Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng chăm sóc người bệnh liệt nửa người do đột quỵ não tại khoa y học cổ t...

Tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh liệt nửa người do đột quỵ não tại khoa y học cổ truyền bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2022

.PDF
48
1
72

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÙI THU HƯƠNG THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LIỆT NỬA NGƯỜI DO ĐỘT QUỴ NÃO TẠI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÙI THU HƯƠNG THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LIỆT NỬA NGƯỜI DO ĐỘT QUỴ NÃO TẠI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Hoàn thành được chuyên đề tốt nghiêp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu, các quý thầy cô trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã nhiệt tình giảng dạy truyền đạt những kiến thức, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện chuyên đề “Thực trạng chăm sóc người bệnh liệt nửa người do đột quỵ não tại khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022”. Tôi xin trân thành cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và các phòng ban có liên quan đã tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thiện chuyên đề. Xin trân thành cảm ơn các bác sỹ, điều dưỡng làm việc tại Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Huyền, cô đã dành nhiều thời gian quý báu để truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên môn và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp Điều dưỡng chuyên khoa I. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Xin chân trọng cảm ơn! Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Bùi Thu Hương ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan chuyên đề “Thực trạng chăm sóc người bệnh liệt nửa người do đột quỵ não tại khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong nghiên cứu này trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Người cam đoan Bùi Thu Hương MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iv DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ............................................................. v ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 3 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 3 1.1.1. Định nghĩa đột quỵ ........................................................................ 3 1.1.2. Phân loại ........................................................................................ 3 1.2.3. Nguyên nhân: ................................................................................. 4 1.1.4. Các vấn đề cần quan tâm khi chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não .....6 1.1.5. Quy trình chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não ............................ 7 1.1.6. Quy định về khám chữa bệnh cho bệnh nhân ............................... 11 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 11 1.2.1. Trên Thế giới ............................................................................... 11 1.2.2. Tại Việt Nam ............................................................................... 12 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ....................................... 13 2.1. Thực trạng chăm sóc người bệnh liệt nửa người do đột quỵ não tại khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022 .............. 13 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. ............................................................................... 13 2.1.2. Thực trạng chăm sóc người bệnh liệt nửa người do đột quỵ não tại khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022 .. 15 Chương 3: BÀN LUẬN ............................................................................... 23 3.1. Thực trạng của vấn đề khảo sát .......................................................... 23 3.1.1. Đặc điểm của đối tượng khảo sát ................................................. 23 3.1.2. Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh liệt nửa người do đột quỵ não .................................................................................................. 25 3.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác chăm sóc người bệnh liệt nửa người do đột quỵ não tại Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ................................................................................... 27 3.2.1. Ưu điểm và nhược điểm, tồn tại hạn chế ...................................... 27 3.2.2. Đề xuất giải pháp nâng cao công tác chăm sóc người bệnh liệt nửa người do đột quỵ não ............................................................................. 28 KẾT LUẬN.................................................................................................. 31 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ................................................................ 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục: BỘ CÂU HỎI iii BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NB Người bệnh BYT Bộ y tế CBYT Cán bộ y tế THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở TC- CĐ- ĐH Trung cấp, cao đẳng, đại học TT-GDSK Truyền thông giáo dục sức khỏe WHO Tổ chức Y tế Thế giới iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm nhóm tuổi, giới và nơi cư trú của người bệnh ............... 16 Bảng 2.2: Người chăm sóc ........................................................................... 17 Bảng 2.3: Loại tổn thương, vị trí liệt và điểm Glasgow của người bệnh ....... 18 Bảng 2.4: Thuốc điều trị và thời gian điều trị ............................................... 19 Bảng 2.5: Tiền sử bệnh................................................................................. 19 Bảng 2.6: Chăm sóc dự phòng loét cho người bệnh...................................... 20 Bảng 2.7: Chăm sóc vận động cho người bệnh ............................................. 20 Bảng 2.8: Chăm sóc hô hấp cho người bệnh ................................................. 21 Bảng 2.9: Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh ......................................... 21 Bảng 2.10: Chăm sóc vệ sinh cho người bệnh .............................................. 22 v DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Các động mạch của não .................................................................. 5 Hình 1.2: Hai thể đột quỵ não......................................................................... 6 Hình 1.3: Các vị trí thường bị loét do tỳ đè .... Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 2.1: Đặc điểm về trình độ học vấn của người bệnh .......................... 16 Biểu đồ 2.2: Đặc điểm về nghề nghiệp của người bệnh ................................ 17 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ não là một vấn đề lớn của y học các nước trong nhiều thập kỷ qua. Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. Không chỉ vậy bệnh còn để lại nhiều di chứng nặng nề, đặc biệt là các di chứng về vận động. Đó là gánh nặng không chỉ đối với người bệnh, gia đình, mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng và quốc gia của họ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới năm 2012, tỷ lệ mắc đột quỵ não hàng năm là 350/100000 dân và có xu hướng ngày càng tăng. Tại Việt Nam, tỷ lệ hiện mắc và mới mắc trung bình tương ứng là 116/100.000 dân và 28,25/100.000 dân trong đó có di chứng về vận động chiếm 92,96%, di chứng vừa và nhẹ chiếm 62,41% [5,9]. Theo thống kê của Bệnh viện Lão khoa trung ương một bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Việt Nam cho thấy, hơn 16% người bệnh nội trú tại đây là người bệnh đột quỵ não. Những năm gần đây, mỗi năm bệnh viện điều trị cho hơn 1000 người bệnh mắc bệnh này [2,3]. Với sự tiến bộ của y học, tuy tỷ lệ tử vong do đột quỵ não ngày càng giảm nhưng số lượng người bệnh bị tàn tật do đột quỵ lại có xu hướng tăng. Mức độ di chứng phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm, cách thức người bệnh được phát hiện, chẩn đoán, can thiệp và chăm sóc. Điều trị người bệnh đột quỵ não trong giai đoạn sớm cần phải có sự kết hợp chặt chẽ, tích cực của cả bác sĩ và điều dưỡng. Vì vậy bên cạnh việc điều trị theo quy trình chuẩn của bác sĩ, vai trò của người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh đột quỵ não ở chuyên khoa thần kinh là vấn đề hết sức quan trọng. Nếu người bệnh được chăm sóc đúng và có chế độ tập luyện ngay từ giai đoạn sớm thì người bệnh sẽ giảm tối đa các di chứng, biến chứng nguy hiểm, giảm thời gian nằm viện, tiết kiệm chi phí và người bệnh sớm trở lại cuộc sống thường nhật của họ. 2 Trong một nghiên cứu tổng kết mới đây của Bo Norrving đã khẳng định sự giảm đáng kể tỷ lệ tử vong (giảm 3% tỷ lệ tuyệt đối), tỷ lệ sống phụ thuộc (tăng 5% tỷ lệ người bệnh sống sót có thể sống độc lập) và nhu cầu phải chăm sóc trong bệnh viện (giảm 2%) đối với những người bệnh được điều trị, chăm sóc trong đơn nguyên chuyên về đột quỵ não so với những người bệnh được điều trị trong các khoa khác của bệnh viện đa khoa. Việc điều trị, chăm sóc chuyên sâu từ sớm tại đơn nguyên đột quỵ não có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, và sự cải thiện vẫn tiếp tục kéo dài trong vài năm.Y học ngày càng tiến bộ không ngừng, các phương tiện chẩn đoán và điều trị hiện đại giúp cho việc chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả, chăm sóc tốt hơn. Hiện nay công tác chăm sóc người bệnh đột quỵ não của điều dưỡng đã được các trung tâm điều trị về thần kinh trên thế giới áp dụng rộng rãi. Ở Việt Nam cũng đã áp dụng từ lâu công tác chăm sóc người bệnh đột quỵ não. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế hạn hẹp nên cơ sở hạ tầng của đa số các bệnh viện còn thiếu thốn. Kiến thức về đột quỵ não của người dân cũng còn hạn chế cho nên sự chăm sóc đối với người bệnh chưa được kịp thời và toàn diện. Hậu quả là tỷ lệ tử vong và tàn tật của người bệnh tai biến mạch não còn cao. Với mong muốn tìm hiểu về lĩnh vực chăm sóc người bệnh đột quỵ não, tôi thực hiện chuyên đề: “Thực trạng chăm sóc người bệnh liệt nửa người do đột quỵ não tại Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng chăm sóc người bệnh liệt nửa người do đột quỵ não tại Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh liệt nửa người do đột quỵ não tại Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Chương 1 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Định nghĩa đột quỵ Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não được định nghĩa như sau: Đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng biểu hiện tổn thương của não (thường là khu trú), tồn tại trên 24 giờ hoặc người bệnh tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, loại trừ nguyên nhân chấn thương. Đột quỵ não hay TBMMN là tình trạng rối loạn khu trú chức năng não tiến triển nhanh, trên lâm sàng thường do mạch máu nuôi dưỡng một vùng bị tắc hoặc vỡ làm vùng não đó bị tổn thương hậu quả là vùng cơ thể do vùng não đó chi phối bị rối loạn hoạt động [1] 1.1.2. Phân loại Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, đột quỵ não được chia ra 2 thể: Nhồi máu não và xuất huyết não. * Nhồi máu não: Một cơn nhồi máu não có thể xảy ra theo hai cách: - Đột quỵ do nghẽn mạch: Nếu máu đông hình thành ở một nơi nào đó trong cơ thể (thường là ở tim), nó có thể di chuyển theo dòng máu đến não. Một khi tới não, cục máu đông di chuyển đến mạch máu có kích thước nhỏ hơn nó. Nó sẽ mắc kẹt ở đó và khiến máu không đi qua được. Các loại đột quỵ này được gọi là đột quỵ do nghẽn mạch. - Đột quỵ do máu đông tại chỗ: Khi máu chảy qua động mạch, nó có thể để lại mảng cholesterol dính vào các thành bên trong của động mạch. Qua thời gian, những mảng bám có thể tăng kích cỡ và sẽ làm hẹp hoặc tắc động mạch và ngăn máu đi qua. Trong trường hợp đột quỵ, các mảng bám thường ảnh hưởng đến các động mạch lớn ở cổ đưa máu đến não. Đột quỵ bị gây ra theo 4 cách này được gọi là đột quỵ do máu đông tại chỗ. * Xuất huyết não: Là sự vỡ mạch tại thành mạch trong não - Nó làm máu bị rò rỉ vào trong não, không cung cấp được ô-xy và chất dinh dưỡng. Đột quỵ chảy máu có thể bị gây ra bởi nhiều chứng rối loạn ảnh hưởng đến mạch máu, bao gồm tình trạng cao huyết áp kéo dài và chứng phình động mạch não. - Phình động mạch là điểm yếu hoặc mỏng trên thành mạch máu. Các điểm yếu gây ra phình động mạch thường có từ lúc sinh. Phình động mạch phát triển trong một số năm và thường không gây ra vấn đề gì có thể phát hiện được cho đến khi chúng vỡ ra. - Dị dạng thông động tĩnh mạch (arteriovenuous malformation - AVM) là một khối lộn xộn các mạch máu (động mạch và tĩnh mạch). Nó có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể bao gồm cả não. AVM thường có từ lúc sinh. Nó có thể là do bạn lớn lên, các mạch máu to lên và yếu đi. Nếu dị dạng động tĩnh mạch nằm trong não và các thành mạch máu vỡ, bạn sẽ bị chảy máu não. 1.2.3. Nguyên nhân: Cơn đột quỵ xảy ra khi việc cung cấp máu đến não bị gián đoạn. Máu được đưa tới não thông qua mạch máu, được gọi là động mạch. Máu có chứa ô-xy và các chất dinh dưỡng quan trọng cho các tế bào não của bạn. Dòng máu có thể bị gián đoạn hoặc ngừng di chuyển trong động mạch do động mạch bị tắc nghẽn (nhồi máu não) hoặc bị vỡ (chảy máu não). Khi các tế bào não không nhận đủ ô-xy hoặc các chất dinh dưỡng, chúng sẽ chết. Khu vực não bị tổn thương được gọi là ổ nhồi máu não. 5 Hình 1.1: Các động mạch của não Các tế bào não thường chết rất nhanh sau khi khởi phát đột quỵ. Tuy nhiên, một số có thể kéo dài một vài giờ nếu việc cung cấp máu không bị cắt đứt hoàn toàn. Nếu máu tiếp tục được cung cấp trở lại trong vài phút hoặc vài giờ sau khi đột quỵ, một số tế bào có thể phục hồi. Nếu không, chúng cũng chết. sẽ 6 Hình 1.2: Hai thể đột quỵ não Các biểu hiện điển hình của bệnh đột quỵ não [14]. - Liệt nửa người bên phải hoặc bên trái do tổn thương bán cầu đại não phải hoặc trái. - Liệt mặt cùng bên hoặc đối bên so với liệt nửa thân với các biểu hiện như miệng méo, nhân trung lệch về bên lành, nước miếng chảy ra bên liệt. - Rối loạn ngôn ngữ: thất ngôn, nói khó, nói ngọng. - Rối loạn về nuốt: Nuốt khó, nuốt sặc do liệt màn hầu nếu có tổn thương các dây thần kinh IX, X, XI, không nhai được nếu có tổn thương dây V. - Rối loạn cơ tròn: đái ỉa không tự chủ hoặc bí đái, bí ỉa, bí trung tiện. - Rối loạn nhạn thức: lú lẫn thờ ơ, suy giảm trí nhớ. - Trường hợp nặng có thể hôn mê, tắc đờm, tụt lưỡi, suy hô hấp, hoặc tử vong. 1.1.4.Các vấn đề cần quan tâm khi chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não - Đau đầu, chóng mặt liên quan đến tình trạng bệnh. - Mất khả năng vận động do liệt. - Khả năng giao tiếp bằng lời giảm liên quan đến bệnh. 7 - Suy giảm trí nhớ liên quan đến tình trạng bệnh. - Nguy cơ co giật và hôn mê liên quan đến tình trạng bệnh. - Nguy cơ ứ đọng đờm rãi liên quan đến tổn thương não. - Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng liên quan đến tình trạng bệnh, người cao tuổi. - Nguy cơ loét tỳ đè liên quan đến nằm lâu. - Nguy cơ nhiễm khuẩn bội nhiễm do mắc các bệnh lý nền kết hợp. - Nguy cơ teo cơ, cứng khớp liên quan đến tình trạng nằm lâu. - Người bệnh và gia đình lo lắng về bệnh liên quan đến thiếu hiểu biết về bệnh và kiến thức chăm sóc. 1.1.5. Quy trình chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não 1.1.5.1. . Nhận định: - *Tiền sử: NB có tăng huyết áp không? NB có đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid không? Có bệnh lý về tim mạch không? Có hút thuốc lá hay dùng chất kích thích không? Có bị ngã không? Có bị dị ứng gì không? Người bệnh xuất hiện những triệu chứng liên quan tới bệnh từ bao giờ? *Tình trạng toàn thân: - Ý thức: NB tỉnh táo, lơ mơ, kích động, hôn mê hay li bì? Co giật? Có đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai? Nôn, buồn nôn không? Mạch, Nhiệt độ, Huyết áp, Nhịp thở? Da, niêm mạc? Thể trạng, cân nặng? Tình trạng vận động? Miệng có méo không, mắt nhắm kín không? Có tiếp xúc được không? Diễn đạt lời nói thế nào? Có bị ngọng không? - NB tự thở hay phải hỗ trợ oxy? SpO2? Tần số thở? - NB có ho khạc không? Thở khò khè, có tăng tiết đờm rãi không? - Tâm lý NB và gia đình. *Tình trạng tại chỗ: - NB có liệt, yếu tay chân không? Giảm vận động? Cảm giác đau, sưng khớp? Phù nề khớp? - Ăn đường miệng hay ăn qua sonde? NB có nuốt được không? Có bị nghẹn sặc khi ăn hay uống nước không? - NB đại tiện, tiểu tiện có biết không? Số lượng, màu sắc? - Đánh giá lượng dịch vào ra? *Các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng nếu có: 8 - Chụp MRI: là xét nghiệm quan trọng nhất giúp chẩn đoán xác định. - Xét nghiệm máu: công thức máu; tốc độ máu lắng, điện giải đồ để đánh giá toàn trạng. 1.1.5.2. Thực hiện y lệnh: -*Theo dõi: Tình trạng toàn thân: Để NB nằm đầu cao 30 độ. Nếu có tăng tiết đờm dãi, buồn nôn nằm đầu nghiêng về một bên. Theo dõi tình trạng ý thức NB tỉnh táo, lơ mơ, rối loạn cảm xúc, trí nhớ. Theo dõi DHST, đặc biệt là tình trạng huyết áp, nhiệt độ tùy theo từng trường hợp từ 30p - 3h đo lại 1 lần. Theo dõi tại chỗ: Theo dõi tổn thương thần kinh, tình trạng liệt chi, tình trạng hô hấp, rối loạn cơ tròn, tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, hay quên, mất ngủ... *Thực hiện y lệnh của bác sỹ: - Cho NB dùng thuốc theo nhật trình. Thực hiện 5 đúng, đầy đủ các y lệnh thuốc như thuốc tiêm, truyền (nếu có), thuốc uống. Trong quá trình dùng thuốc cần theo dõi sát nếu có bất thường báo ngay cho bác sĩ xử trí kịp thời như ỉa chảy, mẩn ngứa… - Thực hiện châm cứu, xoa bóp, cứu ngải theo phác đồ chỉ định. Theo dõi sát NB nếu có bất thường báo bác sỹ xử trí kịp thời. - Thực hiện các xét nghiệm ngay khi có y lệnh. Làm các xét nghiệm máu . Đưa NB đi làm xét nghiệm, đi khám kết hợp chuyên khoa theo y lệnh. *Đảm bảo vệ sinh: Hộ lí cấp I điều dưỡng cần thực hiện vệ sinh răng miệng, tắm rửa, gội đầu, thay quần áo, ga cho NB. Hộ lí cấp II, III khi NB tự thực hiện cần sự giám sát và trợ giúp của điều dưỡng và người nhà. Chăm sóc, đảm bảo vô khuẩn hút đờm dãi khi có ứ đọng, vỗ rung cho NB nhiều lần trong ngày. Chăm sóc sonde tiểu nếu có: số lượng nước tiểu, màu sắc, rửa bàng quang khi có chỉ định. Chăm sóc loét nếu có *Phòng chống loét: NB HL cấp I để NB nằm đệm hơi, kê các điểm tỳ đè, xoa bột tal, đảm bảo giữ khô thoáng vùng hậu môn sinh dục, thay đổi tư thế 2 giờ/ lần. 9 *Đảm bảo dinh dưỡng: HL cấp I điều dưỡng trực tiếp cho NB ăn qua sonde khi có chỉ định, kiểm tra sonde có đúng vị trí không, thức ăn tiêu hóa hết chưa, có bị trào ngược không, đảm bảo thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. NB HL cấp II, cấp III tự ăn uống được thì thay đổi món ăn dễ tiêu, rau xanh, thêm hoa quả tươi. Đảm bảo uống đủ nước. Hạn chế các thức ăn có nhiều muối, mỡ, các chất cay nóng kích thích. *Phục hồi chức năng: Hướng dẫn NB tập thở sâu, cho ngồi dậy, vỗ rung cho người bệnh. Vận động xoa bóp, co duỗi các khớp tay, chân bên liệt và các khớp bàn ngón tay, chân. *Hướng dẫn chăm sóc, luyện tập phù hợp, giải tỏa lo lắng. Cung cấp kiến thức về bệnh, giải thích, động viên, hướng dẫn NB và gia đình NB phối hợp chăm sóc, yên tâm điều trị. Hướng dẫn theo dõi các dấu hiệu bất thường…Hướng dẫn người trợ giúp cách vệ sinh, ăn uống, trăn trở, hỗ trợ và giám sát người bệnh khi ngồi dậy, tập vận động. *Theo dõi: Tình trạng toàn thân: Để NB nằm đầu cao 30 độ. Nếu có tăng tiết đờm dãi, buồn nôn nằm đầu nghiêng về một bên. Theo dõi tình trạng ý thức NB tỉnh táo, lơ mơ, rối loạn cảm xúc, trí nhớ. Theo dõi DHST , đặc biệt là tình trạng huyết áp, nhiệt độ tùy theo từng trường hợp từ 30p - 3h đo lại 1 lần. Theo dõi tại chỗ: Theo dõi tổn thương thần kinh, tình trạng liệt chi, tình trạng hô hấp, rối loạn cơ tròn, tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, hay quên, mất ngủ... *Thực hiện y lệnh của bác sỹ: - Cho NB dùng thuốc theo nhật trình. Thực hiện 5 đúng, đầy đủ các y lệnh thuốc như thuốc tiêm, truyền (nếu có), thuốc uống. Trong quá trình dùng thuốc cần theo dõi sát nếu có bất thường báo ngay cho bác sĩ xử trí kịp thời như ỉa chảy, mẩn ngứa… - Thực hiện châm cứu, xoa bóp, cứu ngải, theo phác đồ chỉ định. Theo dõi sát NB nếu có bất thường báo bác sỹ xử trí kịp thời. - Thực hiện các xét nghiệm ngay khi có y lệnh. Làm các xét nghiệm máu. Đưa NB đi làm xét nghiệm, đi khám kết hợp chuyên khoa theo y lệnh. *Đảm bảo vệ sinh: 10 Hộ lí cấp I điều dưỡng cần thực hiện vệ sinh răng miệng, tắm rửa, gội đầu, thay quần áo, ga cho NB. Hộ lí cấp II, III khi NB tự thực hiện cần sự giám sát và trợ giúp của điều dưỡng và người nhà. Chăm sóc, đảm bảo vô khuẩn hút đờm dãi khi có ứ đọng, vỗ rung cho NB nhiều lần trong ngày. Chăm sóc sonde tiểu nếu có: số lượng nước tiểu, màu sắc, rửa bàng quang khi có chỉ định. Chăm sóc loét nếu có *Phòng chống loét: NB HL cấp I để NB nằm đệm hơi, kê các điểm tỳ đè, xoa bột tal, đảm bảo giữ khô thoáng vùng hậu môn sinh dục, thay đổi tư thế 2 giờ/ lần. *Đảm bảo dinh dưỡng: HL cấp I điều dưỡng trực tiếp cho NB ăn qua sonde khi có chỉ định, kiểm tra sonde có đúng vị trí không, thức ăn tiêu hóa hết chưa, có bị trào ngược không, đảm bảo thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. NB HL cấp II, cấp III tự ăn uống được thì thay đổi món ăn dễ tiêu, rau xanh, thêm hoa quả tươi. Đảm bảo uống đủ nước. Hạn chế các thức ăn có nhiều muối, mỡ, các chất cay nóng kích thích. *Phục hồi chức năng: Hướng dẫn NB tập thở sâu, cho ngồi dậy, vỗ rung cho người bệnh. Vận động xoa bóp, co duỗi các khớp tay, chân bên liệt và các khớp bàn ngón tay, chân. *Hướng dẫn chăm sóc, luyện tập phù hợp, giải tỏa lo lắng. Cung cấp kiến thức về bệnh, giải thích, động viên, hướng dẫn NB và gia đình NB phối hợp chăm sóc, yên tâm điều trị. Hướng dẫn theo dõi các dấu hiệu bất thường…Hướng dẫn người trợ giúp cách vệ sinh, ăn uống, trăn trở, hỗ trợ và giám sát người bệnh khi ngồi dậy, tập vận động. 1.1.5.8. Giáo dục sức khỏe, tăng cường nhận thức về tự chăm sóc và phòng bệnh. Giáo dục truyền thông đến người bệnh và gia đình người bệnh biết được: Các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi gây đột quỵ não và cách phòng tránh; Các biểu hiện khi cơn đột quỵ xuất hiện. Chăm sóc và theo dõi người bệnh tai biến mạch máu não. Hướng dẫn gia đình người bệnh biết cách tập thụ động cho người bệnh. Chế độ ăn uống, thuốc men hàng ngày. Xử lý kịp thời nếu có những 11 dấu hiệu báo trước: Nhức đầu, chóng mặt, ù tai, tê chân tay... 1.1.6. Quy định về khám chữa bệnh cho bệnh nhân Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ - CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.Theo đó tùy theo điều kiện thực tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức một trong các hình thức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ sau đây: Đội đột quỵ; Đơn vị đột quỵ; Khoa đột quỵ; Trung tâm đột quỵ. Trình bày theo hướng dẫn tại Quyết định số 1343/QĐ-Đ DN ngày 10/6/2020 của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định về việc ban hành Quy định viết Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Điều dưỡng chuyên khoa cấp I (trang 6 của tài liệu gửi kèm). 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Trên Thế giới Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não (TBMMN) là một bệnh thường gặp, theo Tổ chức điều trị dự phòng TBMMN châu âu số người mắc TBMMN lần đầu tiên giao động trong phạm vi từ 141 - 219/100.000 dân [20]. Theo hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ ước tính mỗi năm có khoảng 500.000 người Mỹ bị TBMMN lần đầu hoặc tái phát, trong đó có khoảng 150.000 trường hợp tử vong, chiếm 1/10 tổng số tử vong do mọi nguyên nhân. Chi phí PHCN sau tai biến ở Hoa Kỳ xấp xỉ 40 tỷ đô la. [28,29]. Theo báo cáo của Trung tâm Đột quỵ và nghiên cứu lâm sang Hàn Quốc (Hong và các cộng sự), hàng năm có khoảng 105.000 người mắc đột quỵ lần đầu tiên hoặc tái diễn và hơn 26000 người bệnh tử vong do đột quỵ, Như vậy, cứ khoảng 5 phút thì có một người đột quỵ và cứ 20 phút thì có một người tử vong do đột quỵ. Cứ trong 10 người bệnh tử vong thì có một người chết do đột quỵ. Ước tính rằng hiện nay có khoảng 795.000 người trên 30 tuổi mắc đột quỵ não. Chi phí chăm sóc người bệnh đột quỵ não ở Hàn Quốc là khoảng 3 tỷ đô la Mỹ vào năm 2005. Ở Châu Âu, đột quỵ là nguyên nhân hàng thứ 2 gây sa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng