Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng câu nói của các nhân vật lịch sử trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng ...

Tài liệu Sử dụng câu nói của các nhân vật lịch sử trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử khối 10 & 11 cấp thpt

.DOC
21
178
147

Mô tả:

1. MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chủ Tịch Hồ Chí Minh một cá nhân kiệt xuất, lãnh tụ kính yêu của chúng ta đã từng dạy rằng: Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Môn Lịch sử luôn có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp giáo dục của một đất nước. Lịch sử là gốc, là cội nguồn có giá trị trường tồn với hiện tại và tương lai. Không thể có một nước Nhật hùng cường nếu không trân trọng giá trị nền tảng. Cũng không thế có một nước Mĩ kiêu ngạo sặc mùi chủ nghĩa dân tộc nếu xem nhẹ quá khứ. Vì lẽ đó khơi dậy giá trị, sức sống của lịch sử là trách nhiệm phần lớn thuộc về những người đam mê với nghiệp sử. Trong dạy học hiện đại Người thầy không còn là trung tâm của quá trình dạy học nhưng là người tạo cảm hứng. Có nhiều cách truyền lửa, khơi dậy niềm đam mê hứng thú của môn học nơi học trò. Với riêng tôi, đã luôn lao động hết mình, tìm tòi những cái mới trong quá trình giảng dạy và đã mang lại những kết quả nhất định, tạo niềm tin cho học trò, tạo thương hiệu cho chính mình. Một trong số phương pháp dạy học tôi lưu lại đó là Sử dụng câu nói của các nhân vật lịch sử trong dạy học nhằm nâng caochất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 10 &11 cấp THPT. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài nhằm cung cấp về mặt kiến thức, giáo dục về tư tưởng, tình cảm, rèn luyện kỹ năng đặc biệt là kỹ năng phân tích đánh giá cho học sinh. Qua nghiên cứu đề tài nhấn mạnh đến vai trò, sự ảnh hưởng của cá nhân, các vị anh hùng, các vĩ nhân với phong trào cụ thể, với thời đại. Phương pháp dạy học thông qua việc truyền tải thông điệp của các cá nhân kết hợp với phương pháp dạy học khác một cách nhuần nhuyễn sẽ nâng cao chất lượng của giờ lịch sử, tạo niềm hứng thú với bộ môn, đạt kết quả tốt qua các kì thi. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu có nội hàm rất rộng bao gồm các phát ngôn bất hủ của các nhân vật, cá nhân kiệt xuất trong lịch sử dân tộc và thế giới, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Song do điều kiện hạn chế, phạm vi của đề tài này chỉ đề cập đến những câu nói bất hủ của các anh hùng thuộc lịch sử dân tộc và áp dụng vào dạy học một số bài học thuộc lớp 10 và 11 THPT. Nếu có điều kiện đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và đặc biệt ở khối 12. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Phương pháp nghiên cứu chủ yếu vận dụng những phương pháp nghiên cứu của khoa học giáo dục. Bao gồm: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc, phân tích các loại tài liệu… - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: dự giờ, khảo sát, phỏng vấn, trao đổi, thái độ của học sinh… - Phương pháp thực nghiệm sư phạm (TNSP): Trên cơ sở kết quả thu được từ thực nghiệm rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài. - Phương pháp thống kê: tập hợp và xử lý các số liệu thu được qua thực tế, thực nghiệm, kết quả các năm học. 2. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 2. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Khái niệm cá nhân dùng để chỉ mỗi con người cụ thế sống trong một cộng đồng xã hội nhất định và được phân biệt với những con người khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó. Theo quan niệm đó, mỗi cá nhân là một chỉnh thể thống nhất, vừa mang tính cá biệt vừa mang tính phổ biến; là chủ thể của lao động, của mọi quan hệ xã hội và của nhận thức nhằm thực hiện chức năng cá nhân và chức năng xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Khái niệm vĩ nhân thường được dùng để chỉ những cá nhân kiệt xuất trong các lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, nghệ thuật...của xã hội. Ví dụ: I. Niutơn, Anbe Anhxtanh... là những vĩ nhân trên các lĩnh vực hoạt động nghiên cứu khoa học vật lý...Khái niệm lãnh tụ thường được dùng để chỉ những cá nhân kiệt xuất do phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân tạo nên, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Ví dụ: C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh... là những lãnh tụ tiêu biểu nhất của phong trào cách mạng vô sản thế giới... Theo quan điểm duy vật lịch sử, vai trò sáng tạo ra lịch sử, quyết định tiến trình phát triển lịch sử của quần chúng nhân dân không bao giờ có thể tách rời vai trò cụ thể của mỗi cá nhân mà đặc biệt là vai trò của các cá nhân ở vị trí thủ lĩnh, lãnh tụ, vĩ nhân của cộng đồng nhân dân. Theo V.I. Lênin: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”. Trong quá trình quần chúng nhân dân sáng tạo ra lịch sử, mỗi cá nhân tùy theo vị trí, chức năng, vai trò và năng lực sáng tạo cụ thể mà họ có thể tham gia vào quá trình sáng tạo lịch sử của cộng đồng nhân dân. Theo ý nghĩa ấy, mỗi cá nhân của cộng đồng nhân dân đều “in dấu ấn” của nó vào quá trình sáng tạo lịch sử, mặc dù mức độ và phạm vi có thể khác nhau. Thế nhưng, để lại những dấu ấn sâu sắc nhất trong tiến trình lịch sử thường là những thủ lĩnh mà đặc biệt là những thủ lĩnh ở tầm vĩ nhân. Bất cứ một thời kỳ nào, một cộng đồng xã hội nào, nếu lịch sử đặt ra những nhiệm vụ cần giải quyết thì từ trong phong trào quần chúng nhân dân, tất yếu sẽ xuất hiện những lãnh tụ đáp ứng nhiệm vụ đó. 2 Như vậy, tuyệt đối hóa vai trò của quần chúng nhân dân mà bỏ qua vai trò của cá nhân, hoặc tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân, thủ lĩnh, lãnh tụ, vĩ nhân mà xem thường vai trò của quần chúng nhân dân đều là không biện chứng trong nghiên cứu về lịch sử và do đó không thể lý giải chính xác tiến trình vận động, phát tnển của lịch sử nhân loại nói chung cũng như mỗi cộng đồng xã hội nói riêng. Nước Việt Nam ta từ khi lập quốc đến nay trải qua nghìn năm văn hiến. Trong nghìn năm văn hiến đó, quá trình dựng nước luôn đi đôi với quá trình giữ nước. Bao nhiêu sự kiện, bao nhiêu dấu ấn lịch sử đã làm nên một phần hơi thở dân tộc. Trong đó những nhân vật lịch sử, những ông vua, bà chúa, những anh hùng, danh nhân văn hóa… đã góp phần tô điểm nên diện mạo bức tranh lịch sử huy hoàng đó. Bên cạnh những việc làm, những công trạng, một trong những điểm đáng nhớ nhất của các nhân vật xuất chúng đó có lẽ phải kể đến là những câu nói. Những câu nói đó không chỉ đơn giản là lời nói bộc phát mà nó còn thể hiện tâm tư, nguyện vọng, thậm chí thể hiện phẩm chất con người, thể hiện hoàn cảnh của thời đại. Sử dụng hợp lý những phát ngôn của các cá nhân đó vào trong quá trình dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử. 2. 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, việc dạy học Lịch sử hiện nay không quá nặng về ghi nhớ sự kiện một cách máy móc, rập khuôn. Đích đến cuối cùng của dạy học là làm cho học sinh biết lịch sử, từ biết đến hiểu, nắm bản chất, liên hệ, xâu chuỗi các sự kiện, từ đó giáo dục lòng yêu quê hương đất nước. Với mục đích này không những làm giảm áp lực bộ môn với người học mà còn phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm khách quan trong kì thi THPTQG hiện nay. Có nhiều dự án, đề tài về đổi mới dạy học, đổi mới cách kiểm tra đánh giá thuộc cấp bộ, cấp ngành của nhiều Tiến sĩ, Thạc sĩ, nhà giáo... uy tín qua các năm học. Các đề tài tiếp cận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau đã và đang đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên dạy học Lịch sử thông qua sử dụng các nhận định, phát ngôn của các nhân vật lịch sử nổi tiếng để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử qua tìm hiểu chưa thực sự có nhiều đề tài đề cập đến. Từ thực tiễn dạy học đặc biệt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và trực tiếp tham gia ôn thi THPTQG tôi đã mạnh dạn đề xuất đề tài này. Đây là một trong những phương pháp dạy học của cá nhân đã áp dụng trong những năm học vừa qua ở trường THPT Nông Cống 1 và đem lại kết quả nhất định. Rất mong được sự góp ý kiến, chia sẽ của các đồng nghiệp và các nhà chuyên môn. Sự phản hồi của quý độc giả là kênh thông tin quý giá để bản thân tôi hoàn thiện mình hơn trong quá trình dạy học. 2.3. CÁC GIẢI PHÁP Những người đứng đầu một tổ chức, một phong trào, hay một đoàn thể thường phát biểu những câu nói trong những tình huống đặc biệt. Tùy theo tình 3 hình biến chuyển, họ đã nói và để lại cho hậu thế những câu nói bất hủ. Những câu nói đó không chỉ đơn giản là lời nói bộc phát mà nó còn thể hiện tâm tư, nguyện vọng, thậm chí thể hiện phẩm chất con người, thể hiện hoàn cảnh của thời đại. Câu nói đầy tâm huyết phát xuất từ trái tim sẵn sàng dâng hiến cho đại cuộc. Vì xuất phát từ một tấm lòng quả cảm, từ trái tim đầy nhiệt huyết, những câu nói này trở thành một khẩu hiệu, một châm ngôn hướng dẫn mọi hành động trong giai đoạn đó. Những câu nói bất hủ này không những ảnh hưởng trực diện vào mọi sinh hoạt ngay lúc đó mà còn gây ảnh hưởng lớn lao cho mọi người trong nhiều thế hệ sau này, đặc biệt cho những người tranh đấu với cùng một mục đích. Nó trở thành một đòn bẩy bật tung trái đất như Archimedes đã nói, một chất xúc tác như Jim Costa từng phát biểu, một nguồn sinh lực dồi dào cho những người đã bắt đầu thấm mệt trong cuộc đấu tranh dai dẳng như Đức Lạtma chia sẻ. 2.3.1. Sử dụng trong quá trình dạy học bài mới 2.3.1.1. Sử dụng làm câu hỏi có vấn đề Trước khi bước vào bài mới, giáo viên nêu câu hỏi định hướng nhận thức cho học sinh bằng câu nói của một nhân vật nổi tiếng và kèm theo hình ảnh. Câu hỏi nêu vấn đề đưa ra vào đầu giờ nhằm động viên sự chú ý, huy động các năng lực nhận thức của học sinh vào việc theo dõi bài giảng để tìm câu trả lời. Câu hỏi này là vấn đề cơ bản của bài học mà học sinh phải nắm. Đương nhiên, khi đặt câu hỏi không yêu cầu học sinh trả lời ngay mà chỉ sau khi giáo viên đã cung cấp đầy đủ sự kiện thì học sinh mới trả lời được. Câu hỏi loại này thường là câu hỏi có tính chất bài tập muốn trả lời phải huy động kiến thức cơ bản của toàn bài. Chính vì vậy học sinh phải chuẩn bị bài và trả lời trước các câu hỏi cuối mục ở nhà, chú ý, tập trung cao độ theo dõi bài giảng, chọn lọc sự kiện và trình bày trên lớp. Khi dạy nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 – 1873), (Bài 19 – SGK cơ bản - Lớp 11). Để kích thích tư duy và đưa học sinh vào tình huống có vấn đề giáo viên sử dụng câu nói đanh thép của Nguyễn Trung Trực “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì người Nam mới hết đánh Tây”. 4 Nguyễn Trung trực (1838- 1868) “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, nước Nam mới hết người đánh Tây”. 2.3.1.2. Sử dụng phân tích sức mạnh đoàn kết Đoàn kết là sức manh vô địch” – điều đó đã trở thành chân lí, là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Từ xưa đến nay trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã thực hiện tốt bài học đoàn kết ấy cho nên luôn giành được thắng lợi, giữ vững được nền độc lập, thống nhất Tổ quốc Khi dạy bài các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm ở thế kỉ (X-XV) (Bài 19 - SGK cơ bản - Lớp 10). Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến, lý giải việc nhà Hồ thất bại trong kháng chiến chống quân Minh. Một trong những nguyên nhân đó là sức mạnh đoàn kết. Giáo viên sử dụng tâm tư bộc bạch của Hồ Nguyên Trừng “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”. Nguyễn Trãi với triết lý “Đẩy thuyền đi là dân mà lật thuyền cũng là dân”. Chủ Tịch Hồ Chí Minh sau này cũng khẳng định “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. 5 Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446) “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”. Quan phục hầu Nguyễn Trãi (1380 - 1442) hiệu Ức Trai "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo." -- Bình Ngô Đại Cáo2.3.1.3. Sử dụng phân tích lòng yêu nước và sức mạnh lòng yêu nước 6 Đối với dân tộc Việt Nam, truyền thống yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tự chủ từ tay bao kẻ thù xâm lược. Trong đó không thể không kể đến những cá nhân đã làm nên lịch sử thời đại. Khi dạy nội dung nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm (TK X- XV) (Bài 19 - SGK 10 - Cơ bản), Hoặc bài truyền thống yêu nước Việt Nam trong thời phong kiến (Bài 28 - SGK - Cơ bản). Giáo viên dẫn chứng và phân tích những câu nói bất hủ làm nên khí phách của thời đại. Trần Quốc Toản, khí phách của chàng trai trẻ với lá cờ theo sáu chữ vàng "Phá cường địch, báo hoàng ân". Trần Bình Trọng với tinh thần không thể mua chuộc “Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc” Trần Quốc Tuấn với tâm tư nỗi lòng của vị tướng xông pha trận mạc “Ta thường tới bửa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ giận chưa thể xẻ thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù, dẫu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”. Với khí thế “sát thát” sục sôi “Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu tôi trước đã!” Trần Thủ Độ bề tôi trung thành tuyệt đối, lòng gan dạ xả thân vì nước “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!” Nguyễn Phi Khanh phẩm chất của bậc anh hùng, dáng dấp trượng phu, bậc chí nhân quân tử "Chưa trả thù nhà, đền nợ nước. Làm sao cho xứng mặt nam nhi?". Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản (1267 – 1285) "Phá cường địch, báo hoàng ân". 7 Nguyễn Phi Khanh - Nguyễn Ứng Long (1335 - 1428) "Chưa trả thù nhà, đền nợ nước. Làm sao cho xứng mặt nam nhi?". 8 Quốc công tiết chế Hưng đạo đại vương Trần Hưng Tuấn (1232 - 1300) “Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu tôi trước đã!” Trần Bình Trọng (1259 – 1285) “Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc” 9 Trần Thủ Độ (1194 - 1264) "Thượng phụ Thái sư Trung Vũ đại vương" “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!” 2.3 1.4. Sử dụng để lý giải mục đích, nguyên nhân Khi dạy bài các cuộc đấu tranh trong thời kỳ Bắc Thuộc (Bài 16 – SGK lớp 10 cơ bản), khi lý giải nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu trích dẫn câu nói của Bà Triệu “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta". Khi dạy phong trào nông dân Tây Sơn và công cuộc thống nhất, bảo vệ tổ quốc (Bài 23 - SGK - 10 cơ bản) Lý giải về nguyên nhân Quang Trung đại phá quân Thanh (1789). Dẫn hiểu dụ của Quang Trung: “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng. Đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ." Khi dạy bài các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm (TK X- XV) (Bài 19 - SGK 10 cơ bản) khi phân tích mục đích của khởi nghĩa Lam Sơn giáo viên dẫn dắc phương châm của Nguyễn Trãi, "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo." - Bình Ngô Đại Cáo. 10 Triệu Thị Trinh (225 SCN - 248 SCN) “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta". "Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng. Đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ." 2.3.1.5. Phân tích sự mưu lược, sáng tạo trong chiến tranh 11 Khi trình bày nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm (X- XV) (Bài 19 – SGK 10 – Cơ bản) về sự mưu lựơc sáng tạo giáo viên sử dụng các câu dẫn của những cá nhân kiệt xuất để phân tích. Trần Quốc Tuấn có câu “Quân quý ở tinh nhuệ, không quý ở số đông”. Nguyễn Trãi nhắc nhở rằng “Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”. 2.3.1.6. Khẳng định tự chủ, tự cường của dân tộc Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam là một bản trường ca về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, người Việt Nam luôn nêu cao tinh thần bất khuất và bảo vệ bằng mọi giá chủ quyền lãnh thổ thiêng thiêng. Một trong những minh chứng hùng hồn nhất cho tinh thần đó là bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” được cho là của danh tướng Lý Thường Kiệt Khai quốc công Lý Thường Kiệt - Ngô Tuấn (1019 - 1105) "Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư." 12 2.3.2. Sử dụng trong biên soạn câu hỏi tự luận bồi dưỡng học sinh giỏi Sử dụng các câu nói nổi tiếng của các cá nhân làm câu hỏi trong ôn thi học sinh giỏi. Với dạng câu hỏi này yêu cầu học sinh phải đảm bảo được các yêu cầu như nắm chắc kiến thức cơ bản, biết phân tích, giải thích, chứng minh và vận dụng, liên hệ giải quyết các vấn đề một cách linh hoạt. Ví dụ: Nguyễn Trung Trực nhà yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX có câu nói nổi tiếng “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, người Nam mới hết đánh Tây”. Bằng những kiến thức lịch sử đã học (1858 -1884), anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Ví dụ: Nguyễn Trãi có câu “Đẩy thuyền đi là dân mà lật thuyền cũng là dân”. Bằng những kiến thức đã học, hãy làm rõ vai trò của sức mạnh đoàn kết trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm ở các thế kỉ (X-XV). 2.3.3. Sử dụng trong biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan Với hình thức thi trắc nghiệm khách quan như hiện nay đối với môn Lịch sử, để làm tốt bài thi yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức toàn bộ chương trình cả chiều rộng và chiều sâu. Vì vậy, để đạt được kết quả, trong quá trình ôn thi giáo viên phải sử dụng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau như: ôn theo từng bài, chương, phần, theo chủ đề,... Sau khi ôn tập xong mỗi bài, chương, chủ đề..., giáo viên phải biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh làm bài. Thông qua mỗi bài thi trắc nghiệm, giáo viên sẽ kiểm tra được khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn làm bài của học sinh. Nội dung câu hỏi trắc nghiệm biên soạn phải đảm bảo theo 4 mức độ yêu cầu của đề thi THPTQG là thông hiểu, vận dụng, vận dụng thấp, vận dụng cao. Trong biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan các câu nói nổi tiếng của cá nhân được sử dụng và câu hỏi có thể ở mức độ thông hiểu hoặc vận dụng. Ví dụ, câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: “ Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất bắc” là câu nói nổi tiếng của ai? A. Trần Bình Trọng. B. Trần Thủ Độ. C. Trần Quốc Tuấn. D. Trần Quang Khải. Câu 2: Trần Quốc Tuấn, danh tướng của nhà Trần có câu nói nổi tiếng nào sau đây? A. “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!” B. “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”. C. “Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu tôi trước đã!” D. "Con nhà tướng không được khiếp nhược trước quân thù." Câu 3: Câu nói “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo” của Hồ Nguyên Trừng muốn nhấn mạnh đến A. sức mạnh của đoàn kết toàn dân. B. lòng kiên trung của tướng lĩnh. C. sự xả thân của quân sĩ. D. kiên quyết của người đứng đầu. 2.3.4. Sử dụng trong ôn tập cho học sinh tham gia các chương trình trò chơi trí tuệ Hằng năm có các chương trình trò chơi trí tuệ dành cho học sinh khối THPT như Đường lên đỉnh Olympia, Âm vang xứ Thanh, Danh xưng Thanh 13 Hoá, Rung chuông vàng...Các trò chơi trí tuệ này có kiến thức khá rộng lớn bao gồm kiến thức bao quát trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó số lượng các câu hỏi lịch sử chiếm một số lượng lớn, trong đó xuất hiện nhiều dạng câu hỏi liên quan đến các nhân vật lịch sử và các câu nói bất hủ của các nhân vật. Là giáo viên dạy lịch sử tôi được giao nhiệm vụ trực tiếp bồi dưỡng kiến thức cho các em tham gia các kỳ thi. Đây là cách tiếp cận kiến thức rất hiệu quả. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Việc sử dụng các câu nói nổi tiếng của các nhân vật lịch sử kết hợp với các phương pháp dạy học khác đã mang lại hiệu quả cao trong giờ dạy lịch sử. - Học sinh hầu hết nắm được kiến thức cơ bản. - Học sinh xử lý tốt các câu hỏi trắc nghiệm khách quan liên quan đến nhân vật. - Học sinh giỏi hầu hết đều giải được câu hỏi mang tính tư duy cao. - Học sinh tham gia các chương trình trò chơi trí thức đạt được kết quả tốt. - Gìơ lịch sử học sinh xây dựng bài sôi nổi, có sự hứng thú với bộ môn, xoá dần định kiến là bộ môn phụ khô khan. * Một số minh chứng về kết quả đạt được: - Kết quả học sinh giỏi môn sử: Năm học Tham gia Đạt giải Chất lượng giải 1nhất, 2 nhì, 2 ba 2016 – 2017 5 5 2018 – 2019 5 4 1 nhì, 2 ba, 1kk - Một số hình ảnh kết quả đã đạt được: 14 Tham gia Âm vang xứ Thanh (2017-2018) Tham gia Đường lên đỉnh Olympia (2017 - 2018) 15 Tham gia Rung chuông vàng (2018 -2019) Tham gia Rung chuông vàng (2018 - 2019) 16 17 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Căn cứ vào mục đích nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, kết quả đạt được của đề tài đã chứng minh, tôi nêu lên một số kết luận như sau: Dạy học là một quá trình lao động dài hơi, quá trình đó cần đến sự tích luỹ. Thiết kế bài giảng là hoạt động chuyên môn diễn ra thường xuyên 18 của nghề dạy học. Kiến thức là kho báu chung, nhưng việc học trò tiếp thu như thế nào lại phụ thuộc vào người thầy. Nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới phương pháp nên bản thân luôn tích luỹ kinh nghiệm từ thực tiễn dạy học và từ đồng nghiệp. Những năm học trước bản thân đã có một số đề tài ứng dụng và đạt được kết quả nhất định và được hội đồng khoa học cấp trường, cấp tỉnh xếp loại. Năm học này tôi tiếp tục đề xuất thêm một phương pháp dạy học dùng các phát ngôn của các nhân vật lịch sử dân tộc trong giảng dạy lịch sử. 3.2. Kiến nghị Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, cùng với kết quả đạt được của đề tài, tôi nêu lên một số kiến nghị như sau: Sử dụng các câu nói nổi tiếng của các nhân vật lịch sử trong dạy học là rất cần thiết. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả giáo viên phải biết lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức phù hợp, tránh việc tổ chức theo kiểu đối phó, trình diễn. Giáo viên cần nghiên cứu, vận dụng một cách nghiêm túc và tiếp tục thực hiện trên phạm vi rô ̣ng với nhiều nội dung bài học. Học sinh cần phải chuẩn bị một tâm thế học tập tốt nhất. Nhà trường, đoàn trường cần tham gia và tổ chức nhiều chương trình mang tính chất giao lưu học hỏi thông qua đó để rèn luyện các kỹ năng. Mặt khác là cách bổ sung kiến thức hiệu quả mà không gây sự nhàm chán với học sinh. Các chương trình đã tham gia rất bổ ích như : Đường lên đỉnh Olympia, Âm vang xứ Thanh, Danh xưng Thanh Hoá, Rung chuông vàng… Tổ chức cho học sinh tham gia các đợt dã ngoại, thực địa,… đặc biệt là các di tích lịch sử gắn liền với các danh nhân văn hoá. Đề tài trên đây là đóng góp nhỏ của cá nhân tôi vào phương pháp dạy học, từ đó góp phần nhằm nâng cao chất lượng của bộ môn Lịch sử trường THPT Nông Cống 1. Với thời gian có hạn, sẽ còn những thiếu sót, vì vậy tôi kính mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, của hội đồng khoa học để đề tài được hoàn thiện và có tính thực tiễn sâu sắc. Tôi xin chân thành cảm ơn. Xác định của Thủ trưởng đơn vị Thanh hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN do mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Lương Thị Nhất TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 1. Lịch sử 10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), (Cơ bản) Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 2. Lịch sử 11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), (Cơ bản) Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 3. Lịch sử 10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008) (Sách GV), Nxb. Giáo dục, H N. 4. Lịch sử 11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008) (Sách GV), Nxb. Giáo dục, HN. 5. Giới thiệu giáo án Lịch sử lớp 10 (2008) (Sách giáo viên), Nxb Hà Nội. 6. Giới thiệu giáo án Lịch sử lớp 11 (2008) (Sách giáo viên), Nxb Hà Nội. 7. Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Lịch sử 10, Bộ giáo dục và đào tạo(2009), nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 8. Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Lịch sử 11, Bộ giáo dục và đào tạo(2009), nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 9. Hoạt động dạy học, Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức (2001) Nxb. GD – Hn. 10. Phát huy tính tích cực học tập của HS như thế nào, I. F. Kharlamôp (1978), Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 11. Bão Táp Triều Trần – Hoàng Quốc Hải – NXB Phụ nữ. 12. Hào kiệt Lam Sơn – Vũ Ngọc Đĩnh.- NXB văn học. 13. Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa TKXX- Lê Thành Khôi. 14. Những nhân vật lịch sử nổi tiếng thế giới – Hoàng Văn Tuấn – Tái bản 2018. 15. Sáng danh những anh hùng hào kiệt Việt Nam – Vũ xuân Vinh. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất