Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Skkn một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp 11a4 trường thpt...

Tài liệu Skkn một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp 11a4 trường thpt quan sơn 2

.DOC
15
4
113

Mô tả:

1. MỞ ĐẦU. 1.1. Lí do chọn đề tài. Giáo dục học sinh là một trong những nhiệm vụ chính của người giáo viên, là nhiệm vụ của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Trong đó, giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai trò rất quan trọng, là người gần gũi với các em chỉ sau gia đình. Trong xu thế phát triển hiện nay, việc giáo dục học sinh là phải toàn diện, trên tất cả các mặt: đạo đức, tác phong, trình độ, các hoạt động khác và khả năng thể hiện mình khi đứng trước đám đông. Một tập thể lớp có kết quả học tập và rèn luyện tốt hay không tốt phần lớn là do giáo viên chủ nhiệm lớp. Qua nhiều năm công tác, tôi nhận thấy rằng việc giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm còn nhiều điều bất cập, giáo dục học sinh không đúng chỗ, không đến nơi, đến chốn dẫn đến học sinh “nhờn” do đó không thuyết phục được học sinh. Ngoài việc khéo léo của giáo viên chủ nhiệm thì việc giáo dục (phê bình hay biểu dương) học sinh cần được thể hiện trước tập thể mà học sinh đang sinh hoạt. Một nguyên nhân khác là giáo viên đánh giá học sinh chưa đúng, tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần chưa khoa học vì vậy học sinh cảm thấy nặng nề mỗi khi đến tiết sinh hoạt (không riêng gì những học sinh mắc phải những lỗi vi phạm), dẫn tới hiệu quả tiết sinh hoạt không cao. Nhằm tạo điều kiện cho ban cán sự phát huy hết năng lực của mình, tăng tính chủ động và sáng tạo, rèn luyện tinh thần tự quản, nâng cao chất lượng giáo dục cũng như chất lượng của tiết sinh hoạt lớp, tạo không khí nhẹ nhàng, vui tươi, thoải mái trong giờ sinh hoạt. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm và đúc kết những kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp 11A4 trường trung học phổ thông Quan Sơn 2” làm đề tài nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Tiến hành nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi mong muốn được hiểu biết nhiều hơn về đời sống tâm lí học sinh lớp chủ nhiệm, nắm bắt được những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, hiểu được những khó khăn mà các em gặp phải trong học tập và đời sống để có những giải pháp kịp thời nhằm điều chỉnh việc tự quản, động viên, giúp đỡ và giáo dục các em. Thông qua tiết sinh hoạt lớp, học sinh vi phạm sẽ nhìn nhâ ̣n những sai trái và có ý thức sửa chữa, hiểu nhiều hơn về những nguyện vọng mà giáo viên chủ nhiệm muốn gửi tới các em; học sinh nâng cao chất lượng tự quản; ban cán sự được rèn luyê ̣n cách thức tổ chức và quản lí. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu: Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần của lớp 11A4 Trường THPT Quan Sơn 2. - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 11A4. 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. - Phương pháp trò chuyện. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của giáo viên trong nhà trường THPT Quan Sơn 2 về công tác tổ chức giờ sinh hoạt lớp đạt hiệu quả cao. 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Xã hô ̣i phát triển đã kéo theo sự bùng nổ của công nghê ̣ thông tin, sự hô ̣i nhâ ̣p của nhiều nền văn hóa của các nước trên toàn thế giới. Gia đình, cha mẹ phải bươn trải trong cuô ̣c sống mưu sinh, do đó dễ bo quên con cái, dẫn đến sự buông long trong quản lý, điểm tựa là gia đình đối với các em nhiều khi không còn nữa. Đã có thời gian chúng ta chỉ coi trọng viê ̣c dạy văn hóa sao cho học sinh học thâ ̣t gioi mà quên đi viê ̣c giáo dục đạo đức, các em không được cung cấp những ky năng sống, không có được kĩ năng sinh hoạt tập thể, ky năng hòa nhâ ̣p cô ̣ng đồng cũng như tính tự quản. Ngoài viê ̣c học văn hóa, thời gian còn lại mô ̣t số em lao vào các trò chơi vô bổ, bạo lực (game online), số còn lại thì không quan tâm đến mọi viê ̣c xảy ra xung quanh, lạnh lùng, bàng quan, vô cảm chỉ biết sống cho riêng mình. Đã có những lời cảnh báo từ báo đài lên tiếng chỉ trích, phê phán lối sống của các em thanh, thiếu niên trong giai đoạn hiện nay. Các em săn sàng ẩu đả nhau chỉ vì mô ̣t ánh mắt nhìn mà các em cho là không thiê ̣n cảm, các em chế nhạo xem thường bạn chỉ vì bạn ăn mă ̣c không đúng moden Tất cả những hành đô ̣ng ấy đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những người làm công tác giáo dục và đặt ra nhiệm vụ cấp thiết là cần phải giáo dục các em phải có những ky năng sống để ứng phó nhanh các vấn đề xảy ra trong học tập và đời sống. 2.1.1. Tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp. Quá trình hoạt động sư phạm ở trường được tiến hành đồng thời cả hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục. Cả hai hoạt động này bổ sung, hỗ trợ, gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy cho nhau trong quá trình phát triển toàn diện của học sinh. Trong bản thân của cả hai hoạt động trên, ngoài việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức khoa học một cách có hệ thống thì công tác chủ nhiệm lớp có vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và hoạt động giáo dục, góp phần rất lớn vào sự thành công trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Học sinh ở trường trung học phổ thông là lứa tuổi mà tâm sinh lí có nhiều sự thay đổi. Vì thế, hoạt động chủ nhiệm lớp của giáo viên càng cần thiết hơn, nhằm: - Hình thành những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, n; nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và mạnh dạn,n để từ đó các em tham gia vào các hoạt động học tập một cách có hiệu quả. - Góp phần bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, người thân, bạn bè,n Có ý thức tôn trọng và ứng xử tốt với mọi người xung quanh, kể cả các em nho tuổi hơn mình; sống hoà nhã, săn sàng giúp đỡ người khác, tích cực tham gia vào các công việc chung; ý thức xây dựng môi trường sống thân thiện trong lớp học, trường học, ở gia đình và ngoài xã hội; ý thức chấp hành tốt những nội quy, quy định của pháp luật; nội quy, quy định của nhà trường; các chuẩn mực đạo đức,n khi tham gia vào các hoạt động như học tập, vui chơi, giải trí hoặc các hoạt động xã hội khác ở bất cứ nơi nào. 3 - Góp phần củng cố tri thức đã học ở trên lớp đồng thời mở rộng các tri thức về tự nhiên, xã hội, con người,n mà bài học trên lớp chưa có điều kiện và thời gian mở rộng. Mặc khác, thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp đã góp phần xây dựng được một lớp học có nề nếp, có thói quen học tập tốt, phát huy được tính chủ động, tích cực học tập của học sinh, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh “Nề nếp là mẹ đẻ của chất lượng”. 2.1.2. Vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiêm. ̣ 2.1.2.1. Vai trò, vị trí của giáo viên chủ nhiêm. ̣ - Giáo viên chủ nhiệm lớp được thay mặt Hiệu trưởng quản lý và giúp lớp tổ chức học tập, rèn luyện đạt mục tiêu giáo dục, giáo viên chủ nhiê ̣m vừa đóng vai trò quản lý, vừa đóng vai trò người thầy, đồng thời còn đóng vai trò người đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp. - Là cầu nối giữa lớp với giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu. - Là người chủ chốt của trường làm công tác giáo dục học sinh. 2.1.2.2. Chức năng của giáo viên chủ nhiêm. ̣ - Bồi dưỡng cán bộ lớp để các em tổ chức thực hiện tốt mọi hoạt động của lớp. - Chuyên gia trong việc tổ chức thực hiện các mặt hoạt động của lớp. - Tổng hợp tình hình, đề xuất các giải pháp để tham mưu cho trường về công tác giáo dục, rèn luyện của học sinh. - Nắm chắc tư tưởng, tinh thần thái độ và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; phối hợp với gia đình và đoàn thể để giúp đỡ, cảm hoá học sinh trong rèn luyện để trở thành người tốt cho xã hội. 2.1.2.3. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiêm. ̣ - Dựa vào tình hình thực tế, vạch kế hoạch giúp lớp tổ chức thực hiện (học tập, rèn luyện) trong từng tháng, học kỳ và cả năm học. - Cùng cán bộ lớp theo dõi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của lớp chủ nhiệm theo từng tháng, học kỳ và năm học; đồng thời báo cáo kết quả đó với Ban giám hiệu. - Liên hệ với gia đình học sinh phối hợp giáo dục học sinh khi cần thiết. - Ghi nhận xét, xác nhận các vấn đề trong phạm vi hoạt động của lớp (như các đơn từ của học sinh, các báo cáo của lớpn). 2.1.2.4. Quyền hạn của giáo viên chủ nhiêm. ̣ - Được mời dự họp hoặc là thành viên hội đồng giải quyết các vấn đề về học sinh của lớp mình phụ trách. - Được liên hệ với các giáo viên dạy lớp mình chủ nhiệm để phối hợp giáo dục học sinh. - Được gọi học sinh cá biệt đến nơi làm việc để giáo dục học sinh. - Được mời phụ huynh học sinh đến trường để phối hợp giáo dục học sinh khi cần thiết. 4 2.1.3. Vị trí, vai trò của tiết sinh hoạt cuối tuần. Công tác chủ nhiệm lớp là hoạt động được tổ chức lồng ghép dưới nhiều hình thức: lồng ghép trong quá trình dạy học ở trên lớp; lồng ghép thông qua môi trường giáo dục; lồng ghép thông qua các hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp; lồng ghép thông qua tiết sinh hoạt cuối tuần. Trong đề tài này, tác giả chỉ bàn đến công tác chủ nhiệm lớp thông qua tiết sinh hoạt cuối tuần ở lớp. - Cũng như các khối lớp khác, ở lớp 11 mỗi tuần có một tiết được dành cho sinh hoạt cuối tuần. Vậy, tiết này được xác định là một tiết nằm trong tổng số tiết học/tuần, theo quy định của Bộ GD – ĐT, do giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện. - Tiết sinh hoạt cuối tuần được tiến hành đánh giá các hoạt động, các công việc của lớp được diễn ra trong tuần, tháng, học kì, kết hợp giáo dục học sinh về nhiều mặt; các nhiệm vụ, yêu cầu của nhà trường cũng được phổ biến trong tiết này. - Tiết sinh hoạt cuối tuần giữ vai trò quan trọng trong công việc chuyển giao các nhiệm vụ, các phong trào thi đua của nhà trường tới các lớp một cách kịp thời. - Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tinh thần giúp đỡ, cùng nhau hợp tác, năng lực điều hành, tự quản của học sinh. Tiết sinh hoạt cuối tuần giúp các em bộc lộ được khả năng nhận thức về hành vi, thái độ, tình cảm khi tự đánh giá mình và đánh giá các bạn; khả năng nhìn nhận lại bản thân, so sánh sự tiến bộ của mình, của mình với các bạn để từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên. - Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, sự sẻ chia, thông cảm với bạn bè, với mọi người xung quanh; săn sàng gánh vác công việc chung của lớp, của trường,n hình thành nhân cách đúng đắn sau này cho các em. Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần là nơi để người thầy càng hiểu trò hơn, nhằm lựa chọn ra phương pháp giảng dạy và giáo dục học sinh đúng hướng. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.2.1. Thuận lợi. - Về phía giáo viên chủ nhiệm: Bản thân là giáo viên giảng dạy và chủ nhiê ̣m nhiều năm nên tôi cũng ít gặp khó khăn trong việc quản lí và điều hành lớp, giáo dục học sinh, hướng dẫn học sinh tự quản và tổ chức điều khiển tiết sinh hoạt cuối tuần, cũng như những buổi sinh hoạt khác của lớp. - Về phía học sinh: Ban cán sự lớp rất năng động, nhiê ̣t tình và có hướng cầu tiến. Đây là tập thể lớp mà các em đều là người dân tộc thiểu số (Thái, Mường, Mông), tuy nhiên các em có ý thức nề nếp khá tốt nên hầu hết các công viê ̣c được giao các em không quá vất vả cho viê ̣c điều hành tự quản, số lượng học sinh khá có nhưng không nhiều. Một số em to ra rất mạnh dạn và thật thà. Thậm chí, có những học sinh vốn rất nhút nhát “sợ đám đông” nhưng dần dần đã mạnh dạn hơn. 5 2.2.2. Khó khăn. - Về phía giáo viên chủ nhiệm: Có rất ít tiết trên lớp (2 tiết/tuần), thời gian giờ sinh hoạt còn hạn chế, chưa hết nội dung đã hết giờ, giáo dục ky năng sống cho học sinh trong giờ sinh hoạt còn lúng túng. Một khó khăn nữa chính là việc nắm bắt thông tin của giáo viên chủ nhiệm về lớp và giữa các thành viên trong lớp không nhanh chóng, tức thì, vì thế đôi lúc nô ̣i dung tiết sinh hoạt chưa bao quát và chă ̣t chẽ. - Về phía học sinh: Ban cán sự còn cả nể theo dõi ghi chép chưa đầy đủ trong viê ̣c đánh giá nhâ ̣n xét vì vâ ̣y đôi lúc còn sơ sài, chưa công bằng. 2.3. Một số giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Trong năm học 2017 – 2018, tôi đã xây dựng kế hoạch thực hiê ̣n chuyên đề và triển khai đến lớp 11A4 dưới hình thức tiết sinh hoạt cuối tuần. 2.3.1. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp. - Lựa chọn đô ̣i ngũ ban cán sự có năng lực và uy tín, học sinh phải có học lực từ khá trở lên, mạnh dạn và có khiếu giao tiếp, phát biểu. - Thống nhất nô ̣i dung sinh hoạt cuối tuần trong tâ ̣p thể học sinh, xem tiết sinh hoạt như mô ̣t tiết học bình thường. - Họp ban cán sự để phân công nhiê ̣m vụ cụ thể cho từng thành viên, hướng dẫn cách thức làm viê ̣c, theo dõi chă ̣t chẽ, có ghi chép và khi đánh giá nhâ ̣n xét phải rõ ràng, công bằng và thhăng thắn. - Trước tiết sinh hoạt các ban cán sự hô ̣i ý với lớp phó và lớp trưởng để thống nhất nô ̣i dung sinh hoạt và đồng thời lớp trưởng nắm được tình hình chung của lớp. Cũng như hoạt động giảng dạy, việc lập kế hoạch cho công tác chủ nhiệm lớp là cần thiết và quan trọng. Ngay từ đầu năm, căn cứ vào tình hình thực tế, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh trong lớp; căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ năm học của tổ chuyên môn, của nhà trường; căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội tại địa bàn trường đóng, giáo viên chủ nhiệm đề ra kế hoạch chủ nhiệm lớp cho cả năm học, trên cơ sở đó, cụ thể hoá thành kế hoạch học kì, từng tháng và từng tuần cụ thể. Khi lập kế hoạch chủ nhiệm, cần lưu ý một số điểm sau: - Tìm hiểu kĩ từng đối tượng học sinh trong lớp về: trình độ nhận thức, sức khoẻ, hạnh kiểm, học lực, các mối quan hệ, hoàn cảnh bản thân, gia đình của học sinh, việc này giáo viên tìm hiểu và biết được qua trao đổi với giáo viên ở năm học trước đó của các em, qua học bạ, qua gia đình, bạn bè và các thầy cô khác. - Nội dung kế hoạch cần phù hợp với lứa tuổi (khối lớp), thực tế, sát với chủ đề năm học, các chủ điểm trong từng tháng và theo trình tự thời gian trong năm học. - Kế hoạch đưa ra cần lựa chọn biện pháp, phương pháp đa dạng và phong phú để thực hiện cho từng đối tượng học sinh trong lớp. - Tránh việc đưa ra các biện pháp giáo dục không phù hợp hoặc quá mức mà các em không thể thực hiện được. Nếu vậy sẽ không có tác dụng hoặc tác dụng ngược lại, giáo viên sẽ gặp khó khăn rất nhiều hoặc sẽ thất bại. 6 - Qua một tuần, tháng, học kì giáo viên phải có đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch chủ nhiệm của mình. So sánh sự tiến bộ của từng học sinh qua từng thời điểm. Rút ra được kinh nghiệm để bổ sung hoặc điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp hơn (việc tổng kết này sẽ được đánh giá cụ thể trong tiết sinh hoạt cuối tuần). - Kế hoạch chủ nhiệm được Hiệu trưởng nhà trường xem xét và phê duyệt ngay từ đầu năm học. 2.3.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh cho giờ sinh hoạt lớp. 2.3.2.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm. - Việc đầu tiên và nhất thiết là phải soạn giáo án cho tiết sinh hoạt cuối tuần. Khi soạn, phần hoạt động của thầy cần có những nhận xét cụ thể, thật sát với tình hình của lớp. Chú ý đến việc khuyến khích, tuyên dương, khen ngợi học sinh, dù sự tiến bộ của các em là không đáng kể so với những hạn chế. - Giáo án cần thể hiện được các mặt hoạt động trong tuần tới, tháng tới và có sự phân công công việc cho từng học sinh cụ thể. - Hướng dẫn các tổ trưởng, các lớp phó, lớp trưởng tổng kết các mặt hoạt động trong tuần qua, tháng qua, tổng kết đợt thi đua. - Dự kiến sẽ đan xen vào tiết sinh hoạt những hoạt động vui chơi, giải trí nào nhưng phải phù hợp với chủ đề, chủ điểm. - Chuẩn bị một tâm lí thật thoải mái, vui vẻ; tạo tâm thế gần gũi, chia sẻ, yêu thương học sinh. 2.3.2.2. Đối với học sinh. - Lớp trưởng, tổ trưởng, các lớp phó tổng kết được các mặt hoạt động theo nhiệm vụ được phân công. Dự kiến sẽ bình chọn, tuyên dương bạn nào, nhắc nhở bạn nào nhưng phải đảm bảo sự công bằng cho mọi thành viên trong lớp (có sự xem xét, hướng dẫn của thầy cô). - Lựa chọn mô ̣t học sinh dẫn dắt nô ̣i dung tiết sinh hoạt, trang trí bảng – nô ̣i dung trong tiết sinh hoạt, sắp xếp bàn ghế phù hợp với không gian lớp học. 2.3.3. Lựa chọn nội dung và hình thức cho tiết sinh hoạt lớp. 2.3.3.1. Nội dung. Trong giờ sinh hoạt lớp, các công việc được triển khai thực hiện gồm: - Đánh giá các công việc thực hiện trong tuần một cách toàn diện về các mặt giáo dục: đạo đức, học tập, thể chất, thẩm mĩ, lao động và các nề nếpn - Tổng kết hoạt động trong tuần, tháng (vào tuần cuối tháng), học kì (vào tuần cuối của học kì), cả năm (vào tuần cuối của năm học). - Tổng kết các đợt thi đua (vào tuần cuối của đợt thi đua), cần có yêu cầu giáo dục học sinh theo chủ đề của đợt thi đua. - Phổ biến kế hoạch thực hiện của tuần tới, tháng tới, phát động thi đua theo chủ điểm, giáo dục theo chủ đề của đợt thi đua tới. - Đánh giá kết quả thi đua của các tổ. - Tuyên dương, khen ngợi, động viên, khuyến khích những học sinh tiến bộ và những học sinh chưa tiến bộ. 7 - Lựa chọn nội dung phù hợp để xen vào cho các em vui chơi, giải trín tạo không khí vui vẻ, tránh không khí lớp học căng thhăng, nặng nề. 2.3.3.2. Hình thức. - Giáo viên chủ nhiệm có thể để học sinh trang trí trên bảng đen dòng chữ “Sinh hoạt lớp” và những khẩu hiệu hành động phù hợp theo các chủ điểm của tháng hay của cả đợt thi đua. - Tổ chức cho học sinh sắp xếp bàn ghế cho phù hợp với không gian lớp học, có thể cho các em ngồi thành tổ, còn lớp trưởng chủ trì giờ sinh hoạt. - Hoặc cũng có thể tổ chức tiết sinh hoạt lớp ngoài sân trường và cho các em ngồi theo đội hình phù hợp (có thể là đội hình hàng ngang hoặc đội hình chữ U). 2.3.4. Một số điểm cần lưu ý khi tổ chức thực hiện tiết sinh hoạt lớp. - Lựa chọn cán bộ lớp nhiệt tình, có năng lực và uy tín, có học lực từ trung bình trở lên, mạnh dạn và có năng khiếu trong giao tiếp, phát biểu. - Thống nhất nô ̣i dung sinh hoạt cuối tuần trong tâ ̣p thể học sinh, xem tiết sinh hoạt như mô ̣t tiết học bình thường. - Họp ban cán sự phân công nhiê ̣m vụ cụ thể cho từng thành viên, hướng dẫn cách thức làm viê ̣c. - Phân công, giao nhiệm vụ theo dõi hoạt động của lớp cho cán sự lớp. - Mỗi tổ trưởng, thành viên ban cán sự lớp, lớp trưởng phải có sổ tay ghi chép rõ ràng những mặt ưu điểm, hạn chế của từng thành viên của tổ, của lớp qua từng tuần. - Xây dựng học sinh có tính kỉ luật, tính tập thể, có sự đoàn kết, yêu thương, có tinh thần giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Xây dựng cho các em có ý thức phát huy tích cực điểm mạnh, hạn chế dần những vi phạm, khuyết điểm trong học tập và cả các mặt hoạt động khác. - Tập cho học sinh có sự nhìn nhận về bản thân và bạn bè nhưng động viên nhắc nhở là chính, tránh chê bai chỉ trích. - Dành thời gian cho học sinh sinh hoạt cuối tuần đều đặn, tạo không khí nhẹ nhàng, cởi mở để học sinh học tập, sửa chữa lẫn nhau. - Tiết sinh hoạt lớp phải được tổ chức xuyên suốt ngay từ đầu năm ở tất cả các khối lớp, tạo thói quen cho học sinh ngay từ lớp dưới, lên lớp trên học sinh sẽ làm tốt hơn. Với hoạt động này, ban đầu giáo viên uốn nắn, hướng dẫn, sau đó cho học sinh tự quản. - Trước khi tiết sinh hoạt lớp được tổ chức, giáo viên nên xem qua nội dung sinh hoạt của học sinh để hướng dẫn, bổ sung thêm cho các em. - Lựa chọn nội dung và hình thức phù hợp để tiến hành tiết sinh hoạt lớp. 2.3.5. Các bước tiến hành tiết sinh hoạt lớp. 2.3.5.1. Đối với học sinh. - Ổn định lớp (có thể hát tập thể, hát cá nhân,n). - Lớp trưởng (hoặc một học sinh khác trong lớp có năng khiếu) dẫn chương trình, điều khiển diễn biến của tiết sinh hoạt lớp. 8 - Các tổ trưởng nhận xét từng mặt hoạt động trong tuần qua về: đạo đức, học tập, nề nếp tác phong, thể dục, vệ sinh, chấp hành nội quyn (các tổ trưởng báo cáo bằng văn bản). - Các lớp phó (lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó văn thể): nhận xét từng mặt theo sự phân công. - Lớp trưởng đánh giá chung: + Tuyên dương, khen ngợi (tập thể, cá nhân), động viên nhắc nhở. + Tổ chức bình chọn học sinh xuất sắc, tổ xuất sắc. + Triển khai công tác tuần tới, tháng tới (nếu là tuần cuối tháng), phát động thi đua theo chủ điểm, theo đợt thi đua. + Phát biểu ý kiến của các thành viên trong lớp. 2.3.5.2. Đối với giáo viên. - Nhận xét chung qua phần đánh giá của lớp trưởng (động viên, nhắc nhở, khen ngợi, phê bình học sinh). - Giải pháp thực hiện thi đua trong tuần, tháng tới. - Sau phần học sinh tự quản, có thể xen vào phần vui chơi, văn nghệ,... Hoặc sinh hoạt theo chủ điểm, kết hợp giáo dục theo chủ điểm (nếu là cuối tháng, cuối đợt thi đua). 2.3.6. Mẫu giáo án tiết sinh hoạt lớp cuối tuần của lớp 11A4. I. Mục tiêu. 1. Tư tưởng, tình cảm: Nghiêm túc, vui vẻ và xử lí những trường hợp vi phạm, hợp lí,n 2. Tổ chức, kỹ luâ ̣t: Công bằng và nghiêm khắc. 3. Kỹ thuâ ̣t: Sử dụng khả năng giao tiếp sư phạm để giải quyết tình huống. 4. Định hướng kỹ năng, năng lực hình thành: Ky năng tổ chức và sinh hoạt của ban cán sự; tính tự quản của lớp; học sinh có ý thức tổ chức ky luâ ̣t, lấy tâ ̣p thể làm trung tâm, mỗi học sinh phấn đáu vì tâ ̣p thể, gia đình, nhà trường, bản thân và xã hô ̣i. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Giáo viên. - Sổ chủ nhiê ̣m. - Sổ nhâ ̣t kí. - Sổ đầu bài. 2. Học sinh. - Ban cán sự: Sổ ghi chép theo dõi các mặt. - Các thành viên khác của lớp 11A4. III. Tiến trình tiết sinh hoạt lớp. 1. Ổn định lớp học. 2. Nội dung sinh hoạt. 9 Nội dung 1. Nhận xét từng mặt hoạt động trong tuần qua về: đạo đức, học tập, nề nếp tác phong, thể dục, vệ sinh, chấp hành nội quy và kết quả thi đua của tổ. 2. Nhận xét, đánh giá từng mặt hoạt đô ̣ng trong tuần theo sự phân công, xử lí vi phạm và định hướng công viê ̣c cho tuần tới. 3. Nhâ ̣n xét đánh giá bao quát tình hình hoạt đô ̣ng của lớp trong tuần: Vê ̣ sinh, nề nếp, tác phong, chuyên cần, kiểm tra, ý thức học tâ ̣p, lao đô ̣ng, tham gia các phong trào. Nhiệm vụ Lớp trưởng. Phương pháp Báo cáo. Tổ trưởng hoă ̣c tổ phó: Chuẩn bị nô ̣i dung trước tiết sinh hoạt lớp. Giáo viên (tổng hợp từ ban cán sự, giáo viên bộ môn). Báo cáo (bằng văn bản). 4. Biểu dương những học sinh tiêu biểu: Tâ ̣p thể lớp. Tiến bộ và tích cực (chú ý những học sinh cá biệt của lớp). 5. Xử lí học sinh vi phạm nô ̣i qui của Giáo viên. trường, của lớp. - Báo cáo, trao đổi và thảo luâ ̣n. - Trao đổi và thảo luâ ̣n học sinh đề ra biê ̣n pháp và thống nhất cao trong tâ ̣p thể học sinh. Tổng hợp và trao đổi. - Học sinh vi phạm trình bày, giáo viên phân tích (tâm lí giao tiếp). - Mô ̣t vài học sinh ý kiến, đóng góp và nhâ ̣n định. Sử dụng ngôn ngữ nói. 6. Biểu dương những học sinh tiêu biểu: Giáo viên. Tiến bộ và tích cực (chú ý những học sinh cá biệt của lớp). 7. Sinh hoạt văn nghệ. Lớp phó Biểu diễn. văn, thể, my. 8. Triển khai kế hoạch tuần tiếp theo Giáo viên, Triển khai và phân tích. (Trường, Đoàn thanh niên, lớp). ban cán sự. 9. Giáo dục ky năng sống cho học sinh. Giáo viên. Hùng biện, trao đổi. 10. Vui để học tập hoặc tập văn nghệ Tâ ̣p thể lớp. - Nhóm. (hát mang tính giáo dục cao). - Hướng dẫn. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 10 2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục. Chủ nhiệm lớp là nhiệm vụ rất quan trọng mà giáo viên phải hoàn thành bên cạnh việc dạy học. Tuy nhiên, để công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả cao thì việc tổ chức, điều khiển tiết sinh hoạt lớp đóng vai trò quyết định. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm mà tác giả đề cập tới đem lại những hiểu quả đối với hoạt động giáo dục như sau: - Đáp ứng sự đổi mới trong cách đánh giá kết quả học tập. - Giúp giáo viên kịp thời nhận định đúng thực trạng của lớp và định hướng điều chỉnh hoạt động học của học sinh cũng như hoạt động dạy của giáo viên một cách có hiệu quả nhất. - Khắc phục được những khó khăn, vướng mắc trong từng buổi học, tuần học. - Bảo đảm đánh giá bao quát, đầy đủ nội dung học tập theo quy định. 2.4.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. Trong quá trình thực hiện và áp dụng sáng kiến kinh nghiê ̣m, tôi đã rút ra được những bài học quí giá để bổ sung cho kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ của mình, đồng nghiệp và nhà trường như sau: - Thực hiện đúng chỉ đạo của Ban Giám hiệu, bám sát chủ đề kế hoạch thực hiện. - Chủ động trong công việc, nắm bắt sự kiện một cách nhanh nhất để đưa vào xây dựng kế hoạch đúng thời điểm. - Luôn tạo sự đổi mới, sáng tạo trong công việc để tăng sự thu hút từ phía học sinh. - Phối hợp nhịp nhàng với các đoàn thể trong nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh. - Luôn lắng nghe ý kiến về những khó khăn của học sinh khi thực hiện chuyên đề để cùng tháo gỡ những vướng mắc của học sinh. 11 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 3.1. Kết luận. 3.1.1. Bài học kinh nghiệm. Trên đây là các hoạt động của một tiết sinh hoạt lớp mà bản thân tôi đã thực hiện trong suốt nhiều năm qua. Tiết sinh hoạt lớp cũng là một khâu trong quá trình dạy học, vì vậy chúng ta không thể thực hiện một cách cứng nhắc, rập khuôn mà phải dựa vào tình hình thực tế của lớp, tuỳ thuộc vào từng đối tượng học sinh. Tuy nhiên, một kinh nghiệm mà bản thân tôi nhận thấy để tiến hành một tiết sinh hoạt lớp đạt hiệu quả thì người giáo viên nhất thiết phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớp thực sự vững mạnh và hiệu quả không những về mặt học tập mà còn vững mạnh về năng lực quản lí. Lớp trưởng phải có khả năng tự quản lí tốt để chỉ đạo các tổ thực hiện. 3.1.2. Khả năng vận dụng. Các phương pháp tiến hành của một tiết sinh hoạt tại lớp 11A4 mà tôi đã nêu là đúng từ thực tế giảng dạy và mang tính khả thi cho tất cả các lớp khác ở trường trung học phổ thông Quan Sơn 2 nói riêng và các lớp bậc trung học phổ thông nói chung. 3.2. Kiến nghị. Trên đây là một số điều mà bản thân tôi đã rút ra được sau một thời gian tham gia giảng dạy và chủ nhiệm lớp 11A4, là sự tìm tòi suy nghĩ nhằm khắc phục những khó khăn trong quá trình tổ chức tiết sinh hoạt lớp. Tuy nhiên, để tiết sinh hoạt lớp đạt hiệu quả và sát với thực tế hơn, bản thân tôi có một vài kiến nghị với Sở GD&ĐT Thanh Hóa; Phòng GD&ĐT Quan Sơn; Ban giám hiệu Quan Sơn 2 như sau: - Đối với Sở GD&ĐT Thanh Hóa; Phòng GD&ĐT Quan Sơn: + Cung cấp thêm tài liệu về công tác chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông. + Cung cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt cho việc giảng dạy và học tập, đặc biệt là những trường có điều kiện đặc biệt khó khăn về cơ sở vật chất như trường trung học phổ thông Quan Sơn 2. - Đối với Ban giám hiệu trường THPT Quan Sơn 2: + Nhà trường cần mở một chuyên đề về cách soạn giáo án tiết sinh hoạt lớp qua đó lựa chọn và xây dựng một mẫu giáo án chung phù hợp để toàn trường thống nhất soạn theo mẫu này thì tiết sinh hoạt lớp sẽ đạt hiệu quả cao hơn. + Có thể tổ chức cho học sinh tham quan những di tích lịch sử ở địa phương (nếu có điều kiện) để góp phần củng cố tri thức đã học ở trên lớp đồng thời mở rộng các tri thức về tự nhiên, xã hội, con người,n mà bài học trên lớp chưa có điều kiện và thời gian mở rộng. + Ban giám hiệu cần có các biện pháp hiệu quả để nhà trường, phụ huynh học sinh và giáo viên chủ nhiệm có được sự kết hợp chặt chẽ trong việc quản lí và giáo dục học sinh. 12 Thanh Hóa, ngày 26 tháng 05 năm 2018 XÁC NHẬN CỦA BGH Hiệu trưởng Tạ Quốc Việt Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết và không sao chép của người khác Người viết Nguyễn Hữu Vui 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các văn bản có liên quan đến công tác chủ nhiệm và tổ chức giờ sinh hoạt lớp. 2. Thực tiễn tổ chức giờ sinh hoạt lớp của giáo viên trong nhà trường THPT Quan Sơn 2 trong thời gian qua. 3. Nội dung cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực”. 4. Quá trình tổ chức, hoàn thiện và kết quả đạt được của lớp 11A4 khi thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt lớp. 5. Một số tài liệu tham khảo trên mạng Internet. 14 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan