Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng atlat địa lí việt nam trong dạy và học địa lí lớp 12 thpt...

Tài liệu Sử dụng atlat địa lí việt nam trong dạy và học địa lí lớp 12 thpt

.DOC
15
351
122

Mô tả:

Vũ Thị Hoài Linh - Trường THPT Chúc Động II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI Tên đề tài: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí lớp 12 THPT. 1. Lí do chọn đề tài: Địa lí là một môn khoa học mà tư duy thường gắn liền với lãnh thổ. Vì vậy khi dạy và học Địa lí nhất thiết các kiến thức đều phải được rút ra từ việc nghiên cứu một lãnh thổ cụ thể. Chương trình Địa lí lớp 12 THPT trang bị cho học sinh các kiến thức về địa lí tổ quốc. Để các em dễ dàng nắm bắt được những kiến thức đó đòi hỏi giáo viên phải sử dụng nhiều phương tiện dạy học, trong đó Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản Giáo Dục ấn hành là một phương tiện dạy học vô cùng hiệu quả. Đặc biệt trong những năm gần đây Atlat Địa lí Việt Nam được sử dụng rất phổ biến trong việc đánh giá học sinh như: Thi tốt nghiệp THPT, thi học sinh giỏi môn Địa lí. Vì vậy, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy và học Địa lí lớp 12 THPT là việc rất cần thiết hiện nay. Trong đề tài này tôi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản Giáo Dục ấn hành tái bản năm 2010. 2. Phạm vi, thời gian thực hiện đề tài: - Phạm vi: Đề tài được triển khai thực hiện ở 4 lớp 12 của trường THPT Chúc Động: 12A8, 12A9, 12A10, 12A12 - Thời gian thực hiện: Năm học 2009 – 2010 1 Vũ Thị Hoài Linh - Trường THPT Chúc Động III. QUÁ TRÌNH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài: Trước đây, học sinh thường chỉ học địa lí với phương tiện chủ yếu là bản đồ giáo khoa treo tường, thường là bản đồ tự nhiên, bản đồ dân cư, bản đồ kinh tế. Các em được quan sát các bản đồ từ xa và thường chỉ một, hai bản đồ đơn lẻ. Vì vậy, việc đọc bản đồ đã khó chứ chưa nói đến việc qua đó rút ra những kiến thức mới, tìm ra các mối liên hệ địa lí càng khó hơn. Do vậy, kĩ năng sử dụng bản đồ của học sinh thường rất kém. Học sinh chỉ xác định được phương hướng, rút ra được những kiến thức dễ nhận biết. Đa số học sinh không rút ra được đầy đủ những kiến thức cần thiết, không tìm được mối liên hệ địa lí. 2. Khảo sát thực tế: - Việc khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài được tiến hành vào đầu năm học 2009- 2010. - Đối tượng được tiến hành khảo sát: Toàn bộ học sinh lớp 12A8, 12A9, 12A10, 12A12 - Phương pháp khảo sát: Thực hiện đánh giá học sinh và lấy vào điểm kiểm tra thường xuyên ( bài kiểm tra 15 phút) - Nội dung khảo sát: Yêu cầu học sinh làm bài kiểm tra 15 phút. Đề bài: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam em hãy nêu đặc điểm của vùng núi Tây Bắc? Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu? 2 Vũ Thị Hoài Linh - Trường THPT Chúc Động Đáp án: Nêu đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc (5 điểm ) Trong đó: + Vùng núi Tây Bắc có địa hình cao nhất nước ta ( 1 điểm ) + Hướng nghiêng: Tây Bắc – Đông Nam (1 điểm ) + Gồm 3 dải địa hình: - Dãy Hoàng Liên Sơn ở phía Đông (1 điểm ) - Các cao nguyên Mộc Châu, Sơn La ở giữa (1 điểm ) - Các dãy núi chạy dọc biên giới Việt Lào (1 điểm ) Nêu ảnh hưởng đến khí hậu ( 5 điểm ) + Làm gió mùa Đông Bắc đến chậm hơn, yếu hơn. + Khí hậu có sự phân hoá theo đai cao. Trong đáp án này ưu tiên dành nhiều điểm cho phần nêu ảnh hưởng đến khí hậu nhằm khuyến khích những học sinh có khả năng tìm ra mối liên hệ giữa tự nhiên với tự nhiên trong Địa lí. Kết quả khảo sát như sau: Lớp Giỏi Tổng số học sinh Khá Số HS % Số HS Trung bình % Số HS Yếu, Kém % Số HS % 12A8 43 3 7,0 11 25,6 15 34,9 14 32,6 12A9 48 5 10,4 16 33,3 19 39,6 8 16,7 12A10 40 3 7,5 12 30,0 12 30,0 13 32,5 12A12 38 1 2,6 9 23,7 21 55,3 7 18,4 3 Vũ Thị Hoài Linh - Trường THPT Chúc Động - Tự đánh giá kết quả khảo sát: Qua khảo sát học sinh đầu năm học tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh trung bình, yếu, kém là cao, kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để giải quyết những yêu cầu của đề bài hầu như chưa có, vì vậy tôi cho rằng cần phải trang bị ngay cho học sinh kĩ năng này và bắt tay ngay vào việc sử dụng đề tài của mình. 3. Nội dung chủ yếu của đề tài: 3.1.Cơ sở khoa học của đề tài: Atlat địa lí Việt Nam được coi như một cuốn sách giáo khoa thứ hai đối với học sinh trong khi học địa lí. Nó có thể được sử dụng cho học sinh trung học cơ sở ( Lớp 9) và trung học phổ thông ( Lớp 12). Trong khi khai thác Atlat học sinh không chỉ dựa vào những gì có thể khai thác từ Atlat mà còn cần làm phong phú thêm kiến thức của mình bằng cách bổ xung những kiến thức từ sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo khác. Muốn đọc Atlat và phân tích Atlat tốt học sinh cần: - Nắm được các phương pháp thể hiện của bản đồ sử dụng trong Atlat. - Nắm được các kí hiệu trong bảng chú giải. - Nắm được yêu cầu để tìm các thông tin cần thiết. - Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải thích cho các hiện tượng cần tìm hiểu. - Cần đọc Atlat theo một trình tự khoa học. Muốn có được kĩ năng trên học sinh cần biết Atlat địa lí Việt Nam là gì? 4 Vũ Thị Hoài Linh - Trường THPT Chúc Động Đó là một phương tiện dạy, học địa lí ở nhà trường phổ thông gồm một hệ thống bản đồ được biên tập có hệ thống bao gồm 3 phần chính: Địa lí tự nhiên, Địa lí kinh tế Xã hội và địa lí các vùng. Để thuận tiện cho việc sử dụng, Atlat có bảng kí hiệu chung dùng cho tất cả các trang, ngoài ra ở một số trang còn có bảng chú giải riêng chỉ dành cho trang đó. Với nội dung phong phú, hình thức thể hiện đa dạng gồm các bản đồ, biểu đồ, lát cắt, tranh ảnh sẽ giúp các em tìm hiểu các thông tin, những kiến thức mới một cách dễ dàng hơn. Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam thực chất là việc rèn luyện cho học sinh những kĩ năng bản đồ nói riêng và các kĩ năng địa lí nói chung. 3.1.1.Rèn luyện kĩ năng cho học sinh nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lí trên bản đồ. Các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ có thể là đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội. Khi rèn luyện kĩ năng này cho học sinh, giáo viên cần phát âm rõ ràng, kết hợp chỉ trên bản đồ treo tường học sinh theo dõi, đối chiếu với bản đồ trong Atlat để tìm ra đối tượng. Giáo viên ghi tên đối tượng lên bảng, yêu cầu học sinh phát âm rõ ràng và ghi chép chính xác tên đối tượng vào vở. Hướng dẫn học sinh nhận xét mối quan hệ giữa đối tượng với những đối tượng khác ở xung quanh để sau này nhận ra và tìm được đối tượng đó trên bản đồ. Hướng dẫn học sinh cách chỉ đối tượng trên bản đồ. Ví dụ: Yêu cầu học sinh nhận biết và chỉ hệ thống sông Hồng trên bản đồ hình thể ( Atlat địa lí Việt Nam trang 6,7). 5 Vũ Thị Hoài Linh - Trường THPT Chúc Động Học sinh phải nắm rõ yêu cầu là chỉ hệ thống sông Hồng. Những vùng có liên quan là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng Bằng sông Hồng. Các dãy núi, cao nguyên có liên quan: Dãy Hoàng Liên Sơn, Cao Nguyên Sơn La, Mộc Châu… 3.1.2 Rèn luyện kĩ năng xác định phương hướng, toạ độ địa lí, khoảng cách, vị trí địa lí, độ cao, độ sâu trên bản đồ. Giáo viên sử dụng Atlat địa lí Việt Nam giới thiệu với hệ thống kinh vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ, nhận biết các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của nước ta. Giới thiệu với học sinh toạ độ địa lí của nước ta cả trên đất liền và trên biển, học sinh có thể sử dụng Atlat để tính toạ độ địa lí. Để xác định khoảng cách trên bản đồ học sinh cần chú ý vào tỉ lệ bản đồ. Qui đổi tỉ lệ bản đồ ra thực địa. Hướng dẫn học sinhcách đo tính khoảng cách trên bản đồ (Đổi cm thành km bằng cách bớt đi 5 số 0 của mẫu số tỉ lệ bản đồ). Vị trí địa lí của một số đối tượng địa lí bao gồm vị trí địa lí tự nhiên, vị trí địa lí kinh tế, vị trí địa lí chính trị. Giáo viên nên cho học sinh xác định vị trí địa lí của cả nước rồi mới đến vị trí địa lí các vùng, các tỉnh, thành phố. Độ cao, độ sâu trên các bản đồ địa hình có trong Atlat địa lí Việt Nam được thể hiện bằng màu sắc với 8 bậc thể hiện độ cao và 9 bậc thể hiện độ sâu, ngoài ra còn dùng 6 Vũ Thị Hoài Linh - Trường THPT Chúc Động chữ số chỉ mét. Học sinh xác định độ cao, độ sâu, độ dốc của địa hình dựa vào phân tầng màu của bản đồ ( Bản đồ Hình thể - trang 6,7 Atlat địa lí Việt Nam). 3.1.3 Rèn luyện cho học sinh kĩ năng mô tả các thành phần tự nhiên trên bản đồ. Để mô tả địa hình, ban đầu giáo viên nên hướng dẫn học sinh mô tả một dạng địa hình đơn giản như Đồng Bằng Sông Hồng . Dựa vào bản đồ địa lí tự nhiên học sinh tập phân tích xem Đồng Bằng sông Hồng có hoàn toàn bằng phẳng hay không? Nơi nào cao hơn, thấp hơn? Sau đó để học sinh tập mô tả các dạng địa hình khác rồi mới tiến hành mô tả địa hình của cả một khu vực, cả nước. Để mô tả khí hậu của một khu vực, một vùng trong cả nước đều phải đề cập đến 3 yếu tố chủ yếu là nhiệt độ, mưa, gió. Trên Atlat địa lí Việt Nam nhiệt độ, lượng mưa được thể hiện bằng nền màu gió được thể hiện bằng đường chuyển động ( Atlat địa lí Việt Nam- trang 9). Học sinhcó thể mô tả khí hậu trên bản đồ bằng cách mô tả lần lượt các yếu tố nhiệt độ, mưa, gió… Để mô tả sông ngòi trên bản đồ một cách tổng quát có thể dựa vào Bản đồ Hình thể ( Trang 6,7 Atlat Địa lí Việt Nam). Có thể mô tả một con sông, một hệ thống sông rồi đến sông ngòi của cả nước. Khi mô tả nên nêu lần lượt về mạng lưới sông, phân bố, hướng chảy, nguồn cung cấp nước… 3.1.4 Rèn luyện kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ. Đây là kĩ năng hết sức quan trọng cần rèn luyện trong suốt quá quá trình học tập địa lí ở phổ thông. Để rèn luyện kĩ năng này không chỉ dựa vào bản đồ mà còn 7 Vũ Thị Hoài Linh - Trường THPT Chúc Động phải dựa vào vốn kiến thức địa lí của mình, nhất là những hiểu biết về các qui luật địa lí. Nó có thể phân thành ba loại: - Những mối liên hệ giữa các hiện tượng tự nhiên với nhau: Ví dụ giữa khí hậu với địa hình. Cụ thể như địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và khí hậu vùng Bắc Trung Bộ… - Mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí kinh tế với nhau: Chẳng hạn như công nghiệp khai thác dầu khí với công nghiệp sản xuất điện bằng tuốc-bin khí ( Bản đồ công nghiệp năng lượng - Atlat Địa lí Việt Nam trang 22). - Những mối liên hệ giữa tự nhiên và kinh tế: Chẳng hạn như tài nguyên rừng và công nghiệp chế biến gỗ ở Tây Nguyên ( Atlat Địa lí Việt Nam - Trang 28). - Những mối liên hệ trên có thể là nhân - quả cũng có thể chỉ là những mối liên hệ thông thường. 3.1.5 Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ địa lí. Việc rèn luyện tất cả các kĩ năng cụ thể nêu trên thực ra chỉ là những bước để đi đến kĩ năng này, kĩ năng đọc bản đồ địa lí. Chỉ khi đạt được kĩ năng này thì bản đồ mới thực sự trở thành nguồn cung cấp kiến thức mới. Giáo viên cần rèn luyện cho học sinh lần lượt tất cả kĩ năng cụ thể sau đó cho học sinh tập mô tả địa lí tự nhiên rồi mô tả địa lí kinh tế của cả nước hoặc từng vùng. 3.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài. Trong quá trình công tác ở đơn vị trực tiếp rèn luyện kĩ năng đọc Atlat cho học sinh, qua việc tham gia ôn luyện thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp trung học phổ thông 8 Vũ Thị Hoài Linh - Trường THPT Chúc Động cho học sinh tôi thấy các đề thi thường có ba dạng sau: Đọc một bản đồ, đọc một số bản đồ theo chủ đề cho trước, viết báo cáo về một ngành hay một vùng, trên cơ sở phân tích Atlat và kiến thức đã học. 3.2.1. Đọc một bản đồ. Trước hết phải đọc bảng chú giải. Atlat Địa lí Việt Nam có bảng chú giải chung và bảng chú giải riêng cho từng bản đồ ( nếu có ). Bảng chú giải là chìa khoá để học sinh có thể hiểu nội dung gì được thể hiện trên bản đồ và rút ra những kiến thức có tính tổng quát. Ví dụ một: Đọc bản đồ khí hậu ( Atlat Địa lí Việt Nam - Trang 9) học sinh thấy ngay khí hậu nước ta phân hoá đa dạng. Cả nước chia thành hai miền khí hậu. Chế độ hoạt động theo mùa, hoạt động của bão, chế độ nhiệt, chế độ mưa phân hoá theo mùa. Ví dụ 2: Trong đề thi tốt nghiệp THPT năm 2007 (Đề thi phân ban năm 2007 lần 1). Ở phần chung cho thí sinh cả hai ban. Câu I. 3 (2,5 điểm) như sau: Sử dụng Atlat Địa lí Viêt Nam và những kiến thức đã học, hãy kể tên các vùng nông nghiệp ở nước ta hiện nay và nêu các sản phẩm chuyên môn hoá của từng vùng. Với câu hỏi này học sinh sử dụng bản đồ trang 18 (Atlat Địa lí Việt Nam) phần chú giải riêng đã có đủ 7 vùng nông nghiệp được chú giải từ I đến VII. Ở phần chú giải chung có các kí hiệu thể hiện các sản phẩm nông nghiệp. Học sinh phải vận dụng cả kiến thức để xác định sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hoá của từng vùng. 9 Vũ Thị Hoài Linh - Trường THPT Chúc Động Đọc bản đồ cũng đi từ nhận định khái quát đến chi tiết. Chẳng hạn khi đọc bản đồ khí hậu thì sau khi phát hiện các miền khí hậu, sẽ đọc các đặc trưng về nhiệt độ, về lượng mưa, chế độ gió… 3.2.2. Đọc một số bản đồ theo chủ đề cho trước. Khi phải phân tích một vấn đề tự nhiên, kinh tế - xã hội của một vùng hay một ngành trên cơ sở đọc và phân tích Atlat thì trước hết học sinh phải dựa vào kiến thức đã học về vấn đề đó để định hướng phân tích Atlat và biết chọn ra những bản đồ chính và những bản đồ bổ sung. Trước hết, học sinh phân tích vị trí địa lí cả tự nhiên, kinh tế, chính trị. Sau đó phân tích các nguồn lực phát triển ( Tài nguyên thiên nhiên, dân cư, nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật) cần sử dụng bản đồ tương ứng về địa hình, địa chất, khoáng sản, đất, thực vật và động vật, dân cư và dân tộc, các bản đồ về các ngành kinh tế. Ví dụ: Đề thi bổ túc năm 2007 lần 1 Phần tự chọn, câu II. 2 ( 1,5 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam ( Trang nông nghiệp) nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm: Cao su, cà phê, chè, hồ tiêu. Yếu tố tự nhiên nào quan trọng nhất dẫn đến sự khác nhau trong phân bố cây chè và cây cao su ở nước ta. Với đề bài này học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 18 - bản đồ nông nghiệp chung và Atlat Địa lí Việt Nam trang 19 - bản đồ cây công nghiệp để nêu sự phân bố của các cây công nghiệp lâu năm: 10 Vũ Thị Hoài Linh - Trường THPT Chúc Động + Cao su: Ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ… + Cà phê: Ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ… + Hồ tiêu: Ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ… + Chè: Ở trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên… Riêng với ý hai là: Yếu tố tự nhiên nào quan trọng nhất dẫn đến sự khác nhau trong phân bố cây chè và cây cao su ở nước ta thì học sinh có thể dựa vào bản đồ khí hậu ( trang 9), bản đồ đất (trang 11)… Để trả lời: + Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất là khí hậu, sau đó là đất, địa hình… + Chè là cây ưa khí hậu mát mẻ ( có yếu tố cận nhiệt), cao su là cây ưa khí hậu nóng ( nhiệt độ nóng, cận xích đạo). 3.2.3. Viết báo cáo về một ngành hay một vùng trên cơ sở phân tích Atlat và bảng số liệu. Đây là một dạng bài tập tổng hợp các kiến thức cơ bản và kĩ năng đã nêu ở các mục trên. Các bản đồ là cơ sở để phát triển các kiến thức cơ bản về các nguồn lực phát triển, hiện trạng phân bố, còn các bảng số liệu sẽ cho biết thêm về ý nghĩa của vùng trong cả nước, của ngành trong cơ cấu kinh tế, cũng như về hiện trạng phát triển của vùng hay của ngành. Ví dụ: Cho bảng số liệu sản lượng Cá biển khai thác phân theo vùng kinh tế. 11 Vũ Thị Hoài Linh - Trường THPT Chúc Động ( Đơn vị : nghìn tấn) Năm Vùng Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía bắc Duyên hải miền Trung Đồng bằng sông Cửu Long 2000 2005 44,6 18,4 331,2 467,7 63,1 24,4 428,9 529,1 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam ( trang 20) và bảng số liệu trên hãy viết báo cáo ngắn ( từ 10 đến 15 dòng) nhận xét và giải thích về thế mạnh khai thác hải sản của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Học sinh dựa vào Atlat và bảng số liệu để nhận xét Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng có thế mạnh lớn nhất về đánh bắt hải sản so với các vùng khác trong cả nước ( có số liệu minh hoạ). Vì: Có ngư trường lớn Minh Hải - Kiên Giang với nhiều bãi tôm, cá. IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG Sau gần một năm học triển khai đề tài. Tôi đã thu được kết quả rất khả quan tỉ lệ học sinh biết sử dụng Atlat để làm bài tăng lên, kết quả học tập bộ môn cũng nhờ đó mà đạt kết quả cao hơn. Kết quả thực hiện đề tài được đánh giá qua bài kiểm tra thường xuyên trong học kì II - Năm học 2009 - 2010. Đề bài kiểm tra 15 phút: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Kể tên 6 trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận? b. Giải thích vì sao công nghiệp tập trung ở mức độ cao ở vùng này? 12 Vũ Thị Hoài Linh - Trường THPT Chúc Động Đáp án: 1- Kể tên 6 trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và phụ cận: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh, Phúc Yên… (3 điểm) 2- Giải thích sự tập chung công nghiệp: - Thuận lợi về vị trí và tài nguyên thiên nhiên. + Có lợi thế về dân cư, lao động. + Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật. + Các nhân tố khác. (7 điểm) Kết quả đánh giá ở 4 lớp được triển khai đề tài như sau: Giỏi Tổng số Lớp học sinh Khá Trung bình Yếu, Kém Số HS % Số HS % Số HS % Số HS % 12A8 43 7 16,3 17 39,5 14 32,6 5 11,6 12A9 48 11 22,9 21 43,8 13 27,1 3 6,2 12A10 40 8 20,0 18 45,0 9 22,5 5 12,5 12A12 38 5 13,2 19 50,0 10 26,3 4 10,5 Như vậy, so sánh kết quả với khi chưa thực hiện đề tài thì khi đã được rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam kết quả học tập của học sinh đã thay đổi. Tỉ lệ học sinh giỏi tăng đáng kể, tỉ lệ học sinh yếu kém đã giảm. Tôi nhận thấy học sinh nắm kiến thức vững chắc hơn và yêu thích môn học hơn. V. NHỮNG KIẾN NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặp phải một số khó khăn và tôi có một số đề nghị sau: 13 Vũ Thị Hoài Linh - Trường THPT Chúc Động - Atlat Địa lí Việt Nam là một tài liệu rất cần thiết đối với học sinh. Tuy nhiên giá thành còn hơi cao so với học sinh nông thôn của chúng tôi ( gấp đôi giá thành của sách giáo khoa). Vì vậy, nhiều em học sinh không có Atlat nên việc rèn luyện kĩ năng găp khó khăn. - Vì lí do trên tôi đề nghị Bộ Giáo Dục và Đào Tạo có thể có chính sách trợ giá đối với Nhà xuất bản Giáo Dục để học sinh nông thôn của chúng tôi dễ dàng tiếp cận với tài liệu này hơn. - Tôi cũng đề nghị tủ sách của thư viện nhà trường không chỉ trang bị Atlat cho giáo viên mà còn dành ngân sách trang bị một số lượng nhất định cho các em học sinh thuộc diện chính sách mượn để học tập. Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã tâm huyết triển khai suốt năm học 2009-2010 và đã thu được những kết quả rất đáng mừng trong dạy và học môn địa lí ở lớp 12 trung học phổ thông. Tôi rất mong được hội đồng khoa học các cấp nhận xét đánh giá đề tài để tôi được đóng góp một phần nhỏ bé vào việc giảng dạy tốt hơn bộ môn Địa lí ở trường trung học phổ thông. Ngày 10 tháng 4 năm 2010 Tác giả Vũ Thị Hoài Linh Nhận xét đánh giá, xếp loại của Hội đồng khoa học cơ sở ( Chủ tịch hội đồng kí, đóng dấu) 14 Vũ Thị Hoài Linh - Trường THPT Chúc Động 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất