Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng ăn bổ sung của trẻ 6 24 tháng tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng tại xã ...

Tài liệu Thực trạng ăn bổ sung của trẻ 6 24 tháng tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng tại xã minh nghĩa huyện nông cống tỉnh thanh hóa năm 2015

.PDF
81
276
77

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ĐỖ THỊ GIANG THỰC TRẠNG ĂN BỔ SUNG CỦA TRẺ 6-24 THÁNG TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI XÃ MINH NGHĨA HUYỆN NÔNG CỐNG TỈNH THANH HÓA NĂM 2015 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG KHÓA 2011-2015 HÀ NỘI – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ĐỖ THỊ GIANG THỰC TRẠNG ĂN BỔ SUNG CỦA TRẺ 6-24 THÁNG TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI XÃ MINH NGHĨA HUYỆN NÔNG CỐNG TỈNH THANH HÓA NĂM 2015 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG KHÓA 2011-2015 NGƯỜI HƯỚNG DẪN TS. Trịnh Bảo Ngọc HÀ NỘI – 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm và các thầy cô giáo trong viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trịnh Bảo Ngọc người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị ở Trạm Y tế xã Minh Nghĩa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cô, các chị và nhân dân trong xã Minh Nghĩa đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu. Tôi xin chân thành cảm ơn đến những người bạn đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin gửi tấm lòng ân tình đến gia đình, mẹ và anh chị là nguồn động viên giúp tôi hoàn thành khóa luận. LỜI CAM ĐOAN Kính gửi:  Phòng Đào tạo Đại học- Trường Đại học Y Hà Nội  Khoa Y tế công cộng- Trường Đại học Y Hà Nội  Hội đồng chấm thi Khóa luận tốt nghiệp Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả ĐỖ THỊ GIANG MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... ii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... iv ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. Vai trò và nhu cầu dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ ............................... 3 1.2. Ăn bổ sung ........................................................................................... 6 1.2.1. Một số khái niệm ............................................................................ 6 1.2.2. Thành phần của thức ăn bổ sung .................................................... 7 1.2.3. Ăn bổ sung hợp lý .......................................................................... 8 1.3. Tình hình về ăn bổ sung trên Thế Giới và Việt Nam .................... 10 3.1.1. Tình hình ăn bổ sung trên Thế Giới ............................................. 10 3.1.2. Tình hình ăn bổ sung ở Việt Nam ................................................ 12 1.4. Một số yếu tố liên quan đến ăn bổ sung ở trẻ nhỏ ......................... 14 1.4.1. Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ về ăn bổ sung ở trẻ nhỏ 14 1.4.2. Tình hình kinh tế, việc làm .......................................................... 15 1.4.3. Văn hóa, xã hội, phong tục tập quán ............................................ 16 1.4.4. Những người xung quanh............................................................. 16 1.4.5. Tính sẵn có của lương thực thực phẩm ........................................ 17 1.4.5.1. Một số đặc điểm địa phương liên quan đến cung cấp LTTP.... 17 1.4.5.2. Tính sẵn có của lương thực thực phẩm .................................... 18 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU ............ 20 2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu .................................................. 20 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................... 20 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu................................................................... 20 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................... 20 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 20 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 20 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.............................................. 20 2.2.3. Biến số, chỉ số .............................................................................. 21 2.2.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập........................................................ 23 2.2.5. Quy trình thu thập số liệu ............................................................. 23 2.2.6. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu............................................... 23 2.2.7. Sai số và khống chế sai số ............................................................ 24 2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................ 24 2.2.9. Hạn chế trong nghiên cứu ............................................................ 24 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ................................................................................. 25 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ............................................... 25 3.1.1. Đặc điểm về trẻ ............................................................................ 25 3.1.2. Đặc điểm của bà mẹ ..................................................................... 25 3.2. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ của trẻ...................................... 26 3.3. Thực hành cho trẻ ăn bổ sung của các bà mẹ ................................ 28 3.3.1. Thực hành ăn bổ sung ở trẻ (n=108) ........................................ 28 3.3.2. Tần suất sử dụng lương thực, thực phẩm ................................ 35 3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến ăn bổ sung của trẻ .......................... 37 3.4.1. Kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ ............... 37 3.4.2. Đăc điểm của bà mẹ và gia đình ............................................... 39 3.4.3. Sự tiếp cận LTTP của các bà mẹ. ............................................. 41 3.4.4. Nguồn thông tin và sự tác động đến bà mẹ .............................. 42 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 43 4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 43 4.2. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ của trẻ...................................... 44 4.3. Thực hành cho trẻ ăn bổ sung ......................................................... 45 4.3.1. Thực trạng ăn bổ sung ở trẻ ...................................................... 45 4.3.2. Thực hành cho trẻ ăn bổ sung ................................................... 46 4.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến ăn bổ sung của trẻ .......................... 50 4.4.1. Kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ ............... 50 4.4.2. Đăc điểm của bà mẹ và gia đình ............................................... 51 4.4.3. Sự tiếp cận LTTP của các bà mẹ. ............................................. 53 4.4.4. Nguồn thông tin .......................................................................... 53 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 54 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 57 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 62 ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT A&T: Alive & Thrive ATVSTP: An toàn vệ sinh thực phẩm BMHT: Bú mẹ hoàn toàn KP: Khẩu phần LTTP: Lương thực thực phẩm NCBSM: Nuôi con bằng sữa mẹ NCV: Nghiên cứu viên NLKP: Năng lượng khẩu phần VDD: Viện dinh dưỡng SDD: Suy dinh dưỡng TĂ: Thức ăn TCYTTG: Tổ chức y tế thế giới TP: Thực phẩm iii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Biến số, chỉ số nghiên cứu .............................................................. 21 Bảng 3.1: Thông tin chung về mẹ ................................................................... 25 Bảng 3.2: Tình trạng bú mẹ theo giới tính ...................................................... 26 Bảng 3.3: Thực hành cho trẻ ăn bổ sung khi bắt đầu ...................................... 29 Bảng 3.4: Thực hành vệ sinh trong chế biến thức ăn cho trẻ.......................... 31 Bảng 3.5: Một số thực hành nuôi dưỡng trẻ ................................................... 31 Bảng 3.6: Số bữa ăn theo nhóm tuổi ............................................................... 33 Bảng 3.7: Các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn ngày hôm qua của trẻ. .... 34 Bảng 3.8: Tần suất sử dụng lương thực thực phẩm. ....................................... 35 Bảng 3.9: Kiến thức của bà mẹ về nuôi dưỡng trẻ.......................................... 37 Bảng 3.10: Kiến thức về số bữa ăn theo nhóm tuổi của trẻ (n=100) .............. 38 Bảng 3.11: Thời điểm ăn bổ sung hợp lý và một số đặc điểm của mẹ ........... 39 Bảng 3.12: Khẩu phần ăn của trẻ với một số đặc điểm của bà mẹ ................. 39 Bảng 3.13: Khẩu phần ăn của trẻ theo thu nhập gia đình, sự chi trả của mẹ .. 40 Bảng 3.14: Khẩu phần ăn đa dạng và sự tiệp cận LTTP................................. 41 iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Sự phân bố trẻ theo nhóm tuổi và giới tính. ............................... 25 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ trẻ cai sữa theo tháng tuổi (n=27) ..................................... 27 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ nguyên nhân cai sữa của trẻ (n=27) .................................. 27 Biểu đồ 3.4: Thời điểm bắt đầu cho ăn bổ sung của trẻ.................................. 28 Biểu đồ 3.5: Lý do các bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung sớm (n=70) ....................... 28 Biểu đồ 3.6: Phân bố thức ăn bổ sung theo nhóm tuổi của trẻ ....................... 30 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ sử dụng các loại gia vị khi chế biến thức ăn cho trẻ ......... 31 Biểu đồ 3.8: Thời gian cho mỗi bữa ăn của trẻ ............................................... 32 Biểu đồ 3.9: Thực hàng nuôi dưỡng khi trẻ ốm .............................................. 32 Biểu đồ 3.10: Số loại TP được sử dụng chế biến thức ăn trong ngày cho trẻ 33 Biểu đồ 3.11: Sự thay đổi thực phẩm trong ngày ........................................... 34 Biểu đồ 3.12: Mối tương quan giữa thời điểm bắt đầu ăn bổ sung và thời gian đi làm sau sinh của bà mẹ ............................................................................... 41 Biểu đồ 3.13: Các nguồn cung cấp thông tin mà bà mẹ tìm hiểu ................... 42 Biểu đồ 3.14: Sự tác động của nguồn thông tin tới thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ ......................................................................................................... 43 Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ SDD qua các năm của xã Minh Nghĩa[24] ....................... 50 v ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, cùng sự phát triển của kinh tế, xã hội và các can thiệp về y tế và dinh dưỡng, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) của trẻ em dưới 5 tuổi ở nước ta có xu hướng giảm[27]. Nhưng theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ SDD ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao. Cùng với đó thì tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì cũng có xu hướng tăng lên. Theo báo cáo của Viện Dinh Dưỡng quốc gia năm 2013, tỷ lệ SDD trẻ em tính theo cân nặng/ tuổi chung trong toàn quốc là 15,3%, chiều cao/ tuổi 25,9%, cân nặng/ chiều cao là 6,6%; tỉ lệ SDD ở nhóm nghèo vẫn còn cao. Nhiều vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa vùng kinh tế khó khăn, tỷ lệ SDD còn rất cao như Kom Tum, Gia Lai, Hà Giang, Bắc Cạn, Đăk Lắk, Đắk Nông, Thanh Hóa... Cùng với đó thì tỷ lệ trẻ thừa cân là 4,9% đang tăng lên và tăng cao ở những thành phố lớn, nơi kinh tế phát triển như TPHCM (11,5%) Bình Dương (8,6%), Đồng Nai, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Nội, Quảng Ninh... Tỷ lệ này thấp hơn ở những vùng kinh tế khó khăn[28] [25]. Hiện nay dinh dưỡng đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là dinh dưỡng trẻ em. Đó là vấn đề sức khỏe cộng đồng phổ biến ở rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Dinh dưỡng không hợp lý để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Đối với trẻ em thì hậu quả của suy dinh dưỡng cũng như thừa cân béo phì không những ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển tinh thần và trí tuệ của trẻ [13] [12]. Từ lâu các nhà khoa học đã chứng minh được rằng những năm đầu tiên của cuộc đời (từ trong bụng mẹ đến 2 tuổi) là thời kì phát triển quan trọng của trẻ. Thời kì này trẻ cần được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển tốt nhất. Nếu trẻ không được nuôi dưỡng tốt sẽ để lại những hậu quả về thể chất và tinh thần không hồi phục được và ảnh 2 hưởng đến cả thế hệ sau. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao SDD từ 6 tháng trở đi, khi chỉ dùng sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Ở độ tuổi này nếu trẻ không được sử dụng thức ăn bổ sung hoặc thức ăn bổ sung đưa ra không phù hợp thì tăng trưởng của trẻ có thể bị kém đi[4] [3] [42]. Có nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ như: cân nặng sơ sinh, tình trạng sức khỏe bệnh tật, kiến thức và thực hành nuôi con của các bà mẹ, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội...[3] [1] Trong đó, việc cho trẻ ăn bổ sung chưa hợp lý là nguyên nhân trực tiếp tác động tới dinh dưỡng trẻ nhỏ. Theo báo cáo của Viện Dinh Dưỡng năm 2010 trên toàn quốc, tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ sau sinh là 61,7%; tỷ lệ trẻ được tiếp tục cho bú đến 2 tuổi là 22,1%; tỉ lệ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu mới chỉ đạt 19,6%. Tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi được nuôi hợp lý là 54,8%, ăn bổ sung đúng và đủ là 51,7%, trẻ ăn bổ sung chưa kịp thời còn 15%[26]. Từ kết quả trên cho thấy tỷ lệ trẻ được bú mẹ đúng cách và ăn bổ sung hợp lý còn chưa cao. Nhằm đánh giá lại thực trạng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến nuôi dưỡng trẻ em dưới 2 tuổi trong thời gian gần đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Thực trạng ăn bổ sung của trẻ 6-24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan ở xã Minh Nghĩa huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa năm 2015, với mục tiêu: 1 - Mô tả thực trạng ăn bổ sung của trẻ 6-24 tháng tuổi ở xã Minh Nghĩa huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa năm 2015. 2 - Mô tả một số yếu tố liên quan đến ăn bổ sung của trẻ 6-24 tháng tuổi ở xã Minh Nghĩa huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa năm 2015. Hy vọng kết quả nghiên cứu này phần nào góp phần thúc đẩy chương trình thực hành cho trẻ ăn bổ sung được tốt hơn. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Vai trò và nhu cầu dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ Dinh dưỡng cung cấp năng lượng và các chất cần thiết (dưới dạng thức ăn) cho tế bào để nuôi dưỡng cơ thể. Dinh dưỡng chiếm một vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể con người, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Việc cung cấp dinh dưỡng không đúng cách có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về thể chất và trí tuệ của trẻ mà không thể phục hồi được đặc biệt là SDD và bệnh tật. Việc đảm bảo bữa ăn hợp lý, giàu chất dinh dưỡng sẽ góp phần phát triển thể lực cũng như trí tuệ tốt, ngược lại ăn uống không tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Nhu cầu năng lượng Trong quá trình sống, cơ thể con người luôn hoạt động và thực hiện các phản ứng sinh hóa, tổng hợp xây dựng tế bào, tổ chức đòi hỏi phải cung cấp năng lượng. Nguồn năng lượng đó được cung cấp từ thức ăn dưới dạng protid, lipid, gluxid. Mỗi thời điểm khác nhau thì nhu cầu năng lượng của trẻ cũng khác nhau. Nhu cầu năng lượng của trẻ dưới 3 tuổi như sau:[2] [18] Trẻ 0 – 6 tháng: nhu cầu 555 kcalo/ ngày Trẻ 7 – 12 tháng: nhu cầu 710 kcalo/ ngày Trẻ 1 – 3 tuổi: nhu cầu 1180 kcalo/ ngày Nhu cầu và vai trò các chất dinh dưỡng Có rất nhiều các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể nhưng nhìn chung chúng được chia thành các nhóm chính sau: Chất đường, bột (glucid, cacbonhydrate)[23] 4 Là chất cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động của tế bào trong cơ thể, nhất là các hoạt động thể lực, các hoạt động trí tuệ của các tế bào não và tế bào hồng cầu. Ngoài ra, chất đường còn tham gia vào vài cấu trúc tế bào và thành phần của các men hay nội tiết tố. - Mỗi gam chất đường bột cung cấp 4 kcal. - Nhu cầu chất bột đường: 60% nhu cầu năng lượng hàng ngày. Chất đạm (Protid) [23] - Vai trò: Cấu trúc tế bào, thành phần các men Cấu thành các yếu tố miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể Cung cấp năng lượng Kích thích sự thèm ăn và ngon miệng - 1 gam chất đạm cho 4 kcal - Nhu cầu protid : Đối với trẻ em cần 12-15% NLKP trong đó cần có trên 50% protein động vật. Nhu cầu này chủ yếu cho chức năng cấu trúc. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi theo khuyến cáo của WHO/UNICEF thì cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ là đảm bảo đủ nhu cầu protid để trẻ phát triển và khỏe mạnh Chất béo (Lipid) [23] o Là nguồn cung cấp năng lượng rất quan trọng. Chúng còn làm cho thức ăn mềm hơn và dễ nuốt. o Hấp thu và chuyển hoá vitamin tan trong chất béo: A, D, E, K... o Nguyên liệu hình thành tế bào nhất là tế bào thần kinh o Nguyên liệu tạo hormone steroid : hormone sinh dục, thượng thận... - Mỗi gam chất béo cung cấp 9kcalo - Nhu cầu: Trẻ càng nhỏ nhu cầu chất béo càng cao. o Trẻ nhũ nhi : 50% NLKP (tương đương lượng chất béo trong sữa mẹ) 5 o Trẻ 6-11 tháng: 40% NLKP o Trẻ 1-3 tuổi: 35-40% NLKP Tỷ lệ cân đối lipid động vật và lipid thực vật được khuyến nghị là 70% - 30% Vitamine và khoáng chất[23] Là những chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể. Giúp tăng sức đề kháng bảo vệ cơ thể và giúp cơ thể phát triển. Nhu cầu hàng ngày về vitamin là rất ít nhưng nếu thiếu hoặc thừa sẽ gây ra tình trạng bệnh lý. Vitamin tham gia vào hầu hết các quá trình hoạt động của cơ thể: - Chức năng điều hòa tăng trưởng: vitamin A, E, C - Chức năng phát triển tế bào biểu mô: vitamin A, D, C, B2, PP - Chức năng miễn dịch: vitamin A, C - Chức năng hệ thần kinh: vitamin nhóm B (B1,B2, B12, PP), E - Chức năng của mắt: vitamin A - Chức năng đông máu: vitamin K, C - Chức năng bảo vệ cơ thể và chống lão hóa: vitamin A, C, E, beta-caroten Những khoáng chất quan trọng với sức khỏe của trẻ như sắt, canxi, iod, axit folic, kẽm… ˖ Sắt: Là thành phần của huyết sắc tố, hemoglobin, các xitrocrom và nhiều enzym như catalase, peroxydase, cytochromoxydase. Sắt giữ vai trò quan trọng trong vận chuyển ôxy và hô hấp tế bào. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu là loại thiếu máu phổ biến nhất hiện nay. Mỗi ngày trẻ cần được cung cấp 6 - 7 mg sắt qua thức ăn. Sắt có trong thức ăn động vật hấp thu tốt hơn trong thức ăn thực vật nhưng trong rau quả lại có nhiều vitamin C giúp cơ thể hấp thu và sử dụng sắt có hiệu quả hơn. ˖ Canxi: Chiếm 1/3 khối lượng chất khoáng trong cơ thể, 98% tập trung ở xương và răng. Thiếu canxi dẫn đến còi xương, loãng xương. Hằng ngày trẻ cần 400 - 500 mg canxi 6 ˖ Iốt: Là thành phần cấu tạo của các nội tiết tố tuyến giáp trạng giữ vai trò chuyển hóa quan trọng. Thiếu Iốt gây bệnh bướu cổ, phụ nữ có thai thiếu iốt dễ sinh ra trẻ đần độn. ˖ Kẽm: Là thành phần của rất nhiều các loại men cần thiết cho quá trình chuyển hóa protein và gluxit. Thiếu kẽm gây biếng ăn, chậm lớn, chậm phát triển bộ phận sinh dục, rối loạn giấc ngủ, nhiễm trùng lâu lành,… ˖ Magiê: Tham gia vào cấu tạo và hoạt động của nhiều loại men, tham gia vào các phản ứng ôxy hóa và photphoryl hóa. Các loại khoáng chất khác như đồng, selen, coban cũng tham gia vào cấu tạo của các enzyme quan trọng của cơ thể, chống ôxy hóa, tham gia tạo máu. Chất xơ: Giúp điều hòa nhu động ruột, điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm táo bón, giảm sự hấp thu cholesterol và các chất béo [23]. - Các dạng chất xơ : o Chất xơ tan trong nước: gum, oligosaccharide... o Chất xơ không tan trong nước: cellulose Nước : Là một thành phần hết sức quan trọng của chế độ dinh dưỡng mặc dù rất hay bị bỏ quên. Nước chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55% đến 60% cơ thể nam trưởng thành, 50% cơ thể nữ trưởng thành. Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan đến các phản ứng, các quá trình chuyển hoá quan trọng trong cơ thể. Nhu cầu nước hàng ngày của một người trung bình khoảng 1500-2000ml được cung cấp qua nước uống, sữa, thức ăn... Nhu cầu này tăng lên khi hoạt động nhiều, đổ mồ hôi, hay khi bị bệnh, sốt, tiêu chảy... hoặc những ngày thời tiết nắng nóng [19] [18] [20]. 1.2. Ăn bổ sung 1.2.1. Một số khái niệm Ăn bổ sung hay còn gọi là ăn sam, ăn dặm, ăn thêm. Ăn bổ sung là quá trình trẻ từ từ làm quen với thức ăn của gia đình và ngày càng bú mẹ ít hơn. 7 Thức ăn bổ sung là thức ăn ngoài sữa mẹ, là những lương thực, thực phẩm cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ. Theo khuyến cáo của TCYTTG thời điểm ăn bổ sung tốt nhất bắt đầu khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi (180 ngày). Khi đó sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của trẻ, trẻ cần được ăn bổ sung các thức ăn ngoài sữa mẹ. Đây cũng là thời kì mà hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện hơn và có thể tiêu hóa nhiều loại thức ăn. 1.2.2. Thành phần của thức ăn bổ sung  Nhóm thức ăn cơ bản: Đó là nhóm thức ăn cung cấp năng lượng chủ yếu trong khẩu phần ăn. Ở nước ta thường dùng gạo, ngô, khoai được chế biến dưới dạng bột để sử dụng cho trẻ khi mới bắt đầu ăn.  Nhóm thức ăn giàu đạm (protid) o Thức ăn có nguồn gốc động vật: là các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như: Trứng, sữa, thịt, cá, tôm, cua, lươn, phủ tạng (gan, tim, bầu dục). Các loại thịt: lợn, bò, gà, chim… o Thức ăn nguồn gốc thực vật: Đậu đỗ các loại trong đó đậu nành (đậu tương) có hàm lượng protid và lipid cao nhất. Đây là loại thức ăn khi phối hợp với ngũ cốc sẽ trở thành những thức ăn giàu dinh dưỡng như thức ăn động vật mà thường rẻ tiền hơn.  Nhóm thức ăn giàu năng lượng: o Gồm dầu, bơ, mỡ..... o Ngoài mỡ động vật nên cho trẻ ăn dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu nành ...Vì dầu có các tỉ lệ các axít béo không no cao hơn mỡ nên dễ hấp thụ.  Nhóm thức ăn giàu vitamin, chất khoáng và chất xơ: Rau xanh và quả chín là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng vô cùng phong phú. 8 o Các loại rau có lá màu xanh đậm như: rau ngót, rau muống, rau dền, mồng tơi, rau cải...đều chứa nhiều vitamin C và các vi chất như beta-caroten (tiền vitamin A), sắt giúp trẻ phòng chống khô mắt và thiếu máu. o Các loại trái cây: Đu đủ, xoài, chuối, cam, quýt, hồng xiêm....cũng chứa nhiều vi chất khi ăn lại không bị hao hụt do không phải nấu nướng.  Tóm lại một hỗn hợp thức ăn bổ sung lý tưởng cho trẻ cần các loại thức ăn sau [2]: Nguồn cung cấp chất đường, bột  Thức ăn cơ bản Nguồn cung cấp chất đạm  Thức ăn nguồn gốc động vật  Trứng  Đậu đỗ các loại  Sữa bò, sữa đậu nành Nguồn cung cấp Vitamin, khoáng  Rau củ các loại chất và chất xơ  Quả chín các loại Nguồn cung cấp chất béo  Dầu mỡ 1.2.3. Ăn bổ sung hợp lý Ăn bổ sung được coi là hợp lý khi cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho trẻ. Cần cho trẻ ăn số lượng thức ăn phù hợp theo nhu cầu và cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn bổ sung. Để đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ cần cho trẻ ăn đủ số bữa ăn và lượng thức ăn trong ngày: 6 tháng: Bú mẹ là chính + 1 bữa bột loãng và nước hoa quả khi mới bắt đầu sau đó tăng dần lên 2 bữa 7-9 tháng: Bú mẹ là chính + 2-3 bữa bột và hoa quả nghiền 10-12 tháng: Bú mẹ + 3-4 bữa bột đặc và hoa quả nghiền 13-18 tháng: Bú mẹ + 4-5 bữa cháo và hoa quả 9 19-24 tháng: Bú mẹ + 4-5 bữa cháo đặc và hoa quả, tập ăn cơm nát lúc ăn cùng gia đình [2] [20] [42] [40] Cho trẻ ăn bổ sung cần phù hợp các nguyên tắc: o Cho trẻ ăn bổ sung đúng độ tuổi bắt đầu từ sau 6 tháng tức là sau 180 ngày, không quá sớm hoặc quá muộn. Vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt. Cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi hoặc lâu hơn. o Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới. o Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp với khẩu vị của trẻ. o Khi chế biến đảm bảo thức ăn mềm dễ nhai và dễ nuốt. o Chế biến các thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng. Bát bột, bát cháo của trẻ cần thêm nhiều loại thực phẩm khác nhau để tạo nên màu sắc thơm ngon hấp dẫn, đủ chất (gọi là tô màu bát bột). Ví dụ: cho thêm trứng để có màu vàng, thêm rau xanh để có màu xanh, thêm thịt, tôm, cua để có màu nâu. o Trong một ngày, không nên cho trẻ ăn một món giống nhau. o Tăng đậm độ năng lượng của thức ăn bổ sung: Có thể thêm dầu, mỡ hoặc vừng, lạc làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm trẻ dễ nuốt lại cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn. o Cho trẻ ăn nhiều hơn trong và sau khi ốm, cho trẻ ăn uống nhiều chất lỏng hơn đặc biệt khi bị ỉa chảy và sốt cao[36]. o Không nên cho trẻ ăn mì chính (bột ngọt) vì không có chất dinh dưỡng lại không có lợi. o Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn. 10 o Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì cho ăn chất ngọt sẽ làm tăng đường huyết gây ức chế tiết dịch vị làm cho trẻ chán ăn, trẻ sẽ bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn[20] [6] [43] [35] [2]. 1.3.Tình hình về ăn bổ sung trên Thế Giới và Việt Nam 3.1.1. Tình hình ăn bổ sung trên Thế Giới Bú mẹ và thực hành ăn bổ sung kém đang lan tràn. Trên thế giới, người ta ước tính rằng chỉ 34,8% trẻ được BMHT trong 6 tháng đầu đời, phần lớn nhận được thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Thực phẩm bổ sung thường được giới thiệu quá sớm hoặc quá muộn và thường không đầy đủ dinh dưỡng. Theo số liệu từ 64 quốc gia chiếm 69% số trẻ sơ sinh ở các nước đang phát triển, cho thấy đã có sự cải thiện về chỉ số này. Từ năm 1996 - 2006 tỷ lệ BMHT trong 6 tháng đầu tiên đã tăng từ 33% lên 37%. Tăng đáng kể ở châu Phi và cận Sahara, nơi có tỷ lệ tăng từ 22% lên đến 30%; và châu Âu với mức tăng từ 10% đến 19%. Ở Mỹ Latinh và vùng Caribê (trừ Brazil và Mexico) thì tỷ lệ trẻ sơ sinh BMHT tăng từ 30% năm 1996 lên 45% năm 2006 [42]. Tỷ lệ BMHT của trẻ dưới 4 tháng thấp hơn so với mong muốn, dao động từ 19% ở Châu Phi đến 49% ở Đông Nam Á. Chỉ một vài nước có tỷ lệ cao hơn 45%. Ở Tây Phi, nơi mà đa số trẻ được bổ sung nước thì tỷ lệ BMHT là dưới 10%. Nhiều bà mẹ cho con bú ở những nước đang phát triển sử dụng thức ăn lỏng và thực phẩm khác trong vòng 4 tháng đầu tiên. Một số liệu khảo sát về bú bình trong 6 tháng đầu tiên của 22 quốc gia ở các nước đang phát triển chỉ có 6 trong 22 nước có tỷ lệ bú bình ít hơn 20%. Tỷ lệ này ở Châu Phi là 2 - 48%, châu Á là 53-63% và 32-87% ở châu Mỹ và vùng Caribe. Ở châu Phi, tỷ lệ cho ăn bổ sung kịp thời theo số liệu năm 1988-1993 cho thấy tỷ lệ này thấp nhất là 30% ở Guinea và cao nhất ở Zimbabwe (94%), với mức trung bình của 18 quốc gia đạt 66%[41].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng