Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Thực địa tổng hợp tự nhiên hồng đức...

Tài liệu Thực địa tổng hợp tự nhiên hồng đức

.DOC
62
126
95

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC: THỰC ĐỊA ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TỔNG HỢP TRƯỞNG ĐOÀN : LÊ THỊ THUÝ HIÊN PHÓ ĐOÀN : MAI DUY LỤC SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ MAI MSSV : 1166030026 LỚP : K14-ĐHSP ĐỊA LÝ THANH HÓA, THÁNG 12 NĂM 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC. KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI. LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Hồng Đức, Ban chủ nhiệm Khoa Khoa học xã hội đã thống nhất tổ chức kế hoạch cho chuyến đi thực địa địa lí tự nhiên tổng hợp cho lớp K14- ĐHSP Địa trong 10 ngày trên hành trình Thanh Hóa – Hà Nội – Vĩnh Phúc – Phú Thọ - Lào Cai – Điện Biên – Sơn La – Hòa Bình, nhằm củng cố những kiến thức đã học , nâng cao nghiệp vụ sư phạm địa lí và góp phần gắn liền các kiến thức lí thuyết với hoạt động thực tiễn,giúp chúng em có 1 chuyến đi thực tế đầy bổ ích và hiểu biết sâu sắc hơn về các đặc điểm của địa lý tự nhiên nước ta. Đặc biệt cho em gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo Lê Thị Thúy Hiên và thầy giáo Mai Duy Lục đã dẫn dắt chúng em trong suốt quãng đường thời gian đi thực địa,cung cấp các kiến thức bổ ích cho chúng em khi đi qua các địa điểm.Không chỉ thế thầy và cô luôn quan tâm, giúp đỡ chúng em trong từng bữa ăn giấc ngủ, giúp các bạn có sức khỏe yếu có thêm nghị lực để vượt qua, tiếp thêm sức mạnh cho chúng em khi vượt qua những chặng đường gian khổ. Chính những tấm lòng nhiệt tình của thầy cô mà chúng em đã tích lũy được những thông tin mới, những trải nghiệm mới trên con đường mà mình đã lựa chọn. Chuyến đi này là một thành công mà công lao lớn nhất là thầy cô yêu quý, giúp cho đoàn chúng em vượt qua được những khó khăn trên suốt chặng đường đầy nắng gió này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô. Kính chúc các thầy cô có sức khỏe, công tác tốt. Thanh hóa, tháng 12 năm 2013 Sinh viên NGUYỄN THỊ MAI Sinh viên: Nguyễn Thị Mai TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC. KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI. MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1 I. Mục đích và yêu cầu:.........................................................................................1 II. Địa điểm và thời gian của chuyến đi thực địa..................................................1 III. Đối tượng thực địa và biên chế tổ chức...........................................................2 1. Đối tượng thực địa.............................................................................................2 2. Biên chế tổ chức................................................................................................3 B. NỘI DUNG :.....................................................................................................4 Chương I. KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC ĐI THỰC ĐỊA....................................4 1.Các khu vực thực địa..........................................................................................4 1.1 Đồng bằng sông Hồng :..................................................................................4 1.2. Vùng Đông Bắc :...........................................................................................8 1.3. Vùng Tây Bắc :...............................................................................................9 2. Đặc điểm chính về các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.............20 2.1. Vùng đồng bằng sông Hồng.........................................................................20 2.2. Vùng Đông Bắc............................................................................................20 2.3. Vùng Tây Bắc :............................................................................................21 2.3.1. Tỉnh Lào Cai..............................................................................................21 2.3.2 Tỉnh Điện Biên...........................................................................................23 2.3.3 Tỉnh Sơn La................................................................................................25 2.3.4 Tỉnh Hòa Bình............................................................................................25 CHƯƠNG II. THỰC ĐỊA ĐỊA CHẤT...............................................................27 1.Các quá trình địa chất nội sinh và ngoại sinh đã và đang diễn ra....................27 1.1.Vùng đồng bằng sông Hồng :........................................................................27 1.2.Vùng Đông Bắc :...........................................................................................27 1.3.. Vùng Tây Bắc :............................................................................................28 2. Các loại đá :.....................................................................................................28 Chương III. THỰC ĐỊA VỀ CÁC THÀNH PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN..................................................................................30 Sinh viên: Nguyễn Thị Mai TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC. KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI. I. Về địa mạo, địa hình và các quan hệ của nó với nền địa chất.........................30 1. Hoạt động địa chất của các đới đứt gãy:........................................................30 2. Khu vực Tam Đảo – Vĩnh Phúc:.....................................................................31 3.Khu vực Điện Biên :.........................................................................................32 II. ĐẶC ĐIỂM VỀ KHÍ HẬU:...........................................................................33 1 .Khí hậu Hà Nội:..............................................................................................33 2. Khí hậu tỉnh Vĩnh Phúc:..................................................................................36 3.Khí hậu tỉnh Phú Thọ:......................................................................................37 4. Khí hậu Sapa – Lào Cai :.................................................................................37 5. Khí hậu Điện Biên :.........................................................................................40 6. Khí hậu Sơn La:...............................................................................................42 7. Khí hậu tỉnh Hòa Bình:...................................................................................42 III. THỦY VĂN:.................................................................................................43 1.Thủy văn phần đất liền.....................................................................................43 IV. THỰC VẬT VÀ RỪNG..............................................................................48 2. Vườn quốc gia Đền Hùng................................................................................51 V. THỔ NHƯỠNG.............................................................................................53 C - PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................56 1. Đặc điểm và mối quan hệ tổng hợp của địa chất với các yếu tố địa lý tự nhiên của khu vực thực địa............................................................................................56 2.Tình hình khai thác của con người...................................................................57 3. Thu hoạch sau đợt thực địa.............................................................................58 PHỤ LỤC............................................................................................................60 Sinh viên: Nguyễn Thị Mai TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC. KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI. A. PHẦN MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nước ta có nền công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển như vũ bão, kinh tế phát triển ngày càng mạnh tốc độ tăng trưởng GDP cao, đời sống nhân dân được cải thiện một cách đáng kể. Đồng thời cũng kéo theo một số vấn đề lan giải có ảnh hưởng tới xã hội như vấn đề về tình trạng ô nhiễm tài nguyên môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái về đạo đức lối sống.…Trong đó vấn đề quản lí tài nguyên môi trường trong các bậc học như đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở nước ta rất được chú trọng. Đặc biệt việc gắn liền giữa lý thuyết và hoạt động thực tiễn là rất cần thiết, vừa giúp sinh viên nâng cao trình độ hiểu biết của mình vừa tránh khỏi sự bỡ ngỡ đối với công việc sau khi tốt nghiệp. Vì vậy trong thời gian từ ngày 13/11/2013 đến ngày 22/11/2013, trường Đại học Hồng Đức cùng với khoa Khoa học xã hội đã tổ chức thống nhất kể hoạch thực tế dành cho sinh viên lớp K14– Đại Học Sư phạm Địa lý. I. Mục đích và yêu cầu: Mục đích của chuyến đi thực tế là : + Củng cố kiến thức đã học của các học phần Địa chất đại cương; Địa lý tự nhiên đại cương và Bản đồ học; các tài liệu tham khảo về khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và sinh vật. + Rèn luyện kỹ năng thực hành, khảo sát của cá nhân, khả năng tổ chức hoạt động theo nhóm, tinh thần tập thể để hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Biết ghi chép các tư liệu và các đặc điểm chính trong quá trình nghe giảng và tiếp xúc thực tế. + Biết sử dụng bản đồ, sơ đồ và dụng cụ khi quan sát ngoài thực địa. + Biết đánh giá tiềm năng và thực trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn của các địa điểm mà chuyến đi thực địa đã đến. II. Địa điểm và thời gian của chuyến đi thực địa. Chuyến đi thực tế của đoàn bắt đầu khởi hành vào lúc 7h sáng thứ tư ngày 13/11/2013 tới chùa Hương ( thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC. KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI. nay thuộc thành phố Hà Nội) lúc 11h. Sau đó nghi trưa và ăn cơm trưa tại nhà hàng Vinh Đức. Buổi chiều 2h cả đoàn đi thăm quan chùa Hương , vào động Hương Tích. Thứ 5( 14/11) ,sáng lên đường đi lên Tam Đảo – Vĩnh Phúc,chiều đi tới Phú Thọ thăm quan đền Hùng. Ăn tối và nghỉ đêm tại nhà nghỉ Mai An Tiêm. Thứ 6( 15/11) đoàn lên xe lúc 6h sáng tiếp tục khởi hành đến Sapa – Lào Cai.Xe tới Sapa lúc 4h chiều. Thứ 7 (16/11) buổi sáng đoàn đến thăm vườn hoa Hàm Rồng. Chủ nhật (17/11),buổi sáng 8h, đi Thác Bạc. Chiều nghi ngơi mua sắm. Thứ 2( 18/11),cả đoàn ăn sáng,6h lên xe chạy một chặng đường dài tới Điện Biên, ăn trưa ngay trên xe. Tới thành phố Điện Biên lúc 6h tối, ăn tối tại nhà hàng Giang Sơn, nghỉ tại nhà khách Bưu Điện. Thứ 3(19/11), đi thăm quan các di tích lịch sử như đồi A1,thăm bảo tàng Điện Biên Phủ, hầm Đơ-cat. Thứ 4(20/11),lên xe đi Sơn La.Buổi chiều đi thủy điện Sơn La. Thứ 5( ngày 21/11) lên xe để đi Mai Châu( Hòa Bình). Ăn tối và nghỉ ngơi tại nhà sàn ở Bản Lác - Mai Châu – Hòa Bình.Buổi tối đốt lửa trại, giao lưu văn nghệ. Thứ 6(ngày22/11) 6h đoàn lên xe tới thăm quan nhà máy thủy điện Hòa Bình. Sau khi ăn trưa xe chạy thăng về trường. Tới trường lúc 6h tối. III. Đối tượng thực địa và biên chế tổ chức. 1. Đối tượng thực địa. Về địa mạo: Quan sát địa hình của các khu vực đến và quan hệ của nó với nền địa chất, các kiểu địa hình bắt gặp, các nhân tố và quá trình ảnh hưởng đến sự hình thành địa hình. Về khí hậu: Quan sát các trạng thái thời tiết đang xảy ra, nhiệt độ, độ ẩm, gió, sự phân hóa khí hậu theo độ cao của những khu vực đã đến. Về thủy văn: Quan sát, ghi chép tên các con sông, độ dài, chế độ thủy văn. Về thổ nhưỡng : Các loại đất đá và giá trị sử dụng của chúng. Về thảm thực vật và tài nguyên rừng: thực vật nước ngọt, thực vật nhân Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Trang 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC. KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI. tạo; rừng và các vấn đề bảo vệ rừng. 2. Biên chế tổ chức. + Trưởng đoàn: Cô Lê Thúy Hiên + Phó đoàn : thầy Mai Duy Lục. + Lớp : Chia thành 4 nhóm theo tổ trong lớp . Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Trang 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC. KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI. B. NỘI DUNG : Chương I. KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC ĐI THỰC ĐỊA. Khu vực mà chuyến đi thực địa đến bao gồm các tỉnh : Hà Nội,Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Điện Biên , Sơn La, Hòa Bình, thuộc ba khu vực là Đông Bắc (Phú Thọ,), Tây Bắc ( Lào Cai, Điên Biên, Sơn La, Hòa Bình), và Đồng Bằng Sông Hồng ( Hà Nội, Vĩnh Phúc,). 1.Các khu vực thực địa. 1.1 Đồng bằng sông Hồng : Đồng bằng sông Hồng là một vùng hình tam giác, diện tích 15.000 km vuông, nhỏ hơn nhưng lại đông dân hơn đồng bằng sông Cửu Long. Thời trước nó là một vịnh nhỏ của vịnh Bắc Bộ, dần dần nó được bồi đắp nhờ khối lượng phù sa lắng đọng khổng lồ của các con sông, thuộc hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình, qua hàng nghìn năm khiến mỗi năm lấn thêm ra biển khoảng một trăm mét. Đây là nơi sinh sống của tổ tiên người Việt. Trước năm 1975, đồng bằng sông Hồng chiếm 70% sản lượng nông nghiệp và 80% sản lượng công nghiệp miền bắc Việt Nam. Chuyến đi thực tế của chúng tôi dọc theo Đồng bằng Sông Hồng chạy qua một số tỉnh thành phố sau: * Hà Nội : a. Giới thiệu. Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là: Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Trang 4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC.  Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.  Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.  Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.  Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm. KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI. b. Địa điểm thăm quan chùa Hương. Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù (tọa độ: 20°37′5″B 105°44′49″Đ). Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ. Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái. Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, sau được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông. Chùa Chính, tức chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên (tọa độ: 20°36′47″B 105°44′4″Đ). Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán 南南南南南 (Nam thiên đệ nhất động) khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (17671782). Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đá. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Trang 5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC. KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI. Chùa Hương * Vĩnh Phúc : a. Giới thiệu. Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung du và miền núi phía bắc, có tọa độ: từ 21° 08’ (tại xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo) đến 21°19' (tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) vĩ độ bắc; từ 105° 109’ (xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô) đến 105°47’ (xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên) kinh độ đông. Diện tích tự nhiên, tính đến 31/12/2008 là 1.231,76 km², dân số 1.014.488 người, gồm 9 đơn vị hành chính: thành phốVĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Trang 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC. KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI. Yên Lạc với 113 xã, 24 phường và thị trấn. Vĩnh Phúc nằm ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc nước Việt Nam, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì vậy có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc tỉnh, vùng núi ở huyện Tam Đảo. - Phía bắc giáp hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, đường ranh giới là dãy núi Tam Đảo. - Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là sông Lô. - Phía nam giáp Hà Nội, ranh giới tự nhiên là sông Hồng. - Phía đông giáp hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh – Hà Nội. Vĩnh Phúc tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), đồng thời có đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là tuyến đường thuỷ quan trọng, thuận lợi cho tàu bè. b. Địa điểm tham quan Tam Đảo Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ . Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m. Dãy núi Tam Đảo hình thành cách đây 230 triệu năm vào giữa kỷ Trias do hoạt động của núi lửa phun trào dung nham làm nhiều đợt chồng lên nhau. Các loại đá chính ở Tam Đảo là Riolit pocfia, penzit và các tuf của chúng. Dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, dài chừng 80km, rộng từ 10 đến 15 km. Do tương đối dốc đứng, nên trên Tam Đảo có nhiều suối và thác nước. Thác Bạc có độ cao 50m, nước sối xuống tung bọt trắng ngay cả vào mùa khô. Cũng vì dốc đứng, nên hệ thực vật ở đây khá đa dạng và thay đổi theo độ cao. Nhiều loại rau quả ôn đới được trồng ở Tam Đảo và cung cấp cho các vùng xung quanh, nhất là cho Hà Nội. Càng lên cao, các loài cây thuộc họ lá kim càng nhiều. Loàicá cóc, là động vật đặc hữu của Tam Đảo. Vườn quốc gia Tam Đảo rộng 36.883 ha nằm trọn trong dãy núi Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Trang 7 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC. KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI. này. Ở Tam Đảo có nhiều tài nguyên khoáng sản, đáng kể nhất là thiếc 1.2. Vùng Đông Bắc : Vùng đông bắc là vùng lãnh thổ ở hướng Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Gọi là đông bắc để phân biệt với vùng tây bắc, còn thực chất nó ở vào phía bắc và đông bắc của Hà Nội, rộng hơn vùng Việt Bắc. Vùng đông bắc là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng tây bắc và Đồng bằng sông Hồng). * Tỉnh Phú Thọ: a. Giới thiệu Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông giáp huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình. Thành phố Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính, kinh tế chính trị văn hoá giáo dục của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía Tây Bắc. Thành phố Việt Trì nằm đối diện với huyện Ba Vì, Hà Nội qua sông Hồng.Toạ độ địa lí: + Cực Bắc: 21°43'B thuộc xã Đông Khê - huyện Đoan Hùng. + Cực Nam: 20°55'B ở chân núi Tu Tinh xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn. + Cực Đông: 105° 27'Đ ở xóm Vinh Quang - xã Sông Lô - TP. Việt Trì. + Cực Tây: 104°48'Đ thuộc bản Mĩ Á - xã Thu Cúc - huyện Tân Sơn ( đây là xã có diện tích rộng nhất Phú Thọ, rộng gần gấp 1,5 lần thị xã Phú Thọ 96,6km²). b. Địa điểm thăm quan Đền Hùng là tên gọi khái quát quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại. Quần thể di tích đền Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Trang 8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC. KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI. Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này. 1.3. Vùng Tây Bắc : Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam. Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m. Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là địa máng sông Đà). Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Trong địa máng sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từPhong Thổ đến Thanh Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Trang 9 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC. KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI. Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Cũng có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh. * Tỉnh Lào Cai: a. Giới thiệu Vị trí địa lý: Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Tỉnh Lào Cai được tái lập tháng 10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Từ ngày 01/01/2004 (sau khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai Châu) diện tích tự nhiên: 6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước). Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203 km đường biên giới. b. Địa diểm tham quan - Sapa Sa Pa là một thị trấn vùng cao, là một khu nghỉ mát nổi tiếng thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Nơi đây ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của tự nhiên, phong cảnh thiên nhiên với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng cây, tạo nên bức tranh có bố cục hài hoà, có cảnh sắc thơ mộng và hấp dẫn từ cảnh quan đất trời vùng đất phía Tây Bắc. Sa Pa nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1500 đến 1650 mét ở sườn núi Lô Suây Tông. Đỉnh của núi này có thể nhìn thấy ở phía đông nam của Sa Pa, có độ cao 2228 mét. Từ thị trấn nhìn xuống có thung lũng Ngòi Dum ở phía đông và thung lũng Mường Hoa ở phía tây nam. Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển , cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Lai Châu. Mặc dù phần lớn cư dân huyện Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng thị trấn lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Trang 10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC. KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI. Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm. Thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0 °C, đôi khi có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8. Thị trấn Sa Pa là một trong những nơi hiếm hoi của Việt Nam có tuyết. Trong khoảng thời gian từ 1957 tới 2013, 21 lần tuyết rơi tại Sa Pa [4]. Lần tuyết rơi mạnh nhất vào ngày 13 tháng 2 năm 1968, liên tục từ 3 giờ sáng đến 14 giờ cùng ngày, dày tới 20 cm  Tỉnh Điện Biên: a. Giới thiệu Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Trang 11 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC. KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI. Tỉnh Điện Biên được thành lập theo Nghị quyết số 22/2003/ QH 11 “Về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh” ngày 26-11-2003 của Quốc hội khoá XI. Tỉnh Lai Châu (cũ) được chia thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên. Điện Biên là tỉnh miền núi, vùng biên giới, nằm ở phía Tây Bắc nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên toạ độ địa lý 200 54’ - 220 33’ vĩ Bắc, 1020 10’ - 1030 56’ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu; phía Đông - Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài 38,5 km; phía Tây - Tây Nam giáp với tỉnh Luông Pha Băng và Phong Sa Lỳ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, với đường biên giới dài 360 km. Hiện 2,9% diện tích cả nước); cónay, Điện Biên có diện tích tự nhiên 9.562,9 km2 (≈ 9 đơn vị hành chính trực thuộc là: Thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay, các huyện: Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Ảng, Điện Biên Đông, Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa. Tỉnh lỵ đặt tại Thành phố Điện Biên Phủ. b. Địa điểm tham quan Điện Biên Phủ Điện Biên Phủ là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Điện Biên ở tây bắc Việt Nam. Thành phố Điện Biên Phủ phía đông nam giáp huyện Điện Biên Đông, các phía còn lại giáp huyện Điện Biên. Cánh đồng Mường Thanh trước đây thuộc huyện Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Trang 12 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC. KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI. Điện Biên, tỉnh Lai Châu, chiều dài khoảng 23 km, chiều rộng trung bình 7 km đến 9 km. Tổng diện tích của cánh đồng Mường Thanh khoảng 120km2, có 12 xã thuộc vùng lòng chảo gồm: Thanh Minh, thị trấn Điện Biên, Thanh Xương, Thanh An, Noong Hẹt, Sam Mứn, Noong Luống, Thanh Yên, Thanh Chăn, Thanh Hưng, Thanh Luông, Thanh Nưa. Năm 1991 thành lập thị xã Điện Biên Phủ trên cơ sở sáp nhập diện tích của xã Thanh Minh, 1/2 thị trấn Điện Biên và 1 phần nhỏ diện tích của xã Thanh Luông để thành lập thị xã Điện Biên Phủ. Năm 2004 sáp nhập thêm 1/2 diện tích còn lại của thị trấn Điện Biên trước đây và sáp nhập thêm khoảng 1/4 diện tích xã Thanh Nưa, khoảng 1/6 diện tích xã Thanh Luông vào thành phố Điện Biên Phủ để thành lập các phường, xã mới. Hiện nay thành phố Điện Biên Phủ gồm 7 phường: Mường Thanh, Tân Thanh, Thanh Bình, Noong Bua, Him Lam, Nam Thanh, Thanh Trường và 2 xã là: Thanh Minh, Tà Lèng.Tổng diện tích của thành phố Điện Biên Phủ hiện nay chiếm khoảng 3 xã của vùng lòng chảo trước đây, hiện nay cánh đồng Mường Thanh còn lại 10 xã vùng lòng chảo thuộc huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Điện Biên Phủ vốn được gọi là Mường Thanh, từ chữ Mường Then theo tiếng dân tộc Thái nghĩa là "Xứ Trời", gắn với truyền thuyết về sự phát sinh ra dân tộc Thái. Đây là "đất tổ" của nhiều ngành Thái ở Đông Nam Á. Khi Lạng Chạng đưa một bộ phận người Thái Đen từ Mường Lò (Nghĩa Lộ ngày nay ) đến Mường Thanh thì vùng đất này còn gọi là Song Thanh vì có hai mường: Thanh Nưa (Thanh trên) từ bản Noong Hét ngược về đầu nguồn sông Nậm Rốm và Thanh Tẩu (Thanh dưới) từ bản Noong Hét đến cuối sông Nậm Rốm. Tại đây có Viềng Xam Mứn (thành Tam Vạn) cổ kính của người Thái. Các mường thuộc Mường Thanh xưa gồm: Mường Phăng, Mường Nha, Mường Luân, Mường Lèo, Mường Lói nay thuộc huyện Điện Biên; Mường U nay thuộc tỉnh Phong Xa Lỳ của Lào; Mường Và, Sốp Cộp nay thuộc tỉnh Sơn La.Tên gọi Mường Thanh xuất hiện lần đầu trong sách Hưng Hóa xứ Phong Thổ lục của Hoàng Bình Chính. Hoàng Công Chất nổi dậy chống lại vua Lê chúa Trịnh, chiếm đất Mường Thanh, xây đắp thành lũy gọi là Phủ Chiềng Lễ, phiên âm Hán -Việt là Trình Lệ. Ông đã ở đây từ năm 1754 đến năm 1769. Năm 1778 nhà Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Trang 13 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC. KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI. Lê bình được Hoàng Công Toản (con trai Hoàng Công Chất) và đặt ra châu Ninh Biên thay cho tên gọi Mường Thanh, thuộc phủ An Tây. Ninh Biên có 12 mường nhỏ gộp lại. Tên gọi Điện Biên do vua Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên; Điện (奠) nghĩa là "kiến lập", Biên (奠) nghĩa là vùng biên giới, biên ải. Phủ Điện Biên (tức Điện Biên phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lý, tức là tri phủ kiêm quản lý châu), Tuần Giáo và Lai Châu. hành phố Điện Biên được biết đến với trận Điện Biên Phủ năm 1954, giữa quân đội Việt Minh(do tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy) và quân đội Pháp (do tướng Christian de Castries chỉ huy ). Cuộc chiến mang ý nghĩa rất lớn trong việc kết thúc vai trò của người Pháp ở bán đảo Đông Dương, và đưa tới việc kí kết hiệp định chia Việt Nam ra thành 2 miền: Bắc và Nam. Trận Điện Biên Phủ được nhắc đến như một chiến thắng vĩ đại nhất của các nước Đông Nam Á chống lại một cường quốc phương Tây. Trong trận này, lực lượng Việt Minh đã di chuyển pháo binh của họ lên những quả đồi xung quanh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và tiến công vào sườn của quân đội Pháp. Bằng cách huy động sức người một cách tối đa và với lực lượng hậu cần đông đảo của mình, Việt Minh đã làm nên một trong những chiến thắng quan trọng nhất trong lịch sử chiến tranh của Việt Nam. Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ được chính thức xếp hạng di tích lịch sử quốc gia ngày 28 tháng 4 năm 1962. Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được xây dựng nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (2004). Hiện nay chạy dọc thung lũng Mường Thanh, nơi diễn ra cuộc đọ sức lịch sử năm xưa là đại lộ 279, con phố chính và lớn nhất thành phố Điện Biên Phủ. Bắt đầu từ năm 1958, một nông trường quân đội được xây dựng ở đây, kéo theo di dân từ đồng bằng Bắc bộ, biến Điện Biên là một thị trấn nông trường, sau được nâng cấp thành thị trấn huyện lỵ của huyện cùng tên thuộc tỉnh Lai Châu. Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Trang 14 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC. KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI. Từ ngày 18 tháng 4 năm 1992 trở thành thị xã tỉnh lỵ tỉnh Lai Châu. Thị trấn Mường Thanh ở phía tây được tách ra làm huyện lỵ huyện Điện Biên. Ban đầu có 6 Mường Thanh, Tân Thanh, Him Lam, Thanh Bình và 2 xã: Thanh Minh, Noong Bua. Theo Nghị định số 110/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26 tháng 9 năm 2003, Điện Biên Phủ trở thành thành phố từ tháng 10 năm 2003 và là đô thị loại 3, cùng lúc đó thành phố được mở rộng trên cơ sở sáp nhập thị trấn Mường Thanh thuộc huyện Điện Biên và đổi thành phường Nam Thanh, thành lập phường Thanh Trường trên cơ sở 281 ha diện tích tự nhiên và 3.147 nhân khẩu của xã Thanh Luông; 251 ha diện tích tự nhiên và 2.627 nhân khẩu của xã Thanh Nưa (phần điều chỉnh của 2 xã về thành phố Điện Biên Phủ quản lý), chuyển xã Noong Bua thành phường Noong Bua. Sau khi tách tỉnh, Điện Biên Phủ trở thành tỉnh lỵ tỉnh Điện Biên. Ngày 16 tháng 9 năm 2009, thành lập xã Tà Lèng trên cơ sở điều chỉnh 1.536,29 ha diện tích tự nhiên và 2.500 nhân khẩu của phường Noong Bua. *Tỉnh Sơn La : b. Giới thiệu Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc, Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Theo cuộc điều tra dân số ngày1 tháng4 năm 2009, tỉnh Sơn La có 1.080.641 người. Toạ độ địa lý: 20o39’ – 22o02’ vĩ độ Bắc và 103o11’ – 105o02’ kinh độ Đông. Địa giới: phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu; phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình; phía tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphan( Lào); phía tây nam giáp tỉnh Luangprabang (Lào). Sơn La có đường biên giới quốc gia dài 250 km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính (1 thành phố, 11 huyện). Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Trang 15 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC. KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI. b.Địa điểm tham quan nhà máy thủy điện Sơn La Nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện nằm tại tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Nhà máy được khởi công xây dựng ngày 2 tháng 12 năm 2005,. Sau 7 năm xây dựng, Thủy điện Sơn La được khánh thành vào ngày 23 tháng 12 năm 2012, sớm hơn kế hoạch 3 năm, trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á.  Diện tích hồ chứa: 224km2. Dung tích toàn bộ hồ chứa: 9,26 tỉ mét khối nước.  Công suất lắp máy: 2.400 MW, gồm 6 tổ máy.  Điện lượng bình quân hằng năm: 10,2 tỉ KW  Tổng vốn đầu tư: 42.476,9 tỉ đồng (bao gồm vốn đầu tư ban đầu là 36.786,97 tỉ đồng và lãi vay trong thời gian xây dựng là 5.708 tỉ đồng). Vốn thực tế 60.196 tỷ đồng, tăng khoảng 60% so với ban đầu.  Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).  Chủ thầu chính: Tổng công ty Sông Đà  Nhà thầu: Công ty Cổ phần Sông Đà 5, Công ty cổ phần Sông Đà 7, Công ty cổ phần sông đà 9.... Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Trang 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan