Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Skkn một số phương pháp giáo dục kĩ năng phòng chống bắt nạt học đường cho học s...

Tài liệu Skkn một số phương pháp giáo dục kĩ năng phòng chống bắt nạt học đường cho học sinh trường thpt mường lát trong tiết sinh hoạt cuối tuần

.DOC
21
6
57

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT TRONG TIẾT SINH HOẠT CUỐI TUẦN THANH HOÁ NĂM 2019 MỤC LỤC Những từ viết tắt 1. Mở đầu………………………………………………………………………1 1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………..1 1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………3 1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………..3 1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………3 2. Nội dung sáng kiến………………………………………………………......4 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến………………………………………………..4 2.1.1. Khái niệm………………………………………………………………..4 2.1.1.1. Kỹ năng…………………………………………………………………4 2.1.1.2. Kỹ năng sống…………………………………………………...............4 2.1.1.3. Bạo lực học đường…………………………………………………….4 2.1.1.4. Bắt nạt học đường…...……………………………………………….4 2.1.2. Các hình thức bắt nạt học dường…………………………………….....5 2.1.3. Hậu quả của bắt nạt học đường……………………………………......5 2.1.4. Vai trò của giáo dục kỹ năng sống…………………………………..…5 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến……………………...…6 2.3. Các phương pháp sử dụng……………………………………………..…7 2.3.1. Thuyết trình tương tác………………………………………..................7 2.3.2. Diễn kịch……………………………………………………………..…..8 2.3.3. Trò chơi……………………………………………………………….....9 2.3.4. Kể chuyện hoặc sử dụng phim ảnh…………………………………...10 2.4. Hiệu quả của sáng kiến……………………………………………..........12 3. Kết luận, kiến nghị………………………………………………………....13 3.1. Kết luận……………………………………………………………….…13 3.2. Kiến nghị………………………………………………………………….14 TÀI LIỆU THAM KHẢO NHỮNG TỪ VIẾT TẮT HS: Học sinh GV: Giáo viên KNS: Kỹ năng sống KN: Kỹ năng GD: Giáo dục GD KNS: Giáo dục kỹ năng sống GVCN: Giáo viên chủ nhiệm 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông đại chúng thường đăng tải các vụ việc học sinh (HS) đánh nhau, học sinh tự tử vì nhiều nguyên nhân, HS không hứng thú trong học tập, bị xâm phạm, bị lợi dụng... Trong số đó, vấn đề khá phổ biến, thu hút nhiều sự quan tâm của cả xã hội đó là học sinh bị bạn đánh rồi tung clip lên mạng - một biểu hiện của hiện tượng bắt nạt học đường. Cũng là một dạng bạo lực, nhưng bắt nạt là vấn đề xảy ra giữa các em học sinh với nhau chứ không phải giữa người lớn với trẻ em và diễn ra trong một thời gian dài. Vì vậy, hậu quả của nó còn dai dẳng và khủng khiếp hơn là bạo lực. Điển hình gần nhất là trong tháng 3 và tháng 4 năm 2019 có tới 3 vụ việc bắt nạt học đường đau lòng đã diễn ra gây nhức nhối trong xã hội. Một là sự việc diễn ra ngày 22/3/2019 nữ học sinh H.Y học sinh lớp 9A trương THPT Phù Ủng (Ân Thi – Hưng Yên) bị nhóm bạn 5 người lột đồ đánh dã man do không cầm mũ ca nô cho một bạn và không viết cam kết hộ bạn khác, bị quay clip tung lên mạng. Tiếp đó là ngày 31/3/2019 clip nữ học sinh lớp 7 ở huyện Diễn Châu – Nghệ An bị học sinh trường bạn bắt quỳ gối, tát liên tiếp vào mặt. Và làn sóng dư luận tiếp tục dâng cao trước vụ việc bắt nạt học lại diễn ra tháng 4 khi nữ sinh lớp 7 ở Quảng Ninh bị hai bạn đánh hội đồng và quay clip tung lên mạng. Điều đáng nói ở các vụ việc này là các nạn nhân đề bị đánh hội đồng, hầu như có sự chưng kiến của nhiều học sinh nhưng tất cả đều đúng ngoài quan sát. Thậm chí vụ việc ở Hưng Yên đã xảy ra liên tục trong một thời gian khá dài. Vậy nguyên nhân là do đâu? Một trong số những nguyên nhân đó là do các em không có khả năng ứng phó với những áp lực căng thẳng trong cuộc sống, không biết giải quyết xung đột, không tiết chế được cảm xúc bản thân, không biết ứng phó với những thay đổi trong cuộc sống, không có sự đồng cảm sẻ chia… Mà theo các chuyên gia giáo dục (GD), nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống (KNS). Ngày 17 tháng 7 năm 2017 thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Theo đó, tại chương 2 điều 6 của nghị định này quy định cụ thể các biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ người có nguy cơ bị bạo lực học đường và trách nhiệm của các bên liên quan bao gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Y tế, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức xã hội. Vào ngày 17-18 tháng 5 năm 2016 tổ chức United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization(UNESCO) đã tổ chức một cuộc họp quốc tế bao gồm 250 thành viên đại diện của 54 quốc gia và 15 bộ trưởng của các quốc gia về vấn đề: Ngăn chặn và Giải quyết vấn đề sợ hãi của nạn nhân bắt nạt trong giáo dục và mở rộng ra hơn là ngăn chặn và giải quyết bạo lực học đường trên cơ sở giới. Điều này cho thấy, tình hình bắt nạt nói chung và bắt nạt ở trường học nói riêng là một vấn đề mang tính toàn cầu có sức ảnh hưởng rộng lớn và đang được các nước quan tâm. 1 Theo Điều 2 của Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, theo Thông báo 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, đã nêu một trong những hạn chế của giáo dục phổ thông như sau: “Giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “dạy người”, kỹ năng sống và “dạy nghề” cho thanh thiếu niên”. Với thói quen dạy và học chưa có tích hợp GD KNS trước kia, nhiều GV cảm thấy rất khó khăn khi lồng ghép giáo dục kĩ năng sống (GD KNS) cho HS vào giờ học. Nhiều GV bối rối không biết phải GD KNS cho HS ra làm sao, lồng ghép vào khi nào và lồng ghép như thế nào cho hợp lí. Trường THPT Mường Lát thuộc huyện miền núi xa nhất của tỉnh Thanh Hóa, là vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, giáp ranh biên giới với nước bạn Lào. Các em học sinh phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiểu số, các em có hứng thú với nhiều vấn đề mới của cuộc sống nhưng lại hạn chế về giao tiếp, khả năng phán đoán chưa cao, tính thích ứng với môi trường không tốt, thụ động trước vấn đề của cuộc sống đặt ra, thiếu hụt nhiều kĩ năng sống cơ bản… Trước tiên đó là sự vụng về trong giao tiếp ứng xử gây nên những mâu thuẫn bạn bè không đáng có - là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực, bắt nạt học đường. do vậy nhiệm vụ của mỗi cán bộ, giáo viên trường THPT Mường Lát càng nặng nề hơn vì không chỉ góp phần giảng dạy kiến thức mà còn giáo dục KNS cho HS để các em có thể phát triển toàn diện. Qua thực tế hoạt động, nhà trường đã tiến hành nhiều biện pháp giáo dục học sinh như thông qua tiết chào cờ đầu tuần, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên do năng lực nhận thức của các em còn hạn chế, ý thức tự giác của các em chưa cao nên công tác giáo dục càng trở nên khó khăn. Cũng xuất phát từ đây, năm học 2018-2019 khi được giao nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm lớp 10H là một lớp đầu cấp, học sinh có sự biến đổi lớn về tâm sinh lí, tôi luôn trăn trở làm sao có thể giúp các em có thêm được nhiều KNS đặc biệt là kĩ năng đối phó vấn đề nóng hổi trong thời gian gần đây được báo chí đưa tin - bắt nạt học đường. Và tôi đã lựa chọn tiết sinh hoạt cuối tuần để tiến hành những phương pháp giáo dục cho các em. Bởi lẽ, lâu nay giáo viên chủ nhiệm (GVCN) dường như dập khuôn một số kịch bản trong tiết sinh hoạt như: GVCN tổng kết hoạt động tuần qua, xem xét qua các lỗi vi phạm của HS, chấn chỉnh những sai phạm, khiển trách hay cảnh cáo những trường hợp sai phạm của HS. Sau đó là thông báo kế hoạch hoạt động trong tuần sắp tới, nhắc nhở và phân công HS thực hiện theo kế hoạch. GVCN còn làm nhiệm vụ “tài chính” (thu tiền học phí và các khoản thu khác) trong giờ sinh hoạt lớp. Hay GVCN giao cho lớp trưởng báo cáo tình hình tuần qua, báo cáo những trường hợp sai phạm cần nhắc nhở, chấn chỉnh và động viên các em. GVCN la mắng HS vi phạm một cách gay gắt. GVCN nhận xét qua loa 2 rồi đọc thông báo chung cho cả lớp kế hoạch của nhà trường và của lớp. Những mô típ như trên chỉ thích hợp với các lớp HS ngoan, nhanh nhẹn , ít vi phạm nội quy trường lớp. Còn đối với các lớp thường xuyên có HS vi phạm thì giờ sinh hoạt lớp như vậy sẽ nhàm chán, nặng nề vì HS trong lớp cho rằng phải đối phó với những sai phạm trong tuần qua và tâm lý chung sẽ là mắc cỡ, e ngại, tự ti,... Riêng với những em thường xuyên vi phạm thì tình hình còn có thể bi đát hơn: tâm lý bất cần sẽ nảy sinh, các em có thể trở nên lì hơn, “cứng đầu” hơn, khó bảo hơn, thậm trí là sẽ nghỉ học vào buổi sinh hoạt cuối tuần.Vì vậy, GVCN sẽ mất cảm hứng để giáo dục KNS khi lớp có nhiều HS vi phạm. Thầy cô sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái bực tức, nóng nảy và chắc chắn sẽ kéo dài thời gian rầy la cả lớp một cách không có chủ đích rõ ràng. Chính vì vậy cần thay đổi cách thực hiện giờ sinh hoạt ở lớp chủ nhiệm sao cho tăng tính chủ động của HS nhiều hơn nữa, nâng cao vai trò của tập thể lớp chứ không phải vai trò của GVCN, của một lớp trưởng hay bí thư chi đoàn. Biến giờ sinh hoạt lớp thành một buổi sinh hoạt tập thể mang đầy tính giáo dục mà ý định lồng ghép giáo dục KNS cho HS đã được GVCN chuẩn bị trước. Xuất phát từ những thực trạng và mong muốn trên, cùng với những trải nghiệm và kết quả đạt được trong công tác chủ nhiệm, tôi mạnh dạn lựa chọn và thực hiện đề tài: “Một số phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống bắt nạt học đường cho học sinh trường THPT Mường Lát trong tiết sinh hoạt cuối tuần” để viết sáng kiến kinh nghiệm năm 2018-2019 1.2. Mục đích nghiên cứu. Sáng kiến được thực hiện nhằm giáo dục kỹ năng ứng phó với vấn đề băt nạt học đường hiện nay cho các em HS trường THPT Mường Lát như kỹ năng kiên định, thương lượng, đặt ra giới hạn, chọn bạn phù hợp, tìm kiếm sự trợ giúp. Qua đó giúp các em có được một số kiến thức sau: - Có nhận thức đúng đắn nhất về vấn đề bắt nạt học đường. - Có khả năng giao tiếp, ứng xử một cách linh hoạt và đạt hiệu quả cao để hạn chế mâu thuẫn. - Làm chủ được bản thân, sống tự tin, năng động, nói không trước những yêu cầu không phù hợp. - Biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, biết cách giải quyết những mâu thuẫn theo phương thức hòa bình. - Sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và cộng đồng. - Sống đoàn kết, có tình cảm hơn, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình. - Luôn biết kiềm chế cảm xúc, làm chủ được các hành vi ứng xử của bản thân. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài sẽ nghiên cứu, tìm hiểu về những lí thuyết, thực tiễn về bắt nạt học đường, những phương pháp giáo dục phát huy tính chủ động của học sinh. Từ đó lựa chọn, đề xuất sử dụng các phương pháp hữu hiệu trong tiết sinh hoạt cuối tuần nhằm giáo dục kỹ năng phòng chống bắt nạt học đường cho các em. Tổng kết những ưu điểm, kết quả đạt được khi áp dụng sáng kiến. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: tìm hiểu đọc tài liệu, so sánh, tổng hợp, phân tích, nhận xét, đánh giá, viết báo cáo. 3 2. Nội dung sáng kiến 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến 2.1.1. Khái niệm. 2.1.1.1. Kỹ năng. Theo từ điển Tiếng Việt: Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. [2] Còn theo từ điển trên mạng Wikipedia: Kỹ năng là sự thành thạo, sự dễ dàng, hoặc khéo léo có được thông qua đào tạo hoặc trải nghiệm. Có ba thành tố cơ bản của kỹ năng là kết quả, sự chắc chắn/ổn định và hiệu quả. Sống là một quá trình hoạt động đòi hỏi con người phải có những kỹ năng nhất định. Khó có thể liệt kê một cách đầy đủ những kỹ năng con người cần có trong quá trình sống.[1] Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [3]. Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu kỹ năng một cách chung nhất: Kỹ năng là năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được mục đích đề ra. 2.1.1.2. Kỹ năng sống. Theo quan niệm của UNESCO thì “Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để họ thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”.[1] Theo UNICEFF, KNS là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Từ KNS có thể thể hiện thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh. Trong tài liệu tập huấn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Bộ GDĐT: KNS là khả năng thực hiện những hành vi thích ứng tích cực, những cách hành xử hiệu quả, giúp cá nhân hoà nhập vào môi trường xung quanh (gia đình, lớp học, thế giới bạn bè…), giúp cá nhân hình thành các mối quan hệ xã hội, phát triển những nét nhân cách tích cực thuận lợi cho sự thành công học đường và thành công trong cuộc sống.[4] 2.1.1.3. Bạo lực học đường. Bạo lực học đường là những hành vi cố ý sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại. Đó có thể là những hành vi về thể xác, tinh thần, tình dục, ngôn ngữ…có thể gây ra tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác. Hay theo Khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.[1] 2.1.1.4. Bắt nạt học đường 4 Bắt nạt học đường là hành vi thể hiện sức mạnh (Sức mạnh về thể chất và tinh thần) để đe doạ hoặc thực hiện hành vi làm tổn thương người khác nhằm mục đích kiểm soát và duy trì quyền lực với người bị bắt nạt, hành vi bắt nạt không xảy ra một lần mà lặp đi lặp lại theo thời gian giữa những trẻ trong độ tuổi đến trường.[1] 2.1.2. Các hình thức bắt nạt học đường - Bắt nạt về thể chất: Hình thức bắt nạt này được chia làm hai nhóm hành vi: + Làm đau về thể chất: Đánh, ném đồ vật vào người, bắt trực nhật lớp, bắt đèo về nhà, không cho đi vệ sinh, bắt quỳ gối… + Chiếm đoạt, huỷ hoại tài sản: Trấn lột tiền, đồ trang sức, đồ dung học tập, bắt cống nạp thường xuyên, xì lốp xe… - Bắt nạt về tinh thần: Hình thức bắt nạt này được chia làm 4 loại: + Nhóm hành vi sai khiến: Bắt làm bài tập, bắt cho nhìn bài, giật bài trong giờ kiểm tra… + Nhóm hành vi tạo cho người khác có cảm xúc nhục nhã để làm niềm vui: Tung tin đồn, làm xấu hổ trước đám đông, đặt biệt danh xấu, bình luận khiếm nhã về ngoại hình… + Nhóm hành vi gây cô lập: Khai trừ khỏi nhóm, không cho và cấm các bạn chơi cùng một bạn nào đó, không cho bạn tham gia vào các hoạt động của lớp… + Nhóm hành vi thể hiện thái độ coi thường, khinh miệt làm cho trẻ bị bắt nạt tự ti, chán nản: khinh thường bạn vì nghèo, vì học kém, vì xấu… - Bắt nạt thông qua các thiết bị công nghệ: Tung tin đồn, bịa đặt chuyện trên mạng, tung ảnh cá nhân đã được chỉnh sửa theo chủ đích lên facebook, nhắn tin doạ nạt, đe doạ. 2.1.3. Hậu quả của bắt nạt học đường. Bắt nạt học đường gây ra hậu quả trên nhiều khía cạnh đối với nạn nhân như: - Tâm lý: Mức đột tăng dần từ khó chịu, nhàm chán tới bực bội, chán nản, lo lắng, căng thẳng kéo dài và có phần sợ hãi. Trẻ cũng có thể có những suy nghĩ sai lệch về giới tính thật của mình, xấu hổ và chán ghét bản thân. - Sức khoẻ: Trẻ có nguy cơ rơi vào trạng thái trầm cảm, rối loạn ăn uống và rối loạn giấc ngủ. - Học tập: Mất tập trung, kết quả học tập giảm sút, chán học, không muốn đến trường, có thể tìm cách trốn học hoặc bỏ học. - Hành vi: Trẻ có xu hướng né tránh các mối quan hệ bạn bè, cô lập bản thân. Trẻ có thể tìm cách thay đổi bản thân để không còn bị trêu trọc nữa. Trẻ có thể tìm đến cách chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện…) để vượt qua khó khăn. Trẻ còn có biểu hiện rối loạn hành vi và tự tử. 2.1.4. Vai trò của giáo dục kỹ năng sống Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho người học và cộng đồng xã hội. Học sinh trung học phổ thông đang ở trong độ tuổi thanh niên, lứa tuổi đang phát triển mạnh về cả thể chất và tinh thần. Nhu cầu hoạt động và giao tiếp của các em đang phát triển mạnh. Do đó, ý thức về cuộc sống, về bản thân, về con người cũng phát triển; các năng lực cá nhân cũng dần hình thành. Đời sống 5 tình cảm của các em cũng rất phong phú, thể hiện rõ nhất trong quan hệ tình bạn (đồng giới hoặc khác giới). Nó chi phối tình cảm và xu hướng hoạt động của các em. Giáo dục kĩ năng sống nếu biết khai thác những khía cạnh tích cực trong đặc điểm tâm lí của học sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp các em phát triển nhân cách. Bên cạnh đó, môi trường xã hội cũng ảnh hường rất lớn đến nhân cách của học sinh. Bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay với những tác động tích cực và tiêu cực đan xen khiến trẻ luôn luôn phải có sự lựa chọn, phải đương đầu với những áp lực, thử thách, nếu không được hướng dẫn, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực như nghiện hút, bạo lực, ăn chơi sa đoạ. Giáo dục kĩ năng sống giúp các em ứng phó với những vấn đề của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông như phòng tránh lạm dụng game, phòng tránh rủi ro trong quan hệ giới tính, phòng tránh sử dung chất gây nghiện, phòng tránh bạo lực học đường. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến Cấp học THPT là cấp học mà đối tượng học sinh đang trong giai đoạn mới lớn, có nhiều thay đổi về tâm sinh lí nên sẽ chịu rất nhiều tác động từ ngoại cảnh đến tư duy và hành động của các em, do vậy vai trò của các thầy cô là rất quan trọng. Qua thực tế công tác tại trường THPT Mường Lát, đặc biệt là kiêm nhiệm thêm công việc của một giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với các em tôi nhận thấy các em đang còn một số tồn tại hạn chế về kĩ năng sống như sau: Với đặc thù của một trường miền núi có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi một dân tộc có một phong tục tập quán riêng, có nếp sống khác nhau thậm chí là đối nghịch nhau. Do hiểu biết của nhiều em chưa cao, cách xử lí tình huống hạn chế, đặc biết là yếu kém trong giao tiếp nên đã xảy ra một số xích mích, mâu thuẫn giữa các em của các dân tộc khác nhau. Sinh sống ở vùng núi với địa hình cách trở, khoảng cách đến trường quá xa không cho phép các em có thể đi buổi đến trường mà phải ở trọ lại trong dân hoặc ở khu làng học sinh. Do sống xa gia đình thiếu sự quản lí, uốn nắn kịp thời của gia đình nên nhiều học sinh không làm chủ được mình trước những dụ dỗ lôi kéo của bạn bè, các đối tượng ngoài xã hội. Dẫn đên việc các em bỏ bê học hành, tham gia vào các hoạt động không lành mạnh, thạm chí là thành lập những nhóm học sinh cá biệt thể hiện sự “anh hùng” của mình trước bạn bè… Trái ngược với một số học sinh “cá biệt anh hùng”, đó là việc có rất nhiều em nhút nhát trong học tập và cuộc sống. Phải xa gia đình để tự lập trong cuộc sống học tập, chính với sự nhút nhát đó đã khiến các em dường như có sự tách biệt với các bạn trong lớp, hay đúng hơn là các em rơi vào trạng thái cô độc. Chính điều này là một cản trở rất lớn trong việc nắm bắt tâm lí, nguyện vọng của các em. Khi xảy ra vấn đề gì trong cuộc sống các em khó nhận được sự hỗ trợ từ mọi người, bởi vì mọi người không rõ em đang như thế nào, em cần gì? Một thức tế nữa đang còn tồn tại ở bộ phận nhỏ học sinh của trường THPT Mường Lát, và cũng là vấn đề chung mà lâu nay báo chí, truyền hình đưa tin đang tồn tại trong giới trẻ là lối sống thờ ơ, thiếu quan tâm đến những người xung quanh. Chính sự thờ ơ này cũng tạo điều kiện cho bắt nạt học đường gia tăng khi mà nạn nhân bị bắt nạn không nhận được sự trợ giúp của người xung quanh 6 2.3. Các phương pháp sử dụng. Ở mỗi phương pháp tôi sẽ chia thành 4 ý chính. Thứ nhất mô tả về phương pháp sử dụng, thứ 2 là lợi ích mà phương pháp đó mang lại, thứ 3 cách thức thực hiện phương pháp, thứ 4 là vận dụng lấy ví dụ minh họa thực tế về phương pháp đó đã giúp giáo dục được những kiến thức, kỹ năng gì cho HS. Lưu ý: Những phương pháp đề cập được sử dụng trong tiết sinh hoạt cuối tuần nên giáo viên có thể linh hoạt sử dụng trong các tiết sinh hoạt sau khi đã hoàn thành những công việc cần thiết đã thông báo đến học sinh. Đồng thời các phương pháp này có thể sử dụng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh nói chung. 2.3.1. Thuyết trình tương tác Mô tả: Dựa trên những từ ngữ liên tưởng tự do của học sinh đưa ra về một chủ đề, giáo viên sẽ giảng, đưa ra những kiến thức về chủ đề đó. Lợi ích của phương pháp: Giảng giải về kiến thức nhưng dựa trên từ ngữ học sinh đưa ra giúp phần giảng bài trở nên sinh động và dễ thu hút sự chú ý của học sinh. Ngay khi đưa ra từ ngữ các em đã phải động não, suy nghĩ về chủ đề, tạo tiền đề tốt cho việc tiếp thu. Cách thực hiện: Giáo viên đưa ra chủ đề, sau đó hỏi học sinh khi đề cập đến vấn đề này, từ ngữ gì hiện ra trong đầu các em. Ghi lên bảng tất cả những từ ngữ đó (có thể yêu cầu học sinh giải thích hoặc không). Nếu có thể, sắp xếp các từ ngữ này theo một logic nhất định và hình thành các nhóm từ. giáo viên bắt đầu đi từng từ để giải thích về mối liên hệ giữa từ đó và chủ đề. Nói rõ thêm những kiến thức liên quan. Bổ sung những vấn đề quan trọng chưa được đề cập. Ví dụ: Giáo viên: Hôm nay chúng ta sẽ cùng trao đổi với nhau về bắt nạt. Khi nói đến bắt nạt các em nghĩ đến gì? Hãy nói cho cô nghe bất kể những từ gì xuất hiện trong đầu các em. Mỗi người nói một từ. Sau đó giáo viên gọi những người xung phong Học sinh: (trả lời lần lượt) Các bạn nam, sân bóng, hội đồng, sợ, facebook, cô giáo, bố mẹ… Cô giáo ghi lại tất cả những từ học sinh nêu. Sau đó giáo viên có thể phân loại các từ này theo những nhóm nhất định dựa vào nội dung của bắt nạt. Cuối cùng giáo viên bắt đầu thuyết giảng từng từ. Giáo viên: Cảm ơn các em. Trước hết là từ “các bạn nam”. Khi nói đến bắt nạt chúng ta nói đến những ai tham gia vào bắt nạt. Thường thì là các bạn nam. Đúng vậy, nhưng bắt nạt có cả ở các bạn nữ. “Sân bóng”, đây là địa điểm xảy ra nhiều vụ bắt nạt, có lẽ là bởi vì nó khuất mắt các thầy cô và bác bảo vệ. Có một số một số địa điểm khác bắt nạt thường xảy ra như nhà vệ sinh… “Hội đồng”, chúng ta chứng kiến rất nhiều vụ nhiều người bắt nạt một người, nạn nhân bị đánh hội đồng hoặc bị cả nhóm nói xấu. khi nói đến bắt nạt chúng ta nói đến một bên mạnh hơn, tấn công một bên yếu hơn. Nạn nhân, bên yếu hơn cảm thấy rất khó để chống đỡ và do vậy các bạn cảm thấy lo lắng. “sợ” là một cảm giác thường xuyên có ở nạn nhân. “Facebook”, bắt nạt không chỉ xảy ra trên lớp mà còn có thể ở trên mạng. Đó có thể là một người tự nhiên gửi tin nhắn, lời nói 7 xấu lên facebook của một người khác rồi tự nhiên rất nhiều người khác nhảy vào nói xấu theo. Hình thức này làm tổn thương đến tinh thần của nạn nhân… Như vậy, thông qua phương pháp này giúp học sinh có cái kiến thức cơ bản về bắt nạt: Như thế nào là bắt nạt? Bắt nạt diễn ra ở đâu? Cảm giác khi bị bắt nạt như thế nào? Có những hình thức bắt nạt nào? Hậu quả của bắt nạt là gì? Các em cần làm gì khi bị bắt nạt?... Cũng thông qua phương pháp này hình thành cho các em một số kỹ năng trong cuộc sống như: + KN lãnh đạo bản thân: Được hình thành trong hoạt động HS tự nêu ra những suy nghĩ của mình và bảo vệ nó. + KN lắng nghe: Được hình thành khi GV nêu yêu cầu, thông báo chủ đề; HS phải lắng nghe để xác định chủ đề đưa ra. Và việc lắng nghe, thấu hiểu trong cuộc sống là điều hết sức cần thiết. + KN thuyết trình: Được hình thành khi HS đứng dậy và trình bày những điều được mình suy nghĩ. + KN giao tiếp và ứng xử: Được hình thành và củng cố thông qua quá trình giao tiếp giữa các em HS với nhau, giữa GV và HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. qua đó các em biết được cách giao tiếp, ứng xử với từng đối tượng cho phù hợp 2.3.2. Diễn kịch Mô tả: Học sinh thực hiện một vở kịch, tình huống ngắn Lợi ích của phương pháp: Cung cấp cơ hội để HS thực hiện các kỹ năng, kinh nghiệm ứng phó với những tình huống trong cuộc sống, nâng cao khả năng hiểu và cảm thông với người khác, cơ hội để hiểu rõ hơn bản thân mình. Cách thực hiện: Mô tả tình huống cần phải diễn. Phân vai. Đưa ra yêu cầu cho mỗi vai diễn. Diễn. Thảo luận những gì đã diễn ra. Ví dụ: Giáo viên chia lớp ra thành các nhóm nhỏ tùy vào tình hình của lớp học. giáo viên phát cho học sinh tờ rơi về những cách thức gây sức ép với bạn cùng lứa. Yêu cầu mỗi nhóm nghĩ ra một hoạt cảnh trong đó một bạn bị các bạn khác gây sức ép phải thực hiện một điều gì đó không tốt. Mỗi hoạt cảnh phải có ít nhất 3 cách gây sức ép khác nhau. Các nhóm khác khi ngồi xem sẽ xác định các bạn đang dung cách gây sức ép gì và chiến lược nào để ứng phó lại với việc đó. Thông qua hoạt động diễn kịch và sự theo dõi, nhận xét, trả lời các câu hỏi các em sẽ nhận thức được có rất nhiều cách gây sức ép đối với bạn. Từ đó các em sẽ hiểu được bắt nạt học đường là như thế nào? Hình thức bắt nạt. Và khi đưa ra cách ứng phó với việc gây sức ép đó cũng là việc các em biết được cách chống lại tình trạng bắt nạt, gây sức ép. Thông qua hoạt động các kĩ năng được hình thành: + KN giao tiếp và ứng xử: Được hình thành và củng cố trong các mối quan hệ giữa GV với HS, giữa các HS với nhau. Từ các mối quan hệ đó, các em biết mình cần phải có lời lẽ, ngôn từ như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp để đạt được hiệu quả cao nhất. + KN giải quyết vấn đề: KN này được hình thành trong các tình huống đó là các em phải tự xác định tình huống của nhóm, các em phải tự giải quyết vấn 8 đề về nội dung, hình thức, cách tiến hành cho tiết mục kịch do chính các em lên kịch bản. + KN hợp tác: Trong quá trình hoạt động nhóm, muốn đạt hiệu quả cao thì không còn cách nào khác là các em phải luôn hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề. Khi các em đã ý thức được sự cần thiết phải có hợp tác thì sẽ dễ dàng đạt được thỏa thuận khi làm việc. + KN thương lượng: Được hình thành trong hoạt động HS thương lượng với GV hoặc sự thương lượng giữa các HS với nhau để tìm ra cách giải quyết công việc phù hợp nhất. Kĩ năng này là vô cùng cần thiết trong cuộc sống khi có xảy ra mâu thuẫn. + KN tư duy sáng tạo: Từ những định hướng của GV cho những nội dung sinh hoạt tập thể nêu trên, trong quá trình thực hiện, HS có thể có thêm các ý tưởng mới, hay và phù hợp với mục tiêu đã đề ra. HS sẽ bí mật thực hiện một vài hoạt động nhỏ tự mình nghĩ ra nhưng vẫn bám sát chủ đề. Với sự sáng tạo này sẽ giúp các em linh hoạt xử lí các tình huống trong cuộc sống hằng ngày. + KN lập kế hoạch và tổ chức công việc: Sau khi nhận được nhiệm vụ từ GVCN, ngay lập tức các nhóm phải lên được KH, cách thức tổ chức của nhóm mình. Việc lập KH cũng như cách thức tổ chức sự việc như vậy là cơ hội tốt nhất để hình thành và củng cố KN lập kế hoạch và cách thức tổ chức công việc ở các em. + KN lắng nghe: Được hình thành thông qua các cuộc đối thoại giữa GV và HS, giữa HS và HS. Sự lắng nghe tích cực là điều cần thiết trong hoạt động nhóm. Chỉ có lắng nghe tích cực thì mới thấu hiểu vấn đề, rồi từ đó hợp tác với nhau để giải quyết công việc chung. Đó cũng là KN cần thiết trong cuộc sống để KN thương lượng đạt hiệu quả bởi người nói phải có người nghe. + KN làm việc đồng đội: Trong các hoạt động tập thể lớp, việc chia thành nhóm là điều cần thiết. Vì chia thành nhiều nhóm nhỏ có tác dụng thúc đẩy các em phấn đấu, thi đua nhau trong công việc hơn là làm chung cả lớp thành một nhóm. Trong các nhóm, thường có các thành viên với vai trò khác nhau nhưng để nhóm hoạt động hiệu quả nhất thì chỉ có một cách là các thành viên gắn kết với nhau. Việc gắn bó giữa các thành viên lại sẽ tạo sức mạnh của cả nhóm và sau đó thành sức mạnh của tập thể lớp. Khi sống có tập thể sẽ hạn chế được sự bắt nạt. 2.3.3. Trò chơi. Mô tả: Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay trải nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó. Lợi ích của phương pháp: Giúp tạo ra sự vui vẻ, thúc đảy tính chủ động, kích thích thảo luận trong lớp vì HS phải làm việc để thực hiện vai trò của mình. Cách thực hiện: Giáo viên phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho học sinh Học sinh tiến hành chơi Đánh giá sau trò chơi Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi Rút ra những kĩ năng thông qua trò chơi 9 Ví dụ: Giáo viên: cả lớp chúng ta sẽ chơi trò chơi Cùng đẩy nhau Phổ biến luật chơi: Chia lớp thành các cặp 2 người. Hai người đứng đối diện vào nhau, giơ hai tay ngang vai và chạm bàn tay vào người kia. Hai người sẽ cùng đẩy, mạnh đến mức có thể. Hoạt động đẩy nhau chấm dứt khi có hiệu lệnh :Dừng lại” của giáo viên Học sinh: Tham gia trò chơi Sau khi trò chơi kết thúc, giáo viên đưa ra câu hỏi: - Các em thấy trò chơi thế nào? Nó giống với biểu hiện nào trong cuộc sống hằng ngày? - Khi hai bên cùng đẩy các em có cảm giác gì? Các em muốn điều gì khi hai bên đẩy mạnh? Khi đã dừng đẩy các em thấy thế nào? - Học sinh trả lời - Giáo viên viết các câu trả lời của học sinh lên bảng và cho các em nêu ý kiến. Cuối cùng giáo viên kết luận: Điều này giống với khi chúng ta có căng thẳng với ai đó, hai bên đều cố gắng đẩy tình huống đến mức căng nhất và khiến chúng ta mệt mỏi. Việc học cách thương lượng để giải quyết mâu thuẫn là quan trọng trong cuộc sống. Nó giúp chúng ta hòa thuận hơn với mọi người bởi vì mâu thuẫn luôn xảy ra trong mọi mối quan hệ, nếu nó xảy ra mà không giải quyết đúng thì sẽ làm cho mối quan hệ trở nên xấu đi. Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Các em thường mâu thuẫn về những vấn đề gì? Mâu thuẫn không được giải quyết hòa bình các em thường làm gì? Hậu quả? Theo em cần làm gì để giải quyết hòa bình mâu thuẫn? Đưa ra quan điểm của bản thân khi đứng trước các mâu thuẫn bạn bè? Học sinh trả lời các câu hỏi Giáo viên nhận xét, kết luận: Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta sẽ gặp rất nhiều mâu thuẫn, nó khiến ta căng thẳng mệt mỏi. Và có nhiều cách để giải quyết mâu thuẫn xảy ra nhưng đối với các em, đặc biệt là học sinh nam thì thường giải quyết bằng bạo lực. Cách giải quyết này sẽ để lại hậu quả lâu dài. Do đó khi mâu thuẫn xảy ra việc tốt nhất là các em tìm cách giải quyết bằng biện pháp thương lượng. Nếu không được có thể nhờ sự trợ giúp của bạn bè, của người lốn. Bởi khi mâu thuẫn được giải quyết khiến chúng ta cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn. Những kĩ năng được hình thành: + KN đặt ra giới hạn: Các em tự đặt ra cho mình một mục tiêu, giới hạn để bản thân phải vượt qua thông qua trò chơi. + KN tìm kiếm sự trợ giúp: Từ áp lực mà trò chơi mang đến các em sẽ phải nghĩ cách để tìm kiếm sự trợ giúp từ người khác để giải quyết căng thẳng. + KN lắng nghe: Được hình thành trong hoạt động GV thông báo trò chơi và chọn ra đội chơi, HS lắng nghe tích cực để hiểu nội dung trò chơi. Trong cuộc sống hằng ngày, biết lắng nghe để thấu hiểu và thông cảm cho nhau. + KN giao tiếp và ứng xử: Được củng cố thông qua quá trình giáo tiếp giữa các em HS với nhau, giữa GV và HS trong quá trình thực hiện trò chơi. 2.3.4. Kể chuyện hoặc sử dụng phim ảnh 10 Mô tả: Giáo viên hoặc học sinh kể, đọc một câu chuyện cho cả lớp nghe. Sau đó học sinh sẽ được thảo luận về câu chuyện theo hướng liên quan đến nội dung bài học. Giáo viên có thể sử dụng các đoạn video hay phim ngắn “Quà tặng cuộc sống” của chương trình VTV liên quan đến GD KNS cho HS để trình chiếu (ví dụ như video Câu chuyện tình bạn). Sau đó cho HS thảo luận, phát biểu suy nghĩ, chính kiến của bản thân mình và rút ra bài học. Có thể cho các em nói lên suy nghĩ bằng lời nói hoặc viết vào giấy rồi tổng hợp lại. Lợi ích của phương pháp: Giúp học sinh khám phá sâu hơn về nội dung được học. Giúp ghi nhớ tốt hơn và đồng thời phát triển các kĩ năng suy nghĩ và ra quyết định. Với việc sử dụng phim, video giúp giáo viên không cần phải nói nhiều, giáo huấn nhiều mà thông qua các video các em tự suy nghĩ rút ra nhận xét, kinh nghiệm cho bản thân. Cách thực hiện: Lựa chọn câu chuyện đơn giản, rõ ràng. Câu chuyện càng gần gũi với học sinh càng tốt. Lựa chọn sử dụng những bộ phim, đoạn phim gần gũi liên quan với những KNS mà GV đang lựa chọn giáo dục cho HS. Điều này là rất quan trọng vì nếu chọn sai nội dung thì việc giáo dục sẽ giống như “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Mỗi giờ sinh hoạt, GVCN chỉ cần chiếu một đến hai đoạn video, không nên chiếu quá nhiều mà không để thời gian cho HS suy nghĩ, thảo luận Ví dụ: Giáo viên sẽ đọc cho học sinh nghe câu chuyện mang tên “Người bạn nhỏ, tác động lớn”: “Vào mô ̣t ngày nóng nực, sư tử mê ̣t mỏi sau mô ̣t ngày kiếm ăn, nó nằm ngủ dưới mô ̣t tán cây. Mô ̣t chú chuô ̣t nhắt đi ngang qua, thấy sư tử ngủ say liền nhảy múa đùa nghịch trên lưng sư tử. Sư tử thức giấc, giâ ̣n dữ vì bị đánh thức, nó túm lấy chuô ̣t nhắt mắng. "Con vâ ̣t be nhỏ kia, sao ngươi dá́ đánh thưc chua tê rưng xanh? Ta se nghiên nát ngươi bằng ́óng vuốt của ta". Chuô ̣t nhăt sơ hai van xin "xin ngai tha cho tôi, tôi se không bao giờ quên ơn va tôi se trả ơn ngai vao ́ô ̣t ngay nao đó". Sư tử thấy rất buồn cười với lời nói của chuô ̣t nhắt, nhưng nó cũng thấy tô ̣i nghiê ̣p và thả cho chuô ̣t nhắt đi. Chuô ̣t nhắt mừng quá vô ̣i vã chạy đi. Vài tháng sau, khi đang săn mồi trong rừng, sư tử vướng vào lưới của thợ săn và nó không thể nào thoát được. Sư tử gầm lên kêu cứu "Cứu với, cứu với", vang đô ̣ng khắp khu rừng. Chuô ̣t nhắt được sư tử tha mạng lần trước, nghe thấy tiếng sư tử gầm, nó vô ̣i chạy đến xem sao. Thấy sư tử mắc trong lưới, nó bảo "ông đừng lo, tôi sẽ giúp". Chuô ̣t lấy hết sức gă ̣m đứt các dây lưới để sư tử chạy thoát. Sư tử mới thấy rằng làm điều tốt cho người khác sẽ luôn được nhớ công ơn.” Sau khi đọc cho học sinh nghe câu chuyện đó giáo viên bắt đầu thảo luận theo các câu hỏi sau: Câu chuyện nói về chuyện gì xảy ra giữa chuột và sư tử? 11 Vì sao sư tử không giết chuột nhắt? Cách xử lí của chuột nhắt thể hiện điều gì? Em học tập được điều gì từ cách xử trí đó? Tại sao khi sư tử mắc bẫy chuột nhắt lại biết cách tìm đến giúp đỡ? Các em đã bao giờ gặp chuyện tương tự như trong câu chuyện giữa sư tử và chuột nhắt bao giờ chưa? Hãy kể về câu chuyện đó cho cô và cả lớp được nghe. Các em cảm thấy thế nào sau khi nghe câu chuyện này? Ý nghĩa em rút ra là gì? Học sinh xung phong trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra Giáo viên tổng kết lại các ý kiến của học sinh, sau đó đưa ra các kiến thức cơ bản: Câu chuyện nói về cách xử trí thông minh của nhắt khi xảy ra mâu thuẫn đáng tiếc với sư tử - con vật to béo khỏe mạnh hơn mình. Đó là sự thương lượng hợp lí để tìm ra lựa chọn có lợi nhất cho cả hai bên giúp cả hai cùng thỏa mãn. Khi sư tử gặp nạt, nó kêu cứu là một hành động để tìm kiếm sự trợ giúp đến từ xung quanh mà ai cũng cần phải biết để giải nguy cho mình. Chuột nhắt nhỏ bé đã giúp đỡ sư tử thoát nguy đã chứng minh một điều rất quan trọng là chúng ta phải cần có những người bạn, họ sẽ là người giúp ta khi cần. Nhưng quan trọng đó phải là những người bạn phù hợp, biết lắng nghe nguyện vọng của mình và sẵn sang giúp đỡ mình khi cần thiết, chứ không phải là những người khi vui thì đến còn khi hoạn nạn thì bỏ mặc. Điều đó được thể hiện ở chi tiết khi sư tử kêu cứu không hề đề cập đến sự giúp đỡ của loài vật nào khác mà dó lại là chú chuột nhắt. Hãy biết giải quyết mâu thuẫn bằng thương lượng, tiết chế cảm xúc bản thân khi xảy ra mâu thuẫn và tìm kiếm sự trợ giúp từ mọi phía khi gặp khó khăn. Khi gặp khó khăn chúng ta sẽ tìm kiếm được những người bạn thật tốt và phù hợp. Các kỹ năng được hình thành: + KN lắng nghe: Được hình thành thông qua hoạt động nghe nghe kể câu chuyện + KN xác định giá trị: Được hình thành trong tình tiết HS xác định được những thông điệp mà câu chuyện truyền tải, rút ra ý nghĩa cho bản thân. + KN nhận thức: Được hình thành trong hoạt động HS nhận thức được rằng: Hãy biết giải quyết mâu thuẫn bằng thương lượng, tiết chế cảm xúc bản thân khi xảy ra mâu thuẫn và tìm kiếm sự trợ giúp từ mọi phía khi gặp khó khăn. Khi gặp khó khăn chúng ta sẽ tìm kiếm được những người bạn thật tốt và phù hợp. + KN đàm phán, thuyết trình: Được hình thành thông qua hoạt động thảo luận, trình bày suy nghĩ để trả lời các câu hỏi sau khi nghe câu chuyện, xem video. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến Sáng kiến được áp dụng vào thực tiễn công tác chủ nhiệm của bản thân đã đạt được một số kết quả sau: Với bản thân, đồng nghiệp: Đã xác định được cho mình một số phương pháp giáo dục học sinh thực sự có hiệu quả, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm. Hơn nữa, các phương pháp này không chỉ sử dụng trong việc giáo dục kĩ năng phòng chống bắt nạt học đường mà còn được áp dụng linh hoạt trong việc giáo dục các kĩ năng khác cho em học sinh. Cũng từ quá trình thực hiện đề tài này, phát hiện được một số khả năng của các em học sinh mà lâu nay các em ít có điều kiện thể hiện. Từ đó bồi dưỡng, định hướng giúp các em phát triển hết khả năng của mình để sau có thể định hướng nghề nghiệp cho các em. 12 Với học sinh và chất lượng giáo dục kĩ năng của nhà trường: Thứ nhất, các em học sinh đã có tinh thần tự học, tự tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề xã hội nổi bật được nêu trong đề tài là bắt nạt học đường. Các em hiểu được thế nào là bắt nạt học đường, cách đối phó và phòng chống, được thể hiện cái tôi, quan điểm của mình. Trên cơ sở đó các em ngày càng hoàn thiện vốn kĩ năng sống cho mình. Đồng thời, góp phần tác động về mặt đạo đức cho các em khi mà tình trạng xuống dốc về đạo đức của một bộ phận học sinh hiện nay ngày càng nghiêm trọng. Thứ hai, đa số học sinh đã có ý thức giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh quan hệ bạn bè bằng biện pháp thương lượng hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm. Các em hăng hái tham gia nhiệt tình các hoạt động tập thể, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi, cư xử thân thiện với bạn bè. Thứ ba, hầu hết các em đã ý thức được việc bắt nạt học đường là điều sai trái. Nó làm cho mối quan hệ bạn bè, môi trường học tập trở nên căng thẳng. các em ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Thứ tư, nhiều em học sinh khi tham gia vào các hoạt động đã dần khắc phục sự nhút nhát, tự ti cá nhân. Các em không còn khép kín bản thân, hòa đồng hơn với các bạn trong lớp, hòa mình vào tập thể. Đó cũng là cơ sở để các em có thể chia sẻ và cảm thông cho nhau, giúp đỡ nhau khi cần thiết. Bởi tình trạng bắt nạt học đường có điều kiện gia tăng có một lí do là nạn nhân là những em học sinh nhút nhát, kép kín không có nhiều bạn. Và khi bị bắt nạt các em không có được sự trợ giúp từ các bạn cùng lứa. Những đối tượng bắt nạt lợi dụng điều đó để thể hiện “sức mạnh” của mình. Thứ năm, các em đã có sự hiểu biết, biết tôn trọng những nét đẹp phong tục riêng của từng dân tộc. Bởi sự mâu thuẫn dân tộc trước đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên các vụ đánh nhau trong trường học. Thứ sáu, một kết quả rất đáng mừng là trong năm học vừa rồi, trường THPT Mường Lát không xảy ra vụ việc đáng tiếc nào về bắt nạt học đường. Mọi sự việc ngay từ đầu đã được các em học sinh thông tin đển GVCN, nhà trường kịp thời xử lí, giải quyết. 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận Lâu nay đa phần trong các tiết sinh hoạt cuối tuần của các giáo viên chủ nhiệm đa phần vẫn còn đơn điệu với nội dung lên lớp nhắc nhở, tổng kết hoạt động của trường lớp trong tuần, mang tính gượng ép không hấp dẫn. Việc sử dụng các phương pháp mới trong các các tiết sinh hoạt cuối tuần đã góp phần những kịch bản sinh hoạt cũ, giúp cho tiết sinh hoạt cuối tuần trở nên sinh động, cuốn hút, tạo tâm lí thoải mái và ít nhiều phát huy được khả năng tự học của các em. Hiện nay trong ngành giáo dục đang tiếp tục phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì tất cả các phương pháp mới nêu trên đều được được chuẩn bị và thiết kế lấy HS làm trung tâm. Khi tham gia vào các hoạt động của từng phương pháp mới, HS luôn được làm chủ bản thân, được đưa ra những suy nghĩ, những chính kiến của mình, các em được bàn bạc, trao đổi và thảo luận với nhau, đôi khi các em còn có sự sáng tạo trong quá trình thực hiện. Tất cả những điều này là cơ sở, là tiền đề của việc 13 hình thành và củng cố các KNS cơ bản ở các em. Qua đó đã tạo ra sự hào hứng, phấn khởi khi tham gia vào từng nội dung của mỗi phương pháp và cũng qua đây người GVCN đã đạt được mục tiêu là GD các KNS cho các em HS. Việc tổ chức thực hiện các phương pháp mới cũng không đòi hỏi phải đầu tư công phu về thời gian, nhiều về cơ sở vật chất. Do nội dung các phương pháp dễ hiểu, luôn có phần thực hành minh họa cho lí thuyết nên đã tạo ra sự lôi cuốn HS. Vì vậy khi thực hành trình diễn luôn nhận được sự tham gia nhiệt tình, hăng hái của tất cả HS trong lớp góp phần hình thành, bồi dưỡng các ky năng và cung cấp thêm kiến thức cho các em. 3.2. Kiến nghị Để nâng cao hiệu quả và khả năng ứng dụng rộng rãi sáng kiến ở trường THPT Mường Lát, tôi xin có một số kiến nghị sau: Thứ nhất, nhà trường thống nhất sử dụng các phương pháp trong giờ sinh hoạt để giáo dục học sinh trên nhiều khía cạnh. Thứ hai, nhà trường, Đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức các hội thi như kể chuyện, đóng kịch theo từng chủ đề giáo dục giữa các lớp, khối lớp để các em thể hiện khả năng của bản thân. Từ đó rút ra những bài học, kĩ năng cần thiết cho cuộc sống góp phần hoàn thiện kỹ năng sống. Trên cơ sở các cuộc thi tạo nên không khí sôi nổi bổ ích, tạo hứng thú cho học sinh tham gia, để giáo dục không chỉ là “một chiều” từ nhà trường, thầy cô. Thứ ba, khi sử dụng sáng kiến một cách đồng bộ, mỗi giáo viên chủ nhiệm cần bám sát tình hình thực tế của lớp mình để lựa chọn các nội dung giáo dục phù hợp, bổ sung cho những kỹ năng mà học sinh lớp mình thiếu sót Thứ tư, GVCN có vai trò rất quan trọng, quyết định đối với công tác GD HS, được coi như người mẹ hay người cha thứ hai của HS và cũng có khi còn quan trọng hơn cả cha mẹ đẻ. Nhiều khi ở nhà bố mẹ nói chưa chắc các em đã nghe nhưng thầy cô nói thì lại nghe. Nhiều khi bố mẹ hỏi các em có thể không nói ra những gì đang nghĩ hoặc đang bức xúc nhưng có khi lại tâm sự với thầy cô chủ nhiệm. Vì vậy, khi GD KNS cho HS, GVCN hãy coi các em như con em mình, chỉ bảo tận tình để các em thấy gần gũi, thân thiện. Khi đó, việc GD KNS sẽ đem lại hiệu quả cao. GVCN cần phối hợp với GV bộ môn, các tổ chức trong nhà trường (đặc biệt là Đoàn thanh niên) để lồng ghép GD KNS cho các em một cách đồng bộ, tránh sự mâu thuẫn hay trùng lặp, có như thế mới đưa được nhiều nội dung vào GD. GVCN cũng cần tìm hiểu hoàn cảnh từng HS, đặc điểm tâm sinh lí riêng của mỗi em để có biện pháp GD phù hợp, không thể áp dụng máy móc một kịch bản chung cho tất cả các đối tượng HS. Ngoài các biện pháp GD chung, một số HS cũng cần được GVCN giáo dục bằng những phương thức riêng. Việc đặt mục tiêu GD KNS cho HS lớp chủ nhiệm, các thầy cô giáo chủ nhiệm cũng cần thực hiện một cách nhẹ nhàng, đều đặn và liên tục qua từng giờ sinh hoạt. Nên áp dụng chiến lược mưa dầm thấm lâu thì sẽ thành công. Nếu GV thực hiện việc GD quá nhiều KNS trong một giờ sinh hoạt thì sẽ thất bại .Vì trong một thời gian nhất định, các em HS chỉ có thể thực hiện một số nội dung công việc nhất định. 14 Trên đây, những phương pháp tôi đưa ra chỉ là số ít trong số các phương pháp GD KNS cho các em HS THPT nói chung và các em HS lớp chủ nhiệm nói riêng. Mặc dù trong mỗi phương pháp nêu ra vẫn có những nhược điểm nhất định, nhưng những hạn chế đó có phần do yếu tố khách quan, trong quá trình thực hiện chúng ta sẽ rút kinh nghiệm và khắc phục dần dần. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngay... tháng ... nắ 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Bùi Thị Nhung 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. www.google.com 2. Từ điển Tiếng việt. Hoàng Phê (cb), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2010 3. Từ điển Tâm lí học. Vũ Dũng (cb). NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2008 4. Tài liệu Bồi dưỡng về kỹ năng sống, giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự án phát triển giáo dục THPT giai đoạn 2, Hà Nội, 2015 16 DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Bùi Thị Nhung Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THPT Mường Lát TT 1. Tên đề tài SKKN Sử dụng chuyện kể Bác Hồ trong tiết sinh hoạt cuối tuần nhằm góp phần giáo dục đạo Kết quả Cấp đánh đánh giá giá xếp loại xếp loại (Phòng, Sở, (A, B, Tỉnh...) hoặc C) Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa Năm học đánh giá xếp loại 2017-2018 C đức, lối sống cho học sinh trường THPT Mường Lát 2. 3. 4. 5. ... 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan