Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc tổ ch...

Tài liệu Skkn nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động ngll ở trường thpt ngô gia tự

.PDF
62
557
111

Mô tả:

SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động NGLL ở trường THPT Ngô Gia Tự
MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục đích, phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu......................................... 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 2 Chương 1. Cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT..................................................... 2 1.1. Các khái niệm cơ bản............................................................................................. 2 1.2.Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 6 Chương 2. Thực trạng giáo dục KNS cho học sinh trường THPT Ngô Gia Tự thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ............................................. 9 2.1. Khái quát đặc điểm tình hình về việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của trường THPT Ngô Gia Tự ................................................................................ 9 2.2. Thực trạng về kỹ năng sống của học sinh THPT Ngô Gia Tự nói riêng , học sinh THPT nói chung ....................................................................................................... 9 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng KNS của học sinh trường THPT Ngô Gia Tự ......... 10 Chương 3. Một số biện pháp giáo dục KNS cho học sinh trườngTHPTNgô Gia Tự thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp....................................... 14 3.1. Biện pháp 1: .......................................................................................................... 14 3.2. Biện pháp 2: .......................................................................................................... 14 3.3. Biện pháp 3: .......................................................................................................... 18 3.4. Biện pháp 4: .......................................................................................................... 18 3.5. Biện pháp 5: .......................................................................................................... 19 3.6. Biện pháp 6: .......................................................................................................... 20 Chương 4. Kết quả ................................................................................................ 22 4.1. So sánh kết quả thăm dò ...................................................................................... 22 4.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm học kì 1 năm học 2012-2013 và học kì 1 năm học 2013-2014......................................................................................................... 27 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 31 PHỤ LỤC .............................................................................................................. P1 Phụ lục 1: Bảng câu hỏi về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống ............................. P1 Phụ lục 2:Phân phối chương trình hoạt động giáo dục NGLL ....................................... P3 Phụ lục 3: Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp.......................................................... P6 Phụ lục 4. Kết quả xếp loại hạnh kiểm .......................................................................... P10 Phụ lục 5: Một số chủ đề giáo dục KNS cho học sinh THPT ....................................... P11 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GVCN: Giáo viên chủ nhiệm GDNGLL: Giáo dục ngoài giờ lên lớp HS: Học sinh KNS: Kĩ năng sống NGLL: Ngoài giờ lên lớp THPT: Trung học phổ thông TP: Thành phố HĐNGLL: Hoạt động ngoài giờ lên lớp 2 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở các đô thị và thành phố lớn, đã xuất hiện những vụ án giết người, cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của họ. Bên cạnh đó, sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm,... thậm chí tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống. Nhiều em khi gặp tình huống có vấn đề, khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp khiêm tốn, các em sẵn sàng đánh nhau, chửi bậy, sa đà vào các tệ nạn xã hội, thậm chí liều lĩnh từ bỏ cả mạng sống.... Thậm chí, có những việc rất đơn giản nhưng các em rất lúng túng hoặc không giải quyết được. Vì sao như thế ? Có rất nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân không thể phủ nhận đó là thực tế trường học hiện nay nặng dạy chữ, nhẹ dạy người, chưa quan tâm đúng mức dạy học sinh học làm người như thế nào. Theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống. Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là của Unicef tại Việt Nam. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện bằng việc khai thác nội dung của một số môn học có ưu thế như môn học giáo dục công dân, các môn khoa học xã hội... Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu xây dựng chương trình giáo dục kĩ năng sống để đưa vào chương trình giáo dục phổ thông theo hình thức tích hợp ở nhiều môn học và hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào nội dung môn học, hoạt động giáo dục nào, bằng phương pháp nào, thời lượng, cơ cấu chương trình và cách tổ chức thực hiện ra sao là những câu hỏi đặt ra đòi hỏi phải giải đáp. Một trong những hướng trả lời cho các câu hỏi trên là khai thác thế mạnh của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Bởi giáo dục kĩ năng sống phải thông qua hoạt động vì chỉ có thông qua hoạt động mới có thể hình thành kĩ năng, nâng cao nhận thức, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin, bản lĩnh cũng như sự năng động, sáng tạo ở học sinh Xuất phát từ thực tế đó, trong những năm qua, trường THPT Ngô Gia Tự đã có nhiều đổi mới trong quản lý giáo dục, đề ra nhiều biện pháp hữu hiệu thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp góp phần nâng cao hiệu hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em phát triển toàn diện cả đức và tài, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường và đã mang lại hiệu quả thiết thực. Chính vì lý do đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Ngô Gia Tự” Với vai trò người quản lý giáo dục, dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của trường, tôi mạnh dạn viết đề tài này để góp một tiếng nói nhỏ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà nói riêng, học sinh THPT trong cả nước nói chung. 3 2. Mục đích, phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu Mục đích: Nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho hoc sinh trung học phổ thông bằng con đường tích hợp giáo dục kĩ năng sống với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông. Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về KNS, giáo dục KNS, giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua tổ chức hoạt động giáo dục NGLL. Khảo sát thực trạng giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua tổ chức hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT Ngô Gia Tự.Đề xuất các biện pháp giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT Ngô Gia Tự thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các KNS cơ bản cần giáo dục cho học sinh THPT là: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng giáo tiếp, kĩ năng đương đầu với cảm xúc, căng thẳng và kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực cho học sinh THPT Ngô Gia Tự thông qua hoạt động giáo dục NGLL được thực hiện với chương trình hoạt động giáo dục NGLL lớp 10, lớp 11 Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu lý luận; phương pháp nghiên cứu thực tiễn; phương pháp hỗ trợ 4 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1 Kỹ năng sống Kỹ năng sống là năng lực ứng xử tích cực của mỗi người đối với các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy của chính mình. Có người cho rằng kỹ năng sống là khả năng tâm lý xã hội của mỗi người được thể hiện ở hành vi tích cực trong việc xử lý hiệu quả các đòi hỏi, thử thách của cuộc sống hàng ngày. Mặc dù cách biểu đạt khái niệm KNS có khác nhau nhưng điểm thống nhất trong các quan niệm về KNS là: khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày. 1.1.2. Giáo dục kỹ năng sống - Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng thích hợp. -Giáo dục kỹ năng sống có những tính chất cơ bản sau: + Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình giáo dục có mục đích, có kế hoạch và biện pháp cụ thể. + Nhà giáo dục đóng vai trò là cố vấn, nhà tổ chức và hướng dẫn, khuyến khích và động viên người học. + Người được hưởng giáo dục kỹ năng sống phải chủ động, tích cực và đòi hỏi tính tự giác rất cao. + Quá trình giáo dục kỹ năng sống có tính năng động cao, mục đích cuối cùng là hành vi lành mạnh và một phần nhỏ về lợi ích kinh tế cho cá nhân và xã hội, quá trình này không quá coi trọng vấn đề tri thức, nhưng lại rất chú trọng kỹ năng cụ thể. + Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi nhiều lực lượng tham gia. 1.1.3. Kỹ năng giao tiếp - Là kỹ năng làm việc có hiệu quả với một tập thể, cá nhân; ứng xử của mỗi người khi tiếp xúc với người khác; thái độ cảm thông và ý thức hợp tác của mỗi người; khả năng bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với người khác. 5 - Nội dung cụ thể bao gồm xây dựng tình bạn, tạo sự cảm thông, ngăn chặn và làm chủ bản thân trước sự lôi kéo, cám dỗ không lành mạnh, trao đổi tranh luận giải quyết xung đột không cần bạo lực, giao tiếp hiệu quả, biết lắng nghe hợp lý. 1.1.4. Kỹ năng ra quyết định Bao gồm 3 bước: - Thu thập thông tin càng đầy đủ càng tốt. Nếu thông tin được tập hợp đầy đủ thì đảm bảo quá nửa cho việc quyết định thành công trong quyết định. - Đưa ra hệ thống các giải pháp, hướng đi để cân nhắc khách quan các khả năng có thể khi quyết định. Có suy nghĩ độc lập, sáng tạo. - Chọn giải pháp tối ưu hoặc phù hợp với điều kiện cụ thể mà bản thân tâm đắc nhất. Sau đó tập trung mọi nguồn lực để giải quyết theo hướng đã chọn, tránh việc thay đổi lớn trong quá trình thực hiện. 1.1.5. Kỹ năng xác định giá trị - Là khả năng nhận biết giá trị của điều mà mình cho là quan trọng cần giữ gìn và phát huy. Từ đó có thái độ, hành vi để bảo vệ các giá trị đó. Biết bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai một cách hợp lý là kỹ năng xác định giá trị. - Cách thức xác định: Tìm hiểu các khía cạnh của giá trị quan tâm. Trao đổi, kiểm nghiệm bằng cuộc sống bản thân, ghi nhận và bổ sung, cập nhật, mở rộng (nếu có) - Sử dụng: Vận dụng vào cuộc sống để có được kết quả và cập nhật thông tin tạo ra một nhóm, cộng đồng các giá trị để tạo cộng hưởng trong đời sống. 1.1.6. Kỹ năng tự nhận thức bản thân - Là kỹ năng nhận thức về bản thân, bao gồm trình độ, khă năng, điều kiện, đặc điểm tính cách, thói quen, thái độ, cách thức suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chính mình. Từ đó, có cách ứng xử tích cực với cuộc sống. - Biết mình, biết điều kiện có thì sẽ tạo ra cho mỗi người xác định hành vi, ứng xử một cách phù hợp và vững tin với cách xử lý của mình. Làm thế nào để tự nhận thức: + Tự đánh giá + Tranh luận trao đổi, giao lưu với người khác để tự thấy mình. + Sự góp ý, đánh giá khách quan của người khác. + Làm thử, thí điểm một số hoạt động để bộc lộ mình. 1.1.7. Kỹ năng suy nghĩ sáng tạo - Cách thức, phương pháp tự tư duy độc lập để tìm ra giải pháp tối ưu trong các tình huống cuộc sống. 6 Trước khi ứng xử thì phải chủ động xác định con đường, cách thức của mình dự kiến thực hiện, không nhất thiết phải theo lối mòn đã có khi mình tìm được con đường hợp lý, tốt đẹp hơn. Tạo cho cuộc sống không nhàm chán, sống có bản lĩnh và cá tính vững vàng, bền vững trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Cách tạo ra suy nghĩ sáng tạo: + Tổng hợp từ tri thức và kinh nghiệm của cuốc sống. + Dựa trên các qui luật của chuyên ngành và phương pháp tư duy để phân tích. + Liên hệ với thực tiễn, điều kiện của mình. + Chủ động đưa ra giải pháp của mình + Trao đổi với người có liên quan để xử lý Lưu ý: Trước khi hỏi phải suy nghĩ chủ động, kể cả suy nghĩ cách hỏi. 1.1.8. Kỹ năng làm chủ bản thân - Tuân theo những quy luật chung, cơ bản để tìm ra chỗ dựa vững chắc cho bản thân. Từ đó có được sự kiên định để làm chủ bản thân. - Ranh giới giữa làm chủ và không tự chủ bản thân là rất mong manh. Nếu không có tri thức tương xứng với công việc thì khó tự chủ. Đồng thời sự trung thực, tự giác là gốc của sự tự chủ. Không lừa dối chính mình là cơ sở của sự tự chủ. - Có sự độ lượng, tử tế với người khác là điều kiện cần của sự làm chủ bản thân. Đó chính là sự kiềm chế bản thân để tạo ra sự đồng thuận cộng đồng trong khuôn khổ có thể chấp nhận được. - Không biết làm chủ trong trường hợp rủi ro, có nỗi buồn thì sẽ đánh mất một phần cuộc sống. Lo âu sẽ làm người ta sinh bệnh, ai không chiến thắng lo âu thì người đó sẽ tổn thọ. 1.1.9. Kỹ năng hợp tác Kỹ năng này là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm. 1.1.10. Kỹ năng quản lí thời gian Kỹ năng này là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định. Kỹ năng này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu đó; đồng thời giúp con người tránh được căng thẳng do áp lực công việc. 1.1.11. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn Kỹ năng này là khả năng giúp học sinh nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình. Kỹ năng này đòi hỏi học sinh phải biết kiềm chế cảm xúc, 7 tránh bị kích động, nóng vội, giữ bình tĩnh trước mọi sự việc để tìm ra nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn cũng như tìm ra cách giải quyết tốt nhất. 1.1.12. Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin là 1 kỹ năng sống quan trọng giúp con người có thể có được những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời. 1.1.13. Kỹ năng lắng nghe tích cực Kỹ năng này trang bị cho học sinh biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác, biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp 1.1.14. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông Kỹ năng này giúp học sinh biết hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, qua đó hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác; cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ. từ đó khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần gũi với những người cần sự giúp đỡ. 1.1.15. Kỹ năng kiên định - Tính kiên định: Thực hiện mong muốn (hoặc từ chối) với sự xem xét khách quan, hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của các bên tham gia, giữa lợi ích trước mắt và lâu dài. Kiên định là sự cân bằng, hài hoà giữa hiếu thắng, vị kỷ và phục tùng, phụ thuộc. - Hiếu thắng: Chỉ nghĩ lợi ích, nhu cầu bản thân, quên quyền và nhu cầu của người khác, luôn muốn người khác phải phục tùng mình dù rằng đó là đúng hoặc sai. - Phục tùng: Phụ thuộc, bị động, coi quyền và nhu cầu người của người nào đó là trên hết, quên hết lợi ích, nhu cầu của mình dù đó là điều bất hợp lý 1.1.16. Kỹ năng đặt mục tiêu - Mục tiêu được thể hiện bằng ngôn ngữ cụ thể, không chung chung,viển vông, lượng hoá được kết quả cụ thể để có thể kiểm định được. - Xác định các bên liên quan (chủ trì, phối hợp trong thực tiễn). - Xác định thời gian hoàn thành, các mốc thời gian trung gian. - Có nguồn lực đảm bảo. 1.1.17. Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng - Sự căng thẳng sẽ làm người ta tập trung vào công việc hoặc huỷ diệt một phần của cuộc sống. Điều đó phụ thuộc vào việc người đó có vượt qua được sự căng thẳng với ứng xử hợp lý và đem lại kết quả tích cực, hoặc bị thất bại, không vượt qua được do thiếu kỹ năng đó. - Sự căng thẳng thể hiện ở: Thể chất, tình cảm, tư duy. 8 - Giải toả sự căng thẳng: Xác định nguyên nhân, các giải pháp, đặt mục tiêu sau giải quyết căng thẳng, tập trung xử lý theo khả năng có thể đã chọn (tiếp tục vượt qua để đạt mục tiêu loại từ chối). 1.1.18. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm Kỹ năng này là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm. Khi đảm nhân trách nhiệm, cần dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng thời tìm kiếm thêm sự giúp đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. 1.1.19. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ Kỹ năng này sẽ giúp học sinh nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của mình. Đồng thời giúp các em được chia sẻ, giải bày những khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lí do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ sẽ giúp học sinh không cảm thấy đơn độc, bi quan. 1.1.20. Kỹ năng thể hiện sự tự tin Giúp học sinh giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn trình bày suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề; có niềm tin về tương lai, có suy nghĩ tích cực và có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ. 1.1.21. Kỹ năng tư duy phê phán Kỹ năng này là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng,…xảy ra. Kỹ năng này rất cần thiết để con người có thể đưa ra được những quyết định, những hành động phù hợp. Nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà con người luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề gây cấn của cuộc sống, luôn phải xử lí nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức tạp,…thì Kỹ năng này càng trở nên quan trọng đối với mỗi cá nhân. 1.1.22. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Hoạt động giáo dục NGLL là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt đông nhân văn, văn hoá nghệ thuật, thẩm mỹ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí... để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách. 1.2.Cơ sở lý luận 1.2.1. Vai trò và chức năng của công tác giáo dục kỹ năng sống Giáo dục kỹ năng sống giúp cho học sinh có những kỹ năng hỗ trợ trong việc học tập, làm việc, trang bị những kiến thức cuộc sống, chuẩn bị hành trang bước vào đời, giúp học sinh tự cân bằng được cuộc sống hàng ngày, góp phần tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Kỹ năng sống được hình thành và củng cố trong quá trình sống của mỗi người, giúp cho mỗi người nâng cao năng lực ứng phó trong mọi tình huống căng thẳng hàng ngày. 9 1.2.2. Nhiệm vụ công tác giáo dục kỹ năng sống Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ của ngành giáo dục. Bởi dù ở thời kỳ nào, môi trường nào kỹ năng sống cũng là nhân tố quan trọng để con người vươn lên gặt hái thành công. Hơn nữa, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng chính là nội dung, mục tiêu quan trọng của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhà trường chú trọng tố chức nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa. Nhiều trò chơi dân gian đang có nguy cơ bị mai một dần, có được đất sống. Học sinh được quan tâm tạo điều kiện tốt nhất sao cho “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Đi đôi với việc tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh, các trường nói chung đều chú trọng nhiều hơn đến việc hướng các em tham gia các hoạt động xã hội, tìm hiểu thêm về quê hương, đất nước, con người, tham gia giúp đỡ trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 1.2.3. Nội dung giáo dục kỹ năng sống Gồm các tri thức về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa các con người với nhau; thái độ tích cực của mỗi cá nhân đối với lối sống có văn hoá của xã hội; tự nâng cao ý thức và khả năng của học sinh; góp phần phát triển, hoàn thiện thêm các khả năng ứng xử tích cực của các em trước các tình huống gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Giáo dục khả năng thích ứng của con người trước những thay đổi liên tục của cuộc sống hàng ngày để họ chủ động và sáng tạo trong mọi hành động, biết suy nghĩ đúng và hành động đúng. Giáo dục năng lực tư duy sáng tạo, phê phán và năng lực tự đánh giá bản thân, tự khẳng định mình. Giáo dục cách sống với người khác mình; giáo dục về bảo vệ môi trường và sự an toàn của trái đất; giáo dục về sức khỏe và phòng chống các tệ nạn xã hội; giáo dục lối sống lạc quan yêu đời…. 1.2.4. Vai trò và chức năng của hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là bộ phận hữu cơ trong quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thông, là bộ phận không thể thiếu được trong kế hoạch Giáo dục - Đào tạo của nhà trường; tạo sự thống nhất giữa giáo dục và dạy học, giữa giáo dục trong nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường, giữa thời gian trong năm học và thời gian hè. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giúp nhà trường huy động các nguồn lực để giáo dục học sinh về mọi mặt, nhằm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là môi trường hoạt động của người học. Hoạt động chỉ tạo ra sự thay đổi ở người học khi người học tham gia tự giác tích cực và chủ động trong quá trình hoạt động. 1.2. 5. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT - Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức 10 Giúp học sinh THPT có tri thức hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như những giá trị tốt đẹp của nhân loại; củng cố, mở rộng kiến thức đã học trên lớp (qua các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ theo môn học, tham qua, sinh hoạt theo chủ đề...); có ý thức chính trị, đạo đức pháp luật và lối sống lành mạnh, ý thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức về định hướng nghề nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của cá nhân và yêu cầu phát triển ngành nghề trong xã hội. - Nhiệm vụ giáo dục về kỹ năng Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng cơ bản đã được hình thành từ Trung học cơ sở để trên cơ sở đó phát triển một số năng lực chủ yếu như: năng lực tự hoàn thiện, khả năng thích ứng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác, chia sẻ, thương lượng nhằm giúp học sinh sống một cách an toàn, khoẻ mạnh, thích ứng với cuộc sống không ngừng biến đổi. - Nhiệm vụ về thái độ Giáo dục cho học sinh có lý tưởng sống vì ngày mai lập nghiệp, có niềm tin vào tương lai, có ý thức và tinh thần tự hào dân tộc. Biết tỏ thái độ trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của bản thân và của người khác (để tự hoàn thiện mình); biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống. Bồi dưỡng cho các em tính tích cực, chủ động sáng tạo tham gia vào các hoạt động tập thể của nhà trường và hoạt động xã hội,giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết hoà bình, hữu nghị. 1.2.6. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài NGLL ở trường THPT Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông được tiến hành theo các chủ đề lớn, mỗi chủ đề gồm nhiều nội dung chia nhỏ, chủ đề lớn được thiết kế cho cả ba khối lớp, nhưng mục tiêu hoạt động, nội dung hoạt động ở các khối lớp là không giống nhau mà được thiết kế theo cấu trúc đồng tâm theo đường xoáy trôn ốc với mục tiêu, nội dung hoạt động ngày một nâng cao dần. Nội dung hoạt động được thiết kế mang tính hệ thống, tính kế thừa, những kết quả hoạt động giáo dục ở lớp trước là cơ sở, là tiền đề để tiến hành hoạt động giáo dục ở lớp sau, đồng thời những nội dung hoạt động ở lớp sau nhằm củng cố các kết quả ở lớp dưới. Nội dung giáo dục không đơn thuần là một nội dung giáo dục mà được tích hợp từ nhiều nội dung khác nhau: Giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống tôn sư trọng đạo, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục quyền,bổn phận, giáo dục giới tính, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục sức khoẻ sinh sản, giáo dục môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục ý thức trách nhiệm của người công dân đối với đát nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, v.v... Các nội dung trên được tích hợp lồng ghép trong nội dung hoạt động mặc dù tên hoạt động có thể chỉ lấy tên một nội dung cụ thể. Vì vậy, giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nhiệm vụ phải căn cứ vào chủ đê, lựa chọn nội dung 11 hoạt động chính và các nội dung giáo dục cần tích hợp để tổ chức hoạt động cho học sinh. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được chuyền tải qua kế hoạch hoạt động và kịch bản hoạt động, vì vậy khi xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải thể hiện được những nội dung cơ bản của hoạt động, thể hiện ý tưởng sư phạm và mục tiêu cần đạt được của hoạt động. Kế hoạch hoạt động được thực thi qua kịch bản, nhưng sự thành công của kịch bản lại phụ thuộc vào vai trò của người dẫn chương trình, do đó để nội dung hoạt động thực sự đi vào thực tiễn hoạt động thì vai trò của người dẫn chương trình và người tổ chức rất quan trọng vì họ góp phần không nhỏ vào sự thành công của hoạt động. Do đó giáo viên chủ nhiệm lớp hay nhà sư phạm cần quan tâm đến bồi dưỡng năng lực tổ chức, năng lực điều khiển hoạt động cho học sinh. 12 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ 2.1. Khái quát đặc điểm tình hình về việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của trường THPT Ngô Gia Tự Trường THPT Ngô Gia Tự được tọa lạc phường Cam Nghĩa– thành phố Cam Ranh có nhiều thuận lợi trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Học sinh đa phần ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập, sống có hoài bão, có lý tưởng vì một ngày mai. Về công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở nhà trường trong những năm gần đây được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo trực tiếp đến tổ chuyên môn, Đoàn thanh niên và giáo viên tổ chức tích hợp, lồng ghép giáo dục kỹ năng qua các môn học chính khóa, qua hoạt động ngoài giờ lên lớp nên đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên công tác giáo dục còn mang tính hình thức, chỉ chú trọng về mặt kiến thức khoa học, chưa quan tâm nhiều những kỹ năng cơ bản cần phải có của một học sinh như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghe, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng lao động, kỷ năng tổ chức các hoạt động… . Một số giáo viên chưa quan tâm nhiều đến giáo dục kỹ năng sống cho các em. Vì vậy, nhà trường cần phải đa dạng hóa các phương pháp, đa dạng về hình thức tổ chức, nội dung phong phú phù hợp với thực tiễn cho học sinh hiện nay. 2.2. Thực trạng về kỹ năng sống của học sinh THPT Ngô Gia Tự nói riêng , học sinh THPT nói chung Hiện nay hầu hết mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con. Vì vậy các em được nuông chiều, hầu hết các công việc đơn giản trong gia đình đều được bố mẹ hoặc người nhà lo chu đáo. Chính vì thế các em ỷ lại, ít làm việc, ít lao động, chỉ chờ có sẵn. Trong học tập, các em chưa biết cách tổ chức học tập sao cho hiệu quả; khi tổ chức hoạt động lao động ở nhà trường các em lúng túng; khi xảy ra các tình huống các em xử lý cảm tính, dẫn đến mâu thuẫn, cao hơn xảy ra bạo lực học đường. Nhìn chung kỹ năng sống của các em còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kỹ năng thực hành Trong những năm qua, mặc dù nhà trường đã chú ý cải tiến về nội dung và hình thức hoạt động NGLL nhằm nâng cao hiệu qủa giáo dục và thu hút sự tham gia của học sinh. Song những cải tiến đó chỉ là bộ phận thiếu tính hệ thống và nhất là chưa khai thác hết tiềm năng của học sinh. Do đó vai trò chủ thể hoạt động của học sinh nhiều khi bị mờ nhạt, nhất là trong các tiết sinh hoạt. Giáo viên thường lặp đi lặp lại một vài hình thức hoạt động đơn giản như: Sơ kết lớp, vui văn nghệ, tuyên dương khen thưởng học sinh.... Nội dung hoạt động ít thay đổi, hình thức hoạt động thiếu tính đa dạng. Vì vậy dễ gây sự nhàm chán, tạo bầu không khí uể oải trong hoạt động của học sinh. 13 Không chỉ học sinh trường THPT Ngô Gia Tự, trên toàn quốc do thiếu kĩ năng sống nên những hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có chiều hướng gia tăng với những biểu hiện rất đa dạng khiến người lớn không khỏi giật mình: gặp người lớn,giáo viên không chào hỏi; học sinh tạt axít vào mặt thầy giáo... Tình trạng thai sản vị thành niên là một trong những lo ngại hiện nay. Theo báo cáo thống kê của Trung tâm Chăm sóc SKSS, năm 2013, tỷ lệ vị thành niên - thanh niên mang thai là 31,20%, tỷ lệ phá thai là 17,05%.Khi gặp mâu thuẫn, các em không chia sẻ được với bạn bè, thầy cô, người thân, với cha mẹ của mình. Một bộ phận giới trẻ tự tìm đến những phương tiện kết nối như Internet, trung tâm tư vấn. Tại một diễn đàn (không tiện dẫn đường link), học sinh còn nêu lên những biện pháp... tự tử êm ái. Có học sinh vì buồn chuyện không hòa nhập được ở môi trường mới tự lập topic: "Chán đời muốn chết" để tìm những lời khuyên... Kết quả, các em nhận được nhiều phản hồi, khuyên can tốt nhưng cũng nhận những phản hồi không kém phần tiêu cực. Để hạn chế tình trạng tiêu cực ở lứa tuổi học sinh, thì thầy cô giáo đang đứng trên bục giảng, bên cạnh những kiến thức học đường, cần nắm bắt được tâm tư, sự phát triền tâm sinh lý của mỗi cá nhân học sinh. Từ đó mới có thể giúp học sinh hiểu được ở lứa tuổi mình những điều mình nên làm, những điều mình không nên làm. Nắm bắt kịp thời những biểu hiện bất thường của các em, để nhà trường và gia đình thông tin cho nhau biết, có biện pháp ngăn chặn những hành vi nông nổi của các em. Ở lứa tuổi học trò, nhất là lứa tuổi dậy thì, học sinh cần phải hiểu rằng nhà trường, gia đình, bè bạn chính là chỗ mình có thể nương tựa, chia sẻ ở mọi nơi mọi lúc. Như vậy, suy nghĩ "muốn được giải thoát", "chán sống", "ghét tất cả"... không còn trong suy nghĩ của các em nữa. Vấn đề giao tiếp, ứng xử với thầy cô, bạn bè là nội dung được rất nhiều học sinh quan tâm. Tổng đài tư vấn 1900.58.58.89 đã chia sẻ và giải đáp một lượng lớn các thắc mắc liên quan đến chủ đề này. Những vấn đề các em quan tâm là: Làm thế nào để hòa mình trong nhóm bạn; để cho bạn hiểu về mình hơn; cảm thấy bố mẹ, thầy cô không tin tưởng; cảm thấy hoang mang trước cuộc sống.Tuy nhiên không phải em nào cũng tìm đến tổng đài.Vì vậy nhà trường cần trang bị cho các em những kỹ năng sống nhất định để các em tự tin hơn trong cuộc sống. * Nguyên nhân thực trạng Nhà trường chú trọng chủ yếu dạy “chữ” chưa quan tâm đến dạy “người”. Nuông chìu của bố mẹ, làm thay cho con cái. Áp lực của công việc học tập quá nhiều. Một số giáo viên chưa quan tâm đúng mức, nội dung giáo dục còn nghèo, hình thức chưa phong phú, chưa thật sự thu hút được học sinh.Vì thế cần có giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng KNS của học sinh trường THPT Ngô Gia Tự Để đánh giá về thực trạng KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đề tài đã tiến hành khảo sát 100 học sinh của trường THPT Ngô 14 Gia Tự đầu năm học( tháng 9/ 2013). Nội dung khảo sát tập trung vào 2 vấn đề: nhận thức của học sinh về KNS; đánh giá thực trạng KNS của hoc sinh (phụ lục 1). Kết quả khảo sát như sau: 2.3.1. Nhận thức mức độ cần thiết của giáo dục kỹ năng sống Bảng 1: Các mức độ cần thiết của kỹ năng sống STT Mức độ của sự cần thiết Số lượng 100 Tỉ lệ 1 Rất cần 75 75% 2 Cần 22 22% 3 Có cũng được, không cũng được 3 3% 4 Không cần thiết 0 0 Kết quả bảng 1 cho thấy đa số học sinh đều nhận thức được sự cần thiết của kỹ năng sống đối với các em. 2.3.2. Đánh giá thực trạng KNS của học sinh Bảng 2: Các kỹ năng em biết hoặc chưa biết(%) TT Các kỹ năng Biết Chưa biết 1 Kỹ năng giao tiếp 95% 5% 2 Kỹ năng ra quyết định 47% 53% 3 Kỹ năng xác định giá trị 24% 76% 4 Kỹ năng nhận thức về bản thân 30% 70% 5 Kỹ năng hợp tác 70% 30% 6 Kỹ năng quản lý thời gian 60% 40% 7 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 20% 80% 8 Kỹ năng xử lý tìm kiếm thông tin 78% 22% 9 Kỹ năng lắng nghe tích cực 60% 40% 10 Kỹ năng biểu hiện sự cảm thông 60% 40% 11 Kỹ năng kiên định 45% 55% 12 Kỹ năng đặt mục tiêu 55% 45% 13 Kỹ năng ứng phó tình huống căng thẳng 27% 73% 14 Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 34% 66% 15 Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 66% 34% 16 Kỹ năng thể hiện sự tự tin 30% 70% 17 Kỹ năng tư duy phê phán 47% 53% 15 Kết quả bảng 2 cho thấy kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn,kỹ năng ứng phó tình huống căng thẳng, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng nhận thức về bản thân và đảm nhận trách nhiệm của các em còn hạn chế. Dựa vào kết quả khảo sát cũng như xem xét thực tế kỹ năng sống của các em học sinh trong trường , tôi tiếp tục điều tra nhận thức của các em về kỹ năng các em biết cao nhất( kỹ năng giao tiếp một nhu cầu hết sức quan trọng trong đời sống của các em) và một vài kỹ năng khác dưới góc độ nhà quản lý tôi thấy cần có biên pháp tác động Bảng 3. Nhận thức của em về kỹ năng giao tiếp qua các cách ứng xử STT Kỹ năng giao tiếp Số lượng Tỉ lệ 1 Ứng xử với đối tượng giao tiếp tôn trọng và 100 ngang hàng 100% 2 Dùng lời nói và điệu bộ 100 100% 3 Nhìn thẳng vào mặt 51 51% 4 Nghe họ nói bằng cả trái tim và đôi tai 40 40% 5 Nói nhiều hơn nghe 50 50% 6 Ngắt lời khi họ đang nói 15 15% 7 Không chú ý lắng nghe 70 70% 8 Sử dụng từ ngữ chưa đúng mực khi giao 20 tiếp. 20% Kết quả bảng 3 cho thấy các cách ứng xử của các em khi thưc hiện kỹ năng giao tiếp còn hạn chế ở chỗ: không dám nhìn thẳng vào mặt đối tượng giao tiếp chứng tỏ các em thiếu tự tin. Đặc biệt những cách ứng xử nói nhiều hơn nghe, ngắt lời khi người khác nói hay chưa chú ý lắng nghe người khác nói, chưa đặt trái tim mình vào nội dung giao tiếp dễ tạo sự khó chịu, mất lịch sự, thiếu thiện cảm trong giao tiếp. Bảng 4: Kỹ năng tự nhận thức về bản thân STT Các khía cạnh tích cực Không biết SL 7 Biết không rõ Biết rõ TL% SL TL% SL TL% 1 Biết những điều mình thích 30 30% 70 70% 2 Biết những điều mình không thích 42 42% 58 58% 3 Biết điểm mạnh của bản thân 5 5% 32 32% 53 53% 4 Biết điểm yếu của bản thân 5 5% 7 7% 88 88% 5 Biết điều mong muốn của mình 10 10% 90 90% 6 Biết lí do chi phối hành động 30 30% 35 35% 35 35% Biết được yêu cầu của xã hội 15 15% 53 53% 32 32% 16 Kết quả bảng 4a cho thấy các em chưa nhận thức hoàn hảo về bản thân mình. Bảng 5: Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn (Lựa chọn hành động giải quyết khi gặp mâu thuẫn) STT Lựa chọn cách hành động SL Tỉ lệ 1 Cãi nhau và đánh nhau 15 15% 2 Cãi nhau, không nhìn mặt nhau 32 32% 3 Trút giận sang người khác 3 3% 4 Nói chuyện để hiểu và thông cảm với nhau 50 50% 5 Lầm lì, không nói 67 67% 6 Bỏ đi để tránh đụng độ 55 55% 7 Kìm nén bực tức của bản thân 50 50% 8 Tìm hiểu nguyên nhân 45 45% 9 Lắng nghe giải thích của người kia 53 53% 10 Sau vài ngày rồi mới giải quyết mâu thuẫn 67 67% Kết quả bảng 5 cho thấy các em có nhiều cách lựa chọn hành động khi giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên những cách chọn cãi nhau và đánh nhau hoặc cãi nhau không nhìn mặt nhau tuy tỉ lệ ít nhưng hậu quả cách giải quyết đó thật khó lường dễ gây tổn thương thể xác, gây bạo lực học đường, tổn thương quan hệ bạn bè. Bảng 6: Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng Hãy xác định cách mà em thường thể hiện khi gặp căng thẳng. STT Cách thể hiện Số lượng Tỉ lệ 1 Khóc 56 56% 2 Tâm sự với bạn thân 67 67% 3 Cố găng giải thích 23 23% 4 Uống rượu 45 45% 5 Hút thuốc lá 53 53% 6 Bỏ đi khỏi nhà 24 24% 7 Nhờ thầy cô giúp đỡ 15 15% 8 Đập phá đồ đạc 22 22% 9 Tự hành hạ mình 43 43% 17 10 Tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân 17 17% 11 Tìm kiếm sự giúp đỡ qua dịch vụ tham vấn, tư vấn 11% 11 Kết quả bảng 6 cho thấy số lượng các em lựa chọn cách thể hiện khá tiêu cực khá lớn. Hầu như các em ít tìm đến sự giúp đỡ của thầy cô và người thân. Điều đó cho thấy các em chưa tìm được điểm tựa tinh thần cho mình khi gặp tình huống căng thẳng. Đánh giá chung Học sinh đã nhận thức được những khía cạnh của kỹ năng sống. Tuy nhiên, một số kỹ năng rất quan trọng đối với lứa tuổi học sinh chưa được đề cao như kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng nhận thức bản thân, kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng.Vì vậy cần có biện pháp hữu hiệu tiến hành đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL thực sự là yêu cầu quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông để giáo dục kỹ năng sống cho các em ngày càng tốt hơn. Để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được tốt hơn trong những năm qua, đặc biệt năm học 2013-2014, chúng tôi đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường THPT Ngô Gia Tự - Cam Ranh - Khánh Hòa. Qua tổ chức các biện pháp này giúp các em có thêm kiến thức về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm chủ bản thân, giải quyết được những tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống. Từ đó, các em vững tin hơn lời nói đến hành động và có trách nhiệm đối với việc làm của mình trong sinh hoạt giao tiếp hàng ngày. Có được cái nhìn tốt hơn về cuộc sống hiện nay, có ý chí chí, mục tiêu, lý tưởng phấn đấu xứng đáng là người thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với mục đích “Nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường THPT Ngô Gia Tự - Cam Ranh Khánh Hòa”. Tôi nghĩ rằng những biện pháp chúng tôi trình bày sau đây là những kinh nghiệm nhỏ phù hợp việc giáo dục kỹ năng học sinh ở trường THPT Ngô Gia Tự nói riêng, ở các trường THPT nói chung. 18 CHƯƠNG 3 MỘT SÓ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Dựa trên kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn tổ chức hoạt động NGLL của trường THPT Ngô Gia Tự trong những năm qua đặc biệt năm học 2013-2014, tôi trình bày một số biện pháp giáo dục KNS cho học sinh trường chúng tôi thông quan hoạt động giáo dục NGLL dưới đây: 3.1. Biện pháp 1: Đổi mới quan niệm về giáo dục KNS; nâng cao nhận thức về quan điểm tích hợp trong giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động NGLL Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng nhà trường xác định giáo dục KNS cho học sinh là nhiệm vụ giáo dục toàn diện của nhà trường. Từ đó, có kế hoạch chỉ đạo thực hiện giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục NGLL.Giao trách nhiệm cho Tổ Ngữ văn phối hợp Đoàn trường và các tổ chuyên môn xây dựng Kế hoạchHĐNGLL( phụ lục 3). Nhà trường đặt ra yêu cầu cấp thiết và đòi hỏi sự đổi mới đa dạng về nội dung, hình thức cũng như sự kết hơp hài hòa giữa hoạt động NGLL với giáo dục KNS. Gắn giáo dục kĩ năng sống trong sự kết hợp với giáo dục đạo đức, trí tuệ, văn hoá để tạo nên chất lượng mới của con người - đây là cơ sở quan trọng để tăng cường giáo dục nhận thức về vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Tuyên truyền cho giáo viên, phụ huynh, học sinh hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho các em thông qua các buổi họp, sinh hoat để tìm tiếng nói chung trong công tác quản lý, tổ chức, điều hành mọi hoạt động. 3.2. Biện pháp 2: Đa dạng hóa các hình thức HĐGDNGLL, khắc phục tính chất đơn điệu,lặp đi lặp lại một vài hình thức đã quá quen thuộc với học sinh và gây ra nhàm chán, tẻ nhạt đối với các em. Để thực hiện điều đó cần: *) Đổi mới hình thức hoạt động để thực hiện từng chủ đề trong chương trình hoạt động giáo dục NGLL, tạo điều kiện thiết kế các chủ đề giáo dục KNS để tích hợp vào các hoạt động này. Đổi mới các hình thức hoạt động để thực hiện từng chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL bao hàm việc đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục NGLL cho học sinh THPT. Các dạng hoạt động chính làm cơ sở để thiết kế các hoạt động cụ thể nhằm thực hiện chủ đề của chương trình giáo dục NGLL là: hoạt động xã hội, hoạt động học tập, hoạt động văn hoá thể thao, hoạt động vui chơi giải trí. Các hoạt động tập thể được chúng tôi tổ chức dưới dạng sân chơi: chiếc nón kỳ diệu, Olympia, nữ sinh thanh lịch, hành trình văn hoá, nhịp nối trái tim, cho học sinh tham gia hoạt động xã hội, tham quan các cơ sở sản xuất, tham gia các cuộc thi tìm hiểu, viết thư, các dạng câu lạc bộ bộ môn, tổ chức hoạt động tập thể để giáo dục truyền thống...Các dạng hoạt động này có thể tổ chức thành một hoạt động lớn như: hội khoẻ phù đổng (trong phạm vi trường), hội diễn văn nghệ, câu lạc bộ 19 hay sân chơi trí tuệ, song cũng có thể lồng ghép trong một dạng hoạt động chủ đạo (phụ lục 5). *) Thiết kế các hình thức tổ chức để thực hiện các dạng hoạt động chính được xác định trong chương trình hoạt động giáo dục NGLL - Thiết kế hình thức tổ chức các ngày kỉ niệm trong năm Các ngày kỷ niệm trong năm là dạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo biên chế năm học. Theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo ngay từ đầu năm học nhà trường đã lên kế hoạch tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn như: 3/2; 8/3; 26/3; 30/4; 1/5; 19/5; 27/7; 20/11; 1/12; 22/12. Tuỳ theo điều kiện cụ thể, việc tổ chức các hoạt động này chúng tôi áp dụng các biện pháp và hình thức tổ chức linh hoạt khác nhau. -Kỉ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2 Hình thức 1: +/Trong giờ chào cờ đầu tuần, chi bộ mời người nói chuyện cho học sinh về vai trò Đảng cộng sản Việt nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội. +/Văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân. Hình thức 2: +/Chung kết cuộc thi hùng biện “Thanh niên với lý tưởng cách mạng”. +/Văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân. -Kỉ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 Hình thức 1: +/Ban nữ công nói chuyện về chủ đề: lịch sử ngày 8/3, truyền thống anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang của phụ nữ Việt Nam. +/Hội thi “Đôi tay khéo léo” dành cho nam học sinh. Đây là cuộc thi về ứng xử trong gia đình và kỹ năng nấu ăn. Hình thức 2: +/Toạ đàm về “Công - Dung - Ngôn - Hạnh” trong cuộc sống hiện đại. +/Tổ chức thi cắm hoa, thiết kế thời trang học sinh... -Kỉ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3 Hình thức 1: Hội trại: Tổ chức cho các chi đoàn học sinh cắm trại với các hoạt động phong phú như: hoạt động thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ; khai thác các trò chơi dân gian theo nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Hình thức 2: +/Hội thi học sinh thanh lịch. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất