Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số phương pháp nâng cao kết quả sử dung phương tiện trực quan trong dạy...

Tài liệu Skkn một số phương pháp nâng cao kết quả sử dung phương tiện trực quan trong dạy học môn địa lí lớp 12

.DOC
16
101
83

Mô tả:

I. Đặt vấn đề 1.Lý do chọn đề tài Trung tâm GDTX-DN Huyện Bá thước từ nhiều năm nay có mô hình đào tạo cho học viên là cán bộ thôn bản, cán bộ xã. Những người mà bởi nhiều lí do khác nhau trước đây họ không được tham gia học trình độ văn hoá phổ thông trung học, nhưng bây giờ đang công tác và giữ vị trí quan trọng trong các xã và các thôn bản. Mô hình đào tạo của trung tâm cũng rất linh hoạt, những học viên ở thị trấn và các xã gần với trung tâm thì đặt lớp tại trung tâm, còn học viên ở xa trung tâm thì đặt lớp tại cụm xã và thường là ở một xã ở giữa của cụm thuận lợi cho việc đi lại của học viên các xã xung quanh, còn giáo viên thì xuống tới cụm xã để giảng dạy. Đối tượng học viên cũng đa dạng và phụ trách nhiều công việc khác nhau như: Bí thư đảng uỷ xã, chủ tịch uỷ ban nhân dân xã và hầu hết các cán bộ cấp xã. Bí thư chi bộ,trưởng thôn và cán bộ các thôn bản, những người chưa đạt trình độ bổ túc trung học phổ thông. Đối tượng đa dạng nên nhận thức của học viên có nhiều mức độ khác nhau, tuy nhiên hầu hết học viên có một điểm chung là đã và đang trải qua thực tiễn công tác nắm giữ những vị trí quan trọng ở thôn bản, có niềm đam mê học tập và tiếp thu khá nhanh kiến thức thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như địa lí, lịch sử, văn học …đặc biệt là năng lực thảo luận phân tích số liệu mà giáo viên đưa ra. Môn địa lí lớp 12 kiến thức chủ yếu là địa lí Việt nam, và chia ra thành nhiều phần là địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí kinh tế… Trong phần địa lí tự nhiên các số liệu và bảng biểu ít, tuy nhiên trong phần địa lý dân cư và địa lí kinh tế có rất nhiều bảng biểu, số liệu đi kèm và theo thời gian nội dung dữ liệu thông tin thường thay đổi. Số liệu được cập nhật trong sách địa lí lớp 12 thường lạc hậu so với thực tế giảng dạy từ 3 đến 5 năm và lâu hơn tuỳ theo thời gian mỗi lần đổi mới chương trình và nội dung sách giáo khoa, và hiện nay là mốc năm 2005. Mối một số liệu và bảng biểu đều cung cấp một đơn vị thông tin khác nhau, từ đó có thể biết được trước đây hiện tại và sau này thông điệp mà số liệu bảng biểu đưa ra đã và đang diễn ra như thế nào. Để cập nhật số liệu cho bảng biểu và đặc biệt là số liệu dự báo trong tương lai thay đổi như thế nào giáo viên có nhiều cách để cập nhật, có thể từ mạng Internet, từ báo chí, từ phương tiện thông tin đại chúng… những số liệu cập nhật sẽ tạo cho tư liệu của bài giảng mới mẻ. Bản thân tôi qua nhiều năm giảng dạy tôi thường nghiên cứu và tích hợp số liệu từ nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc và gần đây nhất là nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI vào bài giảng để học viên phân tích tạo hứng thú trong học tập. 1 Số liệu từ nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI có giá trị khác xa so với từ nguồn thông tin khác, nó đảm bảo tính chân thực, tính khoa học, tính kế thừa và tính thực tiễn, qua thực tế các số liệu mà nghị quyết Đại hội đưa ra trong phương hướng 5 năm thì thường khá chính xác khi hết nhiệm kỳ Đại hội nên được học viên cán bộ chấp nhận với thái độ tin tưởng cao. Việc sử dụng số liệu từ nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI còn giúp cho việc đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống nhanh hơn. II. Giải quyết vấn đề: 1. Cơ sở lý luận của vấn đề. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung phát triển năm 2011) đã chỉ rõ: “ Giáo dục đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời” Với tiêu mục “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ trong phương hướng mục tiêu nhiệm vụ 5 năm 2011-2015 là: “ Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Đổi mới chương trình nội dung phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội. Khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời. Luật giáo dục Việt nam nêu rõ tính chất nguyên lý giáo dục là “ Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” . Về phương pháp giáo dục “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Về vai trò và trách nhiệm của nhà giáo “ Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học” 2 Trong Điều lệ trường trung học tại mục 5 giáo dục thường xuyên đã chỉ rõ “ Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội”. Về phương pháp “ Phương pháp giáo dục thường xuyên phải phát huy vai trò chủ động khai thác kinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học” 2. Thực trạng của vấn đề. - Thực trạng chung: Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sự nghiệp giáo dục giáo dục và đào tạo nước ta phải đổi mới căn bản. Hệ thống giáo dục quốc dân được hoàn thiện hơn, quy mô giáo dục tăng, mạng lưới giáo dục được mở rộng, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành phổ cập trung học phổ thông. Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa ở phổ thông đã và đang được tích cực thực hiện góp phần làm cho chất lượng giáo dục chuyển biến theo hướng tốt dần, kiến thức, kỹ năng học sinh có tiến bộ, tiếp cận với phương pháp học tập mới. Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng nhanh, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý không ngừng phát triển. Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển của đất nước vẫn còn nhiều hạn chế trong đó có nội dung chương trình giáo trình phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chậm hiện đại hoá, chưa chú trọng phát huy tính sáng tạo năng lực thực hành của học sinh. Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế cần thực hiện nhiều nhiệm vụ và giải pháp phát triển giáo dục trong đó có giải pháp quan trọng là tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục, cụ thể là chuyển mạnh mẽ từ đào tạo theo khả năng sang đào tạo theo nhu cầu xã hội, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều phát huy phương pháp dạy học tích cực sáng tạo, hợp tác giảm thời gian giảng lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh. Một giải pháp quan trọng nữa là nhà nước ưu tiên cho công bằng trong giáo dục như đầu tư cho các vùng sâu vùng khó khăn, vùng có đồng bào các dân tộc thiểu số, từng bước giảm sự chệnh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng miền, thực hiện tốt chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ với việc bổ túc nâng cao trình độ cho đối tượng cử tuyển. Quan tâm đào tạo cán bộ vùng dân tộc ( cán bộ Đảng, chính quyền đoàn thể ở cơ sở ) thực hiện tốt chính sách ưu tiên hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số. 3 - Thực trạng đối với giáo viên: Trung tâm GDTX – DN huyện Bá Thước được Đảng và nhà nước quan tâm nên đội ngũ giáo viên của trung tâm đầy đủ về số lượng, chất lượng 100% đạt chuẩn và trên chuẩn. Giáo viên của trung tâm vừa giảng dạy bổ túc văn hoá trung học phổ thông cho học viên tại địa điểm chính của trung tâm vừa bố trí thời khoá biểu luân phiên xuống các địa điểm đặt lớp tại các cụm xã cách trung tâm 25-30 Km để giảng dạy. Giáo viên phải đi sớm về muộn, đường xá khó khăn nhiều hôm phải cùng ăn cùng ở lại với học viên ở các cụm xã. Tuy nhiên 100% giáo viên trẻ, khoẻ nhiệt tình có trình độ và tâm huyết với nghề nên hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Về chuyên môn, mỗi giáo viên đi giảng dạy ở cụm xã theo thời khoá biểu, thường là từ một đến hai ngày, mỗi buổi dạy 4 tiết, khi hoàn thành sẽ trở về trung tâm để giáo viên bộ môn khác xuống thay, do địa điểm ở cách xa trung tâm nên cơ sở vật chất thiếu thốn và đồ dùng học tập khó đem theo vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến sự hứng thú học tập của học viên và chất lượng giảng dạy. Là một giáo viên ở miền đồng bằng huyện Đông Sơn lên công tác ở miền núi huyện Bá Thước với thời gian công tác hàng chục năm và đã giảng dạy bổ túc văn hoá cho hàng nghìn học viên là cán bộ ở xã và thôn bản miền núi vì thế theo tôi để học viên có hứng thú học tập và để phát huy được kinh nghiệm của học viên giáo viên phải sáng tạo về phương pháp trong đó có phương pháp cập nhật kiến thức mới, không truyền thụ một chiều mà tổ chức cho học viên phát huy tính tích cực, hợp tác, thảo luận, phân tích, vận dụng kiến thức của bài giảng minh chứng sát với đời sống công việc của học viên. - Thực trạng học viên: Học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề huyện Bá Thước là những cán bộ ở các xã và thôn bản nên có thể trong cùng một lớp nhưng tuổi đời cũng khá chênh lệch từ hơn 20 tuổi đến hơn 50 tuổi trình độ lý luận và công tác cũng khác nhau nhiều, điều kiện sống của gia đình cũng rất khác nhau nhưng học viên có một mong muốn chung đó là “vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội”. Từ những mong muốn chính đáng đó hàng ngày học viên đi học rất chăm, tích cực lắng nghe thầy cô giáo truyền đạt kiến thức, sôi nỗi tham gia thảo luận xây dựng bài cho nên kiến thức và kỹ năng ngày càng mở rộng và nâng cao, với nổ lực không mệt mỏi hàng năm tỉ lệ tốt nghiệp của học viên là trên 90 đến 100%. 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện. * Giải pháp 1 : Để cập nhật kiến thức mới từ nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tôi thực hiện giải pháp sưu tầm tư liệu từ những buổi sinh hoạt Đảng ở chi bộ, sưu tầm từ mạng Internet. Sau khi so sánh đánh giá các loại tài liệu từ đó tôi mới hệ thống lại các số liệu theo từng loaị tài liệu như sau: 4 a. Trong báo cáo kiểm điểm 5 năm 2006-2010 - Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 7% - Quy mô tổng sản phẩm trong nước GDP năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỉ USD, GDP bình quân đầu người đạt 1168 USD. - Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Đơn vị : % Năm Nông nghiệp Dịch vụ Công nghiệp – Xây dựng 2005 21 41 38 2010 20,6 41,1 38,3 - Chuyển dịch cơ cấu lao động Năm 2005 57,1 2010 Nông nghiệp 18,2 48,2 Công nghiệp – Xây dựng 24,7 22,4 Đơn vị : % Dịch vụ 29,4 - Chỉ số phát triển con người tăng từ mức 0,683 năm 2000 lên 0,733 năm 2008 xếp thứ 100/177 nước. - Hoàn thành 6/8 nhóm mục tiêu thiên niên kỷ (MDG) do Liên Hợp Quốc đặt ra cho các nước đang phát triển đến năm 2015. - Giải quyết việc làm 5 năm đạt 8 triệu lao động. - Tổng vốn FDI thực hiện trong 5 năm đạt 45 tỉ USD - Tổng vốn ODA cam kết trong 5 năm đạt 31 tỉ USD - Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 42,9% GDP - Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm còn dưới 4,5% - Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5% - Tuổi thọ bình quân từ 67 tuổi lên 72,8 tuổi. b. Trong phương hướng mục tiêu nhiệm vụ 5 năm 2011-2015 - Tốc độ tăng trưởng bình quân 7,0 – 7,5 %, GDP bình quân đầu người 2000 USD. - Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Đơn vị : % Năm Nông nghiệp Công nghiệp – Xây dựng Dịch vụ 2015 17 - 18 41 - 42 41 - 42 -Tỉ lệ lao động qua đào tạo 55 % - Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động 5 - Năm 2015: Tốc độ tăng dân số là 1% tuổi thọ trung bình 74 tuổi - Sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao đạt 35% tổng GDP - Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2% / năm - Năm2015: Tỉ lệ che phủ rừng 42-43 % - Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12% / năm, giảm nhập siêu, phấn đấu đến năm 2020 cân bằng được xuất nhập khẩu. - Vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm đạt 40% GDP - Tỉ lệ huy động vào ngân sách nhà nước đạt 23-24% GDP - Năm 2015: Giảm mức bội chi ngân sách xuống 4,5% GDP. c. Trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 2011 – 2020 - Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước GDP bình quân 7 – 8 % / năm - Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85 % trong GDP - Tỉ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30-35 % lao động xã hội. - Năm 2020: GDP theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010 - GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3000 USD - Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. - Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. - Tỉ lệ đô thị hoá đạt trên 45% - Số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt trên 50 % - Tỉ lệ tăng dân số ổn định ở mức 1% - Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi - 9 bác sỹ và 26 giường bệnh trên một vạn dân - Lao động qua đào tạo đạt trên 70% - Đào tạo nghề chiếm 55% - Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5 – 2% / năm - Thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010 - Tỉ lệ nhà ở kiên cố đạt 70%, bình quân 25 m 2 sàn xây dựng nhà ở tính trên một người dân. - Số sinh viên đạt 450 trên một vạn dân - Tỉ lệ che phủ rừng đạt 45% - Trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường - 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải ytế được xử lý đạt tiêu chuẩn. * Gải pháp 2. Tiếp theo tôi nghiên cứu sách giáo khoa xem những số liệu nào từ nghị quyết Đại hội có thể tích hợp được vào bảng biểu của sách giáo khoa để tạo thành tư liệu cập nhật và hấp dẫn : 6 Số hiệu và tên của bảng biểu trong sách giáo khoa với số hiệu và tên của bảng biểu đã được cập nhật có thay đổi một phần để cho học viên phân biệt đâu là bảng biểu được tích hợp Ví dụ : Sách giáo khoa địa lí lớp 12 có bảng biểu với số hiệu là: Bảng 17. 2 Tên bảng biểu là : Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2005. Năm Khu vực kinh tế Nông lâm – ngư nghiệp Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ Tổng 2000 2002 2003 2004 2005 65,1 61,9 60,3 58,8 57,1 13,1 15,4 16,5 17,3 18,2 21,8 100,0 22,7 100,0 23,2 100,0 23,9 100,0 24,7 100,0 - Từ bảng 17.2 Hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 2000 – 2005 ? Sau khi thực hiện tích hợp bảng biều mới có số hiệu là : Bảng 17.2’ Tên bảng biểu là : Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2020 Năm Khu vực kinh tế Nông lâm – ngư nghiệp Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ Tổng 2000 2002 2003 2004 2005 2010 2020 65,1 61,9 60,3 58,8 57,1 48,2 30-35 13,1 15,4 16,5 17,3 18,2 22,4 65-70 21,8 100,0 22,7 100,0 23,2 100,0 23,9 100,0 24,7 100,0 29,4 100,0 100,0 - Từ bảng 17.2’ Hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 2000 – 2005 và 2010-2020 ? *Với phương pháp như vậy tôi đã tích hợp được một số bảng biểu như sau: 1. Bảng 14.1 Sự biến động độ che phủ rừng Năm Độ che phủ rừng % 1943 43,0 7 1983 2005 2015 2020 22,0 38,0 42 – 43 45 Nhận xét về biến động diện tích rừng qua các giai đoạn 1943 – 1983 và 1983 – 2005. Nhận định về độ che phủ rừng giai đoạn 2015-2020 ? Vì sao có sự biến động đó ? 2. Bảng 16.1’ Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm qua các giai đoạn Năm Tỉ lệ gia tăng dân số % 1921-1926 1,86 1926-1931 0,69 1931-1936 1,39 1936-1939 1,09 1939-1943 3,06 1943-1951 0,5 1951-1954 1,1 1954-1960 3,93 1960-1965 2,93 1965-1970 3,24 1970-1976 3,0 1976-1979 2,16 1979-1989 2,1 1989-1999 1,7 1999-2002 1,32 2002-2005 1,32 2005-2015 1,0 2015-2020 1,0 - Từ bảng 16.1’ hãy nhận xét tỉ lệ gia tăng dân số qua các giai đoạn 19912005 và 2015-2020 ? 3. Bảng 17.1’ Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ. Trình độ \ Năm Đã qua đào tạo Chưa qua đào tạo 1996 12,3 87,3 2005 25,0 75,0 2015 * 55 45 2020 70 30 8 - Từ bảng 17.1’ Hãy so sánh và rút ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ ở nước ta giai đoạn 1996 – 205 và 20152020 ? 4. Bảng 17.2’Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế. Năm Khu vực kinh tế Nông lâm – ngư nghiệp Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ Tổng 2000 2002 2003 2004 2005 2010 2020 65,1 61,9 60,3 58,8 57,1 48,2 30-35 13,1 15,4 16,5 17,3 18,2 22,4 65-70 21,8 100,0 22,7 100,0 23,2 100,0 23,9 100,0 24,7 100,0 29,4 100,0 100,0 - Từ bảng 17.2’ Hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 2000 – 2005 và 2010-2020 ? 5. Bảng 18.1’ Tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước. Năm 1990 1995 2000 2005 2020 Tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước % 19,5 20,8 24,2 26,9 45 -Từ bảng 18.1’ Nhận xét sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1990 – 2020 ? 6. Bảng 19’ thu nhập bình quân đầu người/ tháng ở Việt nam ( nghìn đồng) Năm 1999 2002 2004 2010 2015 2020 Thu nhập bình quân ( nghìn đồng) 295,0 356,1 484,4 2.024,5 3.466,6 5.200,0 9 -Từ bảng 19’ hãy so sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người / tháng của nước ta giai đoạn 1999 – 2020 ? 7. Bảng 20.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Năm 1990 1991 1995 1997 1998 2002 2005 2010 2015 2020 Nông - Lâm – Nghư nghiệp 38,7 40,5 27,2 25,8 25,8 23,0 21,0 20,6 17 – 18 15 Công nghiệp – xây dựng 22,7 23,8 28,8 32,1 32,5 38,5 41,0 41,0 41 - 42 85 Dịch vụ 38,6 35,7 44,0 42,1 41,7 38,5 38,0 38,3 41 - 42 - Từ Bảng 20.1’. Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2005 và 2010-2020 ? * Tổ chức thực hiện sử dụng tư liệu vào bài giảng. + Cách thức sử dụng chung: - Đối với bảng biểu có tích hợp số liệu từ nghị quyết. Các bảng biểu đã được tích hợp với số liệu từ nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI giáo viên có thể chuẩn bị và triển khai tới học viên bằng nhiều cách. Cách 1: Viết toàn bộ nội dung bảng biểu lên bảng để cho học sinh quan sát, thảo luận, phân tích. Cách 2: Giáo viên trình bày vào bảng phụ và treo lên cho học viên quan sát, thảo luận và phân tích. Mỗi cách đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Đối với viết nội dung dữ liệu lên bảng học viên sẽ dễ theo dõi một cách tuần tự trong quá trình giáo viên viết bảng, tuy nhiên cách này lại mất thời gian đưa số liệu lên bảng đen ảnh hưởng tới thời gian thảo luận, phân tích của học viên. Đối với dữ liệu được giáo viên chuẩn bị vào bảng phụ và trong quá trình giảng bài đưa ra cho học viên quan sát, thảo luận phân tích có ưu điểm là nhanh gọn, tư liệu trình bày đẹp, tuy nhiên giáo viên phải chuẩn bị bài giảng công phu hơn. Quá trình triển khai tư liệu và tổ chức cho học viên quan sát, thảo luận, phân tích một cách hứng thú đòi hỏi giáo viên thực hiện lần lượt một số bước sau: 10 Giáo viên đưa tư liệu vào tiết giảng bài phải đứng thời điểm mà đơn vị kiến thức này cần truyền tải đến cho học viên, không được sớm quá và cũng không muộn quá, tiếp theo giáo viên giới thiệu khái quát về nội dung cột dọc, hàng ngang của bảng biểu và số liệu để học viên quan sát, tiếp theo giáo viên giới thiệu câu hỏi để học viên cả lớp thảo luận, phân tích, giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm để thảo luận, phân tích, nếu phân nhóm thì phân công nhóm trưởng và thư kí của nhóm, giáo viên ấn định thời lượng cho học viên thảo luận, hết thời gian thảo luận giáo viên mời đại diện của nhóm trình bày kết quả trước lớp, khi các nhóm trình bày xong giáo viên nhận xét những mặt đạt được và những hạn chế về kết quả của nhóm, cuối cùng giáo viên mới đưa ra thông tin chuẩn để học viên so sánh và khẳng định tri thức để ghi nhớ, để tạo không khí vui tươi giáo viên có thể cho điểm đánh giá đối với từng nhóm để biết nhóm nào thảo luận và phân tích hiệu quả hơn. - Đối với số liệu rời. Số liệu từ nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ có một phần được tích hợp vào bảng biểu trong sách giáo khoa địa lí lớp 12 cho cập nhật và mang tính thời sự, còn lại các số liệu khác tuy là những số liệu rời nhưng khi đưa vào bài giảng hợp lý cũng vẫn truyền tải đến học viên những kiến thức bổ ích, lý thú. Học viên biết được độ lớn, so sánh các số liệu với nhau. Giải pháp giáo viên sử dụng đưa số liệu vào bài giảng cũng đơn giản hơn, thông thường là kết hợp lồng ghép trong lời giảng hoặc viết lên phần bảng nháp trong quá trình giáo viên giảng bài để học viên biết và thu nhận kiến thức. Đối với học viên thì thời gian cũng như mức độ phân tích số liệu đơn lẽ cũng không cần nhiều, giáo viên có thể tuỳ vào tình huống kiến thức trong bài giảng sau khi thông báo số liệu có thể gọi một hoặc hai học viên cho ý kiến nhanh về suy nghĩ của học viên về độ lớn và so sánh số liệu hoặc đơn giản chỉ là giáo viên thông báo số liệu cho học viên cả lớp biết và nắm được thông tin. + Cách thức sử dụng trong một số bài cụ thể. - Sử dụng tư liệu tích hợp trong bài 14. Dạy về nội dung sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ( mục a. Tài nguyên rừng) Giáo viên tiến hành như sau: Bước 1. Giáo viên yêu cầu học viên : Nhận xét về biến động độ che phủ rừng qua các giai đoạn 1943-1983 và 1983-2005, nhận định về sự phát triển độ che phủ rừng ở nước ta giai đoạn 2015-2020 ? Bước 2. Giáo viên yêu cầu học viên suy nghĩ và trình bày nhận xét. Bước 3. Giáo viên trình bày thông tin chuẩn như sau: Giai đoạn 1943-1983 độ che phủ rừng của nước ta giảm sút mạnh từ 43% xuống còn 22%. Giai đoạn 1983-2005 nhờ chương trình nâng cao diện tích rừng trồng nên độ che phủ rừng tăng trở lại từ 22% lên 38%. Giai đoạn 2015-2020 theo dự kiến chúng ta phải nâng độ che phủ rừng cả nước lên 45%, vì vậy trong 11 giai đoạn này nước ta tiếp tục trồng rừng và trước hết là thực hiện chương trình trồng 5 triệu hécta rừng trồng. - Sử dụng tư liệu tích hợp trong bài 16. Khi dạy mục 2 ( Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ) giáo viên tiến hành như sau: Bước 1. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bảng 16.1’: Hãy nhận xét tỉ lệ gia tăng dân số qua các giai đoạn 1921-2005 và 2015-2020? Bước 2.Giáo viên yêu cầu học viên suy nghĩ và trả lời Bước 3. Giáo viên chuẩn kiến thức: Giai đoạn 1921-2005 do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên thời gian qua mức tăng dân số có giảm nhưng còn chậm. Giai đoạn 2005-2020 nước ta thực hiện chủ trương ổn định mức độ tăng dân số ở mức 1%. - Sử dụng tư liệu tích hợp trong bài 17. Khi dạy mục 1 nguồn lao động. Bước 1.Giáo viên yêu cầu học viên : Từ bảng 17.1’ hãy so sánh và rút ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm theo trình độ ở nước ta giai đoạn 1996-2005 và 2015-2020? Bước 2. Giáo viên yêu cầu học viên suy nghĩ và trả lời. Bước 3. Giáo viên chuẩn kiến thức. Giai đoạn 1996-2005 tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo của nước ta còn chiếm tỉ lệ cao 87,3% (1996) và 75,0% (2005) Giai đoạn 2015-2020 nhằm nâng cao chất lượng lao động đặc biệt là lao động có trình độ cao, cán bộ quản lý, cán bộ công nhân kỹ thuật lành nghề nước ta phải đầu tư đào tạo lao động để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và theo dự kiến lao động qua đào tạo của nước ta tăng từ 25% (2005) lên 70% (2020). +Dạy về nội dung cơ cấu lao động ( Mục a. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế) Bước1. Giáo viên yêu cầu học viên. Dựa vào bảng 17.2’ hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 20002005 và 2010-2020. Bước 2. Giáo viên yêu cầu học viên suy nghĩ và trả lời. Bước3. Giáo viên chuẩn kiến thức. Giai đoạn 2000-2005 cơ cấu lao động xã hội của nước ta chuyển biến chậm, lao động chủ yếu tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp. Giai đoạn 2010-2020 nước ta đẩy mạnh công nghiệp hoá để đến cuối giai đoạn nước ta cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại vì vậy đến năm 2020 12 cơ cấu lao động trong lĩnh vực công nghiệp dịch vụ sẽ chiếm tỉ lệ cao 70%, lao động nông nghiệp giảm mạnh từ 57,1% (2005) xuống còn 30% (2020) - Sử dụng tư liệu tích hợp trong bài 20 Khi dạy mục 1 ( Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ) Bước 1. Giáo viên yêu cầu học viên. Quan sát bảng 20.1’ phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990-2005 và 2010-2020? Bước 2. Giáo viên yêu cầu học viên suy nghĩ và trả lời. Bươc 3. Giáo viên chuẩn kiến thức. Giai đoạn 1990-2005 cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của khu vực II ( Công nghiệp và xây dựng) từ 22,7% năm 1990 lên 41% năm 2005. Khu vực I ( Nông – Lâm – Ngư nghiệp) có tỉ trọng giảm từ 40,5% năm 1991 xuống còn 21% năm 2005. Khu vực III (Dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định, giai đoạn 1991-1995 tăng nhưng giai đoạn 1995 -2005 giảm. Xu hướng chuyển dịch như trên là phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện nước ta hiện nay. Giai đoạn 2010-2020 nước ta phải đạt mục tiêu cơ bản là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch nhanh hơn trong đó nông nghiệp chỉ còn 15% còn công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ chủ yếu 85%. 4.Kiểm nghiệm: Hiệu quả trong việc triển khai kết quả của sáng kiến kinh nghiệm. a. Hiệu quả đối với giáo viên : Trong quá trình giảng dạy việc tích hợp số liệu từ nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nói chung và nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nói riêng là công việc thường xuyên và yêu thích của tôi vì vậy từ khi thu thập tư liệu rồi soạn bài đến truyền đạt kiến thức tới cho học viên làm tôi thấy mình được thoả mãn đam mê và hạnh phúc. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm đã giúp tôi thực hiện đúng chủ đề năm học do ngành giáo dục phát động là “ Tiếp tục đổi mới toàn diện về giáo dục và đào tạo, nâng cao hiệu quả về chất lượng giáo dục và đào tạo gắn chặt với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương” Mục đích đề tài của tôi là đổi mới các hoạt động chuyên môn và có tính mở nên các đồng nghiệp có thể vận dụng và tích hợp thêm để phục vụ công tác giảng dạy. Việc nghiên cứu ứng dụng đề tài tạo cho tôi động lực để sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học mới với kiến thức cập nhật từ đó giúp tôi vận dụng sáng tạo và có 13 hiệu quả những phương pháp dạy học có sự tham gia của người học “ Dạy học lấy người học làm trung tâm.” b. Đối với học viên: Học viên vẫn được học đầy đủ nội dung của sách giáo khoa địa lí lớp 12 theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo, những tư liệu tích hợp từ nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI giúp cho học viên hứng thú học tập với tri thức mới, thảo luận phân tích đánh giá và nhìn nhận nền kinh tế - xã hội của nước nhà trong tương lai. Học viên được tham gia vào thảo luận phân tích số liệu với tư cách là trung tâm của quá trình lĩnh hội kiến thức, giáo viên chỉ đóng vai trò giới thiệu tư liệu tổ chức quá trình nhận thức của học viên. Thông qua các hoạt động do giáo viên tổ chức học viên còn rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, sưu tầm tư liệu từ nghị quyết Đại hội Đảng các cấp từ đó tự phân tích dự báo có khoa học có căn cứ tình hình kinh tế xã hội của đất nước.Tin tưởng vào quá trình lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước rèn luyện ý thức làm chủ phấn đấu hăng say trong lao động học tập cống hiến cho tổ chức, cho xã hội. Từ thực tiễn giảng dạy và kết quả kiểm tra đánh giá 100% học viên đều hứng thú với những số liệu mới, phương pháp mới mà giáo viên đưa vào bài giảng. 100 % học viên có kết quả học tập khá hơn, đặc biệt là những bài kiểm tra có yêu cầu phân tích số liệu, phân tích bảng biểu, phân tích biểu đồ. III. Kết luận và đề xuất: 1.Kết luận: Nghề dạy học là một nghề cao quý vì vậy những chất liệu tạo nên nó chắc chắc sẽ cao đẹp. Người giáo viên là một nghệ sỹ vì vậy trong quá trình tác nghiệp không thể thiếu phần sáng tạo và đây chính là chất liệu tạo nên sự cao quý của nghề dạy học. Có thể khẳng định rằng để có tiết giảng hay, chất lượng cao, người giáo viên phải đầu tư thời gian công sức tâm huyết cho cả một quá trình từ công tác chuẩn bị bài đến khi lên lớp giảng bài và cả việc đánh giá học viên vì vậy trước yêu cầu đổi mới nền giáo dục nước nhà để chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế, người giáo viên không thể không tâm huyết, Việc mạnh dạn đổi mới tư duy, cập nhật những thông tin mới, những phương pháp dạy học mới, những cách thức tổ chức cho học viên tiếp thu kiến thức sinh động để học viên vừa học vừa hứng thú là một tiêu chuẩn của người giáo viên hiện nay. 2.Đề xuất: Đối với ban giám Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề nên quán triệt quan điểm chủ trương của ngành về việc viết sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên từ đầu năm học, tổ chức hội thảo về chủ đề sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên trong trường tìm hiểu, trao đổi cách thức viết sáng kiên kinh nghiệm hay và hiệu quả. 14 Tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận với nguồn thông tin từ mạng Internet bằng cách lắp đặt phòng máy cho giáo viên. Tổ chức chấm và trao thưởng cấp trường cho những giáo viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, tổ chức ứng dụng và nhân rộng kết quả sáng kiến kinh DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ nghiệm vào thựcSỞ tiễnGIÁO giảng dạy. Trung tâm GDTX-DN Huyện Bá Thước SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: TÍCH HỢP SỐ LIỆU TỪ NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XI VÀO BÀI GIẢNG TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC VIÊN CHỦ ĐỀ TÀI: HỒ SỸ HUYNH CHUYÊN MÔN: GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ ĐƠN VỊ : TRUNG TÂM GDTX-DN HUYỆN BÁ THƯỚC BÁ THƯỚC, THÁNG 4 NĂM 2012 15 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất