Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Sự chuyển hóa tư tưởng phật giáo từ tôn giáo đến sáng tác của nguyễn du...

Tài liệu Sự chuyển hóa tư tưởng phật giáo từ tôn giáo đến sáng tác của nguyễn du

.PDF
57
74
90

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN -------  ------- ĐỖ THỊ THU HƢƠNG SỰ CHUYỂN HÓA TƢ TƢỞNG PHẬT GIÁO TỪ TÔN GIÁO ĐẾN SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN DU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Việt Hằng HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp “Sự chuyển hóa tư tưởng Phật giáo từ tôn giáo đến sáng tác văn chương của Nguyễn Du” em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và rèn luyện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị Việt Hằng đã tận tình, chu đáo giúp đỡ và hướng dẫn em thực hiện khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2016 Sinh viên Đỗ Thị Thu Hƣơng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong khóa luận là của riêng tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Thị Việt Hằng. Kết quả thu được là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với nghiên cứu của những tác giả khác. Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2016 Sinh viên Đỗ Thị Thu Hƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4 6. Đóng góp của khóa luận ......................................................................... 5 7. Bố cục của khóa luận .............................................................................. 5 NỘI DUNG ............................................................................................................ 6 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................... 6 1.1. Phật giáo trong thời đại Nguyễn Du ..................................................... 6 1.2. Sáng tác mang tư tưởng Phật giáo của Nguyễn Du .............................. 8 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác ..................................................... 8 1.2.2. Thống kê các tác phẩm mang tư tưởng Phật giáo của Nguyễn Du 12 Chương 2. TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN DU .15 2.1. Ứng xử của Nguyễn Du với Phật giáo thể hiện qua sáng tác văn chương ..................................................................................................... 15 2.1.1. Thơ chữ Hán ............................................................................... 15 2.1.2. Văn chiêu hồn.............................................................................. 20 2.1.3. Truyện Kiều................................................................................. 29 2.2. Hệ thống ngôn từ thể hiện tư tưởng Phật giáo trong sáng tác văn chương ..................................................................................................... 42 KẾT LUẬN ..........................................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................52 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo vào Việt Nam ngay từ đầu Công Nguyên với tinh thần từ bi hỉ xả đặc biệt với khả năng chăm sóc về mặt tinh thần của con người đã nhanh chóng lấy được cảm tình của người Việt và xác lập vị trí trong Văn học một cách vững chãi. Trong suốt diễn trình hình thành và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo có những giai đoạn thăng trầm song chưa khi nào sự ảnh hưởng của nó đến văn học lại biến mất, ngay cả ở thế kỷ XV, thế kỷ XVI khi Phật giáo mất vai trò trên chính trường. Vì vậy không ngạc nhiên khi bắt đầu từ thế kỷ XVII trở về sau Phật giáo được phục hưng văn học lại phản ánh, chuyển tải khá nhiều nội dung của Đạo Phật. Nhiều nhà tư tưởng lớn, nhà văn hóa, nhà văn đều bày tỏ rõ cảm tình đối với Phật giáo nội dung tư tưởng Đạo Phật đi vào sáng tác văn chương một cách tự nhiên. Nguyễn Du mặc dù là một nhà nho nhưng cũng thể hiện rõ cảm tình đối với Đạo Phật. Với ông, đằng sau mỗi tác phẩm không chỉ là một câu chuyện về cuộc đời của một con người mà còn là những giác ngộ thấm nhuần tư tưởng Phật giáo của ông về con người, cuộc đời đó. Ngoài tác phẩm Văn chiêu hồn sáng tác với mục đích tôn giáo rõ rệt ở một số tác phẩm khác Nguyễn Du cũng thể hiện tầm hiểu biết cũng như quan niệm của ông về Đạo Phật. Có thể nói tư tưởng Phật giáo chính là một trong những yếu tố làm nên giá trị nhân đạo và sức hấp dẫn đặc biệt cho sáng tác của ông. Trong những năm gần đây xu hướng nghiên cứu văn chương tích hợp liên ngành : lịch sử, văn hóa, triết học, văn học… là một xu hướng được nhiều nhà khoa học áp dụng. Tìm hiểu sự chuyển hóa tư tưởng Phật giáo từ tôn giáo đến sáng tác của Nguyễn Du là việc làm có ý nghĩa thiết thực. Với tư cách là sinh viên khoa Văn, tương lai sẽ là một giáo viên dạy Ngữ 1 Văn phổ thông việc tích lũy những vốn kiến thức rộng rãi phục vụ cho công việc tương lai là việc làm thiết thực. Đặc biệt đối với vấn đề tư tưởng trong sáng tác Phật giáo của Nguyễn Du là một vấn đề khó, việc nghiên cứu đề tài vừa là bổ sung kiến thức cho bản thân, vừa giúp ích đắc lực cho công việc nghiên cứu và giảng dạy sau này. Dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Sự chuyển hóa tư tưởng Phật giáo từ tôn giáo đến sáng tác của Nguyễn Du” làm hướng nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp này. 2. Lịch sử nghiên cứu Với vị trí là một trong những tác gia lớn của Văn học Việt Nam, đồng thời là danh nhân văn hóa thế giới, những công trình nghiên cứu về Nguyễn Du cũng như về sáng tác của ông vô cùng phong phú. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến những công trình nghiên cứu tiêu biểu, có nội dung liên quan đến đề tài. ột trong những công trình đầu tiên nghiên cứu là Việt Nam Phật giáo sử luận xuất ản năm 1977 của Nguyễn ang. Về cảm hứng Phật giáo trong sáng tác của Nguyễn Du, ông nhận định: “Nguyễn Du là một nhà nho tuy không nghiên cứu sâu về Phật học, nhưng đã lấy cảm hứng ở đạo Phật rất nhiều” 2,675 . Năm 1992, Trần Thị Băng Thanh viết Thử phân định hai mạch cảm hứng trong dòng văn học Việt Nam mang đậm dấu ấn Phật giáo thời trung đại xếp Truyện Kiều vào mạch những tác phẩm chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo và nhận định, nhân vật của họ chỉ tìm đến cửa Phật “cầu xin sự cứu rỗi, để tìm sự thoát ly” chứ không nhằm “kiến tính thành Phật” 19,34]. Năm 1995, Thích Đức Nghiệp cho rằng Truyện Kiều và Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du “Có thể được coi như Thanh Kinh của Phật giáo 2 Việt Nam, có tác dụng cầu an như Truyện Kiều và cầu siêu như Văn tế thập loại chúng sinh”. Năm 2000, Thích Nhất Hạnh viết Thả một bè lau – Truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán phân tích toàn bộ tác phẩm bằng tư tưởng Phật giáo. Tác giả cho rằng: “Truyện Kiều là áng văn toàn ích về phương diện văn chương. Nhưng đứng về phương diện tư tưởng Phật học thì còn có những khuyết điểm… Chúng ta tìm ra quan niệm của tác giả về Nghiệp, Nhân quả, quan niệm còn có tính đại chúng hóa, chưa tới mức độ của người học Phật thâm uyên” [16,tr433]. Năm 2006, Nguyễn Phạm Hùng, Tìm hiểu tư tưởng Phật giáo của Nguyễn Du, Tạp chí nghiên cứu Phật học, tr.38 -45: “Nhưng có lẽ tư tưởng Phật giáo của Nguyễn Du được trình bày một cách đặc sắc nhất là trong tác phẩm bất hủ Truyện Kiều… qua các hình tượng thơ, qua hành động của nhân vật, các tình huống của câu chuyện, các tình huống và xung đột của cốt truyện”. Cũng trong năm 2006, Vũ Khiêu với bài viết Triết học và nghệ thuật Việt Nam trong quá trình tiếp thu tư tưởng Phật giáo đăng trên Tạp chí nghiên cứu Phật học số 6, cho rằng tác phẩm Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều và Văn chiêu hồn, Truyện Kiều của Nguyễn Du là dẫn chứng của sự ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo trong văn học nghệ thuật. Năm 2009, trong Phật giáo với văn hóa Việt Nam và Nhật Bản qua một cách tham chiếu, phần Phật giáo với văn học, nghệ thuật, tác giả Nguyễn Thanh Tuấn thể hiện quan niệm rạch ròi giữa văn học Phật giáo và văn học hịu ảnh hưởng Phật giáo, mang màu sắc Phật giáo. Ông nhắc tới Văn chiêu hồn Nguyễn Du như một tác phẩm “tha thiết lòng Thiền” [15, tr151]. Năm 2011, với tham luận Tính nhân bản trong các tác phẩm của Nguyễn Du trong hội thảo Tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX do Khoa Triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố 3 Hồ Chí Minh tổ chức được xuất bản trong cuốn sách c ng tên, tác giả Trần Văn Cường đã đi vào lý giải những nguồn tư tưởng chính, có ảnh hưởng nhiều nhất trong các tác phẩm thi ca của Nguyễn Du, trong đó có tư tưởng Phật giáo. Nhìn chung, số lượng công trình khoa học về sự ảnh hưởng của Phật giáo trong sáng tác của Nguyễn Du tính đến nay khá phong phú, đó chính là những gợi mở vô c ng quý áu cho chúng tôi thực hiện đề tài của mình. 3. Mục đích nghiên cứu - Phân tích sự chuyển hóa tư tưởng Phật giáo từ tôn giáo đến sáng tác văn chương của Nguyễn Du. - Lý giải sự ảnh hưởng của Phật giáo trong sáng tác của Nguyễn Du -Trình bày và chỉ ra sự chuyển hóa của Phật giáo trong các sáng tác của Nguyễn Du. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Luận văn tập trung nghiên cứu biểu hiện của tư tưởng Phật giáo qua các sáng tác của Nguyễn Du. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Khóa luận tập trung nghiên cứu các tác phẩm thể hiện nổi bật tư tưởng Phật giáo của Nguyễn Du. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình hoàn thành khóa luận các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: Phương pháp nghiên cứu văn học sử Phương pháp hệ thống Phương pháp so sánh, đối chiếu Phương pháp nghiên cứu liên ngành 4 6. Đóng góp của khóa luận - Khóa luận khái quát và hệ thống hóa các tác phẩm chứ đựng nội dung tư tưởng Phật giáo trong sáng tác của Nguyễn Du - Khóa luận đã chỉ ra và phân tích được sự chuyển hóa trong tư tưởng Phật giáo ở các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Khóa luận gồm 2 chương: Chương 1: Những vấn đề chung. Chương 2: Tư tưởng Phật giáo và sáng tác của Nguyễn Du 5 NỘI DUNG Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Phật giáo trong thời đại Nguyễn Du Phật giáo là tôn giáo được du nhập vào Việt Nam và từ rất sớm, từ đầu thế kỉ thứ II và thứ III Tây Lịch qua hai ngả giao thương với các nhà buôn Ấn Độ bằng đường thủy và giao lưu văn hoá với Trung Hoa bằng đường bộ. Khi đã thấm sâu vào tín ngưỡng của nhân dân, Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của người Việt. Các ngôi chùa không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo mà còn là trường học, các em bé đến chùa không phải chỉ để sau này làm tăng sĩ mà còn là để học chữ. Bên cạnh đó do vai trò quan trọng của Phật giáo trong cuộc chiến đấu giải phóng, khi nền độc lập của Việt Nam được giành lại vào thế kỷ X, Phật giáo đã có một vị trí to lớn trong xã hội. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV là giai đoạn phát triển cực thịnh của Phật giáo Việt Nam, mà đỉnh cao là trong hai triều đại nhà Lý (1010-1225) và nhà Trần (1225-1400. Đa số những người giữ trọng trách trong triều đình đều là những nhà tư tưởng lớn của Phật giáo. Một số ông vua thời lý và thời Trần trở thành những nhân vật chủ chốt của Đạo Phật. Văn học viết về Phật giáo phát triển mạnh chiếm một số lượng lớn và đặc biệt có chất lượng. Sang đến thế kỉ XV, thế kỉ XVI, Phật giáo mất vị thế trên chính trường hay nói khác đi là mất vai trò lãnh đạo trí thức, văn hóa và chính trị. Các tác phẩm văn học về Phật giáo có lẽ vì vậy mà còn lại cho đến ngày hôm nay không nhiều Nguyễn Du sống vào cuối thế kỉ XVII, lúc này Phật giáo được phục hưng mạnh mẽ trong đời sống tinh thần con người. Sự phục hưng ấy xuất phát từ chính sách và tư tưởng của các triều đại nắm quyền, từ cảm tình của dân 6 chúng đặc biệt là của giới tri thức nho học. Các vua chúa, quý tộc, quan lại ở hai đàng đua nhau tôn thờ đạo Phật; bỏ nhiều tiền của để trùng tu ch a cũ, xây cất nhiều chùa, tháp mới. Các ch a Tây Phương, Phúc ong, Thiền Tông, Sùng Nghiêm, Quỳnh Lâm (ở Đàng Ngoài) và các ch a Thiên ụ, Hòa Vang, Mỹ An, Kính Thiên, Hà Trung (ở Đàng Trong) đều được sửa chữa hay xây dựng ở thời kỳ này. Đạo Phật lại được xã hội tôn sùng và phổ biến hơn thời ê sơ. Nhiều nhà sư Trung Quốc ( Thích Đại Sáng, Minh Hành, Minh ương..) được mời sang hoằng hóa cho dân chúng ; trong nước có nhiều thiền sư dành hết tâm sức để phát triển Đạo Phật như: Hải ượng thiền sư - Ngô Thì Nhậm, Hương Hải,Trân Nguyên, Toàn Nhật….Tình hình Phật giáo rất sáng sủa. Thế kỉ XVIII đến nửa đầu thể kỉ XIX là giai đoạn xã hội khủng hoảng một cách toàn diện, sâu sắc. Cùng một lúc đất nước bị đặt dưới sự thống trị của ba tập đoàn phong kiến trong sự tranh giành quyền lực gay gắt, hơn thế nữa, các tập đoàn phong kiến thống trị lại liên tiếp thay thế nhau trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, đẩy đất nước vào tình trạng hỗn loạn, rối ren trên mọi phương diện.Trong hoàn cảnh xã hội tao loạn, Nho giáo vẫn được nhà nước phong kiến bảo vệ, duy trì để làm nền tảng cho các tổ chức chính trị, kinh tế của chính quyền và làm kỷ cương của xã hội. Tuy vậy, Nho giáo thời kỳ này ước vào thời kỳ suy đồi, không còn được độc tôn như trước đồng thời trở nên khủng hoảng với sự tan nát của ảng giá trị “tam cương ngũ thường”, con người mất niềm tin vào cái gọi là “trung”, “hiếu”, “tiết”, “nghĩa”. Có lẽ sự trói buộc của Nho giáo với những khuôn khổ chặt chẽ đã trở thành một trong những nguyên nhân khiến các trí thức tỏ ra mệt mỏi và tìm đến với sự giải thoát của Phật giáo, bên cạnh đó là Đạo giáo. Không còn mặn mà với Nho giáo nhưng cũng không thể từ bỏ luồng tư tưởng đã ăn sâu vào tiềm thức có khả năng chi phối mạnh mẽ đến con đường lập công danh “độc 7 đạo”, họ tìm cách dung hòa giữa Nho giáo với Phật giáo và Đạo giáo. Mặc dù, vẫn còn một số nhân vật như B i Dương ịch, Phạm Nguyễn Du… ra sức bài trừ Phật giáo, nhưng xu hướng ài trừ này trở nên yếu thế trước xu hướng dung hòa tam giáo, tiêu iểu như Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm (Hải ượng thiền sư), ê Quý Đôn, Phan Huy ch… Hầu hết những tên tuổi lớn đều hướng đến công khai ủng hộ xu hướng này, đặc iệt là mở lòng với Phật giáo ằng cách phát iểu trong các sáng tác của mình. Ngô Thì Sĩ từng lập đền thờ Tam giáo trong động Nhất Thanh, tự coi mình là một Cư sĩ và viết Tr ng tu Tam giáo tự i , Ngô Thì Nhậm theo Phật trở thành Hải ượng đại thiền sư, viết ại chân viên giác thanh theo quan niệm “khu Thích dĩ nhập Nho”, Phan Huy ch viết lời tựa cho tập sách này của Ngô Thì Nhậm cũng nhiệt liệt ủng hộ quan niệm dung hòa tam giáo, Nguyễn Công Trứ viết Vịnh Phật phê phán cách nhìn khắt khe, ảo thủ đối với đạo Phật của những nho sĩ h p hòi… Nguyễn Du cũng không nằm ngoài xu hướng ủng hộ quan niệm dung hòa tam giáo khi viết Truyện iều. Ở đây, có thể thấy việc lý giải số phận con người, nhìn nhận về cuộc đời đã được các tác giả chắt lọc từ những gì cơ ản nhất trong quan niệm Nho - Phật - Đạo, đặc iệt là những triết lý của Phật giáo. Có thể khẳng định rằng, thời đại Nguyễn Du sống là giai đoạn Phật giáo đã ngự trị vững chắc trong đời sống tư tưởng cũng như trong sáng tác văn chương. Bản thân Nguyễn Du tìm đến Phật giáo như một mục tiêu để ông gửi gắm, và một cứu cánh để ông hướng tới. Nó là một phần quan trọng trong tư tưởng nghệ thuật của ông. 1.2. Sáng tác mang tƣ tƣởng Phật giáo của Nguyễn Du 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nguyễn Du tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, còn có biệt hiệu là Hồng Sơn iệp Hộ. Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (1765) trong một gia đình đại quý tộc có thế lực nhất thời bấy giờ. 8 Nguyễn Du vốn quê gốc ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Dòng họ Nguyễn của ông là một dòng họ lớn có rất nhiều người làm quan dưới triều Lê-Trịnh. Thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm làm quan đến chức Tể tướng đương triều. M ông là bà Trần Thị Tần, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, người xứ Kinh Bắc- Bắc Ninh. Dòng họ Nguyễn của Nguyễn Du không chỉ thành đạt về đường quan lộ mà còn có truyền thống về văn học. Cha ông là một sử gia, một nhà thơ. Anh cả của ông là Nguyễn Khản cũng rất giỏi thơ Nôm. Ảnh hưởng của huyết thống và môi trường như thế nên năng khiếu văn học của Nguyễn Du có điều kiện nảy nở và phát triển từ rất sớm Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử vô cùng rối ren và phức tạp. Đất nước bị chia làm đôi, các thế lực phong kiến cầm quyền bị phân hóa không còn đủ sức ổn định tình hình và lãnh đạo đất nước. Ở Đàng ngoài vua Lê chỉ trị vì như một bù nhìn, quyền hành tập trung trong tay chúa Trịnh. Ở Đàng trong nội tình chúa Nguyễn cũng không có gì sáng sủa hơn. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân diễn ra ở khắp mọi nơi. Về kinh tế sản xuất nông nghiệp bị trì trệ vì các cuộc xung đột vũ trang nổ ra liên miên ở nhiều nơi cũng như ởi thiên tai, dịch bệnh, mất mùa từ năm này sang năm khác. Với tình hình sản xuất như vậy dẫn đến đời sống kinh tế của nhân dân hết sức cực khổ và khốn đốn. Đó chính là căn nguyên của nhiều vấn đề về chính trị, đạo đức của xã hội thời kỳ đó. Tất cả những yếu tố về thời đại ấy đã ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của Nguyễn Du Nguyễn Du có tuổi thơ êm ấm trong cảnh vàng son nhung lụa của gia đình. Thế nhưng cuộc sống ấy không được bao lâu, những biến cố của gia đình và thời đại đã đẩy Nguyễn Du ra giữa bão táp của cuộc đời. Và mối liên hệ với Phật giáo cũng được hình thành từ cuộc đời đầy lưu lạc và thăng trầm của ông sau này. 9 Nguyễn Du lên mười tuổi thì thân phụ qua đời. Hai năm sau ông lại mồ côi m . Bốn anh em cùng m với nhà thơ chưa ai trưởng thành. Gia đình ên ngoại không phải là nơi quyền quý giàu sang có thể nương náu nên mấy anh Nguyễn Du phải đến ở c ng người anh cả cùng cha khác m Nguyễn Khản, bấy giờ đang làm Tả Thị Lang Bộ Hình kiêm chức Hiệp trấn xứ Sơn Tây. Nhưng chẳng ao lâu địa vị của Nguyễn Khản cũng lao đao. Năm 1783 Nguyễn Du đi thi Hương ở Sơn Nam và đậu tam trường, sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa.Trước đây một võ quan họ Hà ở Thái Nguyễn không có con nên đã nhận Nguyễn Du làm con nuôi. Vì thế khi người cha nuôi mất Nguyễn Du được kế chân giữ chức ấy. Năm 1789 vua Quang Trung kéo quân ra Bắc đánh tan 20 vạn quân Thanh, Nguyễn Du định chạy theo vua Lê Chiêu Thống sang tàu nhưng không kịp sau đó ông trở về quê vợ là xã Hải An, huyện Quỳnh Côi tỉnh Sơn Nam sống nhờ người anh vợ là Đoàn Nguyễn. Nhà thơ sống được mấy năm thì trở về quê nhà ở Hà Tĩnh. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã ị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, ắt giữ a tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho đến m a thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia ong, thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn. Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc quan trọng khác nhau trong triều. Ngày 16 tháng 9 năm 1820, Nguyễn Du mất đột ngột trong một nạn dịch khi chuẩn ị làm Chánh sứ lên đường sang Trung Quốc. Trong cuộc đời quan chức, có lần ông đã đồng cảm với Đỗ Phủ: “ ỗi độc nho quan đa ngộ thân, Thiên niên ất khốc Đỗ ăng nhân”, “ ỗi Dương Đỗ Thiếu ăng mộ”. Đó cũng là nguyên nhân tác giả đi sâu vào Phật giáo. 10 Đến thế hệ Nguyễn Du, Phật giáo đã được nhà Nguyễn ủng hộ. Nguyễn Ánh đã nhiều lần lánh nạn trong các ch a ở miền Nam. Khi lên ngôi, ông đã nhiều lần cho thỉnh Đại tạng, xây dựng nhiều ngôi ch a lớn ở kinh đô Huế. (các ch a đó đã có trước khi Nguyễn Du vào Huế và còn đến ngày nay như: Báo Quốc, Thiên ụ, Ấn Tôn (Từ Đàm), Thuyền Tôn…). úc đó, phái iễu Quán đã phát triển. Nhiều quan chức cuối ê - đầu Nguyễn như ạc Thiên Tích, Lê Quí Đôn, Trịnh Hoài Đức… đã giao du với các thiền sư. Từ cuộc đời nhiều iến đổi thăng trầm của mình, phải chăng Nguyễn Du đã tìm đến Phật giáo để nương tựa, để thoát khỏi ể trầm luân, để tìm đến sự an nhiên vô thường trong cuộc đời. Xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc, làm quan với chức vụ cao và trọng trách ở triều đình thế nhưng hậu thế hoài niệm, ngưỡng vọng về Nguyễn Du không phải vì những điều ấy. Tất cả đã đi qua đã trở thành dĩ vãng trong cuộc iến động trường thiên của lẽ vô thường. Sự nghiệp lớn nhất, có ý nghĩa nhất mà nhà thơ để lại đó là sự nghiệp văn chương của ông. Là môn sinh từ “cửa Khổng sân Trình” lại sống trong thời đại Hán học cực thịnh, những sáng tác của Nguyễn Du bằng chữ Hán là chính và đó cũng là “phát ngôn chính thức” của nhà thơ, như nhiều nhà nghiên cứu về Nguyễn Du nhận xét. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã sưu tập được (chưa đầy đủ) thì thơ chữ Hán của Nguyễn Du gồm có ba tập: Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài, sáng tác trong những năm từ 1786 đến 1803; Nam trung tạp ngâm 40 bài, sáng tác trong giai đoạn nhà thơ thăng Đông các Điện học sĩ, làm quan ở kinh đô và tập thứ ba là Bắc hành tạp lục bao gồm 131 ài thơ Nguyễn Du làm trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc (1813 - 1814). Ngoài thơ chữ Hán, Nguyễn Du còn có biệt tài về thơ Nôm, mà đỉnh cao thể hiện biệt tài ấy là tác phẩm oạn trường tân thanh hay còn gọi là Truyện 11 Kiều. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ của dân tộc ta đã được nâng lên một tầm cao mới với sự súc tích, đ p đến không ngờ! Truyện Kiều đi vào lòng nhân dân ta, từ bác học đến ình dân trước tiên là nhờ ở tài sử dụng, biểu đạt ngôn ngữ ấy của nhà thơ và trở thành linh hồn văn học Việt Nam. Ngoài áng văn chương tuyệt tác truyện Kiều, Nguyễn Du còn những sáng tác chữ bằng chữ Nôm khác cũng rất nổi tiếng như: Văn tế thập loại cô hồn, Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, Thác lời trai phường nón. Về số lượng, sáng tác của Nguyễn Du chưa hẳn thật đồ sộ nhưng giá trị những tác phẩm nhà thơ để lại cho đời thì thật vô giá. Ẩn chứa trong từng câu chữ của thơ ông là cả một tâm hồn dạt dào mẫn cảm yêu thương, nhân hậu. Tinh thần nhân bản, thái độ bao dung, cảm thông và đồng điệu là chìa khóa để thi ca Nguyễn Du đi vào lòng người và đọng lại với những cảm nhận ở nhiều mức độ khác nhau vậy. 1.2.2. Thống kê các tác phẩm mang tư tưởng Phật giáo của Nguyễn Du Trong sáng tác của Nguyễn Du, có tác phẩm truyển tải rõ rệt tư tưởng Phật giáo nhưng cũng có những tác phẩm chỉ phảng phất qua lăng kính văn chương. Chúng tôi đi vào nhận diện, thống kê trong bảng sau: 12 THƠ CHỮ HÁN THƠ CHỮ NÔM 1. ề nhị thanh động (Đề động nhị thanh). 2. Lương Chiêu Minh 1. Truyện Kiều phân inh thạch đài 2. Văn Chiêu Hồn (Đài đá chia kinh của thái tử Chiêu Minh nhà ương). 3. Vọng Quan Âm miếu (Trông lên miếu Quan Âm). 4. Vọng Tương Sơn tự. (Ngắm cảnh chùa Tương Sơn). 5. Vọng thiên thai tự. (Ngắm chùa thiên thai). 6. Hành lạc từ kỳ 2 7. Ngọa bệnh kỳ 1(Nằm bệnh kỳ 1) 8. ối tửu (Trước chén rượu) 9. Lam giang (Sông Lam) 10. Thôn dạ (Đêm trong xóm núi) 11. Tạp ngâm kỳ 1 12. Dạ hành (Đi đêm) 13. Trệ khách (Người khách bê trệ) 14. Giản công bộ thiêm sự Trần kỳ 2 15. Hoàng Hà trở lạo ( ũ sông Hoàng Hà làm trở ngại) 16. ồng tước đài (Đài Đồng Tước) Qua thống kê có thể thấy, số lượng tác phẩm thơ chữ Hán mang đậm dấu ấn Phật giáo không nhiều. Chỉ có 16 trên tổng số 250 ài thơ, trong đó chỉ có 5 tác phẩm: ề nhị thanh động, Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài, Vọng Quan Âm miếu, Vọng Tương Sơn tự, Vọng Thiên Thai tự thể hiện rõ nét triết lý đạo Phật; 11 sáng tác còn lại chỉ mang màu sắc Phật giáo qua một số dấu hiệu như : các ngôn từ đạo Phật, hình ảnh chùa chiền, nhà sư…. 13 Trong sáng tác chữ Nôm của Nguyễn Du tư tưởng Phật giáo được truyền tải rõ nét qua Truyện Kiều và Văn chiêu hồn. Truyện Kiều được viết bằng cảm quan hiện thực kết hợp với thuyết “Thiên mệnh” của Nho giáo, quan niệm “nghiệp báo – nhân quả” của Phật giáo, phép ói độn theo Đạo giáo kết hợp với tín ngưỡng và quan niệm dân gian. Còn Văn chiêu hồn là minh chứng Phật giáo kết hợp với niềm tin tâm linh của dân gian gắn với đạo tràng, cầu siêu. 14 Chƣơng 2 TƢ TƢỞNG PHẬT GIÁO VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN DU 2.1. Ứng xử của Nguyễn Du với Phật Giáo thể hiện qua sáng tác văn chƣơng 2.1.1. Thơ chữ Hán Thơ chữ Hán của Nguyễn du viết về Phật giáo không nhiều (5/250 bài thơ), tuy nhiên chỉ vậy thôi cũng đã chứng tỏ sự giác ngộ Đạo Phật của Nguyễn Du. Và một trong những vấn đề được coi là “cốt tủy” của Phật học được ông chuyển tải qua sáng tác chữ Hán của mình là “ ản thể”. “Bản thể” theo nghĩa chiết tự: “ ản” là gốc, “thể” là “trạng thái tồn tại của vật chất”. Từ điển Phật học giải thích “ ản thể” “tức căn ản tự thể của các pháp”. Đứng từ triết học Phật giáo, “ ản thể” là gốc rễ, khởi nguyên, cội nguồn của sự vật. “Bản thể” khó nhận biết, nắm bắt vì nó không hiện hữu, lộ thiên mà tồn tại tiềm ẩn, sâu thẳm, cái mà ta nhận biết chỉ là “vọng kiến”. Người d ng đích danh khái niệm “ ản thể” và giới thuyết nhiều về nó là Tuệ Trung thượng sĩ (1230- 1291). Ông cho rằng “ ản thể” là tự nhiên, nhi nhiên, muôn đời như thế, không tăng, không giảm, không thêm, không bớt, không mất, không được. Đây cũng là quan niệm Phật giáo, bản thể trường tồn, bất biến nhưng không là một cái gì cụ thể, nó là tự nó chứ không có mầm mống nào sinh ra nó. Nói khác đi, ản thể là “không”, không thể dùng vọng kiến để thấy được, cũng không d ng ngôn ngữ để diễn tả được, nó không có tính quy định cụ thể, không có hình danh sắc tướng, nhưng lại không phải là không có gì. So với thời Lý – Trần, văn học Phật giáo thế kỷ XVII – XIX ít xuất hiện kiểu tác giả với tư cách một nhà tư tưởng lớn, chủ ý bàn luận triết học Phật giáo một cách có hệ thống trong văn chương. Họ coi “ ản thể luận” như một 15 vấn đề đã được bàn tới minh bạch từ trước, được mặc nhiên thừa nhận, do đó, có thể thường xuyên bắt gặp một bài kệ, một vài dòng thơ phát iểu tinh thần giác ngộ bản thể vốn tính “không” được thừa kế từ cội nguồn Thiền tông, từ tư tưởng thời Lý – Trần. Tuy nhiên, đối với các tác giả thế kỷ XVII – XIX, vấn đề bản thể vẫn là phạm tr được quan tâm d đã từng được các nhà tư tưởng lớn của Thiền học Lý – Trần luận giảng sâu sắc. Bản thể được xác định bằng “tâm”, không có “tâm” thì không có vật. Cho nên “tâm” và “Phật” thống nhất chặt chẽ với nhau, cùng bản thể “không”, chỉ có thể tìm Phật trong tâm ta, tâm sinh thì Phật sinh, Phật diệt thì tâm diệt (Nhược tâm sinh thì Phật sinh/ Nhược Phật diệt thì thị tâm diệt – Phật tâm ca). Trong ài thơ ề nhị thanh động Nguyễn Du đã bàn đến triết lý Thiền tông ca ngợi đức Phật và nói lên sự gắn bó với đạo pháp của mình qua quan niệm “ ản thể tính không”: Nhất lạp càn khôn khai tiểu thiên Mãn cảnh giai không hà hữu tướng Thử tâm thường định bất ly Thiền ạo sư vô ý diệc vô tâm (Một hàn càn khôn nở ra cảnh trời nhỏ Khắp cõi đều là không thì làm gì có tướng Lòng này thường định, không xa đạo Thiền Đức Phật không tâm cũng không ý) Nguyễn Du khẳng định rằng vạn vật trên cõi đời này đều là không, đã là không “thì làm gì có tướng”. Tất cả đều từ tâm mà sinh ra và Phật cũng không ở đâu xa mà ở trong chính tâm của mỗi con người. Lời phát biểu sâu sắc nhất về tư tưởng thiền học của Nguyễn Du trong toàn bộ sáng tác chữ Hán của ông chính là bài thơ Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài. Trong lần đi sứ sang Trung Quốc ông đã đến đài phân 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan