Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn tổ chức xây dựng các hoạt động và các mối quan hệ thân thiện trong trường m...

Tài liệu Skkn tổ chức xây dựng các hoạt động và các mối quan hệ thân thiện trong trường mầm non

.PDF
7
1111
140

Mô tả:

SKKN TỔ CHỨC XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ THÂN THIỆN TRONG TRƯỜNG MẦM NON
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do -Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:……………………………….. 1. Tên sáng kiến: “ TỔ CHỨC XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ THÂN THIỆN TRONG TRƯỜNG MẦM NON”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một phong trào thi đua có mục tiêu rõ ràng, thiết thực và nội dung hết sức phong phú, sâu rộng và phù hợp, đồng thời là cuộc vận động cần có sự phối hợp hành động của cha mẹ học sinh và của cả cộng đồng xã hội. Qua nhiều năm triển khai thực hiện phong trào trường Mầm non đã từng bước xây dựng và thực hiện đạt được một số kết quả đáng kể như xây dựng được trường lớp sạch- đẹp, an toàn, trẻ được hoạt động trong môi trường thân thiện, chất lượng chăm sóc giáo dục được nâng cao, công tác xã hội hóa giáo dục có sự chuyển biến. Tuy nhiên do điều kiện và tình hình thực tế của đơn vị, bên cạnh những thành quả đạt được từ việc thực hiện phong trào nhà trường vẫn còn những hạn chế nhất định. Trường Mầm non tuy nằm ở trung tâm xã nhưng một số phụ huynh đời sống kinh tế còn khó khăn, chưa thật sự quan tâm đến việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ trong nhà trường. Trường có điểm lẻ ở khá xa nên việc gần gũi, sâu sát giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. Một số giáo viên chưa thật sự đầu tư vào công tác chuyên môn, chưa tích cực trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Việc chăm sóc di tích lịch sử ở địa phương và việc đưa các bài hát dân ca, trò chơi dân gian vào các hoạt động vẫn còn hạn chế. Chính vì những hạn chế trên đã làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường, chưa phát huy hết tính tích cực và sáng tạo của giáo viên và trẻ. Để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, góp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện thì việc tổ chức xây dựng các hoạt động và các mối quan hệ thân thiện trong nhà trường là một việc làm mang tính lâu dài và không thể thiếu được. Sau khi nhận thức được điều đó tôi đã mạnh dạn đề ra giải pháp mới nhằm từng bước khắc phục những hạn chế, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: - Mục đích của sáng kiến: Nhằm tạo được sự quan tâm ủng hộ của phụ huynh trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ; xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện giữa Ban giám hiệu với tập thể giáo viên, nhân viên trong nhà trường và tổ chức tốt các hoạt động tập thể thân thiện, lành mạnh góp phần nâng cao chất lượng thực hiện phong trào thi đua 1 “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đồng thời giúp bản thân nâng cao hơn nữa nghiệp vụ công tác của mình. - Nội dung giải pháp: + Những điểm khác biệt và tính mới của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến so với giải pháp đã biết: Giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến Giải pháp đã biết - Tạo được mối quan hệ gần gũi, thân thiện - Do ít có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu nên và sự quan tâm sâu sát giữa cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên nhà trường và cán bộ với tập thể giáo viên, nhân viên nhà trường. quản lý chưa tạo được mối quan hệ gần gũi, thân thiện. Đa số giáo viên, nhân viên còn e dè, ngại tiếp xúc hay trình bày những ý kiến, đề xuất hoặc khó khăn của bản thân trong quá trình công tác với cấp lãnh đạo. Vì thế, Ban giám hiệu nhà trường cũng khó nắm bắt được những nguyện vọng cá nhân cũng như năng lực riêng của mỗi người để có sự phân công nhiệm vụ cho thích hợp, từ đó hiệu quả công việc chưa cao. - Tổ chức các hoạt động tích cực giúp phụ huynh thấy được tầm quan trọng của bậc học Mầm non để từ đó có sự phối kết hợp tốt với giáo viên ở lớp, với các hoạt động của nhà trường. - Trước đây tâm lý của phụ huynh phần nhiều chưa quan tâm đến tầm quan trọng của bậc học Mầm non, cho rằng trẻ còn nhỏ, việc học tập của trẻ chưa là trọng tâm, tạo điều kiện cho trẻ chơi là chính. Vì thế phụ huynh ít quan tâm đến công tác, các hoạt động của nhà trường, chưa nhiệt tình tham gia hỗ trợ cùng giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. - Giáo viên tích cực, chủ động sáng tạo, có ý thức và tinh thần trách nhiệm hơn trong công tác giảng dạy cũng như trong việc thường xuyên đưa trẻ đi tham quan, chăm sóc các di tích lịch sử ở địa phương và đưa các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. - Giáo viên chưa chủ động nhiều, chưa tích cực tìm tòi các phương pháp mới để áp dụng vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ; công tác phối hợp với phụ huynh còn nhiều hạn chế, nội dung tuyên truyền chưa thật sự phong phú và thu hút được sự quan tâm của các bậc phụ huynh. - Trẻ được tạo điều kiện tham gia nhiều - Trẻ thường thụ động, chưa có điều kiện để hoạt động giúp trẻ phát triển tích cực và được trải nghiệm, khám phá những điều toàn diện như tham quan các di tích lịch sử mới lạ xung quanh. Việc “học” đối với trẻ 2 Giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến ở địa phương; chăm sóc cây xanh, hoa kiểng trong sân trường; tham gia các trò chơi dân gian gần gũi với trẻ… tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, thật sự “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Giải pháp đã biết còn khô khan, gò bó trong môi trường lớp học, chưa tạo động lực cho trẻ ham thích đến trường. + Cách thực hiện: a/ Công tác phối hợp tạo sự quan tâm ủng hộ của phụ huynh và các ban ngành đoàn thể: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một phong trào thi đua nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cộng đồng. Cộng đồng bao gồm cha mẹ học sinh, các đoàn thể, chính quyền địa phương…Vì vậy, ngay từ đầu năm học chúng tôi đã chủ động tham mưu với chính quyền địa phương, vận động Ban đại diện cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm cũng như tranh thủ sự quan tâm của ngành để sửa chữa và bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, mua sắm đồ dùng, đồ chơi cho các lớp, vận động phụ huynh đóng góp những nguyên liệu phế thải để giáo viên làm đồ chơi cho trẻ. Nhằm tạo được sự quan tâm và phối kết hợp tốt với phụ huynh, trong năm học chúng tôi đã tổ chức các hội thi như hội thi An toàn giao thông, hội thi vẽ tranh, kể chuyện theo sách, diễn văn nghệ gây quỹ hỗ trợ học sinh nghèo… trong quá trình ôn luyện giáo viên và phụ huynh cùng trao đổi trò chuyện, cùng nhau giúp trẻ ôn bài, chúng tôi đã tạo được động lực thúc đẩy sự quan tâm hỗ trợ của phụ huynh, vì mục đích chung là giúp trẻ tiếp thu tốt kiến thức, phụ huynh đã có sự đồng cảm, thấy được sự nhiệt tình và tâm huyết của tập thể sư phạm nhà trường. Sau một thời gian cố gắng tạo lòng tin chúng tôi đã xây dựng được mối quan hệ gần gũi, gắn bó với phụ huynh, sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ cho nhà trường. Bên cạnh đó, chúng tôi còn phối hợp tốt với phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ qua các hoạt động như trực tiếp trao đổi với phụ huynh với nhiều hình thức như: qua góc tuyên truyền của trường, của lớp, qua sổ bé ngoan hàng tháng, qua các lần Đại hội cha mẹ học sinh và các buổi tổ chức lễ hội, các buổi tổ chức bữa ăn dinh dưỡng . . . Thông qua các hoạt động đó chúng tôi tuyên truyền với phụ huynh những kiến thức nuôi dạy con theo khoa học, tuyên truyền về các hoạt động của trường nhằm huy động tối đa sự hỗ trợ của phụ huynh về vật chất cũng như tinh thần. b/ Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa Ban giám hiệu với tập thể giáo viên, nhân viên trong nhà trường: Việc xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa Ban giám hiệu với tập thể giáo viên, nhân viên trường là một việc làm vô cùng quan trọng để xây dựng nên một trường học thân thiện theo đúng nghĩa của nó. Thật vậy, nhà trường có phát triển, có đi lên một phần rất lớn nhờ vào sự cố gắng của tập thể sư phạm nhà trường.Ý thức được điều này Ban giám hiệu chúng tôi đã tạo mối quan hệ thân thiện với giáo viên, nhân viên trong nhà 3 trường. Cụ thể như trong công việc quản lý luôn thể hiện tính dân chủ, lắng nghe ý kiến của giáo viên, nhân viên, trong công tác kiểm tra dự giờ, nhận xét đánh giá chúng tôi luôn tạo sự công bằng, góp ý một cách chân thực những việc giáo viên, nhân viên đã làm được, chưa làm được một cách thẳng thắn nhưng không quá gay gắt để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa làm tốt hơn và không có cảm giác bị trách mắng hay phê bình. Luôn khuyến khích, động viên ủng hộ, tạo điều kiện để chị em tham gia tích cực các phong trào. Thường xuyên đến thăm các lớp ở khung lẻ để kịp thời giúp đỡ các cô những khó khăn về cơ sở vật chất, về chuyên môn cũng như trong công tác phối kết hợp với phụ huynh, giúp các cô làm tốt công tác chủ nhiệm của mình. Trong cuộc sống hàng ngày chúng tôi luôn tôn trọng lẫn nhau, thường xuyên quan tâm giúp đỡ, gặp gỡ trao đổi về hoàn cảnh của giáo viên, nhân viên để có sự giúp đỡ kịp thời về tình cảm, động viên về tinh thần và là chỗ dựa tin cậy để chị em yên tâm công tác, tạo động lực giúp họ phát huy hết khả năng của bản thân. Phối hợp với Công đoàn kịp thời thăm hỏi những giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, thai sản thể hiện tinh thần tương thân, tương ái. Ngoài ra trong các buổi lễ hội, vào các phong trào như kỷ niệm ngày 8/3, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày 20/10, giao lưu thi đấu bóng chuyền hơi…Ban giám hiệu chúng tôi đều dành thời gian để tham gia sinh hoạt, vui chơi cùng với các cô. Qua các buổi sinh hoạt vui chơi đó giúp cho chị em chúng tôi gần gũi, thân mật và hiểu nhau hơn. c/ Công tác chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các hoạt động tập thể thân thiện và lành mạnh: Nhằm tạo môi trường thiên nhiên cho trẻ hoạt động, ở các điểm trường chúng tôi vận động phụ huynh hỗ trợ giáo viên trồng thêm hoa kiểng và tổ chức cho trẻ chăm sóc hàng ngày như tưới nước, nhặt lá vàng từ đó tạo cho trẻ có cơ hội gần gũi với thiên nhiên, yêu thiên nhiên, yêu lao động và biết quí trọng sản phẩm lao động. Vào những ngày lễ lớn, chúng tôi tổ chức cho các cháu lớp Lá ở khung chính đến thắp hương đền thờ liệt sĩ của xã, các cháu ở khung lẻ đến viếng nghĩa trang liệt sĩ xã...Thông qua các hoạt động đó, hình thành cho trẻ lòng yêu quê hương đất nước, kính trọng các vị anh hùng dân tộc, lòng tự hào về truyền thống của quê hương. Những ngày thứ hai đầu tuần, ở khung chính chúng tôi chỉ đạo cho giáo viên lần lượt thay phiên nhau tổ chức buổi sinh hoạt chung cho tất cả các cháu, trong những buổi sinh hoạt đó các cô cho trẻ chơi những trò chơi dân gian như kéo co, rồng rắn lên mây, thả đĩa ba ba, tập tầm vông, đập heo đất... tạo cho trẻ động lực ham thích đến trường. Chúng tôi còn vận động giáo viên đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động của lớp, đưa các bài hát dân ca, ca dao, sáng tác các bài hát, hò, vè, thơ vào các hoạt động học nhằm tạo không khí vui tươi sinh động, thu hút trẻ tham gia học tập, vui chơi. Ngoài ra chúng tôi còn tổ chức tốt các lễ hội cho cô và trẻ như ngày hội đến trường, tết trung thu, ngày Nhà giáo Việt Nam, tổ chức cho cô và cháu giao lưu với các chú bộ đội nhân ngày 22/12, tổ chức sinh hoạt 8/3 cho giáo viên, nhân viên nữ… với các hình thức như biểu diễn văn nghệ, trò chơi dân gian, hái hoa dân chủ... Nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nữ của trường, chúng tôi đã đăng ký tham gia thi đấu bóng chuyền hơi do Công đoàn huyện tổ chức kỉ niệm ngày 8/3. 4 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Cùng hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với những giải pháp đưa ra đã đạt được những kết quả đáng kể. Trong năm học 2012- 2013 này, khi áp dụng những giải pháp trên, chúng tôi đã góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng thực hiện phong trào trong nhà trường và những giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả các trường Mầm non có cùng điều kiện. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: Qua thời gian thực hiện các giải pháp trên trường chúng tôi đã đạt được những kết quả sau: - Tạo được sự quan tâm ủng hộ của phụ huynh, mạnh thường quân và các ban ngành đoàn thể trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, cụ thể: + Phụ huynh hỗ trợ 79 ngày công lao động và tổng số tiền là 32.390.000đ(ba mươi hai triệu ba trăm chín mươi nghìn đồng), hiện vật: 01 bếp gas, 01 bình gas, 01 nồi cơm điện, 02 nồi lớn, 01 đồng hồ, 30 cái tô, 30 cái muỗng, 05 cái rổ, 23 đôi dép cho trẻ, 06 cái băng đá, 354 cái lồng đèn, 354 cái bánh trung thu, 1066 quyển vở, 88 phần quà phát thưởng cuối năm cho trẻ, tặng 370 phần quà nhân dịp Tết thiếu nhi 1/6 với số tiền là 4.440.000đ ( bốn triệu bốn trăm bốn chục ngàn đồng). + Uỷ ban nhân dân xã hỗ trợ tổ chức trung thu cho trẻ với số tiền là 1.500.000đ (một triệu năm trăm ngàn) và 120 bánh trung thu. + Trong buổi biểu diễn văn nghệ mừng Đảng mừng xuân gây quỹ hỗ trợ cho học sinh nghèo nhà trường đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh và các mạnh thường quân, số tiền thu được trên 13.000.000đ ( mười ba triệu đồng). - Với cách ứng xử thân thiện của Ban giám hiệu, các chị em trong tập thể sư phạm nhà trường đã thấy sự quan tâm gần gũi. Sự đồng cảm chia sẻ của cán bộ quản lý đã thật sự giúp họ có được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, có nhiều chị em đã mạnh dạn chủ động nêu ý kiến và đề bạt nguyện vọng của mình. Đây là điều kiện thuận lợi để chúng tôi gần gũi với nhau hơn, tạo được sự đồng thuận trong tập thể. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy mọi người cùng đồng tâm hiệp lực để đưa nhà trường đi lên. - Giáo viên đã chịu khó đầu tư trong soạn giáo án, làm đồ dùng đồ chơi, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ, từ đó chất lượng chuyên môn của trường có sự tiến bộ rõ rệt: Giáo viên thi tay nghề cơ sở đạt 100%, có 05 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, có 02 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, tăng 02 so với chu kỳ qua, Phòng giáo dục thanh tra 02 giáo viên, dự giờ 04 tiết dạy, đạt 04 tiết khá. - Qua các hoạt động và các lễ hội, cô và trẻ có điều kiện gần gũi thân thiện nhau hơn. Giáo viên chủ động, sáng tạo hơn. Trẻ tích cực, tự tin hơn trong các hoạt động, mạnh dạn trong giao tiếp, đoàn kết với bạn bè, có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, quan tâm, chăm sóc vật nuôi, cây trồng. Với các giải pháp đã thực hiện trong thời gian qua đã giúp cho nhà trường giữ vững và từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mặc dù trong quá trình thực hiện chúng tôi đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc nhưng tôi tin tưởng rằng với tinh thần trách nhiệm, sự phấn đấu nổ lực không ngừng của bản thân và tập thể sư phạm nhà trường trong thời gian 5 tới chúng tôi sẽ tiếp tục tìm ra được những giải pháp tốt hơn nữa để nâng cao chất lượng việc tổ chức xây dựng các hoạt động và các mối quan hệ thân thiện trong nhà trường. 3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Số TT Họ và tên 1 Đặng Thị Thu Chung Ngày tháng năm sinh 1971 2 Võ Thị Trúc Phương 1976 Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ Trường MN PHT ĐHMN PHT ĐHMN Tuyên truyền vận động Tuyên truyền vận động CTCĐ CĐMN TT tổ Lá CĐMN GV Trường BTCĐ MN ĐHMN Trường MN 3 Trương Thị Ngọc Hiếu 1981 Trường MN 4 Nguyễn Thị Lệ Thuyên 1965 5 Trương Thị Ngọc Nguyên 1985 6 Võ Huỳnh Nhi 1989 Trường MN GV ĐHMN GV CĐMN TT tổ Ghép CĐMN GV ĐHMN GV CĐMN Trường MN 7 Nguyễn Ngọc Điệp 1982 Trường MN 8 Lê Thị Kim Thoa 1981 Trường MN 9 10 Nguyễn Thị Phương Thúy 1984 Phạm Thị Loan 1973 Trường MN Trường MN Phối hợp PH, tổ chức hoạt động Phối hợp PH, tổ chức hoạt động Phối hợp PH, tổ chức hoạt động Phối hợp PH, tổ chức hoạt động Phối hợp PH, tổ chức hoạt động Phối hợp PH, tổ chức hoạt động Phối hợp PH, tổ chức hoạt động Phối hợp PH, tổ chức hoạt động 6 Số TT Họ và tên 11 Nguyễn P. T. H Quốc Quyên 12 Nguyễn Thị Mỹ Châu 13 Nguyễn Thị Kim Cương Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ Trường MN GV CĐMN Phối hợp PH, tổ chức hoạt động 1965 Trường MN GV CĐMN 1981 Trường MN GV ĐHMN GV THMN GV CĐMN GV CĐMN Phối hợp PH, tổ chức hoạt động Phối hợp PH, tổ chức hoạt động Phối hợp PH, tổ chức hoạt động Phối hợp PH, tổ chức hoạt động Phối hợp PH, tổ chức hoạt động Ngày tháng năm sinh 1977 14 Nguyễn Thị Thiềng 1962 Trường MN 15 Cao Thị Kim Ngân 1979 Trường MN 16 Đặng Thị Ngọc Tím 1988 Trường MN 3.6. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Muốn tổ chức xây dựng tốt các hoạt động và các mối quan hệ thân thiện trong nhà trường phải có các điều kiện cần thiết như: - Cán bộ quản lý phải có năng lực tiếp nhận tốt thông tin giáo dục. - Xây dựng được các kế hoạch hoạt động, phối hợp một cách cụ thể, thiết thực. - Sự quyết tâm và đồng lòng của Ban giám hiệu nhà trường. - Phụ huynh phải thật sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bậc học mầm non. 3.8. Tài liệu kèm theo gồm: Không có./. Bến Tre, Ngày 09 tháng 10 năm 2013 Phan Thị Bạch Nga Trường Mầm non Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc Hiệu trưởng 8,0đ 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất