Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Tâm lý du khách hoa kỳ và giải pháp thu hút khách mỹ đến việt nam...

Tài liệu Tâm lý du khách hoa kỳ và giải pháp thu hút khách mỹ đến việt nam

.PDF
23
1
56

Mô tả:

lOMoARcPSD|15978022 Nhóm-7 Học-bùng-nổ 211 DDL0402 03 Bài-tiểu-luận Tài liệu về BLXHM (Trường Đại học Văn Lang) StuDocu is not sponsored or endorsed by any college or university Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA DU LỊCH NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH & LỮ HÀNH BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ TÂM LÝ DU KHÁCH HOA KỲ VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH MỸ ĐẾN VIỆT NAM Tên học phần: Tâm lý du khách Mã học phần: 211_DDL0402_03 GVHD: Lê Mỹ Trang Khóa: K26D Nhóm: 7 (Học bùng nổ) Danh sách nhóm: ST MSSV Họ Tên 207LH42463 Đỗ Duy Lâm 207LH49174 207LH31935 207LH31449 207LH12108 207LH31813 207LH58871 Nguyễn Hoàng Thúy Nhi Huỳnh Ngọc Bảo Trân Nguyễn Huỳnh Gia Huy Phạm Phú Vinh Võ Công Thành Liễu Tiến Cường Ghi chú T 1 2 3 4 5 6 7 Năm học: 2021-2022 Nhóm trưởng Nhóm phó Nghỉ học lOMoARcPSD|15978022 lOMoARcPSD|15978022 Table of Contents CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN SƠ LƯỢC VỀ ĐẤT NƯỚC HOA KỲ...............4 1.1. Khái quát sơ lược về Hoa Kỳ................................................................................4 1.1.1. Lịch sử hình thành................................................................................................................4 1.1.2. Đặc điểm vị trí, địa lý..........................................................................................................4 1.2.3. Lễ hội...................................................................................................................................................6 3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút thị trường khách du lịch Hoa Kỳ đến Việt Nam............................................................................................................11 3.1.5. Các yếu tố khác tác động đến việc thu hút khách du lịch Hoa Kỳ........11 3.2. Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Hoa Kỳ đến Việt Nam.........................................................................................................................................13 3.2.1. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch......13 3.2.2. Tăng cường xúc tiến, quảng bá hình ảnh về du lịch Việt Nam....................................................13 3.2.3. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch.......................................14 3.2.4. Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch........................................................14 3.2.5. Nghiên cứu thị trường , nắm bắt nhu cầu của khách Hoa Kỳ.....................................................15 KẾT LUẬN...................................................................................................................15 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 1 lOMoARcPSD|15978022 ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính thời sự của đề tài Trong thế giới ngày nay, du lịch đã trở thành một xu hướng giành cho mọi tầng lớp xã hội. Vượt qua khủng hoảng kinh tế, ngành du lịch vẫn ổn định và tăng trưởng thu nhập so với các ngành khác. Nhiều người đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau, họ tìm cho mình những hoạt động giải trí trong chuyến du lịch để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi hoặc đi thăm người thân ở xa. Điều này cho thấy dù đứng trước thách thức thị trường hay nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng thì ngành “công nghiệp không khói” này vẫn luôn đứng vững cho mình. Với khẩu hiệu “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận”, ngành du lịch nước ta đã khẳng định và chứng minh cho du khách thấy giá trị của du lịch Việt Nam về thời gian, không gian và vẻ đẹp trường tồn của nó ở một mức độ nhất định. Khách du lịch Mỹ là những con người khá vui vẻ, thân thiện và hòa đồng. Với mức chi trả cao và nhu cầu của người tiêu dùng về dịch vụ du lịch, họ là khách hàng tiềm năng trong nhiều ngành du lịch trên thế giới. Du khách Mỹ cũng tham gia khá nhiều vào các hoạt động du lịch 2 lOMoARcPSD|15978022 khác nhau tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, số lượng du khách Mỹ đến thăm đất nước ta ngày càng tăng. Tuy nhiên, thị trường khách du lịch Mỹ chủ yếu ở nước ta thường là trung niên hoặc cao tuổi, và chúng ta chưa khai phá mạnh mẽ thị trường du lịch Mỹ trẻ tuổi, họ sẵn sàng trả giá cao cho các dịch vụ du lịch tiện nghi và sang trọng. Hơn nữa, ở lứa tuổi này với nền tảng lao động ban đầu, trong kinh doanh của bản thân, nếu chúng ta đáp ứng tốt nhu cầu của họ và để họ quay lại nước ta du lịch trong tương lai thì du khách trẻ sẽ trở thành một nguồn khách tiềm năng. Với những mục đích khác nhau khi thực hiện một chuyến du lịch như đi tìm hiểu thị trường đầu tư, mở rộng quan hệ đối tác, đi tìm hiểu văn hóa, đi hưởng tuần trăng mật, đi du lịch để trải nghiệm,... Và các mục đích khác, khách du lịch Mỹ không chỉ trở thành nguồn khách tiềm năng trong phát triển du lịch hiện tại mà còn là nguồn khách tiềm năng đầy hứa hẹn của ngành du lịch Việt Nam trong tương lai. 2. Lý do, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài — Lý do nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng, và tìm ra các yếu tố thúc đẩy du khách Mỹ đến Việt Nam du lịch, từ đó đưa ra một số đề xuất về chính sách thu hút khách du lịch Mỹ đến Việt Nam nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Cụ thể, đề tài nhằm giải quyết những vấn đề sau: + Nêu khái quát hệ thống lý luận về khách du lịch và vấn đề thu hút khách du lịch Hoa Kỳ. + Phân tích thực trạng thu hút khách du lịch Hoa Kỳ đến Việt Nam. + Xác định những nhân tố tác động đến thu hút khách du lịch Hoa Kỳ đến Việt Nam những năm gần đây. + Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm thu hút khách du lịch Hoa Kỳ đến Việt Nam. — Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Đề xuất một số giải pháp nhằm tối ưu hóa việc khai thác và thu hút thị trường khách du lịch Mỹ tới Việt Nam. — Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: + Nắm bắt đặc điểm thị trường khách du lịch Mỹ tới Việt Nam trong những năm gần đây. + Đánh giá thực trạng thu hút khách du lịch Mỹ của du lịch Việt Nam. + Đề ra những giải pháp tốt nhất để phát triển và đáp ứng nhu cầu của thị trường khách hàng. 3 lOMoARcPSD|15978022 + Tạo tiền đề để phát triền việc nghiên cứu thị trường khách du lịch Mỹ, hướng đến nghiên cứu ở thị trường quy mô lớn, đầy đủ và toàn diện hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài — Đối tượng nghiên cứu: + Đặc điểm chung của thị trường khách du lịch Mỹ khi đi du lịch tại Việt Nam. + Khả năng thu hút khách du lịch Mỹ của du lịch Việt Nam. + Các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Mỹ của du lịch Việt Nam. — Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Khách du lịch Mỹ đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam. + Về thời gian: Những năm gần đây, du khách Mỹ lần lượt đến Việt Nam. + Về độ tuổi: Ở mọi độ tuổi (tuổi trẻ, trung niên, cao tuổi). 4. Kết cấu nội dung tiểu luận Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan sơ lược về đất nước Hoa Kỳ. Chương 2: Tâm lý và hành vi tiêu dùng của khách du lịch Hoa Kỳ ở Việt Nam. Chương 3: Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Hoa Kỳ đến Việt Nam. NỘI DUNG PHÂN TÍCH CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN SƠ LƯỢC VỀ ĐẤT NƯỚC HOA KỲ 1.1. Khái quát sơ lược về Hoa Kỳ 1.1.1. Lịch sử hình thành — Hoa Kỳ được thành lập ban đầu với 13 thuộc địa của Đế quốc Anh nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các "tiểu quốc độc lập", toàn bộ 13 cựu thuộc địa này đã đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Thắng lợi trong Chiến tranh thế giới thứ hai và Chiến tranh Lạnh tiếp tục khẳng định và giữ vững vị thế siêu cường toàn cầu của quốc gia này. — Hoa Kỳ tên đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là một quốc gia cộng hòa lập hiến liên bang thuộc châu Mỹ. Quốc gia này nằm tại Tây Bán cầu, lãnh thổ bao gồm 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang (trong đó có 48 tiểu bang lục địa), thủ đô là Washington, D.C., thành phố lớn nhất là New York. 1.1.2. Đặc điểm vị trí, địa lý Hoa Kỳ là nước có diện tích lớn nằm giữa Bắc Mỹ, giáp biển Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và México ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với 4 lOMoARcPSD|15978022 Canada ở phía đông và Liên bang Nga ở phía tây qua eo biển Bering. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. 1.1.3. Khí hậu, cảnh quan, sông ngòi — Với diện tích lãnh thổ rộng lớn, khí thời tiết của Mỹ có tất cả các kiểu khí hậu: khí hậu ôn đới ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở một số vùng phía Nam, khí hậu địa cực ở Alaska, Đại Bình Nguyên phía tây kinh tuyến 100 độ và ở Đại Bồn Địa có khí hậu khô hạn, khí hậu hoang mạc ở Tây Nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California. Khí hậu ở Mỹ cũng phân theo 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Từ tháng 3 đến tháng 5 là tiết trời ấm áp của mùa xuân, mùa hạ (hè) bắt từ tháng 6 kéo dài dài đến 8 khí hậu nắng – nóng, từ tháng 8 đến tháng 11 là vào mùa thu mát mẻ trong lành, và mùa đông là từ tháng 12 đến tháng 2, khí hậu khô – lạnh và có nơi có tuyết rơi. — Cảnh quan – sông ngòi: Với các dãy núi ven biển và đồng bằng nội địa, Châu Mĩ có 1 số lưu vực sông lớn. Lưu ực sông lớn nhất Châu Mĩ là Mít-xi-xi-pi. Đây là dòng sông lớn thứ 4 thế giới. Lưu vực sông lớn nhất tại Châu Mĩ là Amazon. đây cũng là hệ thống sông có dung tích dòng chảy lớn nhất thế giới. Hệ thống sông lớn thứ 2 của Châu Mĩ là Parana, có diện tích 2,5 triệu km2. 1.1.4. Dân số - ngôn ngư — Dân số: Nước Mỹ có dân số là 295.734.000 người (điều tra tháng 7-2005). Trong số đó có 77,1% là người da trắng; 12,9% là người da đen; 4,2% là người châu Á và 1,5% là thổ dân da đỏ và thổ dân Alaska. Hàng năm hiện có khoảng 1 triệu người theo đạo. Ngôn ngữ chủ nhập cư. Tính trung bình (1970-2003) số người trong mỗi gia đình ở Mỹ là khoảng 3,19 người, số gia đình không có con dưới 18 tuổi là 51%, 1 con - 21,6%, 2 con 18%, 3 con - 6,9%, 4 con trở lên - 2,6%. Năm 2003 có tới 27,5% con cái chỉ sống với mẹ (hoặc bố). — Ngôn ngữ: Tiếng Anh Mỹ (American English, US English, viết tắt trong tiếng Anh AmE, AE, AmEng, USEng) là một phương ngữ của tiếng Anh được sử dụng chủ yếu ở Hoa Kỳ. Khoảng 71% người sử dụng tiếng Anh làm tiếng mẹ đẻ sống ở Hoa Kỳ. Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Mặc dù Chính phủ Liên bang không có công nhận ngôn ngữ chính thức nào nhưng tiếng Anh vẫn được xem là ngôn ngữ trên thực tế của Hoa Kỳ do tiếng Anh được sử dụng rộng rãi. Tiếng Anh đã được chính quyền 30/50 tiểu bang của Hoa Kỳ chính thức công nhận là ngôn ngữ chính thức. Tiếng Tây Ban Nha được 12% dân số nói ở nhà, là ngôn ngữ nói và được dạy rộng rải đứng thứ hai tại Hoa Kỳ. 1.1.5. Kinh tế 5 lOMoARcPSD|15978022 Kinh tế: Mỹ là nước có nền kinh tế và có sức cạnh tranh lớn nhất thế giới. GDP năm 2004 của Mỹ là 11 750 tỷ USD. Lực lượng lao động là 141,8 triệu người, trong đó chỉ có 2,5% làm việc trong lĩnh vưc nông – lâm – ngư nghiệp. Vậy mà Mỹ làm ra trên 41% tổng lượng ngô, 34,9% tổng lượng đậu tương và 13,1 tổng lượng lúa mì của thế giới. Lượng nông sản xuất khẩu của Mỹ năm 2004 đạt tới kim ngạch 61,3 tỷ USD, trong đó 26% là lương thực, thức ăn chăn nuôi và 22% là gia súc, gia cầm , sản phẩm động vật. 1.2. Đặc điểm văn hóa Hoa Kỳ 1.2.1. Văn hóa – phong tục, và ẩm thực — Văn hóa Mỹ bao gồm các truyền thống, ý tưởng, phong tục tập quán, niềm tin, giá trị, nghệ thuật, văn học dân gian và sáng kiến được phát triển cả trong nước và du nhập bằng con đường thuộc địa hóa và di dân. Những ý tưởng và tư tưởng thịnh hành mà đã tiến hóa trong nước, những môn thể thao độc nhất vô nhị của Mỹ, truyền thống quân sự hào hùng, và sáng kiến trong lĩnh vực nghệ thuật và giải trí đã mang đến một cảm giác tự hào dân tộc mạnh mẽ trong số người dân nói chung. — Phong tục: + So với người Châu Âu hay Châu Á, người Mỹ thường hút thuốc ít hơn rất nhiều. Vì thế, hút thuốc hầu như không được người dân ở đây chấp nhận. Ở một số khu vực việc hút thuốc được xem là hành động bị cấm như: khu công sở, các dịch vụ chuyên chở dân dụng, cửa hàng, rạp chiếu phim, nhà hát, trường học hay các dịch vụ công cộng. + Tại Mỹ sẽ có một số tình huống mà bạn cần chuẩn bị tiền boa. Trong đó, phổ biến và thường xuyên nhất có lẽ là đi ăn ở các nhà hàng. Nguyên nhân là do các nhà hàng ở Mỹ không tính tiền dịch vụ, vì thế các khách hàng đều phải để lại tiền boa cho người phục vụ mình. Tiền này thường được để lại bằng 15% tổng hóa đơn, hoặc 20% nếu bạn cảm thấy mình vô cùng hài lòng với dịch vụ ở đây. Riêng những trường hợp dịch vụ quá tệ, bạn có thể chỉ cần trả 10% tiền dịch vụ. + Ngoài ra, khi gặp mặt tuổi tác hay thu nhập là những câu hỏi bạn nên tránh. Bên cạnh đó là các vấn đề như tôn giáo, chính trị hay tình dục, bởi đây là những lĩnh vực khá nhạy cảm ở xứ sở cờ hoa. — Ẩm thực chiếm một vị trí rất quan trọng trong trái tim người Mỹ, và đây cũng là yếu tố phản ánh rõ nét lịch sử, văn hóa và cả phong cách sống đặc trưng nơi này. Ẩm thực Hoa Kỳ có thể xem là tấm gương phản chiếu của ẩm thực toàn cầu, do chịu ảnh hưởng của hàng triệu lớp người nhập cư có gốc gác từ khắp thế giới. 1.2.2. Tôn giáo Tôn giáo của Mỹ cũng giống như các quốc gia khác đều có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và Hoa Kỳ lại là một trong những quốc gia có nhiều loại tôn giáo nhất thế giới. Ngoài việc có tất cả các giáo phái tôn giáo lớn trên thế giới, Mỹ thực sự còn là đất nước của những nhóm tôn giáo thiểu số. Người Mỹ cho 6 lOMoARcPSD|15978022 biết tôn giáo giữ một vai trò “rất quan trọng” trong cuộc sống của mình, một tỷ lệ bất thường tại một nước phát triển. Nhiều tôn giáo đã nở rộ tại Hoa Kỳ, kể cả các tôn giáo được bắt nguồn từ đây và các tôn giáo được các người nhập cư đưa vào sau này. Vì thế, Hoa Kỳ là một trong những nước có tôn giáo đa dạng nhất. 1.2.3. Lễ hội — Ngày lễ Độc lập (4/7): Giống như ngày Quốc Khánh 2/9 tại Việt Nam, ngày Độc lập tại Mỹ là một ngày lễ liên bang để kỷ niệm Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ được ký vào năm 1776. — Ngày Halloween (31/10): Halloween hay còn được gọi là Lễ hội ma quỷ. Theo truyền thống kể lại rằng, những linh hồn của người chết có thể quay lại để phá phách con người và cây trồng. Vì thế, người ta thường cố gắng xoa dịu những linh hồn này trong ngày lễ Halloween. Mọi người sẽ khoác lên mình những bộ trang phục hóa trang độc đáo, thú vị, trong khi đó trẻ em sẽ gõ cửa từng nhà trong khu dân cư và nói “Trick or Treat”. — Lễ Tạ ơn (Thứ 5 tuần thứ 4 của tháng 11): Lễ Tạ ơn (Thanksgiving Day) là một ngày lễ hàng năm được tổ chức tại Hoa Kỳ. Ý nghĩa ban đầu của ngày này là để mừng mùa màng được thu hoạch và tạ ơn Thiên Chúa đã giúp cho mọi người có được cuộc sống no đủ và an lành. Đây cũng là ngày lễ chính thức cho tất cả người lao động tại Mỹ. — Lễ Giáng sinh (25/12): Giáng sinh không chỉ là ngày lễ vô cùng quan trọng tại Mỹ mà tại khắp nơi trên thế giới. Các lễ hội thường bắt đầu vào tháng 11 và kéo dài suốt tháng 12. Mọi nhà đều sắm sửa và trang trí những cây thông, hang đá và các bài hát Giáng sinh sẽ được bật khắp nơi. CHƯƠNG 2. TÂM LÝ VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH DU LỊCH HOA KỲ Ở VIỆT NAM 2.1. Đặc điểm lưu trú và ăn uống — Lưu trú: + Những người thích du lịch sinh thái, thích chinh phục thiên nhiên nên họ thường ở không cố định thay vì họ ở khách sạn thì mới đây họ còn chọn dịch vụ lưu trú đó là homestay. Homestay là một dịch vụ lưu trú khá thú vị được giới trẻ Mỹ hiện nay rất thích. Vì để cùng nhau sinh hoạt với chủ nhà, tìm hiểu thêm về văn hóa, thiên nhiên và cuộc sống của người dân địa phương cũng như thức ăn độc đáo ở từng vùng miền. + Phần còn lại là những người muốn nghĩ dưỡng và cảm nhận nhẹ nhàng vẻ đẹp của Việt Nam nên thường sẽ chọn những thành phố du lịch và lưu trú ở nơi có dịch vụ tốt và an ninh. Họ thường chọn gần biển với đầy đủ các dịch vụ để hưởng thụ kì nghĩ của họ một cách trọn vẹn. — Về ăn uống: + Ở hai nền văn hóa khác nhau nên chắc chắn một điều về khẩu vị và cách ăn của họ cũng rất khác với người Việt ta. Họ thường sử dụng đồ ăn nhanh nhiều 7 lOMoARcPSD|15978022 năng lượng và đặc biệt là rất ít ăn cơm. Nên khi du lịch ở Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn trong ăn uống nhưng không đáng kể. + Những món ăn đặc sắc của Việt Nam ta như tất cả các loại mắm, nước tương, sầu riêng, hột vịt lộn,… Những món mà nước họ không có nên rất nhiều người thích thú với ẩm thực Việt Nam ta, và coi nó như một trải nghiệm thú vị. Ngoài những món ăn gọi là kì lạ đối với họ thì còn có rất nhiều món ăn làm họ vương vấn như : phở, bún bò huế, bún chả, bánh mì,... Vì số lượng khách Mỹ du lịch ở nước ta rất nhiều nên cũng có rất nhiều nhà hàng Tây xuất hiện để phục vụ đồ ăn Châu Âu. 2.2. Đặc điểm vận chuyển và tham quan giải trí — Vận chuyển: + Khách Mỹ đến Việt Nam chủ yếu bằng đường hàng không, và một phần nhỏ từ đường biển. Theo số liệu tổng hợp từ kết quả điều tra khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2017 của TCDL, tỷ lệ tương ứng là 90,2% và 6,0%; số còn lại chiếm 3,8% đến bằng các phương tiện khác. + Vận chuyển trong thành phố họ thường đi bằng taxi, grap, xe của khách sạn hay của công ty du lịch họ đang mua tour. Một số ít họ sẽ thuê xe gắn máy để trải nghiệm. — Tham quan giải trí: + Khi đi du lịch người Mỹ thường quan tâm đến điều kiện an ninh, trật tự ở nơi du lịch. Họ thích thể loại du lịch biển và các môn thể thao biển, người Mỹ ưa thích thể thao tại điểm du lịch như tennis, bơi lội, leo núi, chèo thuyền,... Ngoài ra, còn thích được tham quan nhiều nơi như tham gia các hội hè, thích có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí, thích khám phá món ăn địa phương, khám phá những địa điểm độc lạ chỉ có ở Việt Nam như: địa đạo Củ Chi, Động Phong Nha, ruộng bậc thang ở Lào Cai,... + Khách Mỹ đi du lịch không thể nào bỏ qua du lịch tâm linh. Hay còn gọi là tham quan, khám phá về lịch sử, kiến trúc tìm hiểu về đền, chùa, miếu và các vị thần của Việt Nam. Những đền chùa cổ lâu năm thường thu hút rất nhiều du khách Mỹ. 2.3. Đặc điểm mua sắm và sử dụng các dịch vụ bổ sung — Trong các hoạt động thư giãn thì phổ biến nhất đối với du khách Mỹ là mua sắm chiếm khoảng (80,3%), ngắm cảnh (78,4%), thăm các thành phố nhỏ hoặc vùng quê (40,7%), thăm quan di tích lịch sử (34,8%), các điểm đến có người dân tộc và văn hoá địa phương (34,2%), trải nghiệm ẩm thực cao cấp (33,4%), công viên quốc gia hoặc tượng đài (32,2%), triển lãm nghệ thuật/bảo tàng (25,5%), các tour có hướng dẫn viên (25,1%), thăm bảo tàng, công viên giải trí (18,3%) và giải trí về đêm (17,7%). — Cụ thể ở Việt Nam, người Mỹ có xu hướng tận hưởng các hoạt động cho phép họ tìm hiểu về văn hoá địa phương, bao gồm tour khám phá lịch sử, tìm hiểu ẩm thực đường phố trên xe máy, nói chuyện với chuyên gia bản địa (đối với 8 lOMoARcPSD|15978022 du khách hạng sang), thám hiểm (bằng xe đạp hoặc đi bộ đường dài) với các yếu tố văn hoá như thăm đền chùa, trải nghiệm nghệ thuật thủ công truyền thống của Việt Nam. Hoạt động mua sắm không phải là ưu tiên hàng đầu khi du lịch Việt Nam so với những quốc gia khác trong Châu Á. 2.4. Đặc điểm chung trong văn hóa giao tiếp — Trong văn hóa giao tiếp của người Mỹ không thể thiếu những cái bắt tay và những cái ôm cọ má. Đây chắc là điều mà bất cứ người Châu Á nào cũng bất ngờ vì điều này. Hành động bắt tay đó chính là hành động thể hiện sự thân thiện và nhiệt tình khi chào hỏi đối với người khác. Cách này áp dụng cho cả đàn ông và phụ nữ ở những lần gặp đầu tiên hoặc sau đó. Trong giao tiếp người Mỹ thường xem trọng cái tôi của bản thân và thể hiện sự tự tin về chính mình, họ khiêm tốn không thích phô trương. — Người Mỹ nói riêng và người phương Tây nói chung rất ghét người khác hỏi tuổi và thu nhập của họ. Ngoài ra, vấn đề chính trị, tôn giáo và tình dục đều là những lĩnh vực nhạy cảm thì càng không nên đề cập đến. — Người Mỹ luôn coi trọng sự thẳng thắn và chính trực trong giao tiếp nói riêng và cách sống nói chung. Ở Mỹ, nói dối còn là một điều tội lỗi và xấu xa hơn cả trộm cắp, đồng thời dường như họ cũng tin rằng những người rụt rè và dài dòng không thẳng thắn trong giao tiếp là không đáng tin. Người Mỹ luôn đi thẳng vào vấn đề và trong mọi sự việc họ thường không quan tâm quá trình mà chỉ chú ý đến kết quả. 2.5. Đặc điểm tâm lý của khách du lịch Hoa Kỳ — Thực tế, nhanh gọn là những từ cô đọng nhất để nói về đặc điểm tâm lý khách du lịch Mỹ. Người Mỹ luôn quan niệm “thời gian là tiền bạc”. Vì thế, trừ những lúc gặp bạn bè người thân thoải mái, họ ít dành thời giờ nói chuyện thân mật mà thích đúng giờ, đi thẳng vào công việc. — Người Mỹ có tính cách thoáng đạt, thích hoạt động xã giao. Họ sùng bái Chủ nghĩa cá nhân, tự do dân chủ, thực dụng. Họ thường rất trực tính, tính thực tế rất cao, tình cảm thì rõ ràng, đặc biệt hay tranh luận. — Người Mỹ rất vui tính, cởi mở, thân thiện. Đặc biệt, họ thường tôn trọng, ưu tiên và luôn bảo vệ phụ nữ. — Trong các cuộc trò chuyện với khách, người Mỹ thường thích ngồi sát cạnh nhau, thoải mái trò chuyện rất thân mật. — Người Mỹ khá nóng tính và thẳng thắn bày tỏ quan điểm, tôn trọng cái tôi cá nhân. Vì vậy, nếu có mâu thuẫn và tranh luận căng thẳng, họ thường có hành động, cử chỉ mạnh nếu cảm thấy không hài lòng: khua tay, đập bàn,… Nhưng khi đã thỏa thuận được mọi thứ, họ luôn thực hiện thỏa thuận đó một cách tốt 9 lOMoARcPSD|15978022 nhất, nhanh nhất. — Đề tài yêu thích: Thể thao – Gia đình – Công việc. — Người Mỹ thích khám phá, ưa cái mới, năng động, đam mê hành động phiêu lưu, thích giao tiếp quan hệ rộng, và không câu nệ hình thức, ưa sự thoải mái tự nhiên. CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH HOA KỲ ĐẾN VIỆT NAM 3.1. Thực trạng hoạt động thu hút khách du lịch hoa kỳ đến việt nam nhưng năm gần đây 3.1.1. Tiềm năng thu hút khách Hoa Kỳ của Việt Nam — Những tiềm năng để thu hút khách du lịch Mỹ cũng như một số khách đến với Việt Nam, bởi do cảnh quan thiên nhiên, văn hóa đa dạng và ẩm thực phong phú, được xếp đứng đầu Đông Nam Á với 21 di sản thế giới bao gồm văn hóa tư liệu và thiên nhiên, đứng đầu là Vịnh Hạ Long và Phong Nha Kẻ Bàng từ những năm 2011 – 2016 Việt Nam liên tục được bình chọn ở các giải thưởng thế giới lọt vào danh sách bình chọn của các chuyên gia du lịch uy tín của quốc tế. — Bên cạnh những chiến trường xưa thì Việt Nam còn có những hải đảo, bãi biển, và miệt vườn trái cây xanh um,... thì họ thích những thể loại du lịch biển và các môn thể thao biển, bên cạnh đó người Mỹ cũng thích các loại hình du lịch thể thao tại điểm như tenis, bơi lội, thích được tham gia các lễ hội, tham các các nơi có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí, khám phá con người tại địa phương. 3.1.2. Tình hình thu hút khách du lịch Hoa kỳ đến Việt Nam — Việt Nam đã và đang thu hút được những sự quan tâm của người Mỹ, đặc biệt cả những nhân vật có ảnh hưởng đến công chúng, những kênh truyền thông lớn và Việt Nam được chon để làm những địa điểm tổ chức sự kiện có tầm ảnh hưởng. — Năm 2016 bộ phim Skull Island của Mỹ đã chọn bối cảnh là 5 địa danh nổi tiếng của Việt Nam để thực hiện bộ phim boom tấn này, thông qua đó, những danh lam thắng cảnh của Việt Nam được quảng bá rộng rãi, đánh giá rất cao khắp nơi trên thế giới. — Tháng 2/2019 cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2 được tổ chức tại Hà Nội, sự kiện này khẳng vị thế, vai trò giữ gìn hòa bình của Việt Nam. 3.1.3. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và nguồn nhân lực du lịch lịch — Cơ sở vật chất kỹ thuật: Tình hình hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành năm 2020 chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 nên sụt giảm mạnh, tuy nhiên những tháng cuối năm đang trên đà phục hồi. Doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành năm 2020 ước tính đạt 2.139,46 tỷ đồng, chia theo nhóm ngành hàng: Dịch vụ ăn uống ước đạt 1.986,83 tỷ đồng, tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ lưu trú ước đạt 137,37 tỷ đồng, giảm 18,64%; dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch ước đạt 15,26 tỷ 10 lOMoARcPSD|15978022 đồng, giảm 26,58% so với cùng kỳ. Còn đối với cơ sở lưu trú, hiện nay hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ngày càng được cải thiện, nâng cao cả về chất và lượng. Năm 2011, cả nước có 13.756 cơ sở lưu trú, với tổng số 256.739 buồng, đến năm 2019, tăng lên 30.000 cơ sở lưu trú với 650.000 buồng (Bảng 1). — Nguồn nhân lực: Hiện nay, nhu cầu du lịch của khách trong và ngoài nước ngày càng cao, khách du lịch lịch Việt nam ngày càng tăng nhờ vào những di tích nổi tiếng được UNESCO công nhận, đi kèm với việc thăm quan hưởng thụ các địa điểm du lịch các dịch vụ đi kèm như ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí, hướng dẫn du lịch,… là rất cao. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động, nhưng chỉ có khoảng 20.000 lao động tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo, trong số đó chỉ có khoảng 1.800 sinh viên đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, 2.100 sinh viên cao đẳng nghề du lịch. Bên cạnh đó là học sinh trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn dưới ba tháng. Các con số này cho thấy, nguồn nhân lực không những thiếu về số lượng mà còn thiếu trầm trọng đội ngũ được đào tạo bài bản. 3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút thị trường khách du lịch Hoa Kỳ đến Việt Nam — Thuận lợi: + Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng thu hút được sự quan tâm đông đảo từ khách du lịch trên quốc tế. + Việt Nam có bề dày lịch sử đồ sộ. + Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Việt Nam phong phú và đa dạng. + Nền ẩm thực đa dạng và phong phú. + Khí hậu bốn mùa đặc trưng. + Du lịch Việt Nam giá thành không quá tốn kém. 11 lOMoARcPSD|15978022 + Được các trang web, tạp chí, kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ ca ngợi và tôn vinh những di tích lịch sử, các điểm địa du lịch nổi bật ở Việt Nam. — Khó khăn: + Gặp nhiều trở ngại về vấn đề Visa. + Sự cạnh tranh mạnh về phát triển du lịch ở các nước trong khu vực. + Hiện tại Việt Nam đang thiếu một chiến lược marketing và nhiều sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch Hoa Kỳ. + Một số vấn đề về chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch; vấn đề về trật tự an toàn xã hội (lừa đảo, chặt chém khách du lịch…), tắc nghẽn giao thông, vệ sinh, ô nhiễm môi trường, thiên tai… đang làm giảm sức hấp dẫn và để lại ấn tượng không tốt đối với khách du lịch Hoa Kỳ. 3.1.5. Các yếu tố khác tác động đến việc thu hút khách du lịch Hoa Kỳ — Tài nguyên du lịch: + Nhiều trang web, tạp chí, kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ đã tôn vinh về điểm đến, dịch vụ du lịch của Việt Nam. Điển hình như Chương trình Good Morning America của kênh ABC đã phát sóng ca ngợi Sơn Đoòng - kỳ quan thiên nhiên thế giới có một không hai; kênh CNN bình chọn ẩm thực Việt Nam, quảng bá Hà Nội; Tạp chí National Geographic công bố dãy Hoàng Liên Sơn với tuyến cáp treo kỷ lục Guinness Fansipan Sa Pa trong top 28 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới (2018). + Với sự phong phú, đa dạng, hài hòa và tinh tế, ẩm thực Việt được coi là di sản văn hóa, cũng là tài nguyên du lịch quý giá của Việt Nam. Năm 2015, ẩm thực nước ta được khán giả của Hãng truyền hình Mỹ CNN bình chọn là một trong 10 nền ẩm thực tuyệt vời nhất thế giới. 12 món ăn của Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác nhận đạt tiêu chí Giá trị ẩm thực châu Á. Đầu năm 2018, CNN đã gọi tên 15 món ăn không thể không thử khi đến Việt Nam… — Chính sách phát triển du lịch: + Vài năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam liên kết và hợp tác với các trang web, ứng dụng công nghệ thông tin như Traveloka, Booking.com, TripAdvisor để phát triển chiến dịch quảng cáo về du lịch Việt Nam đã được triển khai trên hệ thống mạng xã hội để tăng cường thu hút dòng khách lẻ và khách du lịch quốc tế. Theo các chuyên gia du lịch, trong bối cảnh du lịch trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ với sự lên ngôi của xu hướng du lịch cá nhân hóa, việc phải tập trung đẩy mạnh du lịch trực tuyến là đòi hỏi tất yếu. Muốn thế, năng lực ứng 12 lOMoARcPSD|15978022 dụng công nghệ thông tin trong du lịch và sự liên kết để tạo hệ thống dữ liệu số đồng bộ, sinh động về du lịch cần được tăng cường. + Các doanh nghiệp hiện nay đã và đang đánh mạnh vào thị trường khách du lịch trẻ tuổi Mỹ hơn như tổ chức các chuyến đi phượt, các tour leo núi, tham quan các hang động, hoạt động cắm trại và xây dựng những homestay phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách du lịch. — Môi trường du lịch: + Môi trường ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng quyết định đến độ hấp dẫn của một điểm đến. Một địa phương dù thu hút khách du lịch Hoa Kỳ và quốc tế nhờ vào cảnh đẹp thiên nhiên hay các giá trị văn hóa lịch sử nếu chất lượng môi trường không được đảm bảo và bị sút giảm thì những yếu tố hút khách ấy cũng sẽ dần bị hao mònvà mọi nỗ lực thu hút khách du lịch quốc tế sẽ mất hiệu quả. + Du lịch quốc tế là một trong những hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro cho con người vì khi sang một nơi khác du lịch, họ tạm thời rời xa môi trường cư trú thường xuyên của mình. Khi ấy, những khác biệt về điều kiện sinh sống, thời tiết, khí hậu,...có thể gây ra những tác động ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Vì thế vệ sinh và y tế ở điểm đến cũng là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu. Vì vậy mà điều kiện vệ sinh y tế của một điểm đến được đảm bảo thì mới thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế. — Thu nhập bình quân đầu người ( GDP/người ): Thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia thường được đo bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP) của quốc gia ấy. Đây chính là chỉ tiêu phản ánh mức sống vật chất bình quân của công dân một đất nước. Mức sống vật chất cao là điều kiện quan trọng xác lập nhu cầu đi du lịch của người dân một nước vì chỉ khi nào có thu nhập đủ cao thì họ mới nhu cầu để đi du lịch vàchi trả các chi phí cho chuyến du lịch của mình như vé máy bay, tiền tàu xe, ăn ở,tham quan, mua sắm,...Chỉ tiêu này đều được đưa vào mô hình và chứng minh sự tác động của nó đối với lượng khu du lịch quốc tế đến điểm đến được nghiên cứu trong các nghiên cứu của Bashagi và Muchapondwa (2009), Chumni (2001). — Giá cả: Giá cả là một nhân tố được sử dụng thường xuyên nhất trong các mô hình dự đoán về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của con người. Giá cả ở đây chính là giá cả hàng hóa và dịch vụ ở nước đến. Khách du lịch khi đến một nước không tránh khỏi việc phải mua sắm, chi tiêu cho các hoạt động của mình trong thời gian đi du lịch.Và mọi hoạt động thu hút khách du lịch ở mọi độ tuổi sẽ dễ dàng hơn nếu giá cả hàng hóa và dịch vụ ở nước đến không quá cao. 13 lOMoARcPSD|15978022 3.2. Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Hoa Kỳ đến Việt Nam 3.2.1. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch — Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đang là yêu cầu tất yếu đối với nhiều quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh phát triển du lịch cần có những giải pháp tối ưu để hạn chế những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội. Chính vì vậy, quản lý nhà nước về du lịch đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhà nước thông qua những công cụ quản lý nhất định nhằm tác động tích cực vào các hoạt động du lịch, tạo dựng môi trường pháp lý lành mạnh, giúp ngành Du lịch phát triển theo đúng định hướng và hiệu quả. — Để đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch thực sự có chất lượng cần đảm bảo vừa có năng lực quản lý, vừa có kiến thức chuyên môn sâu đối với các hoạt động du lịch. Có như vậy những kế hoạch, quy hoạch, chương trình, chiến lược phát triển du lịch được đề ra mới thực sự phù hợp với thực tiễn và tạo động thúc đẩy ngành kinh tế này phát triển. Hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế ngày càng trở nên phổ biến, người làm công tác quản lý nhà nước về du lịch cần phải nâng cao hơn nữa khả năng sử dụng ngoại ngữ. 3.2.2. Tăng cường xúc tiến, quảng bá hình ảnh về du lịch Việt Nam — Du lịch Việt Nam tiếp tục được quảng bá rộng rãi và hiệu quả qua các sự kiện lớn, tiêu biểu như: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên; Hội chợ TRAVEX trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF 2019) tại tỉnh Quảng Ninh,… Trong đó, sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên được tổ chức tại Hà Nội đã giúp Việt Nam trở thành tâm điểm chú ý của thế giới. — Tổng cục Du lịch còn phối hợp với Hội đồng Tư vấn du lịch đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt Nam qua các công cụ e-marketing, thông qua website và các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Pinterest và Youtube. E-marketing hiệu quả đã đem lại diện mạo mới cho du lịch Việt Nam trên môi trường Internet. Đồng thời xây dựng hệ thống tích hợp thông tin dữ liệu liên quan đến đầu tư phát triển du lịch, tăng cường chức năng tư vấn, đầu tư du lịch để hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện quy trình thủ tục đơn giản, hiệu quả. Để tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách về điểm đến, ngành du lịch cũng làm tốt công tác hỗ trợ khách du lịch theo đúng quy định, đảm bảo hỗ trợ kịp thời các yêu cầu và cung cấp thông tin cho khách du lịch. 3.2.3. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch — Xác định tầm quan trọng của việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đối với sự phát triển ngành du lịch, đặc biệt ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển các sản phẩm du lịch mới, gồm du lịch cộng đồng, du lịch đường thủy, du lịch làng nghề. 14 lOMoARcPSD|15978022 — Thực trạng thiếu và yếu của hệ thống hạ tầng cơ bản đang khiến nhiều điểm du lịch giàu tiềm năng chưa thể hấp dẫn các nhà đầu tư và thu hút khách du lịch. Cùng với đó là việc đầu tư cũng chưa cân đối giữa các khu vực, vùng miền,... Chính vì vậy, muốn đạt được các mục tiêu phát triển du lịch, nhằm đưa ngành “công nghiệp không khói” trở thành một động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. — Riêng đối với nhiệm vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật du lịch, giải pháp khả thi nhất vẫn là ưu tiên nguồn lực đầu tư, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông quan trọng, có tính chiến lược. Qua đó, nâng cao khả năng kết nối đến các khu du lịch trọng điểm và hoàn thành các công trình hạ tầng thiết yếu tại các khu, điểm du lịch. Đồng thời, chú trọng phát triển giao thông hàng không, hệ thống cảng biển và đường sông phục vụ phát triển du lịch. 3.2.4. Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch — So với những ngành nghề khác, ngành du lịch mới phát triển trong một số năm gần đây nên không phải cơ sở đào tạo nào cũng có đội ngũ giáo viên có trình độ và chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc gia. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cải tiến chương trình đào tạo đang là đòi hỏi cấp thiết đối với các cơ sở đào tạo để đáp ứng yêu cầu của thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ngành du lịch. — Hiện nay, cả nước có hơn 360 cơ sở đào tạo tham gia đào tạo ngành du lịch các cấp từ lao động bán lành nghề cho đến sau đại học. Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo viên, việc thay đổi phương pháp đào tạo cũng đang được đặt ra cho các cơ sở đào tạo. Hiện nay, nhiều trường đào tạo du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các chương trình liên kết đào tạo nước ngoài đã thay đổi phương pháp giảng dạy mới phù hợp hơn cho sinh viên như Trường trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist, Đại học Văn Lang, Đại học Hoa Sen,… — Thay vì chú trọng học lý thuyết, nhà trường tăng cường các buổi thực hành tại các đơn vị kinh doanh du lịch giúp sinh viên có cơ hội cọ xát thực tế. Ngoài ra, nhà trường còn tăng cường các buổi học nhóm đặt ra nhiều tình huống có thể xảy ra ở mọi lĩnh vực lễ tân, phục vụ trong nhà hàng, khách sạn,… để sinh viên cùng nhau thảo luận cách giải quyết vấn đề tốt nhất. Qua đó, sinh viên ra trường có đủ tự tin, năng lực xử lý các tình huống thực tế trong quá trình phục vụ khách du lịch. 3.2.5. Nghiên cứu thị trường , nắm bắt nhu cầu của khách Hoa Kỳ — Người Mỹ ưu tiên an toàn, sự thoải mái và sức khoẻ khi họ đi du lịch, đặc biệt là khi đến những đất nước họ cảm thấy hoàn toàn khác biệt với nước Mỹ. Những tiêu chuẩn về tiện nghi hiện đại, mức an toàn trong khu vực cũng như vấn đề vệ sinh đều được người Mỹ cân nhắc đến trước khi chọn điểm đến du 15 lOMoARcPSD|15978022 lịch. Mặc dù họ muốn có trải nghiệm chân thực khi du lịch, họ không muốn đánh đổi sự tiện nghi của bản thân. Vì lý do này, nhiều du khách Mỹ lựa chọn những thương hiệu khách sạn họ biết đến và tin tưởng. — Người Mỹ cũng quan tâm đến chất lượng dịch vụ tốt và giá cả hợp lý khi chọn địa điểm du lịch. Họ muốn chắc chắn rằng họ đang nhận được nhiều quyền lợi nhất có thể từ khoản đầu tư bỏ ra cho du lịch. KẾT LUẬN Tâm lý du khách du lịch không còn là đi tìm vẻ đẹp thuần bề mặt ,chiều rộng mà có khuynh hướng đi vào sự độc đáo và chiều sâu. Ngày nay, truyền thông rất nhanh chóng và hiện đại trong thế kỷ này. Nên đã tranh nhau khai thác mọi ngõ ngách của hình ảnh. Những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và kỳ quan trên thế giới xuất hiện thường xuyên và được giới thiệu đủ mọi khía cạnh trên báo chí và màn ảnh. Sự xuất hiện phổ biến đến độ làm cho phần đông khách du lịch trên toàn thế giới mất đi sự ngạc nhiên kỳ thú khi đặt chân đến một thực cảnh nổi tiếng vì trước đó họ đã nhìn thấy quá nhiều lần qua môi trường thông tin đại chúng. Bởi vậy, khai thác thế mạnh du lịch không phải là xây dựng nhiều khách sạn năm sao, bảy sao hay khai thác những phương tiện kỹ thuật mới nhất mà là tạo ra một nơi du lịch hài hòa, thoải mái thỏa mãn tâm lý của khách du lịch. Nên hãy sử dụng truyền thông một cách hiệu quả, dùng truyền thông để nắm bắt tâm lý khách hàng nắm bắt được xu hướng mới nhất. Truyền thông không hẳn làm cho du khách mất đi sự ngạc nhiên mà truyền thông chính là nguồn tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và triệt để nhất khi thời hiện đại 4.0 ngày nay. Đa số lượng khách quốc tế biết đến cảnh đẹp của nước ta hầu hết qua internet và một ít trên phim ảnh. Vì vậy việc lựa chọn phương tiện truyền thông là thích hợp. Điều quan trọng trong chiến lược phát triển của nghành du lịch của nước ta, là chất xúc tác gây kích thích tâm lý của du khách khi phải được tận mắt nhìn thấy và cảm nhận thay vì chỉ xem qua hình ảnh hay trên internet. 16 lOMoARcPSD|15978022 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tác giả trong nước: 1) Mai Văn Nhơn (2001), Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. 2) Nguyễn Thị Huy Hoàng (2016), Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu trên Internet 1) Tông cục thống kê (2019), “Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 9 và 9 tháng năm 2019”. Xem thêm tại: https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/30149 2) Nhóm thực hiện Bến Tre (2010), “Tâm lý du khách Mỹ”. Xem thêm tại: https://tailieu.vn/doc/tieu-luan-tam-ly-du-khach-my 1672398.html 3) Vũ Thị Thanh Hiền (2017), “Thu hút khách du lịch đến Việt Nam”. Xem thêm tại: https://www.slideshare.net/trongthuy2/luan-van-thu-hut-khach-du-tetai-viet-nam-hay 4) Đỗ Thị Thanh Vân (2013), “Giải pháp thu hút khách du lịch Mỹ tới Việt Nam”. Xem thêm tại: https://tailieu.vn/doc/tom-tat-khoa-luan-tot-nghiep-khoa-van-hoa-dulich-giai-phap-thu-hut-khach-du-lich-my-toi-v-2066090.html 5) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Người Mỹ”, được sửa đổi lần cuối vào ngày 04/11/2021. Xem thêm tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_M%E1%BB %B9#V%C4%83n_h%C3%B3a 6) Đinh Tường Vi, “Bài tiểu luận: Tâm lý giao tiếp - Tâm lý khách du lịch người Mỹ”, ngày 06/11/2015. Xem thêm tại: https://tailieu.vn/doc/bai-tieu-luan-tam-ly-giao-tiep-tam-ly-khach-dulich-nguoi-my-1796264.html 7) Sưu tầm, “Văn hoá ẩm thực Mỹ", ngày 29/08/2012. Xem thêm tại: http://www.amthuc365.vn/t14804c70/van-hoa-am-thuc/2012/08/vanhoa-am-thuc-my.html 8) CTCP Công nghệ truyền thông hành động “Báo cáo nghiên cứu thị trường khách du lịch Mỹ” ngày 09/12/2021. Xem thêm tại: https://goodgood.vn/dac-diem-thi-truong-khach-du-lich-my 9) TITC “Mỹ thị trường khách triển vọng của Viêt Nam” ngày 09/12/2021. Xem thêm tại: https://vietnamtourism.gov.vn 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan