Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn một số giải pháp xây dựng môi trường nhà trường an toàn, xanh sạch, đẹp...

Tài liệu Skkn một số giải pháp xây dựng môi trường nhà trường an toàn, xanh sạch, đẹp

.DOC
12
434
101

Mô tả:

“Một số giải pháp xây dựng môi trường nhà trường an toàn, xanh sạch, đẹp” - Trang bìa - Mục lục - Quy ước viết tắt (nếu có) Phần 1: MỞ ĐẦU 1. Mục đích của SK Để thực hiện “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục” như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã đề ra, trước hết cần quan tâm đến đổi mới môi trường giáo dục, trong đó có nội dung bảo đảm : xanh, sạch, đep, an toàn, an ninh trật tự trong các nhà trường là một trong những điều kiện quan trong trong việc nâng cao chất lương giáo duc, đào tạo trong nhà trường. Cùng với gia đình, vai trò của nhà trường cần được phát huy trong giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho thế hệ trẻ. Nhưng không phải ai cũng nhận thức một cách đầy đủ, thấu đáo về vai trò, vị trí đó của môi trường giáo dục học đường thân thiện. Nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề cốt lõi ở đây là phải tạo ra sự chuyển biến về nhận thức, trước hết là trong các thầy giáo, cô giáo. Mỗi nhà trường phải xây dựng cho được một môi trường sư phạm bảo đảm đạt được các yêu cầu về giáo dục Cùng với tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, các nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với gia đình và các cơ quan chức năng để có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những tác động tiêu cực từ xã hội gây ảnh hưởng đến môi trường giáo dục và sự phát triển nhân cách của học sinh. Song hành với đó là sự mô phạm của các thầy giáo, cô giáo. Phân tích những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường giáo dục, tình trạng bạo lực học đường cho thấy cũng có một phần lỗi của các thầy giáo, cô giáo. Nhất là với những học sinh cá biệt, học sinh mắc khuyết điểm, nếu phương pháp giáo dục, uốn nắn của nhà trường và thầy, cô không "thấu tình đạt lý" rất dễ đẩy các em đến chỗ bị cô lập, nản chí và hành động tiêu cực. Vấn đề là ở chỗ các thầy, cô phải có lòng nhân ái, biết quan tâm, chia sẻ giúp các em đứng dậy sau những lần vấp ngã, biết tạo dựng một môi trường giáo dục thân thiện, đoàn kết , biết xây dựng, gữ gin vệ sinh, và cảnh quan sư phạm trước hết là ở lớp mình, trường mình. 2. Đóng góp của SK để nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học... của ngành giáo dục nói chung, của đơn vị nói riêng, cụ thể ở những mặt nào? Phong trào xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp, an toàn có ý nghĩa rất thiết thực trong việc giáo dục ý thức, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh trong học sinh.Hiệu quả thiết thực của phong trào xây dựng trường học xanh đã tạo niềm tin với phụ huynh học sinh, góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút phụ huynh nhiệt tình tham gia. Trong quá trình thực hiện phong trào trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn và giáo dục môi trường cho học sinh, tao ra một môi trường kết hợp chặt chẽ, đồng bộ việc cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh, giao dục nhận thức mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, tác động tích cực và tiêu cực của môi trường đến đời sống con người; động viên giáo viên và học sinh có ý thức xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn. Bên cạnh đó, thúc đẩy nhà trường có biện pháp kết hợp rèn luyện các kỹ năng, tác phong công tác xã hội cho học sinh khi tổ chức triển khai phong trào thông qua việc hướng dẫn, giúp học sinh tự ý thức việc xây dựng trường học xanh - sạch đẹp - an toàn phòng chống bạo lực học đường là hoạt động bổ ích, tự thảo luận, đề xuất và chủ động tham gia công việc, rèn luyện tính tự giác và ý thức kỷ luật, cộng đồng trong các em. Xây dựng cảnh quan sư phạm: Xanh, sạch, đep., an toàn tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, hấp dẫn đối với học sinh, giúp các em thực sự cảm nhận “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Từ đó khích lệ, động viên các em phấn đấu, học tập , tu dưỡng ngày càng tốt hơn. Xây dựng trường học an toàn không những có tác động đến sự phấn đấu của học sinh mà còn tạo ra môt môi trường làm việc an toàn, hợp vệ sinh cho các thầy cô giáo, can bộ , nhân viên nhà trương có một tâm lý làm việc an toàn, tự tin từ đó an tâm công tác, tự tin làm việc, tác động mạnh mẽ đến lương tâm, trách nhiệm, lòng yêu nghề của các thầy cô giáo, từ đó mang hết khả năng nhiệt tinh giảng dạy tạo nên các giờ học hấp dẫn, có chất lượng cao góp phần vào sự nghiệp trồng người, nâng cao chất lượng của nhà trường. Với sáng kiên này đã được kiểm nghiêm thực tế tại trường THCS Đáp Cầu thành phố Bắc Ninh từ năm 2008 đến nay đã mang lại nhiều kết quả thiết thực làm cho bộ mặt nhà trường ngày càng khang trang, xanh sach, đẹp an toàn , bạo lực học đương, gây rối của người lớn trong trường chấm dứt, thầy, cô giáo đến trương an tâm, tự tin,và đã góp phần cùng các công tác khác đưa nhà trường ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, chất lương giáo dục – đào tạo nhà trường ngay càng được nâng cao. Phần 2: NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở khoa học của SK 1. Cơ sở lí luận của SK Xanh, sạch, đẹp và an toàn cho học sinh là những yêu cầu quan trọng của một môi trường thân thiện trong trường học, cụ thể là: - Có nhiều cây xanh, thường xuyên được chăm sóc và bổ sung. Khuôn viên nhà trường, các nhà làm việc, lớp học, phòng bộ môn, sân chơi, nhà vệ sinh… lúc nào cũng được giữ sạch sẽ, đảm bảo yêu cầu cảnh quan sự phạm, vệ sinh môi trường học tập . - Học sinh được giáo dục cách sống khoẻ mạnh và có sự hỗ trợ về y tế, về tâm lý: Học sinh được đảm bảo sự an toàn về thể xác và tinh thần. Không có bạo lực trong nhà trường và ngoài khu vực trường học, cũng như những hiện tượng lăng mạ, sỉ nhục làm tổn thương đến danh dự và lòng tự trọng của học sinh. - Trường học xanh , sạch , đep, an toàn, thân thiện đã thật sự tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và giúp các em càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè. Trương học xanh sạch đẹp, an toàn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh có ý thức, có thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đình cộng đồng nơi các em đang sống, đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường. 2. Cơ sở thực tiễn của SK: An toàn, xanh , sạch đẹp những vấn đề không thể thiếu trong môi trường giáo dục của nhà trường. Bác Hồ dạy “ Trẻ em như búp trên cành-Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Chinh vì vậy,để giáo dục trẻ được tốt chúng ta cần quan tâm đến việc xây dựng môi trường học tập cho học sinh. Qua thực tế khảo sát tại các điểm trường trung học cơ sở ở một số địa phương việc xây dưng môi trường đảm bảo là môi trường giáo dục xanh, sạch , đẹp, an toàn đã được quan tâm: Trường nhiều cây xanh, sân trương, vườn trương thường xuyên được quét don sạch sẽ, cảnh quan được quan tâm, các khâu hiêu, panoo được thể hiên tinh thần giáo dục cho học sinh, thầy cô giáo. Việc tạo dựng môi trường an toàn học đường đã được chú ý. Bên cạnh những ưu điểm xây dựng trường học an toàn, xanh, sạch đẹp vẫn còn một số bất cập mà những người làm công tác giáo dục cần xem xét, nghiên cứu khắc phục để tạo dựng một môi trường giáo dục thật sự an toàn, xanh , sạch , đẹp khoa học có tác dung mạnh mẽ trong việc đổi mới phương pháp dạy, học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diên góp phần đổi mới toàn diện, sâu sắc sự nghiệp giáo dục của Đảng. Chương 2: Thực trang vấn đề mà SK đề cập đến Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an đã ra Thông tư liên tịch số 34 về công tác phối hợp bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trước khi bước sang năm học mới (2014-2015), hai ngành đã tổ chức hội thảo nhằm bàn bạc các giải pháp thực hiện thông tư một cách hiệu quả. Dư luận đánh giá cao việc làm trên của hai ngành giáo dục và đào tạo và công an, bởi lẽ việc kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra môi trường an toàn làm nền tảng giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh. Đối với sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người, môi trường giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nhưng thực tế thời gian qua cho thấy nhiều giá trị truyền thống, các chuẩn mực đạo đức có dấu hiệu bị đảo lộn. Một bộ phận học sinh, sinh viên có biểu hiện lệch lạc về nhân cách và nhận thức. Dư luận không khỏi đau lòng về những vụ việc như: Học sinh rượt đuổi thầy giáo tạt a-xít ngay trên bục giảng; hành hung cô giáo ngay giữa sân trường; học sinh đánh nhau, lột quần áo của bạn v.v.. Đáng chú ý là những hành vi trên có cả ở các học sinh nữ. Rõ ràng, môi trường giáo dục học đường ở nước ta đang xuất hiện những yếu tố thiếu lành mạnh, ít an toàn đối với sự phát triển nhân cách của học sinh. Cùng với đó là hoạt động tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một số nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. Mục đích đặc biệt quan trọng của giáo dục-đào tạo là “học để làm việc, học để làm người”, nhưng không ít nhà trường chưa quan tâm đầy đủ đến điều này, nặng chạy theo những con số tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ học sinh giỏi... mà thiếu quan tâm đến giáo dục nhân cách cho học sinh. Chính căn bệnh thành tích ấy đã tác động tiêu cực tới việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh trong nhà trường. Nhiều nhà trường để xây dựng trường học xanh sạch, đẹp an toàn đã trông rất nhiều cây có thể nói đây cũng có mầu xanh của cây, của thâm cỏ, của bồn hoa mà đã quên mất cần có một xây chơi thoáng rông cho học sinh vui chơi hoạt động trong các giờ ra chơi, giờ hoạt động ngoại khóa. Sự trông cây không có quy hoạch cúng đã tác đông đên các hoạt động giáo dục của nhà trương. Lo cho sự mất an toàn từ bên ngoài vào môi trương giáo dục của nhà trương mà cổng trường lúc nào cũng đóng kin, tường rao xây cao làm cho không khí trương học bức bối, tù túng. Các panoo, khâu hiệu quá nhiều dẫn đến học sinh không thể nhớ hết thiêu trong tâm, mục tiêu đâò tạo của nhà trường, mang tinh hô hào hình thức. Việc giáo dục ý thức học sinh, tuyên truyền trong nhân dân, các bậc phụ hunh về lôi sông, hành vi, khi vào trường còn bất cập. Sự vận đông người dân trên địa bàn hiêu ý nghĩa việc xây dựng cảnh quan sư phạm, xanh, sạch đẹp, an toàn còn hạn chế . Một số trường học không chú trong đến việc giáo dục ý thức tham gia giữ gìn, xây dựng cảnh quan nhà trường như thuê người làn vệ sinh lớp học, sân trường mà không yêu cầu các học sinh phải tay cung chung sức vệ sinh góp phân xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp dẫn đến dẫn đến thái độ thờ ơ với xã hội, cộng đồng. Học sinh ít được tham gia hoạt dông xây dựng, bảo vệ môi trương. Ngoài ra cong có hiên tượng nhưng cảnh người lớn vào trong trương còn có nhứng hành vi thiêu văn minh, lời nói thô bạo làm ảnh hương đên công việc giáo dục của nhà trương và tác đông đến tâm lý học sinh gây ra những trang thai tâm lý không tốt đối với thầy, cô giáo và học sinh. Việc xây dựng cơ sở trường lớp trong nhà trương chủ yêu do phương , xã đảm nhận làm chủ đầu tư do đó người đứng đầu nhà trường cần quan tâm đến thiết kế xây dưng và tam mưu tốt việc thiết kế, thi công đảm bảo công trinh đưa vào sử dung phải an toàn, có hiệu quả trong việc thực hiên các nhiệm vụ giáo dục của nhà trương. Vấn đề này cũng còn rất bất cập vi một số xã, phương quan niệm việc của họ và không cân nghe các nhà trương đóng góp vì thế khi xây xong công trình không đảm bảo an toàn, không thực sự phù hợp cho công tác giáo dục. Với những thực trạng bất cập trên trong việc xây dựng cảnh quan sư phạm: Xanh, sach, đep, an toàn trong nhà trường đã được đề cập cho nên ban thân tôi muôn thông qua đề tài này cùng các đồng nghiệp, các nhà quản lý trong các nhà trường suy nghĩ để có những giải pháp hợp lý , phù hợp với điều kiện của từng trường xây dựng nên một cảnh quan sư phạm có tác dung nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục của nhà trường đáng ứng sự đổi mới toàn diện của sự nghiệp nước nhà mà Đảng đã chỉ ra. Chương 3: Những giải pháp (biện pháp) mang tinh khả thi 1.Giải pháp thứ nhất : Công tác tổ chức, phối hợp các ban nganh trong phường - Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong trường. Hiệu trưởng làm trưởng ban, phó hiệu trưởng, Chủ tịch CĐ làm phó ban, bí thư đoàn, Tổ trưởng làm uỷ viên. - Xây dựng kế hoạch trường học an toàn phòng chống bạo lực học đừng, tai nạn thương tích tại nhà trường. - Kiện toàn, củng cố phòng y tế của nhà trường mua sắm trang thiết bị sẵn sàng xử trí kịp thời với những tai nạn thương tích không may xảy ra trong nhà trường. - Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích, trường học an toàn trong từng nhóm lớp. - Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích như thông qua các góc tuyên truyền ở lớp và trường, qua hệ thống loa phóng thanh. - Phối hợp với trạm y tế phương, hôi người cao tuổi, ban nganh trong phương, ban cha mẹ học sinh,..., vận động CBGV - NV, phụ huynh và học sinh tham gia tích cực tháng hành động vì trẻ em, Tháng an toàn giao thông. - Huy động các thành viên trong nhà trường tham gia các hoạt động can thiệp giảm thiểu nguy cơ tai nạn thương tích trong trường học - Cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt an toàn phòng, chống tai nạn thương tích: lót thảm sàn nhà, không để sàn nhà bị ướt nhất là nhà vệ sinh, các cửa ra vào đóng mở phải cài chốt. - Cắt tỉa, chặt bớt cành cây xanh trong sân trường trong mùa mưa bão. - Giao dục lồng ghép cách phòng chống sấm sét trong trường - Khắc phục các nguy cơ thương tích trong trường học, tập trung ưu tiên các loại thương tích thường gặp: do ngã hóc sặc, tai nạn giao thông, bỏng, điện giật, cháy nổ, ngộ độc thức ăn, vật sắt nhọn đâm cắt, xô đẩy nhau, đánh nhau. - Có quy định về phát hiện và xử lý tai nạn thương tích ở trường học, có phương án khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tai nạn như không cho xe đi vào trường, - Thiết lập hệ thống ghi chép theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích. - Tích hợp phòng chống tai nạn thương tích vào trong các hoạt động giáo dục Xây dựng các điều kiện: - Dán tranh về phòng chống tai nạn thương tích - Kiểm tra lại các đồ chơi ngoài trời kịp thời sửa chữa, hạn chế trẻ vấp ngã gây thương tích trong trường. - Kiểm tra tường rào bao bọc xung quanh trường, cổng trường bằng sắt nếu không an toàn phải sửa chữa lại - Kiểm tra lại các thiết bị sử dụng điện, vị trí đặt công tắc đủ cao khỏi tầm tay với học sinh, đảm bảo quy định về an toàn điện - Có trang thiết bị phòng cháy chữa cháy đặt ở nơi thuận tiện khi sử dụng - Các cháu bước đầu được làm quen có ý thức chấp hành luật giao thông, khi tham gia giao thông bằng xe máy phải đội mũ bão hiểm - Trước cổng trường quy định nơi phụ huynh để xe ( không chạy trong sân). - Hàng tháng kiểm tra và vệ sinh hệ thống nguồn nước nhằm đảm bảo vệ sinh về nguốn nước ăn uống. - Bếp ăn ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, nguốn thực phẩm cung cấp đảm bảo vệ sinh an toàn, có mẫu lưu thức ăn hằng ngày theo quy định và quy trình chế biến thức ăn, theo nguyên tắc bếp ăn một chiều, đảm bảo VSATTP. - Sân chơi bãi tập nơi trẻ tham gia học thể dục, hoạt động vui chơi ngoài trời an toàn, tránh để xảy ra thương tích và tai nạn cho học sinh 1. Ý thức, trách nhiệm: - Tuyên truyền đến cán bộ viên chức và các cháu về ý thức và trách nhiệm thực hiện trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích - Phối hợp cùng chính quyền địa phương, Ban ĐDCM cùng có trách nhiệm tham gia xây dựng trường học an toàn 2. Xây dựng quy chế trường học an toàn: - Thiết lập hồ sơ ghi chép, theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện trường học an toàn, hồ sơ đề nghị công nhận trường học an toàn. - Thực hiện các biểu bảng, phác đồ cấp cứu trong các nhóm lớp, bảng tuyên truyền - Có quy định về phát hiện và xử lí tai nạn, thương tích trong trường học như tai nạn giao thông, đánh nhau trong trường, điện giật, cháy nổ, ngộ độc thực phẩm. - Có hợp đồng mua bán thực phẩm đảm bảo chất lượng và có cam kết trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm - Nhà trường có đủ điều kiện về VSATTP để phục vụ cho trẻ bán trú, nhân viên cấp dưỡng được tập huấn để nâng cao kiến thức về VSATTP và khám sức khoẻ định kì theo quy định 2.Giải pháp thứ hai: Giáo dục ý thức học sinh thực hiện xây dựng môi trường trương học an toàn, xanh, sạch, đẹp. Ba việc làm cần được thực hiện tốt đó là: xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động và giám sát đánh giá trường học XSĐ&AT. Trong quá trình thực hiện trường học XSĐ&AT và giáo dục môi trường cho học sinh cần kết hợp chặt chẽ, đồng bộ ba nội dung: - Thứ nhất là cung cấp cho học sinh và cả giáo viên một số kiến thức cơ bản ban đầu về môi trường, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, tác động tích cực và tiêu cực của môi trường đến đời sống con người. - Thứ hai là trường học phải là trung tâm XSĐ&AT; học sinh được học tập vui chơi trong môi trường này thì chắc chắn các em sẽ biết giữ gìn bảo vệ môi trường. - Thứ ba là quá trình hoạt động XSĐ&AT chủ yếu phải xuất phát từ học sinh, giáo viên dự kiến kế hoạch và hướng dẫn, hỗ trợ giúp học sinh tự nhận thấy, tự thảo luận đề xuất và chủ động tham gia công việc. Lưu ý không làm thay học sinh những công việc các em tự tổ chức được, tự làm được. Phải làm cho học sinh thật sự có hành vi và thói quen đúng đối với môi trường các em đang sống, và không ai giữ gìn bảo vệ môi trường XSĐ&AT tốt hơn bằng chính các em. 3.Giải pháp thứ ba ....................................................................................................................... Chương 4: Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của SK Phần 3: KẾT LUẬN 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của SK Với SKKN “một số giải pháp xây dựng môi trường trong nhà trường an toàn, xanh, sạch, đẹp” những vấn đề quan trọng nhất được đề cập trong sáng kiến là: - Tuyên truyền rộng khắp trong nhân dân về việc xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn. Để xây dựng được môi trường như thế bản thân học sinh không tự làm được mà trách nhiệm đó thuộc về người lớn và cả xã hội. Từ đó đòi hỏi các nhà trường phải làm tốt công tác xã hội hóa trong việc xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường. - Để xây dựng được cảnh quan sư phạm trong nhà trường đáp ứng được yêu cầu xanh, sạch, đẹp, an toàn thì vai trò của người đứng đầu trong trường học và tập thể giáo viên hết sức quan trọng, phải được thể hiện trong kế hoạch giáo dục phát triển toàn diện và kế hoạch phát triển của nhà trường. Từ đó xây dựng môi trường giáo dục có tác dụng hình thành nhân cách, nhân phẩm học sinh một cách toàn diện giúp học sinh có vốn sống nhất định, làm cho nhà trường thực sự là môi trường vì học sinh đảm bảo yêu cầu cho việc dạy và học. - Việc đảm bảo học sinh đến trường được an toàn về cơ thể cũng như về tinh thần là hết sức quan trọng đòi hỏi các thầy cô giáo thường xuyên quan tâm đến những biểu hiện tâm sinh lý khác thường dẫn đến tiêu cực của học sinh mà có biện pháp tư vấn, giúp đỡ, ngăn chặn những hành vi ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sức khỏe của học sinh. Cơ sở vật chất của nhà trường phải thường xuyên được quan tâm kiểm tra đảm bảo độ an toàn tuyệt đối để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc trong nhà trường. - Việc xây dựng ý thức và hành động cho giáo viên và học sinh làm thay đổi cảnh quan sư phạm luôn xanh, sạch, đẹp phải có sự chuyển biến rõ rệt trước hết là trong đội ngũ giáo viên, làm gương cho học sinh noi theo và cùng chung tay bảo vệ môi trường luôn sạch đẹp, an toàn. - Trong việc thiết kế tu sửa nhà trường ban giám hiệu nhà trường cần phải quan tâm đóng góp ý kiến để có được cơ sở vật chất trường học thật an toàn, hợp lý đảm bảo được yêu cầu giáo dục đào tạo học sinh với phương châm: thuận tiện và an toàn nhất cho người học. Việc trồng cây trong nhà trường cũng phải có quy hoạch, tránh tình trạng trồng quá nhiều cây để học sinh thiếu sân chơi, bãi tập, thiếu không gian vận động. Các pano khẩu hiệu trong nhà trường phải hợp lý mà học sinh không nhớ hết. - Vấn đề thực hiện các trường trình giáo dục chính khóa, ngoại khóa cần được lồng ghép dạy tích hợp về lối sống lành mạnh, ý thức bảo vệ môi trường tham gia hoạt động xã hội cho học sinh giúp các em biết sống, chia sẻ, giúp đỡ người khác. Biết xử lý các mâu thuẫn trong cuộc để tránh xảy ra những bạo lực, thờ ơ bàng quang, vô cảm với những sự việc xung quanh. Từ đó tạo ra cho các em có một số kĩ năng sống cơ bản phù hợp với đạo đức của người Việt Nam. 2. Hiệu quả thiết thực của SK nếu được triển khai, áp dụng trong đơn vị, ngành (SK cấp ngành), tỉnh (SK cấp tỉnh) 3. Kiến nghị với các cấp quản lý Phần 4: PHỤ LỤC - Tài liệu tham khảo - Tư liệu, tranh ảnh minh họa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan