Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn sử dụng bản đồ tư duy trong post- reading chương trình tiếng anh 12 cơ bản...

Tài liệu Skkn sử dụng bản đồ tư duy trong post- reading chương trình tiếng anh 12 cơ bản

.PDF
23
11466
156

Mô tả:

SKKN Sử dụng bản đồ tư duy trong Post- reading chương trình tiếng anh 12 cơ bản
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Sö dông c¸c d¹ng b¶n ®å t­ duy trong Post – Reading, ch­¬ng tr×nh TiÕng Anh 12 (c¬ b¶n) SỞ GD - ĐT HÀ TĨNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: Sử dụng các dạng bản đồ tư duy trong Post – reading chương trình Tiếng Anh 12 cơ bản. Võ Thị Vệt Anh – THPT Kỳ Anh Lĩnh vực: Phương pháp Năm học: 2013 – 2014 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Sö dông c¸c d¹ng b¶n ®å t­ duy trong Post – Reading, ch­¬ng tr×nh TiÕng Anh 12 (c¬ b¶n) I. Lý do chọn đề tài: Đọc hiểu là kỹ năng không thể thiếu trong việc dạy và học môn Tiếng Anh. Có thể nói, kỹ năng đọc hiểu đòi hỏi người học vận dụng kiến thức trên nhiều cấp độ khác nhau của ngôn ngữ như: từ vựng, ngữ pháp,… và hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực của đời sống, khoa học,… Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu có vai trò rất quan trọng đối với học sinh lớp 12 vì các dạng bài tập đọc hiểu chiếm tỷ lệ khá cao trong các đề thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp, đặc biệt là thi đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc vận dụng phương pháp vào dạy kĩ năng đọc hiểu, học sinh chưa chủ động tiếp nhận kiến thức, rèn luyện và hình thành kĩ năng. Nhận thức được điều đó nên người viết đã chọn đề tài: “Sử dụng các dạng bản đồ tư duy trong Post – reading chương trình Tiếng Anh 12 cơ bản” để nghiên cứu, thực nghiệm trong quá trình giảng dạy với mong muốn góp phần giúp đồng nghiệp, học sinh cải tiến phương pháp dạy và học kĩ năng đọc hiểu. II. Mục đích nghiên cứu. Khi chọn đề tài này để nghiên cứu, người viết hướng đến các mục đích sau: Giúp học sinh rèn luyện các loại tư duy như: tư duy biện chứng, tư duy logic, tư duy phân tích – tổng hợp… Giúp các em nắm bắt thông tin của bài đọc một cách có hệ thống, có chiều sâu và có khả năng vận dụng vào đời sống; hình thành các kĩ năng đọc hiểu quan trọng như đọc lướt, đọc để lấy thông tin chi tiết, đọc để tìm ý chính của văn bản,… Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, làm cho các giờ học đọc hiểu trở nên lý thú, hấp dẫn hơn, tạo không khí học tập sôi nổi, cuốn hút, giúp học sinh tự tin hơn, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Ngoài ra, người viết hy vọng đề tài này sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích và thiết thực, đồng nghiệp có thể vận dụng và phát triển. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Bản đồ tư duy là một khái niệm mới nhưng được sử dụng khá phổ biến ở các nước có nền giáo dục tiên tiến. Hiện nay, có rất nhiều dạng bản đồ tư duy và phạm vi sử dụng các dạng bản đồ này cũng rất rộng rãi. Bản đồ tư duy có thể áp dụng để giảng dạy cho nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều độ tuổi, bậc học khác nhau,… Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu việc sử dụng các dạng bản đồ tư duy ở phần Post – reading của một tiết đọc hiểu chương trình Tiếng Anh 12 cơ bản. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 2 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Sö dông c¸c d¹ng b¶n ®å t­ duy trong Post – Reading, ch­¬ng tr×nh TiÕng Anh 12 (c¬ b¶n) I. Cơ sở lí luận và thực tiễn: 1. Cơ sở lí luận: Một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết Hội nghị TW 8 là vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Trong đó, việc đổi mới phương pháp dạy và học là then chốt, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của nền giáo dục nước nhà. Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Sự hứng thú và động cơ đọc hiểu là những yếu tố đầu tiên giúp học sinh nâng cao kỹ năng đọc hiểu. Với vai trò là người chủ động, hướng dẫn và kiểm soát các hoạt động dạy và học, giáo viên phải sử dụng đa dạng các chiến lược, phương pháp để giúp đỡ người học phát triển kỹ năng lẫn kiến thức và tư duy. Các dạng bản đồ tư duy là sự lựa chọn tối ưu, đáp ứng được những yêu cầu đó. Theo TS. Trần Đình Châu, việc sử dụng bản đồ tư duy mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. 2. Cơ sở thực tiễn. Đọc hiểu là một kỹ năng hết sức quan trọng, không chỉ đối với học sinh mà đối với toàn nhân loại. Trong thời đại công nghệ, khi cuộc sống tràn ngập các hình thức giải trí bằng hình ảnh, bằng các phương tiện thu phát,… thì việc đọc đang ngày càng bị xem nhẹ. Con người, đặc biệt là giới trẻ, đang ngày càng mất đi thói quen đọc sách, báo. Bởi vậy, thiết kế các hoạt động mới mẻ trong các giờ học, phong phú về hình thức, nội dung… nhằm thu hút sự tích cực, hợp tác của học sinh là hết sức cần thiết. Tại đơn vị tôi đang công tác, nhiều học sinh chưa có điều kiện để tiếp cận với các loại sách, báo và các nguồn văn bản. Các em còn thiếu động cơ đọc sách nói chung và đọc bài trong chương trình học tiếng Anh nói riêng nên dẫn đến tình trạng ít quan tâm đến môn học. Đa số các em chưa thấy được tầm quan trọng của kỹ năng đọc - hiểu trong cuộc sống thường ngày cũng như trong công việc của các em sau này. Trong quá trình giảng dạy, qua các tiết dự giờ đồng nghiệp, qua thảo luận và trao đổi về bài dạy, tôi nhận thấy vấn đề gây khó khăn nhất cho giáo viên tiếng Anh hiện nay là: thiết kế các hoạt động Post – reading gì để vừa mang lại hiệu quả vừa tạo hứng thú, rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy cho học sinh, đặc biệt là học sinh khối 12. II. Giới thiệu một số dạng bản đồ tư duy thường gặp: 1. Venn maps: (Bản đồ Venn) Bản đồ Venn được tạo bởi hai hoặc nhiều hình tròn có phần giao nhau giữa chúng. Bản đồ này thích hợp với dạng bài tập so sánh giữa hai hoặc nhiều đối tượng. Phần giao nhau giữa các đường tròn thể hiện những điểm tương đồng, phần còn lại của mỗi đường tròn thể hiện nét riêng biệt của từng đối tượng. Cần lưu ý rằng không nhất thiết phải luôn có sự tương đồng giữa hai đối tượng được so sánh, nhưng nhất thiết phải tìm ra những nét khác biệt giữa chúng. 3 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Sö dông c¸c d¹ng b¶n ®å t­ duy trong Post – Reading, ch­¬ng tr×nh TiÕng Anh 12 (c¬ b¶n) 2. Bubble maps: (Bản đồ bong bóng) Dạng bản đồ tư duy này còn được gọi là Bubble cluster. Một bản đồ bong bóng cho phép người học trình bày ý tưởng chính và các ý liên quan về bài đọc của các em. Bong bóng trung tâm thể hiện ý chính cần triển khai, các bong bóng bên ngoài thể hiện thông tin chi tiết triển khai từ ý chính đó. 3. Double bubble map: (Bản đồ bong bóng đôi) Một bản đồ bong bóng đôi được sử dụng để so sánh và tương phản. Hai nội dung cần so sánh, đối chiếu sẽ được đặt trong hai vòng tròn lớn hơn. Các bong bóng trung tâm là những điều họ có điểm chung và các vòng tròn bên ngoài là đúng sự thật chỉ cho các mục riêng biệt. Có thể nói về bản chất, bản đồ bong bóng đôi là một sơ đồ Venn được trình bày dưới một hình thức khác. 4 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Sö dông c¸c d¹ng b¶n ®å t­ duy trong Post – Reading, ch­¬ng tr×nh TiÕng Anh 12 (c¬ b¶n) 4. Fishbone maps: (Bản đồ hình xương cá) (Bản đồ này còn được gọi là: bản đồ nguyên nhân và kết quả) Bản đồ hình xương cá thể hiện nhiều nguyên nhân sẵn có và kết quả của một hiện tượng. Dạng bản đồ này có thể được dùng trong hoạt đông Post – reading cho các văn bản mang tính nghị luận về các vấn đề quan tâm của xã hội, ví dụ như: ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số,… 5. Tree maps: (Bản đồ hình cây) 5 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Sö dông c¸c d¹ng b¶n ®å t­ duy trong Post – Reading, ch­¬ng tr×nh TiÕng Anh 12 (c¬ b¶n) Đây là dạng bản đồ quen thuộc nhất đối với người dạy lẫn người học. Bản đồ này được dùng để triển khai nội dung của bài đọc về một đối tượng có hai hoặc nhiều thông tin với tầm quan trọng như nhau, được sắp xếp theo hệ thống từ ý lớn đến ý nhỏ. 6. Flow maps: (Sơ đồ dòng chảy) Sơ đồ dòng chảy có thể dùng trong các bài tập tái hiện kiến thức về các hoạt động diễn ra theo trình tự thời gian. Chức năng của loại bản đồ này gần giống với bản đồ trình tự (Sequence chart). Ngoài ra, bản đồ dòng chảy đặc biệt thích hợp khi chúng ta muốn mô tả vòng tuần hoàn hoặc chu kỳ của một hiện tượng, sự kiện nào đó. 6 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Sö dông c¸c d¹ng b¶n ®å t­ duy trong Post – Reading, ch­¬ng tr×nh TiÕng Anh 12 (c¬ b¶n) 7. Sequence chart (Sơ đồ chuỗi) Là loại biểu đồ diễn tả lại một câu chuyện, một sự kiện, một hoạt động theo trình tự thời gian hoặc sắp xếp các đối tượng của một chủ đề nào đó theo thứ hạng. 8. Buzan maps: (Bản đồ Buzan) Là loại bản đồ tư duy phổ biến nhất hiện nay. Đây cũng là bản đồ tư duy dễ sử dụng nhất để triển khai các thông tin chi tiết hoặc các sự kiện liên quan của một chủ đề cụ thể. Từ một vấn đề trung tâm, người học sẽ dễ dàng dùng kiến thức của mình vẽ nên các nhánh của bản đồ một cách logic và có hệ thống về mặt ngữ nghĩa. 7 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Sö dông c¸c d¹ng b¶n ®å t­ duy trong Post – Reading, ch­¬ng tr×nh TiÕng Anh 12 (c¬ b¶n) Trên đây là một số loại bản đồ tư duy tiêu biểu. Giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh có thể sử dụng các loại bản đồ này vào dạy từ vựng, cấu trúc hoặc kỹ năng nói, nghe… Trong bài viết này tôi xin trình bày một số hoạt động Post – reading trong chương trình SGK Tiếng Anh 12 cơ bản có sử dụng bản đồ tư duy. III. Giới thiệu một số bài tập Post – reading sử dụng bản đồ tư duy. 1. Các bài tập Post – reading sử dụng bản đồ tư duy Buzan: 1.1 Unit 1: Family life. Nội dung của văn bản đọc hiểu trong bài này là về vai trò của các thành viên và sự chia sẻ công việc trong một gia đình. Để giúp học sinh hệ thống lại kiến thức mà các em đã học ở các phần Pre – reading và While – reading, chúng tôi chọn dùng bản đồ Buzan. Ở những lớp đại trà và kiến thức của học sinh còn hạn chế, chúng tôi chỉ yêu cầu các em thể hiện lại những công việc hằng ngày của các thành viên trong gia đình người kể chuyện theo sơ đồ sau: Chia học sinh ra thành các nhóm, phát các bảng bìa hoặc bản photo sơ đồ. Yêu cầu các em thảo luận theo nhóm và điền thông tin vào các nhánh của bản đồ. Sau đó mời đại diện của các nhóm lên trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình. Bản đồ tư duy sau khi các em đã hoàn thành sẽ có dạng: 8 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Sö dông c¸c d¹ng b¶n ®å t­ duy trong Post – Reading, ch­¬ng tr×nh TiÕng Anh 12 (c¬ b¶n) Đối với lớp chọn khối D hoặc những lớp có học sinh khá hơn, chúng tôi yêu cầu các em vẽ bản đồ về nhiệm vụ của các thành viên trong gia đình mình, Sau đó yêu cầu các em trình bày. Như vậy, các em có thể liên hệ thực tế, vận dụng các từ ngữ liên quan đến bài đọc và sử dụng thì hiện tại đơn một cách thành thục. 1.2 Unit 4: School education system Ở bài đọc 4, học sinh được biết về hệ thống giáo dục của nước Anh. Các thông tin trong bài hết sức chi tiết, cụ thể. Hệ thống giáo dục ở nước Anh có nhiều điểm khác biệt so với hệ thống giáo dục Việt Nam. Và chúng tôi chọn sơ đồ Buzan giúp các em tái hiện lại và khắc sâu những kiến thức của bài đọc. Học sinh có thể triển khai sơ đồ như sau: 9 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Sö dông c¸c d¹ng b¶n ®å t­ duy trong Post – Reading, ch­¬ng tr×nh TiÕng Anh 12 (c¬ b¶n) 1.3 Unit 8: Life in the future Sơ đồ tư duy của Buzan được sử dụng ở phần Post – reading bài 8 với mục đích giúp học sinh liệt kê những thông tin về sự thay đổi của cuộc sống chúng ta trong tương lai. Bài đọc chủ yếu tập trung vào bốn vấn đề chính, đó là kinh tế, điều kiện sống, điều kiện làm việc và sự đi lại, vậy nên sơ đồ sẽ có bốn nhánh chính. Sau khi thảo luận, học sinh sẽ trình bày ý kiến và cùng nhau bổ sung thông tin để đưa ra một sơ đồ hoàn thiện. 10 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Sö dông c¸c d¹ng b¶n ®å t­ duy trong Post – Reading, ch­¬ng tr×nh TiÕng Anh 12 (c¬ b¶n) 1.4 Unit 10. Endangered species. Sự tuyệt chủng của các loài động vật và thực vật hiện đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Vì vậy, học sinh cần hiểu sâu và ghi nhớ những nguyên nhân, ảnh hưởng và giải pháp của vấn đề này. Sơ đồ Buzan rất có ích với mục đích đó. Sơ đồ gợi ý: 1.5 Unit 11. Books Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. Sách đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Để giúp học sinh hiểu về sách, thể hiện những hiểu biết của các em về sách, chúng tôi thiết kế bản đồ tư duy sau: 11 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Sö dông c¸c d¹ng b¶n ®å t­ duy trong Post – Reading, ch­¬ng tr×nh TiÕng Anh 12 (c¬ b¶n) Bản đồ này vừa yêu cầu người học trình bày các cách đọc sách được nêu lên trong bài đọc, vừa đòi hỏi các em thể hiện sự hiểu biết của mình về sách. Vì vậy, bản đồ của các em có thể khác nhau. Tuy nhiên, giáo viên nên dẫn dắt, gợi ý cho các em lập được một sơ đồ chi tiết như sau. 1.6 Unit 13. The 22nd SEA Games Đại hội thể thao Đông Nam Á là một sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các quốc gia trong khu vực. Là người Việt Nam, học sinh cần có sự hiểu biết về các 12 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Sö dông c¸c d¹ng b¶n ®å t­ duy trong Post – Reading, ch­¬ng tr×nh TiÕng Anh 12 (c¬ b¶n) sự kiện này. Đặc biệt, Đại hội thể thao Đông Nam Á được tổ chức ở Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên nước ta đăng cai một sự kiện thể thao có quy mô lớn và ý nghĩa đến như vậy. Sơ đồ tư duy sau đây sẽ giúp học sinh ghi nhớ các thông tin về sự kiện này. Sơ đồ gợi ý: 2. Các bài tập Post – reading sử dụng bản đồ Venn: 2.1 Unit 2: Culture diversity. Bài đọc ở Bài 2 làm rõ sự khác biệt trong quan điểm về tình yêu và hôn nhân của giới trẻ Châu Á và giới trẻ Mĩ. Khi muốn so sánh hai đối tượng thì sự lựa chọn tốt nhất là sơ đồ Venn. Chúng tôi yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm và vẽ sơ đồ vào bảng bìa. Cách thức tiến hành tương tự như ở Bài 1. 13 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Sö dông c¸c d¹ng b¶n ®å t­ duy trong Post – Reading, ch­¬ng tr×nh TiÕng Anh 12 (c¬ b¶n) Sơ đồ của bài tập này sẽ gồm hai vòng tròn thể hiện quan điểm về tình yêu và hôn nhân của hai nền văn hóa. Kết quả bài làm của học sinh sẽ có dạng như sau: 2.2 Unit 12. Water sports. Nội dung bài đọc của bài 12 nói về môn bóng nước, một môn thể thao khá lạ đối với người Việt Nam nói chung và đối với học sinh nói riêng. Tuy nhiên, môn bóng nước 14 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Sö dông c¸c d¹ng b¶n ®å t­ duy trong Post – Reading, ch­¬ng tr×nh TiÕng Anh 12 (c¬ b¶n) có một số điểm khá giống với môn bóng đá, môn thể thao hết sức thân thuộc đối với chúng ta. Vì vậy, người viết đề tài này sử dụng bản đồ Venn để giúp học sinh so sánh, đối chiếu và ghi nhớ các thông tin về môn thể thao mới mẻ này. Học sinh vừa sử dụng những kiến thức về môn bóng nước các em nắm bắt trong bài đọc, vừa vận dụng kiến thức thực tiễn về môn bóng đá để thiết kế nên một sơ đồ đầy đủ thông tin như sau: 15 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Sö dông c¸c d¹ng b¶n ®å t­ duy trong Post – Reading, ch­¬ng tr×nh TiÕng Anh 12 (c¬ b¶n) 3. Bài tập Post – reading sử dụng sơ đồ cây: Unit 3: Ways of socializing Nội dung của bài đọc Bài 3 là sử dụng cách giao tiếp phi ngôn (không dùng lời nói, chỉ dùng cử chỉ, hành động, ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp). Theo ý kiến cá nhân của người viết thì Sơ đồ cây là sự lựa chọn phù hợp khi thiết kế hoạt động Post – reading cho bài này. Trong sơ đồ, học sinh sẽ sử dụng những thông tin vừa mới học để đưa ra những hành động nên làm và không nên làm khi sử dụng giao tiếp phi ngôn. Và sơ đồ này sẽ giúp học sinh nhớ những quy tắc quan trọng trong giao tiếp, góp phần nâng cao kỹ năng sống của các em. Và đây là sơ đồ gợi ý cho bài tập này: 16 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Sö dông c¸c d¹ng b¶n ®å t­ duy trong Post – Reading, ch­¬ng tr×nh TiÕng Anh 12 (c¬ b¶n) 3. Bài tập Post – reading sử dụng sơ đồ chuỗi: Unit 6: Future jobs Bài đọc ở Bài 6 hướng dẫn cho người học một số việc cần phải làm khi nộp đơn xin việc và những điều cần lưu ý để thành công khi trả lời phỏng vấn. Vì các chỉ dẫn được trình bày một cách có trật tự nên sơ đồ chuỗi là sự lựa chọn thích hợp nhất. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, nhóm hoặc cá nhân. Nhưng tốt hơn hết, nên cho các em làm vào bảng phụ hoặc bảng bìa để dễ trình bày trước lớp. 17 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Sö dông c¸c d¹ng b¶n ®å t­ duy trong Post – Reading, ch­¬ng tr×nh TiÕng Anh 12 (c¬ b¶n) Sơ đồ của học sinh nên nêu rõ các bước như gợi ý: 18 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Sö dông c¸c d¹ng b¶n ®å t­ duy trong Post – Reading, ch­¬ng tr×nh TiÕng Anh 12 (c¬ b¶n) C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Có nhiều phương pháp dạy đọc - hiểu khác nhau nhưng qua quá trình giảng dạy và áp dụng tại đơn vị, bản thân tôi nhận thấy phương pháp sử dụng bản đồ tư duy để hướng dẫn học sinh hệ thống và vận dụng kiến thức đã học ở phần Post - reading là hiệu quả hơn cả. Bản đồ tư duy là công cụ tổ chức tư duy, là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não và đưa thông tin ra ngoài. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó: “sắp xếp” ý nghĩ. Sự triển khai các ý trong một bản đồ tư duy giống như cơ chế hoạt động của bộ não nên sử dụng bản đồ tư duy sẽ giúp cho học sinh sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian, ghi nhớ tốt hơn, … Áp dụng bản đồ tư duy trong dạy học có hiệu quả đặc biệt trong việc giảm tải những nội dung trùng lặp, nhàm chán, không phù hợp... nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu giáo dục đã đề ra cho từng môn học. Giáo viên có thể áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, từng bước chuyển cách dạy và học từ chỗ trang bị kiến thức cho người học sang dạy cách tiếp nhận và tìm tòi kiến thức, vận dụng vào thực tế và biến thành kỹ năng của mình. Dạy học bằng bản đồ tư duy giúp học sinh thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu và nhớ chính xác. Sử dụng bản đồ tư duy gây được hứng thú cho người học. Phương pháp này còn đặc biệt có ích trong việc củng cố kiến thức và phát triển tư duy logic cho học sinh. Bản đồ tư duy không chỉ hiệu quả mà còn tiện dụng. Vật liệu làm bản đồ tư duy dễ kiếm, cách làm đơn giản. Bản đồ tư duy có thể được vẽ trên giấy bìa, bảng phụ, sử dụng bút chì, màu, phấn, tẩy... hoặc cũng có thể thiết kế trên powerpoint hay các phần mềm tin học chuyên dùng. Từ những ưu điểm đó, bản đồ tư duy được sử dụng rộng rãi trong dạy và học. Khi nghiên cứu đề tài này, người viết đã trình bày Sáng kiến kinh nghiệm của mình dưới hình thức báo cáo chuyên đề. Các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đã có góp ý bổ sung, sửa đổi và thống nhất đưa vào áp dụng trong giảng dạy ở đơn vị. Sau gần một năm áp dụng, chúng tôi đã thu được kết quả rất đáng khích lệ: Các giờ dạy đọc hiểu ở các lớp khối 12 không còn là những giờ dạy buồn chán và tẻ nhạt. Hầu hết học sinh đều rất hứng thú, hợp tác trong việc vẽ các sơ đồ, bản đồ tư duy ở hoạt động Post – reading. Khi kiểm tra miệng về những bài đọc hiểu có sử dụng các dạng bản đồ tư duy, chúng tôi thấy rằng học sinh ghi nhớ nội dung bài đọc khá đầy đủ và chi tiết. Các em còn có thể trả lời các câu hỏi của giáo viên có nội dung so sánh đối chiếu hoặc liên hệ thực tiễn về những nội dung đã học. Học sinh làm bài tập đọc hiểu tương đối tốt trong các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ. Chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát nhỏ ở ba lớp 12 với ba đối tượng người học có trình độ Tiếng Anh khác nhau: 12B1 – lớp chọn Anh, 12A1 – lớp học khá môn Tiếng Anh và 12B5 – lớp học yếu môn Tiếng Anh. Sau khi kiểm tra, đối chiếu tỷ lệ học sinh hiểu bài đọc trong chương trình sách giáo khoa, chúng tôi thu được kết quả như sau: 19 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Sö dông c¸c d¹ng b¶n ®å t­ duy trong Post – Reading, ch­¬ng tr×nh TiÕng Anh 12 (c¬ b¶n) Tỷ lệ HS hiểu bài Lớp khi không sử dụng các dạng bản đồ tư duy ở Post reading 80% Lớp 12B1 75% Lớp 12A1 69% Lớp 12B5 Tỷ lệ HS hiểu bài Tỷ lệ chênh lệch khi sử dụng các dạng bản đồ tư duy ở Post - reading 99% 92% 83% 19% 17% 14% 2. Kiến nghị. Bản đồ tư duy đem lại hiệu quả tích cực trong dạy học. Vì vậy giáo viên cần tiếp tục thiết kế các bài tập sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học các kiến thức và kỹ năng khác như dạy viết, nghe, từ vựng, cấu trúc ngữ pháp… Mặt khác, bản đồ tư duy có rất nhiều ưu điểm trong dạy học nhưng chúng ta không nên tuyệt đối hoá vai trò của bản đồ tư duy, không nên coi bản đồ tư duy là công cụ vạn năng mà phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong giảng dạy. Giáo viên chúng ta nên phối hợp việc ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học với việc thực hiện cuộc vận động xây dựng Trường học thân thiện - Học sinh tích cực của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Chúng tôi đã hết sức cố gắng đầu tư vào đề tài nghiên cứu này, tuy nhiên thiếu sót là không thể tránh khỏi. Rất mong các cấp, các thầy cô giáo cũng như các em học sinh cùng đọc, tham khảo, góp ý kiến phản hồi để giúp đề tài ngày càng hoàn thiện và trở thành một nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên và học sinh. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất