Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên điều dưỡng tại trung tâm y tế huyệ...

Tài liệu Thực trạng căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên điều dưỡng tại trung tâm y tế huyện việt yên tỉnh bắc giang năm 2022

.PDF
59
1
109

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH HOÀNG THỊ KIM NGÂN THỰC TRẠNG CĂNG THẲNG NGHỀ NGHIỆP Ở NHÂN VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VIỆT YÊN TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH HOÀNG THỊ KIM NGÂN THỰC TRẠNG CĂNG THẲNG NGHỀ NGHIỆP Ở NHÂN VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VIỆT YÊN TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỠNG DẪN: PGS.TS LÊ THANH TÙNG NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Trải qua 2 năm học tập và hoàn thành chuyên đề, giờ đây trước khi báo cáo chuyên đề tốt nghiệp em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ em đi đến được ngày hôm nay. Em xin chân thành cảm ơn: Ban Giám Hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, Khoa Y học lâm sàng trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định cùng các thầy cô giáo đã tận tình truyền đạt kiến thức trong quá trình em theo học tại trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Lê Thanh Tùng người đã dành nhiều tâm huyết, trách nhiệm của mình giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành chuyên đề một cách tốt nhất. Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám Đốc Trung tâm Y tế huyện Việt Yên đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè của tôi, những người đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và làm chuyên đề tốt nghiệp. Nam Định, ngày 25 tháng 7 năm 2022 Học viên Hoàng Thị Kim Ngân ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là báo cáo của riêng tôi. Những thông tin trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nam Định, ngày 25 tháng 7 năm 2022 Học viên Hoàng Thị Kim Ngân iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. iv DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ v ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................. 1 Chương 1 .......................................................................................................................... 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................................................... 3 1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 3 1.1 Khái niệm về căng thẳng và căng thẳng nghề nghiệp ....................................... 3 1.2 Phương thức gây bệnh của căng thẳng .............................................................. 5 1.3 Các giai đoạn phản ứng của căng thẳng ............................................................ 5 1.4 Mức độ của căng thẳng ...................................................................................... 6 1.5 Nguyên nhân gây căng thẳng nghề nghiệp ........................................................ 6 1.6 Những ảnh hưởng của căng thẳng nghề nghiệp ................................................ 7 2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................... 9 2.1 Tổng quan về ngành điều dưỡng ....................................................................... 9 2.2 Một số nghiên cứu về căng thẳng nghề nghiệp ............................................... 15 Chương 2 ........................................................................................................................ 17 MÔ TẢ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ................................................................................ 17 2.1 Giới thiệu chung về Trung tâm Y tế huyện Việt Yên .......................................... 17 2.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 18 2.3 Thực trạng căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên điều dưỡng Trung tâm Y tế huyện Việt Yên .......................................................................................................... 22 Chương 3 ........................................................................................................................ 35 BÀN LUẬN ................................................................................................................... 35 3.1 Tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng khối lâm sàng ............................. 35 3.2 Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp ở điều dưỡng khối lâm sàng ............................................................................................................................ 36 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 41 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .................................................................................................. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 1 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 4 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTNN Căng thẳng nghề nghiệp NVĐD Nhân viên điều dưỡng v DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1 Phân bố về tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu ........................... 23 Bảng 2. 2 Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo công tác quản lý ........................................ 24 Bảng 2. 3 Phân bố về tình trạng mắc CTNN của NVĐD có hay không làm công tác quản lý ............................................................................................................................ 25 Bảng 2. 4 Mức độ đánh giá diện tích môi trường lao động của NVĐD ........................ 26 Bảng 2. 5 Mức độ đánh giá tiếng ồn môi trường lao động của NVĐD ......................... 26 Bảng 2. 6 Mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân và CTNN của điều dưỡng .......... 29 Bảng 2. 7 Mối liên quan giữa một số yếu tố từ công việc và CTNN của điều dưỡng ... 31 Bảng 2. 8 Mối liên quan giữa áp lực công việc và CTNN của điều dưỡng ................... 32 Bảng 2. 9 Mối liên quan giữa mối quan hệ trong công việc và CTNN của điều dưỡng 33 Bảng 2. 10 Mối liên quan giữa sự hài lòng trong công việc và CTNN của điều dưỡng 34 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Từ xưa đến nay căng thẳng là một vấn đề luôn luôn hiện hữu trong xã hội. Tất cả mọi người, không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp đều có nguy cơ mắc căng thẳng. Hiện nay, trên thế giới các nghiên cứu về cẳng thẳng nghề nghiệp chủ yếu tập trung ở nhóm đối tượng công nhân nhà máy, nhân viên văn phòng, giáo viên, …các nghiên cứu này báo cáo về tỷ lệ căng thẳng ở các nhóm tuổi, ảnh hưởng của cẳng thẳng nghề nghiệp lên sức khỏe và các yếu tố liên quan đến căng thẳng [19],[20],[21]. Trong bối cảnh ngày nay, đi cùng với sự phát triển của đất nước là nguy cơ xảy ra các tai nạn, bệnh tật khiến người bệnh phải đến viện ngày càng đông. Điều này vô tình làm tăng gánh nặng cho nhân viên y tế, dẫn đến nguy cơ bị căng thẳng nghề nghiệp cao, đặc biệt là điều dưỡng viên khối lâm sàng. Nhân viên điều dưỡng phải làm việc trong môi trường có khối lượng công việc lớn, trách nhiệm nặng nề, trực đêm, phải đối mặt với phản ứng tiêu cực từ người bệnh và người nhà, có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh… Theo Tayebe Mehrabi và cộng sự, năm 2010, tại một bệnh viện ở Iran có tới 73,5% điều dưỡng viên có trải nghiệm về căng thẳng. Có một mối liên quan có ý nghĩa giữa đặc điểm nhân khẩu học, tình trạng hôn nhân và giờ làm việc với căng thẳng nghề nghiệp [22]. Tại Việt Nam các nghiên cứu về căng thẳng còn hạn chế. Trong một nghiên cứu của Trần Thị Thu Thủy về “ Tình trạng căng thẳng và một số yếu tố nghề nghiệp liên quan tới căng thẳng ở điều dưỡng viên tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức năm 2015” cho thấy tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng là 18,5%, các yếu tố liên quan tới căng thẳng gồm tham gia công tác quản lý, mối quan hệ với đồng nghiệp và mâu thuẫn với cấp trên [1]. Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập khu vực đòi hỏi các bệnh viện từ 01/01/2025 sẽ không còn điều dưỡng trung câp nên các điều dưỡng sẽ rất hoang mang để tìm cách học lên. Hơn nữa áp lực tự chủ từ các bệnh viện, tăng giá viện phí đòi hỏi bệnh viện và 2 điều dưỡng phải có thái độ và chất lượng phục vụ tốt hơn để thu hút khách hàng. Đi cùng với sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa là sự phát triển của công nghệ thông tin người bệnh và gia đình dế tiếp cận với các thông tin y tế chính thống và cả không chính thống nên có hiểu biết khác nhau về bệnh, sức khỏe, quyền được hưởng dịch vụ y tế nên dễ xảy ra khiếu kiện. Trung tâm Y tế huyện Việt Yên được thành lập dựa trên sự sát nhập của 3 cơ quan gồm Bệnh viện đa khoa huyện Việt Yên, Trung tâm Y tế Việt Yên và Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Việt Yên từ tháng 01/2019. Từ khi thành lập tới nay, dưới dự lãnh đạo của các đồng chí trong Ban Giám đốc toàn thể nhân viên trong Trung tâm luôn đoàn kết cố gắng xây dựng phát triển Trung tâm theo hướng hiện đại hóa, lấy người bệnh làm trung tâm: Nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển các kỹ thuật mới, có tình thần trách nhiệm cao, thái độ ân cần và hết lòng với người bệnh. Trong quá trình xây dựng phát triển Trung tâm cũng gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là đợt dịch Covid-19 năm 2021 khi Việt Yên – Bắc Giang là ổ dịch lớn nhất cả nước. Dịch bệnh đã tạo thêm gánh nặng về công việc, tâm lý và sức khỏe cho nhân viên y tế Trung tâm đặc biệt là các điều dưỡng viên vốn đã gặp rất nhiều khó khăn từ trước. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về căng thẳng nghề nghiệp ở các nhân viên điều dưỡng tại Trung tâm trong bối cảnh trước mắt còn nhiều khó khăn. Từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “ Thực trạng căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng tại Trung tâm Y tế huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang năm 2022” nhằm mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng khối lâm sàng tại Trung tâm Y tế huyện Việt Yên năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp hạn chế căng thẳng của điều dưỡng tại Trung tâm Y tế huyện Việt Yên. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1 Khái niệm về căng thẳng và căng thẳng nghề nghiệp Khái niệm về căng thẳng: Walter Cannon là người đầu tiên đưa ra khái niệm về căng thẳng. Theo Cannon,căng thẳnglà phản ứng “cài đặt” sẵn của cơ thể trước những nhân tố gây hại nhằm huy động sức mạnh của cơ thể để ứng phó [2]. Hans Selye đã định nghĩa “Căng thẳnglà phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những căng thẳng” [2]. Như vậy, căng thẳng là phản ứng của cơ thể sống trước những tác động lên nó. Các căng thẳng bình thường không gây hại, một số căng thẳng còn có tác động lợi: kích thích tính tích cực, huy động sức mạnh để còn người vượt qua khó khăn. Tuy nhiên những căng thẳng quá mức và kéo dài về thời gian mới có thể gây ra một chuỗi những ảnh hưởng xấu đến con người. Theo M.Ferreri thuật ngữ căng thẳng được dung để chỉ một nguyên nhân của tác nhân công kích làm cho cơ thể khó chịu và cũng để chỉ hậu quả của những tác nhân gây kích thích mạnh [3]. Theo R.S.Lazarus và S.Folkman, căng thẳng là kết quả của sự mất cân bằng giữa những yêu cầu và những nguồn lực [20]. Một định nghĩa đơn giản về căng thẳng có thể được sử dụng là: căng thẳng xuất hiện khi áp lực vượt quá khả năng thông thường của bạn để ứng phó, theo S.Palmer, 1999 [4]. Trong tâm lý học lâm sàng, căng thẳng được quan niệm là sang chấn tác động vào con người gây lên các chứng bệnh tâm căn có hại cho sức khỏe con người [5]. Trong tâm thần học, căng thẳng được xem là tất cả những sự việc, hoàn cảnh trong các điều kiện sinh hoạt xã hội, trong mối liên quan phức tạp giữa người với người tác động vào tâm thần gây lên những cảm xúc mạnh [6]. 4 Nguồn gốc của các yếu tố gây căng thẳng này có thể là các biến cố trong gia đình, nghề nghiệp và xã hội [8]. Khái niệm về căng thẳng nghề nghiệp: Năm 1978, Terry Barbee và John Newman đã đưa ra định nghĩa về CTNN, đó là sự tương tác giữa các điều kiện lao động với những nét đặc trưng của người lao động làm thay đổi các chức năng bình thường về tâm lý hoặc sinh lý hoặc cả hai [23]. Theo Viện Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp Quốc gia của Hoa Kỳ (NIOSH), CTNN có thể được định nghĩa là những đáp ứng có hại về mặt tâm lý và cơ thể xảy ra khi yêu cầu công việc không phù hợp với khả năng, nhu cầu và nguồn lực của người lao động [24]. Một vài nghiên cứu cho rằng, CTNN bắt nguồn từ những đặc trưng của công việc mà tạo ra một mối đe dọa cho cá nhân người lao động. Mối đe dọa này có thể do những đòi hỏi quá mức của việc làm hoặc do những cung ứng không đầy đủ, thỏa mãn những yêu cầu từ phía người lao động trong một thời gian quá ngắn, thì sẽ nảy sinh tình trạng làm việc quá tải. Sự không thỏa mãn các nhu cầu có liên quan đến những gì người lao động hy vọng nhận được tại nơi làm việc, bao gồm: tiền lương thỏa đáng, được toại nguyện trong công việc, có cơ hội thăng tiến [8]. Như vậy, có thể thấy CTNN là vấn đề rất dễ xảy ra do nhiều yếu tố tác động đến. Vì vậy chúng ta phải quan tâm đến vấn đề CTNN và ảnh hưởng của nó đối với người lao động để có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.  Căng thẳng nghề nghiệp trong nhân viên y tế: Căng thẳng của NVYT là trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở người NVYT trong quá trình hoạt động trong lĩnh vực y tế cũng như trong đời sống thường ngày. Trong đó, một phần là do sự tác động củ những điều kiện khó khăn, phức tạp từ hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân hoặc trong chính bản thân của mỗi người gây ra, một phần là do cách mà họ cảm nhận và giải thích sự tác động đó, tùy thuộc vào khả năng “xử lý” của bản thân có thể ảnh hưởng tới NVYT trên các mặt sinh lý, tâm lý và xã hội [9]. 5 1.2 Phương thức gây bệnh của căng thẳng Phương thức gây bệnh của căng thẳng rất đa dạng và phức tạp[10]: - Căng thẳng gây bệnh thường là những căng thẳng mạnh và cấp diễn hoặc không mạnh nhưng lặp lại nhiều lần. - Thành phần gây bệnh của căng thẳng là ý nghĩa thông tin chứ không phải cường độ của căng thẳng. - Tính gây bệnh của căng thẳng còn tùy thuộc vào sự chuẩn bị của tâm thần và cơ thể trước một căng thẳng, căng thẳng càng bất ngờ thì càng dễ gây bệnh. - Những căng thẳng gây xung đột nội tâm làm cho cá nhân không tìm được lối thoát cũng thường gây bệnh. - Căng thẳng tác động vào một cá nhân gây bệnh nhiều hơn khi tác động vào một tập thể. 1.3 Các giai đoạn phản ứng của căng thẳng Theo Hans Selye, căn cứ vào khả năng thích ứng của cơ thể trước các tác nhân gây căng thẳng thì phản ứng của căng thẳng được chia làm 3 giai đoạn là giai đoạn báo động, giai đoạn thích nghi và giai đoạn kiệt quệ [11], [24]. - Giai đoạn báo động: là giai đoạn được biểu hiện bởi những biến đổi đặc trưng của cơ thể khi tiếp xúc với các yếu tố gây căng thẳng tạo nên những thay đổi về tâm lý và sinh lý. Những thay đổi này giúp cơ thể đánh giá các tình huống gây căng thẳng và bước đầu tạo ra các đáp ứng của cơ thể trước các tình huống đó. Giai đoạn này có thể diễn ra rất nhanh hoặc kéo dài rất lâu, ở giai đoạn này cơ thể có thể chết do các yếu tố tác động quá mạnh vượt qua sự đáp ứng của cơ thể. Nếu cơ thể có thể tồn tại được thì các thay đổi bước đầu sẽ được chuyển sang giai đoạn ổn định. - Giai đoạn thích nghi: là mọi cơ chế đều được gia tăng để cơ thể chống đỡ, điều hòa các rối loạn ban đầu, lập lại trạng thái cân bằng nội môi và tạo ra sự cân bằng với môi trường.Trong một tình huống căng thẳng có thể đáp ứng bằng hai giai đoạn là giai đoạn báo động và giai đoạn thích nghi. Nếu giai đoạn thích nghi tiến triển tốt thì các 6 chức năng tâm – sinh lý được hồi phục và ngược lại, nếu khả năng thích ứng của cơ thể mất dần thì cơ thể sẽ chuyển sang giai đoạn kiệt quệ. - Giai đoạn kiệt quệ: do các tình huống căng thẳng quá mức hoặc kéo dài làm cho cơ thể mất khả năng bù trừ, cơ thể trở nên suy sụp, khả năng thích nghi bị rồi loạn, xuất hiện các rối loạn tâm lý. 1.4 Mức độ của căng thẳng Theo giáo sư Đặng Phương Kiệt phân chia mức độ căng thẳng [7], [8]: - Căng thẳng mức độ nhẹ: là mức độ mà chủ thể có thể cảm nhận như một thách thức làm tăng kích thích. - Căng thẳng mức độ vừa: là mức độ phá vỡ ứng xử có thể dẫn đến những hành động rập khuôn, lặp lại. - Căng thẳng mức độ nặng: là mức độ dẫn đến ngăn chặn ứng xử gây ra những phản ứng lêch lạc, dễ bối rối, giận dữ và trầm nhược. Theo H.Selye có 2 mức độ: - Mức độ căng thẳng bình thường: là phản ứng thích nghi của cơ thể, đây là căng thẳng tích cực, huy động khả năng của cơ thể để có thể vượt qua các tác nhân của căng thẳng, lấy lại cân bằng của cơ thể. - Mức độ căng thẳng bệnh lý: phản ứng thích nghi của cơ thể thất bại, con người không thể vượt qua được dẫn đến ốm đau, bệnh tật… 1.5 Nguyên nhân gây căng thẳng nghề nghiệp Tác giả Cooper CL nêu ra 6 nguyên nhân chính gây CTNN [25]. - Các điều kiện lao động: quá tải lao động ( lượng và chất), Hysteria dây chuyền, các quyết định của con người, làm việc theo ca, stress kỹ thuật. - Do vai trò lao động; vai trò (chức năng) công việc không rõ ràng, các rập khuôn và giới tính và vai trò giới tính, quấy nhiễu tình dục. - Các yếu tố giữa liên quan cá nhân với nhau: điều kiện lao động và các hệ nâng đỡ xã hội nghèo nàn, cạnh tranh, ghen tỵ hoặc mâu thuẫn về mặt chính trị, thiếu quan tâm người lao động. 7 - Phát triển nghề nghiệp: kém thúc đẩy nghề nghiệp, thúc đẩy quá sức, an toàn nghề nghiệp, các tham vọng bị hụt hẫng. - Cơ cấu tổ chức: cứng nhắc và không quan tâm tới nhu cầu cá nhân, đấu tranh chính trị, giám sát và huấn luyện không thỏa đáng, đưa ra quyết định không được chia sẻ. - Mối liên quan giữa gia đình và nghề nghiệp: các ảnh hưởng từ công việc tác động tới gia đình, thiếu nâng đỡ từ phía vợ/chồng, các mẫu thuẫn hôn nhân. Theo Viện Sức khỏe và An toàn Hoa Kỳ, các yếu tố là nguồn gốc của CTNN[24]: - Thiết kế công việc: khối lượng công việc quá nhiều, cường độ làm việc cao, thời gian làm việc kéo dài, thời gian nghỉ ngơi ngắn, công việc lặp lại, ít sử dụng kỹ năng của người lao động… - Cơ cấu quản lý: người lao động thiếu quyền quyết định trong công việc, ít có sự bàn bạc, giao tiếp với cấp trên… - Mối quan hệ cá nhân: thiếu sự hỗ trợ và nâng đỡ của đồng nghiệp, cấp trên, có những xung đột với cấp trên, đồng nghiệp. - Những vấn đề liên quan đến công việc: công việc không có cơ hội thăng tiến, dễ sa thải, mất việc… - Môi trường làm việc: ồn ào, quá nóng, tiếp xúc hóa chất độc hại… 1.6 Những ảnh hưởng của căng thẳng nghề nghiệp Theo tác giả Đặng Phương Kiệt, CTNN có thể gây ra các rối loạn sau [12]: a) Những rối nhiễu tâm lý do CTNN - Lo lắng, căng thẳng, lú lẫn, dễ phát cáu - Các cảm giác hẫng hụt, tức giận và oán giận - Quá nhạy cmả trong cảm xúc và hiếu động - Nén lại các cảm nghĩ - Giảm hiệu quả trong giao tiếp - Co mình lại và trầm cảm - Cảm giác bị xa lánh và ghét bỏ 8 - Buồn chán và không toại nguyện trong nghề nghiệp - Mệt mỏi tinh thần và trí lực giảm sút. - Mất tập trung. - Mất tính tự chủ và tính sáng tạo - Giảm lòng tự trọng b) Những triệu chứng thực tổn - tăng nhịp tim và huyết áp - Tăng chế tiết adrenalin và noradrelanine - Bệnh đường tiêu hóa như loét dạ dày, tá tràng - Các chấn thương thân thể - Sự mệt mỏi thể xác - Bệnh tim mạch - Các chứng bệnh hô hấp - Vã mồ hôi - Các chứng bệnh ngoài da - Các chứng nhức đầu. - Ung thư - Sự căng thẳng cơ bắp - Các rối loạn giấc ngủ c) Những triệu chứng ứng xử của CTNN - Sự chần chừ và né tránh công việc - Thành tích và năng suất công việc giảm - Tăng lạm dụng rượu và ma túy - Phá hoại trực tiếp vào nghề nghiệp - Tăng số lần đến nhà an dưỡng - Ăn quá nhiều như một cách để trốn thoát, gây ra béo phí - Ăn ít như một cách co mình lại, có thể kết hợp với các dấu hiệu trầm cảm - Ăn mất ngon và giảm trọng lượng đột ngột 9 - Tăng hành vi nhiều nguy cơ, kể cả lái xe liều lĩnh và đánh bạc - Hung bạo, phá hoại công trình văn hóa và ăn cắp - Các quan hệ với gia đình và bạn bè xấu đi - Tự sát và mưu toan tự sát 2. Cơ sở thực tiễn 2.1 Tổng quan về ngành điều dưỡng 2.1.1 Định nghĩa Năm 1960, bà Phoebe (Hy Lạp) đã đến từng gia đình có người ốm đau để chăm sóc. Bà được ngưỡng mộ và suy tôn là người điều dưỡng tại gia đầu tiên của thế giới. Thời kỳ viễn chinh ở châu Âu, bệnh viện được xây dựng để chăm sóc số lượng lớn những người hành hương để đau ốm, có những người tham gia việc chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người. Nghề điều dưỡng bắt đầu trở thành nghề được coi trọng. Theo hội điều dưỡng Mỹ, điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị những phản ứng của con người đối với bệnh hiện tại hoặc bệnh có khả năng sảy ra [13]. Theo hội Điều dưỡng quốc tế, điều dưỡng là một phần không thể tách rời của hệ thống chăm sóc sức khỏe, bao gồm việc cải thiện sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc những người mắc bệnh thể chất, tâm thần và tàn tật bất kể lứa tuổi, trong cơ sở y tế hay ngoài cộng đồng. Người điều dưỡng là người đã hoàn thành chương trình giáo dục về cơ bản và tổng quát về điều dưỡng và được cơ quan có thẩm quyền cho phép hành nghề tại nước mình [23]. Chức năng điều dưỡng gồm nhận định, đánh giá tình trạng người bệnh, đánh giá về sự đáp ứng của họ đối với bệnh tật để từ đó chẩn đoán điều dưỡng và vận dụng những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và các tiêu chuẩn điều dưỡng để xây dựng kế hoạch chăm sóc người bệnh [14]. Ở Việt Nam, năm 1995, Bộ Y tế đã đổi mã ngạch đào tạo y tá thành điều dưỡng và đổi tên hội Y tá – Điều dưỡng thành hội Điều dưỡng năm 1997 nhưng vẫn chưa có định nghĩa về ngành điều dưỡng. 2.1.2 Nhiệm vụ của ngành điều dưỡng ở Việt Nam 10 Theo thông tư số 31/2021/TT-BYT về “ Quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện”, nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc điều dưỡng [15]: Điều 5. Tiếp nhận và nhận định người bệnh 1. Tiếp nhận, phân loại, sàng lọc và cấp cứu ban đầu: a) Tiếp nhận, phối hợp với bác sỹ trong phân loại, sàng lọc và cấp cứu người bệnh ban đầu; sắp xếp người bệnh khám bệnh theo thứ tự ưu tiên của tình trạng bệnh lý, của đối tượng (người cao tuổi, thương binh, phụ nữ có thai, trẻ em và các đối tượng chính sách khác) và theo thứ tự đến khám; hướng dẫn hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện khám bệnh và các kỹ thuật cận lâm sàng theo chỉ định của bác sỹ cho người bệnh đến khám bệnh; b) Tiếp nhận, hỗ trợ các thủ tục và sắp xếp người bệnh vào điều trị nội trú. 2. Nhận định lâm sàng: a) Khám, nhận định tình trạng sức khỏe hiện tại và nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh; b) Xác định các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh; c) Xác định chẩn đoán điều dưỡng, ưu tiên các chẩn đoán điều dưỡng tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh; d) Phân cấp chăm sóc người bệnh trên cơ sở nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh của điều dưỡng và đánh giá về mức độ nguy kịch, tiên lượng bệnh của bác sỹ để phối hợp với bác sỹ phân cấp chăm sóc người bệnh; đ) Dự báo các yếu tố ảnh hưởng và sự cố y khoa có thể xảy ra trong quá trình chăm sóc người bệnh. Điều 6. Xác định và thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng 1. Các can thiệp chăm sóc điều dưỡng bao gồm: a) Chăm sóc hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt: theo dõi, can thiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt theo chẩn đoán điều dưỡng và chỉ định của bác sỹ; kịp thời báo bác sỹ và phối hợp xử trí tình trạng hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt bất thường của người bệnh; 11 b) Chăm sóc dinh dưỡng: thực hiện hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp theo chỉ định của bác sỹ; theo dõi dung nạp, hài lòng về chế độ dinh dưỡng của người bệnh để báo cáo bác sỹ và người làm dinh dưỡng kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng; thực hiện trách nhiệm của điều dưỡng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Thông tư số 18/2020/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện; c) Chăm sóc giấc ngủ và nghỉ ngơi: thiết lập môi trường bệnh phòng yên tĩnh, ánh sáng phù hợp vào khung giờ ngủ, nghỉ của người bệnh theo quy định; hướng dẫn người bệnh thực hiện các biện pháp để tăng cường chất lượng giấc ngủ như thư giãn, tập thể chất nhẹ nhàng phù hợp tình trạng sức khỏe, tránh các chất kích thích, tránh căng thẳng, ngủ đúng giờ; theo dõi, thông báo kịp thời cho bác sỹ khi có những rối loạn giấc ngủ của người bệnh để hỗ trợ và phối hợp hỗ trợ người bệnh kịp thời; d) Chăm sóc vệ sinh cá nhân: thực hiện hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, kiểm soát chất tiết, mặc và thay đồ vải cho người bệnh theo phân cấp chăm sóc; đ) Chăm sóc tinh thần: thiết lập môi trường an toàn, thân thiện, gần gũi, chia sẻ, động viên người bệnh yên tâm phối hợp với các chức danh chuyên môn trong chăm sóc; theo dõi, phát hiện các nguy cơ không an toàn, các biểu hiện tâm lý tiêu cực, phòng ngừa các hành vi có thể gây tổn hại sức khỏe cho người bệnh để kịp thời thông báo cho bác sỹ; tôn trọng niềm tin, tín ngưỡng và tạo điều kiện để người bệnh thực hiện tín ngưỡng trong điều kiện cho phép và phù hợp với quy định; e) Thực hiện các quy trình chuyên môn kỹ thuật: thực hiện thuốc và các can thiệp chăm sóc điều dưỡng theo chỉ định của bác sỹ và trong phạm vi chuyên môn của điều dưỡng trên nguyên tắc tuân thủ đúng các quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng; g) Phục hồi chức năng cho người bệnh: phối hợp với bác sỹ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng và các chức danh chuyên môn khác để lượng giá, chỉ định, hướng dẫn, thực hiện kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh phù hợp với tình trạng bệnh lý. 12 Thực hiện một số kỹ thuật phục hồi chức năng theo quy định để giúp người bệnh phát triển, đạt được, duy trì tối đa hoạt động chức năng và giảm khuyết tật; h) Quản lý người bệnh: lập hồ sơ quản lý bằng bản giấy hoặc bản điện tử và cập nhật hằng ngày cho tất cả người bệnh nội trú, ngoại trú tại bệnh viện; thực hiện bàn giao đầy đủ số lượng, các vấn đề cần theo dõi và chăm sóc người bệnh, đặc biệt giữa các ca trực; i) Truyền thông, giáo dục sức khỏe: phối hợp với bác sỹ và các chức danh chuyên môn khác tư vấn, hướng dẫn các kiến thức về bệnh, cách tự chăm sóc, theo dõi, hợp tác với nhân viên y tế trong chăm sóc, phòng bệnh; các quy định về an toàn người bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn, dinh dưỡng, phục hồi chức năng; hướng dẫn hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện đầy đủ các quy định, nội quy trong điều trị nội trú, chuyển khoa, chuyển viện và ra viện. 2. Xác định các can thiệp điều dưỡng: a) Trên cơ sở các can thiệp chăm sóc quy định tại khoản 1 Điều này, chẩn đoán điều dưỡng, phân cấp chăm sóc, nguồn lực sẵn có, điều dưỡng xác định can thiệp chăm sóc đối với mỗi người bệnh; b) Xác định mục tiêu và kết quả can thiệp chăm sóc điều dưỡng mong muốn. 3. Thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng: a) Thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng phù hợp cho mỗi người bệnh. b) Phối hợp với các chức danh chuyên môn khác theo mô hình chăm sóc được phân công gồm: mô hình điều dưỡng chăm sóc chính; mô hình chăm sóc theo đội; mô hình chăm sóc theo nhóm hoặc mô hình chăm sóc theo công việc trong triển khai thực hiện các can thiệp chăm sóc; c) Đáp ứng kịp thời với các tình huống khẩn cấp hoặc thay đổi tình trạng người bệnh. Dự phòng và báo cáo các sự cố ảnh hưởng đến chất lượng can thiệp chăm sóc điều dưỡng; 13 d) Tư vấn cho người bệnh về cách cải thiện hành vi sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, kiến thức để tự chăm sóc bản thân và cùng hợp tác trong trong quá trình can thiệp chăm sóc điều dưỡng. 4. Ghi lại toàn bộ các can thiệp chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh vào phiếu chăm sóc bản cứng hoặc bản điện tử theo quy định. Bảo đảm ghi thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, rõ ràng, dễ đọc; sử dụng, bảo quản và lưu trữ phiếu chăm sóc theo quy định. Điều 7. Đánh giá kết quả thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng 1. Đánh giá các đáp ứng của người bệnh và hiệu quả của các can thiệp chăm sóc điều dưỡng theo mục tiêu, kết quả chăm sóc theo nguyên tắc liên tục, chính xác và toàn diện về tình trạng đáp ứng của mỗi người bệnh. 2. Điều chỉnh kịp thời các can thiệp chăm sóc điều dưỡng dựa trên kết quả đánh giá và nhận định lại tình trạng người bệnh trong phạm vi chuyên môn của điều dưỡng. 3. Trao đổi với các thành viên liên quan về các vấn đề ưu tiên, mục tiêu chăm sóc mong đợi và điều chỉnh các can thiệp chăm sóc điều dưỡng theo khả năng đáp ứng của người bệnh. 4. Tham gia vào quá trình cải thiện nâng cao chất lượng can thiệp chăm sóc điều dưỡng dựa trên kết quả đánh giá. 2.1.3 Đặc trưng của người điều dưỡng Người điều dưỡng có các phẩm chất cá nhân như đạo đức, mỹ học và trí tuệ [13], [30]. Điều này thể hiện qua các đức tính sau: - Ý thức trách nhiệm cao: Đối tượng phục vụ của điều dưỡng là con người. Mọi sự cẩu thả, sơ xuất đều có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Người điều dưỡng phải thấu hiểu sâu sắc và phải rèn luyện thường xuyên để nâng cao ý thức trách nhiệm của mình. - Đức tính trung thực: Trung thực tuyệt đối là một trong những đức tính cơ bản của người điều dưỡng. Người điều dưỡng có mối quan hệ chặt chẽ với người bệnh, với đồng nghiệp dựa trên cơ sở lòng tin.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng