Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Sổ tay sơ cấp cứu

.PDF
36
276
124

Mô tả:

MỤC LỤC Lời cảm ơn.........................................................2 Lời giới thiệu......................................................5 Sơ cấp cứu là gì?...............................................7 1. Hãy tự bảo vệ bản thân và mọi người...........8 2. Bộ dụng cụ sơ cấp cứu y tế tại nhà............10 3. Sơ cấp cứu bằng hà hơi thổi ngạt. .............11 4. Phương pháp hồi sức ép tim ngoài lồng ngực....................................................15 5. Chảy máu...................................................16 6. Bỏng...........................................................18 7. Gãy xương. ................................................21 8. Sốc.............................................................25 9. Mất nước . ..................................................26 10. Rắn cắn......................................................29 11. Bệnh lao và việc khám bác sĩ.....................31 Tầm quan trọng của việc đi khám thường xuyên...................................................33 1 LỜI CẢM ƠN Cuốn sổ tay “Sơ cấp cứu” được biên soạn nhằm mục đích phổ biến rộng rãi những kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu tới cộng đồng tại hai bản Chiềng Chung và Chiềng Khoang, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Thay mặt Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD), là đơn vị điều phối việc biên soạn cuốn sách, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới: •• Ban quản lý Dự án VM035 huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đã hợp tác chặt chẽ để cuốn sách có được sự hỗ trợ kỹ thuật và thu thập thông tin ở mức cao nhất; •• Người dân địa phương tham gia vào các cuộc tham vấn cộng đồng tại hai bản Chiềng Chung và bản Chiềng Khoang đã cung cấp thông tin để hoàn thiện cuốn cẩm nang này; 2 •• Bà Stephanie Higgs, tác giả xây dựng cuốn sổ tay này với sự góp ý, chỉnh sửa và dịch cuốn sổ tay này từ tiếng Anh sang tiếng Việt của Ông Nguyễn Văn Nhuận - Cán bộ Chương trình SRD; •• Ông Lò Văn Nhân - Trưởng phòng Y tế huyện Tuần Giáo, Ông Nguyễn Xuân Bình - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tuần Giáo, và Ông Lò Văn Hồng - Trưởng trạm Y tế thị trấn Tuần Giáo đã dành thời gian cung cấp những thông tin và ý kiến phản hồi vô cùng quan trọng trong việc xây dựng cuốn sổ tay này; •• Bà Christian McCuaig vì đã dành thời gian quý giá trong việc thiết kế các hình ảnh trong cuốn sổ tay này; •• Bà Phạm Thị Bích Ngọc - Trưởng phòng Biến đổi Khí hậu SRD và Bà Nguyễn Thị Phương Nga - Cán bộ Chương trình SRD đã góp ý, phản biện để giúp các nội dung trong cuốn sách cô đọng, thân thiện hơn với người đọc. 3 Cuối cùng, chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng tới tổ chức Caritas Australia, cơ quan tài trợ của dự án. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc xây dựng cuốn sổ tay này, chúng tôi vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình biên soạn. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các chuyên gia về sơ cấp cứu để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện cuốn sổ tay này. Kính thư. Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) Vũ Thị Bích Hợp 4 LỜI GIỚI THIỆU Cuốn Sổ tay Sơ cấp cứu là một phần trong số những hoạt động của Dự án VM035 “Hỗ trợ cộng đồng dân tộc Thái thích ứng với những thay đổi ở vùng ven đô” tại hai bản Chiềng Chung và Chiềng Khoang, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên được thực hiện từ tháng 7/2011 đến tháng 6/2013. Với các hoạt động khác nhau, đa dạng về phương pháp tập huấn, hỗ trợ phát triển sinh kế, hướng dẫn và chăm sóc cải thiện điều kiện sống của người Thái tại địa phương về nước sạch và vệ sinh môi trường, xây dựng và bồi đắp các kỹ năng sống, chăm sóc người có HIV/AIDS, dự án đã tiến hành hàng loạt các hoạt động tập huấn kỹ năng sinh kế khác nhau, hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng thông qua việc xây dựng công trình nước sinh hoạt bản, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, nâng cấp đường 5 liên thôn, và xây dựng hai nhà văn hóa cộng đồng bản. Cuộc sống của người Thái hai bản Chiềng Chung và Chiềng Khoang đã được cải thiện và thay đổi một cách tích cực. Nội dung sổ tay được xây dựng với sự tham vấn của những người tham gia từ hai bản Chiềng Chung và Chiềng Khoang, Phòng Y tế huyện, Trung tâm Y tế huyện Tuần Giáo, và Trạm Y tế thị trấn Tuần Giáo. Mục đích của cuốn sổ tay này là giới thiệu cho người dân địa phương các thông tin về sơ cấp cứu, phòng ngừa tai nạn và làm cách nào để xử lý các trường hợp cấp cứu khẩn cấp nhỏ có thể xử lý khả thi tại hộ gia đình và cộng đồng. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc./. Stephanie Higgs Nguyễn Văn Nhuận Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) 6 Sơ cấp cứu là gì? Sơ cấp cứu là những trợ giúp hay chữa trị ngay lúc ban đầu cho nạn nhân bị bất cứ chấn thương, sự cố hay bị một căn bệnh đột ngột nào đó trước khi có xe cấp cứu, bác sĩ, hoặc người có chuyên môn đến chữa trị. Việc sơ cấp cứu đó là vô cùng cần thiết bởi vì thời gian chờ đợi bác sĩ hay những người cấp cứu đến có thể khiến nạn nhân lâm vào tình trạng nguy hiểm hay không thể cứu được nữa cho dù được đưa đến bệnh viện. 7 1. Hãy tự bảo vệ bạn và mọi người Giảm sự lây truyền của bệnh tật khi đau ốm bằng cách: •• Đối với phương pháp sơ cấp cứu hà hơi thổi ngạt (Tiếp xúc giữa miệng người sơ cứu và miệng nạn nhân): hãy sử dụng một miếng chắn làm bằng tấm vải hoặc giấy bóng plastic che lên miệng nạn nhân để đảm bảo không có sự tiếp xúc giữa người sơ cấp cứu và nạn nhân. •• Đừng để ho và hắt hơi tùy tiện, hãy ho và hắt hơi vào khuỷu tay của bạn sau đó rửa tay của bạn khi có thể. •• Đừng chạm vào máu của nạn nhân (khi giúp họ hãy cầm vật làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa để tránh tiếp xúc trực tiếp). •• Đừng để bất kỳ vật gì không sạch hoặc không hợp vệ sinh lên vết thương hở (vết cắt hay vết bỏng). 8 •• Hãy thường xuyên rửa tay bằng nước ấm và xà phòng (đặc biệt là khi bạn bị ốm hoặc ai đó trong nhà bạn bị ốm). 9 2. Bộ dụng cụ sơ cấp cứu tại nhà Một số đồ dùng sơ cấp cứu bạn nên có: •• Dụng cụ làm bằng plastic để làm các tấm chắn. •• Găng tay. •• Gạc, vải sạch. •• Kéo và băng y tế (băng không thấm nước). •• Đường, muối, nước sạch (nước đóng chai). •• Gậy hoặc que nẹp chắc chắn. •• Xà phòng. Việc chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp là rất quan trọng bởi vì bạn có thể giảm thiểu rủi ro xảy ra. 10 3. Sơ cấp cứu bằng hà hơi thổi ngạt Hà hơi thổi ngạt được dùng khi nạn nhân bị ngừng thở. Các nguyên nhân thông thường làm ngừng thở là: ○○Có một vật tắc trong họng. ○○Lưỡi hoặc đờm đặc chẹn lấy họng của người bất tỉnh. ○○Bị đuối nước, tắc thở vì khói hoặc ngộ độc. ○○Bị đánh mạnh vào đầu hay ngực. ○○Một cơn đau tim. Một người khi đã ngừng thở chỉ sống thêm được 04 phút, vì vậy hãy: 1. Nhanh chóng lấy vật mắc trong miệng hoặc họng nạn nhân ra. Kéo lưỡi ra phía trước, nếu có đờm vướng trong họng, gắng lấy đờm ra thật nhanh. 2. Đặt người bị nạn nằm ngửa mặt lên, lật ngửa đầu về phía lưng, kéo hàm người bị nạn ra trước. 11 3. Lấy ngón tay bóp chặt hai lỗ mũi người bị nạn, mở rộng miệng người bị nạn, đặt vải hoặc tấm plastic vào miệng bệnh nhân, rồi áp sát miệng bạn vào miệng người bị nạn và thổi mạnh vào phổi làm ngực người bị nạn phồng lên. Nghỉ để cho không khí dồn trở lại rồi lại thổi tiếp. Một phút thực hiện 15 lần. Với trẻ sơ sinh, thổi nhẹ nhàng hơn với 25 lần mỗi phút. Hãy tiếp tục hà hơi thổi ngạt cho đến khi người bị nạn tự thở được hoặc khi chắc chắn người bị nạn đã chết. Đôi khi phải tiếp tục làm như vậy hàng giờ hoặc lâu hơn nữa. 12 4. Phương pháp hồi sức ép tim ngoài lồng ngực •• Lưu thông, tuần hoàn, thở. •• Áp dụng với những người ngừng thở. 1. Hãy đảm bảo chắc chắn rằng họ không ngủ - hãy kiểm tra trạng thái và ý thức của họ. 2. Bắt đầu ép tim ngoài lồng ngực. a) Ép tim 30 lần với độ sâu 5 cm ở người lớn, tập trung ở giữa ngực, giữa núm vú. b) Ép tim 30 lần với độ sâu bằng 1/3 độ sâu ngực của đứa trẻ, tập trung ở giữa ngực, giữa núm vú đối với trẻ em. c) Đặt một bàn tay lên một bàn tay khác (lòng bàn tay của một bàn tay đặt trên đầu của bàn tay khác), có thể xen kẽ các ngón tay của bạn hoặc giữ cổ tay của bàn tay dưới (bằng bàn tay trên và ép xuống một cách nhanh chóng và mạnh mẽ trên ngực bằng cách sử dụng lòng bàn tay của bạn như là điểm áp lực). 3. Hãy đảm bảo nạn nhân có một đường thở thẳng (nghiêng đầu và nâng cằm). 13 4. Sơ cấp cứu bằng cách hà hơi thổi ngạt a) Hãy đảm bảo bạn có một vật để che chắn (vật che chắn bằng giấy bóng hoặc băng gạc/tấm vải) trước khi bạn tiếp xúc với nạn nhân nếu bạn không có vật để che chắn, thì bạn không nên tiến hành bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt. b) Đặt tấm che chắn lên miệng của nạn nhân. c) Bóp chặt mũi. d) Che miệng nạn nhân bằng một tấm chắn ở giữa miệng để tránh tiếp xúc với miệng của bạn. e) 2 hơi thở chậm. 1. Lặp lại từ bước 2 đến bước 4 cho đến khi có được sự giúp đỡ y tế hoặc nạn nhân tỉnh táo và thở được. 14 2. Nếu nạn nhân bị nôn, vần nạn nhân nghiêng về một phía a) Gập đầu gối nạn nhân gần phía người sơ cấp cứu lên và nhấc một cánh tay nạn nhân lên và vần nạn nhân ra phía xa bạn. b) Sử dụng túi bóng để nạn nhân nôn vào. c) Nếu nạn nhân ngừng nôn mửa nhưng vẫn không thở, thì vần nạn nhân trở về vị trí sơ cấp cứu ban đầu và tiếp tục làm từ bước 2 đến bước 4. d) Nếu nạn nhân ngừng nôn và đang thở, đặt nạn nhân ở vị trí sơ cấp cứu ban đầu và ở bên cạnh nạn nhân. 15 5. Chảy máu Nếu bạn chảy máu thì đừng chạm vào máu của người khác, luôn luôn sử dụng găng tay hoặc một vật che chắn bằng plastic. •• Nếu họ có thể tự sơ cấp cứu được, hãy để họ tự rửa vết thương và tự băng bó vết thương. 1. Rửa vết thương bằng nước ấm và xà phòng. a) Bạn muốn chắc chắn rằng không có các hạt bụi nhỏ nào trong vết thương, thì hãy sử dụng bất cứ cái gì có thể làm cho vết thương không bị dính vết bẩn. b) Nếu có một vật gì đó lớn ở trong vết thương hoặc một vật gì đó vẫn bị mắc kẹt ở trong vết da (dao, kim loại, que gỗ nhỏ, v.v…) ĐỪNG LẤY VẬT ĐÓ RA, hãy ​​băng xung quanh vết thương và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. 1. Băng bó vết thương bằng băng gạc sạch và buộc chặt để cầm máu. 2. Để cầm máu hãy nhớ thư giãn, và làm chậm nhịp tim đập, nâng cao (nâng cao vết 16 thương cao hơn tim nếu có thể), băng bó trực tiếp vết thương bằng băng gạc. 3. Nếu vết thương chảy máu qua các băng, thì hãy quấn thêm băng gạc ở trên. 4. Nếu bạn không thể tiếp cận được với các vật liệu cần thiết để xử lý vết thương, hãy thực hiện từ bước 3 đến bước 4 ngay lập tức với bất kỳ vật liệu băng bó nào sẵn có, sau đó thực hiện từ bước 1 đến bước 4 ngay khi có được các vật liệu thích hợp để sơ cứu. 17 6. Bỏng (phỏng) Phần lớn các vết bỏng có thể đề phòng được, đặc biệt chú ý với trẻ em như sau: •• Không nên để trẻ em đến gần lửa, thùng vôi. •• Để đèn và điện ngoài tầm tay của trẻ. •• Không để trẻ em tiếp xúc với xăng dầu. •• Không cho trẻ rót nước sôi vào phích. Nguyên tắc: Không chạm vào vết thương của nạn nhân, hãy luôn sử dụng găng tay hoặc một vật nào đó che chắn. Nếu người bị bỏng có khả năng rửa vết thương, hãy để họ tự rửa và băng bó vết thương. 1. Rửa sạch hoặc ngâm trong nước hoặc băng bó vết thương bằng nước mát và sạch nếu bạn muốn làm mát da và ngăn chặn vết thương tiếp tục tái diễn. 2. Quấn lỏng vết thương bằng một băng vô trùng (không phải băng có lông tơ, không phải băng có thể dính vào vết thương). 18 3. Không sử dụng thuốc mỡ, trứng, kem, dầu, bơ hay bất cứ vật gì băng lên vết thương. 4. Đừng bóc lớp da bỏng rộp. Bỏng độ 1: Không gây rộp da, chỉ thấy da đỏ và rát. Cần ngâm nước lạnh sạch ngay tức khắc. Bỏng độ 2: Có rộp da. Nếu chỗ rộp không bị vỡ, không được chọc thủng vì sẽ dễ bị nhiễm trùng và lâu khỏi. Nếu chỗ rộp tự vỡ, rửa nhẹ bằng xà phòng và nước đun sôi để nguội, có thể bôi ít thuốc mỡ kháng sinh và băng gạc sạch. Nếu vết bỏng lớn cần chuyển nạn nhân tới bệnh viện. Bỏng độ 3: Bỏng sâu phá hủy da và trơ thịt, cần làm theo các bước từ 1-4 và đưa ngay nạn nhân đến bệnh viện. Bỏng nặng nên cho người bị nạn uống nhiều nước, đắp nước muối loãng vào vết thương (sử dụng nước muối sinh lý 9%). Bỏng quanh các khớp: Cần đặt những miếng đệm bằng gạc trên có phết (bôi) va-dơ-lin ở giữa các bề mặt bị bỏng để tránh chúng dính lại 19 với nhau khi khỏi. Các khớp phải được kéo thẳng hoàn toàn nhiều lần mỗi ngày trong thời gian bình phục, tránh tạo sẹo cứng làm giới hạn cử động. 5. Nếu có bất cứ hiện tượng nào xảy ra sau đây thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được cứu chữa: a) Vết thương lớn hơn lòng bàn tay của bạn. b) Xuất hiện vết bỏng cháy đen (trông giống như than củi). c) Xuất hiện da khô và màu trắng, hoặc d) Nạn nhân bị sốc, khó thở, có biểu hiện mất dịch nặng. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng