Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Sự phát triển chính trị của myanmar (từ 1988 đến 2016)...

Tài liệu Sự phát triển chính trị của myanmar (từ 1988 đến 2016)

.PDF
21
127
113

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------------------- VĂN TRUNG HIẾU SỰ PHÁT TRIỂN CHÍNH TRỊ CỦA MYANMAR (TỪ 1988 ĐẾN 2016) NGÀNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI Mã số: 62 22 03 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG VĂN VIỆT Thành phố Hồ Chí Minh – tháng 7 năm 2019 MỘT SỐ BÀI BÁO KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN (ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS HOÀNG VĂN VIỆT Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường vào ngày: Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh 2. Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 3. Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 4. Phòng tư liệu khoa Lịch sử, ĐH KHXH&NV TPHCM 1. Văn Trung Hiếu (2013): Cải cách và mở cửa ở Myanmar. Nghiên cứu Đông Nam Á 2013, số 5 tr.24-31. 2. Văn Trung Hiếu (2017): ASEAN và vấn đề hội nhập của Myanmar. Sách chuyên khảo nhiều tác giả “Việt Nam và Đông Nam Á trong bối cảnh toàn cầu hóa”, tập 1 chủ đề Lịch sử - ngôn ngữ - giáo dục – khu vực học – đô thị - di dân – môi trường – sức khỏe do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2016 với ISBN 978-604-73-4030-9. từ trang 330 đến trang 345. 3. Van Trung Hieu (2016): The Process of Establishing the Dictatorship of General Ne Win in 1962 and the Obstacles in the Way of Democracy Myanmar in 2016 (June 23, 2016). Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=2798555 or http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.2798555 4. Van Trung Hieu (2017): The Challenges of ASEAN-50 About Unity in Diversity (November 2, 2017). Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=3064464 or http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.3064464 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ khi giành đƣợc độc lập năm 1948 đến nay, Myanmar thƣờng xuyên mất ổn định về mặt chính trị với sự kiện lực lƣợng quân đội đảo chính thành lập Hội đồng Khôi phục trật tự và pháp luật quốc gia (SLORC) năm 1988 đã đẩy đất nƣớc Myanmar bƣớc vào thời kỳ khủng hoảng, cấm vận, đóng cửa và bế tắc. Sự thay đổi từ ngày 30 tháng 3 năm 2016 với việc thành lập chính phủ dân cử của Tổng thống dân sự đầu tiên Htin Kyaw đã chính thức chấm dứt chế độ quân sự đã nắm quyền ở Myanmar hơn 50 năm. Chính vì thế, nghiên cứu về sự phát triển chính trị của Myanmar từ năm 1988 đến năm 2016 thực sự là một vấn đề nghiên cứu có tính cấp thiết, có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn “Sự phát triển chính trị của Myanmar (từ 1988 đến 2016)” để làm đề tài luận án Tiến sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Với độ lùi của thời gian, các công trình nghiên cứu về Myanmar hiện nay rất phong phú. Đã có hàng ngàn trang viết từ các chuyên gia trong và ngoài nƣớc đã dày công tập hợp tƣ liệu và cho ra đời những tác phẩm, chuyên khảo, bài báo đề cập đến tình hình chính trị Myanmar từ năm 1990 đến nay đƣợc chúng tôi tham khảo. Với các công trình, bài báo khoa học nêu trên, các tác giả đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề, tuy nhiên do đƣợc kết cấu chung từ những vấn đề khác nên các tác giả chỉ mới khái quát, sơ lƣợc về lộ trình dân chủ 7 điểm tới dân chủ ở Myanmar. Hầu nhƣ chƣa có bất kỳ công trình nào nghiên cứu về sự phát triển chính trị ở Myanmar từ năm 1988 đến nay. Tuy nhiên, các công trình, các bài báo nghiên cứu trong và ngoài nƣớc nêu trên có ý nghĩa gợi mở để chúng tôi hình thành đề tài và là một trong những nguồn tƣ liệu tham khảo có liên quan trong việc triển khai thực hiện và dùng để trích dẫn cho luận án của mình. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục đích nghiên cứu nhƣ đã trình bày ở trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, sƣu tầm, chọn lọc các loại tƣ liệu tin cậy từ nhiều nguồn khác nhau ở trong và ngoài nƣớc nhằm phục dựng lại một cách khách quan, khoa học về lộ trình dân chủ 7 bƣớc tới dân chủ ở Myanmar. Thứ hai, phân tích, đánh giá bối cảnh, mục tiêu, biện pháp và kết quả đạt đƣợc trong quá trình thực hiện lộ trình dân chủ 7 bƣớc tới dân chủ ở Myanmar, từ đó rút ra những nguyên nhân, lý giải bản chất của quá trình phát triển chính trị ở Myanmar; thuận lợi và khó khăn tác động đến cuộc cải cách cũng nhƣ những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại giữa Myanmar với các nƣớc lớn và ASEAN. 4. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu: Quá trình chuyển biến nền chính trị của Myanamr từ chế độ độc tài quân sự đến chế độ dân chủ trải qua những bƣớc thăng trầm và phải mất gần 50 năm mới có một nền dân chủ thật sự. Để tìm hiểu rõ hơn quá trình chuyển biến chính trị này, việc nghiên cứu tổng thể và toàn diện về lộ trình 7 bƣớc tiến tới dân chủ của Myanmar sẽ giúp chúng ta có cơ sở để nhìn nhận và đánh giá một cách khoa học sự kiện lịch sử quan trọng này của Myanmar và của ASEAN; giúp hiểu thấu đáo hơn tình hình mới tại Myanmar; thấy đƣợc những khó khăn, thách thức mà 1 chính phủ dân chủ mới phải đối mặt khi phải giải quyết hàng loạt những vấn đề kinh tế - xã hội trong hành trình tìm kiếm con đƣờng phát triển của mình. 4.2 Đối tƣợng nghiên cứu: Quá trình phát triển và đổi mới cấu trúc quyền lực trong hệ thống chính trị là một trong những nhân tố rƣờng cột của cuộc đổi mới chính trị đồng bộ với kinh tế, văn hóa, xã hội mang tính toàn diện và chỉnh thể. Theo đó, đổi mới về hình thái cấu trúc và tổ chức bộ máy là công việc căn bản của việc đổi mới chính trị; và, song hành với công việc đó là xác lập và vận hành cơ chế hoạt động của toàn hệ thống và kiểm soát quyền lực của các thành viên trong hệ thống chính trị. Chính vì thế, đối tƣợng nghiên cứu chính là những đổi mới hình thái cấu trúc và tổ chức bộ máy ở Myanmar nhằm kiến tạo hệ thống chính trị mới đáp ứng nhu cầu phát triển tất yếu sang dân chủ ở Myanmar phù hơp với các giá trị chính trị dân chủ trên thế giới hiện nay. 4.3 Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, là đất nƣớc Myanmar. Về thời gian, thời gian từ 1988 đến 2016 diễn ra nhiều sự kiện biến động mạnh mẽ của nhiều chế độ độc tài và Myanmar cũng không nằm ngoài vòng xoáy ảnh hƣởng đó. Chính vì thế, phạm vi nghiên cứu quá trình phát triển chính trị ở Myanmar đƣợc xem xét qua từng giai đoạn biến chuyển của xã hội kể từ cuộc khủng hoảng chính trị - kinh tế - xã hội và đảo chính quân sự lần thứ hai ngày 8 tháng 8 năm 1988 của tƣớng Saw Maung. Thời gian kết thúc vào ngày 30 tháng 3 năm 2016 khi Tổng thống Thein Sein chuyển giao chức vụ Tổng thống cho Hltin Kyaw của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) từ ngày 01 tháng 4 năm 2016. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Nguồn sử liệu: Nhóm tƣ liệu đầu tiên và quan trọng nhất chính là các văn bản tài liệu thống kê chính thức của chính phủ nhà nƣớc Myanmar đƣợc công bố lƣu trữ tại Thƣ viện Quốc gia Myanmar trực thuộc Bộ Văn hóa và công tác tôn giáo của Chính phủ Myanmar. Các văn bản này phản ánh những xu hƣớng chính của chính sách của chính phủ về kinh tế-xã hội Myanmar từ năm 1988 đến 2016. Việc phân tích nội dung các văn bản này cho phép chúng ta so sánh các chính sách chính trị, các biện pháp giải quyết các vấn đề xã hội của các thống tƣớng Myanmar trong các giai đoạn phát triển của chế độ độc tài của Newin, Maung Maung, Than Shwe, Thein Sein. Cụ thể chúng tôi đã sao chụp đƣợc 59 tài liệu gốc bằng tiếng Anh liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nhóm nguồn tƣ liệu thứ hai là hồi ký của các nhân vật chính trị có vai trò và ảnh hƣởng trong tiến trình chính trị của Myanmar, bao gồm: Tƣớng Newin – lịch sử chính trị (General Ne Win: A Political Biography) đƣợc Institute of Southeast Asian Studies xuất bản năm 2015; “Những mùa xuân Burma: Aung San Suu Kyi và cuộc Đấu tranh mới vì Tâm hồn quốc gia” (The Burma Spring: Aung San Suu Kyi and the New Struggle for the Soul of a Nation) do nhà xuất bản Pegasus ấn hành năm 2015; “Aung San Suu Kyi và cuộc đấu tranh của Burma vì nền dân chủ” (Aung San Suu Kyi and Burma’s Struggle for Democracy) đƣợc nhà xuất bản ấn hành Silkworm năm 2011. Những hồi ký này là thông tin hữu ích để phục dựng lại những quan điểm và cách xử lý các vấn đề, các sự kiện của các nhân vật chính trị trong các diễn tiến chính trị tại Myanmar. Nhóm nguồn tài liệu thứ ba là các số liệu thống kê kinh tế - xã hội của các tổ chức quốc tế có uy tín, nhƣ: Ngân hàng Phát triển châu Á (The Asian Development Bank - ADB), Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc (United Nations Development Programme – UNDP) và số liệu và luận điểm nghiên cứu các nhà khoa học đề cập trong công trình nghiên cứu đã 2 đƣợc công bố. Đây rất hữu ích cho luận án chúng tôi vì do số liệu thống kê chính thức từ chính phủ Myanmar trong giai đoạn độc tài hầu nhƣ rất hiếm và khó. Nhóm nguồn tài liệu thứ tƣ là các kết quả nghiên cứu chuyên sâu của các tác giả Việt Nam và quốc tế đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành: Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (Việt Nam), Tạp chí Các vấn đề Đông Nam Á hiện tại (Journal of Current Southeast Asian Affairs), Tạp chí các vấn đề Đông Nam Á (Journal of Southeast Asian Affairs, Tạp chí Nghiên cứu Châu Á (Journal of Asian Survey), Tạp chí Nghiên cứu khoa học chính trị Mỹ (Journal of American Political Science Review), Tạp chí Nghiên cứu Chính trị So sánh (Journal of Comparative Political Studies), Tạp chí Tạp chí Khoa học Chính trị Châu Á (Journal of Asian Journal of Political Science) cũng nhƣ một số trang website có liên quan đến nội dung luận án. 5.2 Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu: 5.2.1 Phƣơng pháp luận Luận án nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin về hình thái kinh tế - xã hội cũng nhƣ mối quan hệ biện chứng giữa kiến trúc thƣợng tầng và cơ sở hạ tầng. Dựa vào mối quan hệ đó, các yếu tố thƣợng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở của Myanmar sẽ đƣợc trình bày đầy đủ để lý giải vì sao chế độ độc tài lại sụp đổ và đƣợc thay thế bằng chế độ dân chủ. Quá trình phát triển ấy đã đánh dấu một quy luật về mối quan hệ bất tƣơng ứng giữa kiến trúc thƣợng tầng và cơ sở hạ tầng đã khiến đến xã hội khủng hoảng và tất yếu chuyển sang một hình thái kinh tế - xã hội mới. 5.2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết toàn diện các vấn đề khoa học đặt ra, luận án đã áp dụng cách tiếp cận liên ngành sử học - kinh tế học - chính trị học - địa lý học để phân tích thực tiễn, đồng thời phân tích và tổng hợp một số khía cạnh của quá trình biến đổi từ những góc độ các chuyên ngành. Đặc biệt, vì là một công trình nghiên cứu sử học, nên phƣơng pháp nền tảng, phƣơng pháp chủ yếu sử dụng trong đề tài vẫn là phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử theo quan điểm duy vật lịch sử và phƣơng pháp logic. Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng trong đề tài với mục đích chính là dùng để xem xét và trình bày quá trình biến chuyển nền chính trị từ chế độ độc tài quân sự đến chế độ dân chủ theo một trình tự liên tục. Quá trình phát triển liên tục này phải đƣợc đặt trong mối liên hệ với các yếu tố khác nhau nhƣ vị trí địa lý, dân cƣu, thực hiện các chính sách vĩ mô, các lực lƣợng chính trị,... Sử dụng phƣơng pháp lịch sử trong đề tài là để đảm bảo tính liên tục về thời gian của các sự kiện; làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển và biểu hiện của chúng, làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của chúng với các yếu tố liên quan. Nhƣ vậy, sử dụng phƣơng pháp lịch sử trong đề tài để có thể dựng lại bức tranh toàn cảnh, chân thực, khoa học, phản ánh đúng lịch sử và quy luật vận động của quá trình chuyển biến của không gian nghiên cứu và thời gian tƣơng ứng đó là từ năm 1988 đến năm 2016. Bên cạnh đó, để đề tài về lịch sử kinh tế - xã hội có tính lý luận và khoa học thì còn phải sử dụng phƣơng pháp logic và các phƣơng pháp khác trong khoa học lịch sử. Phƣơng pháp logic sử dụng trong đề tài là để xem xét, nghiên cứu các sự kiện, thời điểm, kết quả… về quá trình biến chuyển nền chính trị từ chế độ độc tài quân sự đến chế độ dân chủ trong không gian nghiên cứu dƣới dạng tổng quát, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hƣớng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử phát triển. Hơn nữa, sử dụng phƣơng pháp logic còn nhằm để lý giải, khái quát, đánh giá và rút ra những kết luận từ biến chuyển nền chính trị từ chế độ độc tài quân sự đến chế độ dân chủ của không gian nghiên cứu trong một thời gian nhất định. Các phƣơng pháp khác đƣợc sử dụng trong đề tài thƣờng là: phƣơng pháp phân tích 3 so sánh (phƣơng pháp này là sự hỗ trợ cần thiết làm nổi bật tính thống nhất giữa lịch sử và lôgic), phƣơng pháp đồng đại (phƣơng pháp này giúp đề tài bao quát đƣợc toàn vẹn và đầy đủ quá trình lịch sử; so sánh đƣợc diễn biến, kết quả diễn ra trong cùng một thời gian ở các chế độ độc tài quân sự ở Indonesia và Hàn Quốc để làm rõ và nổi bật bản chất chế độ độc tài, vị trí vai trò của chế độ độc tài trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, từ đó có cái nhìn hệ thống, khách quan về nền chính trị Myanmar. Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu kinh tế chính trị Marx-Lenin vào đề tài lịch sử phát triển chính trị ở Myanmar, cụ thể là phƣơng pháp lấy xã hội làm trung tâm không chỉ nghiên cứu các biểu hiện bên ngoài của các quá trình kinh tế mà còn liên hệ chúng với bản chất xã hội, sự tác động của kinh tế đối với xã hội và xã hội đối với kinh tế trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Theo đó, thông qua việc thống kê kinh tế, phân tích các số liệu kinh tế, trình bày số liệu các đặc trƣng kinh tế của từng giai đoạn của các giai đoạn lịch sử chế độ chính trị Myanmar, từ đó dẫn ra các nguyên nhân, các sức ép của quần chúng nhân dân, các cuộc vận động của các đảng chính trị, biện pháp của chính quyền trong xử lý các vấn đề...Ngoài ra, quá trình biến chuyển nền chính trị từ chế độ độc tài quân sự đến chế độ dân chủ ấy diễn ra trong một không gian cụ thể là đất nƣớc Myanmar với vị trí địa lý rõ ràng, nên đề tài nghiên cứu còn phải kết hợp sử dụng cả những phƣơng pháp nghiên cứu của địa lý kinh tế để làm rõ vai trò của Myanmar trong đối với các nƣớc láng giềng, các nƣớc trong khu vực và các nƣớc lớn trên thế giới. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Trên cở sở kế thừa và phát triển có chọn lọc kết quả nghiên cứu từ các công trình trƣớc, luận án có những đóng góp khoa học sau: Thứ nhất, chỉ ra đƣợc những nguyên nhân cơ bản đƣa đến những biến đổi về chính trị và kinh tế Myanmar từ 1988 đến 2016, nội dung và bản chất của những biến đổi về chính trị và kinh tế của Myanmar trong gần nửa thập kỷ qua; Thứ hai, luận án góp phần làm rõ những giai đoạn khác nhau trong quá trình đi đến dân chủ của Myanmar từ khi xác lập chế độ độc tài cho đến nay. Trên cơ sở khám phá quy luật, tác nhân, và tính chất của quá trình phát triển chính trị của Myanmar, luận án đóng góp vào việc tìm hiểu xu thế phát triển chính trị ở các nƣớc Đông Nam Á nói chung, cũng nhƣ giúp chúng ta có cơ sở để nhìn nhận và đánh giá một cách khoa học diễn biến quan trọng này của Myanmar; giúp hiểu thấu đáo hơn tình hình mới tại đây, thấy đƣợc những khó khăn thách thức mà Myanmar phải đối mặt khi cần giải quyết hàng loạt những vấn đề mới, mâu thuẫn mới, xung đột mới trong hành trình tìm kiếm con đƣờng phát triển và khẳng định bản sắc riêng của mình. Thứ ba, đóng góp về mặt thực tiễn. Theo đó, cho đến nay ở Việt Nam chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử chính trị xã hội Myanmar hiện đại. Do đó, luận án đƣợc chờ đợi sẽ mang lại nguồn tƣ liệu bổ sung cho hệ thống tài liệu nghiên cứu về Myanmar, qua đó góp phần tìm hiểu Myanmar nói riêng và Đông Nam Á nói chung ở Việt Nam, góp phần hiểu rõ Myanmar cũng nhƣ tăng cƣờng tình hữu nghị tốt đẹp giữa chính phủ và nhân dân các nƣớc thành viên ASEAN. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Dẫn luận, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận án đƣợc chia làm 3 chƣơng. Cụ thể nhƣ sau: Chƣơng I: CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI QUÂN SỰ Ở MYANMAR GIAI ĐOẠN 1988-1997. Nội dung trình bày bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị và đảo chính quân sự ngày 08 tháng 4 8 năm 1988; Tổ chức chính phủ của chế độ độc tài Saw Maung; Hoạt động của chính phủ Saw Maung CHƢƠNG II: CÁC NHÂN TỐ PHÁT TRIỂN CHÍNH TRỊ VÀ CÁC BƢỚC CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ Ở MYANMAR GIAI ĐOẠN 1998-2008. Nội dung trình bày tình hình phát triển của các lực lƣợng chính trị xã hội đối lập trong nƣớc, trên cơ sở đó đề cập đến việc từng bƣớc hiện thực hóa những thủ tục cần thiết cho sự ra đời một nhà nƣớc dân chủ thực sự và có kỷ cƣơng; Soạn thảo hiến pháp mới phù hợp với các nguyên tắc cơ bản đã đƣợc đại hội quốc dân xây dựng cũng nhƣ trƣng cầu ý dân để thông qua hiến pháp CHƢƠNG III: XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ GIAI ĐOẠN 20092016. Nội dung trình bày việc tổ chức các cuộc bầu cử Quốc hội tự do công bằng theo Hiến pháp dân chủ 2008; Xây dựng và củng cố hệ thống chính phủ dân chủ theo hiến pháp mới; Xây dựng đất nƣớc phát triển, hiện đại và dân chủ; Giải quyết vấn đề ly khai và xung đột dân tộc; Điều chỉnh các quan hệ đối ngoại. CHƢƠNG I: CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI QUÂN SỰ Ở MYANMAR GIAI ĐOẠN 1988-1997 1.1 Cơ sở lý luận Theo Karl Marx, cơ sở hạ tầng xã hội bao giờ cũng là nhân tố cơ bản quyết định kiến trúc thƣợng tầng, khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn sự thay đổi kiến trúc thƣợng tầng cũng sẽ diễn ra. Sự biến đổi của cơ sở hạ tầng dẫn đến sự biến đổi của kiến trúc thƣợng tầng là cả một quá trình hết sức phức tạp. Sự chuyển biến trạng thái xã hội từ xã hội này sang xã hội khác đều do quan hệ kinh tế - chính trị quyết định. Sự thay đổi đó có nguyên nhân sâu xa là từ sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, dẫn tới sự thay đổi trong quan hệ sản xuất và toàn bộ hệ thống các quan hệ xã hội. Trong hệ thống các quan hệ xã hội, quan hệ sản xuất là bộ phận cấu thành quan trọng nhất và sự vận động của mối quan hệ kinh tế - chính trị đã đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra tính chất đặc thù của toàn bộ hệ thống đó trong từng điều kiện lịch sử cụ thể. Quan hệ sản xuất với tƣ cách là cơ sở kinh tế có ảnh hƣởng quyết định tới sự biến đổi của chính trị. Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là mối quan hệ biện chứng. 1.2 Khủng hoảng chính trị và đảo chính quân sự ngày 08 tháng 8 năm 1988 Ở Myanmar, từ giữa thập niên 70 thế kỷ XX những dấu hiệu cho sự khủng hoảng về kinh tế của chế độ độc tài đã bắt đầu diễn ra. Ngày 01 tháng 09 năm 1987, Ne Win công bố một chƣơng trình cải cách kinh tế, chấm dứt việc kiểm soát của Chính phủ trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất, lƣu thông và phân phối gạo cũng nhƣ các sản phẩm nông nghiệp khác. Việc đại tƣớng Sein Lwin (ngƣời đã từng đàn áp sinh viên trong buổi lễ tang cố thổng thƣ ký Liên Hiệp Quốc U Thant năm 1974) đƣợc Hội đồng Cách mạng bầu là Tổng thống Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Myanmar đã vấp phải phản ứng quyết liệt của sinh viên. Những cuộc biểu tình nổ ra với tần suất thƣờng xuyên, và đại tƣớng Sein Lwin ban hành lệnh thiết quân luật ở Yangoon vào ngày 03 tháng 08 năm 1988. Bât chấp thiết quân luật, vào ngày 08 tháng 08 năm 1988, sinh viên cùng các tầng lớp nhân dân nhƣ nhà sƣ, kỹ sƣ, bác sĩ, công nhân, quần chúng đã xuống đƣờng biểu tình tuần hành quy mô lớn ở thủ đô Yangoon và khoảng 50 thành phố khác trên đất nƣớc Myanmar. 5 Lọi dụng tình hình này, một số sĩ quan trẻ trong Quân đội kêu gọi binh sĩ Quân đội đứng về phía nhân dân và ủng hộ thành lập chế độ dân chủ đa đảng. Để giải quyết tình hình bất ổn về chính trị toàn diện và sâu sắc nhƣ thế, ngày 18 tháng 9 năm 1988, Bộ trƣởng bộ quốc phòng – Đại tƣớng Saw Maung cùng các tƣớng lĩnh thân cận tiến hành cuộc đảo chính quân sự và tuyên bố trên đài phát thanh thông báo rằng lực lƣợng vũ trang đã giải tán Chính phủ, Hội đồng Nhà nƣớc cùng các hội đồng địa phƣơng. Quyền điều hành Chính phủ sẽ do Hội đồng Khôi phục trật tự và luật pháp quốc gia (State Law and Order Restoration Council - SLORC) gồm 19 thành viên với ba mục tiêu cụ thể nhƣ sau: (1) Lập lại an ninh trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông liên lạc; giảm bớt những khó khăn về lƣơng thực, quần áo, nhà cửa của nhân dân; giúp đỡ các hợp tác xã và tƣ nhân. (2) Sau khi đã hoàn thành các mục tiêu trên, tiến hành tổng tuyển cử đa đảng. (3) Hội đồng Khôi phục trật tự và luật pháp quốc gia cho phép các đảng phái đƣợc thành lập để chuẩn bị cho tổng tuyển cử đa đảng. 1.3 Tổ chức chính phủ của chế độ độc tài Saw Maung: Ngay sau khi tiến hành đảo chính thành công, Đại tƣớng Saw Maung đã ký Sắc lệnh số 1/88 vào ngày 18 tháng 9 năm 1988 về việc thành lập Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp quốc gia (SLORC) gồm 19 thành viên để điều hành đất nƣớc. Song song đó, Đại tƣớng Saw Maung đã ký Sắc lệnh số 2/88 vào ngày 18 tháng 9 năm 1988 về việc đình chỉ hoạt động các cơ quan Nhà nƣớc. Tiếp theo đó, Đại tƣớng Saw Maung cũng đã khai tử Đảng Cƣơng lĩnh xã hội chủ nghĩa Myanmar (BSPP), bãi bỏ Luật bảo vệ Đảng Cƣơng lĩnh xã hội chủ nghĩa Myanmar (BSPP) lãnh đạo Nhà nƣớc, bãi bỏ Luật Cung cấp tài chính cho Đảng Cƣơng lĩnh Xã hội Myanmar. Tiêp theo đó, Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp quốc gia (SLORC) đã tiến hành thành lập Đảng Đoàn kết quốc gia (National Unity Party - NUP) vào ngày 26 tháng 9 năm 1988 do U Tun Yi làm chủ tịch. Đồng thời ký sắc lệnh số 8/88 ngày 19 tháng 10 năm 1988 về việc thay đổi tên các cơ quan và các chức danh tƣơng đƣơng. 1.4 Hoạt động của chính phủ Saw Maung: 1.4.1 Chính sách về Kinh tế Ngay khi tiến hành đảo chính xong, SLORC đã ký hàng lọat sắc lệnh để giải quyết những khủng hoảng về kinh tế khắc phục những khuyết tật đó bằng cách xóa bỏ chế độ kinh tế “Con đƣờng đi lên Chủ nghĩa Xã hội của Myanmar”, thiết lập tự do hóa thƣơng mại theo định hƣớng thị trƣờng, ban hành luật đầu tƣ nƣớc ngoài mới, khuyến khích tƣ nhân xuất nhập khẩu, điều này đã khuyến khích những doanh nhân tƣ nhân trong nƣớc và những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài kinh doanh tại Myanmar, cụ thể nhƣ sau: Một là, Thu hẹp vai trò của doanh nghiệp Nhà nƣớc, mở rộng doanh nghiệp tƣ nhân. Hai là, Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Ba là, Khuyến khích xuất nhập khẩu. Tất cả các sắc lệnh này đã giúp cho nền kinh tế Myammar vƣợt qua khủng hoảng, ổn định kinh tế vĩ mô. Tỉ lệ lạm phát từ 300% năm 1988 giảm xuống còn 30% năm 1994. GDP thực tế từ 3.71 năm tài khóa 1989-1990 chuyển dần 2,8% (trong năm tài khóa 1990-1991), -1.0% (trong năm tài khóa 1991-1992), 10,9% (sau này đƣợc điều chỉnh xuống còn 9,3% trong năm năm tài khóa 1992-1993), 6% (trong năm tài khóa 1993-1994) và 6,8% (trong năm tài khóa 1994-1995). Cùng với sự tăng trƣởng GDP, mỗi GDP đầu ngƣời đã đƣợc đƣa ra trong 1994 1995 là 1,410 Kyat, tăng khoảng 4,8% so với năm 1993-1994. 1.4.2 Chính sách về Chính trị - Xã hội Thực hiện đúng lời tuyên bố, ngày 27 tháng 9 năm 1988, SLORC đã ban hành sắc lệnh số 4/88 về “việc tổ chức thành lập cuộc bầu cử đa đảng” với 04 chƣơng, 09 điều quy định. Theo đó, các “đảng hợp pháp” muốn tham gia cuộc bầu cử thì phải tiến hành đăng ký theo pháp luật 6 và phải đƣợc SLORC cấp giấy phép. Tính đến ngày 15 tháng 12 năm 1989, đã có 06 đảng tham gia tranh cử ở trên 300 khu vực bầu cử; 04 đảng tham gia tranh cử ở 100 đến 200 khu vực bầu cử; 04 đảng tham gia tranh cử ở 50 đến 100 khu vực bầu cử; 31 đảng tham gia tranh cử ở 12 đến 15 khu vực bầu cử; 72 đảng tham gia tranh cử ở 3 đến 10 khu vực bầu cử. Tổng cộng có 2.392 ứng cử viên tham gia tranh cử 491 ghế nghị sĩ Quốc hội. Cuộc tổng tuyển cử dân chủ đã đƣợc tổ chức vào ngày 27 tháng 5 năm 1990 với sự tham gia của các ứng viên của SLORC và 235 đảng phái đƣợc tiến hành tại 492 khu vực bầu cử với 15.112.524 cử tri đi bầu (chiếm tỉ lệ 72,59% số lƣợng cử ti tham gia bầu cử). Kết quả kiểm phiếu cho thấy chỉ có 13.253.606 trong 15.112.524 phiếu có hiệu lực. Kết quả bầu cử đã chọn đƣợc 479 ứng cử viên từ 27 đảng và 6 ứng cử viên độc lập trúng cử. Tuy thắng cử thuộc về Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu Skyi đứng đầu, nhƣng với những lý do từ nhiều phía, SLORC đã không công nhận kết quả bầu cử và tiến bắt giam chủ tịch NLD Aung San Suu Skyi và quản thúc tại gia đối với các thủ lĩnh NLD Sự kiện này đã bị Mỹ và phƣơng Tây cáo buộc chính quyền Myanmar vi phạm nhân quyền, đàn áp dân chủ và tuyên bố cấm vận đất nƣớc Myanmar, tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố Aung San Suu Skyi là tù nhân lƣơng tâm. Aung San Suu Skyi đã nhanh chóng trở thành vấn đề của thế giới khi đề cập đến đất nƣớc Myanmar. Khi bà đƣợc trao giải thƣởng Nhân Quyền Rafto ngày 12 tháng 10 năm 1991, giải thƣởng Nhân Quyền Shakarov ngày 10 tháng 7 năm 1991 và giải Nobel Hòa bình ngày 14 tháng 10 năm 1991. Dƣới sức ép chính trị này, SLORC vẫn kiên quyết không thay đổi lập trƣờng của mình và đƣa ra thông cáo số 1/90 ngày 27 tháng 7 năm 1990 với 21 điểm từ chối chuyển giao quyền lực cho NLD với lý do thiếu một hiến pháp mới. Kết quả là, SLORC đã bị chỉ trích nặng nề từ các quốc gia phƣơng Tây, các tổ chức phi chính phủ, và những ngƣời ủng hộ nhân quyền. 1.4.3 Chính sách đối ngoại Chính sách đối ngoại của tƣớng Saw Maung không có điểm gì khác biệt so với chinh sách đối ngoại thời chế độ độc tài Ne Win. Myanmar vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngoại "độc lập và tích cực" đƣợc Đảng Cƣơng lĩnh Xã hội Myanmar (BSPP) lần thứ thông qua tháng 8 năm 1981. Chính sách đối ngoại độc lập và tích cực này đƣợc xác nhận thêm bởi tờ khai SLORC số. 3/88, nó đƣợc thực hiện khi nó có hiệu lực vào một cuộc đảo chính quân sự vào ngày 18 tháng 9 năm 1988. Chính phủ Myanmar đã chính thức "thực hiện" một chính sách đối ngoại độc lập và tích cực từ khoảng năm 1981 cho tới khi một chính phủ mới đƣợc bầu cử theo hiến pháp. Bộ Ngoại giao giải thích rằng trong thực tiễn chính sách đối ngoại độc lập và tích cực của mình, Myanmar sẽ không liên kết với bất kỳ nhóm nào về các vấn đề quốc tế, ngoại trừ việc thống nhất đứng về phía bên phải. Myanmar cũng tham gia tích cực vào các hoạt động vì hòa bình thế giới; Phản đối chiến tranh, chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân; Và duy trì quan hệ hữu nghị với tất cả các nƣớc. Có thể nói sự kiện Myanmar trở thành thành viên chính thức của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào ngày 27 tháng 7 năm 1997 có ý nghĩa quan trọng. Trở thành thành viên của ASEAN, Myanmar tiếp tục có điều kiện thuận lợi để tiến hành các cải cách kinh tế - chính trị trong nƣớc, phá thế bao vây cấm vận, mở rộng quá trình hội nhập khu vực và thế giới. Kể từ đây, cùng với Lào và Campuchia, tinh thần ASEAN trở thành nền tảng quý báu cho một Đông Nam Á đoàn kết và thống nhất theo đuổi chung một mục tiêu, một ƣớc mơ thịnh vƣợng cho toàn thể nhân dân khu vực. 1.5 Tiến hành tổ chức đại hội quốc dân giai đoạn 1993-1996 Do trong Luật bầu cử đa đảng đƣợc SLORC công bố ngày 30 tháng 5 năm 1989 không đề cập việc trao quyền và thời điểm trao quyền điều hành đất nƣớc sau khi có kết quả bầu cử, SLORC cho rằng Hiến pháp 1947 đã lạc hậu, là di sản của thời kỳ Thực dân, đƣợc soạn thảo trƣớc khi Myanmar giành độc lập. Quốc hội đƣợc bầu chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là soạn 7 thảo Hiến pháp mới và Quân đội sẽ tiếp tục nắm quyền điều hành đất nƣớc cho đến khi có một Chính phủ đƣợc lập ra phù hợp với Hiến pháp mới. Theo quan điểm của Chính phủ, khi dự thảo Hiến pháp cần phải tham khảo ý kiến của 135 sắc tộc trong cả nƣớc và khi cần thì tổ chức trƣng cầu dân ý. Quốc dân đại hội sẽ đƣợc triệu tập nhằm định ra những nguyên tắc chỉ đạo Quốc hội soạn thảo Hiến pháp mới. Tuyên bố này của SLORC đã vấp phải sự chỉ trích của các đảng chính trị trong nƣớc. Lãnh đạo của NLD Kyi Maung yêu cầu SLORC tôn trọng kết quả bầu cử và tiến hành triệu tập đại biểu trúng cử trong cuộc tổng tuyển cử tự do, trao quyền điều hành đất nƣớc cho Quốc hội. Dƣới sức ép chính trị này, SLORC vẫn kiên quyết không thay đổi lập trƣờng của mình và đƣa ra thông cáo số 1/90 ngày 27 tháng 7 năm 1990 với 21 điểm từ chối chuyển giao quyền lực cho NLD với lý do thiếu một hiến pháp mới. SLORC đã tìm đến một giải pháp chính trị lâu dài hơn bằng cách đƣa ra một Hiến pháp mới bổ sung thêm sự tự do, để hợp pháp hóa vai trò lâu dài cho giới Quân đội trong nền chính trị quốc gia. Đại hội Quốc dân chỉ đƣợc tái thảo luận trở lại khi Chủ tịch SLORC Tƣớng Than Shwe có chuyến thăm ngoại giao đến Indonesia vào tháng 6 năm 1995 để tranh thủ sự đồng thuận của Indonesia về việc Myanmar gia nhập ASEAN, Tổng thống Indonesia Suharto đã thúc giục Myanmar chấm dứt quản thúc đối với lãnh đạo NLD Aung San Suu Kyi, vì điều đó sẽ cải thiện vị trí quốc tế của Myanmar khi gia nhập ASEAN. Kết quả là SLORC công bố chấm dứt quản thúc bà Aung San Suu Kyi từ tháng 7 năm 1995 và yêu cầu bà Aung San Suu Kyi đóng góp hơn nữa cho hòa bình và ổn định đất nƣớc. Sau khi đƣợc tự do, bà Aung San Suu Kyi đã lãnh đạo NLD tiến hành tổ chức đối thoại với SLORC về việc tôn trọng kết quả bầu cử và tiến hành triệu tập đại biểu trúng cử trong cuộc tổng tuyển cử tự do, trao quyền điều hành đất nƣớc cho Quốc hội. Đáp lại, SLORC tuyên bố rằng SLORC không tiến hành đối thoại song phƣơng với NLD, tất cả các cuộc thảo luận về các vấn đề chính trị chỉ có thể đƣợc thực hiện trong khuôn khổ hội nghị quốc gia. Đại hội Quốc dân bàn về dự thảo Hiến pháp mới của Myanmar rơi vào bế tắc cho tới năm 2004 mới đƣợc triệu tập trở lại. Khi yêu cầu không đƣợc đáp ứng, ngày 28 tháng 11 năm 1995, bà Aung San Suu Kyi ra lệnh rút đại biểu NLD, không tham gia Đại hội Quốc dân về dự thảo hiến pháp mới do SLORC chủ trì. Phản ứng trƣớc quyết định của Aung San Suu Kyi, Bí thƣ thứ nhất Khin Nyunt cáo buộc bà Aung San Suu Kyi và các đại biểu NLD là “những đứa con nuôi của bọn thực dân, những kẻ đang tiến hành vận động để phá vỡ Đại hội Quốc dân vì quyền lợi ích kỷ của đảng mình” [Franziska Blum, Friederike Trotier & Hans-Bernd Zöllner, 2010, trang 97). Đồng thời có những hành động không khoan nhƣợng đối với NLD, nhƣ bắt giữa các đại biểu của NLD trong các cuộc họp hàng tuần mà bà Suu Kyi tổ chức tại nhà. Vào tuần cuối cùng của tháng 9 năm 1996, SLORC thừa nhận họ đã bắt giữ 159 ngƣời có lịch trình tham dự Lễ kỷ niệm thành lập lần thứ 8 của NLD ở nhà của bà Suu Kyi và đồng thời giam giữ 400 nhà hoạt động khác, trụ sở của NLD bị đóng cửa. -------------TIỂU KẾT CHƢƠNG I Cuộc tổng tuyển cử dân chủ đã đƣợc tổ chức vào ngày 27 tháng 5 năm 1990 chọn đƣợc 479 ứng cử viên từ 27 đảng và 6 ứng cử viên độc lập trúng cử. Tuy thắng cử thuộc về Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu Skyi đứng đầu, nhƣng SLORC đã không công nhận kết quả bầu cử, tiến bắt giam và quản thúc tại gia Aung San Suu Skyi và các thủ lĩnh NLD. Sự kiện này đã bị Mỹ và phƣơng Tây cáo buộc chính quyền Myanmar vi phạm 8 nhân quyền, đàn áp dân chủ và tuyên bố cấm vận đất nƣớc Myanmar, tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố Aung San Suu Skyi là tù nhân lƣơng tâm. Aung San Suu Skyi đã nhanh chóng trở thành vấn đề của thế giới khi đề cập đến đất nƣớc Myanmar. Trƣớc sức ép của cộng đồng quốc tế, việc trao quyền lãnh đạo đất nƣớc Myanmar cho các lực lƣợng dân chủ luôn đƣợc SLORC dựa trên bảy nguyên tắc xuyên suốt. Tuy nhiên, bảy nguyên tắc này đã nhanh chóng bị các lực lƣợng chính trị đối lập chỉ trích khi SLORC triệu tập không thành công hội nghị lập hiến từ năm 1993 đến 1997. CHƢƠNG II: CÁC NHÂN TỐ PHÁT TRIỂN CHÍNH TRỊ VÀ CÁC BƢỚC CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ Ở MYANMAR GIAI ĐOẠN 1998-2008 2.1 Tình hình phát triển các lực lƣợng chính trị xã hội đối lập trong nƣớc 2.1.1 Đảng NLD và vai trò của bà Aung San Suu Kyi Những diễn biến sôi động của các phong trào chống chính phủ năm 1988 đã là tiền đề cho việc ra đời các tổ chức chính trị mới tại Myanmar. Bà Suu Kyi bắt đầu bƣớc lên vũ đài chính trị trong phong trào đấu tranh của sinh viên, quần chúng nhân phản đối chính phú vào cuối tháng 8 năm 1988. Giữa nửa triệu ngƣời ủng hộ tại quảng trƣờng chùa Shwedagon Pagoda, bà Suu Kyi lần đầu tiên đã đƣa ra mục tiêu chính trị của đất nƣớc lúc này là cần phải có một chính quyền dân chủ và tuyên bố thành lập Liên đoàn Quốc gia và dân chủ (NLD) với chủ trƣơng đấu tranh ôn hoà, bất bạo động đã chiến thắng với 59% số phiếu bầu và 80% số lƣợng ghế trong Quốc hội Myanmar trong Cuộc tổng tuyển cử dân chủ đã đƣợc tổ chức vào ngày 27 tháng 5 năm 1990. Tuy thắng cử thuộc về Liên đoàn quốc gia và dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu Skyi đứng đầu, nhƣng kết quả này không đƣa bà lên làm lãnh đạo đất nƣớc mà lại bị chính quyền quân sự Myanmar quản thúc tại nhà trong gần nhƣ 20 năm sau đó. Sự kiện này bị Mỹ và phƣơng Tây cáo buộc chính quyền Myanmar vi phạm nhân quyền, đàn áp dân chủ và tuyên bố cấm vận đất nƣớc Myanmar, tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố Aung San Suu Skyi là tù nhân lƣơng tâm. Aung San Suu Skyi đã nhanh chóng trở thành vấn đề của thế giới khi đề cập đến đất nƣớc Myanmar khi bà đƣợc trao giải thƣởng Nhân Quyền Rafto ngày 12 tháng 10 năm 1991, giải thƣởng Nhân Quyền Shakarov ngày 10 tháng 7 năm 1991 và giải Nobel Hòa bình ngày 14 tháng 10 năm 1991. Mãi đến ngày 13 tháng 11 năm 2010, bà Aung San Suu Kyi hết bị thúc tại nhà riêng và NLD đăng ký hoạt động trở lại vào tháng 12 năm 2011. Ngày 19 tháng 8 năm 2011, Tổng thống Thein Sein đã gặp và trao đổi ý kiến thực chất với Aung San Suu Kyi tại dinh Tổng thống ở Thủ đô Nay Pyi Taw. Theo ngƣời phát ngôn của NLD, "cuộc gặp này là bƣớc khởi đầu cho quá trình hòa giải dân tộc, và nếu hai bên đạt đƣợc thỏa thuận hợp tác, có thể sẽ tiến tới việc tháo bỏ cấm vận kinh tế và chính trị của các nƣớc Phƣơng Tây" 2.1.2 Các tổ chức đảng chính trị ủng hộ độc lập khu vực dân tộc thiểu số Trƣớc năm 1962, ở Myanmar tồn tại hai loại hình đảng phái chính trị chính đã phát triển. Loại hình thứ nhất là các đảng nhận đƣợc sự ủng hộ của toàn quốc trong các cuộc bầu cử, ví dụ nhƣ Liên đoàn Tự do Nhân dân chống phát xít (Anti-Fascist People's Freedom League), Mặt trận Liên hiệp quốc gia (National United Front), Tổ chức Phát triển Văn hóa và Giáo dục Nhân dân (People's Educational and Cultural Development Organisation), Khối quốc gia Miến Điện (Burma National Bloc)...... Loại hình thứ hai là các đảng chính trị địa phƣơng, ví dụ nhƣ Tổ chức liên hiệp quốc gia Arkan (Arkan National Unity Organisation), Hội đồng liên hiệp nhân dân miền núi (United Hill People's Congress), Tổ chức toàn bang 9 Shan (All-Shan State Organisation), Hội đồng Quốc gia Kachin (Kachin National Congress), Hội đồng liên hiệp nhân dân miền núi bang Shan (Shan State United Hill People's Organisation), Tổ chức Liên hiệp quốc gia Pa-O (United National Pa-O Organisation)....Ở loại hình thứ hai nhận đƣợc sự ủng hộ từ địa phƣơng nhƣ vậy có xu hƣớng thúc đẩy các vấn đề địa phƣơng và các nhà lãnh đạo địa phƣơng, chính vì thế họ thƣờng xuyên cƣơng lĩnh và mục tiêu chính trị của họ thƣờng dựa trên những lợi ích của bản thân chính dân tộc thiểu số, xung đột giữa quân đội chính phủ với các lực lƣợng vũ trang ly khai; chƣa bao giờ có tiếng nói chung giữa các đảng phái chính trị đối lập với đảng cầm quyền. 2.1.2 Các đảng phái chính trị đối lập khác Trong các năm 2003, 2006, 2008 chính quyền Myanmar đã tìm mọi cách hạn chế hoạt động của các đảng phái đối lập, chính phủ Myanmar đã ra lệnh đóng cửa các trụ sở của đảng đối lập trên toàn quốc và kiểm soát chặt chẽ thủ lĩnh của các đảng đối lập. Tuy nhiên bắt đầu từ ngày 17 tháng 3 năm 2010, sau khi chính phủ Myanmar công bố Luật bầu cử, có tổng cộng 43 chính đảng, đảng đối lập và nhiều đảng phái chính trị mới thành lập đã đăng ký tham gia tranh cử. Đây là một bƣớc phát triển tiến bộ của xã hội dân sự Myanmar. Nó đánh dấu sự trƣởng thành của nền dân chủ Myanmar, sự trƣởng thành không chỉ của các đảng chính trị, đảng đối lập mà của cả chính thể chính trị, kể cả quân đội nữa. Việc các lực lƣợng chính trị, xã hội dân sự, quần chúng nhân dân, các đảng chính trị tham gia vào cuộc bầu cử và chấp nhận kết quả bầu cử, đồng thời để tiến trình diễn ra theo đúng trình tự của Hiến pháp thì đó là một bƣớc tiến rất lớn, rất quan trọng. 2.2 Quá trình xác lập các tiền đề ra đời nhà nƣớc dân chủ hiện thực 2.2.1 Thành lập Hội đồng Hòa bình và phát triển quốc gia Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, ở nhiều nƣớc khác nhau trên thế giới diễn ra quá trình sụp đổ từng bƣớc của chế độ độc tài, khuynh hƣớng dân chủ trở thành xu hƣớng chung của thế giới. Không thể nói rằng bƣớc phát triển chính trị của các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á hoàn toàn đứng bên lề xu hƣớng chung này, nhƣng mức độ đẩy nhanh quá trình biến đổi tƣ bản chủ nghĩa tất yếu sẽ thúc đẩy nhu cầu hiện đại hóa chính trị của xã hội, tạo các tiền đề phát triển dân chủ hóa: chính trị hóa nhận thức xã hội của quần chúng, hiện đại hóa cấu trúc đảng chính trị, mở rộng không gian xã hội cho dân chủ hóa. Ngày 24 tháng 7 năm 1997, nhân sự kiện tƣớng Saw Maung qua đời vì bệnh tim, Hội đồng tƣớng lĩnh Myanmar đã bầu chọn Thủ tƣớng Than Shwe (nhâm chức từ tháng 4 năm 1992) lên giữ vị trí Thống Tƣớng. Ngày 15 tháng 11 năm 1997, Thống Tƣớng Than Shwe đã ký văn bản số 1/97 tuyên bố thành lập Hội đồng Hòa bình và phát triển quốc gia (The State Peace and Development Council- SPDC) thay thế Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp quốc gia (The State Law and Order Restoration Council – SLORC) Hội đồng Hòa bình và phát triển quốc gia (SPDC) gồm 19 thành viên và hàng loạt sắc lệnh khác. Qua các Sắc lệnh trên, cho chúng ta thấy rằng việc thành lập Hội đồng Hòa bình và phát triển quốc gia (SPDC) chỉ đơn thuần là thay tên cho Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp quốc gia (SLORC) đã lãnh đạo đất nƣớc Myanmar từ năm 1988. 2.2.2 Thành lập Hiệp hội đoàn kết và phát triển Liên bang Sau khi thay thế Thủ tƣớng Saw Maung làm Chủ tịch Hội đồng khôi phục trật tự và luật pháp quốc gia (SLORC) kiêm Bộ trƣởng quốc phòng, với uy tín và thực quyền trong Quân đội, Đại tƣớng Than Shwe đã đƣợc Hội đồng tƣớng lĩnh Myanmar tôn vinh lên vị trí Thống tƣớng (Senior General) – chức vụ cao nhất ở Myanmar từ trƣớc tới nay - nắm toàn quyền lãnh đạo Quân đội và Chính phủ. Khác với Tƣớng U Nu và Tƣớng Ne Win, Thống tƣớng Than Shwe không vội thành lập đảng cầm quyền mà chủ trƣơng thành lập tổ chức quần 10 chúng để tập hợp lực lƣợng nòng cốt ủng hộ và thực thi đƣờng lối chính sách của Chính phủ, cụ thể nhƣ: Thành lập Hiệp hội đoàn kết và phát triển Liên bang vào ngày 15 tháng 9 năm 1993 (The Union Solidarity and Development Association- USDA) ở cấp Trung ƣơng, 17 Phân hội ở cấp Bang, Vùng, Thành phố; 66 Chi hội ở cấp Huyện, Xã. Nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội đoàn kết và phát triển Liên bang (USDA) là không cho phép các thành viên của USDA là một thành viên của một đảng chính trị khác cùng một lúc. 2.2.3 Cải cách bộ máy nhà nƣớc giai đoạn 1997-2008 Ngày 15 tháng 11 năm 1997, Hội đồng Hòa bình và phát triển quốc gia (The State Peace and Development Council- SPDC) đã công bố về cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan hành pháp nhà nƣớc Myanmar gồm 01 Thủ tƣớng Chính phủ, 02 Phó Thủ tƣớng Chính phủ, 32 Bộ trƣởng trong Chính phủ, 01 Văn phòng Hội đồng Hòa bình và Phát triển quốc gia, 01 Văn phòng Thủ tƣớng Chính phủ. Trong giai đoạn thống tƣớng Than Shwe giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Hòa bình và phát triển quốc gia (SPDC), ông đã 05 lần thay đổi thành phần nhân sự phụ trách các cơ quan hành pháp nhà nƣớc Myanmar: Lần thứ nhất vào ngày 21 tháng 12 năm 1997, Lần thứ hai vào ngày 14 tháng 11 năm 1998, Lần thứ ba vào ngày 30 tháng 10 năm 1999, Lần thứ tƣ vào ngày 14 tháng 9 năm 2002, Lần thứ năm vào ngày 15 tháng 5 năm 2006. 2.2.4 Tiến hành tổ chức đại hội quốc dân giai đoạn 2003-2008 Ngày 25 tháng 8 năm 2003, Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang (SPDC) đã chỉ định vị tƣớng có quyền lực thứ ba trong Hội đồng quân sự cầm quyền là tƣớng Khint Nyunt làm Thủ tƣớng Myanmarvà kiêm luôn chức vụ Giám đốc cơ quan tình báo Quân đội. Là ngƣời có kinh nghiệm chủ trì tiến trình Đại hội Quốc dân từ năm 1993. Ngày 30 tháng 8 năm 2003, Thủ tƣớng Khint Nyunt đã công bố trƣớc SPDC, các Bộ trƣởng, lãnh đạo các cơ quan và tổ chức phi Chính phủ (NGOs) về “Lộ trình bảy bƣớc tới dân chủ” chuyển đổi Myanmar từ chính quyền quân sự sang dân sự. Sau đó Bộ trƣởng Ngoại giao Myanmar Aung Win đã tổ chức buổi họp tại Bangkok (Thái Lan) với đại diện của các nƣớc nhƣ Australia, Áo, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Singapore và đặc phái viên của Tổng thƣ ký Liên Hiệp Quốc Razali Ismail về hỗ trợ quốc tế đối với “Lộ trình bảy bƣớc tới dân chủ" do Thủ tƣớng Khint Nyunt công bố. Sau ba giờ thảo luận, các đại biểu tham gia hội nghị hoan nghênh những tiến triển về chuyển đổi dân chủ ở Myanmar, cộng đồng quốc tế tin tƣởng và hỗ trợ quá trình Đại hội Quốc dân đƣợc thành công. Ngày 30 Tháng 3 năm 2004, tƣớng Thein Sein – Chủ tịch Ủy ban triệu tập Đại hội Quốc dân (National Conventional Convening Commission - NCCC) tuyên bố triệu tập Đại hội Quốc dân vào ngày 17 tháng 5 năm 2004. Ngày 17 tháng 2 năm 2005, tƣớng Thein Sein – Chủ tịch Ủy ban triệu tập Đại hội Quốc dân (National Conventional Convening Commission - NCCC) đã triệu tập Đại hội Quốc lần hai với sự tham dự của 1086 đại biểu, Đại hội Quốc dân đƣợc triệu tập lần thứ ba vào ngày 5 tháng 12 năm 2005 đến ngày 31 tháng 01 năm 2006 tại hội trƣờng Nyaunghnapin Camp ở thành phố Hwambi (phía Bắc Rangoon) với sự tham gia của 1.074 đại biểu có mặt trong tổng số 1080 đại biểu đƣợc mời. 2.3 Soạn thảo hiến pháp mới dân chủ Đại hội Quốc dân lần thứ ba tiếp tục đƣợc triệu tập vào ngày 18 tháng 7 năm 2007 và kết thúc vào tháng 9 năm 2007. Tại đại hội này đã xác định những các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng Hiến pháp mới của Myanmar. Dự thảo bản Hiến pháp 2008 của Myanmar dành quá nhiều quyền cho Tổng thống và Tổng tƣ lệnh Quân đội, cũng nhƣ dành ƣu thế lớn cho Quân đội trong cán cân quyền lực. 11 2.4 Trƣng cầu ý dân để th ng qua hiến pháp mới Sau khi dự thảo soạn thảo đƣợc hiến pháp mới, ngày 3 tháng 12 năm 2007, Ủy ban soạn thảo Hiến pháp họp tại Thủ đô Nay Pyi Taw chính thức tiến hành soạn thảo Hiến pháp mới và ngày 9 tháng 2 năm 2007 Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang (SPDC) tuyên bố sẽ trƣng cầu dân ý về Hiến pháp mới vào ngày 10 tháng 05 năm 2008 mở đƣờng cho việc tổ chức tổng tuyển cử vào năm 2010 để thành lập Quốc hội và Chính phủ mới. -----------------TIỂU KẾT CHƢƠNG II Kể từ sau khi Myanmar thành lập Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang (SPDC) và gia nhập ASEAN 1997, chính phủ Myanmar đã nỗ lực tiến hành từng bƣớc hiện thực hóa những thủ tục cần thiết cho sự ra đời một nhà nƣớc dân chủ thực sự và có kỷ cƣơng. Trong thời này, ngƣời đứng đầu nhà nƣớc đồng thời là chủ tịch Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang gọi là Thống tƣớng và Myanmar vẫn còn chức danh Thủ tƣớng Myanmar do cơ quan tối cao của chính quyền quân sự ở Myanmar là Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang bầu chọn. Hiến pháp 2008 bắt đầu bãi bỏ chức danh Thống tƣớng và Thủ tƣớng Myanmar, quy định rằng Tổng thống là ngƣời đứng đầu nhà nƣớc và ngƣời đứng đầu chính phủ Myanmar. Nhƣ vậy, rõ ràng rằng cải cách chính trị tại Myanmar bắt đầu từ chính trị, sau đó mới đến kinh tế và bộ máy hành chính. Trong trƣờng hợp này, chủ nghĩa Marx-Lenin đã khái quát về sự tác động của chính trị đối với kinh tế thông qua sức mạnh của các thể chế của hệ thống chính trị, đặc biệt là của nhà nƣớc đƣợc thể hiện ở chỗ nếu một nền chính trị đúng đắn khoa học, phù hợp với cơ sở kinh tế của xã hội hiện tại thì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển, và vì thế, nó sẽ góp phần to lớn vào tăng trƣởng kinh tế, giải phóng sức sản xuất, làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. CHƢƠNG III: XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ GIAI ĐOẠN 2009-2016 3.1 Bầu cử Quốc hội theo Hiến pháp mới Sau khi tổ chức trƣng cầu dân ý thông qua bản Hiến pháp mới năm 2008, Myanmar phải hứng chịu trận cuồng phong kinh hoàng Nargis ngày 2-3 tháng 5 năm 2008 khiến 138.000 ngƣời chết và mất tích. Do phải tập trung công tác khắcphục hậu quả sau bão Nagris cho nên mãi tới năm 2010, chính phủ Myanmar mới tổ chức bầu cử Quốc hội tự do công bằng theo Hiến pháp dân chủ 2008. Có một điều cần phải nhấn mạnh là ở bƣớc 5 (tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ, công bằng để bầu ra quốc hội mới theo hiến pháp mới), Myanmar đã tổ chức tới ba cuộc bầu cử, đó là cuộc bầu cử năm 2010, cuộc bầu cử năm 2012 và cuộc bầu cử năm 2015. 3.1.1 Cuộc bầu cử năm 2010 Ngày 8 tháng 3 năm 2010, Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang (SPDC) ký sắc lệnh số 1/2010 thành lập Ủy ban bầu cử Liên bang (The Union Election Commission Law) với 4 chƣơng 14 điều quy định các nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban bầu cử Liên bang (UEC). Theo Luật Ủy ban bầu cử liên bang, Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang (SPDC) có nhiệm vụ thành lập Ủy ban Bầu cử liên bang gồm ít nhất 5 thành viên, có nhiệm vụ tổ chức cuộc bầu cử. Ngày 14 tháng 9 năm 2010, Ủy ban bầu cử liên bang (UEC) thông báo có 37 đảng phái hợp pháp gồm hơn 3.071 ứng cử viên (bao gồm 82 ứng cử viên độc lập) đƣợc tham gia tuyển cử vào ngày 7 tháng 11 năm 2010 để bầu ra 1.159 đại biểu Quốc hội, 12 đồng thời công bố 5 đảng phái trong đó có đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) bị giải tán vì không đăng ký bầu cử. Ngày 7 tháng 11 năm 2010, Myanmar đã tổ chức cuộc tổng tuyển cử đầu tiên. Nhƣ vậy, sau cuộc bầu cử ngày 7 tháng 11 năm 2010, Myanmar đã xuất hiện một chế độ chính trị mới chƣa từng có trong mấy chục năm qua, đó là thể chế có tổng thống, thƣợng viện và hạ viện, 14 cơ quan lập pháp cấp bang và vùng hành chính. Cụ thể là trong khuôn khổ Hiến pháp 2008, về hình thức, cơ quan nhà nƣớc chuyển từ chính quyền quân sự sang cơ chế nhiều cơ cấu quyền lực cùng tồn tại nhƣ đảng cầm quyền, chínhquyền dân sự, quốc hội, Quân đội do các sĩ quan làm nòng cốt. Cơ chế chính trị này về hình thứcsẽ khiến nhân sự ở các tổ chức trên tách biệt nhau, mỗi cơ quan phụ trách từng công việc, tạo dựng đƣợc khuôn khổ chính trị hoàn thiện. 3.1. 2 Cuộc bầu cử năm 2012 Ngay sau khi lên nhậm chức tổng thống, Thein Sein với sự đồng thuận của đa số tƣớng lĩnh trong bộ máy cầm quyền đã thực hiện từng bƣớc các chƣơng trình cải cách và mở cửa, nỗ lực thực hiện tiến trình hòa giải, hòa hợp dân tộc nhằm đem lại hòa bình cho đất nƣớcvà đã thu đƣợc những thành tựu nổi bật, nhƣ: tuyên bố chính sách mới về việc ngừng bắn, đàm phán ký kết thỏa thuận duy trì hòa bình với các nhóm vũ trang ly khai vào ngày 12 tháng 8 năm 2011; ký lệnh giảm án và đại ân xá cho hơn 6.000 tù nhân chính trị, trong đó có nhiều tù chính trị vào ngày 12 tháng 10 năm 2011; Giảm bớt sự kiểm duyệt, can thiệp của Chính phủ vào một số lĩnh vực bằng cách thành lập Phòng Đăng Ký và Kiểm Duyệt Báo Chí của Bộ Thông tin Myanmar vào tháng 6 năm 2011. Cùng với việc nới lỏng quản lý thông tin tuyên truyền, ngày 24 tháng 11 năm 2011, Quốc hội Myanmar thông qua “Luật tụ họp và biểu tình hòa bình” và đƣợc Tổng thống Thein Sein ký thông qua ngày 2 tháng 12 năm 2011, đƣợc coi là một sự kiện lớn của Myanmar, mở ra con đƣờng dân chủ hóa trong đời sống chính trị của đất nƣớc. Theo đó, ngƣời biểu tình phải báo cho chính quyền 5 ngày trƣớc khi xuống đƣờng, đƣợc quyền mang cờ, biểu tƣợng của các đảng phái nhƣng phải tránh xa cơ quan công quyền, trƣờng học, bệnh viện và các cơ quan ngoại giao của nƣớc ngoài. Cuộc bầu cử ngày 1 tháng 4 năm 2012 có 6.000.00 cử tri Myanmar tham gia bầu bổ sung 45 ghế. Kết quả là Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đã giành đƣợc 43 ghế, trong đó có 37 ghế Hạ viện, 4 ghế Thƣợng viện và 2 ghế đại biểu khu vực hoặc bang. Còn 02 ghế còn lại ở Thƣợng viện trong đợt bầu cử bổ sung này thuộc về Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) cầm quyền và Đảng Dân chủ Dân tộc Shan (SNDP). 3.1. 3 Cuộc bầu cử năm 2015 Chính phủ của Tổng thống Thein Sein bắt đầu nhậm chức vào ngày 30 tháng 03 năm 2011 và hết nhiệm kỳ vào tháng 03 năm 2016. Trong thời gian từ đó đến nay, những định hƣớng chính trị của Tổng thống Thein Sein đã thật sự rõ nét: Một là, khởi động tiến trình cải cách mang tính bao dung, cho phép các phe đối lập, mà tiêu biểu là các đảng dân chủ và các đảng của cộng đồng các dân tộc thiểu số tham gia Quốc hội thông qua cuộc bầu cử bổ sung 45 ghế gồm các đại diện của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD),Đảng Dân chủ Dân tộc Shan (SNDP) vào ngày 1 tháng 4 năm 2012. Hai là, bắt đầu từ tháng 8 năm 2011, Chính phủ Myanmar tiến hành đàm phán với các nhóm sắc tộc vũ trang nhằm bảo đảm môi trƣờng hòa bình, ổn định cho việc thống nhất đất nƣớc, đem lại ổn định cho các vùng dân tộc biên giới do các nhóm nổi dậy vũ trang kiểm soát. Ba là, trên cơ sở đồng thuận của Quốc hội, Tổng thống Thein Sein đã ban hành một loạt những đạo luật mới phù hợp với bối cảnh hiện tại nhƣ luật báo chí, luật đầu tƣ nƣớc ngoài, luật hội họp và biểu tình công khai, luật đất nông nghiệp, luật chống tham nhũng, luật 13 sở hữu, luật bảo vệ môi trƣờng… Những đạo luật này đã mở ra khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của tất cả các công dân Myanmar, hạn chế sự tùy tiện của các cơ quan công quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội trƣớc đó. Bốn là, tổng thống Myanmar Thein Sein đã ra lệnh ân xá cho 3.073 tù nhân vào ngày 07 tháng 10 năm 2014 vì lý do “nhân đạo” và “theo quy định của pháp luật”. Trong số các đối tƣợng đƣợc ân xá có 58 ngƣời nƣớc ngoài. Qua bốn sự kiện trên, chúng ta thấy rằng những thay đổi này có ý nghĩa rất quan trọng và đang có tác động tích cực tới sự phát triển của Myanmar. Ngày 8 tháng 11 năm 2015, đã có 32 triệu cử tri đủ tƣ cách đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử tại 1.171 khu vực bầu cử trên cả nƣớc, có 330 đơn vị bầu cử trong cuộc bầu cử Hạ viện, 168 đơn vị trong cuộc bầu cử Thƣợng viện, 644 đơn vị bầu cử trong cuộc bầu cử nghị viện bang hoặc khu vực và 29 đơn vị trong cuộc bầu cử các nghị viện bang hoặc khu vực của các sắc tộc. Ngày 20 tháng 11 năm 2015, Ủy ban bầu cử liên bang (UEC) của Myanmar đã công bố kết quả cuối cùng của cuộc tổng tuyển. 3.2. Xây dựng và củng cố hệ thống chính phủ dân chủ 3.2.1 Bầu các chức danh Quốc hội và Nhà nƣớc Ngày 17 tháng 3 năm 2016,Tổng thống Htin Kyaw đã trình lên Quốc hội Myanmar một bản kế hoạch đề xuất về việc thành lập Chính phủ mới gồm 21 bộ với 18 bộ trƣởng đƣợc bổ nhiệm, đề xuất này dự kiến sẽ đƣợc Quốc hội Myanmar thảo luận và chuẩn y vào ngày 18 tháng 3 năm 2016. Theo đó, Chính phủ mới đƣợc thành lập gồm 21 Bộ với 18 Bộ trƣởng. Bộ máy này gọn gàng hơn so với Chính phủ tiền nhiệm của Tổng thống Thein Sein gồm 36 Bộ với 32 Bộ trƣởng. Ngoài ra, Tổng thống U Kyaw Htin cũng nêu ra bốn chính sách mà Chính phủ sẽ tìm cách thực hiện, đó là: (1) hòa giải dân tộc; (2) hòa bình nội bộ; (3) sự xuất hiện của một hiến pháp dân chủ sẽ tạo ra một liên minh liên bang; (4) cải thiện chất lƣợng cuộc sống của đa số ngƣời dân. Ngày 1 tháng 4 năm 2017, chính phủ Myanmar đã tổ chức thành công cuộc bầu cử bổ sung để lấp đầy những vị trí còn trống trong quốc hội. Cuộc bầu cử thu hút 784.909 (chiếm 35%) trong tổng số 2,13 triệu cử tri (gần 5% dân số cả nƣớc) đủ tƣ cách tham gia bỏ phiếu cho 19 ghế đƣợc đƣa ra tranh cử ở 8 bang và vùng trên toàn quốc. Kết quả cuộc bầu cử này cụ thể nhƣ sau: Đảng cầm quyền Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi đã giành đƣợc 9 ghế (5 ghế ở Hạ viện; 3 ghế Thƣợng viện; 1 ghế ở nghị viện bang Shan), Đảng phát triển và thống nhất Liên bang (USDP) hậu thuẫn quân đội giành đƣợc 2 ghế (một ghế ở Hạ viện; 1 ghế ở nghị viện bang Shan), Liên đoàn dân chủ các dân tộc Shan (SNLD) giành đƣợc 6 ghế (2 ghế ở Hạ viện; 4 ghế ở nghị viện bang Shan), Đảng các dân tộc Arakan giành đƣợc 1 ghế ở Hạ viện, Đảng dân chủ toàn dân tộc Bang Kyal (The All Nationalities’ Democratic Party Kayah State) giành đƣợc một ghế ở điểm bầu cử số một Hpruso của bang Karenni. 3.2.2 Tổ chức bộ máy nhà nƣớc: Sau buổi lễ nhậm chức tại Quốc hội, Tổng thống Myanmar đã ký thông báo số 1/2016 ngày 30 tháng 3 năm 2016 thành lập Chính phủ. Qua các quyết định bổ nhiệm trên, kể từ ngày 31 tháng 3 năm 2016 là ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Myanmar Thein Sein, để từ ngày 1 tháng 4 năm 2016, vị trí lãnh đạo đất nƣớc này sẽ đƣợc chuyển giao cho tân Tổng thống Htin Kyaw và Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD). Trong nhân sự chính phủ mới của Tổng thống Htin Kyaw, có một điều cần phải lƣu ý rằng không có chức danh Thủ tƣớng, mà chỉ có chức danh Cố vấn nhà nƣớc do bà Aung San Suu Kyi đảm nhiệm. Ngoài ra bà Aung San Suu Kyi còn kiêm 4 chức danh (Bộ trƣởng Văn phòng Tổng thống, Bộ trƣởng 14 Bộ Ngoại giao, Bộ trƣởng Bộ Năng lƣợng và điện, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục) sẽ có vô số tác động đối với Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang (USDP) và công tác điều hành của chính phủ mới của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD). Mặc dù bà Aung San Suu Kyi là Chủ tịch của Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) nhƣng bà không thể trở thành Tổng thống mà chỉ trở thành bộ trƣởng trong chính phủ mới. 3.3 Xây dựng đất nƣớc phát triển, hiện đại và dân chủ 3.3.1 Bối cảnh tình hình kinh tế 2015-2016 khi tiến hành Chính sách kinh tế thúc đẩy sự phát triển bền vững lấy con ngƣời làm trung tâm Htin Kyaw nhâm chức tổng thống trong bối cảnh tình hình kinh tế quốc gia Myanmar trong năm tài khóa 2015 (kết thúc ngày 31 tháng 3 năm 2016), Chính phủ Myanmar đã tích cực triển khai nhiều nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, đáng chú ý là việc tập trung cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, ban hành, sửa đổi một số luật tạo nhiều cơ hội hơn cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, nhƣ cho phép các công ty liên doanh đƣợc nhập khẩu phân bón hóa học, hạt giống, thuốc trừ sâu và thiết bị y tế; cho phép ngƣời nƣớc ngoài đƣợc quyền sở hữu tối đa trên 40% căn hộ trong một block chung cƣ. Myanmar cũng chú trọng cải thiện cơ sở hạ tầng tại các thành phố lớn, nhất là Yangon với việc xây dựng nhiều hệ thống cầu vƣợt để giảm ùn tắc, mở rộng sân bay quốc tế Yangon…. Gần đây, Chính phủ Myanmar cũng tăng cƣờng phát triển thị trƣờng tài chính - ngân hàng. Ngày 25 tháng 3 năm 2016, Myanmar đã khai trƣơng thị trƣờng chứng khoán Yangoon (YSX) và ngày 4 tháng 3 năm 2016 cấp phép đợt hai cho các ngân hàng nƣớc ngoài, trong đó có Ngân hàng BIDV (Việt Nam), E.SUN Commercial Bank (Đài Loan), Shinhan Bank (Hàn Quốc) và State Bank of India (Ấn Độ). Myanmar cũng đẩy mạnh mở cửa lĩnh vực viễn thông, đáng chú ý là việc ngày 25/3/2016, Myanmar đã chính thức cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ điện thoại di động trên toàn quốc cho Tổng công ty Viettel của Việt Nam, theo đó Viettel trở thành nhà cung cấp thứ tƣ trong lĩnh vực dịch vụ điện thoại di động tại Myanmar. Nhờ những nỗ lực trên, trong năm tài khóa 2015, Myanmar là một trong một số quốc gia thành viên ASEAN duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá cao, khoảng 7,2%. Qua các số liệu trên theo Báo cáo theo dõi kinh tế Myanmar của WB, tuy viễn cảnh kinh tế Myanmar tƣơng đối khả quan nhƣng vẫn tồn tại những rủi ro cho tăng trƣởng ổn định nhƣ nguồn sản xuất thu hẹp, mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới nhiều hơn, thiếu sự đa dạng hóa sản phẩm và giả cả hàng hóa thế giới cao hơn. 3.3.2 Các biện pháp cải cách kinh tế thúc đẩy sự phát triển bền vững lấy con ngƣời làm trung tâm Một là, công bố 12 chính sách mới trong lĩnh vực kinh tế, với mục tiêu hàng đầu là thúc đẩy sự phát triển bền vững lấy con ngƣời làm trung tâm, cân bằng việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên giữa các tỉnh và bang để thúc đẩy sự nghiệp hòa giải dân tộc và hòa bình. Hai là, củng cố lại Ủy ban Đầu tƣ Myanmar (MIC) và sửa Chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài Ba là, tập trung các nguồn lực chính phủ và tƣ nhân trong các lĩnh vực kinh tế ƣu tiên Với những ƣu tiên bƣớc đi cải cách của chính phủ, tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Myanmar trong năm tài chính 2016-2017 đã không đạt đƣợc kỳ vọng nhƣ mongm uốn, giảm về mức 6.5% từ mức tăng trƣởng 7.3% của năm tài chính liền trƣớc đó là 20152016. Trong đó, theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Tài chính U Kyaw Win ngày 15 tháng 07 năm 2017 tăng trƣởng trong nửa đầu năm tài chính 2016-2017 diễn ra chậm là do năm đầu của thời kỳ chuyển đổi Chính phủ phải tập trung vào sự tiếp diễn của Chính phủ tiền nhiệm và năm cuối sẽ lại phải dành cho giai đoạn Chính phủ chuẩn bị một cuộc bầu cử mới. 15 Nhằm đạt mục tiêu tăng trƣởng trong năm tài khóa 2017-2018, Chính phủ của tổng thống Htin Kyaw đã xem xét kỹ lƣỡng và kết hợp các kế hoạch theo lĩnh vực và theo khu vực và điều chỉnh Kế hoạch kinh tế quốc gia năm tài chính 2017-2018 với mục tiêu kỳ vọng tăng trƣởng GDP Myanmar sẽ đạt mức 7%, trong đó tăng trƣởng GDP đƣợc kỳ vọng đạt 4.6% cho lĩnh vực nông nghiệp, 11.3% cho lĩnh vực công nghiệp và 7.4% cho lĩnh vực dịch vụ. 3.4 Giải quyết vấn đề ly khai và xung đột dân tộc Kế thừa các thành quả của nhiệm kỳ tổng thống Thein Sein, chính phủ của tổng thống Htin Kyaw đã tiếp tục triệu tập Hội nghị hòa bình liên bang của Myanmar (còn gọi là Hội nghị Panglong của thế kỷ XXI) đã diễn ra tại thủ đô Nay Pyi Taw từ ngày 31 tháng 8 năm 2016 đến 3 tháng 9 năm 2016 với có sự tham gia của 1.800 đại biểu đại diện cho Chính phủ, Quốc hội, Quân đội, các đảng phái chính trị, các tổ chức sắc tộc vũ trang và không vũ trang và các tổ chức xã hội dân sự của Myanmar. Sau một tuần thảo luận căng thẳng giữa các bên liên quan chủ chốt, Hội nghị hòa bình Liên bang lần thứ hai của Myanmar đã đạt đƣợc thành công hơn so với Hội nghị lần thứ nhất vào tháng 8 năm 2016.Những ngƣời tham dự Hội nghị đã có sự đồng thuận đối với 37 điểm trong số 45 điểm thảo luận. Những nội dung đƣợc thông qua bao gồm việc xây dựng một Liên bang dựa trên cơ sở chủ nghĩa liên bang, nền dân chủ và quyền tự quyết; không có sắc tộc nào đƣợc trao đặc quyền; các bang và vùng có quyền soạn thảo luật pháp và hiến pháp riêng phủ hợp với Hiến pháp năm 2008. Những điểm gây bất đồng sẽ đƣợc thảo luận ở hội nghị tiếp theo vào năm tới. Tuy nhiên, Hội nghị này vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Thứ nhất, ba nhóm vũ trang chƣa ký NCA đƣợc mời tham dự chỉ với tƣ cách là “những khách mời đặc biệt”. Vì thế, ngay trong ngày họp đầu tiên, một số đại diện của Hội đồng Liên bang các dân tộc thống nhất ( một liên minh của các nhóm vũ trang sắc tộc từ chối ký NCA) đã bỏ về vì cho rằng “khách mời đặc biệt” không có quyền thảo luận đầy đủ. Thứ hai là vấn đề liên quan đến thuật ngữ “không ly khai” khỏi Liên bang. Các đại diện của các nhóm vũ trang sắc tộc cho rằng việc dùng thuật ngữ “không ly khai” giống nhƣ nói họ muốn ly khai ngay lúc này và sẽ gây hiểu nhầm cho những nhóm chƣa ký NCA. Thuận ngữ này không nên đƣa vào thảo luận bởi vì việc xây dựng Liên bang không dựa vào câu chữ mà dựa vào “những cảm xúc bên trong trái tim”. Thứ ba, các nhóm xã hội dân sự không đƣợc tham gia rộng rãi tại hội nghị này dù họ đóng vai trò khá quan trọng trong tiến trình thảo luận. Nhƣ vậy, mặc dù hội nghị Panglong thế kỉ XXI lần này không thể đem đến một giải pháp triệt để ngay lập tức cho cuộc xung đột dai dẳng gần 70 năm qua ở Myanmar, song việc các bên quyết tâm tiến hành hội nghị cho thấy họ đã nhận thức rất rõ và có mong muốn thực sự về một giải pháp hòa bình.Có thể thấy, các cuộc đàm phán đã có sự khởi đầu thuận lợi, song con đƣờng phía trƣớc vẫn còn nhiều khó khăn phức tạp, đòi hỏi các bên phải nỗ lực nhiều hơn nữa: 3.5 Điều chỉnh các quan hệ đối ngoại Ngày 21 tháng 4 năm 2016, cố vấn nhà nƣớc kiêm Bộ trƣởng Bộ ngoại giao Myanmar Aung San Suu Kyi đã có cuộc gặp 93 đại diện của các đại sứ quán nƣớc ngoài ở Myanmar cũng nhƣ đại diện các tổ chức quốc tế nhƣ Liên Hiệp Quốc tại Naypyitaw để thông báo về chính sách đối ngoại của Myanmar sẽ: Một là, nhằm mục tiêu thúc đẩy hợp tác với các nƣớc láng giềng để duy trì sự hòa bình ở khu vực và quốc tế; Hai là, hƣớng tới việc bảo vệ lợi ích quốc gia, an ninh và phát triển kinh tế, đồng thời cũng nhấn mạnh mục tiêu ổn định, công bằng và vì sự bền vững của môi trƣờng; 16 Ba là, nhấn mạnh những giá trị tự do, tự chủ, truyền thống văn hóa và đoàn kết dân tộc. Nhƣ vậy, chính sách đối ngoại của chính phủ tổng thống Htin Kyaw tiếp tục theo đuổi chính sách độc lập, năng động và không liên minh. Đến nay, chính sách đối ngoại này tiếp tục đã có những bƣớc chuyển thay đổi đáng kể, từ chính sách "quan hệ song phƣơng" sang "hội nhập khu vực" và "quan hệ đa phƣơng". -----------TIỂU KẾT CHƢƠNG III Sau gần ba thập kỷ, lộ tình 7 bƣớc tiến tới dân chủ đã thành công, chính phủ dân chủ mới ở Myanmar đã đƣợc thành lập năm 2016 và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải trong hơn một năm qua. Chính phủ dân chủ mới ở Myanmar đang bị chỉ trích công khai cả trong lẫn ngoài nƣớc bởi hàng loạt vấn đề từ kinh tế bị trì trệ tới vi phạm nhân quyền. Mặc dù chính phủ dân chủ mới ở Myanmar chú trọng và ƣu tiên các cuộc đàm phán hoà bình nhƣng tình hình đất nƣớc đang trong tình trạng bất ổn bởi các cuộc xung đột nổ ra nhiều khu vực. Bên cạnh đó, chính phủ dân chủ mới ở Myanmar cũng phải đối mặt trƣớc các lời chỉ trích từ cộng đồng quốc tế về các vụ bạo lực do lực lƣợng an ninh nhà nƣớc gây ra. Trong khi đó, đầu tƣ nƣớc ngoài đi xuống kể từ khi chính phủ dân chủ mới ở Myanmar lên nắm quyền. Nền kinh tế gần nhƣ đi chệch hƣớng cho dù đã có dự đoán sẽ có sự khởi sắc sau cuộc bầu cử. Tự do báo chí giờ lại bị chỉ trích vì không ít phóng viên bị bắt giam do bình luận chỉ trích giới quân sự cũng nhƣ các thành viên cao cấp đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của chính phủ dân chủ mới ở Myanmar. Đứng trƣớc tình hình này, câu hỏi đƣợc đặt ra là liệu chính phủ dân chủ mới ở Myanmar không có các biện pháp để thúc đẩy một hệ thống dân chủ hơn thì khả năng sau cuộc bầu cử 2020 Myanmar chế độ dân chủ hiện nay sẽ rất mong manh. KẾT LUẬN Quân đội tiến hành đảo chính thiết lập chế độ độc tài quân sự để giải quyết khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội đất nƣớc năm 1962, nhƣng những chính sách kinh tế sai lầm của chế độ độc tài quân sƣ của tƣớng Ne Win từ năm 1962 đến năm 1988 không những không đƣợc cải thiện mà càng làm cho đời sống nhân dân ngày một khó khăn hơn, dẫn đến nổ ra nhiều cuộc biểu tình phản đối đòi cải thiện tình hình đời sống kinh tế. Dùng lực lƣợng vũ trang đàn áp các phong trào phản đối, đặc biệt là phong trào sinh viên, là một sai lầm lớn của chính quyền quân sự của đại tƣớng Ne Win. Nó không những không giúp hạ nhiệt đƣợc ngọn lửa đấu tranh của quần chúng nhân dân mà còn khoét sâu hơn sự chia rẽ xã hội, chia rẽ giữa bộ máy nhà nƣớc và quần chúng nhân dân. Sức mạnh của phong trào này đã bùng lên mạnh mẽ vào 1988, đe dọa đến sự tồn vong của chinh phủ độc tài, đƣa đất nƣớc Myanmar đến bờ vực của cuộc cách mạng quần chúng. Trong tình thế ấy, lực lƣợng cấp tiến trong bộ máy của chế độ độc tài quân sự do tƣớng Saw Maung chỉ huy đã tiến hành đảo chính ngày 18 tháng 9 năm 1988. Những biện pháp của tƣớng Saw Maung chỉ đơn thuần là việc thay đổi bộ phận lãnh đạo cũ bằng bộ phận lãnh đạo mới bằng việc xóa bỏ Hội đồng Cách mạng, thành lập Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp quôc gia (SLORC). Mặc dù tổ chức tổng tuyển cử quốc gia năm 1990 đã thể hiện sự phát triển tiếp theo của nền dân chủ Myanmar trong phạm vi ảnh hƣởng của quân đội, quân đội kiên quyết nắm giữ quyền lực nhà nƣớc của mình và từ chối chuyển giao quyền lực chính trị cho Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD), càng khiến cho Myanmar bị Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế. Con đƣờng gia nhập khu vực ASEAN là một biện pháp tháo gỡ các khó khăn kinh tế và từng bƣớc thực hiện các cải cách chính trị trong bối cảnh hội nhập khu vực đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. 17 Kể từ sau khi Myanmar thành lập Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang (SPDC) và gia nhập ASEAN 1997, chính phủ Myanmar đã nỗ lực tiến hành từng bƣớc hiện thực hóa những thủ tục cần thiết cho sự ra đời một nhà nƣớc dân chủ thực sự và có kỷ cƣơng, nhƣ: Thành lập Hội đồng Hòa bình và phát triển quốc gia; Thành lập Hiệp hội đoàn kết và phát triển Liên bang; Cải tổ bộ máy nhà nƣớc; Tiến hành tổ chức đại hội quốc dân; Soạn thảo hiến pháp mới phù hợp với các nguyên tắc cơ bản đã đƣợc đại hội quốc dân xây dựng; Trƣng cầu ý dân để thông qua hiến pháp 2008. Hiến pháp mới năm 2008 không những thể hiện rõ mục tiêu nỗ lực xây dựng cơ chế dân chủ đa đảng, cơ chế kinh tế thị trƣờng, mà còn đảm bảo Quân đội tham gia lãnh đạo đất nƣớc về mặt chính trị. Từ đó có sự đảm bảo về Hiến pháp nhằm tiếp tục thúc đẩy chiến lƣợc chuyển đổi mô hình nhà nƣớc của Chính phủ quân sự trƣớc đó. Chính phủ mới ra đời căn cứ vào kết quả bầu cử theo Hiến pháp mới này sẽ có đủ hành lang pháp lý thực hiện cải cách, làm sâu sắc hơn chiến lƣợc chuyển đổi mô hình nhà nƣớc mà vẫn không làm thay đổi nguyên tắc Quân đội tham gia lãnh đạo đất nƣớc về chính trị. Việc các đảng phái chính trị soạn thảo bản hiến pháp mới (hiến pháp năm 2008) với những điều khoản mới đƣợc thông qua theo hƣớng dân chủ thay thế sự cai trị độc đoán của một ngƣời bằng các trung tâm quyền lực là Tổng thống, Quốc hội và khẳng định quân đội vẫn là một thế lực chính trị quan trọng trong vai trò bảo vệ hiến pháp nhằm thúc đẩy các biện pháp cải cách chính trị từng bƣớc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội và xây dựng môi trƣờng chính trị cởi mở hơn. Sự chuyển đổi chính trị từ chế độ độc tài sang dân chủ tại Myanmar với sự thành công của cuộc tổng tuyển cử ngày 8 tháng 11 năm 2015, đƣợc coi là cột mốc lịch sử, kết thúc bƣớc cuối cùng trong lộ trình bảy bƣớc tới dân chủ hóa là một điển hình về sự chuyển đổi hƣớng tới dân chủ hóa chính trị bằng kết quả cuộc cải cách không thể bị đảo ngƣợc, đó là Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) trở thành chính đảng cầm quyền với Htin Kyaw làm tổng thống, không gian chính trị tại Myanmar đã đƣợc rộng mở. Chặng đƣờng tiếp theo của tiến trình cải cách này sẽ tùy thuộc vào quá trình lãnh đạo của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đối với đời sống dân sinh của nhân dân và hòa bình tại các khu vực dân tộc thiểu số.Do đó cải cách chính trị ở Myanmar đã thu hút sự quan tâm lớn và sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế. Do tính hiện thực riêng có về con đƣờng dân chủ hóa của từng nƣớc, tôi nhận thấy tình hình biến chuyển chính trị đang diễn ra ở Myanmar có thể cung cấp một số bài học bổ ích về làm thế nào để khởi đầu và thực hiện cuộc hành trình gian nan từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ. Cụ thể con đƣờng dân chủ ở Myanmar có ba sự khác biệt với con đƣờng dân chủ của các nƣớc Ảrập tại Bắc Phi và Trung Đông là: Thứ nhất, quá trình chuyển đổi sang dân chủ ở Myanmar đã đƣợc các nhà lãnh đạo quân sự chuẩn bị từ rất lâu theo một lộ trình gọi là lộ trình 7 bƣớc tới dân chủ thay vì gây ra bởi cuộc nổi dậy hàng loạt nhƣ các biến động tại Bắc Phi và Trung Đông. Thứ hai, Myanmar nằm ở giữa khu vực Châu Á tăng trƣởng cao, đặc biệt là nằm trong khối ASEAN, nên các nƣớcASEAN và các quốc gia lớn ở Châu Á – Thái Bình Dƣơng (đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ) đều có tác động thận trọng đến tình hình Myanmar, thậm chí khẳng định bằng các chính sách cam kết cụ thể ủng hộ chính phủ Myanmar thực hiện lộ trình 7 bƣớc tới dân chủ Thứ ba, có một sự vắng mặt đáng kinh ngạc của sự thù hận và trả thù ở Myanmar bởi lẽ Myanmar theo Phật giáo Tiểu thừa. Với cấu trúc cai quản (governance) mới đƣợc xây dựng, tuy chƣa đáp ứng các tiêu chí của nền dân chủ, nhƣng quá trình này đã tác động lôi kéo đƣợc các phe đối lập, bất mãn cũng 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan