Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thầy nguyễn hoan phú _ vai trò nghiên cứu khoa học trong hoạt động bệnh viện _ 1...

Tài liệu Thầy nguyễn hoan phú _ vai trò nghiên cứu khoa học trong hoạt động bệnh viện _ 125272008 _ hoàng thị anh châu

.DOCX
15
309
70

Mô tả:

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH KHOA Y BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ VAI TRÒ CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN HOÀNG THỊ ANH CHÂU MSSV 125272008 Tp. HCM, 28/08/2017 LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong bộ môn Quản lý bệnh viện và kinh tế y tế Khoa Y - Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn chúng em trong thời gian học môn học. Các thầy, cô đã cung cấp những kiến thức, những vấn đề cập nhật, những tiến bộ về quá trình quản lý, về khoa học kỹ thuật hiện tại trong nước và thế giới. Từ những kiến thức các thầy cô mang đến đã giúp cho chũng em có tầm nhìn về việc quản lý y tế, kinh tế tại nước ta, thúc đẩy chúng em có những niềm đam mê thay đổi phát triển hệ thống quản lý y tế - kinh tế Việt Nam. Em xin gửi đến thầy chủ nhiệm bộ môn, thầy Nguyễn Thế Dũng, trước tiên là lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy vì những tâm huyết, sự nhiệt tình và cả những lời dạy mang hết tình thương yêu dành cho chúng em qua những tiết học thì việc, và xin gửi đến thầy lời xin lỗi vì bản thân em cảm thấy chưa xứng đáng trong việc dung nạp kiến thức, sự tìm tòi tài liệu cho các tiết học. Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã tạo điều kiện, hỗ trợ cho chúng em nơi học tập. Em cũng xin gửi lời cám ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa Y - Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh và Ban điều phối module đã thiết kế chương trình môn học này. Với vốn kiến thức bản thân còn hạn chế và nhận thức chưa đạt đến độ sâu sắc nhất định, chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài thu hoạch này. Kính mong nhận được sự cảm thông cùng những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy, các cô. Trân trọng. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 08 năm 2017 1 TÓM TẮT Trong module vừa qua – module Quản lý bệnh viện - Kinh tế y tế có rất nhiều vấn đề được đặt ra, hầu hết đều là những vấn đề nổi bật, trọng yếu trong ngành y tế, kinh tế, khoa học công nghệ. Tuy nhiên với thời lượng nội dung cho phép của bài thu hoạch em xin được trình bày về vấn đề Vai trò nghiên cứu khoa học trong hoạt động bệnh viện. Đây là vấn đề em rất quan tâm chú ý không chỉ vì đang chuẩn bị trở thành người nghiên cứu khoa học cho khóa luận sắp tới mà còn nội dung của bài học giúp em nắm vững những vấn đề cơ bản, khơi gợi sự tìm tòi kiến thức mới. Trong giới hạn bài viết em sẽ cố gắng nêu bật lên những vấn đề về nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu y sinh học nói riêng ở nước ta hiện tại, những khó khăn, những thách thức và những nguyên nhân giải pháp của sự bất cập trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. 2 MỤC LỤC Đề mục Trang Lời cảm ơn i Tóm tắt ii Mục lục iii Danh sách hình vẽ iv CHƯƠNG 1. GIỚI THIÊÊU CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1 2 2.1/ Nghiên cứu khoa học trong y học: 2 2.2/ Ai làm nghiên cứu khoa học: 4 2.3/ Bác sĩ nghiên cứu cần gì? 4 2.4/ Không làm nghiên cứu được không: 5 2.5/ Vai trò nghiên cứu khoa học trong y học: 5 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG 6 3.1/ Thực trạng nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu y sinh học nói riêng tại nước ta. 3.2/ Nhứng thuận lợi và khó khăn của nghiên cứu y học trong bệnh viên. CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 9 Tài liê u tham khảo ê 10 Danh sách hình Tên hình Hình ảnh 01 6 7 Minh họa mục đích nghiên cứu khoa học sức khỏe Trang 4 3 Hình ảnh 04 Biểu đồồ sồố lượng và năng suấốt cồng bồố khoa học c ủa 13 Việt Nam và các nước trong khu vực DANH SÁCH HÌNH VẼ 4 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU Hiện nay, nghiên cứu khoa học đang dần thay đổi các quốc gia trên toàn thế giới,vị trí dẫn đầu là các nước phương Tây ( Châu Âu và Mỹ). Những lĩnh vực đang được ưu tiên hàng đầu vẫn là y khoa, công nghệ sinh học, di truyền, sinh học phân tử. Y học là một ngành khoa học không ngừng phát triển, luôn luôn cập nhật những thông tin mới về phương pháp điều trị, về các loại thuốc mới, về các tiêu chuẩn chẩn đoán mới,.. Để được phát triển mạnh mẽ như vậy, các chuyên gia, các bác sĩ, những nhân viên y tế và cả những người quan tâm lĩnh vực y khoa đã và đang không ngừng tò mò và tìm hiểu những điều mới bằng nhiều cách thức khác nhau. Và một trong những cách thức đó là nghiên cứu khoa học. Các trường đại học trên toàn cầu được đánh giá theo hai tiêu chí: các công trình nghiên cứu được tạp chí Science và Nature công nhận; số giải Nobel có được ở trường đó. Để được công nhận khẳng định vi trí trên trường quốc tế hệ thống giáo dục tại các trường đại học cần có sự thay đổi, kết hợp giữa chuyên môn và nghiên cứu khoa học. Vậy vấn đề được đặt ra nghiên cứu khoa học có cần thiết trong y học không? Vai trò của nghiên cứu trong y học là gì? Ứng dụng lâm sàng như thế nào? Lợi ích thu được ra sao?. Các tổ chức y học hay các cường quốc về y khoa trên thế giới đã dựa vào cái gì, bằng cách nào mà họ có thể đưa ra các “ Guideline”, các khuyến cáo, các đề nghị trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh và được cả thế giới công nhận. Xin thưa họ dựa vào bằng chứng khoa học hay còn gọi là các nghiên cứu khoa học. Ví dụ như: vào đầu những năm 80 của thế kỹ trước, một số người tình dục đồng giới nam tại New York và San Francisco đột nhiên mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội hiếm gặp 5 người mắc bệnh viêm phổi do Pneumocystic carinii và 26 người bị ung thư Koposi. Đây như là tiền đề để các nhà khoa học trên thế giới tìm hiểu và phát hiện ra virus HIV. Phải nói là y học hiện đại ứng dụng các kiến thức khoa học sức khỏe, nghiên cứu về y sinh học và công nghệ sinh học để chẩn đoán và chữa trị bệnh tật thông qua thuốc men, phẫu thuật hoặc bằng nhiều phương pháp trị liệu phong phú khác. Vì vậy thông qua bài viết này, em xin nêu ra một số vấn đề cơ bản của nghiên cứu khoa học, nguyên nhân dẫn đến thực trạng không phát triễn của nghiên cứu khoa học ở nước ta, nêu các giải pháp giải quyết vấn đề này. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1 2.1/ Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu là quá trình có tính khoa học của việc điều tra và/hoặc thử nghiệm bao gồm việc thu thập, phân tích và diễn giải những dữ liệu một cách có hệ thống để trả lời một câu hỏi nhất định hay giải quyết một vấn đề. Nghiên cứu khoa học y học là một hoạt động theo quy chuẩn khoa học để tìm kiếm một kiến thức mới, một phương tiện mới để phục vụ cho việc nâng cao sức khỏe con người. Nghiên cứu khoa học có những đặc điểm sau: - - - - - - - Tính mới: là quá trình hướng đến sự phát triển mới và sáng tạo. Đây là đặc tính quan trọng nhất của nghiên cứu khoa học và không mẫu thuẫn với kết quả của nghiên cứu. Tính tin cậy: những kết quả nghiên cứu khoa học được xem là có tinh tin cây khi những kết quả đó phải được lặp lại nhiều lần do những người nghiên cứu khác tiến hành những nơi khác trong điều kiện quan sát và thí nghiệm hoàn toàn giống nhau. Tính thông tin: sản phẩm của nghiên cứu khoa học phải được trình bày dưới nhiều dạng như báo cáo khoa học, mẫu vật liệu mới, kỹ thuật mới... Tất cả dạng này luôn mang đặc trưng thông tin. Tính khách quan: vừa là đặc điểm vừa là tiêu chuẩn của người nghiên cứu khoa học. Trong nghiên cứu không có những kết luận vội vàng, cảm tính hoặc những nhận định mang tính chủ quan của cá nhân người nghiên cứu, mà mọi kết luân j đưa ra phải được kiểm chứng một cách khoa học. Tính rủi ro: Một nghiên cứu cũng có thể thành công hay thất bại. Ngay cả một nghiên cứu đã thành công cũng có thể gặp rủi ro khi áp dụng. Nhưng trong nghiên cứu khoa học, thất bại cũng được xem là một kết quả, vì vậy nó cũng được tổng hợp, lưu trữ và báo cáo nhưng một tài liệu khoa học để tránh cho các đồng nghiệp đi sau không mắc phải. Tính kế thừa: Mọi nghiên cứu khoa học đều được kế thừa nhu8ngwx thành tựu khoa học trước đó. Tính kế thừa có ý nghĩa rất quan trọng về mặt phương pháp luận nghiên cứu khoa học nhưng hoàn toàn trái ngược với việc quay cóp một cách máy móc hay gian dối. Tính cá nhân: Cá nhân đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của một công trình nghiên cứu khoa học dù công trình đó do mọi thông tin cá nhân hay tập thể thực hiện. Tính phi kinh tế: Nghiên cứu khoa học mang tính phi kinh tế vì:  Lao động nghiên cứu khoa học hầu như không định mức được.  Những thiết bị chuyên dụng trong nghiên cứu khoa học hầu nhưng không thể khấu hoa được do tần suất sử dụng không ởn định và rất thấp. 2  Hiệu quả khinh tế của nghiên cứu khoa học rất khó xác định. Mục đích nghiên cứu khoa học y học: - Mục đích nghiên cứu khoa học y học để tìm những kiến thức mới, kỹ thuật mới, công cụ mới, kỹ năng mới để chăm sóc, nâng cao sức khỏe con người ngày một tốt hơn. Hiểu biết mới Kỹ năng mới Cải tiến tay nghề Nghiên cứu Cải thiện khoa hoc sức khỏe sức khỏe Kỹ thuật Công cụ Dịch vụ mới mới mới Hình ảnh 01 : Minh họa mục đích nghiên cứu khoa học sức khỏe. Phân loại nghiên cứu khoa học y học: - - Nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu sức khỏe chủ yếu là phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. tức là dựa trên quan sát và kinh nghiệm hơn là lý thuyết và trừu tượng. Nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết bổ sung cho nhau trong việc phát triển sự hiểu biết về các hiện tượng sức khỏe, trong việc dự đoán các sự kiện sức khỏe trong tương lai và trong các công tác phòng chống các sự kiện có hại cho lợi ích chung của con người. Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu lâm sàng và nghiên cứu dịch tễ học: Nghiên cứu cơ bản thường được coi là sự tìm kiếm kiến thức mới mà không có mục đích cụ thể trong hiện tại. Ví dụ tìm hiểu biết mới về cấu trúc chức năng của cơ quan, tế bào bên trong cơ thể và những biến đổi sinh học, sinh lý, sinh hóa của sự sống của con người. Nghiên cứu dịch tễ học trong y khoa có hai cách nghiên cứu về sức khỏe con người là quan sát và can thiệp, được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Ví dụ so sánh mức tiêu thụ thịt bình quân trên đầu người và tỷ lệ mắc bệnh ung thư trực tràng ở các quốc gia hay giữa các vùng có khác nhau hay không. Nghiên cứu lâm sàng là là vấn đề có định hướng và hướng về giải pháp của một vấn đề hiện tại. 2.2/ Ai làm nghiên cứu khoa học: Nhà khoa học: là những người luôn khao khát khám phá những điều bí ẩn chưa rõ ràng. Nên họ luôn mong muốn làm các nghiên cứu để tìm ra vấn đề sáng tỏ các điều bí ẩn. 3 Sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp: việc chỉ bày cho sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp là việc rất cần thiết, vì các lợi ích sau: trước mắt là để cho các em ra trường, thứ hai là việc giúp các em làm quen nghiên cứu khoa học và là tiền đề giúp các em đam mê làm nghiên cứu khoa học sau này. Học viên sau đại học, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, cao học, nghiên cứu sinh: khi tiếp xúc với thực nghiệm lâm sàng thì sẽ có những vấn đề thắc mắc thôi thúc làm nghiên cứu khoa học. Bác sĩ điều trị: ví dụ như khi điều trị bệnh tăng huyết áp có rất nhiều nhóm thuốc khác nhau vậy nhóm nào tốt nhất trong việc điều trị bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường. Vì thắc mắc nên phải làm nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng so sánh tác dụng của các nhóm thuốc. Bác sĩ học dự phòng. Nhân viên y tế ( điều dưỡng, kỹ thuật viên) : phối hợp thực hiện giúp đỡ các bác sĩ, các nhà nghiên cứu hoặc chính bản thân các nhân viên y tế thực hiện nghiên cứu. 2.3/ Khi làm nghiên cứu y học, nhà nghiên cứu cần những gì? Câu hỏi nghiên cứu: xuất phát từ việc thực hành lâm sàng hay các công việc hằng ngày. Phương pháp nghiên cứu khoa học: có nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp khác biệt, phương pháp đồng thuận, phương pháp biến đổi đồng thời và phương pháp tương tự. Làm việc theo nhóm: cùng hợp tác với các bác sĩ khác, các điều dưỡng, dược sĩ, kỹ thuật viên ở labo hoặc các nhà khoa học. Nguồn kinh phí: rất quan trọng trong một nghiên cứu khoa học. Kinh phí sẽ giúp cho việc nghiên cứu trở nên thuận lợi hơn. 2.4/ Bác sĩ không làm nghiên cứu có được không? Câu trả lời “ được” nhưng còn liên đến những vấn đề sau - - Đối với các sinh viên y khoa học xong 6 năm ra trường cần phải thi học để được cấp chứng chỉ hành nghề. Việc không làm nghiên cứu khoa học các bác sĩ mới ra trường cần:  Tự học trong suốt quá trình hành nghề y.  Đọc báo, sách y khoa để cập nhật kiến thức mới  Cần phải có trình độ ngoại ngữ. Đối với cán bộ y tế liên quan đến đào tạo y khoa liên tục (CME) trích từ thông tư 07-2008 TT-BYT: “.. Tất cả cán bộ y tế đang hoạt động trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam phải được đào tạo cập nhật về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong lĩnh vực 4 - chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Thời gian đào tạo tối thiểu mỡi năm tối thiểu là 24 giờ thực học. Trong 5 năm mỗi cán bộ y tế phải tham gia học tập và tích lũy thời gian học tạp ít nhất 120 giờ thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ đang hành nghề..” Các bác sĩ cần tham gia các lớp học CME để có đủ số tiết duy trì chứng chỉ hành nghề nếu không làm nghiên cứu khoa học. Tham gia các hội nghị hội thảo để có đủ số tiết trong năm. Tham gia giảng dạy lâm sàng. 2.5/ Vai trò nghiên cứu khoa học trong y khoa: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng ( về số lượng bệnh nhân và cả yêu cầu về chất lượng trong chẩn đoán và điều trị). Việc áp dụng thành tựu nghiên cứu khoa học y học sẽ năng cao tính chuyên nghiệp. Từ đó, tăng cường uy tính, giá trị nghề nghiệp của nhân viên y tế, của bệnh viện. Tạo cơ sở vững chắc, tin cậy và khách quan. Do đó, nâng cao chất lượng và sự an toàn trong phòng bệnh, điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Chương trình y tế có hiệu quả khi đem lại nhiều lợi ích mà chỉ sử dụng chi phí thấp. Chi phí dịch vụ y tế ngày càng cao và đó là mối quan tâm của nhà quản lý y tế và bệnh nhân. Nghiên cứu khoa học cần phải gắng liền với hiệu quả kinh tế. Từ đó, đưa ra chi phí y tế hợp lý. Đối với nhà nghiên cứu thì vai trò của nghiên cứu y học: - Nâng cao kiến thức. Rèn luyện y đức. Duy trì sự trung thực. Tạo sự đoàn kết đồng nghiệp. Tăng uy tính nghề nghiệp. Góp phần phát triển y học. 5 CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG 3.1/ Thực trạng nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu y sinh học nói riêng ở nước ta. Thống kê các công trình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và thế giới cho thấy, số lượng các công trình nghiên cứu ở Việt Nam là rất ít ỏi. Thực trạng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam là yếu kém cả về số lượng và chất lượng, không chỉ so với các nước tiên tiến, mà với ngay cả so với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam cũng thua xa. Trong 15 năm từ năm 1996-2011, Việt Nam có 13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt, kém xa các nước trong khu vực, 1/5 so với Thái Lan ( 69.637), 1/6 so với Malaysia (75.703), 1/10 so với Singapore (126.881). Trong khi đó dân số Việt Nam gấp 17 lần Singapore, 3 lần Malaysia và gấp gần rưỡi Thái Lan. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn - Đại Học New South Wales, Australia đã mô tả số lượng và năng suất công bố khoa học vủa Việt Nam so với các nước khác trong khu vực, thể hiện qua đồ thị sau : Hình ảnh 02 : Biểu đồ số lượng và năng suất công bố khoa học của Việt Nam và các nước trong khu vực. Qua đồ thị này cho thấy, ngày càng có khoảng cách giữa Việt Nam so với các nước trong khu vực ngày càng xa hơn về số lượng và năng suất công bố khoa học. Vậy vì đâu mà thực trạng nghiên cứu khoa học của Việt Nam lại yếu kém ? Em xin nêu ra một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng này : 6 - - - - Sự bất cập và chồng chéo trong quản lý : Đa số các hệ thống giáo dục đại học Việt Nam theo mô hình Liên Xô cũ nên các hoạt động nghiên cứu phần lớn có tính hàn lâm và đơn ngành. Công tác nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở các viện nghiên cứu quốc gia như Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.. Dẫn đến các tổ chức khoa học công nghệ chưa tạo thành một mạng lưới theo quy hoạch, phân bố bất hợp lý giữa các vùng miền và lĩnh vực hoạt động, còn chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Thiếu hụt các nhà khoa học tài năng : Đội ngũ nhân lực nghiên cứu khoa học trong nước ta tuy gia tăng về số lượng, nhưng chất lượng và năng lực còn hạn chế. Có một nghịch lý rất đáng suy ngẫm là Việt Nam có số giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ nhiều nhất khu vực ASEAN nhưng số bài báo trong một năm lại không bằng một trường đại học uy tín của Thái Lan. Ngoài ra, Việt Nam chưa sử dụng và phát huy được trí tuệ lượng tri thức, chuyên gia khoa học Việt Nam ở nước ngoài. Sự tách rời giữa giảng dạy và nghiên cứu : Các trường đại học chủ yếu tập trung cho việc giảng dạy và ngay cả ở các trường có thực hiện việc nghiên cứu thì cũng ít nghiên cứu thực sự có tác dụng dẫn đến phát triển công nghệ, công bố khoa học hoặc năng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Ngoài ra còn do tỷ lệ sinh viên/ giảng viên quá cao, nhiều giảng viên bận chạy show ở các cơ sở khác nhau nên học rất ít thời giang dành cho việc nghiên cứu kể cả khi có bằng tiến sĩ. Đầu tư và phân bố khi phí nghiên cứu : Về ngân sách nghiên cứu Việt Nam rã kém xa so với một số nước trong khu vực. Đầu tư cho khoa học công nghệ ở Việt Nam năm 2006 là 428 triệu USD, chiếm khoảng 0.17% GDP : năm 2012 tăng lên 653 triệu USD ( 13.000tyr VND), chiếm khoảng 0.27% GDP. Tỉ lệ này thấp hơn so với Thái Lan ( 0.3% GDP, 1.79 tỉ USD), Malaysia ( 0.5% GDP, 1.54 tỉ USD), và Singapore ( 2.2% GDP, 3 tỉ USD) ( Nguyễn Văn Tuấn & Phạm Thị Ly, 20011 :611). Việc phân bổ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho Khoa học công nghệ còn nhiều bất cập. 3.2/ Thuận lợi và khó khăn của nghiên cứu y học ở Việt Nam : Thuận lợi của nghiên cứu y học tại bệnh viện : - - Nghiên cứu khoa học là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển hiện tại. Hệ thống công nghệ thông tin khá phát triển tại Việt Nam. Rất thuận lợi cho việc nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu, tham khỏa các nghiên cứu khác có trong và ngoài nước. Là một yêu cầu của nhà quản lý y tế. Thu hút nguồn đầu tư từ các tổ chức kinh tế. 7 - Hợp tác quốc tế : việc hợp tác quốc tế mang lại rất nhiều lợi ích cho quá trình nghiên cứu bởi vì nhận được sự chỉ dạy từ các chuyên gia quốc tế, được đầu tư kinh phí, hỗ trợ máy móc.. Khó khăn của việc nghiên cứu y học tại bệnh viện: - Lãnh vực nghiên cứu. Phương tiện và kinh phí nghiên cứu. Trình độ kỹ thuật và chuyên môn. Ý kiến nhà quản lý y tế, nhà đầu tư. Nhận thức của xã hội. Hoàn cảnh cá nhân nhà nghiên cứu. 8 CHƯƠNG BỐN : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1/ Kết luận : Với thực trạng nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu y học nói riêng, tôi xin kết luận chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất. Số lượng các trung tâm nghiên cứu và nhóm nghiên cứu y học được đầu tư các trang thiết bị còn thiếu và chưa đồng bộ. Hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học cho đến nay, vẫn chưa có những tiêu chí để đánh giá hiệu quả. Việc đầu tư chi phí cho các hoạt động nghiên cứu chưa được quan tâm, thậm chí một số nghiên cứu chỉ sử dụng ngân sách nhà nước. Qua đó, thấy được tầm quan trọng của nghiên cứu y học hiện nay và những khó khăn hiện tại của việc đổi mới, phát triển của nghiên cứu khoa học ở nước ta. Để thay đổi được các nhà quản lý y tế, các nhà khoa học phải thay đổi chế độ quản lý và chính sách, đi đôi với việc kiện toàn hệ thống tổ chức nhầm khuyến khích và tạo động lực cho đội ngũ y bác sỹ phấn đấu vươn lên giải đáp tốt nhất những yêu cầu bức thiết của sự phát triển đặt ra, làm cho khoa học thực sự là động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của nhà trường, của đất nước, với mục tiêu đưa đất nước thoát khỏi sự kém phát triển và tạo nền tảng để nước ta khẳng định vị trí trên thế giới. 4.2 Kiến nghị : Để giải quyết các bất cập trong nghiên cứu khoa học nói chung tại nước ta : - - Về tài chính : cần thu hút nguồn đầu tư không chỉ từ quốc tế mà cần thêm nguồn hỗ trợ từ nhà nước, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Về thiếu hụt nhân tài : cần có nhiều uu đãi cho nhà nghiên cứu, nhà khoa học. Đề bạt chức vụ theo năng lực chứ không phải dựa vào sự quen biết hay chỉ có chức danh nhưng không có năng lực của các nhà đứng đầu. Sự tách rời giảng dạy và nghiên cứu : càn xây dựng lại hệ thống giáo dục để có sự đan xen giữa chuyên môn và nghiên cứu. Để giải quyết các vấn đề khó khăn của nghiên cứu y học hiện nay tại nước ta : - Đề tài nghiên cứu phải thích hợp. Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học. Nâng cao kiến thức và rèn luyện kỹ năng chuyên môn, giao tiếp. Xây dựng sự đoàn kết giữa các đồng nghiệp. Tranh thủ sự hỗ trợ của các nhà quản lý kinh tế và sự đầu tư của tổ chức kinh kế. Hợp tác quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 [1] Phú, N. (2017). Vài trò của nghiên cứu khoa học trong hoạt động bệnh viện.pptx [2] Lơ, N. (2016). Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khỏe. sách [3] Thông tư 07/2008/TT-BYT. Hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế, ngày 14 tháng 11 năm 2011. [4] Vi.Wikipedia (2017). Định nghĩa nghiên cứu khoa học. Truy cập ngày 28/08/2017 từ https://vi.wikipedia.org/wiki/Nghiên_cứu 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng