Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Tác động của evfta tới đầu tư trực tiếp từ liên minh châu âu (eu) vào việt nam...

Tài liệu Tác động của evfta tới đầu tư trực tiếp từ liên minh châu âu (eu) vào việt nam

.PDF
19
1
127

Mô tả:

lOMoARcPSD|17343589 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế  ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ QUỐC TẾ Đề tài: Tác động của EVFTA tới đầu tư trực tiếp từ Liên minh Châu Âu (EU) vào Việt Nam Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Mã sinh viên Chuyên ngành Lớp chuyên ngành PGS.TS Nguyễn Xuân Hưng Nguyễn Doanh Hưng 11192217 Kinh tế quốc tế Kinh tế quốc tế 61A Hà Nội, tháng 05/2022 MỤC LỤC Tóm lược:.......................................................................................................................... 3 1. Giới thiệu................................................................................................................... 3 1 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 2. Cơ sở lý thuyết...........................................................................................................4 2.1. Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài..............................................................4 2.2. EVFTA và một số nội dung chính.........................................................................5 2.3. Các cam kết trong EVFTA về đầu tư của Việt Nam với EU.................................6 3. Thực trạng đầu tư trực tiếp từ EU vào Việt Nam...................................................9 3.1. Số dự án và số vốn đăng ký đầu tư.......................................................................9 3.2. Lĩnh vực đầu tư...................................................................................................10 3.3. Địa bàn đầu tư.....................................................................................................11 4. Tác động của EVFTA tới đầu tư trực tiếp từ EU vào Việt Nam..........................11 4.1. Tác động tích cực của EVFTA tới đầu tư trực tiếp từ EU vào Việt Nam.............11 4.2. Tác động tiêu cực của EVFTA tới đầu tư trực tiếp từ EU vào Việt Nam.............12 5. Một số vấn đề đặt ra khi thu hút đầu tư trực tiếp từ EU vào Việt Nam..............13 5.1. Một số thách thức khi thu hút FDI từ EU vào Việt Nam.....................................13 5.2. Các giải pháp nhằm thu hút FDI hiệu quả khi thực hiện EVFTA........................15 Kết luận........................................................................................................................... 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................18 Tác động của EVFTA tới đầu tư trực tiếp từ Liên minh Châu Âu (EU) vào Việt Nam. 2 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Tóm lược: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng như hiện nay, việc các hiệp định thế hệ mới hướng tới các vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng được quan tâm bởi cả hai phía: nước đầu tư và nước nhận đầu tư. Việt Nam là quốc gia đã thực hiện ký kết nhiều hiệp định và đa dạng về các lĩnh vực hợp tác với các quốc gia cũng như khu vực trên thế giới. Không thể không kể đến, hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc liên minh châu Âu đã mang lại những lợi ích đáng kể, góp phần thúc đẩy sự phát triển hợp tác chung giữa hai nền kinh tế. Trong bài viết, tác giả tập trung hướng tới tác động của hiệp định đối với mối quan hệ đầu từ giữa liên minh châu Âu với Việt Nam và đưa ra những giải pháp cần thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả của thu hút đầu tư. Từ khóa: Hiệp định thương mại tự do, đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút đầu tư, cam kết thu hút đầu tư. 1. Giới thiệu 1.1. Lý do chọn đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa là xu hướng hiện nay của các nền kinh tế trên thế giới. Hòa chung xu hướng đó, nền kinh tế Việt Nam ngày càng đẩy mạnh quá trình mở cửa, hài hòa các lợi ích kinh tế. Song song với đó, hoạt động đầu tư quốc tế là một lĩnh vực quan trọng và then chốt ảnh hướng tới lợi ích phát triển kinh tế cho Việt Nam. Kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam _ EU (EVFTA) có hiệu lực, hoạt động đầu từ quốc tế, cụ thể là hoạt động đầu tư trực tiếp từ EU vào Việt Nam diễn ra sôi nổi, nhiều tín hiệu tích cực, khả quan hơn. Việt Nam là quốc gia có lợi thế về vị trí địa lý nối liền các trung tâm kinh tế, điều kiện khí hậu và địa hình ổn định, lại có lượng nhân công dồi dào, mức gia lao động hấp dẫn. Về mặt chính trị, Việt Nam duy trì vị trí trung lập với các nước thế giới, ổn định chính trị trong nước. Về mặt kinh tế, Việt Nam hướng tới hài hòa các giá trị lợi ích, chủ động mở cửa hội nhập. Bởi các lý do đó, Việt Nam luôn là điểm đến lý tưởng cho các hoạt động đầu tư trực tiếp từ các quốc gia, tổ chức trên thế giới, trong đó bao gồm Liên minh châu Âu EU. Tác giả quyết định chọn đề tài “Tác động của EVFTA tới đầu tư trực tiếp từ EU vào Việt Nam” nhằm nghiên cứu, đánh giá về các tác động của EVFTA cũng như mang tới các giải pháp về đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào Việt Nam. 3 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được tác giả nghiên cứu với mục đích phân tích, đánh giá các tác động của EVFTA đối với hoạt động đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, cũng như chỉ ra các vấn đề còn tồn tại với việc thu hút đầu tư và qua đó, đưa ra các giải pháp giúp Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp từ EU. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài nhắm tới hoạt động đầu tư trực tiếp từ EU vào Việt Nam kể từ khi EVFTA có hiệu lực cho tới nay. Bài viết được giới hạn ở phạm vi hoạt động đầu tư trực tiếp của EU và hướng tới Việt Nam trong bối cảnh EVFTA. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm phương pháp thu thập, thống kê, so sánh các dữ liệu, tài liệu từ sách báo, các trang thông tin đại chúng nhằm đánh giá vấn đề. Ngoài ra, tác giả còn kết hợp sử dụng phương pháp suy luận logic, thực chứng dựa vào thực trạng các số liệu, dữ liệu để đưa ra những đánh giá, kết luận của mình. 1.5. Kết cấu bài viết Bài viết bao gồm các phần nội dung (i) Giới thiệu, (ii) Cơ sở lý thuyết, (iii) Thực trạng đầu tư trực tiếp từ EU vào Việt Nam, (iv) Tác động của EVFTA tới đầu tư trực tiếp từ EU vào Việt Nam,… 2. 2.1. Cơ sở lý thuyết Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh này. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa như sau về FDI: 4 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, luật pháp ở một số nước (ví dụ như Việt Nam) quy định, trong trường hợp đặc biệt FDI có thể có sự tham gia góp vốn nhà nước. Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Tỉ lệ góp vốn của các chủ đầu tư sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỉ lệ này. Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thông qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật,… vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án. Các hoạt động FDI có thể được phân loại dựa theo nhiều hình thức khác nhau, cụ thể: (i) theo cách thức xâm nhập; (ii) theo quan hệ ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và đối tượng tiếp nhận đầu tư; (iii) theo định hướng của nước nhận đầu tư; (iv) theo định hướng của chủ đầu tư; và (v) theo hình thức pháp lý. 2.2. EVFTA và một số nội dung chính EVFTA là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới giữa Việt Nam và khối liên minh châu Âu (EU). Ngày 1 tháng 12 năm 2015, các bên chính thức kết thúc đàm 5 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 phán EVFTA. Tới ngày 1 tháng 2 năm 2016, công bố văn bản của hiệp định. Ngày 26 tháng 6 năm 2018, EVFTA được tách làm hai hiệp định gồm: hiệp định thương mại EVFTA và hiệp định bảo hội đầu tư EVIPA. Hai hiệp định được ký kết vào ngày 30 tháng 6 năm 2019. Nghị viện Châu Âu phê chuẩn hai hiệp định ngày 12 tháng 2 năm 2020, và Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 8 tháng 6 năm 2020. EVFTA là một hiệp định toàn diện, gồm 17 chương, 02 nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ. hải quan và thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý, thể chế. 2.3. Các cam kết trong EVFTA về đầu tư của Việt Nam với EU Các cam kết về đầu tư được đề cập trong phần II chương 8, phụ lục 8-A-2 (cam kết mở cửa đầu tư của EU cho Việt Nam) và phụ lục 8-B-1 (cam kết mở của đầu tư, dịch vụ của Việt Nam cho EU). Việt Nam cam kết một số nguyên tắc đảm bảo tự do hóa đầu tư của EU với thị trường Việt Nam. Các cam kết này bao gồm: 2.3.1. Nguyên tắc tiếp cận thị trường: Việt Nam cam kết mở cửa thị trường cho nhà đầu tư từ EU không kém thuận lợi hơn mức được nêu ra trong biểu cam kết. Theo biểu cam kết, Việt Nam mở cửa cho nhà đầu tư EU trong một số lĩnh vực cao hơn WTO. Cũng theo nguyên tắc này, đối với các lĩnh vực nêu trong biểu cam kết, trừ trường hợp có quy định khác, Việt Nam cam kết không áp dụng các biện pháp hạn chế nhất định. 2.3.2. Nguyên tắc đối xử quốc gia: 6 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Việt Nam cam kết với nhà đầu tư EU sự đối xử không kém thuận lợi hơn đối với chủ thể Việt Nam. Cam kết này chỉ áp dụng đối với các lĩnh vực thuộc biểu cam kết, trừ khi biểu cam kết có quy định khác. Tuy nhiên, trong biểu cam kết thì Việt Nam lại có bảo lưu quyền áp dụng thủ tục riêng trong thành lập cơ sở kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài miễn là thủ tục này không hạn chế đáng kể quyền của nhà đầu tư. Luật đầu tư 2016 đang đi theo hướng này, với thủ tục đăng ký đầu tư riêng cho nhà đầu tư nước ngoài, khác với thủ tục áp dụng cho nhà đầu tư trong nước. Về vấn đề vận hành khoản đầu tư, Việt Nam cam kết dành cho nhà đầu tư EU đối xử không kém thuận lợi hơn đối với chủ thể Việt Nam trừ trường hợp biểu cam kết có quy định khác, hoặc biện pháp phân biệt đối xử đã có trước khi EVFTA có hiệu lực, hoặc khoản đầu tư trong một số lĩnh vực nhạy cảm được liệt kê (báo chí, phân phối văn hóa phẩm, an ninh – điều tra, giáo dục tiểu học – trung học, ...). 2.3.3. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc: Với vấn đề thành lập cơ sở kinh doanh, Việt Nam cam kết dành cho nhà đầu tư EU đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử dành cho đối tác FTa đang đàm phán tại các hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Với vấn đề vận hành khoản đầu tư, Việt Nam cam kết dành cho nhà đầu tư EU đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử dành cho chủ thể các nước khác trừ trường hợp trong phạm vi thỏa thuận từ trước đó. Tuy nhiên, Việt Nam bảo lưu quyền phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư EU và các nhà đầu tư nước ngoài khác trong trường hợp: thỏa thuận trong ASEAN, thỏa thuận tránh đánh thuế 2 lần, các biện pháp công nhận chứng chỉ chuyên môn dịch vụ, các lĩnh vực liệt kê (bưu điện, viễn thông, nông lâm ngư nghiệp, khai mỏ, …). 2.3.4. Các yêu cầu về hoạt động đầu tư: Liên quan tới các việc thành lập, vận hành khoản đầu tư trong các lĩnh vực thuộc biểu cam kết, Việt Nam cam kết: 7 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 - Không áp dụng các biện pháp được liệt kê: tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hóa, giới hạn trị giá nhập khẩu theo trị giá xuất khẩu, ... - Không áp dụng các biện pháp được liệt kê: tỷ lệ nội địa hóa, buộc mua hàng sản xuất nội địa, ... làm điều kiện để cho hưởng hoặc cho tiếp tục hưởng các ưu đãi liên quan. Tuy nhiên, Việt Nam được phép có ngoại lệ bao gồm: được áp dụng các yêu cầu về lãnh thổ, về nghiên cứu và triển khai, ...mới cho hưởng ưu đãi. - Không áp dụng nguyên tắc xúc tiến thương mại với trường hợp các chương trình xúc tiến xuất khẩu. 2.3.5. Các nguyên tắc về bảo hộ đầu tư: Khi các nhà đầu tư EU vào Việt Nam, theo EVFTA, Việt Nam cam kết dành cho họ các cơ chế bảo hộ đầu tư nhất định, cụ thể: - Cam kết về chuẩn đối x tối thiểu: theo nguyên t c này, Việt Nam cam kết đối xử công bằng, bảo đảm an ninh cho các nhà đầu tư EU. - Cam kết bồi thường tổn thất cho các nhà đầu tư EU trong trường hợp thiệt hại do xung đột vũ trang. - Cam kết chỉ trưng mua, trưng dụng khoản đầu tư EU trong các trường hợp vì mục tiêu công cộng và phải có bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm trưng mua, trưng dụng. - Cam kết cho phép nhà đầu tư EU chuyển các khoản thu nhập ra nước ngoài không hạn chế và không chậm trễ theo tỷ giá chuyển đổi tự do. - Cam kết cho chính quyền EU thay thế nhà đầu tư EU theo các giao dịch hợp pháp được liệt kê giữa EU và nhà đầu tư EU. 2.3.6. Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư EU (cơ chế ISDS) Bao gồm các cam kết của Việt Nam và EU dành cho các nhà đầu tư của đối tác đầu tư trên lãnh thổ của mình về quyền kiện ra trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh 8 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 chấp giữa Nhà nước nơi nhận đầu tư. EVFTA thiết kế một cơ chế ISDS rất đặc thù, không giống như các cơ chế ISDS trong các FTA khác mà Việt Nam đã ký, cụ thể: - Chủ thể được quyền kiện ISDS là nhà đầu tư EU tại Việt Nam (tự mình hoặc nhân danh cơ sở kinh doanh mà mình có phần vốn). - Chủ thể bị kiện: cơ quan Nhà nước liên quan tới hoạt động đầu tư của nhà đầu tư EU (tức là bao gồm cả các cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương). - Nội dung kiện: nhà đầu tư chỉ có thể sử dụng cơ chế ISDS này khi Nhà nước nhận đầu tư có vi phạm các cam kết tại mục Bảo hộ Đầu tư của EVFTA; hoặc vi phạm các cam kết tại một số khoản liên quan tới nguyên tắc đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc; và vi phạm đó gây thiệt hại cho nhà đầu tư. - Chủ thể xử lý tranh chấp: một Ủy ban riêng được thành lập theo EVFTA (đây là điểm khác biệt của EVFTA so với các FTA khác, theo các FTA khác thì Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID) hoặc Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) sẽ đứng ra giải quyết các tranh chấp. - Thủ tục tố tụng: EVFTA có quy định cụ thể về một số nguyên tắc bắt buộc trong thủ tục tố tụng ISDS; ngoài các nguyên tắc này thì các bên tranh chấp có thể thỏa thuận về việc sử dụng thủ tục tố tụng ICSID, UNCITRAL hay thủ tục tố tụng khác. 3. 3.1. Thực trạng đầu tư trực tiếp từ EU vào Việt Nam Số dự án và số vốn đăng ký đầu tư Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007, FDI từ EU vào nước ta đặc biệt tăng nhanh, và đạt mức kỷ lục 2,6 tỷ USD vốn đăng ký năm 2010. Tính đến tháng 4 năm 2019, EU là đối tác đầu tư lớn thứ tư tại VIệt Nam với tổng vốn đăng ký lên tới 24,67 tỷ USD, tương đương 7,6% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Tháng 9 năm 2021, kết quả báo cáo về thu hút đầu tư từ EU ghi nhận số vốn đầu tư đăng ký đạt 22,24 tỷ USD (tăng 483 triệu USD so với cùng kỳ năm 2020), tương đương với 2.242 dự án từ 26/27 quốc gia thuộc EU. Số dự án đầu tư từ EU chiếm 6,57% tổng số dự án và chiếm 5,58% tổng vốn đăng ký của các nước và khu vực vào Việt Nam. 9 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Tính tới tháng 9 năm 2021, Hà Lan đứng đầu các nước EU đầu tư vào Việt Nam với 382 dự án và 10,36 tỷ USD. Pháp đứng thứ hai với 632 dự án và 3,62 tỷ USD. Đức đứng thứ ba với 405 dự án và 2,2,5 tỷ USD. Điều này cho thấy, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc thu hút FDI từ các đối tác thuộc Liên minh châu Âu EU. Tuy nhiên, giá trị trung bình của các dự án từ EU còn tương đối nhỏ. Lý giải cho việc này, quy mô dự án của các đối tác EU còn không đồng đều, chỉ có các nước có dự án quy mô như Hà Lan, Pháp, Đức,… ngoài ra quy mô đầu tư từ các nước khác tương đối nhỏ. 3.2. Lĩnh vực đầu tư FDI từ EU vào Việt Nam đã có sự tăng trưởng trong thời gian qua. Nguồn vốn này đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam và góp phần nâng cao hiệu quả đối với các nhóm ngành công nghệ cao và các ngành mới. Theo thống kê vào năm 2019, EU đã đầu tư vào 18 trên tổng số 21 ngành theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 36,3% tổng vốn đầu tư, tập trung vào các ngành như lọc hóa dầu, dệt may, điện tử, ô tô, phương tiện vận tải…), lĩnh vực bất động sản chiếm 11%, thông tin và truyền thông chiến 6,6% (Đinh Trọng Thắng & Trần Tiến Dũng, 2019). Một số tập đoàn lớn của EU đang hoạt động hiệu quả tại Việt Nam như Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp - Bỉ), Daimler Chrysler (Đức), Siemen, Alcatel Comvik (Thụy Điển),… Xu hướng gần đây, các nước EU tập trung hơn vào các ngành dịch vụ, tài chính, năng lượng sạch… Tuy nhiên, FDI từ EU vào Việt Nam còn kém đa dạng về quy mô và số vốn. Các quốc gia Eu còn dè dặt với tiềm năng về lao động, kỹ thuật, công nghệ tại Việt Nam. Điều này cũng dẫn tới việc các dự án đầu tư từ EU còn tập trung vào Việt Nam ở công đoạn lắp ráp, chế biến mà chưa có các lĩnh vực được cả hai bên cùng quan tâm. 10 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 3.3. Địa bàn đầu tư Các nhà đầu tư EU chủ yếu tập trung vốn vào các thành phố lớn, vùng kinh tế trọng điểm như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà nội, quảng Ninh, Bình Dương,… bởi đây là những khu vực được đầu tư bài bản, phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng, giao thông, lại có vị trí địa lý gần cảng biển, các đường quốc lộ. Tình trạng dẫn tới rằng các khu vực kém phát triển như khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên lại thu hút ít vốn, các khu công nghiệp đi vào hoạt động còn thấp. Vì thế lực lượng lao động từ các khu vực này đổ ngược lại phía các thành phố lớn, gây ra các tình trạng ách tắc, khó đảm bảo về mặt đời sống an sinh xã hội. FDI từ EU chưa phát huy được khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương và khu vực trong cả nước. Mà ngược lại, còn có nguy cơ làm trầm trọng hơn vấn đề mất cân bằng lao động trên các địa bàn, khu vực. Điều này cần sự giải quyết vào thống nhất từ hai phía. Phía địa phương và Nhà Nước chủ động kế hoạch tăng cường thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng; phía đầu tư chủ động lựa chọn còn địa phương còn nhiều tiềm năng để khai thác. 4. Tác động của EVFTA tới đầu tư trực tiếp từ EU vào Việt Nam EVFTA là hiệp định có phạm vi cam kết rộng với mức độ cam kết cao. Đây cũng là hiệp định toàn diện và tham vọng đối với cả hai bên Việt Nam và EU. Do đó, Việt Nam có động lực để cải cách các chính sách, thể chế, các khung pháp lý tạo điều kiện đầu tư, kinh doanh thuận lợi đối với các nhà đầu tư từ EU nói riêng và thế giới nói chung. 4.1. Tác động tích cực của EVFTA tới đầu tư trực tiếp từ EU vào Việt Nam Thứ nhất, các nguyên tắc về bảo hộ đầu tư và các cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong EVFTA giúp tăng độ tin cậy, an toàn cho các nhà đầu tư EU khi tham gia vào môi trường kinh doanh Việt Nam. Các ưu đãi thu hút đầu tư và các điều khoản quy định hỗ trợ đầu tư trong cách lĩnh vực như sở hữu trí tuệ, môi trường, minh bạch trong đầu tư,… giúp làm gia tăng niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Các yếu 11 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 tố này giúp thúc đẩy sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh tại Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ hai, EU là khu vực có nền kinh tế phát triển, các quốc gia đều đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật, áp dụng được các công nghệ hàng đầu trong sản xuất, kinh doanh. Khi thực hiện EVFTA, Việt Nam đồng thời nhận được sự hỗ trợ về công nghệ, khoa học, kỹ thuật, cũng như có động lực để phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ lao động. Thứ ba, khi thực hiện EVFTA, những rào cản thuế quan được xóa bỏ, các doanh nghiệp Việt Nam có thuận lợi được nhập khẩu công nghệ và nguyên vật liệu có chất cao từ EU với chi phí thấp hơn đáng kể. Điều này góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và giảm chi phí cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam. Đây tiếp tục là một yếu tố góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp EU đầu tư trực tiếp vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Thứ tư, EVFTA mở ra thị trường cho ngành công nghiệp dịch vụ từ Châu Âu, như bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông,… Kết hợp với sự mở của cạnh tranh và lao động chi phí thấp, ngành công nghiệp dịch vụ được sự hỗ trợ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. FDI từ EU có thể tăng trong các ngành dịch vụ mà cam kết trước đó trong WTO chưa được chặt chẽ và sâu sắc. EVFTA hướng tới thế mạnh của các nước EU về mặt các ngành dịch vụ. Bên cạnh đó, một số nhóm ngành được ưu đãi giảm thuế từ cả hai phía gồm giày dép, dệt may, các ngành công nghiệp nhẹ… Đây đều là các ngành Việt Nam có lợi thế lớn và các ưu đãi giúp các doanh nghiệp từ EU chú tâm hơn vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam bằng cách tận dụng ưu thế sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu sản phẩm ngược lại thị trường Châu ÂU tận dụng ưu đãi về thuế. 4.2. Tác động tiêu cực của EVFTA tới đầu tư trực tiếp từ EU vào Việt Nam. Chuyển giao kỹ thuật công nghệ thông qua đầu tư nước ngoài giúp Việt Nam nhận được nhiều kỹ thuật, công nghệ từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, trong số các kỹ thuật công nghệ được chuyển giao còn bao gồm các kỹ thuật không thích hợp với phát triển kinh tế tại Việt Nam. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật khiến máy móc, công nghệ nhanh chóng trở nên lạc hậu. Quốc gia nhận đầu tư và liên tục nhân thêm các 12 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 công nghệ lạc hậu từ các quốc gia khác sẽ bị vướng vào “cái bẫy” công nghệ chạy theo các nước đi đầu tư. Các công ty đầu tư nước ngoài sẽ khiến nền kinh tế của nước nhận đầu tư phải gia tăng sự phụ thuộc vào vốn, kỹ thuật, và thị trường tiêu thụ hàng hóa như đối với trường hợp của các công ty đa quốc gia. Ngoài ra, các doanh nghiệp từ châu Âu thâm nhập vào thị trường Việt Nam với những ưu đãi nhất định sẽ khiến các doanh nghiệp trong nước bị hạn chế sự cạnh tranh. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn chưa chấp hành nghiêm ngặt các quy định tại nước nhận đầu tư về các quy định bảo vệ môi trường. Theo kết quả thanh tra của Tổng cục Môi trường tại 28 tỉnh phía Bắc trong các năm 2017, 2018 và 2019 thì tỷ lệ doanh nghiệp FDI vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tăng lên trong các năm. Cụ thể, năm 2017 có 12/27 doanh nghiệp vi phạm, chiếm tỷ lệ 44,5%; năm 2018 có 14/25 doanh nghiệp vi phạm, chiếm tỷ lệ 56% và năm 2019 là 13/19 doanh nghiệp vi phạm, chiếm tỷ lệ 68%. TS. Nguyễn Thị Phương Mai, Viện Khoa học Môi trường (Tổng cục Môi trường) cho biết, một thực tế đáng lo ngại hiện nay là để giảm chi phí, tăng lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp tuy có hệ thống xử lý chất thải, nhưng luôn cố tình vi phạm, dùng thủ đoạn tinh vi, lén lút xả thải ra môi trường. Ô nhiễm môi trường, không khí thường chủ yếu tập trung tại các Khu công nghiệp. Vì thế, khi áp dụng EVFTA, sự đổ dồn của các doanh nghiệp EU vào Việt Nam còn gây ra mặt trái về nguy cơ ô nhiễm môi trường hơn nữa. 5. 5.1. Một số vấn đề đặt ra khi thu hút đầu tư trực tiếp từ EU vào Việt Nam Một số thách thức khi thu hút FDI từ EU vào Việt Nam a. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam ở mức độ thấp Theo báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2019 và báo cáo Doing Business 2020 được World Bank công bố, chỉ số năng lực cạnh tranh (GCI) của việt Nam ở mức thấp. Năm 2019, Việt Nam xếp hạng ở vị trí 67/141 quốc gia trên thế giới và đứng ở vị trí 7/9 quốc gia ASEAN. So với năm 2018, Việt Nam đã tăng 3,5 điểm tổng thể và tăng 10 bậc (từ vị trí 77 lên vị trí 67). Tuy vẫn ở 13 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 mức thấp, nhưng đáng ghi nhận rằng Việt Nam là quốc gia có điểm số và thứ hạng tăng nhiều nhất trên bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2019. Sự thăng hạng này cho thấy năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam đã được đánh giá là cải thiện vượt trội so với những lần đánh giá trước đó. b. Môi trường kinh doanh kém hấp dẫn Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố Báo cáo chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) vào tháng 9/2021 cho thấy tuy chỉ số của Việt Nam vẫn ở mức thấp song cũng ghi nhận những cải thiện về triển vọng đáng khích lệ. Thứ hạng của Việt Nam trên một số bảng xếp hạng năm 2021 so với năm 2020 đã tụt hạng: chỉ số đổi mới sáng tạo giảm 2 bậc (từ vị trí 42 xuống vị trí 44); phát triển bền vững giảm điểm và giảm bậc (từ 73,8 điểm xuống 72,8 điểm và từ thứ hạng 49 xuống thứ hạng 51). Trên bảng xếp hạng toàn cầu, một số chỉ tiêu cải thiện chưa bền vững và còn không ít chỉ tiêu cụ thể mà chất lượng và thứ hạng của Việt Nam vẫn còn thấp hoặc không được cải thiện, thậm chí giảm bậc. Tiến sỹ Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh cho biết, từ cuối năm 2019, nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh có xu hướng chững lại. Trên thực tế, nhiều cải cách điều kiện kinh doanh đã thực hiện trên văn bản, nhưng chưa có đánh giá về hiệu quả thực thi do một số địa phương còn đánh giá thấp tầm quan trọng của việc nâng cao môi trường kinh doanh. c. Trình độ lao động còn thấp Theo Ngân hàng Thế giới (WB, 2020), chỉ số vốn nhân lực (HCI) của Việt Nam đã tăng từ 0,66 lên 0,69 trong 10 năm 2010 - 2020. Chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam tiếp tục cao hơn mức trung bình của các nước có cùng mức thu nhập mặc dù mức chi tiêu công cho y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội thấp hơn. Việt Nam là một trong những nước ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương có điểm cao nhất về chỉ số vốn nhân lực (theo WB). Điều này phản ánh những thành tựu lớn trong giáo dục phổ thông và y tế trong những năm qua. Do đó, trong giai đoạn 2000 - 2017, phát triển vốn nhân lực đóng góp khoảng 1/3 tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Xét một cách tổng quan, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đã có sự cải thiện rõ rệt. Tất cả những yếu tố này đã góp phần nâng 14 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 cao năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam trong thời gian qua. Năm 2020, NSLĐ toàn nền kinh tế theo giá hiện hành ước đạt 117,9 triệu đồng/lao động (tương đương 5.081 USD/lao động); tính theo giá so sánh, tăng 5,4% so với năm 2019. Bình quân giai đoạn 2016 - 2020, NSLĐ tăng 5,78%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân 4,35%/năm của giai đoạn 2011 - 2015. Tính chung giai đoạn 2011 - 2020, NSLĐ tăng bình quân 5,07%/năm (dựa trên số liệu từ Tổng cục Thống Kê). Khi so sánh với các quốc gia trong khu vực, NSLĐ của Việt Nam vẫn ở mức tương đối thấp và chênh lệch tuyệt đối tiếp tục xu hướng gia tăng. NSLĐ của Việt Nam chỉ cao hơn Campuchia; gần tương đồng với Myanmar và Lào; thấp hơn Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan và thấp hơn rất nhiều so với Malaysia cũng như Singapore. Điều này đặt ra những thách thức rất lớn cho Việt Nam trong việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, qua đó nâng cao NSLĐ để có thể bắt kịp với mức NSLĐ của các quốc gia trong khu vực. d. Hệ thống thông tin thị trường lao động còn hạn chế Hệ thống thông tin của thị trường lao động Việt Nam còn hạn chế bởi ranh giới giữa các khu vực chưa bị xóa nhòa. Khả năng thu thập và cung cấp thông tin của các địa phương Việt Nam còn chưa đáp ứng được nhu cầu của các đối tác đầu tư nước ngoài từ EU. 5.2. Các giải pháp nhằm thu hút FDI hiệu quả khi thực hiện EVFTA a. Nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường kinh doanh Về mặt thể chế, Việt Nam cần tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; có phương pháp khoa học trong hoạch định, xây dựng và thực thi chính sách. Bên cạnh đó, cần có bộ phận theo dõi, đánh giá sự phù hợp, chất lượng của chính sách, cũng như tính hiệu lực, hiệu quả của khâu thực thi chính sách. Đồng thời, cần chú trọng đến tính minh bạch trong khâu giải trình cũng như việc áp dụng các chuẩn mực quản trị doanh nghiệp nhằm tiệm cận các nguyên tắc của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. Về cơ sở hạ tầng, Nhà nước cần có chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ. Đặc biệt ở các địa bàn kém thuận lợi nhưng có tiềm năng thu hút đầu tư, các địa 15 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 phương cần quy hoạch, nâng cấp hệ thống giao thông, điện nước, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin để đáp ứng được các tiêu chuẩn đầu tư cũng như liên kết vùng. b. Nâng cao chất lượng lao động Thứ nhất, chú trọng đến phát triển thể chất cho đội ngũ lao động thông qua các chính sách chăm sóc y tế, rèn luyện sức khỏe. Thứ hai, nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng thực hành nghề cho đội ngũ lao động thông qua các chương trình cải cách giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học theo hướng khuyến khích và kích thích tính sáng tạo để phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân và tập thể. Thứ ba, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các trường đại học, nhất là các trường đại học định hướng nghiên cứu. Các cơ sở đào tạo chủ động tiếp cận thị trường nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng với nhu cầu về lao động cho xã hội; tăng cường kết nối đào tạo, nghiên cứu khoa học và hỗ trợ khởi nghiệp; thiết kế các chương trình, dự án phối hợp với các doanh nghiệp nhằm nâng cao tính thực tiễn cho người học. Thứ tư, đổi mới cách thức tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và trả công lao động nhằm thu hút và giữ chân người lao động có năng lực. Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, trọng dụng nhân tài, nhằm phát huy tối đa của người lao động để tạo ra những sản phẩm chất lượng. c. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động Cần xây dựng mạng lưới cung cấp thông tin, cơ chế chính sách và các công cụ thu thập xử lí cho Hệ thống thông tin thị trường lao động (TTLĐ). Đồng thời, hoàn thiện và chuẩn hoá bộ chỉ tiêu thông tin TTLĐ, hệ thống sổ sách, biểu mẫu, hệ thống báo cáo theo bộ chỉ tiêu TTLĐ của Tổ chức lao động thế giới. Hình thành hệ thống thu thập, xử lí và cung cấp thông tin cơ bản về TTLĐ các cấp. Nâng cao 16 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 trình độ cho cán bộ các cấp về các kỹ năng quản lý, điều tra, thu thập và ứng dụng công nghệ thông tin. Phổ biến rộng rãi thông tin TTLĐ trên các phương tiện truyền thông để nhà tuyển dụng và người lao động có thể tiếp cận dễ dàng. Kết luận Nhìn chung, hiệp định EVFTA đã khiến đầu tư từ EU vào Việt Nam có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm qua, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam thông qua cung cấp nguồn vốn cho đầu tư phát triển; thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại; giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; thúc đẩy doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực quản trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, các nhà đầu tư châu Âu có ưu thế về công nghệ, góp phần tích cực tạo ra một số ngành, nghề mới và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao. Tuy nhiên, đầu tư từ EU vào Việt Nam còn chưa ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng về vốn, công nghệ và kỹ thuật của các nhà đầu tư EU. Số lượng dự án có quy mô lớn trong các lĩnh vực là lợi thế của các nước EU, đồng thời là lĩnh vực mà Việt Nam quan tâm thu hút, như các dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ xanh, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, tài chính ngân hàng,... vẫn còn tương đối kém đa dạng, số luowjgn ít. Nhiều dự án đầu tư của EU vẫn tập trung tận dụng nguồn lao động giá rẻ để thực hiện các công đoạn lắp ráp, chế biến sản phẩm bán trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, đầu tư tập trung ở các thành phố lớn và có hình thức 100% vốn nước ngoài nên tính liên kết và tác động lan tỏa từ đầu tư nước ngoài còn hạn chế. Để khai thác tối ưu những điểm mạnh mà hiệp định EVFTA mang lại, Việt Nam cần khắc phục các hạn chế, các rào cản trong môi trường kinh doanh, trong hành lang pháp lý , các thể chế, chính sách nhằm thu hút nhiều đầu tư nước không chỉ ở các nước thuộc khối EU nói riêng mà cả các nước khác trên toàn thế giới nói chung. 17 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS. Đỗ Đức Bình – PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai (2019), Giáo trình Kinh tế Quốc tế, NXB: Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 2. PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai - PGS.TS. Nguyễn Như Bình (2020), Giáo trình Hội nhập Kinh tế Quốc tế, NXB: Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 3. PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai - TS. Đỗ Thị Hương (2020), Giáo trình Chính sách Kinh tế đối ngoại, NXB: Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 4. Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI, (2017) Văn kiện Hiệp định EVFTA, EVIPA và các Tóm tắt từng chương, truy cập: < https://trungtamwto.vn/chuyen-de/8445-van-kienhiep-dinh-evfta-evipa-vacac-tom-tat-tung-chuong 5. TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả (2019). Việt Nam cần làm gì để tiếp tục cải thiện năng lực cạnh tranh trong các năm tới? Truy xuất từ http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuutrao-doi/vietnam-can-lam-gi-de-tiep-tuc-cai-thien-nang-luc-canh-tranh-trong-cac-namtoi314182 .html 6. TS. Đinh Trọng Thắng &Ts. Trần Tiến Dũng (2019). Thực trạng chính sách ưu đãi thu hút FDI vào Việt Nam hiện nay. Truy xuất từ http://www.tapchitaichinh.vn/nghien-cuutrao-doi/thuc-trang-chinh-sach-uu-dai-thu-hut-fdi-vao-viet-nam-hien-nay-308895.html. 7. TS. Lê Xuân Dương (2019). Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 19882018 và một số giải pháp. Truy xuất từ http://www.tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-traodoi/dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-giai-doan-19882018-va-mot-so-giai-phap310154.html 8. Nguyễn Thúy Quỳnh (2021), viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính. Báo cáo chất lượng nguồn nhân lực Việt 18 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) Nam. Truy xuất từ lOMoARcPSD|17343589 https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM212408 9. Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của thủ tướng chính phủ (2021). Báo cáo Năng lực cạnh tranh của Việt Nam từ đánh giá của nhà đầu tư nước ngoài và Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn Kinh tế thế giới. Truy xuất từ http://thutuchanhchinh.vn/noidung/hoidongtuvan/tintuc/Lists/TinHoiDongTuVan/Attachments/19/BaocaoGCI.pdf 10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2022). Báo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2021. Truy xuất từ https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=52648&idcm=208 19 Downloaded by v? ngoc ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan