Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Slide thuyết trình kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí 9 một số dạn...

Tài liệu Slide thuyết trình kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí 9 một số dạng bài khó địa lí kinh tế.ppt

.PPT
28
54
53

Mô tả:

TRƯỜNG THCS TAM ĐẢO TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI. KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ 9 Giáo viên: Nguyễn Văn Thảo Trường THCS Tam Đảo, Tam Đảo, Vĩnh Phúc. MỘT SỐ DẠNG BÀI KHÓ ĐỊA LÍ KINH TẾ 9 PHẦN MỘT: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC KIẾN THỨC TỪ KÊNH HÌNH TRONG CÁC TRANG ÁT LÁT ĐỊA LÍ VIỆT NAM “PHẦN ĐỊA LÍ KINH TẾ” I. BẢN ĐỒ “GIAO THÔNG” TRANG 23. I. BẢN ĐỒ “GIAO THÔNG” TRANG 23. 1. Nội dung: - Thể hiện các loại hình giao thông ở nước ta, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không,... và các công trình phục vụ giao thông, như: sân bay, bến cảng,... - Các loại hình giao thông được thể hiện trên bản đồ theo phương pháp kí hiệu. - Thông qua bản đồ này, có thể thấy rằng ngành giao thông ở nước ta phát triển khá toàn diện. - Có nhiều tuyến đường huyết mạch trên phạm vi cả nước: + Quốc lộ 1 chạy suốt từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau) dài 2300 km. Đây là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta, nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của nước ta. + Đường sắt Thống Nhất (HN – TPHCM) dài 1726 km, chạy theo chiều dài đất nước, gần như song song với Quốc lộ số 1, tạo nên một trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc – Nam. - Ngoài ra còn có thể khai thác về sự phân bố của các cảng biển và cụm cảng quan trọng, như: Hải Phòng, Cái Lân, Thuận An – Chân Mây – Đà Nẵng, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn, Vũng Tàu. - Hoặc các sân bay có ý nghĩa quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và các sân bay nội địa: Điện Biên, Cát Bi, Vinh,... 2. Câu hỏi vận dụng: Dựa vào bản đồ “Giao thông” – Trang 23, Át lát Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục, tái bản năm gần đây nhất) và kiến thức đã học, em hãy cho biết: a. Vai trò của giao thông - vận tải trong nền kinh tế, xã hội? b. Nước ta có những loại hình giao thông nào? Tại sao nước ta lại có những loại hình giao thông trên? c. Nêu các tuyến đường sắt, lấy đầu mút là Hà Nội? Cho biết vai trò của tuyến đường sắt Thống Nhất (Hà Nội – TP Hồ Chí Minh)? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI: a. Vai trò của giao thông - vận tải: - Giao thông, vận tải thuộc nhóm ngành “Dịch vụ sản xuất”, là ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, nhưng nó góp phần làm tăng giá trị của hàng hóa. - Nối sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng, các vùng kinh tế trong nước và giữa nước ta với nước ngoài. Là “mạch máu của nền kinh tế”. - Góp phần phát triển kinh tế, xã hội ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Làm cho các vùng xa xôi về không gian địa lí cũng trở nên gần. - Phục vụ việc đi lại bình thường của nhân dân. - Trong điều kiện mở cửa và hội nhập như hiện nay, giao thông vận tải lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. b. Nước ta có đầy đủ các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không, đường ống. * Nguyên nhân: - Nước ta nằm gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Là cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo. Lại nằm án ngữ trên tuyến đường biển quốc tế từ Ấn Độ Dương đi Bắc Thái Bình Dương. - Địa hình nước ta đa dạng: có địa hình núi, đồng bằng, biển đảo; có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cả nước có 2 360 con sông dài trên 10 km. - Lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài theo chiều Bắc Nam, với đường bờ biển dài 3 260 km, có nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển. - Khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa; nước sông, nước biển không bị đóng băng nên hoạt động giao thông vận tải có thể diễn ra quanh năm. - Chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước. Sự giúp đỡ của bè bạn quốc tế,... c. Các tuyến đường sắt (lấy đầu mút là Hà Nội): + Hà Nội – TP Hồ Chí Minh. + Hà Nội – Lào Cai. + Hà Nội – Lạng Sơn. + Hà Nội – Thái Nguyên. + Hà Nội – Hải Phòng. * Vai trò của tuyến đường sắt Thống Nhất: - Cùng với quốc lộ 1 tạo nên trục xương sống trong giao thông vận tải nước ta. - Chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất trong các tuyến đường sắt hiện nay. - Từ Bắc vào Nam, nó vận chuyển chủ yếu lao động, khoáng sản. Từ Nam ra vận chuyển chủ yếu lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng. II. BẢN ĐỒ “LÚA” TRANG 19. 1. Nội dung: - Bản đồ “Lúa” thể hiện các nội dung về diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh, diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực. Diện tích và sản lượng lúa được thể hiện bằng phương pháp bản đồ - biểu đồ với biểu đồ cột. - Biểu đồ cột màu xanh thể hiện cho diện tích lúa, mỗi mm ứng với 50 000 ha. - Biểu đồ cột màu cam thể hiện cho sản lượng lúa, mỗi mm ứng với 100 000 tấn. - Qua đó, GV có thể hướng dẫn HS tính được cụ thể diện tích và sản lượng lúa của từng tỉnh. - Diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực được thể hiện bằng phương pháp đồ giải. Từ bản đồ này có thể nhận định được các vùng trọng điểm lúa (Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng). Các tỉnh có sản lượng lúa lớn nhất (Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp,...) - Diện tích và sản lượng lúa cả nước trong các năm 2000, 2005 và 2007 được thể hiện bằng biểu đồ kết hợp (cột đơn và hình tròn). Cột màu cam thể hiện cho sản lượng lúa (nghìn tấn), hình tròn màu xanh thể hiện cho diện tích lúa (nghìn ha). - Qua đó, GV có thể hướng dẫn HS tính năng suất lúa và bình quân sản lượng lúa trên đầu người trong các năm trên, từ đó đánh giá được một số chỉ tiêu về sản xuất lúa (diện tích, sản lượng, năng suất, bình quân sản lượng lúa) của nước ta trong thời gian gần đây. 2. Câu hỏi vận dụng: Dựa vào bản đồ “Lúa” – Trang 19, Át lát Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục, tái bản gần đây nhất) và kiến thức đã học, em hãy trình bày hiện trạng sản xuất và phân bố cây lúa của nước ta? Những khó khăn mà ngành này cần phải khắc phục? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI: 1. Hiện trạng sản xuất lúa của VN (2000 – 2007): Năm 2000 2005 2007 Diện tích (nghìn ha) 7666 7329 7207 Sản lượng (nghìn tấn) 32530 35832 35942 Năng suất (tạ/ha) 42,4 48,9 49,9 Bình quân đầu người (kg/người) 419 431 422 Tiêu chí * Nhận xét: - Từ năm 2000 – 2007, một số chỉ tiêu về sản xuất lúa ở nước ta có sự thay đổi: + Diện tích lúa giảm chậm từ 7666 nghìn ha xuống 7207 nghìn ha (giảm 1,06 lần). Do phá thế độc canh cây lúa trong trồng trọt. Chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang làm đất thổ cư và đất chuyên dụng. + Năng suất lúa tăng khá nhanh từ 42,4 tạ/ha lên 49,9 tạ/ha (tăng 1,2 lần). Do áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), đẩy mạnh thâm canh,... - Sản lượng lúa tăng nhanh từ 32530 nghìn tấn lên 35942 nghìn tấn (tăng 1,1 lần). Do tăng vụ và tăng năng suất. - Mặc dù dân số nước ta tăng nhanh nhưng do sản lượng lúa tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số, nên bình quân sản lượng lúa theo đầu người vẫn tăng lên khá nhanh từ 419 kg/người lên 422 kg/người (tăng hơn 1 lần). Điều đó chứng tỏ chất lượng cuộc sống của người dân nước ta không ngừng được cải thiện. 2. Phân bố cây lúa:- Lúa được trồng ở hầu hết các tỉnh nhưng tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và dải đồng bằng duyên hải Miền Trung. - Tất cả các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh ở đồng bằng sông Hồng (Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình,...) có tỉ trọng diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực chiếm tới trên 90%. - Các tỉnh trọng điểm về lúa (có diện tích và sản lượng lúa cao nhất) tập trung ở ĐBSCL, đó là: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An,...
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan