Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Thể luận trong văn học trung đại việt nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ xix...

Tài liệu Thể luận trong văn học trung đại việt nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ xix

.PDF
73
192
59

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== KHÚC THỊ HÀ THỂ LUẬN TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2018 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== KHÚC THỊ HÀ THỂ LUẬN TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. LÊ THỊ HẢI YẾN HÀ NỘI - 2018 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đến ThS. Lê Thị Hải Yến - Giảng viên Tổ Văn học Việt Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo Tổ Văn học Việt Nam cùng các thầy, cô trong Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Khóa luận được hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ phía thầy cô và các bạn để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2018 Tác giả khóa luận Khúc Thị Hà LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Lê Thị Hải Yến. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả khóa luận của mình. Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2018 Tác giả khóa luận Khúc Thị Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 3 3.1. Mục đích .................................................................................................... 3 3.2. Nhiệm vụ .................................................................................................... 4 4. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................. 4 5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4 6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 4 7. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 5 8. Bố cục khóa luận ......................................................................................... 5 NỘI DUNG....................................................................................................... 6 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ 6 1.1. Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam.......................................... 6 1.1.1. Nguồn gốc, khái niệm ............................................................................ 6 1.1.2. Diện mạo ................................................................................................. 8 1.2. Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.................................................................................................................. 11 1.2.1. Tình hình lịch sử xã hội, văn hóa tư tưởng Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX ............................................................................................... 11 1.2.2. Hai tác giả tiêu biểu ............................................................................. 16 1.2.2.1. Nguyễn Trường Tộ ............................................................................. 16 1.2.2.2. Nguyễn Lộ Trạch ................................................................................ 19 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 24 Chƣơng 2: HỆ THỐNG VẤN ĐỀ BÀN LUẬN CHỦ YẾU ...................... 25 TRONG THỂ LUẬN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX.................................................................................................................. 25 2.1. Kế sách canh tân đất nƣớc .................................................................... 25 2.1.1. Về chính trị, quân sự............................................................................ 25 2.1.2. Về kinh tế .............................................................................................. 31 2.1.3. Về văn hóa - xã hội .............................................................................. 34 2.2. Kế sách chống chọi với kẻ thù ............................................................... 40 Tiểu kết chƣơng 2:......................................................................................... 48 Chƣơng 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ........................... 49 3.1. Kết cấu và lập luận................................................................................. 49 3.2. Ngôn ngữ ................................................................................................. 54 3.3. Giọng điệu ............................................................................................... 58 Tiểu kết chƣơng 3:......................................................................................... 61 KẾT LUẬN .................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Luận là một thể văn của văn chính luận. Trên hành trình tiếp cận với tác phẩm văn học, không thể bỏ qua đặc trưng thể loại của tác phẩm. Như M. Bakhtin đã nói “thể loại mới chính là nhân vật số một của văn học”. Chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu các tác phẩm viết bằng thể luận từ góc độ thể loại là cần thiết và ý nghĩa. Vấn đề về thể luận được nhiều nhà văn chính luận quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên chưa có giáo trình nào viết về thể luận và cũng chưa có công trình nghiên cứu nào được thực hiện. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX để nghiên cứu nhằm thấy được những vấn đề về: khái niệm, diện mạo, phương diện nội dung và nghệ thuật của thể luận. Khẳng định những đóng góp của thể luận trong văn học trung đại Việt Nam. Trong những năm nửa cuối thế kỷ XIX, sự xâm lược của thực dân Pháp đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử Việt Nam. Một vấn đề được đặt ra trong chính sách đối ngoại của các nước phương Đông là làm thế nào để bảo vệ được nền độc lập dân tộc và bảo tồn được các giá trị văn hóa trước sự bành trướng và xâm lược của thực dân phương Tây. Trong giải pháp của các nước Đông Bắc Á được xây dựng trên nền tảng Nho Giáo như Trung Quốc, Nhật Bản ta có thể tìm thấy một nét chung là: cố gắng hòa nhập yếu tố cũ và mới, truyền thống và hiện đại trên bước đường phát triển của đất nước. Nhưng tình hình ở nước ta dưới triều Nguyễn lại diễn ra hoàn toàn khác. Trước vận mệnh sống còn của đất nước những nhà văn chính luận thức thời lúc đó đã trăn trở, suy ngẫm và cuối cùng bật lên những tư tưởng sáng chói tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch. Những tác phẩm viết bằng thể luận của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch góp phần quan trọng trong công 1 cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước và thể hiện sâu sắc tư tưởng của con người Việt Nam. Ngoài ra, bản thân là một giáo viên trong tương lai, với mong muốn được bổ sung thêm kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu sẽ giúp tôi có thêm những hiểu biết sâu sắc về thể luận và những tác phẩm thuộc thể loại luận. Đặc biệt, có cái nhìn rộng hơn về văn học thời trung đại. Đó là những lí do mà chúng tôi chọn đề tài “Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX”. Hi vọng rằng, nghiên cứu về đề tài này sẽ phần nào làm rõ đặc trưng về nội dung, nghệ thuật cũng như đánh giá đúng vai trò của thể luận trong văn học trung đại Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Khi nghiên cứu về thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX trước hết chúng tôi đi nghiên cứu về thể luận nói chung. Để tìm hiểu về thể luận đã có cuốn sách viết về thể luận tiêu biểu là: Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam của Trần Đình Sử, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2005). Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra khái niệm về thể luận và khái quát được diện mạo của thể luận qua các giai đoạn với những tác phẩm viết bằng thể luận. Tiếp theo, nghiên cứu về thể luận giai đoạn cuối thế kỷ XIX có cuốn tiêu biểu là : Văn chính luận trung đại Việt Nam và Trung Quốc - tiếp biến và phát triển của Nguyễn Đức Thăng trong đề tài khoa học năm 2015. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả cũng đã dẫn ra được khái niệm đồng thời nêu ra được một số đặc trưng về phương diện nội dung, nghệ thuật của thể luận thông qua một số tác phẩm viết bằng thể luận. Bên cạnh đó, để nghiên cứu đề tài này chúng tôi cũng tìm hiểu những tác phẩm của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch tiêu biểu có những tác phẩm sau: 2 “Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX” của Chương Châu (1961), Nxb Giáo dục. Công trình nghiên cứu này, khái quát nội dung tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX. “Nguyễn Trường Tộ - con người và di thảo” của Trương Bá Cần (1988), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu này, đã đề cập tương đối đầy đủ về con người và tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. “Nguyễn Lộ Trạch điều trần và thơ văn” của Mai Cao Chương - Đoàn Lê Giang (1995), Nxb khoa học xã hội. Công trình nghiên cứu này, đề cập đến cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Lộ Trạch. “Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn” của Đỗ Bang (1999), Nxb Thuận Hóa. Công trình nghiên cứu này, đề cập đến cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ (1828 - 1871). Nguyễn Lộ Trạch (1853 - 1895)... những đề xuất trong tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên, tất cả các tác giả trên chưa tập trung đi sâu vào phân tích kĩ những đặc trưng tiêu biểu của thể loại luận. Vấn đề được nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nêu khái niệm và kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu thuộc thể luận. Vẫn còn khoảng trống về diện mạo phát triển qua các giai đoạn, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thể luận. Vẫn chưa khẳng định được những đóng góp của thể luận trong văn học trung đại Việt Nam. Đặc biệt, chưa ai nghiên cứu những tác phẩm này theo góc nhìn từ góc nhìn thể loại. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Khái quát cơ bản những vấn đề về: khái niệm, diện mạo, đặc trưng thể luận giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. 3 Chỉ ra những đặc điểm về phương diện nội dung và nghệ thuật của thể luận. Khẳng định những đóng góp của thể luận trong văn học trung đại Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ Để làm sáng tỏ vấn đề thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX thì nhiệm vụ của khóa luận đặt ra là: Thứ nhất: đọc, tập hợp và phân tích hệ thống tài liệu liên quan đến thể luận. Thứ hai: thống kê số lượng tác phẩm viết bằng thể luận. Thứ ba: đi vào vào nghiên cứu kế sách canh tân đất nước và chống chọi với kẻ thù của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch để thấy được đặc trưng nội dung, nghệ thuật của thể luận. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Cụ thể là qua các tác phẩm thuộc thể loại luận của hai tác giả tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Phạm vi tư liệu: Chúng tôi tìm hiểu các tác phẩm thuộc thể luận giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Đi sâu vào tìm hiểu những bài luận của hai tác giả Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch. Những tư liệu chúng tôi dùng để nghiên cứu là: Tế cấp luận (1863), Giáo môn luận (1863), Thiên hạ phân hợp đại thể luận (1863), Thời vụ sách thượng (1877), Thời vụ sách hạ (1882), Thiên hạ đại thế luận (1892). 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 4 Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp nghiên cứu văn học sử. - Phương pháp loại hình. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành. - Các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh. 7. Đóng góp của khóa luận Khái quát lại diện mạo, đặc trưng nội dung và nghệ thuật của thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. 8. Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa luận tốt nghiệp kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Hệ thống vấn đề bàn luận chủ yếu trong thể luận Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật 5 NỘI DUNG Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam 1.1.1. Nguồn gốc, khái niệm Thể luận là thể văn đã có từ rất lâu đời trong nền văn học cổ Trung quốc. Văn học Trung Quốc có một truyền thống luận rất hùng hậu. Ví như Hàn Dũ có Tranh thần luận; Liễu Tôn Nguyên có Phong kiến luận; Âu Dương Tu có Bản luận, Bằng đảng luận...; Tăng Củng có Đường luận; Tô Tuân có Dịch luận, Nhạc luận, Thi luận, Tư luận; Tô Thức có Phạm Tăng luận, Tu Hầu luận, Lưu Hầu luận, Giả Nghị luận... Như vậy thể luận ở Trung Quốc có từ xưa. Thể văn này đã du nhập vào Việt Nam cùng với thời gian Trung Quốc đô hộ Việt Nam. Cụ thể là xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ XIII tiêu biểu là Trần Thái Tông, Lê Văn Hưu và đạt thành tựu tiêu biểu vào nửa cuối thế kỷ XIX với các nhà văn chính luận tiêu biểu như Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch [24; 253, 254]. Để đưa ra một khái niệm thống nhất về luận, chúng tôi tiến hành tìm hiểu thông qua cuốn từ điển. Theo từ điển tiếng Việt: Danh từ (Từ cũ) bài tập làm văn viết bài luận Động từ 1 (Từ cũ) bàn về vấn đề gì, có phân tích lí lẽ luận việc thời sự luận văn chương 2 dựa vào lí lẽ, ý nghĩa mà suy ra chữ viết quá mờ, rất khó luận [40; 758]. 6 Cuốn Thi pháp văn học trung đại Việt Nam nhà nghiên cứu Trần Đình Sử viết: Luận là một thể văn nhằm phân tích sự lí, phán đoán đúng sai. Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long mục “Luận thuyết” nói “thuật kinh kể lý thì gọi là luận”. “Luận là tổ chức, sắp xếp các ý kiến để làm sáng rõ một chân lí nào đó”. Luận bắt đầu từ Khổng Tử trước đó không có chữ luận. “Luận là thứ tự, sắp xếp các lý lẽ cho có thứ tự, không bị sơ hở thì thành ý không bị sụp đổ”. [24; 203]. Cuốn Văn chính luận Việt Nam và Trung Quốc - tiếp biến, phát triển, Nguyễn Đức Thăng dẫn: “Luận là một thể văn phân tích sự lí, phán đoán đúng sai. Luận là tổ chức, sắp xếp các ý kiến để làm sáng rõ một chân lí nào đó. Luận bắt đầu từ Khổng Tử, trước đó không có chữ luận. Luận khác sử luận vì nó chủ về đạo lí. Tuân Tử có Lễ luận, Nhạc luận, Hán nho có Thạch cừ luận, Bạch hồ luận...” [31; 84]. Tóm lại, theo chúng tôi luận là thuyết minh lí lẽ, đạo đức, phân tích đúng sai, biện bác ý kiến người khác. Ngôn ngữ của luận phải chặt chẽ, có ví dụ thực tế để chứng minh. Cách tổ chức, sắp xếp các ý kiến, triển khai các luận điểm, luận cứ phải theo một thứ tự để làm sáng rõ một chân lí nào đó. Thông qua hệ thống luận điểm, luận cứ và luận chứng, tác động trực tiếp vào lí trí người đọc và người nghe một cách dễ hiểu nhất. Qua đó người đọc thấy được một quan điểm, tư tưởng, lập trường có cơ sở lý luận trong đời sống và học thuật. 7 1.1.2. Diện mạo Bảng thống kê các tác phẩm viết bằng thể luận trong văn học trung đại Việt Nam: Giai đoạn Tác giả Tác phẩm Thế kỷ X - hết thế kỷ - Trần Thái Tông Khóa hư lục có: XIV (1218 - 1277) - Phổ huyết sắc thân - Thu giới luận - Niệm phật luận - Tọa thiền luận - Tuệ giáo giám luận - Giới định túc luận - Lê Văn Hưu - Sử luận (1230 - 1322) Thế kỷ XV - đến hết thế - Ngô Sỹ Liên (khoảng kỷ XVII - Sử luận đầu thế kỷ XV - ?) - Bùi Kỷ (1888 - 1960) - Thân thể luận - Vũ Phạm Hàm - Hòa Nhung luận Nửa đầu thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX (thể luận không xuất hiện) Cuối thế kỷ XIX (1807 - 1872) - Nguyễn Trường Tộ - Thiên hạ phân hợp đại (1830 - 1871) thể luận 8 Giai đoạn Tác giả Tác phẩm - Tế cấp luận - Giáo môn luận - Nguyễn Lộ Trạch - Thiên hạ đại thể luận (1853 - 1895) - Thời vụ sách thượng - Thời vụ sách hạ Giai đoạn từ thế kỷ X - hết thế kỷ XIV diện mạo của thể luận trong văn học trung đại Việt Nam chưa được phong phú. Đời Trần, Trần Thái Tông có Khóa Hư Lục, đây là một kiệt tác phẩm của nền văn học Phật giáo dân tộc, thế kỷ XIII. Về nội dung cuốn sách tác giả đã trình bày những tư tưởng triết lý đại tạng Phật giáo nhằm mục đích tự thức tỉnh mình và đồng thời có tính cách giáo dục quần chúng, nói lên niềm thao thức khổ đau cùng sự giác ngộ của một con người có trách nhiệm với mình, với đời và với đồng bào, nhân loại. Trong sách này có các thiên Thu giới luận, Niệm Phật luận, Tọa thiền luận, Tuệ giáo luận, Giới định túc luận. Có thể nói Phật giáo đã mở đầu thể luận ở nước ta. Tiếp đến Lê Văn Hưu là người mở đầu Sử luận. Ông không viết thành bài luận riêng mà dựa vào sự thực lịch sử mà vạch ra ý nghĩa của nó. Với tư cách là nhà Sử học, ông lấy trách nhiệm của Sử thần mà phát biểu ý kiến riêng, ý kiến này có giá trị độc lập tương đối so với việc chép sử. Ví dụ bài Luận về Hai Bà Trưng hay đoạn luận về việc nhà Lý sùng Phật. Giai đoạn từ thế kỷ XV - đến hết thế kỷ XVII: thời Lê Sơ nhà Sử học Ngô Sĩ Liên có Sử luận. Tác phẩm hoàn toàn theo quan điểm của nho gia, tin mệnh trời, xét đạo đức theo các phạm trù lễ, nghĩa, tín... Cuối triều Lê, Bùi Kỷ giới thiệu bài luận của ông tự làm là Thân thể luận. Giống như các thế hệ nhà nho trước kia, thơ văn Bùi Kỷ là nơi để nói chí, tỏ lòng, thể hiện thế giới 9 tinh thần của mình trong những nét thanh cao với nhiều ưu tư lo đời, thương đời, cũng là để răn mình, răn đời. Giai đoạn nửa đầu thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX thể luận không xuất hiện. Ở giai đoạn này nó đã vắng bóng. Trải qua gần chín thế kỷ có thể thấy thể luận của nước ta hiếm đến cỡ nào, không thấy để lại mẫu mực. Có lẽ điều đó ứng với nhận định của học giả thời nay: “Tổ tiên ta ít làm lý luận. Không phải không có nhưng rất ít” [24; 257]. Giai đoạn cuối thế kỷ XIX khi đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng, họa ngoại xâm khó bề lẩn tránh, đất nước lạc hậu tiêu điều thì xuất hiện những bài luận. Ví như Hòa Nhung luận của Vũ Phạm Hàm (1807 - 1872). Dưới triều vua Tự Đức, Nguyễn Trường Tộ đã gửi triều đình Huế 58 bản điều trần và những bản văn xuất sắc Tế cấp luận (Bàn về những vấn đề khẩn cấp, 1863), Giáo môn luận (Bàn về tự do tôn giáo, 1863), đặc biệt, Thiên hạ phân hợp đại thế luận (Bàn về những thế lớn phân và hợp trong thiên hạ). Sau đó, có thể kể đến Nguyễn Lộ Trạch với Thời vụ sách thượng, Thời vụ sách hạ, nhất là tập Thiên hạ đại thế luận (Bàn về thế lớn trong thiên hạ, cụ thể bàn về tình thế của các nước Đông Á trước nguy cơ thôn tính của phương Tây). Phải chăng khi xã hội có biến động lớn thì buộc người ta phải suy nghĩ, mới có nhiều điều phải luận. Bởi vậy giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX thể luận đã đạt được thành tựu tiêu biểu. Nhìn chung thể luận trong văn học trung đại Việt Nam xuất hiện từ triều đại nhà Trần và kết thúc khi thực dân Pháp xâm lược và cai trị Việt Nam. Trải qua những thăng trầm trong lịch sử, thể loại luận đã để lại những tác phẩm giá trị, đạt giá trị cao về tư tưởng nghệ thuật trở thành những tác phẩm mang màu sắc cổ điển trong kho tàng văn học trung đại Việt Nam. 10 1.2. Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX 1.2.1. Tình hình lịch sử xã hội, văn hóa tư tưởng Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, năm 1858 là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cuộc xâm lăng do thực dân Pháp phát động đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc. Sự kiện này đã kéo theo những biến động ghê gớm, những đổi thay sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực đời sống của nhân dân. Thực dân Pháp đã có ý đồ xâm lược nước ta từ lâu, từ cuối thế kỷ XVIII nhưng âm mưu này chưa thực hiện được. “Cuộc chiến bị chậm lại một mặt là do những biến động chính trị trong nội tình nước Pháp, mặt khác là bởi cung cách ứng xử của các vua Nguyễn” [20; 264]. Đến cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp lấy cớ triều đình nhà Nguyễn đã bắn giết các giáo sĩ và ngăn chặn thông thương nên đã chính thức xâm lược Việt Nam. Chúng đã phải mất gần 40 năm mới đặt được ách thống trị trên đất nước ta và gần một thế kỷ nhân dân ta phải sống dưới sự cai trị của Pháp. Trong tình hình xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX thì sự kiện Pháp xâm lược Việt Nam là sự kiện quan trọng, nổi bật, chi phối các sự kiện khác và có ảnh hưởng rất lớn đến mọi tầng lớp người trong xã hội. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có những biến chuyển to lớn. Việt Nam từ một xã hội phong kiến đã biến thành một xã hội thuộc địa, mặc dù thực dân còn duy trì một phần tính chất phong kiến. Song khi đã hình thành thuộc địa thì tất cả các mặt của xã hội đều nằm trong quỹ đạo chuyển động đó. Trong lòng chế độ thuộc địa của thực dân Pháp, ở Việt Nam đã hình thành những mâu thuẫn đan xen nhau, đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn 11 giai cấp. Tuy nhiên, mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động. Trong tình hình đất nước lúc bấy giờ, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Nông nghiệp sa sút, nhiều cuộc khẩn hoang được tổ chức khá quy mô và cuối cùng đất đai khai khẩn lại rơi vào tay địa chủ. Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến, đê điều không được chăm sóc, nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên. Công thương nghiệp bị đình đốn, xu hướng độc quyền công thương của nhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta đã đấu tranh chống thực dân Pháp quyết liệt. Giai cấp phong kiến lúc đầu còn chống đối nhưng ngày càng yếu ớt và cuối cùng thì nhượng bộ, thỏa hiệp, đầu hàng thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp mọi nơi tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nông dân chống triều đình phong kiến đầu hàng và chống Pháp xâm lược. Chẳng hạn như cuộc khởi nghĩa của Ba Cai Vàng, Ðoàn Hữu Trưng, Trần Tấn… Phong trào đấu tranh yêu nước của các sĩ phu, các lãnh binh đã lãnh đạo nhân dân chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương cũng nổ ra rầm rộ kéo dài từ Bình Ðịnh, Quảng Bình ra đến Hưng Yên, Thái Bình, Tây Bắc. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như Phan Ðình Phùng, Ðinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám… Phong trào chống Pháp tuy sôi nổi, đều khắp nhưng không có lực lượng hậu thuẫn làm nòng cốt nên cuối cùng phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta bị thất bại. Tuy thất bại nhưng chứng tỏ được tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm của nhân dân và khẳng định phong trào đấu tranh mang tính nhân dân sâu sắc. Có thể nói, đây là giai đoạn lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc, nhiều hi sinh mất mát nhưng rất tự hào, giai đoạn Khổ nhục nhưng vĩ đại. 12 Trước những biến cố lớn lao, xã hội nước ta có sự phân hóa giai cấp sâu sắc. Mỗi tầng lớp bị phân hóa đều mang sắc thái tâm lý và thái độ chính trị riêng. Giai cấp thống trị cũ của xã hội, thái độ của họ không giống nhau nhưng tâm lý chủ yếu của tầng lớp này là đầu hàng và thỏa hiệp. Bên cạnh đó một số sĩ phu, trí thức phong kiến thấy rõ quyền lợi của phong kiến cũng chỉ là quyền lợi làm tay sai cho đế quốc nên họ tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, sống gần gũi với nhân dân và hăng hái cùng với nhân dân chống giặc. Số khác là những nhà thơ, nhà văn yêu nước họ đã dùng ngòi bút để chiến đấu, để nói lên tâm tư, nguyện vọng và thái độ của mình trước cảnh nước mất, nhà tan. Bên cạnh lực lượng nho sĩ, nhiều tầng lớp mới xuất hiện như tư sản, tiểu tư sản và vô sản, quyền lợi đối lập nhau. Giai cấp tư sản mới hình thành nên chưa đủ sức mạnh để chống lại tư sản chính quốc, cũng chưa đủ sức để vươn cao ngọn cờ yêu nước. Giai cấp vô sản đa số xuất thân từ giai cấp nông dân, giai cấp này lớn mạnh nhanh chóng nhất là sau chiến tranh thế giới I. Tuy nhiên, sáng tác văn học giai đoạn này vẫn thuộc về giai cấp cũ nên văn học vẫn chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến. Đến giữa thế kỉ XIX, cùng với sự hèn yếu của triều đình nhà Nguyễn, sự xâm lược của thực dân Pháp và bước đầu tiếp cận với nền văn minh phương Tây, tầng lớp nho sĩ ở nước ta đã phân hóa sâu sắc. Lúc này, ở Việt Nam diễn ra sự va chạm giữa hai nền văn minh Á - Âu, giữa văn hóa Nho giáo và văn hóa Thiên chúa giáo du nhập từ phương Tây. Trước đây, nền tảng xã hội là Nho giáo, nó là gốc rễ của mọi hệ tư tưởng. Hiện tại, khi thực dân Pháp xâm lược, Nho giáo đã không thể giữ vững vị trí độc tôn và lãnh đạo dân tộc được nữa. Biểu hiện rõ nhất là việc xuất hiện những nhóm sĩ phu tiến bộ có đầu óc canh tân đất nước. Những nhân vật điển hình có thể kể đến là: Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871), Nguyễn Lộ Trạch (1853 - 1895)... Đây là 13 những sĩ phu có đầu óc canh tân đầu tiên trong lịch sử nước ta, đặt nền móng cho cuộc vận động giải phóng dân tộc vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Khi đối diện với vấn đề xâm lược của Pháp, họ phân hóa thành ba khuynh hướng: chủ chiến, chủ hòa và không chiến cũng không hòa. “Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, vấn đề được quan tâm nhiều nhất, có ý nghĩa sống còn là câu hỏi: chiến hay hòa?” [20; 267]. Chủ chiến có thể kể đến những cái tên như Đốc học Phạm Văn Nghị (1805 - 1884), Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Trần Xuân Soạn (1849 - 1923), Tôn Thất Thuyết (1839 1913)… trong phong trào Cần Vương. “Là người trí thức phong kiến, họ yêu nước, quyết tâm cứu nước thoát khỏi khổ nạn, nhưng lại cố làm sao cho hành động của mình vẫn nằm trong giới hạn cương thường” [20; 268]. Đó là những người có lòng yêu nước sâu sắc, họ sẵn sàng hi sinh tính mạng cứu nước. Tuy nhiên, do tư tưởng Nho giáo in sâu, họ không thoát khỏi sự bảo thủ đối với việc canh tân đất nước, xem đó là hành động đi sai luân thường đạo lí. Về phía chủ hòa, chia thành chủ hòa hoàn toàn và chủ hòa để canh tân đất nước. Trong đó, các nhà nho canh tân còn theo xu hướng cũ và mới. Có thể kể đến các nhân vật tiêu biểu cho chủ hòa hoàn toàn như: Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành (1813 - 1883)… Sự phân hóa này còn bắt nguồn từ sự lúng túng trước một kẻ thù mới hoàn toàn khác với các tập đoàn phong kiến phương Bắc trước đây. Dù Vương triều Nguyễn là một trong số những Vương triều tiếp xúc và am hiểu nhiều về sức mạnh của phương Tây từ sớm, từ thời Nguyễn Phúc Ánh còn đang tranh chấp với triều Tây Sơn. Nếu như khuynh hướng chủ chiến hay chủ hòa đã rõ nét thì khuynh hướng không chiến cũng không hòa cũng khá phức tạp. Tư tưởng của khuynh hướng này là giặc từ xa đến trước hết chúng ta phải thủ rồi từ từ mà tiến thoái. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là các nhà nho như: Trương Đăng Quế (1793 - 1865), Lâm Duy Hiệp (1806 - 1863)… 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan