Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức ho...

Tài liệu Skkn một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức hoạt động của lớp chủ nhiệm

.PDF
19
127
132

Mô tả:

Trường THPT Vĩnh Xuân GV: Lưu Thị Ngọc Nương 1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MÔ TẢ NỘI DUNG 1.1.Lí do chọn đề tài 1.1.1 Cơ sở lí luận Nước ta đã và đang trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đang quá độ sang kinh tế công nghiệp. Trong xu hướng chung ấy kinh tế tri thức đóng vai trò quan trọng đưa nền kinh tế nước ta ngang tầm với các nước phát triển. Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó việc sáng tạo và ứng dụng tri thức đóng vai trò quyết định trong việc sản xuất ra của cải vật chất. Vì vậy, để tạo điều kiện và thúc đẩy kinh tế tri thức phát triển Đảng và nhà nước đã đưa ra một số giải pháp sau: “Thứ nhất, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa khoa học, công nghệ và tri thức. Sự phát triển của khoa học, công nghệ là điều kiện cần để hình thành và phát triển kinh tế tri thức… Thứ hai, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực cho kinh tế tri thức… Thứ ba, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hướng đến việc phát huy vai trò của khoa học, công nghệ, hướng đến kinh tế tri thức. Thứ tư, tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang kết hợp hợp lý giữa tăng trưởng theo chiều rộng với chiều sâu…”. Như vậy để phát triển kinh tế tri thức phải có nguồn nhân lực chất lượng cao - có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao, có kỹ năng lao động giỏi, có năng lực sáng tạo, đặc biệt là khả năng thích ứng nhanh đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn, biết vận dụng tri thức, kỹ năng được đào tạo vào trong quá trình lao động mang lại năng suất và hiệu quả cao đồng thời có phẩm chất tiêu biểu. Từ các điểm cốt lõi như trình độ, phẩm chất đạo đức, khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức thì hơn bao giờ hết giáo dục và đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong đào tạo nhân lực. Chính vì vậy, giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục có vai trò chủ lực trong sự phát triển toàn diện của đất nước. Chất lượng giáo dục được Đảng và nhà nước quan tâm đặc biệt, nhất là ở những vùng còn khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Để chất lượng không ngừng tăng, đáp ứng nhu cầu của xã hội về mục tiêu giáo dục “Học để biết; Học để làm; Học để cùng chung sống; Học để tự khẳng định”, thì việc tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống,… được nhà trường THPT quan tâm sâu sát. Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định nghĩa là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Thiên tài Steve Jobs cho rằng: “Đừng mắc kẹt trong những giáo điều, nghĩa là sống với những suy nghĩ của người khác”. Việc hiểu mình là một con người như thế nào luôn là yếu tố đầu tiên cho mọi thành công, và để học sinh hiểu được mình có những năng lực gì thì vai trò của nhà giáo đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm theo tôi rất quan trọng. Thông qua sự tìm hiểu, động viên khuyến khích, việc khéo léo tổ chức cơ cấu tổ chức của lớp hay tổ chức hoạt động học tập, phong trào chính là nơi để các em thỏa chí cống hiến, sáng tạo. Chính vì thế, mối quan tâm lớn, xuyên suốt trong hoạt động của các nhà trường, của đội ngũ giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm là “phát huy năng lực sở trường” từ đó nâng dần chất lượng toàn diện của từng khối lớp, và đến khi kết thúc chương trình THPT các em sẽ có những kiến thức căn bản, để có kĩ năng, nghiệp vụ, kĩ thuật hay nói cách khác có năng lực nhất định để bước vào đời. 1.1.2.Cơ sở thực tiễn CĐ: “Một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức hoạt động của lớp chủ nhiệm” 1 Trường THPT Vĩnh Xuân GV: Lưu Thị Ngọc Nương Trung học phổ thông Vĩnh Xuân rất nhiều năm đạt thành tích cao trong công tác đào tạo mũi nhọn , hoạt động văn nghệ thể dục thể thao. Chúng tôi quan tâm đặc biệt đến việc khơi gợi năng lực của từng cá nhân học sinh trong nhà trường. Trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp 12, tôi luôn trăn trở làm sao chạm đến đúng khả năng tiềm ẩn và biết cách phát huy năng lực sở trường của từng học sinh. Tôi quan niệm rằng cuộc sống luôn công bằng theo một cách nào đó khi không ai là hoàn hảo hay hoàn toàn thiếu năng lực. Mỗi người sở hữu một khả năng nào đó, vượt trội hơn người khác ở cùng lĩnh vực hoặc mạnh hơn các khả năng khác của chính bản thân cho nên mục tiêu hàng đầu là phát huy năng lực sở trường các cá nhân trong tập thể. Qua thời gian tôi rút ra những thuận lợi và khó khăn cơ bản sau * Thuận lợi -Ở những lớp Khoa học tự nhiên như 12A1 năm học 2012-2013, lớp 12A1 năm học 2014-2015, gồm những học sinh xuất sắc từ các trường được tuyển chọn từ năm lớp 10 phần lớn học sinh tự tin và năng động, thích tham gia phong trào, say sưa sáng tạo, ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong các hoạt động. Ý thức tự học tự rèn tốt thuận lợi cho việc thực hiện các kế hoạch chung. Tinh thần đoàn kết cao, quan tâm giúp đỡ nhau trong học tập. Hầu hết học sinh cả lớp đều có kỹ năng tự quản (năng lực bản thân) tương ứng các chức vụ, nhiệm vụ các em phụ trách. Có ước mơ, hoài bảo, biết vươn lên trong học tập. -Ở những lớp cơ bản như 12A11 năm 2013-2014, 12A8 năm 2014-2015, 12A5 năm học 2016-2017, mỗi lớp khoảng 10 học sinh xác định được năng lực bản thân nhưng chưa mạnh dạn phát huy. -Lãnh đạo, đoàn thanh niên, công đoàn, giáo viên cộ môn, phụ huynh học sinh,… thống nhất cao trong việc chú ý rèn kĩ năng, phát huy năng lực học sinh. Tạo nhiều sân chơi bổ ích để học sinh sáng tạo và đam mê cống hiến. * Khó khăn: -Thực trạng chung, nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ đi làm xa, cha mẹ li hôn, mồ côi cả cha lẫn mẹ (Liêu Thị Huỳnh Thư, Lê Văn Hoàng) nên ngoài giờ học các em phải phụ gia đình, thiếu sự chăm sóc của cha mẹ, lại quá nghèo phải tự bươn chảy trong cuộc sống nên các em thiếu thời gian đầu tư cho việc học cũng như rèn các kĩ năng sống cần thiết giúp hình thành và phát huy năng lực -Chưa có kế hoạch định hướng tương lai, thiếu tự tin vào bản thân, không xác định được năng lực bản thân, không dám đảm nhận công việc, trọng trách trong học tập cũng như các hoạt động khác. Còn non yếu trong việc tự xác định hướng đi đúng cho riêng mình và có ích cho cộng đồng, tôi rất băn khoăn và không bằng lòng với thực tại. Đích đến của tôi là 100% thành viên lớp mình phải xác định được năng lực sở trường đồng thời tạo điều kiện cho từng em góp phần điểm tô thêm thành tích chung của nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp lại lòng tin yêu của phụ huynh và học sinh. 1.2.Mô tả nội dung “Công việc của người thầy ưu tú là kích thích những người có vẻ tầm thường có nổ lực phi thường” hạnh phúc đối với tôi những năm làm công tác chủ nhiệm lớp 12 là nhìn thấy lớp học trò của mình vững tin bước vào tương lai. Vì thế tôi không ngừng nỗ lực, tìm tòi, sáng tạo sao cho các em ngay từ khi bước vào năm học 12 phải tự định hướng được năng CĐ: “Một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức hoạt động của lớp chủ nhiệm” 2 Trường THPT Vĩnh Xuân GV: Lưu Thị Ngọc Nương lực từ đó các em sẽ định hướng được mục tiêu học tập, con đường phía trước đi đâu, đi như thế nào để đến đích nhanh và hiệu quả nhất. Bằng nhiều phương pháp khác nhau như rèn các kĩ năng sống, hướng dẫn lập kế hoạch cá nhân, thi đua học tập, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, tận tâm nghiêng cứu sở trưởng của từng học sinh tôi đã tác động đến từng học sinh và phụ huynh trong từng giai đoạn của năm học, đã có những thành công nhất định. Kết quả đỗ đại học-cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp khá cao. Tiếp tục đóng góp vào thành tích chung của nhà trường về công tác mũi nhọn, thể dục thể thao, văn nghệ,… một trong các trường dẫn đầu huyện, tỉnh về tỉ lệ học sinh đỗ Đại học - Cao đẳng. Trong năm học 2016-2017 tôi tiếp tục thực hiện “Một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức hoạt động của lớp chủ nhiệm” CĐ: “Một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức hoạt động của lớp chủ nhiệm” 3 Trường THPT Vĩnh Xuân GV: Lưu Thị Ngọc Nương 2.GIẢI PHÁP 2.1. Xác định năng lực học sinh từ khi nhận lớp. -Thông qua sơ yếu lí lịch: giáo viên tiếp nhận thông tin lớp chủ nhiệm mới thông qua bảng lí lịch học sinh LÝ LỊCH HỌC SINH LỚP 12A... NĂM 20….-20… 1.Họ và tên học sinh: …………………Sinh ngày…. , tháng……., năm:………… Nơi sinh……………………………….ĐT:………………………………….. 2.Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………… Nơi ở hiện nay: ………………………. 3.Họ tên cha:……………………… Tuổi:…………Nghề nghiệp:………………… Số điện thoại:………………….. Nếu đi làm: -Làm gì:………………-Ở đâu………………………………….. 4.Họ tên mẹ:……………………………… Tuổi………….Nghề nghiệp…………. Số điện thoại:………………….. Nếu đi làm: -Làm gì:…………………… -Ở đâu……………………………. 5.Hoàn cảnh gia đình (đánh dấu X vào ô trống phù hợp) -Kinh tế: XĐGN cận nghèo -Hiện bản thân đang sống cùng cha mẹ Sống cùng mẹ Sống cùng cha +Sống cùng người thân (ông bà nội, chú, cô) +Sống cùng người thân (ông bà ngoại, cậu, dì) 6.Tình trạng sức khỏe bản thân Bình thường Đang bệnh ……………………………. 7.Môn học yêu thích…………………………………………………………………. 8.Học sinh giỏi cấp tỉnh môn……………………….STKT……………… 9.Năng khiếu sở trường: sân khấu , Bóng đá , Bóng chuyền , Cầu lông Năng khiếu khác…………………………………………………………………………. 10.Nghề em chọn: …………………………………..Khối thi em chọn……………….. 11.Hiện đang ở trọ (địa chỉ):…………………………………… 12.Đang là học sinh giỏi cấp tỉnh môn:…………………………………………………. 13.Nguyện vọng khác em muốn chia sẻ……………………………………… Căn cứ vào bảng lí lịch tôi đã xử lí thông tin, phân tích đặc điểm từng em. Có học sinh ghi rõ ràng từng chi tiết, một số học sinh không xác định được năng lực sở trường của bản thân tôi áp dụng cách 2, 3 -Thông qua cán sự lớp: nhóm học sinh tự xác định được năng lực, trên kết quả học tập tôi tư vấn lớp tổ chức bầu cán sự, nhóm này sẽ giữ các chức vụ chủ chốt ở từng ban như học tập, đời sống, thể thao, trang trí, văn nghệ,…Đề nghị các cán sự này tư vấn lựa chọn thành viên vào ban của mình trên cơ sở nhuwnga năm học cùng thấy được sở trường của bạn. CĐ: “Một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức hoạt động của lớp chủ nhiệm” 4 Trường THPT Vĩnh Xuân GV: Lưu Thị Ngọc Nương -Thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và hồ sơ của các lớp trước để tìm hiểu thông tin và định hướng vào các ban để theo dõi và động viên sự thể hiện của từng cá nhân. Qua thực hiện giải pháp tôi rút kinh nghiệm sau: để thành công trong tìm hiểu lí lịch và xác định năng lực học sinh giáo viên chủ nhiệm phải có nhiệt tình, tâm huyết cũng như sự hợp tác chặt chẽ của học sinh và giáo viên dạy lớp trước. Sau khi tìm hiểu đầy đủ thông tin các cá nhân tôi tiến hành thực hiện giải pháp phân việc, tạo điều kiện cho các em phát huy năng lực. 2.2.Thành lập đội ngũ cán sự, tổ chức hoạt động: Trong nâng cao kỹ năng sống giáo viên chủ nhiệm phải lui dần về vai trò cố vấn, việc chọn cán sự lớp có tầm rất quan trọng trong điều hành hoạt động của lớp. Vì vậy, tôi lựa chọn những học sinh: có tư cách đạo đức tốt, không bị bất cứ hình thức kỷ luật nào; Có tinh thần tích cực, nhiệt tình trong công tác tập thể, có lối sống lành mạnh, có năng lực sở trường phù hợp từng lĩnh vực được học sinh trong lớp yêu mến, tín nhiệm; Gương mẫu trong việc thực hiện nội quy, quy chế, các hoạt động tập thể khác. -Tiến hành tập huấn về vai trò, nhiệm vụ, sử dụng các sổ sách, cách tổ chức hoạt động của từng cán sự. -Tổ trưởng thay đổi mỗi tháng một lần, nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của từng cá nhân trong tổ, các em đóng góp tiếng nói của mình để góp phần xây dựng tập thể. Các tổ trưởng phải có kế hoạch hoạt động tuần, tháng, sâu sát theo dõi từng hoạt động, đánh giá báo cáo tuần. -Thành lập các tiểu ban: ban văn nghệ, ban thể dục thể thao, ban trang trí, ban hậu cần, ban an toàn giao thông,… chọn trưởng ban là những học sinh có năng khiếu nổi trội, thành viên là những học sinh có năng khiếu. Các ban hoạt động thường xuyên và có báo cáo hàng tuần. Khi sinh hoạt tự quản, hoạt động ngoại khóa, thi vẽ, viết thư pháp,… các ban sẽ hoạt động theo thế mạnh của ban với phong trào. Qua đó, không còn thành viên nào của lớp chưa được phát huy sở trường, góc độ khác thì nhiều học sinh làm cán sự ở những lĩnh vực khác nhau. Vì thế phát huy được vai trò làm chủ tập thể. Các em sẽ mạnh dạn hơn khi đứng trước đám đông, biết cách lập kế hoạch hoạt động, biết làm chủ bản thân, nhận trách nhiệm. Từ đó các em sẽ độc lập hơn, trách nhiệm hơn đối với bản thân, mạnh mẽ và quyết đoán hơn trong định hướng tương lai. Qua đó tôi nhận thấy,để phát huy vai trò của các thành viên, giáo viên chủ nhiệm không nên làm thay, thường xuyên kiểm tra, theo dõi xác các hoạt động và uốn nắn kịp thời cho từng cán sự hoạt động tốt hơn. 2.3. Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực 2.3.1.Xây dựng lớp học xanh, sạch đẹp và an toàn: -Xác định rõ yêu cầu của việc xây dựng môi trường lớp học an toàn, sạch đẹp, thoáng mát. Tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp. Bằng việc làm cụ thể và mang tính tự giác. Tôi tổ chức cho các em lên kế hoạch và phân công, tôi ở vị trí cố vấn. -Phó lao động trực tiếp kiểm tra nhắc nhở, phê bình, biểu dương vào sổ của mình trình cho GVCN duyệt. Để lớp học thoáng mát, đẹp mắt, hài hòa giáo viên chủ nhiệm CĐ: “Một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức hoạt động của lớp chủ nhiệm” 5 Trường THPT Vĩnh Xuân GV: Lưu Thị Ngọc Nương cần giáo dục học sinh óc thẩm mỹ, góc nhìn nghệ thuật tạo không gian lớp học thân thiện. 2.3.2.Giúp học sinh tự tin, năng động, sáng tạo, chủ động trong học tập Giáo viên cần giúp học sinh nâng cao ý thức tự học, tự rèn, xác định đúng động cơ học tập trong môi trường thân thiện, cạnh tranh để tiến bộ bằng ý chí cầu tiến và nghị lực. Tôi xác định việc giáo dục giá trị sống là điều quan trọng và có ý nghĩa nhất. -Học sinh phải cảm thấy được yêu thương, được tôn trọng từ đó các em sẽ biểu lộ, thể hiện chính mình, mạnh dạn sáng tạo. Để nhận thông tin từ phía học sinh tôi phải tạo cảm giác an toàn cho các em khi vui chơi, học tập và phát biểu ý kiến. -Tạo cảm giác có giá trị đối với từng học sinh. Thông qua ban cán sự, tạo điều kiện để các em phát huy khả năng, phấn khởi vì được nhận nhiệm vụ phù hợp với sở trường. -Tạo điều kiện để học sinh tiếp cận công nghệ thông tin chọn học sinh có thành tích nổi bật môn tin học báo cáo cách truy cập thông tin trên internet hỗ trợ cho việc học. “-Không có thất bại nào là vĩnh viễn. có chăng là không biết đứng lên sau mỗi lần thất bại. Khi giao nhiệm vụ cho các em giáo viên phải tâm niệm điều đó. Hẫy để các em tự làm mọi việc giáo viên ở vai trò cố vấn và thể hiện sự tin tưởng toàn tâm, toàn ý vào các em. Khi được giáo viên tin tưởng các em sẻ không ngại phát huy sở trường. Giao việc cho cán sự hình thành kĩ năng hợp tác, lập kế hoạch và xác định trách nhiệm. 2.3.3.Rèn kĩ năng sống cho học sinh Kĩ năng sống (sinh hoạt tập thể, giao tiếp, ứng xử,…) quan trọng trong sự hình thành nhân cách của học sinh. -Tôi khuyến khích để các em xác định được mục tiêu cần vươn đến trong học tập và tương lai khi bước vào đời. Làm được điều đó bản thân học sinh phải biết vạch kế hoạch cá nhân trong học tập, lập kế hoạch hoạt động cho tổ, nhóm, lớp. Mỗi học sinh phải có thời gian biểu riêng và chia sẻ cho các bạn rút kinh nghiệm. -Tổ chức chuyên đề văn hóa lớp học về cách xưng hô giữa bạn bè, giao tiếp với thầy cô; Tình bạn và tình yêu lồng ghép với tiết sinh hoạt lớp chuyên đề “ bạn gái lớp tôi” “bạn hay yêu”, tập xử lí tình huống trong cuộc sống và lao động. -Sức khỏe là yếu tố quan trọng để con người học tập, vui chơi qua chuyên đề “ ý nghĩa thể dục giữa giờ” thông tin an toàn thực phẩm, tham gia thực hiện an toàn giao thông qua phong trào “ thanh niên với văn hóa giao thông”. -Bằng nhiều sân chơi như hùng biện về “ môi trường”, phân loại rác, hay đổi chổ ngồi hàng tuần tạo điều kiện để các em sống thân thiện, bỏ dần việc chia phe phái trở nên gần gũi và yêu thương nhau, giúp nhau cùng tiến bộ và tránh xa những mâu thuẫn phát sinh bạo lực. Một tập thể đầy tình yêu, đầy tiếng cười. -Thông qua các tiết sinh hoạt lớp tôi giáo dục tinh thần yêu thương con người ở các em. Các hoạt động quyên góp ủng hộ học sinh nghèo, đồng bào lũ lụt, “tiếp sức đến CĐ: “Một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức hoạt động của lớp chủ nhiệm” 6 Trường THPT Vĩnh Xuân GV: Lưu Thị Ngọc Nương trường” các em ủng hộ rất nhiệt tình và dẫn đầu các lớp trong trường. Sau mỗi lần quyên góp tôi luôn đề cao tinh thần nhân đạo, phê trực tiếp vào sổ liên lạc, báo cáo với gia đình trong các cuộc họp phụ huynh học sinh và “cảm ơn anh (chị) những người cha người mẹ nhân hậu”. 2.3.4.Tổ chức hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh: Với các hoạt động tập thể tôi phát huy tối đa vai trò của các ban, mỗi ban đều có trưởng ban và các thành viên đều phải vạch kế hoạch hoạt động có tổng kết, đánh giá. Tinh thần tham gia ‘ thắng không kêu, bại không nản” các em rất thành công qua “tài năng học đường” “kể chuyện Bác Hồ” “ tiếp sức đến trường”,…tổ chức ngoại khóa kỉ niệm ngày 20/10, 8/3. Các em sẽ mến lớp khi xem đó là nhà, bạn bè là anh chị em. Tôi tổ chức các em chăm sóc bồn hoa của lớp, kết nghĩa cùng lớp 11, 10 giao lưu học tập, thể dục thể thao, hỗ trợ nhau trong các buổi lao động. Và ấn tượng nhất đối với các em khi cô chủ nhiệm tổ chức sinh nhật tuổi 18, tự tay tôi và ban ẩm thực của lớp tổ chức nấu ăn, các em còn lại dọn phòng học, trang trí, chuẩn bị bàn ghế không khí thật ấm cúng đầy nghĩa tình với những trò chơi của tuổi học trò. 2.3.5.Tìm hiểu, giữ gìn và phát huy các giá trị các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương. Để học sinh thấy được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, thể hiện lòng chân thành biết ơn với những người đã hi sinh cho độc lập dân tộc tôi tổ chức viếng nghĩa trang liệt sĩ huyện Trà Ôn, kể chuyện anh hùng thiếu niên Đoàn Văn Hổ và khẳng định với các em để độc lập hôm nay bao người đã ngã xuống. Qua đó nhắc nhở trách nhiệm của thanh niên trong việc học tập xây dựng đất nước, trách nhiệm đối với những người đã ngã xuống vì mục đích cao cả độc lập dân tộc Tổ chức tìm hiểu về truyền thống nhà trường, các giá trị cốt lõi mà nhà trường vươn tới cũng như ý nghĩa của logo. Kế hoạch “ xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” sẽ thực hiện thành công khi có sự ràng buộc đối với học sinh, đưa vào tiêu chí thi đua của lớp. Tôi phát huy tối đa quyển sổ chủ nhiệm, ghi nhận kĩ càng tất cả các hoạt động của lớp, của các thành viên lớp để đánh giá hạnh kiểm và sự tiến bộ của các em. Tôi theo dõi sát các hoạt động của lớp, cá nhân cẩn thận ghi vào sổ liên lạc báo với gia đình học sinh. Kịp thời động viên uốn nắn cũng như khen thưởng các em hàng tuần, CĐ: “Một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức hoạt động của lớp chủ nhiệm” 7 Trường THPT Vĩnh Xuân GV: Lưu Thị Ngọc Nương những ai tham gia phong trào, tích cực hay không tích cực, khuyết điểm khi ra sân đấu hay trên sân khấu tôi đều góp ý cẩn thận để các em chỉnh sửa và hoàn thiện. 2.4.Tổ chức hoạt động phong trào cấp lớp: Tạo không khí vui tươi, thi đua học tập, yêu trường mến lớp, tôi tổ chức các hoạt động cấp lớp -Tổ chức trang trí lớp học, làm bản tin học tập: cán sự phân công lao động hợp lí, phó học tập phân công học sinh lấy thông tin và báo cáo thông tin thứ 4 mỗi tuần. -Sinh hoạt tự quản chú ý áp dụng kỹ luật tích cực đối với học sinh chưa ngoan trong tuần, không có hình phạt, không giận hờn, không quát tháo. Làm cho các em tự giác nhận thấy khuyết điểm và cam kết sửa chữa với chính bản thân và niềm tin tôi gởi cho các em bằng những câu chuyện thấu tình đạt lí để các em tự rút ra bài học. Đối với học sinh vi phạm tôi điều động cho các em nói lên những suy nghĩ của bản thân về các hành động sai trái, không phê phán, không ác cảm. Ở phương pháp này thật sự thành công khi người chủ nhiệm khéo léo tổ chức học sinh “theo quan niệm của tôi thì…” “ theo tôi để không đi trễ thì …” “ bạn hãy nói lên điều bạn nghĩ, những khó khăn của bạn, chúng tôi bên bạn”. -Báo cáo các chuyên đề, ngoại khóa kĩ niệm các ngày lễ (trung thu, 20/10, 20/11, 8/3), dã ngoại,… Việc huy động học sinh tham gia phong trào góp phần rèn cho học sinh bản lĩnh, tự tin, vững vàng là hành trang để các em bước vào giảng đường. Tôi thường rất tranh thủ các hoạt động, các cuộc thi để giáo dục tư tưởng, phát huy năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh. Qua đó các em biết sắp xếp công việc theo năng lực từng bạn, học sinh được phân công có điều kiện phát huy năng lực cá nhân, ứng dụng công nghệ thông tin, tìm kiếm sự hỗ trợ ,… Trong quá trình học sinh tham gia các phong trào, giáo viên cần phải hòa mình cùng các em, vui buồn bên nhau, không nên làm thay mà hãy giữ vai trò cố vấn. Không nên bát bỏ ý kiến của các em, không nên theo đuôi các em, cần phân tích cho các em thấy thế nào là phù hợp. Giáo viên chủ nhiệm chú ý lựa chọn các cá nhân thật sự phù hợp đối với hoạt động sắp diễn ra. Tránh tình trạng “đặt cọc” một học sinh, còn các học sinh khác có năng khiếu nhưng bị quên lãng; giận dữ khi học sinh không đạt giải. Thường xuyên tiếp ngọn lửa nhiệt huyết cho các em, nhắc nhở các em “ thắng không kiêu, bại không nản” 2.5.Phối hợp các môi trường giáo dục Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong nhà trường trong các hoạt động phong trào. Tranh thủ để học sinh được tham gia tất cả các phong trào của đoàn, hội. Mỗi phong trào đều được tổng kết và đánh giá rút kinh nghiệm, mỗi lần như thế các em trưởng thành hơn, chuyên nghiệp hơn. Vai trò của phụ huynh học sinh rất quan trọng cho sự thành công của việc phát huy năng lực sở trường của con em thì họ là những người ủng hộ về tinh thần, sức người và sức của. Thường xuyên mời ban đại diện dự tiết sinh hoạt lớp để nghe báo cáo, động viên học sinh. Các buổi dã ngoại, cấm trại đều mời phụ huynh vào để lấy ý kiến, họ CĐ: “Một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức hoạt động của lớp chủ nhiệm” 8 Trường THPT Vĩnh Xuân GV: Lưu Thị Ngọc Nương đóng góp rất nhiệt tình. Tôi quan niệm rằng việc mời phụ huynh vào để báo cáo thành tích và việc làm tốt của con em họ đó là món quà mà phụ huynh thích nhất. Giáo viên chủ nhiệm cũng cần chú ý trong giao tiếp với phụ huynh phải nhiệt tình và thân thiện. Nhập vai người thân để nói về học sinh, với vai trò chủ nhiệm để bàn biện pháp khắc phục, với vai trò người bạn để sát cánh cùng học sinh, như thế mới tạo được lòng tin đối với phụ huynh học sinh. Đừng “hậm hực” khi nói về con họ, cứ xưng hô nhẹ nhàng, đó là cách tôi đã thành công khi làm việc với bất cứ phụ huynh khó tính nào. 2.6. Hình thành cảm xúc “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui” “ Em cắt tóc gọn và đẹp quá!”, “ cô thích em để bím tóc”, “ chúc mừng sinh nhật em….”,“ hôm nay cô thấy em buồn”, “ tuần này cha, mẹ có về thăm không”, “tuần này em ... xuống phong độ vậy” hay những tình huống dỡ khóc dỡ cười và đáng yêu của các em cho nhau, đó là thủ thuật giáo viên chủ nhiệm cài vô cho lớp. Khi các em nhận được sự quan tâm từ thầy (cô), bè bạn sẽ không còn cảm giác cô độc. Các em sẽ mở lòng, hoạt bát hơn, mến lớp hơn, yêu bạn bè như chính người thân. Ở đó em có được niềm vui và hạnh phúc - đây là cách để duy trì sĩ số, là biện pháp hữu hiệu để động viên sự tiến bộ toàn diện của các em. Tôi đồng hành cùng các em trong từng hoạt động, vì tôi biết học sinh của tôi cần một ánh mắt, một nụ cười và trái tim ấm áp của cô chủ nhiệm chúng 2.7.Tổ chức “Tiết sinh hoạt lớp mong đợi” Tiết sinh hoạt lớp của tôi bình thường lắm, cũng là sinh hoạt tự quản, tổng kết phương hướng nhưng ở đó là những ánh mắt đầy yêu thương không có hình phạt, không giận hờn, không quát tháo. Ở đó chỉ có tự giác nhận thấy khuyết điểm và cam kết sửa chữa với chính bản thân và niềm tin tôi gởi cho các em bằng những câu chuyện thấu tình đạt lí “ cây đinh” khi các em phạm lỗi, “ chiếc bình nứt” khi các em thiếu tự tin, bằng những bài thơ, câu danh ngôn để các em tự rút ra bài học. Mỗi tuần một câu chuyện hoặc bài thơ trích từ nghệ thuật sống tôi và các em tìm trên internet, tuy đơn giản nhưng nó có ý nghĩa sâu sắc, tạo được lòng tin, các em sẽ “quay về phía tôi”. 2.8. Thầy (cô) là những nhà tư vấn tâm lí cho sự thành công của học sinh: 2.8.1.Tư vấn trực tiếp: thành viên ban tư vấn tâm lí sẽ trao đổi trực tiếp với các cá nhân khi có yêu cầu. Các em có thể trao đổi với bất cứ giáo viên nào những thắc mắc học tập (Ban tư vấn học tập), giới tính (ban nữ công và giáo viên chủ nhiệm), về những lo sợ bị xâm hại (ban chống bạo lực học đường), muốn thể hiện năng lực (các câu lạc bộ toán – Địa –Tiếng Anh…, ban văn nghệ, ban thể dục thể thao). Thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh nhà trường đã tham vấn để phụ huynh thấy được đối tượng thụ hưởng trong tương lai là học sinh, gia đình học sinh là trước hết để từ đó các bậc phụ huynh thấy được trách nhiệm hợp tác giáo dục con em; đồng thời tư vấn cho phụ huynh về định hướng nghề nghiệp về yêu cầu của xã hội về nghề, những đổi mới thi cử để có thông tin nhất định cùng thảo luận với con em họ. 2.8.2.Tư vấn gián tiếp CĐ: “Một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức hoạt động của lớp chủ nhiệm” 9 Trường THPT Vĩnh Xuân GV: Lưu Thị Ngọc Nương +Thông qua Ban văn nghệ tư vấn việc chọn các bài hát phù hợp với chủ đề (các ngày 20-11, 22-12, 20-10, 8-3,30-4), phù hợp lứa tuổi, hoàn cảnh,… đã giúp các em định hướng được năng lực sở trường, có niềm đam mê nghệ thuật, có cách nhìn toàn diện và sâu sắc về lĩnh vực này. 2.8.3.Thông qua ban tư vấn học tập, các câu lạc bộ giúp học sinh đầu cấp các em có cách nhìn tổng quát hơn về chương trình học, có phương pháp học tập phù hợp, sớm phát huy năng lực sở trường để đầu quân vào các câu lạc bộ học sinh giỏi các môn Toán, Lí, Sinh, Hóa, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh, Tin học, Thể thao, Quốc phòng. Ôn luyện với đam mê đã dẫn đến thành công nhiều năm liền về lĩnh vực này. Thành công lớn của nhà trường là đã giúp các em nhận thấy được việc học và thực tiễn có ý nghĩa như thế nào qua các hội thi “toán ứng dụng thực tiễn” “Vật lý ứng dụng thực tiễn”, “Hóa học ứng dụng thực tiễn” hay Địa lí “ Phân loại rác” bảo vệ môi trường và gây quỹ giúp đỡ bạn nghèo, “Đấu giá” của Câu lạc bộ văn học đã hỗ trợ cho học sinh nghèo vui xuân. Ban nữ công đã tư vấn cho các nữ sinh về “ Bình đẳng giới” vai trò của phụ nữ “ bạn gái ơi hãy giữ gìn…” công, dung, ngôn, hạnh, tự làm mới mình để trở thành người phụ nữ hiện đại… 2.8.4.Thông qua các hoạt động ngoại khóa “Tuần lễ hội nhập”, “giao lưu kết nghĩa”, “ múa hát sân trường” học sinh được phát huy tài năng, được thể hiện chính kiến, được vui chơi, được yêu thương,… có ý nghĩa rất lớn trong phòng chống bạo lực học đường, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường, để “ mỗi ngày đến trường là một ngày vui” 2.8.5.Thông qua sinh hoạt tự quản Hình thành kỹ năng cho học sinh về óc tổ chức, quản lí. Việc tổng kết phương hướng không có hình phạt, không giận hờn, không quát tháo. Ở đó chỉ có tự giác nhận thấy khuyết điểm và cam kết sửa chữa với chính bản thân và niềm tin giáo viên chủ nhiệm gởi cho các em bằng những câu chuyện, bằng những bài thơ, câu danh ngôn để các em tự rút ra bài học. 2.8.6.Thông qua các hoạt động hướng nghiệp Hoạt động dã ngoại đã giúp học sinh định hướng được nghề nghiệp phù hợp với năng lực, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu xã hội. Học sinh trực tiếp tham quan các trường đại học hoặc dã ngoại tham quan các di tích lịch sử cách mạng sẽ tăng tình yêu qua hương đất nước, sự cảm thông và trân trọng những hi sinh của những người đi trước, các em sẽ xác định trách nhiệm của bản thân với quê hương đất nước 2.8.7.Thông qua hợp thư tư vấn, bảng “ điều em muốn nói” các bộ phận có liên quan giải thích và tư vấn kịp thời những thắc mắc của học sinh. Đồng thời phát huy hộp thư điện tử [email protected] thành viên ban tư vấn tổng hợp giải đáp những yêu cầu của các em mọi lĩnh vực. 2.8.8.Quan trọng nhất vẫn là giáo viên chủ nhiệm-tuân thủ nguyên tắc, giáo viên chủ nhiệm-nhà tâm lí-biến hóa trong các vai trò - Hãy sẵn sàng nhận trách nhiệm để thành công hay thất bại. Một khi tôi nhận trách nhiệm là một lần tạo điều kiện cho các em rèn kĩ năng, vận dụng óc sáng tạo. Hành động dẫn tới sáng tạo. CĐ: “Một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức hoạt động của lớp chủ nhiệm” 10 Trường THPT Vĩnh Xuân GV: Lưu Thị Ngọc Nương - Phải lắng nghe cảm xúc của học sinh thay vì một sự thiếu nhạy bén “ vì nhiệm vụ “. Nhất là khi học sinh phạm sai lầm, tôi tìm hiểu kĩ nguyên nhân, hoàn cảnh đôi lúc tôi hóa thân thành người cha, người mẹ để đạt hiệu quả giáo dục. -Tôi quan niệm muốn được yêu thương hãy yêu thương trước, hãy hiến mình trước, tôi yêu thương các em cùng chia sẻ với các em. Xuất phát tự sự tận tâm, tình yêu như chính người thân của mình sẽ thể hiện qua ánh mắt và hành động. Tôi hiểu các em và các em hiểu tôi. Một tập thể chỉ có tình yêu và tình yêu ấy đã vượt qua mọi thử thách. - Một vài học sinh lớp đậm nét “phong trần” bôn ba tìm việc làm trong thời gian rãnh, các em không sợ gì hết, hành xử theo kiểu cá nhân dị thường- tôi kiên nhẫn. Tôi dùng thời gian, tình yêu, sự bao dung để thuyết phục các em về một quan điểm mới. -Một người mẹ thương con phải cho roi cho vọt, không phải là quát tháo chê bai mà phải nghiêm túc để dạy các em lẽ đúng sai từ cách ăn nói, giao tiếp, kỉ luật ở lớp ở trường. -Hãy để các em nói, cho các em chút thời gian, “động viên không lời”, xem những lỗi lầm của em là những “ sự cố” nhỏ trong quá trình học tập và hoạt động, gieo cho các em niềm tin, giúp các em nhận thấy được năng lực sở trường của mình Tham quan hướng nghiệp tại Đại học Cần Thơ Để thực hiện thành công các giải pháp này đòi hỏi giáo viên phải sâu sắc, phải biết phát huy vai trò của cá nhân, nhóm trong quá trình thực hiện CĐ: “Một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức hoạt động của lớp chủ nhiệm” 11 Trường THPT Vĩnh Xuân GV: Lưu Thị Ngọc Nương 3.KẾT QUẢ Tôi đã áp dụng các giải pháp trên trong hơn 5 năm làm công tác chủ nhiệm lớp 12. Đạt được những kết quả nhất đinh: 3.1.Năng lực học sinh được phát hiện và phát huy Theo UNESCO ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Hai yếu tố sau thuộc về kỹ năng sống, có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp… Kỹ năng sống giúp con người phát huy năng lực tiềm tàng của mình, biến ước mơ thành hiện thực. Hãy để em tin rằng Sự sống trong tất cả Một chồi non nho nhỏ Cũng làm nên mùa xuân… Trong những năm qua tôi đã dần hình thành các kĩ năng cần thiết để các em độc lập bước vào đời như tự nhìn nhận và đánh giá được bản thân, biết đánh gía đúng về năng lực, sở thích,… ý thức được bản thân đang làm, làm như thế nào đạt hiệu quả tốt nhất; xác định giá trị riêng của bản thân về chuẩn mực đạo đức, về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt chú ý những chuẩn mực đạo đức, thái độ tôn trọng giá trị của người khác; kiểm soát cảm xúc, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, thể hiện sự tự tin, giao tiếp tốt. Qua việc tham gia hoạt động phong trào, thi đua học tập, tự tin cống hiến những năng lực sở trường thì việc kiểm soát cảm xúc giúp các em giảm căng thẳng, bình tĩnh ứng phó với căng thẳng, duy trì trạng thái cân bằng để hoàn thành mục tiêu; các em sẽ có niềm tin vào tương lai, kết quả công việc của nhóm, lớp, các nhân sắp hoàn thành. Từ đó giúp các cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, quyết đoán hơn và lạc quan hơn trong cuộc sống… 3.1.1. Đối với ban khoa học tự nhiên *Năm 2012-2013, lớp 12A1 -Tham gia thi vẽ trong lễ khai giảng đạt giải 2 -Có 5 đoàn viên được khen thưởng trong hoạt động đoàn, 1 đoàn viên đắc cử ban chấp hành đoàn trường. -Giải nhất “nữ sinh trổ tài giải toán” -Giải nhất “ nữ sinh trổ tài nghệ thuật sân khấu. -Hạng 3 thi đua toàn diện. - Đạt danh hiệu “lớp học thân thiện, học sinh tích cực xuất sắc” *Năm học 2014-2015, lớp 12A1 Không phụ lòng của lãnh đạo, niềm tin của giáo viên bộ môn và kì vọng của phụ huynh các em phấn đấu không ngừng, nhiệt tình, năng động và sáng tạo trong các hoạt động phong trào, chủ động trong các hoạt động, biết lập kế hoạch, tập luyện đã đạt được thành tích đáng khen như: -Tham gia hoạt động thể thao cấp huyện: 4 học sinh tham gia, 3 giải nhất -Tham gia tích cực các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao,… CĐ: “Một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức hoạt động của lớp chủ nhiệm” 12 Trường THPT Vĩnh Xuân GV: Lưu Thị Ngọc Nương +Múa hát sân trường trong lễ hội khai giảng, vẽ tranh (hạng 2) + Trồng hoa, trang trí lớp (hạng 1) +Giao lưu kết nghĩa với lớp 12a11, 10a2 +Nữ sinh trỗ tài giải toán (hạng 2) +Viết về người phụ nữ (hạng 2) +Sinh hoạt tự quản: hạng nhất học kì 1 +Thi hùng biện (nhất cấp trường, tỉnh): Trần Chí Tài, “Khi tôi 18” hạng nhất +Thi tuyên truyền ca khúc cách mạng cấp tỉnh (giải KK): Nguyễn Thị Vân Anh, cấp trường đạt 4 giải nhất và nhất toàn đoàn. +Đố vui ôn tập (hạng 1) Đồng diễn thể dục nhịp điệu +Thực hiện nếp sống văn minh (hạng 1 hàng tháng) +Tham gia giới thiệu sách hàng tháng, ngày hội pháp luật, thi “em yêu lịch sử Việt Nam” -Tham gia biểu diễn văn nghệ ở Huyện đội (ngày 22/12-QĐNDVN), văn nghệ hỗ trợ trẻ em nghèo của huyện, được đánh giá rất cao. -Hạng nhất thi đua toàn diện ở học kì 1, hạng nhì ở học kì 2 3.1.2.Đối với lớp ban cơ bản *Năm học 2013-2014 Tôi đảm nhiệm lớp cơ bản, tăng cường công tác phát huy năng lực sở trường học sinh, có như thế các em mới đam mê học tập và cống hiến, chất lượng toàn diện tăng, lớp tôi đã đạt được những kết quả hết sức bất ngờ. Nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học lực trung bình vẫn bám trường bám lớp, đảm bảo sĩ số đến cuối năm 100%, không có trường hợp nào bị khiển trách, kỉ luật. Các em tham gia tích cực các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao, các hoạt động do đoàn trường và công đoàn tổ chức -Hoạt động TDTT: khuyến khích đua ghe, huy chương bạc đẩy tạ, huy chương đồng đẩy tạ, khuyến khích kéo co -Hạng 3 phong trào sinh hoạt tự quản -Đạt hạng 3 phong trào “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” *Năm học 2015-2016 Năm học 2015-2016 tôi áp dụng các giáp pháp trên nhằm nâng chất lượng toàn diện ở một lớp học được xem là có nhiều học sinh chưa ngoan, thường xuyên la cà quán sá, sống ảo với game oline, kết quả hoạt động phong trào không cao, qua một năm đồng hành kết quả như sau: -Hạng nhất các lớp cơ bản về thi đua toàn diện -Rung chuông vàng môn toán giải 2 -Giải 2 rung chuông vàng môn tiếng Anh CĐ: “Một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức hoạt động của lớp chủ nhiệm” 13 Trường THPT Vĩnh Xuân GV: Lưu Thị Ngọc Nương -Giải khuyến khích hùng biện môn tiếng Anh -Giải nhất tốp ca hội thi “Hát mãi khúc quân hành” -Giải nhì song ca hội thi “Hát mãi khúc quân hành” -Giải nhì đơn ca hội thi “Hát mãi khúc quân hành” -Giải nhì toàn đoàn hội thi “Hát mãi khúc quân hành” -Đóng góp nhiều tiết mục văn nghệ cho Huyện Đoàn, tham gia thi tỉnh đạt giải khuyến khích * Năm học 2016-2017 Năm học 2016-2017 tôi chủ nhiệm lớp 12A5, có học sinh hết sức đặc biệt (tự công nhận giới tính thứ 3, không chịu mặc áo dài, sống khép kín), hầu hết rất ngại tham gia các hoạt động tập thể, chưa xác định được mục đích học tập. Không ngại khó, bản thân tôi đã đồng hành cùng các em qua từng giai đoạn, đạt kết quả bước đầu đáng khích lệ: My-Băng (tóc ngắn) hòa nhập với thế mạnh TDTT -Em Nguyễn Hữu Trung được động viên và hỗ trợ nhiệt tình từ giáo viên, nhà trường và gia đình em đạt giải nhì hội thi sáng tạo khao học cấp tỉnh, giải 3 cấp quốc gia về kì thi này. -Hạng nhất các lớp cơ bản về thi đua toàn diện học kì 1 -Giải khuyến khích hùng biện môn tiếng Anh -Giải khuyến khích tốp ca hội thi “Hát mãi khúc quân hành” -Giải ba song ca hội thi “Hát mãi khúc quân hành” Rất nhiều năng lực sở trường của cá nhân được phát Khen thưởng Hữu Trung- STKHKT hiện và động viên phát huy như quản lí, MC, văn nghệ, thể dục thể thao, sáng tạo máy móc trang thiết bị, nội trợ, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Từ thành công ấy, dần tạo sự chuyển biến trong nhận thức. Thấy tầm quan trọng của việc học, nhận thấy vai trò trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội… từ đó kết quả học tập chuyển biến rất lớn. 3.2.Kết quả học lực - hạnh kiểm cao 3.2.1.Đối với lớp ban khoa học tự nhiên CĐ: “Một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức hoạt động của lớp chủ nhiệm” 14 Trường THPT Vĩnh Xuân GV: Lưu Thị Ngọc Nương *Năm 2012-2013 - 4 giải học sinh giỏi cấp tỉnh, 22 học sinh giỏi toàn diện -Học sinh đỗ đại học 1 2 3 Họ và tên ĐẶNG CẨM NGÂN NGUYỄN THỊ NHẬT THỦY NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG Khối A-C A B 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 NGUYỄN MINH VƯƠNG NGUYỄN THỊ DIỄM MY NGUYỄN THỊ NGỌC HÂN NGUYỄN THỊ HỒNG KHUYÊN NGUYỄN ĐỈNH SƠN NGUYỄN TUẤN HUY NGUYỄN VIẾT TÙNG NGUYỄN THỊ HỒNG THI DƯƠNG THỊ HỒNG PHƯƠNG KIỀU ĐĂNG KHOA BÙI THỊ KIM NGÂN A A B A A A A-B A-B A A A-D1 Ngành-Điểm- trường Sư phạm VL-17.5-DHCT Hải dương học-17-KHTN Quản lí đất đai-18.5-TNMT TPHCM Công nghệ TT-17.5-DHCT Quản lí CN-17-DHCT KH cây trồng-16.5-DHCT Quản lí CN-19-DHCT Kỹ thuật cơ khí-19.5-DHCT KTđiện, ĐT- 20-DHCT Kỹ thuật MT-18.5-DHCT Công nghệ TP-19.5-DHCT CN chế biến TS-18.5-DHCT Kinh tế TNTH-17.0 Quản lí đất đai-19.5-DHCT 15 16 17 18 19 NGUYỄN LÊ HỒNG NHUNG NGUYỄN THỊ HUỲNH NHƯ TRƯƠNG THỊ KIM CƯƠNG VÕ THỊ CẨM TÚ NGUYỄN THÁI THANH THIÊN D1 B D1 D1 B-A Ngôn Ngữ Anh- DHCT (Hòa An) Khoa học cây trồng-15.0-DHCT Thông tin học-16.0-DHCT Thông tin học-17.0-DHCT Hóa học-22-DHCT 20 NGUYỄN THỊ NGỌC TUYỀN C-A 21 NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN R1 22 23 24 NGUYỄN THỊ ANH THƯ TRƯƠNG THIÊN NHƯ CAO VĂN TỜ 25 26 LÊ VĂN HOÀNG NGUYỄN VĂN BÉ BA T A 27 28 29 TRẦN THỊ TUYẾT DUNG VÕ HÒA NGUYỄN HỒ NGUYÊN A B B Kinh doanh xuất bản phẩm-19.5DH văn hóa TPHCM Quản lí văn hóa-18.0-DH văn hóa TPHCM 19-DHTC Maketting Đại học Hoa Sen- 16.5 Đại Học Trần Đại Nghĩa- công nghệ ô tô GD thể chất-25.0-ĐHCT Kỹ thuật môi trường-20.5-DH NL TPHCM Kỹ thuật công nghệ TPHCM-15.0 KHMT-21.0-DHCT Dược-14.0- Đại Học Tây Đô STT A-D1 D1 AC Ngành-Điểm- trường Luật-23-DHCT CNTT-DH FPT Thú y-17.5-DHCT Thú Y-17.0-DHCT Khoa học MT-20.5-DHCT Việt Nam Học-19.0-DH văn hóa Kỹ thuật vật liệu-20.5-BK TpHCM Công nghệ may-15.5-DHCN TCNH-17.5-DHCN Công tác xã hội-22.0KHXH NV * Năm học 2014-2015 -Cuối năm có 41/41 học sinh học đỗ Cao đẳng – đại học 2 học sinh đỗ đại học vào ngành công an (Nguyễn Thị Kim Ngân 28 điểm, Nguyễn Phú Lập 24,25 điểm) 1 học sinh du học Hàn Quốc. Nhiều học sinh đỗ điểm cao (Mỹ Xuyên 26.5 điểm, Nguyễn Thị Sương 23,75 điểm, Nguyễn Anh Mỹ 23.5 điểm,… 3.2.2.Đối với lớp ban cơ bản *Năm học 2013-2014 -Học tập: qua thời gian phấn đấu, số lượng học sinh giỏi, khá tăng rõ rệt. CĐ: “Một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức hoạt động của lớp chủ nhiệm” 15 Trường THPT Vĩnh Xuân Kết quả GV: Lưu Thị Ngọc Nương Học lực (học sinh) G K Tb Đầu năm 4 14 Cả năm 8 20 Hạnh kiểm (học sinh) Yếu T K TB 15 30 1 2 5 32 1 - -Học sinh đỗ đại học Cuối năm có 5 học sinh đỗ vào đại học nguyện vọng 1 (trong đó em Lữ Cái Tú, Nguyễn Thị Thu Xuân, Nguyễn Phương Vinh, Nguyễn Thúy Ngọc là những học sinh nghèo không sống cùng cha mẹ có học lực trung bình-khá ), 12 học sinh đỗ đại học nguyện vọng 2, 4 học sinh đỗ cao đẳng, 2 học sinh đỗ trung cấp công an. * Năm học 2015-2016 -Học tập: Kết quả Học lực (học sinh) Hạnh kiểm (học sinh) G K Tb Yếu T K TB Đầu năm 2 14 17 1 30 0 4 Cả năm 7 23 4 30 4 - -2 học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh. -Học sinh đỗ đại học: 17 học sinh đỗ nguyện vọng 1 Huỳnh Thư- em gái mồ côi cha mẹ, tự tin thể hiện ca khúc cô gái Sài Gòn đi tải đạn *Năm học 2016-2017 -Học tập: các em học sinh lớp tôi chủ nhiệm có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết cao trong tập thể, phân công hỗ trợ bạn học trung bình rất hiệu quả Kết quả Học lực (học sinh) G K Tb Đầu năm 1 20 Cả năm 4 24 Hạnh kiểm (học sinh) Yếu T K TB 8 29 0 0 1 39 0 0 -29/29 học sinh tham gia kì thi THPT Quốc gia và xét tuyển đại học cao đẳng, chọn bài thi đúng năng lực sở trường, hứa hẹn một kết quả tuyệt vời. CĐ: “Một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức hoạt động của lớp chủ nhiệm” 16 Trường THPT Vĩnh Xuân GV: Lưu Thị Ngọc Nương 3.3.Duy trì sĩ số học sinh: các lớp 12 tôi chủ nhiệm luôn đảm bảo sĩ số 100%, số học sinh vắng trong các ngày rất hạn chế, đơn giản chỉ vì các em tìm được nhiều niềm vui trong học tập và hoạt động phong trào tại ngôi nhà chung. 4.KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG Những năm làm công tác chủ nhiệm 12 và thực hiện “Một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức hoạt động của lớp chủ nhiệm” với kết quả trên tôi thấy rằng đây là một giải pháp rất hiệu quả, có ý nghĩa tích cực trong công tác giáo dục toàn diện. Góp phần thực hiện thành công, giữ vững thương hiệu của nhà trường. Đặc biệt đã hướng các em có năng lực nhất định bước vào cuộc sống, có ích cho bản thân và gia đình, đóng góp cho cộng đồng và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức. Đã tạo được niềm tin cho các đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh. Trong quá trình thực hiện tôi đã cùng thảo luận, chia sẻ cùng các đồng nghiệp trong tổ, các đồng nghiệp làm công tác chủ nhiệm, được công đoàn, đoàn thanh niên đánh giá cao và tiếp tục phát huy. Đặc biệt sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh chủ nhiệm, chuẩn bị tâm thế để bước vào đời một cách vũng vàng. Cùng với tâm huyết của “người lái đò”, sự sáng tạo không ngừng thể hiện đặc thù của nghề dạy chữ-dạy người, tôi tin tưởng vào thế hệ tương lai mà chúng ta đào tạo. Đã là giáo viên chủ nhiệm thì những việc tôi làm như trên thật không khó. Chỉ cần sự nhẫn nại, lòng khoan dung, sự gần gũi sẻ chia, sự tâm huyết với nghề, tình yêu con người, yêu tổ quốc chúng ta có thể tạo đà cho các em vươn xa . Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn. - Uyliam Batơ Dit CĐ: “Một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức hoạt động của lớp chủ nhiệm” 17 Trường THPT Vĩnh Xuân GV: Lưu Thị Ngọc Nương 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1.Kết luận Ước mơ, hoài bảo sẽ giúp con người mạnh mẽ hơn, yêu cuộc sống hơn và biết cố gắng từng ngày. Không có học sinh nào mà không có ước mơ, có điều để thực hiện những ước mơ đó các em sẽ làm gì, có phải chăng rất lúng túng. Nhà trường, giáo viên sẽ nâng đôi cánh cho các em. Bằng sự tâm huyết bản thân tôi đã có nhiều cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ các kinh nghiệm chủ nhiệm cùng đồng nghiệp. Qua thời gian thực hiện tôi rút ra những kinh nghiệm như sau: -Đồng hành cùng học sinh, cùng xây dựng mục tiêu và phấn đấu thực hiện. -Cùng các em lập kế hoạch cho bản thân, quyết tâm thực hiện kế hoạch bằng việc làm cụ thể. -Đảm nhận trách nhiệm, chủ động tham gia tất cả các hoạt động phong trào bằng nhiết huyết, nhẫn nại. -Phát huy năng lực tiềm tàng của từng cá nhân, khẳng định với các em rằng “Cuộc sống của chúng ta là cố gắng và lao động. Sự nghỉ ngơi hoàn toàn chỉ chờ chúng ta ở trong những nấm mồ”. -Dạy các em sống có ước mơ, hoài bão, có cội nguồn biết vươn lên lập thân, lập nghiệp. Tôi chỉ biết một nghĩa vụ, đó là yêu thương. Và vì yêu thương chúng tôi phụng sự bằng cả trái tim và lòng nhiệt huyết. Để học sinh thành công không phải là một hay hai hoạt động, một hay hai năm mà là cả một quá trình. Chỉ cần “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, có sự quyết tâm, tình yêu cháy bỏng trong từng việc làm của người giáo viên, thì chắc chắn sẽ thu “quả ngọt”. Đó là những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện “Một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức hoạt động của lớp chủ nhiệm”của bản thân. Rất mong được sự đóng góp nhiệt tình của quý đồng nghiệp để tôi hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ “trăm năm trồng người”. Xin chân thành cảm ơn! 5.2.ĐỀ XUẤT: Để học sinh trong xác định năng lực bản thân, tự tin thể hiện năng lực tìm tòi sáng tạo cóng hiến, tôi có đề nghị -Ban giám hiệu, đoàn trường tiếp tục duy trì các hoạt động phong trào. -Giáo viên bộ môn tăng cường đổi mới phương pháp, chú ý tổ chức hiệu quả các hoạt động ngoại khóa. -Giáo viên chủ nhiệm khối 10, 11 cần chú ý phát huy hơn nữa năng lực sở trường của học sinh, điều đó có ý nghĩa trong hoạt động duy trì sĩ số, hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục toàn diện TỔ TRƯỞNG Vĩnh Xuân, ngày 11 tháng 4 năm 2017 Người viết Lưu Thị Ngọc Nương CĐ: “Một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức hoạt động của lớp chủ nhiệm” 18 Trường THPT Vĩnh Xuân GV: Lưu Thị Ngọc Nương DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… CĐ: “Một số giải pháp giúp học sinh phát huy năng lực sở trường trong tổ chức hoạt động của lớp chủ nhiệm” 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất