Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng chăm sóc người bệnh đái tháo đường type ii của điều dưỡng tại bệnh vi...

Tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh đái tháo đường type ii của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa khu vực phúc yên tỉnh vĩnh phúc năm 2022

.DOCX
37
1
124

Mô tả:

i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện báo cáo chuyên đề, tôi đã nhận được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên, gia đình và bạn bè. Đến nay, báo cáo chuyên đề đã được hoàn thành. Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: TS. Đỗ Minh Sinh, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành báo cáo chuyên đề. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, các phòng ban và các thầy cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho tôi kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Ban Giám đốc, các đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học này. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn trân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và tập thể lớp Chuyên khoa cấp I khóa 7 những người đã giành cho tôi tình cảm và nguồn động viên khích lệ. Vĩnh Phúc, ngày 03 tháng 08 năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Thu Hà LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Nguyễn Thị Thu Hà Học viên lớp Điều dưỡng chuyên khoa I, khóa 9, chuyên ngành Nội người lớn, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề nghiên cứu của cá nhân tôi và được sự hướng dẫn của TS. Đỗ Minh Sinh. Các nội dung, kết quả trong chuyên đề này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu được trích dẫn nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nhận xét được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung chuyên đề của mình. Trường Đại học điều dưỡng Nam Định không liên quan gì đến việc vi phạm bản quyền, tác quyền mà tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). Nam Định, ngày 03 tháng 08 năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Thu Hà MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN....................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ ii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, CHỮ VIẾT TẮT..........................................iv ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...........................................3 1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................3 1.2. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................5 CHƯƠNG 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT......................................12 2.1. Tổng quan về địa bàn thực tế................................................................. 12 2.2. Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh đái tháo đường type II.......12 CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN.................................................................................19 3.1. Thực trạng chăm sóc người bệnh đái tháo đường type II của điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên năm 2022.............................................19 3.2. Một số tồn tại trong công tác chăm sóc cho người bệnh.......................23 KẾT LUẬN........................................................................................................25 1. Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh đái tháo đường type II tại Khoa Nội tiết.......................................................................................................... 25 2. Ưu điểm.....................................................................................................25 3. Nhược điểm............................................................................................... 26 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP......................................................................................27 1. Đối với bệnh viện...................................................................................... 27 2. Đối với điều dưỡng....................................................................................27 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................29 PHỤ LỤC : PHIẾU KHẢO SÁT NGƯỜI BỆNH............................................31 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng khảo sát (n=30).................13 Bảng 2.2. Nội dung chăm sóc, tư vấn khi vào nhập viện người bệnh nhận được từ điều dưỡng (n=30)..................................................................................................14 Bảng 2.3. Nội dung chăm sóc trong quá trình nằm viện người bệnh nhận được từ điều dưỡng (n=30)..................................................................................................15 Bảng 2.4. Nội dung chăm sóc, tư vấn trước khi ra viện người bệnh nhận được từ điều dưỡng (n=30)..................................................................................................15 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ người bệnh được chăm sóc đầy đủ ở các giai đoạn............17 Biểu đồ 2.2. Sự hài lòng của người bệnh trong nhóm đối tượng khảo sát (n=30)..........................................................................................................................18 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ BVĐKKV Bệnh viện đa khoa khu vực ĐD Điều dưỡng ĐTĐ Đái tháo đường NB Người bệnh 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [3]. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2019 toàn thế giới có 463 triệu người (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh ĐTĐ, dự kiến sẽ đạt 578 triệu người vào năm 2030 và 700 triệu người vào năm 2045. Ước tính hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến ĐTĐ trong năm 2019. Bên cạnh đó, cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm không thích hợp, ít hoặc không hoạt động thể lực ở trẻ em, bệnh ĐTĐ type II đang có xu hướng tăng ở cả trẻ em, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi. Đáng lưu ý, có tới 70% trường hợp ĐTĐ type II có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh (dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục…) [13] Ở Việt Nam, năm 1990 của thế kỷ trước, tỷ lệ bệnh ĐTĐ chỉ là 1,1% (ở thành phố Hà Nội), 2,52% (ở thành phố Hồ Chí Minh), 0,96% (ở thành phố Huế), thì nghiên cứu năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy: tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42%, tỷ lệ BN chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6%. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 7,3%, rối loạn glucose huyết lúc đói 1,9% (toàn quốc năm 2003). Theo kết quả điều tra STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6%, trong đó tỷ lệ ĐTĐ được chẩn đoán là 31,1%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán là 69,9%. Trong số những người được chẩn đoán, tỷ lệ ĐTĐ được quản lý tại cơ sở y tế: 28,9%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được quản lý: 71,1%. Dữ liệu cập nhật của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) cho thấy năm 2019 Việt Nam có tỷ lệ 6% người trưởng thành mắc ĐTĐ[3] Bệnh viện Đa khoa khu vực (BVĐKKV) Phúc Yên, Vĩnh Phúc là nơi có lượng người bệnh (NB)ĐTĐ type II kèm theo biến chứng nặng và các bệnh phối hợp khác đến điều trị, thời gian điều trị thường dài ngày dẫn đến tăng chi phí điều trị, giảm chất lượng sống, suy giảm sức lao động, gây tàn tật, giảm tuổi thọ và là gánh nặng kinh tế cho gia đình, xã hội và một phần gây nên quá tải bệnh viện. Để giảm gánh nặng bệnh tật, ngăn ngừa biến chứng của bệnh, giảm quá tải bệnh viện, giúp chất lượng cuộc sống NB được cải thiện và nâng cao thì công tác chăm sóc, theo dõi, tư vấn, giáo dục sức khỏe và thực hiện đúng y lệnh điều trị cho NB theo đúng quy định là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, học viên tiến hành chuyên đề “Thực trạng chăm sóc người bệnh đái tháo đường type II của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng chăm sóc người bệnh đái tháo đường type II của điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh đái tháo đường type II của điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm ĐTĐ là tình trạng tăng đường huyết mạn tính, khởi phát do yếu tố di truyền và ngoại lai phối hợp. Đường huyết gia tăng là hậu quả do thiếu insulin hoặc do đề kháng insulin. ĐTĐ type II là bệnh lý chuyển hóa, đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose huyết mạn tính kèm theo các rối loạn chuyển hóa glucid, lipid, protit [3]. ĐTĐ type IItrước kia được gọi là ĐTĐ của người lớn tuổi hay ĐTĐ không phụ thuộc insulin, chiếm 90-95% các trường hợp ĐTĐ. Thể bệnh này bao gồm những người có thiếu insulin tương đối cùng với đề kháng insulin. Ít nhất ở giai đoạn đầu hoặc có khi suốt cuộc sống BN ĐTĐ type II không cần insulin để sống sót. Có nhiều nguyên nhân của ĐTĐ type II nhưng không có một nguyên nhân chuyên biệt nào. BN không có sự phá hủy tế bào beta do tự miễn, không có kháng thể tự miễn trong máu. Đa số BN có béo phì hoặc thừa cân và/hoặc béo phì vùng bụng với vòng eo to. Béo phì, nhất là béo phì vùng bụng, có liên quan với tăng acid béo trong máu, mô mỡ cũng tiết ra một số hormon làm giảm tác dụng của insulin ở các cơ quan đích như gan, tế bào m, tế bào cơ. Do tình trạng đề kháng insulin, ở giai đoạn đầu tế bào beta bù trừ và tăng tiết insulin trong máu, nếu tình trạng đề kháng insulin kéo dài hoặc nặng dần, tế bào beta sẽ không tiết đủ insulin và ĐTĐ type II lâm sàng sẽ xuất hiện. Tình trạng đề kháng insulin có thể cải thiện khi giảm cân, hoặc dùng một số thuốc nhưng không bao giờ hoàn toàn trở lại bình thường [3]. 1.1.2. Chẩn đoán đái tháo đường Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau [3]: a) Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) hoặc: b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L) c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. d) BN có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trên ngư ng chẩn đoán trong cùng 1 mẫu máu xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí a, b, hoặc c; riêng tiêu chí d: chỉ cần một lần xét nghiệm duy nhất. Lưu ý: - Glucose huyết đói được đo khi BN nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ). - Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: BN nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng 75g glucose, hòa trong 250-300 mL nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó BN ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày, không mắc các bệnh lý cấp tính và không sử dụng các thuốc làm tăng glucose huyết. Định lượng glucose huyết tương tĩnh mạch. 1.1.3. Khuyến cáo làm xét nghiệm để tầm soát, phát hiện ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ ở người lớn không có triệu chứng, biểu hiện lâm sàng a) Người trưởng thành ở bất kỳ tuổi nào có thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥ 23 kg/m2) và có kèm một trong số các yếu tố nguy cơ sau: Có người thân đời thứ nhất (bố mẹ, anh chị em ruột, con đẻ) bị ĐTĐ. Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch. Tăng huyết áp (HA ≥ 140/90 mmHg, hoặc đang điều trị THA) - HDL cholesterol < 35 mg/dL (0,9mmol/L) và/hoặc triglyceride >250mg/dL (2,8mmol/L). Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang - Ít hoạt động thể lực. Các tình trạng lâm sàng khác liên quan với kháng insulin (như dấu gai đen: acanthosis nigricans) [3]. b) Phụ nữ đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ cần theo dõi lâu dài, xét nghiệm ít nhất mỗi 3 năm [3]. c) Tất cả mọi người từ 45 tuổi trở lên [3]. d) Nếu các kết quả bình thường, xét nghiệm sẽ được làm lại trong vòng 1- 3 năm sau hoặc ngắn hơn tùy theo kết quả ban đầu và các yếu tố nguy cơ [3]. 1.1.4. Biến chứng của bệnh Các biến chứng phổ biển của ĐTĐ bao gồm: Theo thời gian, bệnh ĐTĐ có thể làm hỏng tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh. Người lớn mắc bệnh ĐTĐ có nguy cơ đau tim và đột quỵ cao gấp hai đến ba lần. Kết hợp với giảm lưu lượng máu, bệnh thần kinh (tổn thương thần kinh) ở bàn chân làm tăng nguy cơ loét chân, nhiễm trùng và cuối cùng cần phải cắt cụt chi. Bệnh võng mạcĐTĐ là một nguyên nhân quan trọng gây mù, và xảy ra do hậu quả tích lũy lâu dài đối với các mạch máu nhỏ trong võng mạc. Ước 2,6% số ca trên toàn cầu có thể được quy cho bệnh ĐTĐ. Bệnh ĐTĐ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận [4]. 1.1.5. Dự phòng Các biện pháp lối sống đơn giản đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi phát của bệnh ĐTĐtype II. Nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn các trường hợp, lên đến 80% theo một số nghiên cứu, bệnh ĐTĐ type II có thể được ngăn ngừa thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên [4]. Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm giảm lượng calo nếu thừa cân, thay thế chất béo bão hòa (ví dụ: kem, phô mai, bơ) bằng chất béo không bão hòa (ví dụ bơ, dầu thực vật), ăn chất xơ (ví dụ: trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt), và tránh sử dụng thuốc lá, lạm dụng đồ uống có cồn, hạn chế tiêu thụ đường [4]. Hoạt động thể chất thường xuyên là điều cần thiết để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Đối với người trưởng thành lớn nên tập thể dục ít nhất 2 giờ và 30 phút, như đi bộ nhanh hoặc đi xe đạp mỗi tuần. Tức vào khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần. Trẻ em và thanh thiếu niên nên có 1 giờ hoạt động thể chất mỗi ngày [4]. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Các hoạt động chăm sóc người bệnh ĐTĐ 1.2.1.1. Nhận định Nhận định qua hỏiNB: Để có được những thông tin cần thiết cho việc chẩn đoán bệnh một cách chính xác và lập được kế hoạch chăm sóc NB chu đáo, người điều dưỡng (ĐD) phải ân cần với NB, thông cảm chia sẻ và tế nhị khi phỏng vấn NB. NB được phát hiện bệnh từ bao giờ? Triệu chứng xuất hiện đầu tiên là gì? Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sút cân? Cảm giác mệt mỏi, khô miệng, khô da? [2], [1] Nhận định qua quan sát NB:Tổng trạng chung: gầy hay mập. Khả năng vận động của NB. Tinh thần: mệt mỏi, chậm chạp hay hôn mê. Da: ngứa, mụn nhọt, lở loét, có thể thấy dấu hiệu viêm tắc các vi mạch ở chi dưới. Khi NBquá nặng có thể quan sát được dấu hiệu của giai đoạn tiền hôn mê do ĐTĐ [1],[2]. Nhận định qua thăm khám NB: Kiểm tra dấu hiệu sống. Tìm dấu xơ vữa động mạch. Đánh giá tình trạng phù. Khám mắt: khả năng nhìn, có đục thủy tinh thể không? Khám răng: viêm mủ chân răng, răng lung lay, rụng sớm. Tình trạng hô hấp: khó thở, viêm phổi, lao phổi... Tình trạng tiêu hoá: tiêu chảy do viêm dạ dày ruột.Tình trạng tim mạch [1], [2]. Nhận định qua thu thập các dữ liệu: Qua gia đình NB. Qua hồ sơ bệnh án, đặc biệt là xem các xét nghiệm và các thuốc đã sử dụng [1],[2]. 1.2.1.2. Chẩn đoán điều dưỡng Qua phỏng vấn, quan sát, thăm khám và thu thập các dữ liệu, một số chẩn đoán ĐD có thể có ở NB ĐTĐ như sau: Ăn nhiều do ĐTĐ. Uống nhiều, tiểu nhiều do tăng áp lực thẩm thấu. Tê tay chân và cảm giác kiến bò do viêm thần kinh ngoại biên. Nguy cơ hạ đường máu do sử dụng insulin [1],[2]. 1.2.1.3. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc Người ĐD thu thập được các thông tin cần thiết để có được các chẩn đoán về ĐTĐ. Từ đó, xác định các nhu cầu thiết của NB ĐTĐ và lập ra kế hoạch chăm sóc [1],[2]. Chăm sóc cơ bản: Để NB nghỉ ngơi, nằm ở tư thế dễ chịu nhất. Buồng bệnh phải yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ. Giải thích và trấn an cho NB và gia đình. Có kế hoạch hằng ngày ăn uống, dùng thuốc. Vệ sinh sạch sẽ hằng ngày. Theo dõi tình trạng hạ đường máu và các dấu hiệu sinh tồn [1],[2]. Thực hiện y lệnh: Tiêm insulin dưới da đúng liều, đúng giờ và luôn phải đổi vùng tiêm. Sử dụng thuốc uống sulfamid chống ĐTĐ. Làm các xét nghiệm cơ bản: đường máu, đường niệu, chuyển hoá cơ bản [1],[2]. Theo dõi: Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở. Tình trạng hạ đường huyết. Tình trạng sử dụng thuốc và các biến chứng do thuốc gây ra. Các biến chứng của ĐTĐ [1],[2]. Giáo dục sức khoẻ: NB và gia đình cần biết được các nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và biến chứng, các yếu tố thuận lợi, cụ thể: Phòng phải thoáng mát và sạch sẽ. Giữ ấm về mùa đông. Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập thể dục điều độ. Sử dụng các thuốc hạ đường huyết theo hướng dẫn. Theo dõi, ngăn ngừa các biến chứng [1],[2]. 1.2.1.4. Đánh giá quá trình chăm sóc Tình trạng NB sau một thời gian điều trị, thực hiện các kế hoạch chăm sóc và so sánh với nhận định ban đầu khi NBvào viện để đánh giá tình hình hiện tại. Các kết quả xét nghiệm: đường máu, đường niệu để đánh giá tiến triển của bệnh, điều chỉnh liều lượng thuốc và có kế hoạch chăm sóc thích hợp. Các dấu hiệu sinh tồn đã được theo dõi và ghi chép đầy đủ. Các biến chứng của bệnh có giảm đi hay nặng lên. Vấn đề thực hiện chế độ ăn uống. Đánh giá lượng nước vào ra hàng ngày. Việc chăm sóc ĐD có được thực hiện đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của một NB ĐTĐ hay không? Cần bổ sung những điều còn thiếu vào kế hoạch chăm sóc [1],[2]. 1.2.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý, điều trị, chăm sóc ĐTĐ - Xác định yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ để phòng bệnh. - Phát hiện, chẩn đoán sớm người mắc ĐTĐ trong cộng đồng - Quản lý, theo dõi NB ĐTĐ type II tại các tuyến điều trị - Hướng dẫn chế độ ăn uống và sinh hoạt cho NB - Quản lý thuốc được dùng ở các tuyến - Phát hiện các biến chứng để chuyển lên tuyến trên kịp thời. - Hướng dẫn NB phát hiện và tự xử lý biến chứng hạ đường huyết - Nhận định kết quả khi đo đường huyết cho NB ĐTĐ 1.2.3. Tình hình chăm sóc người bệnh đái tháo đường trên thế giới Một nghiên cứu trên 773 NB ĐTĐ type II tại Mỹ cho thấy hầu hết tất cả NB đều có 1 nguồn chăm sóc ban đầu (95%), 2 lần khám bác sĩ trở lên trong năm qua (88%) và được bao phủ bảo hiểm y tế (91%). Hầu hết (76%) được điều trị bằng insulin hoặc thuốc uống cho bệnh ĐTĐ của họ, và 45% trong số những NBdùng insulin được theo dõi đường huyết của họ ít nhất một lần mỗi ngày, và rối loạn lipid máu (84%). Trong số những NB tăng huyết áp đó, 83% được chẩn đoán và điều trị bằng thuốc hạ huyết áp và chỉ 17% không được chẩn đoán hoặc không được điều trị; hầu hết NB rối loạn lipid máu được điều trị bằng thuốc hoặc ăn kiêng (89%). Tình trạng sức khỏe và kết quả thấp hơn mức tối ưu: 58% có HbA1c> 7,0, 45% có BMI> 30, 28% có albumin niệu vi lượng, và 8% có protein niệu trên lâm sàng. Trong số những NB được biết có tăng huyết áp và rối loạn lipid máu, 60% không được kiểm soát ở mức chấp nhận được. Ngoài ra, 22% NB hút thuốc lá, 26% phải nhập viện trong năm trước đó và 42% đánh giá tình trạng sức khỏe của họ ở mức khá hoặc kém [15]. Nghiên cứu tại Oman của Nadia M và cộng sự cho thấy nhu cầu về một phương pháp làm việc nhóm phù hợp. Cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuyển dụng ĐD chuyên khoaĐTĐ trong cơ sở chăm sóc sức khỏe Oman. Vai trò chuyên môn được xác định rõ ràng và giáo dục thích hợp để hỗ trợ NB có thể có vai trò chủ chốt trong việc chăm sóc bản thân có thể là bước tiếp theo để phát triển các dịch vụ ĐTĐ ở cấp độ chăm sóc ban đầu ở Oman. Việc thực hiện thành công có thể làm giảm khối lượng công việc, giảm tần suất đến các trung tâm y tế, cải thiện kiểm soát chuyển hóa và do đó giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do các biến chứng của bệnh ĐTĐ. Một cuộc thảo luận về những phát hiện của nghiên cứu giữa các nhà hoạch định chính sách và quyết định trong Bộ Y tế ở Oman có thể dẫn đến các đề xuất tăng cường tổ chức chăm sóc bệnh ĐTĐ để hỗ trợ nhu cầu của NB, và do đó nâng cao chất lượng chăm sóc và kết quả sức khỏe. Các phát hiện cũng phản ánh nhu cầu thay đổi hành vi nghề nghiệp theo hướng chăm sóc ít độc đoán hơn và lấy NB làm trung tâm hơn, đồng thời ghi nhận những ảnh hưởng văn hóa và niềm tin của NB để cá nhân hóa việc chăm sóc theo nhu cầu của mỗi người [16]. Một nghiên cứu định tính của Michelle Hall và Edward Tolhurst tại Anh cho thấy tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự quản lý bệnh ĐTĐtype II là một thách thức phức tạp, do nhiều yếu tố hình thành kinh nghiệm của con người. Giao tiếp là trung tâm trong nỗ lực của ĐD để tạo điều kiện tự quản lý tình trạng bệnh một cách hiệu quả. Điều quan trọng là giao tiếp được xác định dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về bố cục và hoàn cảnh của từng NB, để có thể đưa ra sự hỗ trợ lấy con người làm trung tâm. Bản thân sự tương tác giữa NB và ĐD trong chăm sóc ban đầu không đủ để đảm bảo đạt được sự hỗ trợ ở mức độ cao cho những người mắc bệnh ĐTĐtype II; một bối cảnh hỗ trợ rộng hơn cũng cần được tiếp cận. Các hạn chế về nguồn lực ngày càng tăng đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và xã hội do đó có thể đặt ra một thách thức cho các ĐD hành nghề. Việc bao gồm vai trò kê đơn trong biên chế ĐD hành nghề cũng cho thấy ranh giới chuyên môn liên tục thay đổi như thế nào. Nếu ranh giới vai trò không rõ ràng và việc tiếp cận với sự hỗ trợ từ bên ngoài bị hạn chế, thì điều này có thể cản trở sự tương tác giữa ĐD và NB, trong đó mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự quản lý của những người mắc bệnh ĐTĐtype II. Do đó, cần chú ý nhiều hơn để đảm bảo sự rõ ràng của ranh giới vai trò và bản chất của mối quan hệ giữa hỗ trợ bệnh ĐTĐ và các dịch vụ khác. Điều này có thể giúp tạo ra một bối cảnh chặt chẽ hơn trong đó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự quản lý bệnh ĐTĐtype II. Giao tiếp lấy con người làm trung tâm cũng phải được dung hòa với việc thiết lập mục tiêu cho NB, đảm bảo rằng các mục tiêu là hữu hình, thực tế và bền vững [14]. Nghiên cứu tại Canada cho thấy kinh nghiệm của các ĐD chăm sóc tại nhà chăm sóc dân số này được mô tả trong ba chủ đề và các chủ đề phụ liên quan: (a) thực hiện đánh giá ĐD toàn diện với khách hàng và người chăm sóc, (b) cung cấp điều trị toàn diện cho nhiều bệnh mãn tính, và (c) cộng tác với đội ngũ chuyên nghiệp. Việc cung cấp dịch vụ chăm sóc này bị cản trở bởi hệ thống chăm sóc tại nhà tập trung vào nhiệm vụ, hạn chế cơ hội hợp tác và giao tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác và thiếu sự tích hợp hệ thống chăm sóc sức khỏe giữa chăm sóc tại nhà, chăm sóc ban đầu và chăm sóc cấp tính. Kết quả cho thấy rằng các can thiệp ĐD cho người lớn tuổi mắc bệnh ĐTĐ và tiểu không kiểm soát không nên chỉ xem xét việc quản lý bệnh của các tình trạng riêng lẻ mà phải chú ý đến các yếu tố xã hội rộng lớn hơn quyết định sức khỏe trong bối cảnh nhiều bệnh mãn tính. Nỗ lực tăng cường tích hợp hệ thống chăm sóc sức khỏe sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp dịch vụ chăm sóc tại nhà lấy con người làm trung tâm [17]. 1.2.4. Tình hình chăm sóc người bệnh ĐTĐ tại Việt Nam Nghiên cứu mô tả cắt ngang với mục tiêu mô tả thực trạng kiến thức, thái độ của ĐD về chăm sóc bàn chân NB ĐTĐ tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng năm 2021. Kết quả cho thấy ĐD có mức điểm kiến thức và thái độ tốt về chăm sóc bàn chân NB ĐTĐ M = 12,53 (SD = 3,56) và 38,35 (SD = 5,15). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kiến thức chăm sóc bàn chân NB ĐTĐ giữa các ĐD có trình độ học vấn, khoa làm việc khác nhau, có hoặc không tham dự khóa học về chăm sóc vết thương (p < 0,05). Nghiên cứu cũng chỉ ra có mối tương quan thuận, chặt chẽ, (r = 0,45 (p < 0,05)) giữa kiến thức và thái độ của ĐD về chăm sóc bàn chân NB ĐTĐ. Bệnh viện cần thiết lập cơ chế, chiến lược để ĐD có cơ hội được học tập nâng cao trình độ nói chung và tham gia các chương trình tập huấn kỹ năng của tất cả các đơn vị trong bệnh viện nói riêng, đặc biệt là kỹ năng chăm sóc bàn chân, loét bàn chân cho NB ĐTĐ [6]. Nghiên cứu tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy về vấn đề chăm sóc tinh thần cho NB vẫn còn 3,4% ĐD chưa thực hiện đầy đủ nội dung quan tâm thăm hỏi NB trong quá trình nằm viện; 4,1% thực hiện chưa đầy đủ việc động viên NB yên tâm điều trị và 11% có thực hiện giải đáp băn khoăn thắc mắc của NB nhưng chưa đầy đủ. Về vấn đề giáo dục sức khỏe: còn 17,2% ĐD chưa thực hiện đầy đủ nội dung hướng dẫn tự theo dõi, chăm sóc phòng ngừa biến chứng trong quá trình điều trị; 19,3% thực hiện chưa đầy đủ nội dung hướng dẫn về chế độ sinh hoạt trong khi nằm điều trị và sau khi ra viện; 20,7% chưa thực hiện đầy đủ nội dung hướng dẫn cách phòng bệnh trong và sau khi ra viện; 20% chưa thực hiện đầy đủ nội dung về chế độ tập luyện [8]. Nghiên cứu tại bệnh viện Xanh Pôn năm 2021 cho thấy vẫn còn trình trạng ĐD chưa thực hiện đầy đủ các nội dung hướng dẫn cách tự theo dõi, chăm sóc biến chứng trong quá trình điều trị, chưa thực hiện tư vấn các biện pháp tự chăm sóc trong và sau khi ra viện. Về vấn đề chăm sóc tâm lý, tinh thần vẫn còn tình trạng chưa thực hiện đầy đủ nội dung quan tâm thăm hỏi NB trong quá trình nằm viện. Thực hiện những giải đáp thắc mắc cho NB còn chưa đầy đủ. Các nội dung giáo dục đôi khi còn sơ sài, đơn giản, chưa đi sát với thực tế nhu cầu của NB [10]. Đánh giá kết quả theo dõi, chăm sóc và điều trị 150 NB ĐTĐ type II điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Nam Định có hướng dẫn kiểm soát cho thấy: Nồng độ trung bình glucose, HbA1C máu giảm có ý nghĩa thống kê sau 03 tháng điều trị. Với các kết quả lần lượt là 6,7±2,8 mmol/L; 7,4±1,8%. Giá trị trung bình huyết áp tâm thu thay đổi có ý nghĩa thống kê. Kết quả ở nhóm NB chấp hành tốt chế độ điều trị là tốt hơn hẳn so với nhóm người không tuân thủ chế độ điều trị về các chỉ số glucose máu, HbA1c, BMI, LDL-C [7]. Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Tổng quan về địa bàn thực tế BVĐKKV Phúc Yên được thành lập năm 2004, là bệnh viện đa khoa hạng I tuyến tỉnh, trực thuộc Sở Y tế Vĩnh Phúc, với quy mô 850 giường theo kế hoạch, thực kê 1300 giường. Nhân lực bệnh viện có tổng số 831 cán bộ, trong đó có 175 bác sĩ, 391 ĐD, 265 cán bộ nhân viên là chuyên viên hành chính và các bộ phận giúp việc khác. Hiện tại, Bệnh viện đang hoạt động với 33 khoa phòng với đầy đủ các chuyên khoa và các phòng chức năng. Tiếp nhận hàng ngày khoảng 700 NB đến khám và gần 1300 NB điều trị nội trú/ngày. Với các khoa khối Ngoại (ngoại chấn thương, ngoại tổng hợp, ngoại thận, ung bướu, phụ sản), với 460 giường điều trị, hàng năm tiếp nhận khoảng 27.785 lượt NB điều trị nội trú, phẫu thuật khoảng 5.600 ca, thực hiện thủ thuật khoảng 9.195 ca. Với các khoa khối Nội (Hồi sức tích cực, Cấp cứu, Nội Tổng hợp, Nội tim mạch, Nội thận tiết niệu…), Nhi-Sơ sinh và các chuyên khoa (Mắt, Răng-Hàm-Mặt, Tai-Mũi-Họng) điều trị hàng năm khoảng 26.995 lượt NB nội trú, thực hiện phẫu thuật ước tính hơn 1.700 ca và làm thủ thuật hơn 115.000 ca. Khoa Nội Tiết được thành lập từ năm 2012 đến nay, nhân lực có 5 bác sĩ (1 bác sĩ chuyên khoa II, 2 bác sĩ chuyên kho I, 2 bác sĩ đa khoa), 10 ĐD và 1 hộ lý. Nhân lực ĐD gồm 03 ĐD đại học và 07 ĐD cao đẳng. Mỗi năm, Khoa quản lý khoảng 1000 NBĐTĐ type II điều trị ngoại trú, 930 NB ĐTĐ type II điều trị nội trú. Khoa đang dần khẳng định là một trong những đơn vị có công tác chăm sóc và phục vụ cho NB ĐTĐ tốt nhất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và các khu vực lân cận. 2.2. Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh đái tháo đường type II 2.2.1. Phương pháp thực hiện - Thời điểm đánh giá: tháng 6/2022 - Đối tượng: NB điều trị nội trú tại Khoa Nội Tiết BVĐKKV Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc. NB có chỉ định ra viện. Khảo sát loại trừ những NB có bệnh tâm thần hoặc hạn chế nhận thức hoặc không giao tiếpđược. Tổng số đã có 30 NB đồng ý tham gia điền phiếu phỏng vấn. Khảo sát sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn NB. Phần 1 của bộ câu hỏi là các câu hỏi về đặc trưng cá nhân, tình trạng nội trú. Phần 2 của bộ câu hỏi là các câu hỏi về thực trạng nội dung chăm sóc, tư vấn NB. Phần này gồm các nội dung chăm sóc khi nhập viện, nằm viện và trước khi ra viện. Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên quy định về nhiệm vụ tư vấn của ĐD theo Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26 /01/2011. Khảo sát xác định NB nhận được tư vấn ở mức độ “đủ” khi số điểm tư vấn đạt được 80% trở lên. - Phương pháp thu thập thông tin:Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp NB về quá trình chăm sóc của ĐD. 2.2.2. Kết quả Bảng 2.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng khảo sát (n=30) Biến số Nhóm tuổi Giới tính Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ ≤60 19 63,3 > 60 11 36,7 Nam 19 63,3 Nữ 11 36,7 Nông dân 6 20,0 Công nhân, lao động phổ thông 12 40,0 Nhân viên văn phòng, trí thức 7 23,3 Nghỉ hưu, khác 5 16,7 Trung học cơ sở 3 10,0 Biến số Học vấn Số lượng Tỷ lệ Trung học phổ thông 20 66,7 Trung cấp trở lên 7 23,3 Đa số NB có tuổi đời ≤ 60 tuổi (63,3%); tỷ lệ NB là nam giới cao hơn khoảng 2 lần so với nữ giới; trình độ học vấn của NB chủ yếu là tốt nghiệp phổ thông trung học với nhóm nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp và công nhân. Bảng 2.2. Nội dung chăm sóc, tư vấn khi vào nhập viện người bệnh nhận được từ điều dưỡng (n=30) Nội dung chăm sóc, tư vấn Số lượng Tỷ lệ % Thông báo về chẩn đoán bệnh 30 100,0 Giải thích về tình trạng bệnh 26 86,7 Giải thích về mức độ, giai đoạn và tiên lượng của bệnh 23 76,7 Giải thích về phương pháp điều trị bệnh của mình 29 96,7 Giải thích phương pháp điều trị và tỷ lệ thành công 27 90,0 Giải thích về nguy cơ tai biến và biến chứng do bệnh 28 93,3 Thông tin về mức độ chi phí điều trị bệnh 29 96,7 Giải thích về kế hoạch chăm sóc 28 93,3 Giải thích, hướng dẫn vệ sinh cá nhân 25 83,3 Hướng dẫn về các thủ tục hành chính nhập viện 27 90,0 Hướng dẫn nội quy của khoa phòng và bệnh viện 28 93,3 Hướng dẫn về thủ tục và quyền lợi khi có thẻ BHYT 28 93,3 Chỉ có nội dung “Được các ĐD thông báo về chẩn đoán bệnh” là 100% NB cho biết họ đã được nhận từ ĐD. Các nội dung chăm sóc tư vấn còn lại có từ 76,7%96,7% NB cho biết đã được nhận từ ĐD. Bảng 2.3. Nội dung chăm sóc trong quá trình nằm viện người bệnh nhận được từ điều dưỡng (n=30) Nội dung chăm sóc, tư vấn Số lượng Tỷ lệ % Động viên, trấn an NB để an tâm điều trị 21 70,0 Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp 30 100,0 Hướng dẫn về chế độ ăn trong quá trình nằm viện 26 86,7 Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, thư giãn, vận động 28 93,3 Hướng dẫn vệ sinh cá nhân hàng ngày 27 90,0 Cung cấp thuốc và hướng dẫn sử dụng 30 100,0 Hướng dẫn NB thực hiện các xét nghiệm 30 100,0 Giải thích về tầm quan trọng của tuân thủ điều trị 26 86,7 Các nội dung chăm sóc, tư vấn được 100% NB báo cáo là họ đều được nhận từ ĐD gồm: Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp; Cung cấp thuốc và hướng dẫn sử dụng và Hướng dẫn NB thực hiện các xét nghiệm. Tuy nhiên ở các nội dung còn lại, chỉ có 70% NB cho biết họ được các ĐD động viên, trấn an NB để an tâm điều trị và 86,7% NB cho biết họ được các ĐD giải thích về tầm quan trọng của tuân thủ điều trị. Bảng 2.4. Nội dung chăm sóc, tư vấn trước khi ra viện người bệnh nhận được từ điều dưỡng (n=30) Nội dung chăm sóc, tư vấn Số lượng Tỷ lệ Thông báo trước về kế hoạch ra viện 30 100,0 Hướng dẫn chuẩn bị các giấy tờ và thủ tục thanh toán 30 100,0 Hướng dẫn về chế độ ăn sau khi ra viện 26 86,7 Hướng dẫn chế độ tập luyện, tập vận động sau ra viện 25 83,3 Tư vấn về việc điều trị tiếp theo khi ra viện 24 80,0 Giải thích về lý do, mục đích sử dụng của từng thuốc 24 80,0 Nội dung chăm sóc, tư vấn Số lượng Tỷ lệ 25 83,3 25 83,3 Hướng dẫn những bất thường phải đến khám bệnh ngay 22 73,3 Tư vấn nơi đến khám khi có bất thường xảy ra 23 76,7 30 100,0 Hướng dẫn tự khám và phát hiện các biến chứng loét 26 86,7 Hướng dẫn về lịch và những lưu ý khi khám lại 28 93,3 Hướng dẫn cách sử dụng thuốc trong đơn thuốc Hướng dẫn theo dõi phát hiện sớm tác dụng không mong muốn của thuốc Hướng dẫn về việc thay đổi những hành vi có hại cho sức khỏe và thực hiện các hành vi nâng cao sức khỏe Có nhiều nội dung chăm sóc, tư vấn của ĐD được 100% NB báo cáo đã được nhận như Thông báo trước về kế hoạch ra viện. Tuy nhiên ở một số nội dung chăm sóc, tỷ lệ NB báo cáo được nhận từ ĐD còn chưa cao như Hướng dẫn những bất thường phải đến khám bệnh ngay (73,3%), Tư vấn nơi đến khám khi có bất thường xảy ra (6,7%).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng