Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tạo hứng thú học văn cho học sinh thông qua việc tổ chức trò chơi dạy học trong ...

Tài liệu Tạo hứng thú học văn cho học sinh thông qua việc tổ chức trò chơi dạy học trong bài ôn tập văn học trung đại việt nam (ngữ văn lớp 11)

.DOC
30
83
109

Mô tả:

MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2 1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận ……………………………………………………..………..2 2.2. Thực trạng vấn đề ………………………………………………….….….3 2.3. Giải pháp và cách thức thực hiện………………………………………...5 2.3.1. Lựa chọn một số trò chơi và nội dung tổ chức trò chơi dạy học…….........5 2.3.2. Sử dụng phương tiện khi tổ chức trò chơi dạy học.................................... 5 2.3.3. Cách thức tổ chức một số trò chơi dạy học.................................................5 *Trò chơi Nghe nhanh nhanh, nói nhanh nhanh........................................5 *Trò chơi Giải ô chữ bí mật......................................................................11 *Trò chơi Ai nhanh hơn.............................................................................13 *Trò chơi Ô số may mắn...........................................................................16 2.3.4.Tổng kết và đánh giá trò chơi.....................................................................19 2.4. Hiệu quả thực nghiệm................................................................................19 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................20 3.1. Kết luận........................................................................................................20 3.2. Kiến nghị......................................................................................................21 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Vấn đề dổi mới phương pháp dạy học hiện nay đã và đang là vấn đề được ngành giáo dục quan tâm bàn luận sôi nổi. Bởi lẽ đây thực sự là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của giờ dạy. Trong đó, phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, làm cho học sinh yêu thích môn học trở thành vấn đề cốt lõi cần được ngành giáo dục nói chung và bản thân mỗi giáo viên nói riêng chú ý hơn bao giờ hết. Từ nhiều năm nay, với bộ môn Ngữ văn, việc đổi mới phương pháp dạy học cũng được chú trọng nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, tâm lí của đa số học sinh thường không quan tâm chú ý đến môn Văn, đòi hỏi người giáo viên khi lên lớp phải tìm tòi, thiết kế, sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau. Một trong số những biện pháp để đạt được mục đích trên đó là sử dụng các trò chơi dạy học. Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. Việc vận dụng trò chơi trong giờ học môn văn ở THPT, nhất là trong các giờ dạy ôn tập văn học sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú, giúp học sinh chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo.Tuy nhiên, qua thống kê và sưu tầm của tôi thì một số bài viết và sáng kiến kinh nghiệm chỉ tập trung đề cập đến cách tạo hứng thú học Văn cho học sinh thông qua việc lồng ghép trò chơi trong giờ học Văn nói chung , chứ chưa có tài liệu nào hướng dẫn cụ thể các bước tiến hành trò chơi đối với một bài học cụ thể. Vì vậy, giáo viên muốn thực hiện điều này phải tự mình tìm tòi, tham khảo các bài giảng điện tử, thu thập và chọn lọc kiến thức qua các bài viết để rút ra kinh nghiệm , từ đó hình thành cách thức tổ chức trò chơi cho phù hợp với mục đích và nội dung bài dạy. Với tâm huyết và sự trăn trở đối với vấn đề: Làm thế nào để học sinh có hứng thú hơn khi học bộ môn Văn, nhất là khi học các bài ôn tập văn học đồng thời nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học Văn. tôi luôn cố gắng tìm hiểu các trò chơi dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn và đã vận dụng trò chơi trong bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam, tạo được hiệu quả rất lớn cho học sinh. Để tiếp tục khai thác thế mạnh của trò chơi dạy học trong việc ôn tập và giúp các em có niềm say mê vói môn Văn, tôi đã lựa chọn đề tài: Tạo hứng thú học văn cho học sinh thông qua việc tổ chức trò chơi dạy học trong bài " Ôn tập văn học trung đại Việt Nam" ( Ngữ văn lớp11) 1 1.2. Mục đích nghiên cứu. Mục đích của tôi khi áp dụng đề tài này là: giúp học sinh củng cố, ghi nhớ được nội dung kiến thức đã học một cách dễ hiểu, dễ nhớ nhất. Qua đó tạo hứng thú học tập và niềm yêu thích bộ môn Văn ở các em. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Thực hiện đề tài này đối tượng chủ yếu tôi hướng đến là học sinh lớp 11, trong đó trực tiếp là ba lớp tôi đang giảng dạy: 11A8 , 11A10và 11A11. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Tôi đã tiến hành lập phiếu thông tin khảo sát tình hình học sinh có hứng thú hay không có hứng thú với việc học môn Văn ở ba lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy là 11A8 , 11A10 và 11A11. - Phương pháp thu thập thông tin: Tôi đã tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến đề tài thông qua các bài viết chủ yếu trên mạng Internet. Sau đó chọn lọc thông tin phù hợp với đề tài của mình. Đồng thời thu thập thông tin về tâm lí, phản ứng của học sinh đối với việc học tập môn Ngữ văn qua phiếu điều tra, trò chuyện với học sinh. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Tiến hành thống kê các thông tin, số liệu để xử lí kết quả thu thập được, phục vụ cho việc phân tích, đánh giá trong quá trình nghiên cứu. PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận. Trong luật giáo dục, Điều 28.2 đã ghi rõ:" Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Đây là định hướng cơ bản, thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy môn Văn. Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động của học sinh, loại bỏ thói quen hoạt động thụ động của học sinh và thay đổi phương pháp dạy học truyền thống. Căn cứ vào mục tiêu trên, cùng với việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh THPT, bên cạnh việc học thì hoạt động vui chơi cũng là một nhu cầu không thể thiếu . Nếu giáo viên biết tổ chức cho học sinh chơi một cách hợp lí, khoa học trong giờ học sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao. Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua bộ môn Văn. Do đó, việc sử dụng trò chơi một cách sinh động, đa dạng trong các giờ Văn nói chung và giờ ôn tập văn học nói riêng là hết sức cần thiết. 2 Trong Tâm lý học đại cương và giáo dục học trẻ em đưa ra khái niệm trò chơi học tập như sau: Trò chơi học tập là “Trò chơi có luật và những nội dung cho trước, là trò chơi của sự nhận thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác hoá, hệ thống hóa các biểu tượng đã có nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết của trẻ - trong đó nội dung học tập kết hợp với hình thức chơi”. Trò chơi dạy học có mọi đặc điểm của trò chơi thông thường, nhưng về cấu trúc nó kết hợp các yếu tố chơi và các yếu tố sư phạm trong một tổ hợp hoạt động và quan hệ hiện thực. Bản chất của việc sử dụng trò chơi học tập là một phương pháp dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học và giúp học sinh nắm bắt nội dung bài học một cách dễ hiểu, dễ nhớ nhất. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học tập có sự hợp tác và tự đánh giá. Việc sử dụng trò chơi học tập có tác dụng cụ thể như sau: - Tăng cường khả năng chú ý, nắm bắt nội dung bài học, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh. - Tạo không khí học tập sôi nổi, hào hứng , góp phần giảm mệt mỏi, căng thẳng trong học tập. - Tạo hứng thú học tập cho học sinh từ đó thu hút cả lớp theo dõi, tham gia các hoạt động... - Tăng cường khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau, giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng ứng xử, giao tiếp, góp phần hoàn thiện nhân cách. Có thể nói, trò chơi là một hình thức tổ chức các hoạt động thi đua sôi nổi trong một tiết học. Đây thực sự là một phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và gây hứng thú trong giờ học. Ngoài ra, thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát huy được nhiều phẩm chất đạo đức như: tính đoàn kết, lòng trung thưc, tinh thần cộng đồng, thân ái....Do vậy, quan điểm "thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập" là phù hợp vói từng lứa tuổi, từng môn học, đặc biệt là đối với môn Văn. 2.2 Thực trạng vấn đề Môn văn là một bộ môn chính trong nhà trường phổ thông, có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ học sinh không chỉ được trang bị vốn kiến thức về văn học mà qua đó còn góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm. Việc dạy văn trong nhà trường phổ thông đang đặt ra một thách thức lớn với giáo viên hiện nay.Bởi có một thực tế đáng báo động là tình trạng học sinh ngại học văn, thờ ơ với môn Văn và do xu hướng phát triển của thời đại, người ta chuộng các môn khoa học 3 tự nhiên hơn các môn khoa học xã hội. Và cũng không thể phủ nhận một nguyên nhân nữa là một số giáo viên chưa thực sự tạo ra những đột phá trong việc đổi mới phương pháp dạy học nên hiệu quả thực sự chưa cao. Vậy dạy thế nào cho hay, đạt hiệu quả cao, tạo hứng thú say mê cho học sinh quả thực là một vấn đề cần phải giải quyết. Trước yêu cầu đó, đòi hỏi người giáo viên dạy văn vừa phải nỗ lực để nâng cao trình độ chuyên môn vừa phải nỗ lực trau dồi, củng cố thường xuyên về kiến thức khoa học khác cũng như các phương pháp, hình thức dạy học hiện đại vào quá trình dạy học. Để từ đó biết cách khơi gợi, lôi cuốn học sinh hăng say học tập, thích phát biểu ý kiến xây dựng bài... Qua thực tế giảng dạy của bản thân tôi tại các lớp: 11A8, 11A10 và 11A11 là những lớp cơ bản năng lực cảm thụ văn học của các em còn rất nhiều hạn chế dẫn đến việc các em không có hứng thú với môn Văn. Kết quả khảo sát cụ thể như sau: Khi chưa tổ chức trò chơi trong dạy học Số HS có hứng thú với môn Số HS không có hứng thú Lớp Văn với môn Văn SL % SL % 11A8 (44 HS) 20 45.5 24 54.5 11A10 (40 HS) 14 35 26 35 11A11(40 HS) 16 40 24 60 Từ kết quả trên ta thấy, tình trạng học sinh không có hứng thú với môn Văn chiếm đa số. Nguyên nhân của thực trạng trên là: Về phía học sinh: Do tâm lí của đa số các em là ngại học văn, lười đọc tác phẩm, nhác soạn bài, chuẩn bị bài trước ở nhà. Một phần là do văn học là một môn học khó chiếm lĩnh, phải có năng khiếu văn mới cảm thụ được hết cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương. Thêm vào đó là do tác động của thời đại công nghệ thông tin, học sinh nghiện các trò chơi điện tử, thường xuyên sử dụng điện thoại lên mạng xã hội để nói chuyện, giao lưu với bạn bè...nên không quan tâm, để ý đến môn học. Về phía nguyên nhân khách quan: do cơ sở vật chất, tài liệu minh họa, đồ dùng dạy học để phục vụ cho môn học chưa thực sự phong phú, đa dạng, sinh động. Mặt khác, do kiến thức trong một số tiêt học quá nhiều dẫn đến các em mệt mỏi, giảm hứng thú. Về phía giáo viên: bản thân nhận thấy việc đầu tư và thay đổi, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới không phải giờ nào cũng áp dụng được một cách thường xuyên, liên tục. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi lựa chọn đề tài này vừa giúp các em không chỉ nắm vững được nội dung kiến thức của bài học mà còn tạo nên sự hứng thú, không khí sôi nổi cho tiết học văn, nhất là tiết ôn tập văn học trung đại Việt Nam. 2.3. Giải pháp và cách thức thực hiện. 4 2.3.1. Lựa chọn một số trò chơi và nội dung tổ chức trò chơi dạy học. Trên thực tế,trò chơi được sử dụng trong giờ học Văn rất phong phú và đa dạng. Vì vậy, giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu dạy học và nội dung bài học để lựa chọn trò chơi một cách phù hợp, linh động, tránh việc ôm đồm nhiều trò chơi. Đối với bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam, tôi lựa chọn một số trò chơi sau : Nghe nhanh nhanh- nói nhanh nhanh , Giải ô chữ bí mật, Ai nhanh hơn, Con số may mắn. Sau khi đã lựa chọn được trò chơi, giáo viên cần lựa chọn nội dung tổ chức trò chơi cho phù hợp. Giáo viên cần chú ý lựa chọn nội dung vừa sức học với các em, phải đảm bảo đủ thông tin kiến thức mà học sinh đã nắm được, đi từ mức độ dễ đến khó nhưng không được quá khó, từ mức độ nhận biết đến mức độ thông hiểu. 2.3.2. Sử dụng phương tiện khi tổ chức trò chơi dạy học. Để trò chơi diễn ra hào hứng phấn khởi, lôi cuốn học sinh tham gia , tôi sử dụng các phương tiện sau: - Phương tiện chủ yếu là máy chiếu. -Phương tiện hỗ trợ: Mic, giấy A4. 2.3.3. Cách thức tổ chức trò chơi dạy học. - Địa điểm tổ chức: trong phạm vi lớp học. - Phần chuẩn bị của giáo viên - Giáo viên phổ biến thể lệ trò chơi. - Học sinh nghe thể lệ và tham gia trò chơi. Cụ thể như sau: * Trò chơi Nghe nhanh nhanh, nói nhanh nhanh - Mục đích: Trò chơi này thử sức phản ứng nhanh nhẹn của học sinh trong việc tìm ra nội dung chính xác nhất, hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học của học sinh, tinh thần đoàn kết. - Phần chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm, dùng máy tính trình chiếu trên powerpoint. - Cách thực hiện: + GV chia lớp thành 4 đội, mỗi đội cử đại diện lên trả lời, các thành viên sẽ tham gia hỗ trợ. + GV phổ biến thể lệ: Trong vòng 30 giây, học sinh vừa nghe câu hỏi vừa đưa ra câu trả lời. Mỗi đội 4 câu hỏi. Đội chiến thắng là đội đưa ra nhiều câu trả lời đúng trong thời gian 30 giây.Sau 30 giây, câu trả lời không được chấp nhận. + Sau đó: Giáo viên dùng máy tính trình chiếu lần lượt hệ thống câu hỏi trên powerpoint. Học sinh tham gia tìm được câu trả lời một cách nhanh nhất 5 6 7 8 9 10 11 12 13 *Trò chơi Giải ô chữ bí mật - Mục đích: Trò chơi này nhằm phát huy năng lực hợp tác, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ của học sinh, giúp học sinh khắc sâu từ ngữ chính xác và củng cố trí nhớ . - Phần chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi trình chiếu trên powerpoint. - Cách thực hiện: +Giáo viên chia lớp thành 4 đội. +Giáo viên phổ biến thể lệ trò chơi : 14 + Sau đó: Giáo viên dùng máy tính trình chiếu câu hỏi trên powerpoint. Học sinh tham gia giải ô hàng ngang và hàng dọc Các câu hỏi: Ô số 1: Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của Lê Hữu Trác thuộc thể loại gì ? Ô số 2: Người diễn nôm tác phẩm Chinh phụ ngâm ? Ô số 3: Đây là thứ chữ đàu tiên do dân tộc ta sáng tạo ? Ô số 4: Tên hiệu của Nguyễn Trãi ? Ô số 5: Tác giả bài thơ tỏ lòng ? Ô số 7: Tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc đến văn học thời Lí ? Ô số 8: Truyện chức phán sự đền Tản Viên thuộc thể loại gì ? Ô hàng dọc: Một đặc điểm nghệ thuật quan trọng của văn học trung đại Việt Nam ? 15 *Trò chơi “Ai nhanh hơn” - Mục đích: Trò chơi này thử sức khả năng nhanh nhẹn của học sinh trong việc tìm ra nội dung chính xác nhất, hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự hoc, năng lực hợp tác của học sinh từ đó khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh. - Phần chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi trình chiếu trên powerpoint. - Cách thực hiện: + GV chia lớp thành 4 đội. + GV phổ biến thể lệ: Mỗi đội trả lời 2 câu hỏi theo thứ tự câu hỏi trình chiếu trên máy. Mỗi câu trả lời trong vòng 10 giây. Trả lời đúng 1 câu được 10 điểm. + Sau đó: Giáo viên dùng máy tính trình chiếu lần lượt hệ thống câu hỏi trên powerpoint. Học sinh tham gia tìm được câu trả lời . 16 17 18 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất