Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ sinh hoạt lớp...

Tài liệu SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ sinh hoạt lớp

.DOC
9
256
79

Mô tả:

SKKN: Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ sinh hoạt lớp I. Đặt vấn đề Có ai đó đã nói rằng: “Dìu dắt đàn em, mở rộng tầm nhìn, đánh thức tâm hồn, định hướng tương lai. Đó là Sứ mệnh cao cả của người thầy”. Quả đúng như vậy. Nhiệm vụ của người giáo viên không chỉ là phát huy trí tuệ của học sinh mà còn vun đắp tâm hồn và giúp các em từng bước hoàn thiện nhân cách. Đối với người giáo viên chủ nhiệm, ngoài công việc giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm còn phải là một nhà giáo dục, nắm bắt những tâm tư, tình cảm, chăm lo đến quá trình học tập và rèn luyện đạo đức của mỗi em và của cả tập thể học sinh. Trong công tác chủ nhiệm, giờ sinh hoạt lớp đóng vai trò quan trọng. Đó là một hoạt động giáo dục hữu ích góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết và giúp các em phát triển những kĩ năng sống cơ bản. Chính thông qua hoạt động này, giáo viên chủ nhiệm có điều kiện gắn bó với học sinh trong một cộng đồng chung để cùng giải quyết những vấn đề của tập thể, đồng thời nắm những thông tin cần thiết làm cơ sở để đánh giá quá trình rèn luyện của học sinh. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, người giáo viên chủ nhiệm phải biết phát huy vai trò, năng lực của học sinh. Phát huy tính tích cực của học sinh là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện tốt giờ sinh hoạt lớp. Với chút ít kinh nghiệm tích lũy được từ thực tế khi thực hiện công tác này, xin được chia sẻ với quý đồng nghiệp để cùng góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm. II. Giải quyết vấn đề 1. Thực trạng 1 SKKN: Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ sinh hoạt lớp Trong nhà trường phổ thông, giờ sinh hoạt lớp thường được xếp vào tiết học cuối của mỗi tuần học. Đây là thời điểm để các em học sinh tự đánh giá những hoạt động học tập, rèn luyện của cá nhân và tập thể lớp trong tuần, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần tiếp theo nhằm mục tiêu hoàn thành tốt kế hoạch năm học. Đây cũng là dịp để các em được bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tham gia các sinh hoạt tập thể cùng với các thành viên trong lớp. Từ đó, các em sẽ được trải nghiệm, được rèn luyện và phát triển nhân cách. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn không ít những giờ sinh hoạt lớp diễn ra trong không khí nặng nề, căng thẳng hoặc qua loa đại khái làm mất đi mục tiêu, ý nghĩa và tác dụng giáo dục của tiết học này. Nguyên nhân chính là do học sinh không được phát huy vai trò chủ thể, tích cực, không được cùng nhau tổ chức, tham gia vào các hoạt động tập thể. Nội dung giờ sinh hoạt lớp thường khô cứng, không thực sự gắn với nhu cầu của các em. Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp còn đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú... Từ thực tiễn đó, việc phát huy vai trò chủ thể tích cực của học sinh để tổ chức tốt giờ sinh hoạt lớp là điều cần thiết. 2. Những biện pháp đã tiến hành Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ sinh hoạt lớp xuất từ quan niệm học sinh phải là chủ thể của hoạt động giáo dục này. Tất cả các em được tham gia vào giờ sinh hoạt lớp với những vai trò và vị trí khác nhau như điều hành các bước của giờ sinh hoạt, góp ý xây dựng tập thể, tổ chức sinh hoạt tập thể, tham gia tọa đàm/trò chơi, cổ động... Sự tham gia đó phải thực sự bắt nguồn từ nhu cầu và hứng thú của học sinh. 2 SKKN: Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ sinh hoạt lớp 2.1. Phát huy vai trò của ban cán sự lớp Trong giờ sinh hoạt lớp, đội ngũ ban cán sự đảm nhiệm công tác điều hành, tổ chức tổng kết, đánh giá thi đua và xây dựng kế hoạch. Giáo viên chủ nhiệm “trao quyền” cho các em quản lý và điều khiển các bước của giờ sinh hoạt. Cụ thể: - Các tổ trưởng báo cáo cụ thể kết quả thi đua của từng thành viên và cả tổ trong tuần (điểm thi đua, xếp loại hạnh kiểm, điểm trung bình chung của tổ...) - Các lớp phó văn thể mĩ, nề nếp, lao động nhận xét tình hình từng mảng mà mình phụ trách. - Lớp trưởng điều khiển học sinh thảo luận, đóng góp ý kiến về các hoạt động của lớp, về việc theo dõi thi đua của các tổ... Trên cơ sở ý kiến của các bạn và quá trình theo dõi lớp trực tiếp, lớp trưởng tổng kết những mặt mạnh, mặt yếu của tập thể, đề xuất tuyên dương những cá nhân điển hình hay phê bình cá nhân vi phạm. Từ đó định hướng kế hoạch cho tuần tới. Để ban cán sự lớp làm việc nghiêm túc và có hiệu quả trong giờ sinh hoạt, giáo viên chủ nhiệm không phải “khoán trắng” cho các em mà phải đóng vai trò là người cố vấn, giúp các em tự tin thực hiện nhiệm vụ và phát huy vai trò của mình: + Phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp để các em có trách nhiệm với mảng công việc mình được giao. Chẳng hạn: lớp trưởng quản lý lớp và phụ trách mảng trật tự, nề nếp; lớp phó học tập theo dõi tình hình học tập của lớp; lớp phó văn thể mĩ phụ trách công tác văn nghệ, thể thao và đời sống; bí thư tổ chức các phong trào của lớp và phụ trách công tác vệ sinh; tổ trưởng điều hành công việc 3 SKKN: Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ sinh hoạt lớp chung của tổ, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nội quy của tổ viên, xếp loại hạnh kiểm; tổ phó theo dõi tình hình học tập, điểm cộng... Yêu cầu ban cán sự ghi chép vào trong sổ theo dõi của mình để cuối tuần có cơ sở đánh giá, nhận xét. + Giáo dục cho các em thấy được vai trò “thủ lĩnh”, “đầu tàu” nên cần gương mẫu trong học tập và rèn luyện để các bạn nể phục, yêu mến. Hơn thế, phải có ý thức và trách nhiệm với công việc mình được giao, và ý thức xây dựng, gắn kết các thành viên trong tập thể. Giáo viên chủ nhiệm biểu dương kịp thời những cố gắng của ban cán sự lớp, đồng thời nghiêm khắc chỉ ra những thiếu sót, tuy nhiên cần giữ uy tín cho các em trước tập thể. Khi các em có được lòng tin vững chắc là thành viên của lớp và có vị trí quan trọng, có điều kiện để khẳng định mình, các em sẽ nỗ lực cố gắng để hoàn thành tốt công việc của mình vì mục đích chung. 2.2. Nâng cao ý thức tự quản Trong những tuần đầu tiên của năm học, giáo viên chủ nhiệm định hướng cho học sinh xây dựng nội quy lớp học dựa trên tinh thần cộng tác. Có khác gì giữa việc thực hiện một bảng nội quy do giáo viên đưa ra và việc thực hiện nội quy do học sinh thiết kế? Thay vì cảm thấy bị áp đặt với tâm lý thụ động, khi được chủ động đề ra những nội quy cho tập thể của mình, các em sẽ tích cực gia tăng ý thức tự chủ và tinh thần hợp tác. Chính các em là người thiết kế và thực hiện nội quy do tập thể thống nhất đề ra. Đó là cơ sở để nâng cao ý thức tự quản. Trên cơ sở những quy định của nhà trường, tiêu chí đánh giá thi đua của Đoàn và mục tiêu của lớp, giáo viên chủ nhiệm đã tổ chức học 4 SKKN: Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ sinh hoạt lớp sinh thảo luận về nội quy của lớp. Cụ thể hóa những nội dung trên bằng hình thức chấm điểm thi đua, quy định mức điểm cộng và điểm trừ phù hợp. Việc xếp loại hạnh kiểm của học sinh hàng tuần dựa trên kết quả điểm mà các em đạt được. Tập thể lớp cũng đề ra hình thức thi đua giữa các tổ, nhóm và cá nhân. Hàng tuần và sau mỗi đợt thi đua lại bình chọn những cá nhân và tổ, nhóm xuất sắc để biểu dương, khen thưởng (Phần thưởng được trích từ quỹ lớp có khi chỉ là một gói kẹo, chiếc bút bi, một quyển vở... nhưng các em rất vui vì đã được tập thể ghi nhận và động viên những cố gắng của mình). Để tạo hứng thú cho học sinh trong việc xây dựng bài trong các giờ học ở trên lớp, giáo viên chủ nhiệm gợi ý cho các em cộng điểm thi đua cho mỗi lượt phát biểu hoặc được điểm cao. Nhờ vậy mà nhiều giờ học diễn ra rất sôi nổi, các em có ý thức học tập tốt hơn, các giáo viên bộ môn rất phấn khởi. Trong giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, các em tự đánh giá được kết quả rèn luyện qua điểm thi đua và xếp loại hạnh kiểm. Từ đó các em biết cố gắng để ngày càng tiến bộ hơn. 2.3. Tích cực trong đánh giá, phê bình, góp ý Một trong những nội dung quan trọng của giờ sinh hoạt lớp là phần đánh giá, nhận xét, đóng góp ý kiến của học sinh. Đây là giờ sinh hoạt tự quản, giúp các em phát huy tinh thần phê và tự phê, tự đánh giá các hoạt động của cá nhân và tập thể. Các em được bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Tuy nhiên, tâm lý của học sinh khi phê bình bạn vẫn thường e ngại vì sợ bạn ghét, sợ bị cô lập. Giáo viên chủ nhiệm cần nắm tâm lí 5 SKKN: Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ sinh hoạt lớp này để giúp đỡ và cố vấn cho các em, khuyến khích các em mạnh dạn, tự tin khi bày tỏ quan điểm riêng của mình. Ví dụ: Với ban cán sự lớp, làm việc phải công tâm, nghiêm túc, phải tạo được uy tín để các bạn nghe theo, đồng thời trong cách nhắc nhở, góp ý cho bạn cũng cần tế nhị, khéo léo để tránh tổn thương người khác; Với tập thể lớp, cần giảng giải để các em hiểu được những lời phê bình, nhận xét của ban cán sự lớp là vì công việc chung, vì mục tiêu xây dựng tập thể, giúp đỡ nhau tiến bộ; Với những cá nhân khi đóng góp ý kiến cần xuất phát từ thái độ chân thành, tôn trọng bạn bè; khi được góp ý cần bình tĩnh, tránh tự ái, bảo thủ mà phải biết ghi nhận để tiến bộ hơn. Có những tình huống nảy sinh trong tập thể lớp như xích mích, hiểu nhầm... giáo viên chủ nhiệm đã nêu vấn đề để các em thảo luận, trao đổi và quyết định. Mục đích là nhằm nâng cao bầu không khí đoàn kết, tinh thần trách nhiệm của mỗi học sinh trong lớp. 2.4. Tích cực trong sinh hoạt tập thể Nhằm đa dạng hóa hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm đã cố vấn cho học sinh tổ chức những hoạt động tập thể như văn nghệ, kể chuyện, những trò chơi nhỏ, những cuộc thi... Các em rất hào hứng và sôi nổi khi tham gia các hoạt động này. Tập thể lớp tôi chủ nhiệm đã tổ chức được những hoạt động vui vẻ và có ý nghĩa trong các giờ sinh hoạt lớp như: - Chúc mừng sinh nhật những bạn có ngày sinh trong tháng hoặc tuần đang sinh hoạt: lớp tự thiết kế một món quà đặc biệt, đó là tấm thiệp có ghi những lời chúc mừng độc đáo của các bạn trong lớp. Món 6 SKKN: Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ sinh hoạt lớp quà nhỏ nhưng có nhiều ý nghĩa về mặt tinh thần, thể hiện sự quan tâm và tình cảm chân thành của bạn bè dành cho nhau. - Kể một câu chuyện có ý nghĩa về cuộc sống: (Phần này do tổ trực nhật đảm trách, GVCN gợi ý cho các em tạo điều kiện cho những bạn còn rụt rè lên kể chuyện) Thông qua những câu chuyện mang tính giáo dục (nghị lực sống, sức mạnh của tình yêu thương, cái giá phải trả, biết quý trọng bản thân...), các em tự rút ra những bài học về cách làm người, cách sống, cách ứng xử nhân văn với mọi người. Đồng thời qua những câu chuyện kể của các bạn, các em có thêm vốn sống và tư liệu để học tốt hơn những môn xã hội. - Tổ chức trò chơi: Lớp phó phụ trách phân công cho các nhóm chủ động lên kế hoạch và chuẩn bị trước về nội dung, cách thức, quà tặng... Các em đã tổ chức được rất nhiều trò chơi với hình thức phong phú như Đuổi hình bắt chữ, Đố vui để học, 11b10 Idol (Thần tượng âm nhạc 11b10), Đối mặt, Trò chơi ô chữ, Trò chơi âm nhạc... Nhiều em có khả năng làm quản trò, có khiếu hài hước đã làm cho lớp thực sự phấn chấn. Nhiều em còn rụt rè được các bạn lôi cuốn vào trò chơi cũng tham gia một cách sôi nổi. Để tăng thêm hiệu quả giáo dục, giáo viên chủ nhiệm gợi ý cho các em tổ chức những trò chơi có nội dung phù hợp với lứa tuổi, gắn với ý nghĩa của những ngày lễ lớn trong năm (như ngày nhà giáo Việt Nam, ngày quốc tế phụ nữ, ngày thành lập Đoàn...). Những hoạt động sinh hoạt tập thể thực sự đã đem đến niềm vui và bầu không khí đoàn kết, vui vẻ cho các em sau một tuần học tập và rèn luyện căng thẳng. 3. Kết quả đạt được 7 SKKN: Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ sinh hoạt lớp - Các giờ sinh hoạt lớp đã thu hút tối đa sự tham gia của học sinh. Các em tích cực, chủ động, hào hứng tham gia những hoạt động của tập thể, không khí lớp vui tươi, sôi nổi. - Đại đa số học sinh của lớp có ý thức, kỉ luật cao, có tinh thần thi đua trong học tập và rèn luyện. Các em biết quan tâm đến những vấn đề của tập thể, có trách nhiệm cùng giải quyết những công việc chung. Các em có ý thức đoàn kết, xây dựng tập thể. - Những giờ sinh hoạt lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của học sinh đã góp phần giúp các em khám phá và thể hiện những khả năng của mình. Các em được khẳng định mình trước tập thể, được giao lưu, học hỏi, được tham gia vào nhiều loại hình hoạt động khác nhau để phát triển các kĩ năng cho bản thân. - Vị thứ thi đua của lớp đã có sự tiến bộ vượt bậc. Trong học kì I của năm học, lớp đạt vị thứ 2 toàn trường (tăng 22 bậc so với năm ngoái). 4. Bài học kinh nghiệm Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm và tổ chức giờ sinh hoạt lớp, bản thân tôi đã rút ra những kinh nghiệm như sau: - Cần xây dựng đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo, mạnh dạn, có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng học tập và ý thức đạo đức tốt được các bạn yêu mến. - Nắm bắt đặc điểm của học sinh và hiểu tâm lý của các em để tạo ra một môi trường nghiêm túc khi làm việc, thoải mái khi vui chơi. Tạo cơ hội cho các em đều có cơ hội bày tỏ những ý kiến và quan điểm của mình. 8 SKKN: Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ sinh hoạt lớp - Khen, chê học sinh đúng mực. Đối xử công bằng với tất cả các em. - Đa dạng hóa về nội dung và hình thức để tổ chức tốt và phát huy tác dụng giáo dục của tiết sinh hoạt lớp. - Học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp và phối hợp thường xuyên với giáo viên bộ môn để có những phương pháp giáo dục phù hợp. III. Kết luận Phát huy tính tích cực của học sinh đồng nghĩa với việc khích lệ các em khám phá và phát huy những năng lực của bản thân, khuyến khích tinh thần tự chủ, tự lập. Trong công tác giáo dục, người giáo viên cần chú trọng điều đó. Bởi vì chỉ khi nào việc học tập và rèn luyện nhân cách xuất phát từ nhu cầu và hứng thú của học sinh, lúc đó giáo dục mới thực sự có hiệu quả. Huế, ngày 01/3/2013 Người viết Phạm Thủy 9 Thị Bích
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan