Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thcs môn tin học khai thác website giaoduchoanhap.e...

Tài liệu Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thcs môn tin học khai thác website giaoduchoanhap.edu.vn hỗ trợ dạy học hòa nhập môn tin học ở thcs

.PDF
43
1
84

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH Tµi liÖu båi d-ìng th-êng xuyªn dµnh cho gi¸o viªn THCS m«n tin häc KHAI THÁC WEBSITE GIAODUCHOANHAP.EDU.VN HỖ TRỢ DẠY HỌC HÒA NHẬP MÔN TIN HỌC Ở THCS Quảng Bình, 10/2016 LỜI NÓI ĐẦU Theo số liệu thống kê năm 2013, Việt Nam khoảng 1,2 triệu trẻ em dưới 14 tuổi bị khuyết tật, riêng tại tỉnh Quảng Bình có khoảng 24.000 trẻ em từ 1 tuổi đến 14 tuổi khuyết tật. Để giúp trẻ khuyết tật có cơ hội học tập và hòa nhập với cộng đồng, năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng mô hình giáo dục từ xa cho HS khuyết tật không có khả năng đến trường dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Ý tưởng cốt lõi của mô hình là kết hợp giữa Giáo dục từ xa dựa trên ứng dụng Công nghệ thông tin-Truyền thông và hệ thống Giáo dục truyền thống. Cụ thể là xây dựng trang web giaoduchoanhap.edu.vn với học liệu dành cho học sinh khuyết tật và đội ngũ quản lí để hỗ trợ học sinh khuyết tật không có khả năng đến trường có thể tham gia tự học từ xa qua trang web. Qua tham khảo và tìm hiểu website cho thấy rằng, nội dung trình bày trên website không chỉ phù hợp cho việc dạy học với học sinh khuyết tật mà còn hỗ trợ tốt cho cả học sinh bình thường, đặc biệt là các bài giảng e-learning trong phân hệ dạy học dành cho học sinh khiếm thị. Hiện nay, website mới chỉ tích hợp được những bài giảng môn Tin học và Ngữ văn của lớp 6. Theo dự kiến của Ban quản lý chương trình sang năm sẽ nâng cấp và hoàn thành cho các lớp khác ở cấp học THCS. Tài liệu này giới thiệu về website giaoduchoanhap.edu.vn nhằm giúp đội ngũ giáo viên tin học THCS có phương pháp để hỗ trợ và giúp đỡ học sinh khuyết tật học môn Tin học hòa nhập tại các trường THCS; Ngoài ra tài liệu còn có thể phục vụ hoạt động tự nghiên cứu của giáo viên trong việc thiết kế bài giảng e-learrning, hoạt động giảng dạy của giáo viên đối với học sinh bình thường. Tài liệu còn nhằm giúp đỡ, hỗ trợ hoạt động tự học ở nhà của học sinh. Tài liệu được biên tập trong 2 phần: Phần 1: Nội dung chương trình cho học sinh khiếm thính. Phần này hướng dẫn giáo viên giúp học sinh học bài e-learning môn Tin học trên website giaoduchoanhap.edu.vn; kinh nghiệm làm việc, giao tiếp với học sinh khiếm thính. Phần 2: Nội dung chương trình cho học sinh khiếm thị. Phần này cũng hoàn toàn phù hợp khi giảng dạy môn Tin học đối với học sinh bình thường, bao gồm các nội dung hướng dẫn giáo viên hỗ trợ học sinh khiếm thị học bài e-learning môn Tin học; kinh nghiệm làm việc, giao tiếp với học sinh khiếm thị. 1 PHẦN 1 NỘI DUNG CHƢƠNG TRÌNH CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH I. Hƣớng dẫn học sinh khiếm thính học bài e-learning 1.1. Truy cập trang học trực tuyến 1.1.1.Đăng nhập Bước 1: Trên màn hình Desktop, Nháy đúp chuột vào biểu tượng truy cập web: Mozilla Firefox Bước 2: Nhập địa chỉ website: http://giaoduchoanhap.edu.vn Bước 3: Nháy chuột vào dòng chữ: THAM GIA LỚP HỌC TRỰC TUYẾN Nháy chuột Bước 4: Nhập tên tài khoản và mật khẩu, sau đó nháy đơn chuột vào chữ ĐĂNG NHẬP Lưu ý: - Nếu chưa có tên tài khoản, giáo viên tập hợp danh sách những học sinh có nhu cầu tham gia học gửi về phòng GDTrH để Sở đăng ký Ban quản lý chương trình cấp tài khoản miễn phí. Tuy nhiên, người học phải tuân theo sự quản lý của Ban quản lý chương trình về việc học tập trên website. - Nếu muốn học tập tự do trên website, thì thay vì nháy chuột vào dòng chữ: THAM GIA LỚP HỌC TRỰC TUYẾN ở bước 3, ta nháy chuột vào BÀI HỌC. 2 Sau khi đăng nhập thành công, website hiện ra như sau: 1.1.2. Đăng xuất Nháy chuột vào chữ ĐĂNG XUẤT ở phía dưới trang web 3 1.2. Truy cập bài học trực tuyến Chọn môn Tin học khiếm thính từ trang bài học. 1.2.1. Chọn bài để học: Bước 1: Nháy đơn chuột vào chữ Học bài ở cột Xem tương ứng với từng bài học cần chọn . Bài học được chọn chuyển sang trang mới. Bước 2: Học bài: Các slide sẽ được chạy tự động. Nháy đơn chuột vào chữ Nháy đơn chuột vào chữ nếu muốn dừng lại nếu muốn tiếp tục 4 Nháy đơn chuột vào chữ hoặc phím nếu muốn chuyển sang slide tiếp theo Nháy đơn chuột vào chữ hoặc phím nếu muốn quay lại slide trước Nháy đơn chuột trực tiếp vào tên slide đó nếu muốn xem nội dung ở một slide bất kì Nháy đơn chuột vào slide bất kì để xem nội dung Quay trở lại slide trước Dừng lại hoặc tiếp tục Chuyển sang slide tiếp theo 1.2.2. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm Các câu hỏi trắc nghiệm xuất hiện sau khi kết thúc slide tổng kết. a. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn Bước 1: Nháy đơn chuột vào đáp án trả lời 5 Để thay câu trả lời vừa chọn, nháy đơn chuột vào chữ LÀM LẠI Bước 2: Nháy đơn chuột vào chữ KẾT QUẢ để xem đáp án. b. Câu hỏi điền đáp án đúng vào chỗ trống Bước 1: Nháy đơn chuột vào đáp án trả lời Nháy chuột Để thay đổi câu trả lời, nháy đơn chuột vào chữ LÀM LẠI Bước 2: Nháy đơn chuột vào chữ KẾT QUẢ để xem đáp án. c. Câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi Bước 1: Điền các chữ cái in hoa vào ô theo yêu cầu đề bài Để thay đổi câu trả lời vừa chọn, nháy đơn chuột vào chữ LÀM LẠI Bước 2: Nháy đơn chuột vào chữ KẾT QUẢ để xem đáp án. 6 d. Ôn tập, kiểm tra Bước 1: Nháy đơn chuột vào chữ LÀM BÀI ở cột BÀI TẬP tương ứng của bài học. Bài ôn tập, kiểm tra được chuyển sang trang mới Bước 2: Làm bài kiểm tra Đọc yêu cầu Câu 1 và nháy đơn chuột chọn đáp án trả lời Nháy đơn chuột vào chữ để làm câu hỏi kế tiếp Nháy đơn chuột vào chữ để làm lại câu hỏi vừa làm Sau khi trả lời hết các câu hỏi, nháy đơn chuột vào chữ NỘP BÀI để nộp bài. 7 Nháy đơn chuột vào chữ XEM ĐÁP ÁN để xem đáp án bài làm. Kết quả hiện ra như sau: Nháy chuột Thông báo hoàn thành các câu hỏi 1.3. Học bài offline Trong trường hợp không có mạng Internet, ta có thể sử dụng hệ thống offline. Trước khi sử dụng, cần phải tải phần mềm và cài đặt lên máy tính của người học. Bước 1: Trên màn hình Desktop, nháy đúp chuột vào biểu tượng web offline Bước 2: Chọn môn học: Nháy chuột vào môn cần học 8 Bước 3: Chọn bài học: Nháy đơn chuột vào bài cần học II. Nội dung chƣơng trình môn Tin học Chương trình môn Tin học 6 dành cho học sinh khiếm thính gồm có 21 bài học E-learning (45 tiết) 2.1. Mục tiêu cần đạt 2.1.1. Kiến thức: - Biế t các thành phầ n cơ bản của máy tiń h. - Bật/tắ t máy tin ́ h, phầ n mề m máy tiń h đúng quy triǹ h. - Sử dụng mô ̣t số thiế t bi ̣máy tiń h thông du ̣ng như chuô ̣t, bàn phím. - Sử dụng phần mềm để rèn luyện sử dụng chuột máy tính, gõ bàn phím. - Soạn thảo văn bản đơn giản trên máy tính. 9 - Áp dụng các bước nhập văn bản và định dạng văn bản. - Tạo bảng; các thao tác cơ bản định dạng văn bản trong bảng. - Biết được tác dụng và cách sử dụng các tính năng tìm và thay thế. - Biết được vai trò và lợi ích của Internet. - Biết một số trình duyệt để truy cậpWeb và sử dụng máy tìm kiếm để tìm kiếm thông tin. - Biết số cách tìm kiếm thông tin trên Internet. 2.1.2. Kĩ năng: - Thực hiê ̣n đươ ̣c bâ ̣t/tắ t máy tiń h, phầ n mề m máy tiń h đúng quy triǹ h. - Bước đầ u thực hiê ̣n đươ ̣c thao tác với chuô ̣t máy tiń h , bàn phím đúng quy cách. - Sử du ̣ng đươ ̣ c mô ̣t số lê ̣nh , thao tác cơ bản để soa ̣n thảo , trình bày văn bản đơn giản trên máy tính. - Sử dụng được trình duyệt Web. - Thực hiện được các thao tác để tìm kiếm được thông tin. 2.1.3. Thái độ : - Có ý thức rèn luyện, học tập để sử du ̣ng máy tiń h đúng quy cách. - Thấ y đươ ̣c lơ ̣i ić h của viê ̣c soa ̣n thảo văn bản trên máy tiń h. - Thấy được lợi ích của Internet trong học tập và cuộc sống. 2.2. Nội dung chƣơng trình STT TÊN BÀ I SỐ YÊU CẦU CẦN ĐA ̣T TIẾT 1 Làm quen với mô ̣t số 2 thiế t bi ̣ máy tính 2 Sử dụng chuô ̣t máy 2 tính Nhâ ̣n biế t đươ ̣c mô ̣t số bô ̣ phâ ̣n cấ u thành cơ bản của máy tính cá nhân Biế t cách bâ ̣t/tắ t máy tính Biế t cách khởi đô ̣ng và thoát khỏi phầ n mề m Biế t cấ u trúc của bàn phim ́ : các hàng phim ́ trên bàn phim ́, xác định được vị trí của các phím, phân biê ̣t đươ ̣c phim ́ chức năng và phim ́ soa ̣n thảo Biết cách cầm chuột và thực hiện được việc cầm chuột đúng qui cách. Nhận biết được trỏ chuột trên màn hình. Thấy được vai trò của chuột trong việc điều khiển máy tính. Biết các thao tác cơ bản với chuột và thực hiện được đúng các thao tác: di chuyển chuột, nháy chuột, nháy nút phải chuột, nháy đúp chuột và kéo thả chuột Biế t phầ n mề m rèn luyê ̣n sử dụng chuột 10 3 4 Học gõ mười ngón và sử du ̣ng phầ n mề m Mario để luyê ̣n gõ phím Làm quen với soa ̣n thảo văn bản 4 2 Thực hiê ̣n đươ ̣c các thao tác cơ bản với chuô ̣t(luyê ̣n tâ ̣p sử du ̣ng chuô ̣t với phầ n mề m Mouse Skills ). Nhận biết khu vực phím số, phím chức năng, phím điều khiển và phím soạn thảo văn bản. Xác định được 5 hàng phím chính: hàng phím số, hàng phím trên, hàng phím cơ sở, hàng phím dưới và hàng phím chứa phím dấu cách. Biết lợi ích của việc gõ mười ngón: ban đầu luyện tập tuy khó khăn và chậm nhưng về sau tốc độ gõ sẽ nhanh hơn và chính xác hơn. Biết tư thế ngồi đúng tránh được các nguy cơ mắc các bệnh về mắt, cột sống..., tư thế ngồi đúng cho phép làm việc lâu hơn và hiệu quả hơn. Biết và bước đầu thực hiện được đặt tay và gõ phím đúng quy cách. Thực hiện được khởi động phần mềm Mario thông qua biểu tượng trên màn hình nền, thực hiện được việc thoát khỏi phần mềm. Thực hiện được việc thiết đặt các lựa chọn để luyện tập và lựa chọn bài học, mức luyện gõ bàn phím. Thực hiện được bài luyện tập ở mức 1 - mức đơn giản nhất. Biết phần mềm soạn thảo văn bản là phần mềm ứng dụng phục vụ công việc soạn thảo trên máy vi tính, bao gồm: gõ văn bản, sửa đổi, trình bày, lưu trữ và in văn bản. Biết các thành phần chính trên cửa sổ Word: Bảng chọn, thanh công cụ chuẩn, thanh công cụ định dạng, thanh cuốn dọc, thanh cuốn ngang, vùng soạn thảo và con trỏ soạn thảo. Biết hai cách để thực hiện một lệnh: mở bảng chọn rồi chọn lệnh tương ứng hoặc nháy vào nút lệnh tương ứng trên thanh công cụ. Biết cách tạo một văn bản, nhập văn bản, mở một văn bản đã có, lưu văn bản. Biết có nhiều phần mềm soạn thảo văn bản và thấy sự cần thiết phải sử dụng phần mềm soạn thảo miễn phí, 11 5 Soạn thảo văn bản đơn giản 6 Văn bản đầu tiên của em 1 (Bài thực hành 1) 7 Chỉnh sửa văn bản 1 2 mã nguồn mở. Biết các thành phần cơ bản của văn bản: kí tự, dòng, đoạn và trang văn bản. Nhận biết được con trỏ soạn thảo (vạch đứng nhấp nháy trong vùng soạn thảo), phân biệt với trỏ chuột. Con trỏ soạn thảo cho biết vị trí của kí tự tiếp theo được gõ vào. Trong khi gõ con trỏ soạn thảo sẽ di chuyển từ trái sang phải và tự động xuống dòng mới nếu đã hết dòng. Biết một số quy tắc gõ văn bản để phần mềm soạn thảo kiểm soát việc tự động ngắt dòng, dàn trang. Biết quy tắc gõ chữ Việt theo kiểu Telex hoặc VNI. Thực hiện được khởi động/thoát khỏi Word. Nhận biết được các bảng chọn, thực hiện được việc mở bảng chọn và chọn lệnh. Thực hiện được một số lệnh qua bảng chọn như: Mở, đóng, lưu và mở tệp văn bản mới. Nhận biết được thanh công cụ định dạng và thanh công cụ chuẩn. Thực hiện được các lệnh cơ bản (mở, đóng, lưu và mở tệp văn bản mới) thông qua các nút lệnh tương ứng trên thanh công cụ. Soạn thảo văn bản đơn giản: gõ được chữ Việt có dấu (kiểu Telex hoặc Vni), gõ được chữ hoa (sử dụng phím Shift). Thực hiện được việc di chuyển được con trỏ soạn thảo bằng các phím mũi tên đến vị trí mong muốn. Thực hiện được chỉnh sửa lỗi chính tả do gõ nhầm (bằng cách xóa đi và gõ lại). Lưu được tệp văn bản vào đĩa. Biế t s ử dụng được phím Delete và Backspace trong tình huống phù hợp (kết hợp với sử dụng phím mũi tên để di chuyển con trỏ soạn thảo). Biế t trước khi thực hiện một thao tác với một phần văn bản nào đó cần phải chọn phần văn bản đó. Biết cách thực hiện việc chọn phần văn bản nào đó (nháy chuột tại vị trí bắt đầu, rồi kéo thả chuột đến cuối phần văn bản cần chọn, phần văn bản được chọn sẽ được bôi đen). Biết cách thực hiện và biết sự khác nhau (về hiệu quả 12 8 Em tập chỉnh sửa văn bản 1 (Bài thực hành 2) 9 Đinh ̣ da ̣ng văn bản 10 Đinh ̣ da ̣ng đoa ̣n văn bản 11 Em trình văn (TH) 12 Trình bày trang văn bản và in 13 Thêm hình 2 ảnh để minh họa 2 1 tập bày 1 bản 2 tác động trên văn bản) giữa các thao tác: xoá, sao chép, di chuyển phần văn bản. Thực hiện được việc soạn thảo văn bản chữ Việt và rèn luyện sử dụng các phím mũi tên, Delete, Backspace để chỉnh sửa lỗi chính tả do gõ nhầm. Thực hiện được các thao tác chọn phần văn bản, thực hiện được việc sao chép, di chuyển văn bản theo yêu cầu của bài thực hành (SGK). Biết định dạng văn bản bao gồm trình bày kí tự, số, kí hiệu, hình ảnh... của văn bản để văn bản đẹp và để người đọc dễ nhớ nội dung trọng tâm. Biết cách sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ để định dạng kí tự bao gồm: phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ. Biết định dạng đoạn văn bản gồm thay đổi kiểu căn lề, vị trí của lề, khoảng cách lề của dòng đầu , khoảng cách đến đoạn văn bản trên hoặc dưới và khoảng cách giữa các dòng trong văn bản. Biết cách sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ để thực hiện căn lề, thay đổi vị trí của lề, khoảng cách dòng trong đoạn văn. Thực hiện được các thao tác thay đổi phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ; Thực hiện được căn lề hai bên, căn lề trái, căn lề phải và căn lề giữa. Biết trình bày trang gồm đặt hướng và các khoảng cách lề cho trang văn bản. Biết cách đặt hướng giấy, đặt lề trang văn bản. Biết trước khi in ra giấy nên kiểm tra trước bố trí trang trên màn hình bằng nút lệnh trên thanh công cụ. Biết cách in văn bản bằng nút lệnh trên thanh công cụ. Biết hình ảnh giúp cho văn bản trở nên trực quan, sinh động hơn, dễ hiểu hơn. Biết cách sử dụng lệnh trong bảng chọn (hoặc nút lệnh trên thanh công cụ) để chèn hình ảnh vào văn bản sử dụng. Biết hình ảnh được chèn vào có thể nằm trên dòng như 13 14 Em “viết” báo tường 2 (Bài thực hành 4) 15 Tìm kiếm 3 và thay thế 16 Trình bày cô đọng bằng 3 bảng 17 18 19 20 21 Danh bạ của riêng em (Bài TH5) Mạng thông tin toàn cầu Internet Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet Sử dụng trình duyệt để truy cậpWeb (Bài TH 6) Tìm kiếm thông tin trên Internet 2 2 2 3 3 một kí tự đặc biệt hoặc nằm trên nền văn bản. Thực hiện được nhập văn bản, biên tập và định dạng văn bản theo mẫu văn bản có sẵn. Thực hiện được việc chèn thêm một hình ảnh sẵn có trong máy tính vào văn bản. Thực hiện được việc thay đổi vị trí của hình ảnh để trình bày văn bản. Biết được tác dụng và cách sử dụng các tính năng tìm và thay thế. Biết cách thực hiện các thao tác tìm kiếm, thay thế đơn giản trong văn bản. Biết lợi ích của trình bày thông tin theo bảng. Biết cách tạo được bảng đơn giản, thêm hàng, cột, xoá hàng, cột. Biết cách nhập, định dạng văn bản trong bảng. -Tạo được bảng với số hàng, số cột theo yêu cầu. -Thực hiện được việc nhập văn bản, biên tập và định dạng văn bản trong các ô của bảng. Biết được khái niệm Internet là một mạng kết nối các mạng máy tính khác nhau trên thế giới. Biết một số dịch vụ của Internet và lợi ích. Biết các khái niệm hệ thống WWW, trang web và website, địa chỉ trang web và địa chỉ website. Biết trình duyệt là công cụ sử dụng truy cập web. Biết có thể sử dụng máy tìm kiếm để tìm kiếm thông tin và hình ảnh trên Internet. Làm quen với một số chức năng của trình duyệt Firefox. Truy cập được một số trang web trình duyệt Firefox để đọc thông tin và duyệt các trang web thông qua các liên kết. Tìm kiếm được thông tin trên Internet nhờ máy tìm kiếm thông tin bằng từ khóa. 14 III. Phƣơng pháp học, ôn tập và đánh giá 3.1. Phương pháp học và ôn tập Tập huấn cho học sinh + Sử dụng các chức năng của máy tính truy cập học liệu. + Thao tác trên bài học + Cách làm bài tập và kiểm tra + Sử dụng các công cụ hỗ trợ Sau khi tập huấn xong: + Học sinh tự học (tiếp cận bài giảng và làm theo hướng dẫn trong bài học) + Tự ôn tập và làm bài tập + Trao đổi với giáo viên + Tự làm bài kiểm tra khi có lịch 3.2. Phương pháp tiếp cận học sinh khiếm thính: Hướng dẫn trực quan bằng hình ảnh, ngôn ngữ kí hiệu để thao tác từng bước 3.3. Phương pháp đánh giá, kiểm tra Tự đánh giá: Sau mỗi bài học, học sinh có thể tự đánh giá mình qua phần bài tập theo hình thức trắc nghiệm Đánh giá định kỳ: giáo viên sẽ có kế hoạch kiểm tra định kỳ để đánh giá khả năng tiếp thu của học sinh. IV. Kinh nghiệm làm việc, giao tiếp với học sinh khiếm thính Nhìn chung, quá trình phát triển ở HS khiếm thính giống như ở HS nghe bình thường, tuy nhiên do mất đi một trong những giác quan cơ bản nhất để nhận thức thế giới xung quanh cho nên HS gặp một số bất lợi trong giao tiếp và nhận thức. 4.1. Những điểm mạnh của học sinh khiếm thính Ở HS khiếm thính, thị giác đảm nhận những chức năng thay thế cho thính giác. Khả năng này của HS khiếm thính thông thường tốt hơn ở HS nghe bình thường. HS khiếm thính quan sát sự vật, hiện tượng bằng thị giác nhanh hơn, chính xác hơn và toàn diện hơn ở HS khác. Chính vì khả năng đó mà HS khiếm thính có thể nhận thức thế giới xung quanh đầy đủ mà không cần thính giác. Nếu không được nhìn thấy HS khiếm thính không thể hiểu, không thể nhận thức được sự vật, hiện tượng cho dù đơn giản, cụ thể. Đây là một đặc điểm cơ bản mà GV cần đặc biệt chú ý trong khi dạy, đó là các em học thông qua quan sát, bắt chước và thực hành. Nhờ khả năng quan sát tốt, HS khiếm thính dễ dàng phát hiện những đặc điểm nổi bật của sự vật, hiện tượng, hành động. Trong giao tiếp, các em nhận 15 biết, phán đoán thông qua quan sát hành động, cử chỉ điệu bộ, thái độ của người khác. HS khiếm thính cũng được đánh giá là những người có trí thông minh thực tế. Các em có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề dựa trên tình huống thực và các sự kiện, hiện tượng có thể quan sát được. Tư duy của các em chủ yếu là tư duy trực quan. Khiếm thính hầu như không ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. HS khiếm thính có thể đạt được mức độ phát triển kĩ năng vận động như ở tất cả các em khác. Quan sát thị giác tốt giúp HS khiếm thính khéo léo trong kĩ năng vận động, các em thường thể hiện một số khả năng nổi trội như vẽ, thêu, trang trí… Học sinh khiếm thính cũng rất ham thích học hỏi, đặc biệt trong các hoạt động mới lạ, hoạt động sử dụng phương tiện hỗ trợ trực quan, phương tiện điện tử. 4.2. Khó khăn của học sinh khiếm thính Mất hoặc chậm phát triển ngôn ngữ nói dẫn đến khó khăn trong giao tiếp với người nghe. Đối với các em khiếm thính, quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ nói gặp nhiều khó khăn. Nếu không được can thiệp sớm, không được giáo dục đặc biệt và nhất là không được dạy ngay từ nhỏ, thì ngôn ngữ nói không thể tự hình thành và phát triển được, dẫn tới hiện tượng câm. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giao tiếp với bạn bè, cộng đồng vì lời nói là công cụ giao tiếp cơ bản của họ. Học sinh khiếm thính tiếp thu thông tin chủ yếu bằng mắt nên gặp khó khăn khi học, hiểu một số khái niệm trừu tượng. Muốn giải quyết được vấn đề, người ta phải tiến hành các thao tác tư duy, như: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá và trừu tượng hoá để tìm ra bản chất vấn đề ẩn đằng sau những hiện tượng đó. Những thao tác tư duy phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển ngôn ngữ. HS khiếm thính, đặc biệt đối với những học sinh mất thính lực ở mức độ nặng, mất ngôn ngữ nói, quá trình tiến hành các thao tác tư duy chậm và gặp rất nhiều khó khăn. Với một hay nhiều hiện tượng, HS khiếm thính dễ dàng so sánh, phân tích đối tượng một cách nhanh chóng và chính xác, nhưng các em gặp rất nhiều khó khăn khi tổng hợp, khái quát hoá và trừu tượng hoá. Điều này dẫn đến việc hiểu các khái niệm của HS khiếm thính chỉ gắn với sự vật, hiện tượng, sự kiện cụ thể. Để hiểu được thông tin trong quá trình học tập hoặc giao tiếp, HS khiếm thính cần tập trung chú ý cao độ, vừa phải quan sát, phán đoán, vì vậy các em thường khó duy trì khả năng tập trung chú ý trong khoảng thời gian dài khi các thông tin được chuyển tải bằng lời. Điều này đòi hỏi GV khi truyền đạt thông tin đến cho HS tránh việc sử dụng lời nói nhiều mà phải kết hợp với các phương tiện trực quan khác. 16 Khiếm thính làm mất đi ở các em rất nhiều cơ hội học ngẫu nhiên thông qua các cuộc giao tiếp hàng ngày giữa con người với con người. Điều này dẫn đến HS không hiểu hoặc hiểu không đầy đủ các qui tắc, mối quan hệ xã hội nên đôi khi có phản ứng không phù hợp trong các tình huống xã hội, chẳng hạn HS chỉ hiểu tốt- xấu, rất khó hiểu hành vi tốt trong một người xấu hoặc ngược lại. Các em có thể có ngưỡng ức chế thấp hoặc dễ nổi cáu, vì các em không nghe thấy những lời nhận xét hoặc trò chuyện thông thường. Sự hạn chế về ngôn ngữ của HS khiếm thính dẫn đến những hạn chế về khả năng đọc hiểu. Mặt khác, đối với HS sử dụng ngôn ngữ kí hiệu thì sự không giống nhau trong cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ kí hiệu cũng làm cho HS có khả năng đọc hiểu hạn chế. Vì vậy, đọc hiểu tài liệu học tập là một khó khăn điển hình của HS khiếm thính. 4.3. Giao tiếp với học sinh khiếm thính 4.3.1. Đặc điểm giao tiếp của học sinh khiếm thính Giao tiếp gồm hai quá trình: Tiếp nhận thông tin và diễn đạt thông tin. HS khiếm thính cấp trung học đã có một thời gian dài học trong nhà trường, đã có nhiều bạn bè. Vì vậy, HS đã có nhiều kinh nghiệm và thói quen giao tiếp với mọi người. Giao tiếp của HS khiếm thính có những đặc điểm nổi trội sau đây: + Nhu cầu giao tiếp với mọi người rất phát triển. Trong môi trường lớp học, nhà trường và ngoài xã hội, hàng ngày HS tiếp xúc với nhiều đối tượng, trong nhiều tình huống và hoàn cảnh khác nhau và rất đa dạng về nội dung cũng như hình thức giao tiếp, tạo cho HS nhiều cơ hội xuất hiện nhu cầu giao tiếp. Hơn nữa, các em đã có những kinh nghiệm nhất định trong giao tiếp, cho nên sự mặc cảm thua kém bạn bè cũng ngày càng giảm, từ đó, thích giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh. + Sau một thời gian dài học trong nhà trường, ngôn ngữ của HS đã được hình thành và phát triển ở nhiều mức độ khác nhau. Nhưng nhìn chung, các em đã có vốn ngôn ngữ nhất định và có thể sử dụng chúng để giao tiếp với mọi người. Các em biết và có thể giao tiếp với mọi người với nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau, tùy theo đối tượng giao tiếp là ai mà các em có thể sử dụng phương tiện này hay phương tiện khác. 4.3.2Cách tiếp nhận thông tin ở học sinh khiếm thính Nghe là phương tiện chính và quan trọng nhất để con người tiếp nhận thông tin từ môi trường xung quanh. HS khiếm thính bị suy giảm hoặc mất khả năng nghe, ảnh hưởng rất lớn quá trình tiếp nhận thông tin. Một phương tiện không kém phần quan trọng để tiếp nhận thông tin từ bên ngoài là nhìn. Do quy luật bù 17 trừ chức năng, khả năng nhìn ở các em rất phát triển và có phần tốt hơn HS nghe bình thường cùng lứa tuổi. Bởi vậy, để tiếp nhận thông tin, HS khiếm thính sử dụng phương tiện nhìn là chính. HS khiếm thính có thể nhìn để tiếp thu tối đa lượng thông tin từ GV, từ bạn bè và những người xung quanh, chủ yếu là qua việc “đọc hình miệng”. Nghĩa là các em có thể nhìn miệng người nói, quan sát những chuyển động của cơ quan phát âm (môi, răng, lưỡi...) để hiểu được nội dung câu nói. Học sinh khiếm thính có thể còn một phần thính lực còn lại để nghe thông qua máy trợ thính với các em có sử dụng máy. Lượng thông tin mà HS khiếm thính tiếp thu được bằng thính giác phụ thuộc vào khả năng nghe còn lại, phụ thuộc vào kĩ năng sử dụng máy trợ thính, đây cũng được coi là một phương tiện hỗ trợ để tiếp nhận thông tin. Trong quá trình học tập, HS khiếm thính thường quan sát tranh ảnh, hình vẽ, và nhất là chữ viết trên bảng. Và đặc biệt các em tiếp nhận thông tin từ việc đọc sách giáo khoa, kĩ năng này phát triển nhanh theo thời gian học và được sử dụng suốt trong cuộc đời, nó giúp các em tự học. Bởi vậy, nếu GV vừa viết vừa nói, vừa vẽ hình - vừa nói và hướng dẫn HS khiếm thính sử dụng tài liệu, sách giáo khoa sẽ tạo nhiều thuận lợi để các em tiếp nhận thông tin được đầy đủ nhất. Thông thường HS khiếm thính kết hợp nhiều phương tiện để tiếp nhận tối đa lượng thông tin cần thiết: phối hợp nhìn – nghe và những giác quan khác. 4.3.3. Cách biểu đạt thông tin của học sinh khiếm thính Phương tiện quan trọng và chủ yếu nhất được con người sử dụng trong giao tiếp là ngôn ngữ nói. Tuy vậy, việc sử dụng tiếng nói như một phương tiện diễn đạt thông tin ở HSkhiếm thính có rất nhiều hạn chế. Tiếng nói, ngôn ngữ được hình thành và phát triển rất chậm. Ngoài tiếng nói, HS khiếm thính còn có thể dùng chữ viết để truyền đạt thông tin cho người khác. Sau khi học tiểu học, các em có thể đọc viết tiếng Việt. Tuy vậy, việc viết của HS khiếm thính thường sai ngữ pháp, viết ngược chủ ngữ, vị ngữ hoặc bổ ngữ. HS khiếm thính còn một phương tiện có thể thay cho chữ viết trong giao tiếp là chữ cái ngón tay. Chữ cái ngón tay là hệ thống chữ cái được biểu thị bằng tay. Mỗi chữ cái được biểu thị bằng một động tác nhất định của các ngón tay có thể thay thế cho chữ viết trong học tập và giao tiếp. Để thay thế và hỗ trợ cho sự khiếm khuyết về lời nói, HS khiếm thính dùng một phương tiện giao tiếp khác đó là cử chỉ điệu bộ và kí hiệu để diễn đạt thông tin. Ngôn ngữ kí hiệu là một phương tiện giao tiếp chính của riêng cộng đồng 18 người khiếm thính, nó có thể thay thế lời nói tự nhiên, được cảm thụ bằng thị giác, xúc giác… Ngoài ra trong quá trình diễn đạt thông tin, HS khiếm thính còn dùng nhiều cách hỗ trợ khác như: nét mặt, nụ cười, động tác tay, chân... để diễn đạt thông tin một cách chính xác. 4.3.4. Những lưu ý khi giao tiếp với HS khiếm thính Luôn nói trước mặt trẻ. HS khiếm thính cần được quan sát hình miệng, cử chỉ, nét mặt và kí hiệu để hiểu thông tin được cung cấp. Nói rõ ràng, ngắn gọn và kết hợp với cử chỉ điệu bộ, kí hiệu, chữ viết, hành động, tranh ảnh... để giúp HS hiểu mình đang nói gì. Với HS khiếm thính, những câu ngắn gọn và đơn giản sẽ giúp dễ hiểu hơn vì vậy người giao tiếp nên đơn giản hoá ngôn ngữ nói và nhấn mạnh vào ý trọng tâm của câu nói. Chỉ dẫn bằng hành động cụ thể cho trẻ. Cần tận dụng những tình huống cụ thể đang xảy ra để nói chuyện với HS và giải thích cho HS khiếm thính. Trực quan hóa những từ, khái niệm khó hiểu với trẻ. Điều này cũng có nghĩa là giáo viên cần sử dụng hành động, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình và vật thật nhiều hơn thông thường để hướng dẫn cho HS khiếm thính. Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo HS hiểu được cần phải làm gì. Giữ bình tĩnh khi nghe HS trình bày ý kiến. Thông thường, lời nói của phần lớn HS khiếm thính không được rõ ràng và độ lưu loát không cao, do đó nếu phát âm của HS không rõ ràng, thì giáo viên hãy kiên trì dành thời gian nghe xem HS đang muốn nói gì và giúp HS sử dụng đúng từ để nói và luôn giữ thái độ tích cực, động viên khuyến khích HS bởi vì việc học tập trong lớp đối với các em là rất khó khăn. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan