Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Skkn vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc định hướng học sinh lớp 10 sử dụ...

Tài liệu Skkn vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc định hướng học sinh lớp 10 sử dụng mạng thông tin máy tính toàn cầu và điện thoại thông minh ở trường thpt lê lợi

.DOC
17
11
81

Mô tả:

1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Giáo dục kĩ năng sống là một mặt giáo dục đặc biệt coi trọng và cấp thiết trong thời điểm hiện nay. Học sinh lớp 10 - đầu cấp trung học phổ thông (THPT), lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khoẻ và tâm sinh lý [1]. Mâu thuẫn giữa ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, thầy cô, muốn tự khẳng định mình. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm có một vị trí quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kĩ năng sống bước vào cuộc sống tự lập đạt được những nhân cách nhất định. Học sinh ngày nay được tiếp cận nhiều kênh giáo dục khác nhau: giáo dục nhà trường, giáo dục qua công nghệ thông tin như máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh… Mạng thông tin máy tính toàn cầu (Internet) được sử dụng khắp thế giới, ứng dụng sâu rộng mọi lĩnh vực của sản xuất và đời sống, trong giảng dạy và học tập. Mạng máy tính toàn cầu tạo ra thế giới mới trong đó cũng có gần như các hoạt động của thế giới thực: Thương mại điện tử(ecommerca); giáo dục điện tử(elearning); trò chơi trực tuyến(gameonline); các mạng xã hội(socialnetwok), thực sự trở thành một hiện tượng, một trào lưu văn hóa trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tiện ích từ Internet giúp mở ra chân trời mới, học tập khám phá, thử nghiệm sáng tạo và tiếp cận những nền văn hóa của thế giới, vui chơi giải trí với nhiều loại hình đa dạng, các em có thêm nhiều sự lựa chọn phương thức học tập làm phong phú thêm kiến thức của mình. Tuy nhiên hiện nay việc ứng dụng mạng thông tin máy tính toàn cầu của học sinh trong học tập và giải trí chưa thực sự hiệu quả, mặt trái của nó tác động đến một bộ phận học sinh, công nghệ số lấn lướt cha mẹ và thầy cô. Bình quân mỗi ngày mỗi bạn trẻ lên “mạng “3-4” tiếng và chuyện gì xảy ra khi các “cơn bão mạng xã hội” đang dần chiếm lĩnh đời sống tinh thần của không ít học sinh. Đáng báo động hơn là tình trạng nghiện trò chơi điện tử, nghiện Facebooker dẫn đến học hành giảm sút, tâm lí không ổn định, bỏ học… Tốc độ lan truyền thông tin trên Internet nhanh chóng là một tiện ích, đồng thời cũng mang lại hệ quả khó lường. Tuổi trẻ luôn được xem là nhanh nhạy trong việc nắm bắt các thành tựu kĩ thuật mới, am hiểu sử dụng các công cụ kĩ thuật tiên tiến như điện thoại di động có quay phim chụp ảnh, chuyển tải dữ liệu lên mạng… Thế nhưng, tuổi trẻ cũng lại rất chậm để cảm nhận được hậu quả của những đoạn phim, bức ảnh được gửi lên mạng. Là lứa tuổi dễ bị kích động, dễ bắt chước, không ít những bạn trẻ tự làm hại mình khi sử dụng không kiểm soát các tiến bộ của công nghệ. Hiện tượng học sinh THPT sử dụng máy tính, máy tính bảng và điện thoại thông minh trở nên phổ biến, là một giáo viên chủ nhiệm lớp 10 nhận thấy cần phải định hướng và giáo dục kĩ năng sống cho các em thông qua hoạt động giáo dục tập thể về sử dụng mạng thông tin máy tính toàn cầu và điện thoại thông minh, nhằm hạn chế và đẩy lùi những ảnh hưởng tiêu cực, phát huy những mặt tích cực của Internet là điều vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết trong thời điểm hiện nay đối với học sinh THPT. Do đó tôi đã chọn đề tài "Vai trò của 1 giáo viên chủ nhiệm trong việc định hướng học sinh lớp 10 sử dụng mạng thông tin máy tính toàn cầu và điện thoại thông minh ở trường THPT Lê Lợi". 1.2. Mục đích nghiên cứu: 1. Tìm hiểu thực trạng sử dụng mạng thông tin máy tính toàn cầu và điện thoại thông minh ở học sinh THPT nói chung, học sinh trường THPT Lê Lợi nói riêng. 2. Giúp học sinh trường THPT Lê Lợi nói chung và học sinh lớp 10A3 nói riêng nhận thức đúng đắn mặt tích cực và hạn chế của mạng thông tin máy tính toàn cầu, vai trò và văn hóa sử dụng điện thoại thông minh của học sinh ở trường trung học phổ thông. 3. Đề xuất một số giải pháp định hướng học sinh lớp 10 sử dụng đúng mục đích và hiệu quả mạng thông tin máy tính toàn cầu và điện thoại thông minh. 4. Hình thành các kĩ năng sống cho các em, để các em làm chủ bản thân, làm chủ công nghệ thông tin, biết xử lí hiệu quả các thông tin trên mạng xã hội, thích ứng và ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giúp học sinh lớp 10 nắm được những kiến thức cơ bản và định hướng sử dụng mạng thông tin máy tính toàn cầu, điện thoại thông minh hiệu quả, đúng mục đích. Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 10A3 năm học 2016- 2017 trường trung học phổ thông Lê Lợi, là lớp tôi chủ nhiệm . 1.4. Phương pháp nghiên cứu + Nghiên cứu các chính sách của Nhà nước về vấn đề văn hóa – xã hội – Giáo dục và Đào tạo. + Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT. + Nghiên cứu điều lệ trường trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo và nội quy của trường THPT Lê Lợi… Một số tài liệu tham khảo khác trên Internet… + Sử dụng phương pháp điều tra; phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, xử lý số liệu… 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Khái niệm “kĩ năng sống” Kĩ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả. (*) Theo UNICEF, giáo dục dựa trên kĩ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi… (*) Theo WHO kĩ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống. Trong giáo dục, kĩ năng sống là một tồn tại những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hoá. 2 Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh không ngoài mục đích đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; phù hợp với 4 trụ cột của giáo dục theo quan niệm của UNESCO: "học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" [2]. Giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn lường của xã hội hiện đại. Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội, phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế các nhân tố tiêu cực, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực[3]. Góp phần tích cực cho đổi mới phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh. 2.1.2. Kĩ năng sống của học sinh THPT hiện nay: Năm học 2010-2011 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy đại trà trong các trường học, bậc học qua nhiều hình thức khác nhau. Năm học 2016-2017, sở Giáo dục Đào tạo Thanh Hóa và trường THPT Lê Lợi chú trọng triển khai giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục tập thể và lồng ghép vào các môn học và đặc biệt là bài dự thi liên môn của các em. Với học sinh THPT tôi nhận thấy cần phải giáo dục những kĩ năng cần thiết: Kĩ năng tự nhận thức(xác định được giá trị bản thân, tự tin, tự trọng); kĩ năng giao tiếp; kĩ năng suy nghĩ, sáng tạo; kĩ năng ra quyết định:(xác định tìm kiếm các lựa chọn, giải quyết vấn đề, ứng phó, thương lượng)" [4]… Nhiệm vụ của giáo viên thông qua một vấn đề thực tiễn, định hướng thái độ và hành vi đúng đắn, giáo dục các kĩ năng sống cho các em. Bước sang thế kỷ thứ XXI, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có những bước đột phá, tạo sự chuyển biến nhanh về mọi mặt trong đời sống của người Việt Nam. Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, nhiều học sinh sa đà vào Internet như nghiệt gameonline, nghiện Facebooker khiến các em dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới sức khoẻ, tinh thần. Ở độ tuổi 15 - 16, các em chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con, còn thiếu nhiều kĩ năng sống, có khả năng nhận thức nhưng những nhận thức của các em chưa thật sự chín chắn và có thể sẽ sai lệch nếu không được định hướng. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm lớp 10 cần phải định hướng và hình thành kĩ năng sống cho các em. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Thuận lợi Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế mở cửa, xã hội và phương tiện thông tin đại chúng phát triển, dịch vụ Internet mở ra nhiều, điện thoại thông minh tăng dần về số lượng ở học sinh. Học sinh THPT sử dụng điện thoại chiếm tới 85% ở nông thôn, thành thị con số này lên tới 99%. Ở trường trung học phổ thông Lê Lợi ba khối lớp có khoảng 95% học sinh sử dụng điện thoại di động có kết nối Internet, 90% thường xuyên lên mạng xã hội, lượng thời gian truy tập trung bình với số giờ 1 đến 2 giờ/ngày. Học sinh trường THPT Lê Lợi nói chung, học sinh lớp 10A3 nói riêng dùng mạng xã hội giao lưu với học sinh trường khác và bạn bè quốc tế. Giáo viên trường THPT Lê Lợi chủ động kết nối với học sinh trên mạng xã hội Zalo…, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và 3 học sinh lớp 10A3 cùng thành lập nhóm để trao đổi học tập giúp các em củng cố, nâng cao kiến thức, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà và tìm kiếm thông tin học tập, tài liệu tham khảo; định hướng nội dung bổ ích, lý thú giúp học sinh mở rộng thế giới quan và nâng cao hiểu biết; thông báo các thông tin liên quan đến học tập, lao động…; giao lưu tăng tinh thần đoàn kết trong lớp, chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của học sinh… định hướng cho các em sử dụng mạng xã hội trong học tập và giải trí, kiểm soát những thông tin mà các em đăng tải kịp thời nhắc nhở khi các em có hành động chưa đúng đắn… 2.2.2. Khó khăn Ở trường THPT Lê Lợi nói chung và lớp 10A3 nói riêng, nhiều học sinh chưa biết lựa chọn thông tin từ các trang mạng xã hội, có một số nhỏ học sinh có hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu kì quặc, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt…, nhiều em sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học ảnh hưởng đến chất lượng học tập, một số em bỏ học đi đánh điện tử, nghiện Facebook, ăn - chơi - ngủ - học gắn với mạng xã hội, câu “like”, hùa theo tâm lí đám đông, dùng mạng xã hội công kích lẫn nhau, lợi dụng quay cóp bài trong giờ kiểm tra… Trong nội quy trường THPT Lê Lợi nghiêm cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, các giờ sinh hoạt tập thể nhưng đâu đó vẫn có những học sinh vi phạm, một bộ phận không nhỏ học sinh sử dụng chưa hiệu quả mạng thông tin máy tính toàn cầu phục vụ cho học tập và giải trí. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần định hướng văn hóa sử dụng mạng xã hội, điện thoại thông minh thông qua hoạt động giáo dục tập thể. 2.3. Các giải pháp định hướng sử dụng mạng thông tin máy tính toàn cầu và điện thoại thông minh cho học sinh lớp 10 qua công tác chủ nhiệm ở trường THPT Lê Lợi: 2.3.1. Giải pháp 1: Tạo ý thức chấp hành kỉ luật cho học sinh ở nhà trường nói riêng và ngoài xã hội nói chung . Ngày nhập học đầu tiên của học sinh khối 10 ở trường THPT Lê Lợi, các em học điều lệ trường THPT và viết cam kết thực hiện nghiêm điều lệ trường trung học, nội quy nhà trường (trong đó có nội dung không được sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học, sinh hoạt tập thể, không dùng để tải nội dung xấu, quay phim chụp ảnh không lành mạnh, mục đích không thiện ý" [5]… và điều này cần thông báo trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, bản cam kết có ý kiến của phụ huynh được viết làm 2 bản, học sinh giữ 01 bản, GVCN giữ 01 bản). Nếu học sinh nào ở mức độ sai phạm sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học, tôi cho các em làm bản tường trình lại sự việc vi phạm, kiểm điểm lại hành vi sai phạm của mình và cam kết không tái phạm... giao điện thoại cho phụ huynh. Đối với học sinh cá biệt trốn học đi chơi game, tôi tìm hiểu mức độ nghiện game, từ đó nắm bắt tâm lí và động viên, khuyên nhũ các em, nếu các em tiếp tục vi phạm nhiều lần, trốn học đi chơi tôi nhờ đến sự can thiệp của đoàn trường, ban nề nếp, ban giám hiệu, mời phụ huynh đến làm việc với giáo viên chủ nhiệm để xử lí học sinh vi phạm. Trường hợp nặng hơn, nếu vi phạm đều bị lập biên bản xử lý, khi cần thiết phối hợp với cơ quan chuyên môn, pháp luận 4 can thiệp… Cách làm này “cảnh báo” về một hình thức kỷ luật nếu vi phạm, phần nào ngăn chặn được việc dùng điện thoại không đúng mục đích của học sinh. Qua giải pháp này các em được rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử, nhận thức và đánh giá bản thân, rèn tính kỉ luật cho học sinh ngay từ những ngày đầu mới bước chân vào trường THPT Lê Lợi. 2.3.2 Giải pháp 2: Giáo viên chủ nhiệm định hướng sử dụng mạng thông tin máy tính toàn cầu và điện thoại thông minh cho học sinh lớp 10 thông qua hoạt động giáo dục tập thể. Giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch từng tuần, tháng, kì.Trong những tuần đầu tiên của tháng 8, tháng 9, giúp các làm quen môi trường học tập mới, những kỉ luật, nề nếp trong trường học; những phương pháp, cách thức học mới khác với cấp THCS, cụ thể hoá những việc làm được và chưa làm được của học sinh để có biện pháp uốn nắn kịp thời. Giáo viên chủ nhiệm định hướng động giáo dục tập thể theo chủ đề tháng mười: Suy nghĩ của em về vai trò, ảnh hưởng mạng thông tin máy tính toàn cầu tới cuộc sống của học sinh hiện nay? Vai trò và văn hóa sử dụng điện thoại thông minh của học sinh trung học phổ thông? Nội dung: a. Mục tiêu: Sau khi được học nội dung này học sinh phải: * Về kiến thức: - Nắm được đặc điểm mạng thông tin máy tính toàn cầu và mạng xã hội. - Nắm được mặt tích cực, hạn chế của mạng thông tin máy tính toàn cầu đối với học sinh THPT. - Các giải pháp để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của mạng thông tin máy tính toàn cầu - Internet tới học sinh THPT. - Vai trò và văn hóa sử dụng điện thoại thông minh của học sinh THPT. * Về kĩ năng : - Giúp rèn luyện phương pháp tư duy phân tích, so sánh, thảo luận, thu thập và xử lí thông tin, hình thành các kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, ứng xử; kĩ năng suy nghĩ sáng tạo và kĩ năng ra quyết định trong mọi công việc; trải nghiệm; làm việc nhóm… * Thái độ : - Nhận thức mặt tích cực, hạn chế mạng thông tin máy tính toàn cầu Internet có ý thức sử dụng hiệu quả và đúng mục đích phục vụ tốt nhu cầu học tập và giải trí.Tận dụng mạng thông tin máy tính toàn cầu - Internet để học tập, tìm tòi, nghiên cứu, khám phá, lĩnh hội tri thức, tìm cho mình nghề nghiệp tương lai phù hợp với năng lực, sở trường, xu thế của thời đại từ đó góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. b. Phương pháp + Thảo luận nhóm, làm việc nhóm, chia sẻ kinh nghiệm… + Các hoạt động kích thích trí tưởng tượng và động não. + Phân tích tình huống. + Các loại hình nghệ thuật: vẽ, múa, đóng kịch… 5 c. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị : * Xác định rõ tên chủ đề hoạt động: Suy nghĩ của em về vai trò, ảnh hưởng mạng thông tin máy tính toàn cầu tới cuộc sống của học sinh hiện nay? Vai trò và văn hóa sử dụng điện thoại thông minh của học sinh trung học phổ thông? * Dự kiến cách triển khai nội dung và hình thức tổ chức: thảo luận nhóm, đại diện thuyết trình, phản biện, tiểu phẩm minh họa, vẽ tranh, trình chiếu bằng máy chiếu… * Dự kiến người thực hiện: Tất cả học sinh của lớp 10A3(45hs gồm 30 nam và 15 nữ, chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm 9 em gồm :6 hs nam và 3 hs nữ). * Người dẫn chương trình là một bạn có khả năng trong các nhóm cử ra. * Phương tiện vật chất cần sử dụng: phòng học, máy chiếu, máy tính, bảng, giấy, bút…tài liệu cần tham khảo . * Giao nội dung công việc cho các nhóm học sinh tìm hiểu các vấn đề : - Nhóm 1 : Mạng thông tin toàn cầu - Internet là gì? Mạng xã hội là gì? - Nhóm 2 : Tìm hiểu về mặt tích cực mạng thông tin máy tính toàn cầu đối với học sinh THPT. - Nhóm 3 : Tìm hiểu về mặt tích cực mạng thông tin máy tính toàn cầu đối với học sinh THPT. - Nhóm 4 : Những giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của mạng thông tin toàn cầu đến học sinh THPT. - Nhóm 5 : Tìm hiểu vai trò và văn hóa sử dụng điện thoại thông minh của học sinh trung học phổ thông. Bước 2: Trên cơ sở cố vấn của giáo viên chủ nhiệm, các nhóm lập kế hoạch hoạch hoạt động tìm kiếm và xử lí thông tin, giải quyết vấn đề, làm việc đồng đội… Bước 3: Thực hiện kế hoạch hoạt động. Thể hiện kết quả chuẩn bị của cả học sinh và giáo viên. Bước 4: Rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả. Thông qua kết quả tham gia hoạt động tập thể, giáo viên chủ nhiệm lấy đó làm một căn cứ đánh giá kĩ năng sống cho từng em, động viên khích lệ tất cả học sinh cùng tham gia. d. Thời gian thực hiện: 3 tiết(135 phút) e. Tiến trình: Nội dung 1:( 15 phút) Mạng thông tin toàn cầu là gì [6]? Mạng xã hội là gì [7]? * Giáo viên hướng dẫn học sinh nhóm 1 trình bày các khái niệm, các kiến thức cơ bản: - Máy tính: là thiết bị dùng để tự động hóa quá trình thu thập, lưu trữ và xử lí thông tin. Cấu trúc chung của máy tính bao gồm: Bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ trong, các thiết bị vào/ra, bộ nhớ ngoài… - Mạng là tập hợp các máy tính được kết nối theo một phương thức nào đó sao cho chúng có thể trao đổi dữ liệu và dùng chung thiết bị. 6 - Mạng thông tin máy tính toàn cầu Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính và hiện nay ngoài máy tính còn nhiều phương tiện khác kết nối mạng như ti vi, máy tính bảng, phổ biến là điện thoại thông minh… Internet đảm bảo cho mọi người khả năng xâm nhập nhiều nguồn thông tin thường trực, cung cấp các chỉ dẫn bổ ích, dịch vụ mua bán, truyền tệ , thư tín điện tử và nhiều khả năng khác nữa… Ở Việt Nam bắt đầu thử nghiệm kết nối với Internet từ năm 1992 đến năm 1997 Việt Nam chính thức hòa vào mạng toàn cầu… đến nay trở nên phổ biến, nhà nhà, người người sử dụng dịch vụ Internet… - Mạng xã hội (socialnetwok) tạo ra một làn sóng mới kích thích sự phát triển của truyền thông cộng đồng. Mạng xã hội là một dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích như chia sẻ sở thích cá nhân, học vấn…, không phân biệt thời gian và không gian. Những người tham gia vào mạng gọi là cư dân mạng. - Mạng xã hội xuất hiện 1995 với sự ra đời của trang Classmate – kết nối bạn học, năm 1997 xuất hiện SixDegrees – giao lưu kết bạn cùng sở thích… năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến. - Theo báo cáo của Cimigo, Việt Nam là nước có tốc độ người dùng Internet tăng nhanh nhất ở Châu Á trong năm 2000 đến 2010, có hàng trăm mạng xã hội, điển hình là Facebook. Các trang mạng xã hội được phân loại thành 3 nhóm: Mạng lưới cá nhân – giúp kết bạn, kết nối các mối quan hệ bằng cách chia sẻ với bạn bè như Facebook, Instagram…; Mạng chia sẻ nội dung – giúp thiết lập nhiều mối quan hệ mới và thắt chặt các mối quan hệ đã có như Twitter, Zingme…; Diễn đàn – sử dụng với mục đích học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm như violet.vn, diễn đàn.hocmai.vn… Mạng xã hội có nhiều tính năng hữu ích như: Chia sẻ hình ảnh, chia sẻ video, blog, cửa hàng, trò chơi, trò chuyện xã hội… Nội dung 2:(30 phút) Mặt tích cực mạng thông tin máy tính toàn cầu đối với học sinh THPT. Hoạt động của thầy và trò * GV nêu câu hỏi thảo luận: Vai trò của Internet đối với học sinh THPT? Các nhóm thảo luận, nhóm 2 trình bày, các nhóm khác bổ sung, gv chuẩn kiến thức. + Nơi học tập: tra cứu tài liệu, học trực tuyến… - Internet là một pho Từ điển bách khoa đồ sộ, một thư viện khổng lổ mà tất cả các thư mục được sắp Nội dung * Vai trò của Internet đối với học sinh THPT : + Nơi học tập : - Giúp học sinh tự học : Tìm hiểu thông tin học tập, tài liệu tham khảo, các bài tập cơ bản và nâng cao, các đề kiểm tra và thi thử. Ví dụ trên trang Violet.vn, tuyển sinh, chương trình ‘’trường học kết nối ‘’ của Bộ giáo dục và Đào tạo. 7 xếp với một trật tự gần như hoàn hảo. Bạn có thể tra cứu trên mạng những thông tin quan trọng thuộc mọi lĩnh vực: khoa học, kĩ thuật, công nghệ, văn học, nghệ thuật… Internet còn là một trường học mở cửa suốt ngày đêm. Đào tạo từ xa trên Internet là hình thức giáo dục ít tốn kém nhất mà không kém phần hiệu quả bởi nó phát huy cao độ tính chủ động, tự giác của người học… - Giúp học sinh cập nhật thông tin kinh tế, chính trị trong nước và thế giới, tìm hiểu những nội dung bổ ích, lý thú mở rộng thế giới quan nâng cao hiểu biết. - Giúp học sinh học trực tuyến… - Học sinh cùng thầy cô giáo trong lớp tạo thành một nhóm trên mạng xã hội Zalo, Facebooker… trao đổi, hỗ trợ thông tin quan trọng: giáo viên giúp học sinh củng cố, nâng cao kiến thức trên lớp, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, học qua mạng xã hội rất hữu ích và tiện lợi. Nhà trường, Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thông báo các thông tin quan trọng liên quan đến học tập, lao động, các cuộc thi văn nghệ thể thao… - Trau dồi kĩ năng hoàn thiện bản thân. + Giới thiệu bản thân mình với + Giới thiệu bản thân mình với mọi mọi người: người: Giới thiệu tính cách, sở thích, quan điểm, giúp chúng ta tìm kiếm những cơ hội phát triển khả năng của bản thân. + Giải trí và kết nối bạn bè: + Giải trí và kết nối bạn bè: - Thế giới giải trí trên mạng thật phong phú, sinh động. Sân chơi thú vị với các chương trình gameonline, các kênh truyền hình, các tờ báo và tạp chí điện tử… Phương tiện giải trí giúp giảm Stress sau những giờ học, các em nghe nhạc, xem phim, giao lưu, trò chuyện với thần tượng của mình… - Các em giao lưu, kết bạn trong trường và trên toàn thế giới, giúp con người mở mang tri thức, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tình cảm, rút ngắn khoảng cách giữa người với người các quốc gia, dân tộc 8 trên thế giới. - Kinh doanh =) Thế kỉ XXI, thế kỉ công nghệ thông tin và kinh tế tri thức. Internet đã trở thành cánh cửa mở ra một thế giới sống động, đem đến muôn vàn cơ hội. Trực tiếp hay gián tiếp, không ai trong thế giới hiện đại thoát khỏi mạng lưới của Internet. Có điều, chúng ta thu được gì từ mạng lưới ấy hay tự biến mình thành kẻ mắc lưới. Điều đó còn tùy thuộc vào nội lực và bản lĩnh của mỗi người khi gia nhập vào thế giới mạng. - Kinh doanh: Internet trở thành một hệ thống siêu thị và trung tâm mua sắm tiện ích, mang đến tận nhà những gì bạn cần qua một cú click chuột. Học sinh THPT có thể mua bán online nhanh chóng và tiện lợi. Dùng để quảng bá những danh lam thắng cảnh, ẩm thực thực của địa phương đến bạn bè trên thế giới… những sản phẩm kinh doanh của bản thân và gia đình để tìm kiếm khách hàng. Nội dung 3: (25 phút) : Tìm hiểu về mặt tiêu cực mạng thông tin máy tính toàn cầu đối với học sinh THPT. Hoạt động của thầy và trò * GV nêu câu hỏi thảo luận: Ảnh hưởng tiêu cực của Internet đến học sinh THPT? Các nhóm thảo luận, nhóm 3 trình bày, các nhóm khác bổ sung, gv chuẩn kiến thức. Nhóm 3 có những dẫn chứng cụ thể về mỗi tiêu cực và tác hại của Internet(minh họa bằng tiểu phẩm…, vẽ tranh hoặc hình thức khác…) Nội dung *Ảnh hưởng tiêu cực của Internet đến học sinh THPT? - Không ít học sinh dựa dẫm vào kết quả có sẵn trên mạng đánh mất đi thói quen tư duy, đào sâu suy nghĩ trước một vấn đề đặt ra. Bên cạnh đó sẽ bị bối rối trong biển thông tin khổng lồ trên Internet mà không xác định được thông tin mình cần hoặc không biết thông tin có độ tin cậy đến đâu. - Việc quá lạm dụng Internet trong giải trí - Trò chơi trực tuyến, sự bùng làm lãng phí thời gian và xao lãng mục tiêu thực của cá nhân, ảnh hưởng xấu đối với sức nổ của thế giới ảo khỏe, tiền bạc. Việc nghiện mạng xã hội, thường xuyên chơi game online và sống trong ảo giác sẽ gây ra trầm cảm, những hành vi dần ảnh hưởng đến đạo đức, làm tha hóa nhân cách, lệch lạc về nhận thức, từ đó dẫn đến những hành vi tiêu cực, có thể hủy hoại tương lai của giới trẻ. 9 - Thiếu kiến thức và kỹ năng thực tế của cuộc sống hàng ngày. - Truy cập vào các trang mạng có nội dung không lành mạnh, chia sẻ những nội dung bạo lực, những thông tin gây hiểu lầm.. - Những cạm bẫy trên Internet: thông tin cá nhân bị rò rỉ trên mạng xã hội, nick chat, blog, email…đó là những phương tiện phổ biến để liên lạc, trao đổi, làm quen…rút - Trò chơi trực tuyến, sự bùng nổ ngắn được khoảng cách địa lí, giao lưu kết của thế giới ảo. bạn được với nhiều người hơn. Nhưng cũng vì những thuận tiện đó mà nó cũng đã bị nhiều kẻ xấu lợi dụng. - Có một số nhỏ học sinh có hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc… làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. GV: Bức ảnh trên nói lên điều gì? Giới trẻ quá phụ thuộc vào Internet... Nội dung 4: (30 phút) Những giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của mạng thông tin toàn cầu đến học sinh THPT. Hoạt động của thầy và trò Nội dung * GV nêu câu hỏi thảo luận: * Những giải pháp phát huy mặt tích cực Những giải pháp phát huy mặt của Internet đối với học sinh THPT: tích cực của Internet? Nhóm trình 4 bày, các nhóm khác bổ sung, gv chuẩn kiến + Giải pháp cụ thể về công tác quản lý nhà thức. nước đối với Internet: - Giải pháp cụ thể về công tác quản lý nhà nước đối với - Tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở Internet: kinh doanh dịch vụ Internet trên địa bàn có trường học. - Nghiêm cấm các doanh nghiệp quảng cáo các trò chơi game online trực tuyến mang nội dung bạo lực… 10 + Giải pháp trong trường THPT: - Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra các cơ sở kinh doanh Internet. + Giải pháp trong nhà trường: - Phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra các cơ sở kinh doanh Internet ở gần trường học. - Tuyên truyền tới học sinh tác - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, động xấu của các nội dung độc phòng, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập học hại trên Internet… đường. Thường xuyên giáo dục về những tác động xấu của các nội dung độc hại trên - Tổ chức các hoạt động ngoại Internet, kết hợp với gia đình quản lý thời khóa tạo môi trường sinh hoạt gian rảnh rỗi của các em học sinh hay tham văn hóa lành mạnh, bổ ích, qua gia trò chơi gameonline. đó làm hạn chế thời gian các em sử dụng Internet với những trò - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động của Đoàn trường phát động như phong chơi bạo lực bởi game online. trào “ sử dụng Facebook sạch”… - Hướng dẫn cho học sinh tham - Hướng dẫn cho học sinh tham gia sử dụng gia sử dụng blog, mạng xã hội blog, mạng xã hội, các trang web cá nhân phù hợp với chuẩn mực và giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và tuân thủ các quy định của pháp luật. + Giải pháp của phụ huynh về Internet + Giải pháp của phụ huynh về - Cha mẹ cần có sự quan tâm đến con cái Internet - Cha mẹ cần có sự quan tâm nhiều hơn; nắm bắt kịp thời tình hình việc học tập trên lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đến con cái nhiều hơn… giáo dục con em mình tốt hơn. - Cha mẹ cần nhận thức rằng Internet là một thành tựu vĩ đại - Cha mẹ cần phải “ngăn cấm, cần phải kịp của nhân loại. Việc con cái mình thời phát hiện và ngăn chặn những biểu hiện, tham gia tiếp cận Internet không hành vi không lành mạnh do ảnh hưởng từ phải là một điều cần phải “ngăn những nội dung độc hại trên mạng. Chọn lọc cấm”. Cha mẹ phải kịp thời phát kênh thông tin lành mạnh, bổ ích để hướng hiện và ngăn chặn những biểu dẫn cho con em nên xem, đọc và chơi gì; giải hiện, hành vi không lành mạnh thích rõ tại sao không nên và dẫn chứng do ảnh hưởng từ những nội dung những tác hại của các loại thông tin xấu. Đồng thời có biện pháp quản lý thích hợp đối độc hại trên mạng... với việc truy cập mạng của con em mình. * Bài học cho mỗi học sinh khi sử dụng 11 Internet: GV: Gợi ý để học sinh tự nói lên suy nghĩ về việc sử dụng Internet đúng mục đích và những câu chuyện để lại ấn tượng, bài học từ việc sử dụng Internet của bản thân hay người xung quanh… - Xác định rõ mục đích sử dụng Internet để làm gì, thời gian bao lâu và luôn giữ vững mục đích đó. - Chọn lọc những thông tin đúng đắn, rèn cho mình một bản lĩnh và tìm cho mình một mục đích sống để gạt một bên mọi cám dỗ tầm thường. Hãy sử dụng Internet một cách đúng mục đích, hiệu quả trong học tập và giải trí. - Tuyên truyền mặt tích cực và hạn chế của mạng thông tin máy tính toàn cầu - Internet trong cộng đồng, giúp đỡ những người xung quanh sử dụng và tìm kiếm thông tin trên Internet phục vụ cho sản xuất và đời sống. - Học sinh THPT là chủ nhân tương lai của đất nước, là công dân có ích góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh. Phải làm chủ được công nghệ thông tin hiện đại và làm chủ được chính mình, vững bước hội nhập vào thế giới toàn cầu. Nội dung 5: (30 phút) Tìm hiểu vai trò và văn hóa sử dụng điện thoại thông minh của học sinh ở trường trung học phổ thông. Hoạt động của thầy và trò * GV nêu câu hỏi thảo luận:Vai trò chủ yếu của điện thoại di động? Nhóm trình 5 bày, các nhóm khác bổ sung, giáo viên chuẩn kiến thức. Hiện nay học sinh có thói quen sử dụng điện thoại di động khá tùy tiện, chủ yếu là mục đích giải trí. Nội dung * Vai trò của điện thoại thông minh: Nhiều chức năng, trở nên phổ biến vì: - Liên lạc(bậc phụ huynh kiểm soát thời gian của con cái…). - Phương tiện giải trí với các chức năng quay phim, chụp ảnh, nghe nhạc… kết nối Internet… - Kết nối bạn bè…. 12 - Trong học tập(phân tích ở phần vai trò của GV: Hệ lụy của việc học sinh Intenet đối với học sinh THPT) dùng điện thoại thông minh trong trường THPT? * Hệ lụy của việc học sinh dùng điện thoại di động kết nối Internet: - Mục đích giải trí là chính: Sử dụng trong giờ học nghe nhạc, chơi game, chát lên Facebook… không chú ý nghe giảng, mất tập trung trong giờ học. Khi có em sử dụng cô giáo dừng lại nhắc nhở, cắt ngang mạch cảm xúc, làm giảm hiệu quả của tiết dạy. Nhiều em quá phụ thuộc vào điện thoại thông minh sống thu mình, trầm cảm… - Sử dụng giải trí những nội dung không lành mạnh, ảnh hưởng đến nhân cách mới lớn… - Sử dụng không đúng mục đích : Sử dụng để quay cóp trong thi cử. Chụp những bức ảnh khó coi của bạn phát tán, quay clíp tung lên Đa số học sinh chỉ sử dụng điện mạng, công kích lẫn nhau… thoại cho việc nghe nhạc, xem phim, lướt web. - Một số học sinh chạy theo trào lưu”học đòi” nhưng gia đình không có điều kiện dẫn đến lấy cắp, có những việc làm phi pháp để mua điện thoại, trả dịch vụ điện thoại. GV: Giải pháp kiểm soát việc * Giải pháp: sử dụng điện thoại thông minh của học sinh THPT? - Nhà trường, lớp đưa ra nội quy chặt chẽ : Không dùng điện thoại trong giờ học, thi, giờ sinh hoạt tập thể, không dùng để tải nội dung xấu, quay phim chụp ảnh không lành mạnh, mục đích không thiện ý và cho học sinh ký cam kết, nếu vi phạm đều bị lập biên bản xử lý… - Phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường(giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Đoàn trường…), các bậc phụ huynh không nên trang bị cho con những chiếc điện 13 thoại đắt tiền, gắn trách nhiệm của phụ huynh với con em mình (phụ huynh cam kết) . - Giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh kết hợp hướng dẫn cho các em về văn hóa giao tiếp qua điện thoại thông minh và những cạm bẫy trên mạng Internet. GV: Giải pháp nâng cao trách nhiệm và văn hóa sử dụng điện thoại thông minh của học sinh phổ thông THPT? Các nhóm thảo luận, nhóm 5 trình bày về văn hóa giao tiếp qua điện thoại, gv chuẩn kiến thức: - Thông qua giờ học sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp các em nhận thức sử dụng điện thoại di động khi nào? ở đâu? nhằm mục đích thiết thực gì? - Phụ huynh và thầy cô giáo cần làm gương khi sử dụng điện thoại. Quy chế nội bộ với giáo viên yêu cầu chế độ rung khi hội họp, khi lên lớp… *Trách nhiệm và văn hóa sử dụng điện thoại thông minh của học sinh THPT: - Tuân thủ nghiêm túc những qui định về sử dụng điện thoại đúng nơi, đúng lúc của nhà trường: trong buổi học, buổi lễ tuyệt đối tắt điện thoại… - Tôn trọng chính mình: Không nên kết bạn với người lạ, không tùy tiện chia sẻ thông tin, hình ảnh mang tính chất quá riêng tư, không dùng những từ ngữ và cách ứng xử thiếu văn hóa để công kích lẫn nhau… - Nếu cần chuyền tải nội dung, hãy chắt lọc vừa đủ thông tin ngắn gọn dễ hiểu, lời nói khi giao tiếp điện thoại phải đúng mực. - Giữ gìn sự sống của tiếng Việt, không nói tục, viết tắt, xuyên tạc tiếng Việt. - Khi giao tiếp qua điện thoại, nên có thái độ lịch sự vừa phải. Hãy xưng hô tên tuổi trước khi giao tiếp để biết cách nói chuyện vừa đủ, văn minh lịch sự, nếu muốn chủ động chấm dứt thời gian nói chuyện, tìm cách khéo léo tế nhị, tránh đột ngột gây khó chịu cho người đang giao tiếp; nếu đang đi đường phải tìm cách tạt vào lề đường mới nghe máy… =) Xây dựng nếp sống văn minh thanh lịch của học sinh, làm giảm thiểu bạo lực học đường… góp phần xây dựng trường học thân thiện. g/ Kết luận của giáo viên: (5 phút) Rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả. 14 - Đa số các em nắm vững kiến thức cơ bản về mạng thông tin máy tính toàn cầu; mặt tích cực và hạn chế, các giải pháp giúp sử dụng Intenet hiệu quả trong học tập và giải trí; nắm được vai trò và cách sử dụng điện thoại thông minh ở lứa tuổi THPT. - Thành viên của các nhóm nổ lực tìm hiểu, tranh luận, lý giải khoa học, thuyết phục những vấn đề đưa ra. - Các em vận dụng những kiến thức của bài học về sử dụng hiệu quả mạng thông tin máy tính toàn cầu, nhất là mạng xã hội trong thực tiễn cuộc sống của bản thân… 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường: Đề tài này, tôi áp dụng ở lớp chủ nhiệm 10A3 năm học 2016 – 2017. Lớp 10A9, tôi chủ nhiệm năm học 2015 - 2016 được chọn làm lớp đối chứng. Tôi đã thống kê số liệu 2 lớp chủ nhiệm qua 2 năm học về hạnh kiểm và học lực, kết quả thu được cụ thể như sau: Về học lực: Lớp Loại giỏi Loại khá Loại TB 10A9 không có 18 em = 40% 26 em = 57,8% 2015- 2016 10A3 7 em = 15,6% 36 em = 75,6% 2em = 8,8% 2016- 2017 Về hạnh kiểm: Loại yếu 1 em=2,2% không có Lớp Loại tốt Loại khá Loại TB Loại yếu 10A9 34 em= 75,6% 8 em = 17,8% 03 em = 6,6% không có 2015- 2016 10A3 44 em= 97,8% 01 em = 2,2% không có không có 2016- 2017 Trong 2 bảng thống kê trên có: - Lớp đối chứng là: Lớp 10A9, lớp tôi chủ nhiệm năm học 2015- 2016. - Lớp thực nghiệm là: 10A3, lớp tôi chủ nhiệm năm học 2016- 2017 (sĩ số các lớp đều là 45 em). Qua kiểm tra đánh giá tôi nhận thấy: sau khi áp dụng đề tài này, học sinh lớp 10A3 có sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành động : - Tinh thần của các em sau các buổi sinh hoạt tập thể rất hào hứng, vì qua đây các em có thể nhận thức được giá trị của bản thân, giá trị của tinh thần đoàn kết và nhiều kĩ năng sống cần thiết trong cuộc sống. - Các em đã biết cách sử dụng có văn hóa điện thoại thông minh và mạng xã hội một cách hữu ích cho học tập và giải trí. - Học sinh lớp 10A3 tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao do Đoàn trường tổ chức.Thu được nhiều thành tích cao trong học tập và rèn luyện. 15 - Học sinh lớp 10A3 có tính kỉ luật cao, tình trạng bạo lực học đường, bắt nạt bạn khác không có ở lớp 10A3. Học sinh sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và tập thể lớp. Tình trạng học sinh bỏ học đi điện tử, chat, ... giảm đáng kể. 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận: Sau khi vận dụng đề tài “Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc định hướng học sinh lớp 10 sử dụng mạng thông tin máy tính toàn cầu và điện thoại thông minh ở trường THPT Lê Lợi" cho lớp chủ nhiệm trong động giáo dục tập thể, tôi rút ra một số kết luận sau: - Thứ nhất: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc định hướng học sinh lớp 10 sử dụng điện thoại thông minh và mạng thông tin máy tính toàn cầu ở trường THPT Lê Lợi là việc làm cần thiết và mang lại hiệu quả cao, đa số các em đều hứng thú và tích cực tìm hiểu, chuẩn bị các tình huống có liên quan đến nội dung yêu cầu. - Thứ hai: kĩ năng sống của các em ngày càng được nâng lên, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đổi mới giáo dục mà Bộ giáo dục và Đào tạo đã đề ra. - Thứ ba: Giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về vai trò của mạng thông tin máy tính toàn cầu - Internet, vai trò và văn hóa sử dụng điện thoại thông minh, biết cách giải quyết những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống có liên quan mạng xã hội… 3.2. Đề xuất: Phối hợp giữa Gia đình – Nhà trường – Xã hội trong việc giáo dục học sinh. Quản lí chặt chẽ học sinh trong giờ học chính khoá cũng như học ngoại khoá, thường xuyên liên hệ chặt chẽ với gia đình để quản lí học sinh và thông báo kịp thời kết quả học tập rèn luyện, tu đưỡng đạo đức cũng như các biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ, hành vi lối sống của học sinh để phối hợp giáo dục. Nhà trường, Đoàn trường giúp gia đình tư vấn giáo dục học sinh, tổ chức hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi bổ ích, hoạt động ngoài giờ lên lớp… hình thành các kĩ năng sống giúp các em giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Đề tài này, mục đích định hướng học sinh lớp 10 sử dụng điện thoại thông minh và mạng thông tin máy tính toàn cầu ở trường THPT Lê Lợi, nhằm nâng cao kĩ năng sống cho học sinh từ môi trường giáo dục ở nhà trường. Do thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi nghiên cứu chỉ là ở một tập thể lớp một trường THPT, nên có nhiều vấn đề chưa được phân tích một cách đầy đủ. Các biện pháp đưa ra chưa có tính khả thi cao những ít nhiều cũng giúp cho chúng ta nhận thấy những biện pháp thực tế trong công tác chủ nhiệm hiện nay rất đa dạng giúp cho chúng ta định hướng lại một số việc trong thời gian tới để góp phần thành công trong sự nghiệp trồng người. Rất mong nhận được sự giúp đỡ góp ý bổ sung của Ban giám hiệu nhà trường, các cấp quản lý giáo dục và các 16 đồng nghiệp để sáng kiến của tôi có được các kinh nghiệm bổ ích áp dụng cho các năm học sau. Xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2017. Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Vũ Thị Hằng TÀI LIỆU THAM KHẢO ********* [1]. Tâm lí học đại cương - Hà Nội 1995 - PGS. Nguyễn Quang Uẩn(chủ biên). [2]. Kynangsong.org › KỸ NĂNG › Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống [3]. Chỉ thị phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” trong các trường phổ thông của Bộ giáo dục và Đào tạo ra ngày 22/7/2008. [4]. Mô đun THPT 35 “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông ” của Bộ giáo dục và Đào tạo. [5]. Điều lệ trường trung học - Bộ GD & ĐT và nội quy của trường THPT Lê Lợi. [6]. SGK Tin học lớp 10 – NXB Giáo dục. [7]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet - Nguồn: http://tuoitre.vn - Nguồn: http://vietnammoi.vn 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan