng, mệt mỏi, sức khoẻ giảm sút, chi phí điều trị lớn…Các nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân loãng xương đã được quan tâm và thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh loãng xương đã được thiết kế và áp dụng trên lâm sàng. Trong đó, công cụ đánh giá của hội Loãng xương Châu Âu là một công cụ được đánh giá cao và được áp dụng rộng rãi. Tại Việt Nam, với đặc điểm là một nền kinh tế đang phát triển, còn nhiều khó khăn về các điều kiện kinh tế xã hội nói chung, vấn đề loãng xương và những hậu quả nghiêm trọng của nó đang đặt ra nhiều thách thức cho bản thân người bệnh, gia đình người bệnh và cho sự phát triển nói chung của xã hội. Với đặc điểm bệnh thường diễn biến âm thầm, chưa được mọi người quan tâm đầy đủ nên người bệnh loãng xương thường chỉ đến khám khi đã ở giai đoạn nặng hoặc gặp biến chứng gãy xương nên để lại nhiều hậu quả nặng nề. Nghiên cứu thực trạng về chất lượng cuộc sống của người bệnh loãng xương giúp cộng đồng có nhận thức đúng đắn hơn về những hậu quả của bệnh loãng xương, để từ đó quan tâm, có thái độ phòng ngừa phù hợp và tham gia điều trị tích cực nhằm tránh những ảnh hưởng xấu của bệnh gây ra. Tại khoa Nội Thần kinh - Cơ xương khớp và khoa Lão học, bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, theo một số khảo sát về mô hình bệnh tật đã tiến hành, hàng năm có hàng trăm trường hợp bệnh nhân loãng xương đến khám và điều trị, là một trong 3 nhóm bệnh lý rất phổ biến, tần xuất mắc loãng xương trong cộng đồng tương đương với tần xuất mắc bệnh tim mạch và ung thư. Ở Việt Nam, khoảng 20% phụ nữ trên 60 tuổi có triệu chứng loãng xương, ươcd tính hang năm có 17000 người gãy cổ xương đùi ở nữ, có 6300 người gãy cổ xương đùi ở nam. Loãng xương diễn biến thầm lặng nhưng có thể gây hậu quả nặng nề như gãy xương từ đó 3 người bệnh sẽ tàn phế, mất khả năng lao động, giảm tuổi thọ. Nhiều nghiên cứu trên bệnh nhân loãng xương đã được thực hiện ở Việt Nam nói chung và ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang nói riêng, chủ yếu về chẩn đoán và điều trị. Nhằm mô tả chất lượng cuộc sống của bệnh nhân loãng xương, chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề “ Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân loãng xương tại khoa Nội Thần kinh - cơ xương khớp và khoa Lão học bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2022”. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: 1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở người bệnh loãng xương điều trị tại khoa Nội Thần kinh - Cơ xương khớp và khoa Lão học, bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2022. 2. Đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh loãng xương tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1.Cơ sở lý luận 1.1.1. Bệnh loãng xương 1.1.1.1. Định nghĩa [2] Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương được phản ánh thông qua hai yếu tố: khối lượng xương và chất lượng xương. Đo mật độ xương sẽ cho ta biết lượng chất khoáng trong 1 đơn vị diện tích hoặc thể tích của xương. Còn chất lượng xương được đánh giá bởi các thông số: cấu trúc của xương, tốc độ chuyển hóa của xương, độ khoáng hóa, mức độ tổn thương tích lũy, tính chất của các chất cơ bản của xương. Khối lượng xương được biểu hiện bằng: - Mật độ khoáng chất của xương (Bone Mineral Density - BMD). Khối lượng xương (Bone Mass Content - BMC). 5 - Chất lượng xương phụ thuộc vào: + Thể tích xương. + Vi cấu trúc của xương (Thành phần chất nền và chất khoáng của xương). 1.1.1.2. Phân loại [2] Loãng xương người già (Loãng xương tiên phát) Đặc điểm: + Tăng quá trình huỷ xương. + Giảm quá trình tạo xương. - Nguyên nhân: + Các tế bào tạo xương (Osteoblast) bị lão hoá. + Sự hấp thụ calci ở ruột bị hạn chế. + Sự suy giảm tất yếu các hormon sinh dục (nữ và nam). Loãng xương nguyên phát thường xuất hiện muộn, diễn biến chậm, tăng từ từ và ít có những biến chứng nặng nề như gẫy xương hay lún xẹp các đốt sống. Loãng xương sau mãn kinh Loãng xương sau mãn kinh làm nặng hơn tình trạng loãng xương do tuổi ở phụ nữ do giảm đột ngột oestrogen khi mãn kinh. - Đặc điểm: + Tăng quá trình huỷ xương. + Quá trình tạo xương bình thường. - Nguyên nhân: + Các tế bào tạo xương (Osteoblast) bị lão hoá. + Sự hấp thụ calci ở ruột bị hạn chế. + Sự suy giảm tất yếu các hormon sinh dục (nữ và nam). - Loãng xương nguyên phát thường xuất hiện trễ, diễn biến chậm, tăng từ từ và ít có những biến chứng nặng nề như gẫy xương hay lún xẹp các đốt sống. Loãng xương thứ phát:  Là loại loãng xương tìm thấy được nguyên nhân liên quan đến một số bệnh mạn tính, liên quan đến sử dụng một số loại thuốc.... Các nguyên nhân gây loãng xương thứ phát: - Bệnh nội tiết: Cường giáp, đái tháo đường, bệnh to đầu chi... - Bệnh tiêu hóa: Cắt dạ dày, thiếu dinh dưỡng, bệnh gan mạn tính. 6 - Bệnh khớp: Viêm khớp dạng thấp, bệnh lý cột sống... - Bệnh ung thư: Kahler... - Bệnh di truyền: bệnh nhiễm sắc tố sắt... - Những trường hợp sử dụng corticoid, heparin, dùng lợi tiểu kéo dài…  Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu protein, thiếu calci hoặc tỷ lệ calci/phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D...Vì vậy khối lượng khoáng chất đỉnh của xương ở tuổi trưởng thành thấp, đây được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh loãng xương.  Tiền sử gia đình có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương.  Ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời, bất động quá lâu ngày do bệnh tật hoặc do nghề nghiệp.  Có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá...làm tăng thải calci qua đường thận và giảm hấp thu calci ở đường tiêu hóa.  Bị mắc một số bệnh: Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ, bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận bệnh mạn tính đường tiêu hoá làm hạn chế hấp thu calci, vitamin D, protein... làm ảnh hưởng chuyển hoá calci và sự tạo xương, bệnh suy thận mạn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất calci qua đường tiết niệu, các bệnh xương khớp mạn tính đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hoá khớp.  Sử dụng dài hạn một số thuốc: chống động kinh, nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid (Corticosteroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thu calci ở ruột, tăng bài xuất calci ở thận và làm tăng quá trình hủy xương). 1.1.1.3. Chẩn đoán [2] Triệu chứng lâm sàng Loãng xương là bệnh diễn biến âm thầm không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng, chỉ biểu hiện khi đã có biến chứng. - Đau các xương cấp và mạn tính. - Biến dạng cột sống: Gù, vẹo cột sống, giảm chiều cao do thân các đốt sống bị gãy. 7 - Đau ngực, khó thở, chậm tiêu...do ảnh hưởng đến lồng ngực và thân các đốt sống - Gẫy xương: Các vị trí thường gặp là gãy đầu dưới xương quay, gãy cổ xương đùi, gãy các đốt sống (lưng và thắt lưng); xuất hiện sau chấn thương rất nhẹ, thậm chí không rõ chấn thương. Triệu chứng cận lâm sàng X.quang quy ước: hình ảnh đốt sống tăng thấu quang, biến dạng thân đốt sống (gãy làm xẹp và lún các đốt sống), với các xương dài thường giảm độ dày vỏ xương (khiến ống tủy rộng ra). - Đo khối lượng xương (BMD) bằng phương pháp đo hấp phụ tia X năng lượng kép (Dual Energy Xray Absorptionmetry - DXA) ở các vị trí trung tâm như xương vùng khớp háng hoặc cột sống thắt lưng, để chẩn đoán xác định loãng xương, đánh giá mức độ loãng xương, dự báo nguy cơ gãy xương và theo dõi điều trị. - Đo khối lượng xương ở ngoại vi (gót chân, ngón tay...) bằng các phương pháp (DXA, siêu âm...) được dùng để tầm soát loãng xương trong cộng đồng. -Một số phương pháp khác: CT Scanner hoặc MRI có thể được sử dụng để đánh giá khối lượng xương, đặc biệt ở cột sống hoặc cổ xương đùi. - Trong một số trường hợp cần thiết, có thể định lượng các marker hủy xương và tạo xương: Amino terminal telopeptide (NTX), Carboxyterminal telopeptide (CTX), Procollagen type 1 N terminal propeptide (PINP), Procollagen type 1 C terminal propeptide (PICP)... để đánh giá đáp ứng của điều trị. Chẩn đoán xác định - Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1994, đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi theo phương pháp DXA: Chỉ số T Phân loại chẩn đoán T >- 1 Bình thường -2,5 < T < -1 Thiếu xương T ≤ - 2,5 Loãng xương T ≤ - 2,5 kèm tiền sử gãy xương Loãng xương nặng Trường hợp không có điều kiện đo mật độ xương, có thể chẩn đoán xác định loãng xương khi đã có biến chứng gẫy xương dựa vào triệu chứng lâm sàng và 8 Xquang: Đau xương, đau lưng, gẫy xương sau chấn thương nhẹ, tuổi cao... 1.1. Chất lượng cuộc sống 1.1.1. Khái niệm Theo R.C.Sharma, CLCS là một khái niệm phức tạp, nó đòi hỏi sự thoả mãn cộng đồng chung xã hội, cũng như những khả năng đáp ứng được nhu cầu cơ bản của chính bản thân xã hội. Ông định nghĩa: “Chất lượng cuộc sống là sự cảm giác được hài lòng hoặc thoả mãn với những nhân tố của cuộc sống, mà những nhân tố đó được coi là quan trọng nhất đối với bản thân một con người. thêm vào đó, chất lượng là sự cảm giác được hài lòng với những gì mà con người có được [9]. Nội dung khái niệm CLCS được Wiliam Bell mở rộng toàn diện hơn. Theo ông, CLCS được đặc trưng bởi 12 điểm: An toàn thể chất; Sung túc về kinh tế; Công bằng trong khuôn khổ pháp luật; An ninh quốc gia; Bảo hiểm lúc già yếu và đau ốm; Hạnh phúc tinh thần; Sự tham gia vào đời sống xã hội; Bình đẳng về giáo dục, nhà ở, nghỉ ngơi; Chất lượng đời sống văn hoá; Quyền tự do công dân; Chất lượng môi trường kỹ thuật; Chất lượng môi trường sống và khả năng chống ô nhiễm [9]. Có rất nhiều định nghĩa về CLCS, tuy nhiên, theo định nghĩa của WHO, CLCS là nhận thức của mỗi cá nhân về các khía cạnh của cuộc sống phù hợp với văn hoá và các giá trị mà ở nơi mà họ sinh sống, có liên quan đến những mục đích, kỳ vọng, chuẩn mực, những mối quan tâm của họ. Đây được coi là khái niệm rộng và phức tạp, bị ảnh hưởng bởi cá yếu tố như sức khoẻ, thể chất, tâm lý, niềm tin…[5] [25]. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ (Health related quality of life HRQOL) Từ năm 1948, khi Tổ chức Y tế thế giới xác định sức khoẻ không chỉ là việc bệnh nhân mắc bệnh mà còn là sự hiện diện của thể chất tinh thần và hạnh phúc. Vấn đề CLCS trở nên quan trọng hơn trong thực hành chăm sóc sức khoẻ và nghiên cứu [11]. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ (HRQOL) ngày càng được sử dụng nhiều trong nghiên cứu chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là cung cấp cho bệnh nhân, cán bộ y tế thông tin về tác động của bệnh và can thiệp y tế. HRQOL phản ánh cách các cá nhân nhận thức và phản ứng với tình trạng sức khỏe của họ và các khía cạnh phi y tế trong cuộc sống của họ, bao gồm các yếu tố liên quan đến sức 9 khỏe, như sức khỏe thể chất, cảm xúc, tinh thần…[18]. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ là một phần của CLCS, phản ánh sự ảnh hưởng của bệnh tật và những liệu pháp điều trị lên bệnh nhân, do chính họ cảm nhận. Đánh giá CLCS liên quan đến sức khoẻ đã trở thành một trong những phần quan trọng trong việc đo lường kết quả đầu ra của bệnh nhân cũng như các can thiệp y tế sử dụng [18]. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi sẽ nghiên cứu về CLCS liên quan đến sức khỏe và viết ngắn gọn là CLCS. 1.1.1.1. Phương pháp đo lường chất lượng cuộc sống Phương pháp gián tiếp đánh giá CLCS qua các chỉ số đo lường các khía cạnh khác nhau của cuộc sống như khía cạnh thể chất, tinh thần, xã hội, môi trường... Cho đến nay, các thang đo CLCS vẫn tiếp tục được phát triển và hoàn thiện. Một số công cụ chung để đo QoL đã được phát triển, ví dụ: Hồ sơ sức khỏe của Nottingham (NHP), Hồ sơ tác động bệnh (SIP), Mẫu khảo sát nhanh 36 của Nghiên cứu kết quả y tế (SF-36), EuroQoL (EQ-5D) hoặc Chất lượng cuộc sống của Tổ chức Y tế Thế giới 100 và BREF (WHOQOL 100 và BREF) [16] [15]. Vì các khu vực quan trọng đối với nhóm bệnh nhân cụ thể có thể bị bỏ qua, do vậy các công cụ riêng cho bệnh nhân cũng xuất hiện. Bộ câu hỏi Qualeffo 41 là bộ câu hỏi chuyên về loãng xương, dùng để đo lường CLCS ở bệnh nhân loãng xương, do Hội Loãng xương châu Âu phát triển (1997). Bộ công cụ này đã được sử dụng rộng rãi nhất trong các nghiên cứu ở Châu Âu. [16] [15]. Bộ công cụ gồm 41 câu hỏi, trong 5 lĩnh vực: đau, chức năng cơ thể, chức năng xã hội, cảm nhận sức khoẻ tổng quát, chức năng tinh thần. Điểm số được tính bằng cách tính tổng điểm trả lời và tổng số được phép biến đổi tuyến tính thành thang đo 100, trong đó 0 điểm là đại diện cho mức tốt nhất, và 100 điểm là mức tệ nhất [16] [15]. 1.2 Cơ sở thực tiễn: 1.2.1. Tình hình mắc bệnh loãng xương trên thế giới và Việt Nam * Trên thế giới Loãng xương là một trong bệnh thu hút sự chú ý trong 2 thập kỷ qua trên toàn thế giới. Đây là căn bệnh thầm lặng với tỷ lệ mắc cao trong dân số lớn tuổi. Tỷ lệ mắc loãng xương tại 9 quốc gia công nghiệp Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Úc dao động từ 9 đến 38% với nữ, 1đến 8% với nam, và ảnh hưởng đến 49 triệu người [22]. 10 Tại Ả Rập Saudi, 34% phụ nữ khỏe mạnh và 30,7% nam giới, 50-79 tuổi bị loãng xương. Và mỗi năm có khoảng 8,768 ca gãy xương đùi với chi phí hàng tỷ đồng. Đây là mối lo ngại nghiêm trọng ở vương quốc [13]. Loãng xương dẫn đến hơn 1,5 triệu gãy xương mỗi năm tại Hoa Kỳ, với đại đa số xảy ra ở phụ nữ mãn kinh. Có khoảng 30,000 ca gãy xương hông mỗi năm ở Hoa Kỳ nhưng có gần 40 triệu phụ nữ có BMD thấp. Người ta ước tính một phụ nữ da trắng 50 tuổi có 15 đến 20% nguy cơ gãy xương hông, có thể dẫn đến chất lượng cuộc sống kém [19]. Tại 27 quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu, 22 triệu phụ nữ và 5,5 triệu đàn ông được ước tính mắc bệnh loãng xương; 3,5 triệu gãy xương mới bao gồm 610,000 gãy xương hông, 520,000 gãy xương đốt sống, 560,000 gãy xương cẳng tay và 1,800,000 gãy xương khác. Gánh nặng kinh tế của sự cố gãy xương ước tính khoảng 37 tỷ euro. Và gãy xương cũng chiếm 1,180,000 năm tuổi thọ được điều chỉnh chất lượng trong năm 2010 [14]. *Tại Việt Nam Loãng xương là bệnh phổ biến của người lớn tuổi, đặc biệt là nữ giới giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Estrogen và Testosteron đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tạo xương. Ảnh hưởng của estrogen đến quá trình tái mô hình là làm giảm lượng tế bào và hoạt động của tế bào hủy xương. Sau mãn kinh, cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều sự thay đổi, trong đó có sự thay đổi về hoạt động của buồng trứng. Vì không có Estrogen nên các tế bào hủy xương tăng hoạt tính. Sự mất dần đi khối lượng xương sẽ dẫn đến hậu quả là loãng xương và gãy xương [6] [1]. Dương Thanh Bình thực hiện nghiên cứu trên 445 phụ nữ đã mãn kinh, kết quả chỉ ra có 26,1% bị loãng xương, trong đó 2,9% loãng xương nặng (loãng xương kèm gãy xương), 60,2% có tình trạng thiếu xương, chỉ có 13,75% phụ nữ mãn kinh có mật độ xương bình thường [1]. Trong một nghiên cứu khác của tác giả Trần Nguyên Phú trên 2400 người trên 45 tuổi tại Hà Tĩnh, 30,5% mắc bệnh loãng xương. Trong số đó, tỷ lệ nam giới mắc bệnh loãng xương chiếm 14,2%, còn nữ giới chiếm 43%, tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh chiếm 52,4% [1]. Trong 203 phụ nữ mãn kinh tại phòng khám đa khoa Đại học Y khoa Vinh, 57,1% đối tượng giảm mật độ xương, 25,1% bị loãng xương. Tuổi càng cao, mật độ xương càng giảm, tỷ lệ loãng xương tăng [4]. 11 1.2.1. Một số nghiên cứu về CLCS của bệnh nhân loãng xương Loãng xương có thể gây gãy xương và các biến chứng khác, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá CLCS của những bệnh nhân sau loãng xương. Phụ nữ sau mãn kinh trên 50 tuổi sống ở thành phố Valencia, Tây Ban Nha được chọn tham gia vào nghiên cứu nhằm tìm hiểu chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe. Tác giả sử dụng bộ câu hỏi MOS SF 12, là phiên bản đơn giản của SF 36 được chia làm 2 nhóm thành phần vật lý và thành phần tinh thần. Kết quả cho thấy 51,9% phụ nữ bị loãng xương. Điểm số nhóm vật lý giảm theo tuổi tác (từ 48,5 ở nhóm 50-54 tuổi xuống 40,4 ở nhóm 75 tuổi trở lên). Điểm số này cũng giảm với sự hiện diện của gãy đốt sống (nhẹ: 41,6 và trung bình nặng: 40,3, so với 45,6 và 46,2 trong các nhóm không có VFX). Điểm số thành phần tinh thần của nhóm nghiên cứu trung bình 45,29, bị ảnh hưởng bởi các tình trạng mãn tính (tệ hơn với nhiều điều kiện hơn) và béo phì (tốt hơn ở phụ nữ có BMI cao hơn 35) [23]. Tại Iran, tỷ lệ người cao tuổi người bị loãng xương chiếm 34,2% (145/424). Tác giả sử dụng bộ công cụ SF 36 để đánh giá chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân cao tuổi bị loãng xương. Kết quả chỉ ra loãng xương ở người cao tuổi dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống. Tác giả đưa ra khuyến nghị phòng ngừa và điều trị sớm có thể cải thiện chất lượng cuộc sống [24]. Theo tác giả Pinar nghiên cứu trên 105 bệnh nhân tại phòng khám ngoại trú cho thấy tổng điểm trung bình CLCS của nhóm gãy xương là 62,31 và nhóm không gãy xương là 47,74 (p=0,021). Điểm số trung bình theo từng nhóm phụ của Qualeffo 41 là từ 21,82±21,66 đến 57,95±21,65. Các nhóm phụ bị ảnh hưởng tiêu cức nhất trong nghiên cứu là nhận thức về sức khỏe nói chung (57,95±21,65) và chức năng xã hội (54,41±25,13). Kết quả nghiên cứu chỉ ra có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm CLCS với các đặc điểm cá nhân của người bệnh (BMI, tuổi, mức độ hoạt động thể chất và BMD) [17]. Tác giả Ngô Văn Quyền đánh giá tác động của loãng xương trên CLCS của phụ nữ sau mãn kinh, đặc biệt ở bệnh nhân không có gãy xương cột sống. Kết quả chỉ ra bệnh nhân loãng xương cảm nhận rằng bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân với hậu quả rất khó chịu: đau kéo dài, suy giảm chức năng cơ thể, giảm hoạt động xã hội, giảm chịu đựng. Nhìn chung 76% phụ nữ cho thấy giảm CLCS. Ngược lại, ở nhóm chứng (không có loãng xương, không có gãy xương cột sống) chỉ có 24% giảm CLCS [8]. 12 Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang được thành lập tháng 6 năm 1907. Đến nay, bệnh viện đã có những bước trưởng thành vượt bậc cả về quy mô giường bệnh cũng như trình độ chuyên môn và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật. Về quy mô giường bệnh, bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang có tất cả 1000 giường bệnh, nhiều khoa, phòng chức năng luôn được vận hành một cách hiệu quả. Phối cảnh các tòa nhà mới khởi công xây dựng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Với đội ngũ bác sĩ đầu ngành, chuyên môn cao. Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang tự hào là nơi tập hợp của các bác sĩ giỏi, tâm huyết với nghề. Bên cạnh đó các bác sĩ còn là những người giàu y đức, có trách nhiệm, luôn làm việc vì lợi ích, sự an toàn và sức khỏe của bệnh nhân. 13 Phòng can thiệp mạch vành với máy chụp mạch tiên tiến * SƠ LƯỢC VỀ KHOA NỘI THẦN KINH- CƠ XƯƠNG KHỚP Khoa Nội Thần kinh cơ xương khớp của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang là khoa Nội chuyên khám và điều trị các bệnh về thần kinh, cơ xương khớp. Đây là một địa chỉ khám và điều trị bệnh về thần kinh xương khớp uy tín của tỉnh và khu vực. Là nơi làm việc của đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao. Trong đó có nhiều bác sĩ của Khoa đạt đến những học vị cao như Bác sĩ chuyên khoa cấp II, thạc sĩ…Các bác sĩ của khoa Nội Thần kinh cơ xương khớp luôn tận tình, chu đáo với bệnh nhân trong công tác khám và điều trị bệnh. Trải qua nhiều năm hoạt động khoa Nội Thần kinh cơ xương khớp đã đạt được nhiều thành tích nổi bật trong ngành. * XƠ LƯỢC VỀ KHOA LÃO HỌC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG: Những hoạt động của khoa Lão học
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng