Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Skkn một số giải pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 36 tháng tuổi ở trường m...

Tài liệu Skkn một số giải pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 36 tháng tuổi ở trường mầm non thiệu long, huyện thiệu hóa, tỉnh thanh hóa

.DOC
21
4
146

Mô tả:

MỤC LỤC Nội dung Trang Mục Lục 1 I MỞ ĐẦU 2 1 1.Lý do chọn đề tài 2 2 2.Mục đích nghiên cứu 3 3 3.Đối tượng nghiên cứu 3 4 4.Phương pháp nghiên cứu 3 II NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 1 Cơ sở lí luận 3 2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6 Giải pháp 1: Giáo viên cần nắm rõ đặc điểm phát triển 6 ngôn ngữ của trẻ từ đó có biện pháp phù hợp trong cách giao tiếp với trẻ. Giải pháp 2: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ hoạt 7 động chung nhận biết tập nói và làm quen với văn học. Giải pháp 3: Lấy trẻ làm trung tâm dựa vào khả năng của 9 trẻ để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Giải pháp 4: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi 10 nơi, lồng ghép tích hợp vào các hoạt động khác. Giải pháp 5: Tạo môi trường giao tiếp gần gũi hấp dẫn 13 phong phú. Giải pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ. 14 Giải pháp 7: Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh 14 và cộng đồng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 4 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nhiệm đối với các hoạt động 16 giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17 1 Kết luận 17 2 Kiến nghị 18 Tài liệu tham khảo 19 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp học đặt nền móng cho các cấp học sau này với mục tiêu là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm,trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân 1 cách, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [1]. Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, ngôn ngữ phát triển rất mạnh mẽ, tạo điều kiện, cơ hội để trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nền văn hoá loài người. Nó giúp trẻ tích luỹ kiến thức, phát triển tư duy, giúp trẻ giao tiếp được với mọi người xung quanh, là phương tiện giúp trẻ điều chỉnh, lĩnh hội những giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Ngày nay trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ , chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục – phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc giáo dục trí tuệ , đạo đức, thẩm mĩ và lao động cho trẻ Trước hết, ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Song sự lĩnh hội những tri thức đó lại không thể thực hiện được khi không có ngôn ngữ. Đối với trẻ nhà trẻ muốn diễn đạt được những suy nghĩ của mình, trẻ phải dùng ngôn ngữ để trao đổi, và cũng nhờ ngôn ngữ mà người lớn giúp trẻ có nhận thức đúng đắn, phân biệt được cái tốt cái xấu, có tình yêu đối với con người và thế giới xung quanh quanh mình. Khơi dậy ở trẻ lòng ham muốn làm những việc tốt và ước mơ trong sáng. Ông bà xưa có câu “trẻ lên ba cả nhà học nói” thật đúng như thế, dạy ngôn ngữ cho trẻ ở tuổi lên ba có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là thời điểm nhạy cảm nhất đối với việc sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Và đây chính là “thời kỳ vàng” để trẻ tiếp thu ngôn ngữ cũng như trí tuệ một cách tốt nhất. Là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ. Vì thế cha mẹ và những người lớn gần gủi với trẻ cần dạy cho trẻ ngay từ lúc đầu cách nói cho đúng cho hay phù hợp với chuẩn mực đạo đức và bản sắc dân tộc.Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi sẽ dễ dàng cho trẻ tiếp cận với các môn học khác , đặc biệt là thông qua môn văn học- nhận biết tập nói giúp trẻ phát triển khả năng tư duy và ngôn ngữ cảm thụ cái hay, cái đẹp xung quanh trẻ. Trẻ 24-36 tháng mới phát âm được rất ít từ, lời nói của trẻ còn chưa rõ ràng mạch lạc, vốn từ của trẻ còn ít, đa số các cháu còn nói ngọng, nói lắp, nói không rõ chữ, rõ ý, hay lặp lại các câu nói của cô. Mặt khác các cháu còn nhỏ nên thường có phản ứng chậm chạp hoặc rất khó khăn để hiểu những yêu cầu của cô giáo. Vì bộ máy phát âm của trẻ còn yếu ớt rất nhạy cảm và còn tiếp tục hoàn chỉnh cùng với sự phát triển chung của cơ thể. Trong quá trình giao tiếp với trẻ và qua giờ hoạt động nhận biết tập nói, tôi thấy các cháu rất thích được trò chuyện, thích được giao tiếp và thích được nói nhưng vì ngôn ngữ vốn từ còn hạn chế, các cháu sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều trẻ rất muốn nói những lại không thể diễn đạt được hết những suy nghĩ yêu cầu của mình dẫn đến tình trạng cô hiểu sai ý trẻ, hoặc có một số cô không hiểu trẻ nói gì, không đáp ứng được nhu cầu của trẻ khiến trẻ sợ đến lớp. Chính vì vậy một giáo viên mầm non trực tiếp dạy trẻ 24-36 tháng tuổi tôi luôn mong muốn làm như thế nào để tìm ra giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2 một cách tốt nhất, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa” nhằm năng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất đáp ứng với nhu cầu chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ từ đó tìm ra một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng, giúp trẻ có vồn từ phong phú, đa dạng, giúp trẻ phát âm đúng, nói tốt tiếng việt, diễn đạt rõ dàng, mạch lạc là điều kiện tốt để chuẩn bị cho trẻ học đọc học viết sau này. Tuyên truyền rộng rãi đến bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 -36 tháng. Phạm vi nghiên cứu: Trẻ 24-36 tháng tuổi trường mầm non Thiệu Long, Huyện Thiệu Hóa, Tỉnh Thanh Hóa. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, đọc sách báo chí, tạp chí, các giáo trình tài liệu có liên quan - Phương pháp nghiên cứu lí luận trên cơ sở phân tích, tổng hợp qua các tài liệu. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin - Phương pháp trực quan, quan sát . - Phương pháp trò chuyện, đàm thoại . II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận: Trong cuộc sống chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người xung quanh và ngôn ngữ chính là phương tiện cho việc dạy và học. Đối với trẻ mầm non thì qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và tư duy trẻ thu được các kinh nghiệm sống làm phong phú thêm sự hiểu biết của trẻ.cụ thể trẻ nhà trẻ thì nhận thức và ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ mới đang tập nói, có trẻ mới nói được câu 2-3 từ ,có trẻ thì đã nói được câu 4-6 từ, có trẻ nói chưa trọn vẹn được câu, trẻ chưa diễn đạt được ý muốn của mình bằng những câu đơn giản… chính vì vậy mà phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc làm cần thiết. Đối với trẻ nhà trẻ phát triển ngôn ngữ chính là việc phát triển các khả năng nghe, hiểu, nói của trẻ. Để phát triển các khả năng này thì việc dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện, tập nói, trò chuyện, giao tiếp với trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trẻ trong ngày chính là việc làm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.[2] Như chúng ta đã biết những năm gần đây giáo dục mầm non đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục mầm non trong đó luôn coi trọng việc phát triển toàn diện nhân cách trẻ, trong đó ngôn ngữ đóng một vai trò rất quan trọng 3 là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh, khám phá môi trường xung quanh trẻ, thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn trẻ được làm quen với các sự vật, hiện tượng, trẻ hiểu được những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với từ tương ứng với nó, nhờ có ngôn ngữ trẻ nhận biết càng nhiều các sự vật hiện tượng mà trẻ tiếp xúc trong cuộc sống hàng này, ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực, ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và trở thành thành viên của cộng đồng. Trẻ dùng ngôn ngữ để bày tỏ những nhu cầu mong muốn của mình với người lớn, nhờ ngôn ngữ mà trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức xã hội, giúp trẻ hòa nhập với xã hội tốt hơn. Trẻ từ 18 tháng trẻ đã bắt trước người lớn nói được một số từ đơn giả như nhà, cha, bố đến 3 tuổi số lượng từ tăng nhanh nhất là trẻ từ 24 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi vốn từ của trẻ phần lớn là danh từ và động từ, các loại khác như tính từ, đại từ…. xuất hiện rất ít và được tăng dần theo độ tuổi của trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ không những hiểu các từ biểu thị tính chất màu sắc, thời gian và mối quan hệ, tuy nhiên mức độ hiểu nghĩa của các từ này còn rất hạn chế, trẻ sử dụng các từ chỉ thời gian còn chưa chính xác, nhận thức về công cụ ngữ pháp còn rất hạn chế…Vì vậy đối với trẻ 24-36 tháng tuổi chúng ta cầ phải giúp trẻ phát triển mở rộng vốn từ , biết sử dụng nhiều loại câu, bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ, cho trẻ được quan sát các sự vật, hiện tượng quanh trẻ trong sinh hoạt hàng ngày cung cấp cho trẻ biết về đặc tính, tên gọi, màu sắc, công dụng…của chúng, để làm giàu vốn từ cho trẻ cũng như luyện phát âm, tập cho trẻ nói rõ ràng mạch lạc. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Trong năm học 2018-2019 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp 24-36 tháng chương trình giáo dục mầm non mới .Trong quá trình trực tiếp giảng dạy giao tiếp với trẻ trong các hoạt động trên lớp tôi có gặp những thuận lợi và khó khăn như sau: *Thuận lợi: + Luôn được sự quan tâm hướng dẫn chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và đạo tạo, ban giám hiệu nhà trường. + Cơ sở vật chất: Nhà trường đã đầu tư trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ, máy vi tính được kết nối internet, phòng học khang trang rộng rãi đủ diện tích, phục vụ cho các cháu học tập và vui chơi. + Bản thân tôi là giáo viên được phân công được phụ trách lớp 24-36 tháng tôi luôn cố gắng học tâ ̣p ren luyê ̣n đổi mới các phương pháp khác nhau để thu hút sự chú ý của trẻ để đạt hiệu quả tốt nhất. Bản thân có trình độ nghiệp vụ tốt luôn yêu thương tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ yêu trẻ như con em mình vì vậy luôn được sự tin yêu tín nhiệm của phụ huynh. + Được nhà trường và tổ chuyên môn thường xuyên dự giờ thăm lớp và góp ý kiến trong các giờ lên lớp giúp chuyên môn của tôi ngày càng tiến bô ̣ hơn. 4 *Khó khăn. - Trong lớp có nhiều trẻ bố mẹ đi làm ăn xa ở với ông bà nên việc chăm sóc giáo dục trẻ còn chưa được quan tâm. - Là năm đầu tiên ra trường nên đi học một số cháu còn khóc nhiều chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt của lớp nên còn nhiều bỡ ngỡ. - Trẻ còn nói tiếng địa phương nhiều, nói ngọng, khả năng phát âm còn yếu, vốn từ của trẻ còn rất ít, chưa nắm vững ngữ pháp, trẻ nói còn lệch âm, chưa biểu đạt được hết ý trong lời nói. - Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp - Trí nhớ của trẻ còn hạn chế chính vì vậy mà trẻ chưa biết cách sắp xếp trật tự các từ trong câu nên khi phát âm trẻ thường bỏ bớt từ. Cách diễn đạt lời nói của trẻ chưa tốt. - Phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới trẻ. * Thực trạng ban đầu của nhóm/ lớp: - Trình độ nhận thức của trẻ trong một lớp không đồng đều (vì có trẻ trong lớp sinh tháng 1-2 nhưng có trẻ trong lớp sinh tháng 10 -11-12). Tháng tuổi của trẻ chênh lệch nhau về tháng sinh quá xa ở lứa tuổi này sẽ dẫn đến sự chênh lệch về trình độ nhận thức, sự hiểu biết, ngôn ngữ… - Đặc điểm của trẻ nhà trẻ lứa tuổi 24-36 tháng rất thích được trò chuyện, giao tiếp, thích được nói, nhưng ngôn ngữ, vốn từ của trẻ còn rất hạn chế, còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều, khả năng phát âm chưa đạt nhiều trẻ còn nói ngọng nói lắp, nói tiếng địa phương… - Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. *Kết quả cụ thể như sau:Bảng thực trạng đầu năm học 2018-2019 TT 1 2 3 Nội dung Khả năng giao tiếp. Vốn từ của trẻ Khả năng phát âm Số trẻ đạt Tỷ lệ 10 12 11 47,6 57,1 52,4 % Số trẻ chưa Tỷ lệ % đạt 11 52,4 9 42,9 10 47,6 Nhìn vào bảng khảo sát trên chúng ta thấy : - 52,4 % khả năng giao tiếp chưa đạt. - 42,9 % vốn từ của trẻ chưa đạt. - 47,6% khả năng phát âm chưa đạt. Qua khảo sát, tôi thấy vốn từ của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ chưa mạnh dạn tự tin, nhiều trẻ phát âm chưa chuẩn. Từ thực trạng trên tôi chăn trở và đưa ra một số giải pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ tốt hơn ở trường mầm non Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, Tỉnh Thanh Hóa. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. * Giải pháp 1: giáo viên cần nắm rõ đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ từ đó có giải pháp phù hợp trong cách giao tiếp với trẻ. 5 Để phát triển ngôn ngữ một cách có hiệu quả thì việc đầu tiên tôi làm đó là nắm bắt đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ ở độ tuổi 25-36 tháng để tìm ra các giải pháp tốt nhất để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ từ khoảng 20 đến 30 từ , nhưng đến 24 tháng tuổi trẻ có vốn từ khoảng 200 đến 300 từ thường dùng là danh từ và độn từ những từ gần gủi với cuộc sống của trẻ, giai đoạn này trẻ tiếp thu ngôn ngữ một cách trực quan gắn liền với hình ảnh đồ vật, hiện tượng mà trẻ có thể nhìn thấy, sờ thấy, chơi cùng trong các hoạt động hàng ngày “ mới đầu là kinh nghiệm sau đó là hiểu và cuối cùng là dùng từ”. Trẻ đã biết sử dụng câu có 2 thành phần “Bà ơi, bế con” , “mẹ ơi, con đói” mặc dù có thể trật tự câu còn sai lệch, thời kỳ này trẻ quan quan tâm đến tên gọi của đồ vật mà trẻ nhìn thấy, trẻ thường hỏi những câu như “cái gì đây” “con gì kia”.. trẻ muốn bạn nhắc lại nhiều lần để nghi nhớ. Trẻ bắt đầu hiểu được tính khái quát của từ khi phát hiện ra rằng một tên gọi có thể gọi cho rất nhiều con vật chúng có tính tương đồng ví dụ trẻ thấy từ cái bàn được gọi cho cái bàn học của trẻ, cái bàn uống nước trong phòng khách của bố, hay cái bàn ăn dưới bếp, trẻ cũng hiểu được khái niệm số nhiều mặc dù chưa sử dụng đúng danh từ số nhiều, thời gian này trẻ đã hứng thú với sách vở nhất là sách tranh, vì vậy cô giáo cần phải sưu tầm các loại sách có hình ảnh đẹp, phù hợp với trẻ để cho trẻ xem. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ chúng ta phải cho trẻ tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, các con vật dễ thương , màu sắc âm thanh và sự linh hoạt sống động của chúng sẽ lôi cuốn trẻ giúp trẻ rất nhiều trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Lên ba tuổi trẻ thích nói và nói rất nhiều, nó gắn liền với nhu cầu tìm hiểu về thế giới của trẻ, trẻ hỏi nhiều các câu “Tại sao”, “ thế nào”. Nhờ có sự hoàn thiện của trung khu ngôn ngữ ở vỏ não, tai nghe-cơ quan tiếp nhận ngôn ngữ và cơ quan phát âm đến thời kỳ phát triển hoàn thiện nhiều trẻ nói rõ ràng,mạch lạc, tròn vành rõ tiếng các từ kể cả từ khó, vốn từ của trẻ tăng nhanh gấp 5 lần năm thứ 2 khoảng 1000 từ trong đó có 60 % là danh từ, 20% là động từ và 10% là danh từ riêng và một số từ khác như đại từ…. Từ “tôi” xuất hiện đánh dấu một bước phát mạnh của trẻ về cá nhân về bản thân và về nhân cách. Đến ba tuổi trẻ “đọc” được một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống như biển báo nguy hiểm, lối ra vào trong nhà vệ sinh, lối ra, một số biển báo gaio thông, việc đọc những ký hiệu này rất quan trọng trong cuộc sống của trẻ vì vậy cô cần chú ý hướng dẫn trẻ “đọc” khi có cơ hội (Khi cho trẻ đi dạo chơi thăm quan cho trẻ quan sát các biển báo giao thông có ở bên đường. giai đoạn này trẻ “đọc” sách cũng có nhiều tiến bộ, đối với những câu chuyện trẻ đã được nghe kể nhiều lần, trẻ có thể “đọc” vẹt một cách dễ dàng, chú ý dạy trẻ theo trật tự từ và câu của tiếng việt cúng như cấu trúc của một rang sách, một cuốn sách. Ba tuổi trở đi trẻ đã nói được câu câu 2 thành phần, nhiều khi mở rộng các thành phần khác như trạng ngữ, bổ ngữ…[3]. Ví dụ: con đi chợ với bà ngoại, hay mẹ mua cho con quả bóng màu đỏ nhé… 6 Bên cạnh đó trẻ còn sáng tác ra những từ mới, những câu chuyện, bài hát bằng vốn ngôn ngữ mà trẻ tích lũy được, ví dụ cháu chào mẹ… Trẻ nói được một số câu đơn câu phức, lời nói của trẻ rõ ràng mạch lạc hơn… Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt thì cô giáo cần nắm vững đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ để từ đó tìm tòi đưa ra các giải pháp hay phù hợp với độ tuổi của trẻ mà mình đang phụ trách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cahs tốt nhất. * Giải pháp 2: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ hoạt động chung nhận biết tập nói và làm quen với văn học. Đối với trẻ nhà giờ hoạt động chung Nhận biết tập nói và làm quen với văn học là hai hoạt động quan trọng nhất để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Thông qua hoạt động này trẻ được luyện phát triển ngôn ngữ một cách khoa học và bài bản nhất, từ mục đích yêu cầu của hoạt động cô có thể vân dụng các phương pháp giảng dạy một cách hài hòa, phù hợp với lứa tuổi thông qua hoạt động nhu cầu giao tiếp của trẻ với cô được phát huy tối đa. Thông qua hoạt động cô có thể phát hiện cháu có khả năng giao tiếp đến đâu, vốn từ của các cháu nhiều hay ít, cháu có thể nói được câu dài hay ngắn, cháu phát âm có chuẩn không? Để có biện pháp ren luyện tốt nhất cho trẻ. *Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ nhận biết tập nói. Ở độ tuổi nhà trẻ các hoạt động chung để phát triển ngôn ngữ tốt nhất cho trẻ đó là hoạt động nhận biết tập nói. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ từ 24 đến 36 tháng, hoạt động nhận biết tập nói giúp trẻ nhận biết và tập nói về tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của các đối tượng gần gũi xung quanh để tăng thêm vốn từ và mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Những kiến thức mà trẻ nắm được ở hoạt động này là một quá trình quan sát, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng, thông qua những tiết dạy mà cô mang đến cho trẻ lượng kiến thức nhất định, và cũng từ đấy cô cung cấp thêm cho trẻ rất nhiều vốn từ, như các từ khó, từ mới, từ láy, từ ghép.... và dạy trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, trả lời câu hỏi của cô đầy đủ cấu trúc ngữ pháp, phát triển khả năng giao tiếp của trẻ, và cô phát hiện ra cháu nào yếu kém để có biện pháp kem cặp, chú ý đến cháu nhiều hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của của hoạt động nhận biết tập nói nên tôi luôn chú ý nâng cao chất lượng của hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ, để giờ hoạt động nhận biết tập nói có hiệu quả thì phần không thể thiếu được đó là phần giới thiệu vào bài gây hứng thú cho trẻ nó gần như là khâu quyết định đến chất lượng của giờ học vì khi chúng ta thu hút được sự chú ý của trẻ vào hoạt động thì trẻ mới chú ý vào những điều chúng ta cần truyền đạt trẻ mới ghi nhớ được, vì vậy tôi luôn thay đổi cách lôi cuốn trẻ vào giờ học. Ví dụ: như khi dạy bài “nhận biết tập nói quả xoài, quả cam” tôi sẽ tổ chức cho trẻ chơi hái quả, xong tôi nhận xét và khen ngợi trẻ và cho trẻ về chỗ ngồi để tiếp tục cho trẻ nhận biết tập nói về quả xoài, quả cam trẻ rất chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi của cô về đặc điểm, hình dạng, màu sắc… của quả cam, quả xoài, qua đó luyện phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ qua hình thức này trẻ 7 rất hứng thú và chú ý vào hoạt động, vừa để trẻ tự lên lấy đồ dùng ren luyện kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ ….. Qua quá trình dạy trẻ, tôi thấy trẻ lớp tôi phụ trách phát âm sai rất nhiều từ như con lợn phát âm thành con nợn hoặc quả xoài thành quả oài.. vì vậy với những trẻ phát âm sai, ngay giờ học đó tôi đã chú ý sửa sai cho trẻ. Tôi phát âm trước rõ lời, chậm để cho trẻ phát âm theo. khuyến khích động viên trẻ đứng lên phát âm đúng, rõ ràng, nói từ từ, chính xác từng chữ một, có thể cho trẻ nói hai ba lần để trẻ nhớ. Khi học tôi chia trẻ thành từng tổ, trong từng tổ có các cháu tiếp thu bài khác nhau: giỏi có, khá có, trung bình có, yếu có, để dễ ràng bồi dưỡng cũng như hướng dẫn trẻ giúp bạn của mình tập phát âm, tập nói theo trẻ. Qua giờ hoạt động nhận biết tập nói cô cung cấp cho trẻ từ chỉ đồ vật: cái bàn, cái ghế, cái áo, cái mũ,..từ chỉ con vật : con bò, con chó, con meo…., màu sắc: xanh, đỏ, vàng… hay những người thân trong gia đình: ông, bà, bố, mẹ.... trong hoạt động nhận biết tập nói cô cần cho trẻ được quan sát và tập nói nhiều lần cho trẻ phát âm cả lớp, tổ, cá nhân nhiều lần từ mà cô cung cấp cho trẻ để trẻ được luyện phát âm và ghi nhớ các từ cô vừa cung cấp cũng như luyện cho trẻ cách trả lời rõ ràng mạch lạc các câu hỏi của cô tăng hiệu quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đối với các giờ học, cô sử dụng đồ dùng trực quan phải đẹp lôi cuốn trẻ vào giờ học, hệ thống câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu. Trong khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu, không nói cụt lủn hoặc cộc lốc. Ví dụ: cô đưa cái ca hỏi trẻ đây là cái gì? Cô dạy trẻ nói đủ câu “con thưa cô đây là cái ca ạ”…. Kết thúc tiết học tôi tiếp tục sử dụng các biện pháp tích hợp, múa hát đọc thơ, trò chơi…để cũng cố luyện tập phát tiển ngôn ngữ cho trẻ. Vì vậy tiết hoạt động nhận biết tập nói của lớp tôi đạt hiệu quả rất tốt vốn từ của trẻ được tăng hơn nhiều, trẻ phát âm chuẩn hơn... *Phát triển ngôn ngữ thông qua giờ hoạt động văn học (Truyện, thơ) Như chúng ta đã biết các câu chuyện bài thơ có ý nghĩa rất quan trọng với trẻ, thông qua câu chuyện bài thơ giáo dục trẻ về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, yêu cảnh đẹp thiên nhiên… giúp con người sống với nhau tốt hơn, không những thế thông qua các câu truyện bài thơ còn giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ như qua các câu chuyện bài thơ cung cấp tên bài thơ, tên câu chuyện, tên nhân vật, những vần thơ hay, lời đối thoại của nhân vật….ren kỹ năng nghe, nói, hiểu lời nói, ren kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc cho trẻ. Thông qua câu chuyện bài thơ dạy trẻ cách diễn tả cảm xúc tâm trạng của từng nhân vật giúp trẻ thể hiện đúng giọng điệu của nhân vật qua đó giúp trẻ thể hiện được các biểu cảm của mình với mọi người. Ví dụ: Cô kể chuyện và tập cho trẻ kể câu chuyện “Đôi bạn tốt” Trẻ biết tên các nhân vật trong chuyện có bạn Gà, bạn Vịt, Cáo, trẻ biết gà và vịt là bạn tốt khi thấy Gà gặp nạn Vịt đã ra cứu giúp, con Cáo gian ác muốn bắt gà ăn thịt nhưng không được trẻ thể hiện thái độ yêu bạn gà và vịt nhưng khi nói đến cáo trẻ tỏ thái độ tức giận…. 8 Xong hoạt động cô treo tranh các con vật có trong câu chuyện cô vừa kể và tập cho trẻ kể để xung quanh lớp, khi treo các nhân vật lên trẻ nhận biết được tên các con vật trong chuyện trẻ nhìn vào tranh và kể lại chuyện theo tranh và một số trẻ thông minh còn biết xắp xếp trình tự vừa giúp trẻ nhớ chuyện vừa luyện phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ. Để các câu chuyện bài thơ hay luôn cuốn được trẻ tôi áp dụng các hình thức như thủ thuật lôi cuốn trẻ vào hoạt động, áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sử dụng các hình ảnh động lôi cuốn trẻ vào hoạt động kể truyện cũng như đọc các bài thơ ca dao, đồng dao. Giải pháp 3: Lấy trẻ làm trung tâm dựa vào khả năng của trẻ để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Phương pháp này làm phát triển tính độc lập và tự tin của trẻ. Trẻ có khả năng suy nghĩ, khám phá mà mà không cần tuân theo bất kì sự chỉ dẫn nào. Vì vậy mà trẻ độc lập, có chứng kiến riêng và sẽ hoàn thành công việc sau khi đã trải qua một quá trình liên tục của những cố gắng của trẻ. Nhà trường ở cạnh khu dân cư, cạnh ngay xưởng mộc,đồng lúa,…nên tôi cho trẻ được trải nghiệm thực tế bằng việc cho trẻ đi tham quan, ngoài trời khu trồng rau nhà Ông Thoáng, thăm qua xưởng mộc, thăm quan cánh đồng lúa, qua đó phát triển vốn từ cho trẻ, tăng khả năng giao tiếp và giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp. Trong giờ học cô luôn là người đưa ra vấn đề để trẻ được thực hành trải nghiệm cô động viên, khuyến khích trẻ đưa ra câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò, tìm cách giải quyết vấn đề của trẻ. Hãy để tự trẻ miêu tả những gì trẻ biết và có thể làm. Nhằm giúp trẻ tăng trí thông minh, khả năng ghi nhớ, nhận biết môi trường tự nhiên. Không những thế qua những bài tập trẻ có cơ hội khám phá, học hỏi những kiến thức căn bản. Từ đó một số tính cách của trẻ như sự kiên trì, nhẫn nại, ham học học và đặc biệt là ngôn ngữ dần hình thành phát triển. Ví dụ: Khi cho trẻ thăm quan vườn rau bắp cải nhà Ông Thoáng, tôi gợi hỏi trẻ các con nhìn xem đây là gì? Các con có biết là rau gì không? Cô cho trẻ nêu nhận xét về rau bắp cải như tên gọi, màu sắc lá to, dùng nấu ăn....vậy các con nhìn xem trong luống rau còn có cây gì đây? Cỏ, vậy các con phải làm gì để luống rau không còn cỏ? Phải nhổ cỏ ạ, vậy các con giúp ông nhổ cỏ cho rau nào ...qua đó trẻ biết thêm từ nhổ cỏ và được trải nghiệm lao động giúp phát triển thêm về thể chất cho trẻ. Hoặc đến giờ ăn cô hỏi trẻ bây giờ đến giờ ăn rồi chúng mình phải làm gì nào? Trẻ trả lời Lấy bát, thìa và ngồi vào bàn ăn.... như vậy vừa phát huy được tính tích cực hoạt động của trẻ vừa giúp trẻ luyện tập nghe, nói trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc của trẻ. Tạo môi trường trong lớp học và tận dụng tất cả không gian trong và ngoài lớp học nhằm tạo điều kiện cho trẻ được học, được trải nghiệm, được 9 khám phá mọi lúc, mọi nơi giúp phát tiển ngôn ngữ cho trẻ khi cho trẻ tham quan vườn cổ tích cho trẻ quan sát các câu truyện “Bảy chú lùn”, câu chuyện “Tấm cám” cô kể cho trẻ nghe…đàm thoại với trẻ về các nhân vật trong truyện. Cần phải xây dựng tổ chức môi trường giáo dục, tạo nhiều cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau để trẻ chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học” phù hợp với từng độ tuổi khác nhau. Ví dụ: Khi cho trẻ dạo chơi thăm quan ngoài sân trường nhìn thấy lá vàng rơi tôi sẽ chỉ cho trẻ xem và hỏi trẻ lá bị làm sao kìa con, trẻ trả lời lá vàng dụng cô ạ, hoặc khi cho trẻ chơi với cát nước khi thấy trẻ lấy tay ngoặc trên cát tôi hỏi trẻ “con đang làm gì thế”? để trẻ tự nói con đang vẽ ạ, con vẽ gì vậy? luyện việc nghe hiểu lời nói của người lớn. Để tập cho trẻ cách trả lời đủ câu rõ ràng mạch lạc ở trẻ….Bằng giải pháp Lấy trẻ làm trung tâm dựa vào khả năng của trẻ để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ rất tích cực hoạt động trẻ chủ động tự tin trong giao tiếp không còn ngại giao tiếp như trước đây nữa khả năng phất âm của trẻ chuẩn hơn. * Giải pháp 4: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, lồng ghép tích hợp vào các hoạt động khác. Ngoài việc phát triển ngôn ngữ ở họạt động học ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tôi còn lồng ghép phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. *Trong giờ đón, trả trẻ: Ở trường tôi vì còn thiếu nhiều giáo viên nên chỉ nhận trẻ độ tuổi nhà trẻ từ 24-36 tháng tuổi vì vậy mà là lần đầu tin trẻ đến trường đi học, nên muốn tạo ấn tượng tốt với trẻ, lôi cuốn trẻ đến trường lớp ấn tượng ban đầu rất quan trọng cho dù là ngày đầu tin của năm học hay ngày giữa năm học thì thái độ của cô đối với trẻ trong giờ đón trẻ là rất quan trọng cô cần niềm nở ân cần với trẻ, ôm ấp vỗ về trẻ khi nhận trẻ từ tay cha, mẹ trẻ, tạo không khí vui vẻ, thân thương gần gủi, trò chuyện nhẹ nhàng với trẻ về tên trẻ, tên bố mẹ trẻ, hỏi trẻ xem trước khi đi học con ăn gì…, vừa tạo sự gần gủi với trẻ để giúp trẻ mạnh dạn giao tiếp với cô đó là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể cung cấp mở rộng vốn từ cho trẻ. Ví dụ: cô trò chuyện với trẻ về những người thân trong gia đình trẻ, về chủ đề đang học, hỏi trẻ những câu hỏi đơn giản như “ ai đưa con đi học?”, “ ai mua áo đẹp cho con?” khuyến khích trẻ kể về những gì mà trẻ thích, cho trẻ đọc thơ, hát... dạy trẻ trả lời câu hỏi của cô đầy đủ cấu trúc ngữ pháp như “ con thưa cô...”, nói mạch lạc, rõ dàng, dạy trẻ biết chào cô chào bạn, ông bà bố mẹ khi vào lớp hay khi ra về. Hoặc khi trả trẻ cô hỏi trẻ bây giờ về nhà con làm gì? Hôm nay ai sẽ là người đi đón con? Hôm nay về con sẽ ăn cơm với gì? Để trẻ trả lời … Như vậy khi trò chuyện với trẻ, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp làm tăng vốn từ cho trẻ, từ đó được vốn từ của trẻ mở rộng và phát triển hơn. *Hoạt động với đồ vật: 10 Đối với trẻ nhà trẻ thì đặc điểm phát triển hoạt động với đồ vật là chủ đạo, việc tích lũy các biểu tượng do hoạt động với đồ vật mang lại có ý nhĩa rất lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Như chúng ta đã biết tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng, vì vậy trong khi hoạt động với đồ vật trẻ thường gặp những tình huống cụ thể, trong đó các đồ vật và các hành động với đồ vật chưa thể tách rời nhau. Vì vậy trẻ không thể hiểu hết được đồ vật hay từ ngữ ấy là như thế mà mà chỉ khi có đồ vật, hay hành động liên quan đến đồ vật ấy thì trẻ mới hiểu được. Để giúp trẻ nhanh chóng hiểu được lời nói, thì giáo viên cần phải kết hợp lời nói với các tình huống cụ thể trong đó các hành động với đồ vật được thực hiện. Ví dụ: Chủ đề “Mẹ và những người thân yêu của bé” cô cho trẻ trẻ xâu những chiếc vòng tặng mẹ bằng những hạt vòng màu xanh, đỏ và hỏi trẻ: “ Huyền Anh ơi con đang làm gì vậy? (Con đang xâu vòng ạ). “Thế con có hạt vòng màu gì đấy?” ( màu xanh và màu đỏ ạ”.) “Muốn có chiếc vòng tặng mẹ con phải làm thế nào?”( Xâu hạt rồi buộc lại ạ). Để chiếc vòng được đẹp hơn con hãy xâu xen kẽ hạt xanh rồi đến hạt đỏ, và con tiếp tục xâu như vậy cho đến hết nhé. (Cô vừa nói vừa làm mẫu cho trẻ), Sự kết hợp này sẽ giúp trẻ hiểu được lời nói và từ đó giúp cho vốn từ của trẻ ngày càng tăng lên và cách giao tiếp ngày càng vững chắc hơn. *Thông qua hoạt động âm nhạc: - Để thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt hơn thôi thúc tôi phải nghiên cứu , sáng tạo những phương pháp dạy học tốt nhất có hiệu quả với trẻ. - Đối với hoạt động âm nhạc trẻ được tiếp xúc nhiều đồ vật ( Trống, lắc, phách tre, mõ, xắc xô…… và nhiều chất liệu khác ) trẻ được học những giai điệu vui tươi kết hợp với các loại vận động theo bài hát một cách nhịp nhàng. Để làm được như vậy đó là nhờ sự hiểu biết, nhận thức vốn từ, kỹ năng nhất là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ được tích luỹ và lĩnh hội, phát triển tính nghệ thuật, giúp trẻ yêu âm nhạc. - Qua những hoạt động vận động theo nhạc, trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ có mục đích, biết dùng ngôn ngữ và động tác cơ bản để miêu tả những hình ảnh đẹp của bài hát. Ví dụ: Hát và vận động bài “Trời nắng trời mưa” + Hai câu đầu: Trời nắng trời nắng Thỏ đi tắm nắng ( Trẻ 2 tay chống hông nhảy về phía trước) + Câu thứ hai: Vươn vai vươn vai Thỏ dung đôi tai (Trẻ vung hai tay lên cao) + Câu thứ ba: Nhảy tới nhảy tới Đùa trong nắng mới ( Trẻ đưa hai tay lên đầu giả làm tai thỏ và nhảy về phía trước.) + Câu thứ tư: Bên nhau bên nhau Bên nhau ta cùng chơi 11 ( Trẻ nắm tay nhau và đi vòng tròn) + Câu thứ năm: Mưa to rồi, mưa to rồi Mau mau ta chạy thôi. ( Trẻ đưa tay lên đầu giả làm cái ô và chạy vào với nhau) *Thông qua hoạt động chơi tập: Trong một giờ hoạt động chơi tập có chủ đích trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện được mà thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt động chơi. Đây là hoạt động quan trọng nhất bởi giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hóa vốn từ cho trẻ, thời gian chơi của trẻ trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ được chơi thoải mái nhất. Trong quá trình chơi trẻ xử dụng nhiều từ khác nhau. Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi “xây dựng” cô hỏi trẻ các con đang làm gì vậy “Các con đang xây nhà ạ” “Các con xây mái nhà bằng màu gì” “màu đỏ ạ” hoặc ở góc thao tác vai “ Cho em bé ăn” Trẻ được chơi với em búp bê và khi trẻ chơi sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày. Cô bế búp bê trên tay và nói: “ Búp bê chào các anh các chị, Các anh các chị đang làm gì đấy” . Cô cùng trẻ trả lời: “ Anh chị đang chơi đồ chơi. Cô tạo tình huống : “ Em bé đói bụng quá rồi? Bây giờ phải làm sao đây?” Cho em bé ăn cơm .... Hoặc trong góc vận động của lớp với bài tập với vòng tôi đã sử dụng những chiếc vòng màu cho trẻ tập. Tôi còn phân loại màu xanh, đỏ, vàng của những chiếc vòng để khi trẻ phân biệt màu không bị nhầm lẫn. Khi trẻ chơi với vòng tôi có thể hỏi trẻ giúp ngôn ngữ của trẻ thêm mạch lạc, rõ ràng hơn: + Vòng này có màu gì hả con? ( Màu đỏ ạ) + Thế còn vòng này có màu gì đây? ( Màu xanh ạ) + Vòng để làm gì con có biết không? ( để học , để chơi trò chơi ạ) + Con sẽ chơi gì với vòng ? ( Con lái ô tô ạ) Qua vui chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe, hiểu giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương gắn bó của con người. *Trong hoạt động dạo thăm quan: khi cô cho trẻ dạo chơi tham quan ngoài sân trường, cho trẻ quan sát cây xanh tôi khuyết khích trẻ nói tên cây, chỉ cho trẻ lá cây, thân cây và hỏi trẻ đây là gì? Lá cây có màu gì? Cô nhìn thấy con chim đang bay cô chỉ và hỏi trẻ con gì đang bay kia? Con nhìn xem bầu trời hôm nay có gì?...Rồi cho trẻ nói lại nhiều lần. Điều đó vừa mở rộng kiến thức cho trẻ, vừa cung cấp thêm vốn từ cho trẻ. Hoặc cô cho trẻ quan sát ‘Về một số loại hoa” sau khi cô và trẻ quan sát, đàm thoại về một số loại hoa, cho trẻ kể thêm về một số loại hoa mà trẻ thích, xong cô cho trẻ chơi trò chơi trời nắng trời mưa, khi cô nói trời nắng thì trẻ để tay lên đầu và nói đội mũ, cô nói trời mưa trẻ giơ tay lên và nói che ô, mưa nhỏ thì trẻ gõ hai ngón tay vào nhau và nói tích tách tí tách, mưa to thì trẻ nói lộp bộp lộp bộp và vỗ tay. Cô tổ chức cho trẻ chơi nhiều trò chơi khác nhau, sử dụng những loại câu đơn giản (ví dụ: trò chơi bắt chước tiếng kêu của con vật, trò chơi đoán đặc điểm của con vật…). Khi cho trẻ đi dạo, việc phát triển vốn từ của trẻ cũng được chú 12 ý, trẻ được quan sát, trò chuyện về sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên xung quanh trường của mình, trò chuyện về các con vật cây cối trong sân trường, hỏi trẻ: Con nhìn thấy gì? con nhìn thấy con chim đang làm gì? con chim đang ăn gì đấy?...Cô luôn sửa sai câu nói của trẻ ở mọi lúc, mọi nơi để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc khi cho trẻ vui chơi cần tạo không khí vui tươi, thoải mái cô cần quan tâm đến những trẻ nhút nhát, dành thời gian gần gũi, trò chuyện với trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động tập thể giúp trẻ được giao tiếp nhiều hơn. * Giải pháp 5: Tạo môi trường giao tiếp gần gũi hấp dẫn phong phú. Đối với trẻ nhà trẻ rất thích thú với những đồ dùng đồ chơi hấp dẫn màu sắc sinh động phong phú, điều đó sẽ gây nên tính tò mò, hứng thú cho trẻ, trẻ sẽ muốn biết đây là cái gì và trẻ sẽ tự động muốn được giao tiếp với cô để thỏa mãn tính tò mò của mình, chính vì vậy ngay từ đầu năm tôi đã tìm kiếm nguyên vật liệu làm tranh ảnh đồ dùng đồ chơi, vừa trang trí lớp tạo môi trường học cho trẻ gần gũi sinh động, vừa phục vụ tiết dạy. Trong lớp, tôi đã trang trí làm nổi bật các góc gắn với từng chủ đề thực hiện. Ví dụ 1: Ở góc nghệ thuật với chủ đề thực vật tôi đã làm những bông hoa từ các nguyên vật liệu phế thải như giấy bọc quà, hoa, túi bóng tôi đã gấp và cắt thành những bông hoa, lọ hoa, thành những chùm quả rất đẹp, hay ở chủ đề động vật tôi đã sử dụng giấy dạ để cắt thành hình các con vật như con lợn, con chó, con meo, con gà, con vịt, con voi, con sóc.... xong tôi may 2 mảnh lại với nhau rồi nhồi bông vào giữa và may đế cho con vật ấy đứng, trẻ rất thích thú với những con vật đấy và thường xuyên hỏi “ đây là con gì” “ con này màu gì”....hay tôi tận dụng những quả bóng bị hỏng cắt đôi rồi dán giấy dạ cắt mắt mỏ cánh rồi dán lại thành hình con gà, con vịt cho trẻ làm mũ múa. Ngoài ra ở các đồ dùng cá nhân như ca, cốc, khăn mặt …tôi thường dùng các hình ảnh có thể cắt từ báo hoặc có thể dùng bút vẽ, thêu, các con vật, loài hoa …gắn lên các đồ dùng đó để mỗi khi trẻ lau tay hay uống nước trẻ có thể nhìn vào hình ảnh và nói được khăn của mình có hình gì. Không những tạo môi trường phát triển ngôn ngữ trong lớp tôi còn tạo môi trường cho trẻ ở ngoài hiên chơi dùng các can nước rửa bát, các chậu hỏng đổ đất vào trồng cây xanh, trồng hoa vừa tạo môi trường xanh, sạch đẹp vừa cho trẻ được thực hành trãi nghiệm chăm sóc cây, hoa cũng là để luyện phát âm cho trẻ như khi cho trẻ quan sát bông hoa cô hỏi trẻ bông hoa đồng tiền màu gì con?...ở sân trường, vườn cổ tích như cô cho trẻ hoạt động dạo chơi tham quan ở vườn cổ tích, cô giới thiệu với trẻ về các nhân vật trong vườn cổ tích cho trẻ như cô tấm, cô cám và cho trẻ bắt trước cô tấm gọi bống lên ăn cơm... hay hỏi trẻ về các con vật trong vườn cổ tích. Ngoài ra tôi còn đa dạng các hình thức hoạt động cho trẻ để cho trẻ được ra ngoài trời tắm nắng hít không khí trong lành, khuyến khích trẻ trải nghiệm nhiều hoạt động khách nhau để trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất, trí tuệ, tư duy, ngôn ngữ như cho trẻ chơi các trò chơi dân gian “ nu na nu nống” “dung dăng dung dẻ”.... * Giải pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ. 13 Để tăng cường tài liệu hấp dẫn phong phú phục vụ trẻ trong dạy học và vui chơi, tôi thường xuyên sưu tầm hình ảnh trên mạng để dạy trẻ, cung cấp thêm kiến thức về thế giới xung quanh một cách xác thực cho trẻ. Ví dụ 1: “Nhận biết tập nói con gà, con vịt” tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ xem hình ảnh, video động về con gà, con vịt. Cô cho trẻ xem video con gà đang gáy và hỏi “Cô có con gì đây”?,( con gà trống ạ), “Gà trống thì gáy như thế nào”?(Ò ó o ạ) cho trẻ bắt trước tiếng kêu của con gà trống. Cho trẻ xem video gà mái và gà con đang mổ thóc và hỏi trẻ “ Thế con này là con gì”( con gà mái, và gà con ạ), “ thế gà mái và gà con đag làm gì”( Cục ta cục tác ạ) cho trẻ bắt trước tiếng kêu của con gà mái. Cô bật cho trẻ nghe tiếng kêu của con vịt và hỏi trẻ " Đây là tiếng kêu của con gì"?( con vịt ạ), cô mở video con vịt đang bơi dưới nước và hỏi trẻ " con vịt đang làm gì đây"?( đang bơi dưới nước ạ), " Thế bây giờ các con hãy bắt trước tiếng kêu của con vịt cùng cô nào".... khi cho trẻ quan sát hình ảnh cô lập hệ thống câu hỏi phù hợp với nhận thức của trẻ và đàm thoại với trẻ, cho trẻ nói lại nhiều lần. Kết quả trẻ rất hứng thú nói to rõ ràng khi tham gia hoạt động cùng cô. Ví dụ 2 :Trong giờ chơi tập chiều cô kể cho trẻ nghe các câu truyện bằng hình ảnh động trên powerpoint. Kết quả trẻ rất hứng thú nghe cô truyện.hoặc để lôi cuốn trẻ vào giờ nhận biết tập nói tôi lập trình các ô cửa bí mật cho trẻ đoán xem bên trong ô cửa có gì, để gây sự tò mò chú ý cho trẻ xong cô mở ô cửa cho trẻ khám phá điều bất ngờ bên trong ô cửa bằng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy như vậy trẻ rất chú ý học và kết quả trên trẻ rất cao. * Giải pháp 7: Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh và cộng đồng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. * Phối kết hợp với phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Công tác phối kết hợp với phụ huynh và cộng đồng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một việc làm rất quan trọng bởi vì trẻ ở trường được các cô giáo uốn nắn từng lời, từng tiếng nói nhưng khi trẻ về gia đình phụ huynh không quan tâm hướng dẫn, uốn nắn luyện tập để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, mà chỉ cho trẻ dùng điện thoại thông minh vì vậy ngày càng có nhiều trẻ em bị tự kỷ ngại giao tiếp dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ, chậm phát triển về trí tuệ…. Vì vậy để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất ở gia đình tôi đã tuyên truyền với phụ huy tầm quan trọng của ngôn ngữ với trẻ, hướng dẫn phụ huynh về cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở gia đình, như phụ huynh phải luôn giao tiếp trò chuyện với trẻ, lắng nghe và khuyến khích trẻ nói nhiều, không để trẻ ngồi một mình xem nhiều phim ảnh, xem điện thoại thông minh, nên mua nhiều tranh ảnh đẹp, nhất là các cuốn truyện tranh để trẻ được xem, khuyến khích trẻ kể chuyện theo tranh, tận dụng thời gia dảnh rỗi cho con tham gia vào 14 các hoạt độn cộng đồng như cho trẻ dạo chơi tham quan, thăm cô gì, chú bác… để trẻ được giao tiếp nhiều giúp trẻ phát triển vốn từ . - Đối với những cháu mới đi học vốn từ của trẻ còn hạn hẹp, hơn nữa trẻ rất hay nói ngọng, nói lắp thì vai trò của phụ huynh trong việc phối hợp với cô giáo trong việc trò chuyện với trẻ là rất cần thiết bởi nó giúp trẻ được vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống của trẻ, trẻ được giao tiếp, được sửa âm, sửa ngọng. - Trao đổi với phụ huynh cố gắng dành thời gian để trò chuyện, tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói nhất là thời gian trước khi trẻ ngủ có thể trò chuyện với trẻ hay kể truyện cho trẻ nghe... Khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng, mạnh lạc, tránh nói tiếng địa phương tốc độ vừa nghe để trẻ nghe cho dễ. - Cha mẹ, người thân phát âm đúng, chuẩn, không nên bắt trước những từ trẻ nói ngọng mà cần phải sửa sai ngay những từ trẻ nói sai cho trẻ để trẻ bắt chước được cho đúng. - Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm những quyển thơ, truyện có chữ, hình ảnh to, rõ nét, nội dung phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ để cho trẻ làm quen và để xây dựng góc thư viện sách truyện của lớp. * Phối kết hợp với cộng đồng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đối với trẻ nhà trẻ thì vốn kinh nghiệm sống, vốn kiến thức về thế giới xung quanh còn rất hạn hẹp chính vì vậy để mở rộng vốn vốn từ cho trẻ, cô cần phối kết với cộng đồng tổ chức cho trẻ đi dạo chơi tham quan, vườn rau, xưởng mộc ngay cổng trường... qua đó trẻ nắm bắt được đặc điểm, cấu trúc, màu sắc cuả đối tượng miêu tả, nắm được thao tác kỹ năng, tạo ra sản phẩm, làm giàu và chính xác hóa các biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ. Trẻ có cơ hội học được trải nghiệm thực tế, tiếp cận trực tiếp với môi trường bên ngoài để tăng vốn kinh nghiệm sống gắn với bối cảnh thực tế ở điạ phương một cách thiết thực gần gũi, hấp dẫn và hiệu quả từ đó phát huy sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với người lạ, thích đi học, thích được khám phá trải nghiệm,.... Ví dụ : Cho trẻ tham quan vườn rau: tôi cho trẻ tham quan vườn rau nhà ông thoáng, sau khi cho trẻ ổn định tổ chức chuẩn bị đồ dùng cá nhân như đội mũ nón, đi dép thì tôi cho trẻ đi đến vườn rau, đến vườn rau nhắc trẻ chào hỏi bác chủ vườn, giới thiệu dẫn dắt gợi ý cho cộng đồng và trẻ giao tiếp với nhau như bác ơi, bác giới thiệu cho các cháu biết những loại rau có trong vườn với ạ? cho trẻ nói lại tên các loại rau cùng với bác chủ vườn. Làm thế nào để trồng được rau, và chăm sóc rau như thế nào?... các loại rau được sử dụng như thế nào, và lợi ích của các loại rau?... cuối cùng cho trẻ cùng bác chủ vườn chăm sóc cây rau như tưới nước nhổ cỏ cho cây rau.. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nhiệm đối với các hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 15 Qua một năm thực hiện đã đạt được những kết quả sau : * Đối với giáo viên: - Trình độ chuyên môn được nâng lên rõ rệt, lớp và bản thân giáo viên đã đạt được những thành công nhất định. - Qua các tiết dự giờ, dạy mẫu được đánh giá xếp loại giỏi. - Tôi đã thiết kế được 16 giáo án điện tử về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng đưa vào giảng dạy được ban giám hiệu và đồng nghiêp đánh giá cao. - Tạo môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong và ngoài lớp và phát huy có hiệu quả môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ. * Đối với nhà trường: Sau khi áp dụng thành công các giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ tôi đã mạnh dạn đưa ra cho các đồng nghiệp ứng dụng kết quả đạt được rất tốt, trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường tôi ngoan ngoãn, lễ phép, mạnh dạn trong giao tiếp, khả năng nghe hiểu lời nói rất tốt vì vậy khi được hỏi hoặc trẻ trò chuyện với bạn, với người lớn trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc, trẻ không còn nói ngọng nhiều, nên đã tạo dựng được lòng tin đối với phụ huynh với các ban ngành đoàn thể các tổ chức xã hội. * Đối với trẻ : Sau khi áp dụng các giải pháp trên tôi thấy vốn từ của trẻ tăng lên rất nhiều, trẻ nghe hiểu lời nói của cô của người lớn, nghe và phân biệt được một số giọng nói, giọng điệu khác nhau nghe hiểu và nói được một số cụm từ và câu đơn giản chỉ sự vật, sự việc quen thuộc, trẻ phát âm rõ ràng hơn, không còn tình trạng nói ngọng, nói lắp như trước, trẻ đã có thể mạnh dạn tự tin trả lời được câu hỏi của cô, một số cháu đã có thể đọc được một đoạn thơ ngắn, bài hát ngắn, trẻ biết biểu đạt được các nhu cầu, tình cảm mong muốn của trẻ như “con muốn uống nước” ‘con muốn đi ngủ”... - Trẻ biết kể lại chuyện, kể về sự việc, kể theo tranh theo gợi ý của cô - Biết sử dụng một số từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn như “con chào cô Vân ạ” “ con thưa cô”… - Trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong khi giao tiếp. - Trẻ trong khi giao tiếp biết nói đủ câu hoàn chỉnh, đầy đủ cấu trúc ngữ pháp. - Trẻ hạn chế tối đa không còn sử dụng tiếng địa phương nhiều. Kết quả khảo sát đầu năm so với cuối năm Tổng số trẻ khảo sát: 21 trẻ 16 T T Khảo sát đầu năm Tỷ lệ Chưa Nội dung Trẻ Đạt % đạt Khảo sát cuối năm Tỷ lệ% Trẻ Tỷ lệ Chưa đạt % đạt Tỷ lệ % 1 Khả năng 10 47,6 11 52,4 21 100 0 0 giao tiếp. 2 Vốn từ của 12 57,1 9 42,9 21 100 0 0 trẻ 3 Khả năng 11 52,4 10 47,6 21 100 0 0 phát âm Nhìn vào kết quả khảo sát trước khi chưa áp dụng các giải pháp và kết quả khảo sát sau khi đã áp dụng các giải pháp vào thực hiện tăng lên rõ dệt. - Khả năng giao tiếp của trẻ qua khảo sát lần 2 tăng 52,4% so với lần 1. - Vốn từ của trẻ khảo sát lần 2 tăng 42,9 % so với lần 1 - Khả năng phát âm khảo sát lần 2 tăng 47,6 % so với lần một Qua khảo sát lần 2 ta thấy không còn trẻ chưa đạt, số cháu đạt là 100% * Đối với phụ huynh,cộng đồng: - Phụ huynh và cộng đồng hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đã phối kết hợp với giáo viên trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, biết cách ren phát triển cho trẻ ở tại gia đình và trong các sinh hoạt tại cộng đồng . - Tin tưởng cô giáo đã sưu tầm tranh ảnh, truyện tranh tặng cho trẻ ởlớp. - Tích cực trao đổi với giáo viên những tiến bộ của trẻ về phát triển ngôn ngữ, và trí tuệ. Có những đóng góp thiết thực giúp giáo viên hiểu thêm về đặc điểm tính cách của trẻ từ đó có những giải pháp phù hợp trong việc giao tiếp và giảng dạy trẻ. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. “Phát triển ngôn ngữ “ cho trẻ ở trường Mầm non là vấn đề rất quan trọng và cần thiết, mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.“Phát triển ngôn ngữ “giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày và hoạt động nhận thức của con người nói chung, sự phát triển tâm lý nhận thức của trẻ nói riêng, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 24- 36 tháng khả năng ngôn ngữ phát triển rất nhanh. Tôi nhận thấy rằng việc ren luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ là cả quá trình liên tục và có hệ thống đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bền bỉ khắc phục khó khăn để tìm ra phương tiện, điều kiện cần thiết cho sự phát triển toàn diện của các con, hơn nữa cô giáo là người gương mẫu để trẻ noi theo, điều này đã góp phần bồi dưỡng thế hệ măng non của đất nước. * Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp trên vào hướng dẫn trẻ phát triển ngôn ngữ tôi đã rút ra được bài học sau: 17 - Giáo viên cần hiểu rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, ren luyện ngôn ngữ của mình để phát âm chuẩn. - Giáo viên cần có lòng nhiệt tình, kiên trì, tỉ mỉ, yêu thương, gần gũi trẻ, quan tâm đến trẻ. - Làm giàu vốn từ của trẻ qua việc hướng dẫn trẻ quan sát, dạo chơi tham quan, chơi tập, kể truyện và đọc truyện cho trẻ nghe, giúp trẻ củng cố và tư duy hoá các biểu tượng bằng ngôn từ. - Tích cực làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, màu sắc nổi bật, đa dạng phong phú hấp dẫn với trẻ và phù hợp với nội dung của bài dạy. - Luôn tạo không khí vui tươi , thoải mái cho trẻ, tạo điều kiện quan tâm đến những trẻ nhút nhát, dành thời gian gần gũi trò chuyện với trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể giúp trẻ được giao tiếp nhiều hơn. - Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa cô giáo và phụ huynh,cộng đồng để nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ từ đó có kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Thường xuyên tổ chức trò chơi sử dụng ngôn ngữ cho trẻ tham gia chơi. - Giáo viên cần chủ động tìm mọi biện pháp tranh thủ mọi cơ hội, tận dụng ở mọi lúc mọi nơi, lồng ghép mọi hoạt động để tạo cơ hội cho trẻ được nói, thể hiện mong muốn của mình nhiều hơn và đạt được hiệu quả tốt nhất. - Giáo viên phải nắm vững phương pháp, tự bồi dưỡng chuyên môn, khả năng cho bản thân, luôn thay đổi hình thức, tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào các giờ học. - Luôn chú ý đến hěnh thức tổ các hoạt động thật gần gũi, sinh động để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động gây sự tò mò thích khám phá của trẻ, luôn luôn lấy trẻ làm trung tâm khi tổ chức các hoạt động. 2. Kiến nghị. *Đối với nhà trường nhà trường: Để các cháu nhà trẻ có những điều kiện thuận lợi nhất cho các cháu phát triển ngôn ngữ cũng như vui chơi tôi xin có những kiến nghị đến nhà trường như sau: - Tham mưu, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ chuyên đề. - Thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên tham gia vào các hoạt động, học tập ở các đơn vị bạn để trao đổi kinh nghiệm. - Tổ chuyên môn kết hợp với nhà trường thường xuyên xây dựng thiết kế các tiết dạy mẫu để chúng tôi được nâng cao tay nghề. * Đối với phòng giáo dục - Thường xuyên mở các lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giáo viên, vì đây chính là cầu nối cho giáo viên cập nhập thông tin, tìm tòi, tìm hiểu, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với nhau để tìm ra những biện pháp mới giúp giáo viên đổi mới sáng tạo trong việc giáo dục trẻ, trong đó có lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Cần đầu tư quan tâm hơn nữa đến ngành học mầm non để hỗ trợ nguồn kinh phí cho nhà trường để đầu tư cơ sở vật chất, mua thêm trang thiết bị phục 18 vụ học tập( nhất là trường ở địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ I đã lâu mà chưa có điều kiện nâng cấp sửa chữa nâng cấp đạt chuẩn mơi.) Trên đây là “ Một số giải pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, Tỉnh Thanh Hóa” tôi đã áp dụng có hiệu quả tại lớp mình phụ trách trong năm học. Tôi rất mong được hội đồng khoa học trường mầm non Thiệu Long cũng như hội đồng khoa học của cấp trên xét duyệt bổ xung góp ý để đề tài nghiên cứu của mình ngày càng hoàn thiện hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 12 tháng 4 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết sáng kiến Ngô Thị Yến 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Cuốn chương trình giáo dục mầm non. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Xuất bản ngày 30 tháng 12 năm 2016. [2]. Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2436 tháng tuổi trường mầm non Thanh Thùy” ở trường mầm non Thanh Thùy. Tác giả Kiều Thị Thu Phương. [3]. Module MN 3 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ. Tài liệu BDTX giáo viên mầm non của tác giả Nguyễn Thị Minh Hảo. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan