Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Skkn một số biện pháp rèn luyện thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bú...

Tài liệu Skkn một số biện pháp rèn luyện thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách cho trẻ 5 6 t trong trường mn

.DOC
22
9
92

Mô tả:

Chuyenmon MN_LeThiHoa_MN ThitranThoXuan_ThoXuan 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Giáo dục Mầm Non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục Quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ của trẻ em Việt Nam. Sau hơn hai mươi năm đổi mới và năm năm thực hiện “ Chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010”, Giáo dục Mầm non nước ta đã có bước phát triển đáng kể về qui mô, loại hình trường, lớp học vượt mức chỉ tiêu chiến lược đã đề ra . Đội ngũ giáo viên được đào tạo cơ bản và từng bước nâng cao về chất lượng, trình độ đào tạo. Chất lượng giáo dục ngày càng tốt hơn. Phát triển giáo dục mầm non được đưa ra làm nhiệm vụ và trách nhiệm chung của các cấp, các ngành, và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà nước. Từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non theo nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, tiên tiến, phù hợp với đổi mới giáo dục đã mang lại những thành quả đáng kể cho nền Giáo dục mầm non Việt Nam hiện nay. Trong chương trình Giáo dục mầm non, nội dung và khối lượng kiến thức cung cấp phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ là rất quan trọng. Và việc dạy trẻ những thói quen, kỹ năng cũng không kém phần quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Bản thân trẻ qua thời gian học ở trường mầm non đã được hình thành những kỹ năng đơn giản nhưng chưa được chỉnh sửa và rèn luyện, chưa được nhắc nhở và thực hiện thường xuyên nên những kỹ năng này sẽ nhanh chóng mất đi. Đối với trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ lớp mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi, một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ chưa làm được đó là kỹ năng ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách. Nếu những kỹ năng này không được hình thành ở trẻ ngay từ ban đầu thì sẽ tạo nên những bệnh lý về sau như: cong vẹo cột sống, cận – loạn thị…Quan trọng hơn nếu trẻ ngồi học không đúng tư thế trong thời gian dài sẽ để lại nhiều di chứng theo trẻ suốt đời: trẻ sẽ dễ bị cong vẹo cột sống, lệch góc xương bả vai, gù lưng hoặc cận thị. Trẻ ngồi sai tư thế sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cỡ chữ, chiều cao chữ, chiều rộng chữ cũng như không thể điều khiển các nét thanh, đậm và khó đạt được tiêu chuẩn chữ viết nối liền theo quy định. Chưa kể, các dấu đặt không đúng vị trí nguyên âm, thậm chí sai dấu. Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập của trẻ.và sẽ tạo nhiều khó khăn trong quá trình học tập của trẻ ở những cấp học tiếp theo. Chính vì vậy, qua nhiều năm học, trên cương vị là giáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo 51 Chuyenmon MN_LeThiHoa_MN ThitranThoXuan_ThoXuan 6 tuổi, tôi nhận thấy việc rèn cho trẻ kỹ năng ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách là việc vô cùng quan trọng và thiết thực, tạo cho trẻ một tâm thế tốt, tự tin, và tiền đề vững chắc cho trẻ trước khi bước vào bậc học tiểu học. Trên đây là 2 kỹ năng quan trọng mà tôi mong muốn trẻ của mình đạt được trong quá trình học tập tại nhóm lớp chủ nhiệm. Thực hiện tốt việc rèn luyện thành thục cho trẻ hai kỹ năng này sẽ tạo tiền đề cho trẻ bước vào những năm học sau một cách hiệu quả hơn. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp rèn luyện thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Là một giáo viên trẻ, có lòng say mê nhiệt huyết với nghề, với nhiều năm kinh nghiệm chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, tôi lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn: - Trẻ của nhóm lớp mình sau khi ra trường có một tâm thế tốt nhất bước vào trường tiểu học, thực hiện thành thục những kỹ năng cơ bản trong quá trình học tập tại lớp học, cũng như trong quá trình trẻ tự học tại gia đình. -Trẻ tự tin bước vào trường tiểu học với một cơ thể khỏe mạnh, một kỹ năng cầm bút đúng cách, và thói quen ngồi học đúng tư thế. -Trẻ hứng thú, bạo dạn tham gia các hoạt động học tập tại môi trường học tập hoàn toàn mới đối với trẻ. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Khi lựa chọn đề tài này, bản thân tôi mong muốn sẽ đưa ra“ Một số biện pháp rèn luyện thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non” 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã lựa chọn các phương pháp để nghiên cứu sau đây: - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. - Phương pháp thống kê xử lý số liệu - Phương pháp tuyên truyền, phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề: Trẻ lứa tuổi Mầm non là giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ về cả thể chất và tinh thần. Đặc biệt trẻ Mẫu giáo, sự phát triển này càng diễn ra mạnh mẽ 2 Chuyenmon MN_LeThiHoa_MN ThitranThoXuan_ThoXuan hơn. Chính vì vậy, các hình thức và phương pháp giáo dục càng phong phú, càng chân thực càng tạo cho trẻ nhiều hứng thú, thu hút được sự chú ý của trẻ, và quá trình lĩnh hội, tiếp thu tri thức của trẻ ngày càng đạt hiệu quả hơn. Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, mối quan tâm hàng đầu của nhiều phụ huynh là con mình đã thuộc hết bảng chữ cái hay chưa?; con đã nhận biết được hết các chữ số trong phạm vi 10 hay không? Và cha mẹ cần chuẩn bị những gì, chuẩn bị như thế nào để khi vào trường tiểu học, con sẽ không gặp khó khăn trong quá trình chuyển tiếp giữa trường mầm non và trường tiểu học. Đối với trẻ từ mầm non sang cấp học tiểu học, việc đang quen được chăm sóc, vui chơi phải chuyển sang môi trường mới, môi trường Tiểu học – nơi học tập được xem là chủ đạo thì đó quả là một bước chuyển lớn. Nhiều trẻ sẽ bỡ ngỡ và có thể gặp không ít khó khăn với sự thay đổi này. Trước những vấn đề ấy, nhiều phụ huynh đã chọn giải pháp là cố gắng trang bị thật nhiều tri thức cho con, để con biết đọc, biết viết trước khi nhập học nhằm hạn chế việc con không theo kịp các bạn cùng trang lứa, dẫn đến tâm lý sợ học và mặc cảm. Thực ra đây là quan niệm chưa thật sự đúng đắn. Đọc thông, viết thạo là nhiệm vụ của các thầy, cô giáo lớp 1 trong 35 tuần học chứ không phải là nhiệm vụ của các cô giáo chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trẻ đang theo học. Trẻ mẫu giáo lớn học làm quen chữ cái và làm quen các con số trong phạm vi 10, cùng những hoạt động khám phá và các hoạt động khác theo chế độ sinh hoạt trong 1 ngày tại trường mầm non. Trong quá trình trẻ tham gia học tập tại lớp học, trẻ được các cô giáo mầm non cung cấp kiến thức, và củng cố những thói quen, kỹ năng trong học tập: thói quen ngồi học đúng tư thế; trẻ muốn phát biểu phải giơ tay; kỹ năng cầm bút đúng cách...Đặc biệt, hai kỹ năng mà bản thân tôi, cũng như các cô giáo chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi luôn đưa ra và mong muốn trẻ của mình đạt được đó là kỹ năng cầm bút đúng cách, và thói quen ngồi học đúng tư thế. Tuy nhiên, trẻ em dưới 6 tuổi cơ tay còn yếu, khi cầm bút chỉ viết được những nét sổ, nét nghiêng, nét cong. Vì thế, yêu cầu mà chúng tôi đưa ra phù hợp với trẻ đó là trẻ chỉ nên tô theo những nét có sẵn, tập điều khiển cơ tay để dần dần học viết nét chữ. Có một số trẻ gia đình cho con học viết sớm, cơ tay còn yếu, trẻ dễ cầm bút tùy tiện, sai tư thế ngồi viết và sai cách cầm bút. Ngoài ra, khi phải ngồi nhiều để tập viết, làm toán, trẻ sẽ căng thẳng, mệt mỏi, cảm thấy bị áp lực. Ngồi học sai tư thế lâu dài còn tăng nguy cơ gây cận thị ở trẻ. Điểu đó rất đáng lo ngại, đặt ra cho giáo viên và phụ huynh học sinh một yêu cầu bức 3 Chuyenmon MN_LeThiHoa_MN ThitranThoXuan_ThoXuan thiết và vô cùng quan trọng, đó là làm cách nào, và làm như thế nào để trẻ có một thói quen học tập thật tốt. Một trong những thói quen đó chính là thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách của trẻ. Vậy như thế nào thì được gọi là ngồi học đúng tư thế và cầm bút đúng cách? Ngồi học đúng tư thế Tư thế ngồi đúng là : Ngồi viết thoải mái, không gò bó. Khoảng cách từ mắt đến vở trong khoảng 25 -30 cm. Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Hai chân thoải mái, không co duỗi chân. Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ mép vở. Ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều, từ trái sang. Cách cầm bút đúng Cách cầm bút đúng là:Tay phải cầm bút bằng 3 ngón tay : ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút khoảng 2,5 cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút viết. Khi viết điều khiển bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay. Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Khi viết đưa bút từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy Hiểu đúng được 2 kỹ năng này, giáo viên sẽ đưa ra những biện pháp đúng đắn và sát thực trong quá trình rèn luyện và củng cố kỹ năng cho trẻ, tạo cho trẻ thói quen học tập tốt trước khi bước vào trường tiểu học. 2.2. Thực trạng của vấn đề. Hiện nay đã có nhiều ý kiến cho rằng “ Chỉ cần chú trọng cho con học đọc và tập viết trước khi bước vào trường tiểu học mà không quan tâm đến 4 Chuyenmon MN_LeThiHoa_MN ThitranThoXuan_ThoXuan những yếu tố khác”. Do vậy đã có không ít những phụ huynh bắt con ngồi vào bàn học đọc, học viết , học làm toán… gây cho trẻ những áp lực, chưa phù hợp với lứa tuổi mầm non của trẻ. Có những phụ huynh, khi con bước vào lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi đã tỏ ý mong muốn cô giáo chủ nhiệm dạy cho con của mình biết đọc và biết viết các chữ cái mà bỏ qua vấn đề đơn giản rằng: Trước khi biết đọc để viết được, con của mình đã biết cầm bút đúng cách và đã ngồi học đúng tư thế chưa? Phụ huynh chỉ có mong muốn khi bước vào trường tiểu học con mình phải biết đọc, biết viết, biết làm toán thành thạo, như vậy là con mình đã học giỏi rồi. Mà hầu hết có rất ít bậc phụ huynh đưa việc rèn luyện thói quen ngồi học đúng tư thế và cầm bút đúng cách vào rèn luyện cho con mình làm tiền đề trước khi con bước vào môi trường học tập mới. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai của các bậc phụ huynh. Điều này có thể dẫn đến những tác hại sau này cho trẻ. Hiện tại lớp mẫu giáo lớn do tôi phụ trách gồm 38 học sinh. Thực tế giảng dạy trên lớp cho tôi thấy trẻ chưa có thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách. Trẻ trong lớp tôi hay ngồi cúi gằm mặt xuống bàn, hay nằm gục đầu trên bàn, ngồi cong vẹo cột sống, hoặc co duỗi chân theo ý thích, cầm bút không theo sự hướng dẫn của cô giáo: có trẻ cầm bút quá thấp, có trẻ cầm quá cao, hoặc có trẻ chụm cả 5 đầu ngón tay lại để cầm bút…Nhiều trẻ còn quay vở, xoay giấy để thuận với tay cầm bút của mình. Có những trẻ khi học vẽ, học tô còn cầm bút tay trái. Đây là những thói quen cần phải thay đổi và sửa sai cho trẻ kịp thời. *Đặc điểm tình hình của lớp. - Lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi A1 của trường mầm non thị trấn Thọ Xuân do chúng tôi phụ trách với tổng số 38 học sinh, 2 giáo viên chủ nhiệm lớp. Trong đó: Học sinh nam 21 cháu. Học sinh nữ 17 cháu. - Đa số các cháu trong lớp ngoan ngoãn, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát. Tuy nhiên phần đông số cháu ngồi học không đúng tư thế : cúi mặt sát vở, nằm dài trên bàn..; và cầm bút không đúng cách: cầm bút quá thấp, cầm bút bằng tay trái.. * Thuận lơi: - Tổng số 38 trẻ trong lớp, với độ tuổi đồng đều, đa số trẻ ngoan ngoãn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mĩ và tình cảm xã hội, cảm thụ cái hay cái đep 5 Chuyenmon MN_LeThiHoa_MN ThitranThoXuan_ThoXuan trong cuộc sống xung quanh trẻ. Đó là một thuận lợi lớn giúp tôi triển khai tốt đề tài của mình. - Được sự ủng hộ của Ban Giám Hiệu nhà trường và hội phụ huynh học sinh, tạo điều kiện đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ cho quá trình dạy học. - Lớp học khang trang sạch sẽ, đầy đủ đồ dùng cho trẻ học tập và vui chơi - Giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ. - Giáo viên có trình độ, có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm với công việc, nhiệt tình với các phong trào, hoạt động của nhà trường. - Bản thân tôi luôn cố gắng học hỏi, trau dồi chuyên môn , nghiệp vụ, nâng cao tay nghề để đáp ứng mực tiêu của giáo dục mầm non hiện nay. *Khó khăn: - Đa số trẻ trong lớp đang còn hiếu động, khả năng tập trung chú ý chưa cao. - Một số trẻ thuận tay trái. - Một số trẻ thể trạng thấp còi chưa đảm bảo cho việc học tập - Một số trẻ chưa từng đi học qua lớp nhà trẻ, hay mẫu giáo bé - Một số trẻ chưa đi học thường xuyên, còn nghỉ học nhiều nên việc rèn luyện, củng cố kỹ năng, kiến thức còn nhiều hạn chế. - Viêc rèn luyện thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách cho trẻ chưa thực sự được đầu tư và qua tâm triệt để. *Kết quả khảo sát thực trạng: Ngay từ đầu năm học, khi dạy cho trẻ học, tôi đã chú ý quan sát đến cách cầm bút và tư thế ngồi học của trẻ. Việc nắm được đặc điểm cầm bút và ngồi học của từng trẻ giúp tôi có biện pháp phù hợp để hình thành và rèn luyện thói quen tốt cho trẻ. Qua thời gian quan sát, tôi đã ghi chép và tổng hợp được kết quả như sau: Tổng số học sinh 38 Tỉ lệ % Cách cầm bút Đúng Chưa đúng 13 25 34,21 65,79 Tư thế ngồi Đúng Chưa đúng 16 22 42,1 57,9 Kết quả cho thấy hầu hết trẻ đều cầm bút chưa đúng và ngồi học sai tư thế. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trẻ chưa được rèn các kỹ năng 6 Chuyenmon MN_LeThiHoa_MN ThitranThoXuan_ThoXuan cầm bút, các tư thế đúng khi ngồi vào bàn học. Mặt khác trẻ chưa có hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động học cùng cô, trẻ cảm thấy gò bó mỗi khi ngồi học nghiêm chỉnh. Hơn nữa các cơ tay của trẻ đang phát triển nên trẻ rất nhanh mỏi. Chính những nguyên nhân này dẫn đến tư thế ngồi học sai lệch của trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của trẻ sau này. Từ kết quả như trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp để rèn cho trẻ thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách. Dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đưa ra một số biện pháp sau: 2.3. Giải pháp tổ chức và thực hiện. *Biện pháp 1. Bản thân là tấm gương mẫu mực về phong cách làm việc khoa học, có kỹ năng cầm bút đúng cách và thói quen ngồi học đúng tư thế để học sinh noi theo. Làm cô giáo mầm non tức là thay cha mẹ nuôi dạy trẻ trong thời gian trẻ ở tại trường mầm non, muốn làm được điều đó thì trước hết bản thân phải yêu trẻ. Dạy trẻ nhỏ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt, người tài. Hay nói cách khác muốn xây dựng được một công trình vững chắc thì phải có được nền móng thật vững chắc ngay từ ban đầu. Đối với trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, muốn tạo dựng cho trẻ được một hành trang thật tốt để trẻ tự tin bước vào trường tiểu học, ngoài những kiến thức cung cấp cho trẻ trong thời gian trẻ học tập tại nhóm lớp, cần cung cấp cho trẻ những kỹ năng, những thói quen tốt trong học tập. Trong số rất nhiều những kỹ năng thì kỹ năng cầm bút đúng cách và thói quen ngồi học đúng tư thế là hai kỹ năng vô cùng quan trọng mà tôi mong muốn không những trẻ lớp tôi chủ nhiệm, mà trẻ trong toàn khối lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi của toàn trường đều đạt được. Xác định được tầm quan trọng của kỹ năng cầm bút đúng cách và thói quen ngồi học đúng tư thế đối với trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, bản thân tôi luôn gương mẫu thực hiện đúng 2 kỹ năng này để trẻ noi theo. Bởi muốn trẻ thực hiện tốt, bản thân giáo viên phải là người thực hiện đúng trước tiên.Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhóm lớp chủ nhiệm, bản thân tôi luôn thực hiện mẫu kỹ năng cầm bút đúng cách và thói quen ngồi học đúng tư thế để trẻ quan sát và thực hiện cùng cô. Ví dụ : Trong các hoạt động học, hoạt động tại góc học tập... 7 Chuyenmon MN_LeThiHoa_MN ThitranThoXuan_ThoXuan Khi trẻ ngồi vào bàn học, tôi thực hiện cùng trẻ, đồng thời phân tích để trẻ lắng nghe và thực hiện cùng cô. “Các con chú ý khi ngồi vào bàn các con ngồi thoải mái, không gò bó. Khoảng cách từ mắt đến vở trong khoảng 25 -30 cm. Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng. Hai chân thoải mái, không co duỗi chân. Tay trái các con để xuôi theo chiều ngồi, giữ mép vở. Tay phải cầm bút bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Khi viết các con điều khiển bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay. Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Khi viết đưa bút từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy”. Trong quá trình phân tích và hướng dẫn trẻ, nếu trẻ chưa thực hiện đúng, tôi đi đến và giúp đỡ trẻ để trẻ thực hiện đúng kỹ năng theo quy định. Bên cạnh việc thực hiện mẫu và phân tích các kỹ năng cho trẻ, tôi còn luôn chú ý và thực hiện nghiêm túc tư thế ngồi và cách cầm bút đúng của bản thân trong mọi hoạt động: hoạt động điểm danh sáng, hoạt động đánh giá trẻ cuối ngày....Hoạt động này của tôi sẽ giúp trẻ ý thức và thực hiện đúng thói quen ngồi học đúng tư thế, và kỹ năng cầm bút đúng cách trong quá trình trẻ tham gia hoạt động học mọi lúc mọi nơi. * Biện pháp 2. Phân chia theo từng giai đoạn phát triển của trẻ để có biện pháp rèn luyện phù hợp. - Giai đoạn1. Hai tháng đầu khi trẻ mới vào trường ( Tháng 9, tháng 10). Ở giai đoạn này trẻ mới bắt đầu đi học lại. Sau thời gian dài nghỉ hè trẻ được thoải mái vui chơi, không gò bó trong việc học tập. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của trẻ khi bước vào năm học mới: trẻ không thích đi học, hoặc trẻ không thích tham gia các hoạt động cùng cô: học vẽ, tô…. Trẻ ngồi học dưới nhiều tư thế khác nhau: ngồi gục mặt sát bàn, ngồi cong vẹo cột sống, cầm bút tay trái, cầm bút quá thấp hoặc quá cao… Bên cạnh đó có nhiều trẻ còn mới bắt đầu đến trường học lần đầu tiên, chưa qua lớp nhà trẻ hoặc lớp mẫu giáo bé. Vì vậy mà những thói quen hay kỹ năng đơn giản trẻ hoàn toàn không có. Lúc này giáo viên phải hình thành và rèn luyện cho trẻ những thới quen đơn giản nhất mà trẻ buộc phải có để phục vụ quá trình học tập của trẻ ở trường Mầm non. Đây là giai đoạn giáo viên phải cố gắng và dồn nhiều tâm lực nhất để rèn luyện thói quen, hình thành kỹ năng cho trẻ, đưa trẻ vào nề nếp . Chính vì vậy tôi đã rèn luyện thói quen cho trẻ th ông qua những cách sau: a. Luôn bao quát, sửa sai kịp thời khi trẻ ngồi học. 8 Chuyenmon MN_LeThiHoa_MN ThitranThoXuan_ThoXuan Trẻ thường có thói quen cầm bút thật chặt khi viết, vẽ nên đa số trẻ cầm bút bằng nhiều ngón tay, hoặc nắm cả bàn tay. Điều này khiến trẻ nhanh mỏi các cơ tay. Và việc trẻ ngồi lâu trong khi học cũng khiến trẻ mỏi lưng, dẫn đến tình trạng trẻ ngồi cong vẹo cột sống, ngồi lệch sang 1 bên, gục đầu hoặc nằm dài xuống bàn để viết. Nếu giáo viên không để ý và sửa sai cho trẻ thì trẻ sẽ hình thành thói quen ngồi học không tốt, về sau rất khó sửa được Chính vì vậy khi trẻ học, tôi cùng một giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên bao quát sát sao để sửa cho trẻ kịp thời: sửa cách cầm bút, sửa tư thế ngồi học, không để trẻ ngồi cong vẹo cột sống, không ngồi gục mặt xuống bàn....Điều này tránh cho trẻ những thói quen học tập không tốt về sau. b.Tích hợp rèn luyện thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách vào các hoạt động trong ngày. Bên cạnh việc tổ chức cho trẻ tham gia đầy đủ các hoạt động trong ngày tôi đã mở rộng, tích hợp cho trẻ tham gia nhiều hơn vào hoạt động ở các góc chơi: góc chữ cái, góc nghệ thuật, góc học tập, góc nấu ăn, góc bác sỹ…. 2 giáo viên chủ nhiệm lớp chúng tôi đã hướng dẫn và cùng trẻ chơi các trò chơi đóng vai có liên quan nhiều đến việc củng cố, rèn luyện thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách cho trẻ: chơi bán hàng (tính tiền hàng hóa, viết hóa đơn bán hàng..), trò chơi bác sỹ (kê đơn thuốc, viết sổ khám bệnh..), chơi nấu ăn (lên thực đơn các món ăn, hóa đơn thanh toán..), góc chữ cái (tô, đồ các nét cơ bản, sao chép tên mình...). Giáo viên gợi ý để trẻ hứng thú và tích cực hưởng ứng tham gia các hoạt động nhằm giúp trẻ làm quen với cách sử dụng bút và giấy, quen với tư thế ngồi bàn học. Tuyệt đối để trẻ chủ động, thoải mái và tự nguyện khi tham gia hoạt động, không ép trẻ phải thực hiện, không trách móc hoặc chê bai các sản phẩm mà trẻ tạo ra (sổ khám bệnh, đơn thuốc, hóa đơn bán hàng, thực đơn...) Ví dụ 1: Trẻ chơi tại góc nghệ thuật 9 Chuyenmon MN_LeThiHoa_MN ThitranThoXuan_ThoXuan Trẻ tham gia vẽ và tô màu theo chủ đề tại góc nghệ thuật, chúng tôi đến góc chơi của trẻ để bao quát, hỏi ý tưởng của trẻ, động viên và gợi mở ý tưởng của trẻ trong quá trình chơi. Đồng thời cũng luôn luôn nhắc nhở trẻ “ Các con dùng tay nào để cầm bút? Khi ngồi tô màu các con ngồi nư thế nào? Các con nhớ ngồi thẳng lưng, không cúi sát đầu xuống vở, và nhớ cầm bút bằng 3 ngón tay: ngón tay cái, ngón giữa và ngón trỏ nhé !”. Ví dụ 2: Trẻ tham gia chơi tại góc bác sỹ. Trẻ chơi khám bệnh và kê đơn thuốc cho bệnh nhân 10 Chuyenmon MN_LeThiHoa_MN ThitranThoXuan_ThoXuan Tại góc bác sỹ, ngoài việc tổ chức cho trẻ chơi khám bệnh, tôi cũng động viên trẻ đóng vai điều dưỡng, y tá để ghi sổ khám bệnh và đơn thuốc cho bệnh nhân. Quá trình trẻ thực hiện công việc ghi sổ khám bệnh và ghi đơn thuốc theo ý tưởng của trẻ, bằng những cách khác nhau. Nhưng thông qua hoạt động này, trẻ được rèn luyện cơ tay, củng cố cách cầm bút đúng, và tư thế ngồi viết đúng cách. Trẻ vừa được tham gia chơi, vừa được củng cố kỹ năng mà không tạo cho trẻ cảm giác gò bó, ép buộc. Ngoài ra tôi cũng tăng cường cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời dưới hình thức vẽ phấn trên sân trường theo đúng nội dung chủ đề của từng ngày mà trẻ tham gia hoạt động. Trong quá trình trẻ tham gia hoạt động, tôi và 1 giáo viên phụ trách lớp luôn bao quát, nhắc nhở trẻ cầm phấn đúng cách, và ngồi không cúi đầu quá thấp để vẽ. Tuy vẫn còn một số trẻ ngồi gục đầu hoặc cong lưng nhưng điều tôi quan sát được khi trẻ tham gia hoạt động này là trẻ rất thoải mái và rất hứng thú. Tôi nghĩ đây là cách tổ chức hoạt động tốt cho trẻ, vừa thỏa mãn nhu cầu được vui chơi của trẻ, vừa rèn luyện kỹ năng cho mà trẻ lại không cảm thấy bị gò bó khi tham gia hoạt động. Trẻ chơi vẽ phấn trên sân trường c. Phân nhóm trẻ : trẻ có kỹ năng ngồi học và cầm bút tốt, và nhóm trẻ chưa thành thạo. Khi phân nhóm trẻ theo mức độ thành thạo của trẻ về những kỹ năng, mục đích của tôi là tạo điều kiện để bao quát, giúp đỡ những trẻ mà kỹ năng còn hạn chế. Đối với những trẻ kỹ năng còn hạn chế, tôi sắp xếp vị trí ngồi 11 Chuyenmon MN_LeThiHoa_MN ThitranThoXuan_ThoXuan của trẻ ở những bàn trên, gần cô giáo để tạo điều kiện bao quát và hỗ trợ trẻ nhiều hơn. Tôi có thể trực tiếp lại gần trẻ, hướng dẫn trẻ cách cầm bút đúng, hoặc cũng có thể cầm tay trẻ giúp trẻ tô, đồ. Bên cạnh đó còn kết hợp với nhóm trẻ có kỹ năng thành thạo cùng giúp đỡ những trẻ còn hạn chế để trẻ tiến bộ hơn. Điều này đã tăng cường cho trẻ tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ mọi người, và đặc biệt hơn là rèn cho trẻ kỹ năng làm việc theo nhóm. Nhóm trẻ có kỹ năng còn hạn chế. - Giai đoạn 2: Nửa sau học kỳ I ( Tháng 11, tháng12, tháng 1) Sau khi trẻ bước vào năm học mới được 2 tháng, lúc này trẻ đã làm quen với sách vở, bút, và những kỹ năng ngồi học và cầm bút của trẻ cũng đã được cô hình thành và rèn luyện. Giai đoạn này trẻ đã có những tiến bộ nhất định. Vì vậy mà tôi đã đưa ra những hình thức sau nhằm tăng cường củng cố và rèn luyện kỹ năng ngồi học đúng tư thế và cầm bút đúng cách cho trẻ. a. Thường xuyên rèn luyện thói quen ngồi học đúng tư thế và cầm bút đúng cách cho trẻ. Trong suốt thời gian của trẻ ở trường mầm non tôi luôn chú trọng tới tư thế ngồi của trẻ khi trẻ tham gia các hoạt động. Không chỉ chú trọng tới hoạt động học của trẻ, mà tất cả các hoạt động trong ngày tôi đều nhắc nhở trẻ ngồi thẳng lưng: trong giờ ăn, khi trẻ tham gia chơi góc (góc học tập, góc nghệ thuật, góc văn học...). Bên cạnh đó cũng nhắc nhở thường xuyên với trẻ về cách cầm bút khi học bài hay cầm thìa trong khi ăn. Điều này tạo sự quen thuộc cho các ngón tay, và các cơ bàn tay của trẻ. 12 Chuyenmon MN_LeThiHoa_MN ThitranThoXuan_ThoXuan b. Sử dụng các trò chơi để tránh tạo sự nhàm chán cho trẻ. Như đã nói ở trên, trẻ ngồi học lâu rất nhanh mỏi các cơ tay, và cũng không còn hứng thú học. Chính vì vậy việc tạo tâm lý thoải mái cho trẻ là rất cần thiết. Giáo viên có thể tích hợp các trò chơi, các bài hát có liên quan trong các giờ học, nhằm cho trẻ vận động cơ tay, cơ chân, tránh sự gò bó với trẻ để trẻ tiếp tục tham gia các hoạt động một cách tốt hơn. Ví dụ: Trong chủ đề “ Gia đình”. Đề tài: Trò chuyện về những người thân trong gia đình bé. Tôi đã tích hợp trò chơi “ Gia đình hạnh phúc” (trò chơi về các thành viên trong gia đình thông qua các ngón tay) trong khi tổ chức hoạt động của mình. Với trò chơi này, trẻ không những được củng cố kiến thức của mình về các thành viên trong gia đình mà còn giúp trẻ thả lỏng, rèn luyện các cơ tay sau thời gian ngồi học. Gia đình hạnh phúc Mẹ yêu của bé (Trẻ giơ ngón tay cái lên) Bố ngồi cạnh bên ( Trẻ giơ ngón tay trỏ lên) Anh cao khỏe hơn (Trẻ giơ ngòn giữa lên) Chị ngồi vờn bóng ( Trẻ giơ ngón tay áp út lên) Em bé tí hon ( Trẻ giơ ngón tay út lên) Đang ngồi múa hát ( Trẻ giơ bàn tay lên cao) -Giai đoạn 3. Đầu học kỳ II ( Tháng 2, tháng 3) Tập trung vào những trẻ chưa tiến bộ Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi đã nhận thấy rõ sự tiến bộ của trẻ trong quá trình học tập: Trẻ đã hiểu như thế nào là ngồi học đúng tư thế, và cầm bút đúng cách. Tuy nhiên, bên cạnh những trẻ tiến bộ vẫn còn một số trẻ chưa thật sự cố gắng và tập trung. Trẻ vẫn ngồi cong vẹo cột sống khi học bài, hoặc quay ngược tờ giấy khi tô màu để thuận với chiều tay cầm bút của trẻ. Điều này là do trong khi trẻ ngồi học hay tập tô, trẻ chỉ tập trung vào việc tô, vẽ mà không hề để ý đến tư thế ngồi học của mình. Lúc này tôi cùng 1 giáo viên chủ nhiệm lớp đã quan sát và nhắc nhở trẻ kịp thời. Trong trường hợp trẻ vẫn không sửa sai được thì tôi phải có biện pháp phù hợp đối với những trẻ này: luôn sát sao và sửa sai liên tục cho trẻ trong mọi hoạt động đến khi trẻ thực hiện đúng kỹ năng cầm bút và có thói quen ngồi học đúng tư thế. * Biện pháp 3: Chú trọng rèn luyện thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách cho trẻ thông qua các hoạt động có chủ đích. 13 Chuyenmon MN_LeThiHoa_MN ThitranThoXuan_ThoXuan Sau khi đã khảo sát và theo dõi trẻ qua từng giai đoạn phát triển, bản thân tôi khi tổ chức các hoạt động có chủ đích cho trẻ đã chú trọng rèn kỹ năng cầm bút đúng cách và thói quen ngồi học đúng tư thế cho trẻ nhóm lớp mình. Để thực hiện quá trình rèn luyện cho trẻ có hiệu quả thì bản thân 2 giáo viên chủ nhiệm lớp chúng tôi phải thực hiện đúng kỹ năng cầm bút đúng cách và thói quen ngồi học đúng tư thế trước trẻ. Khi trẻ ngồi vào bàn học, một mặt chúng tôi nhắc trẻ ngồi đúng tư thế, một mặt tôi thực hiện tư thế mẫu cho trẻ quan sát. Đối với kỹ năng cầm bút đúng cách bằng 3 ngón tay, giáo viên chúng tôi cũng đồng thời hướng dẫn và thực hiện mẫu để trẻ quan sát và trẻ thực hiện theo cô. Đây là khoảng thời gian trẻ chú tâm vào học, và thời gian tổ chức hoạt động có chủ đích bắt buộc trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ, cũng chính là thời gian rèn luyện kỹ năng cho trẻ một cách hiệu quả nhất. Thông qua các giờ học : Làm quen chữ cái, Làm quen với toán, Tạo hình... trẻ được cầm bút chì, cầm sáp màu, cầm phấn... để hoạt động, được rèn luyện các cơ tay, rèn luyện cho cột sống luôn thẳng và đúng tư thế. Đây là biện pháp tôi thấy vô cùng hữu hiệu và mang lại những kết quả khả quan. Ví dụ 1: Hoạt động làm quen chữ cái Với hoạt động làm quen chữ cái, trẻ không những được học thêm chữ cái mới trong mỗi chủ đề, được ôn tập, củng cố lại những chữ cái đã học ở chủ đề trước đó, mà qua đó trẻ được rèn luyện cơ tay rất hiệu quả. Bởi với hoạt động làm quen chữ cái, trẻ được tô, đồ các nét cơ bản, các chữ cái đã học theo một khuôn mẫu nhất định. Để tô đồ được các nét, các chữ cái đẹp và đúng, buộc trẻ phải ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng để tô chồng khít lên các chấm mờ theo mẫu cho trước. Cứ như vậy, trong quá trình ngồi để tô, đồ các chữ cái, bản thân tôi cùng 1 giáo viên chủ nhiệm lớp đã rèn luyện, củng cố kỹ năng cầm bút đúng cách và thói quen ngồi học đúng tư thế cho trẻ đạt hiệu quả cao. Ví dụ 2: Trong giờ hoạt động tạo hình. Đối với hoạt động tạo hình, trẻ có thể tham gia vẽ, tô màu, nặn, cắt, xé dán. Trong số các hoạt động đó thì vẽ và tô màu giúp trẻ củng cố được kỹ năng cầm bút và ngồi học đúng tư thế hiệu quả hơn cả. Để hoàn chỉnh được bức tranh đẹp trẻ cũng phải có những kỹ năng vẽ các nét cơ bản thành thục để tạo thành bức tranh. Để làm được điều đó, trong quá trình trẻ tham gia hoạt động chúng tôi cũng luôn củng cố, nhắc nhở “Các con ngồi đúng tư thế, ngồi thẳng lưng, đầu không cúi sát xuống mặt bàn; và cầm bút đúng bằng 3 ngón tay. Có như vậy thì các con mới tạo nên những nét vẽ đẹp, và một bức tranh 14 Chuyenmon MN_LeThiHoa_MN ThitranThoXuan_ThoXuan hoàn chỉnh được”. Đây là một cách mà tôi vừa nhắc nhở, vừa động viên trẻ trong quá trình rèn luyện kỹ năng ngồi học cho trẻ tại nhóm lớp mình chủ nhiệm. Trẻ tham gia hoạt động tạo hình *Biện pháp 4: Luyện tập thể dục. Luyện tập thể dục không những giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai mà đây còn là một trong số các biện pháp quan trọng để đề phòng và chữa sai lệch tư thế cơ thể. Đối với trẻ nhỏ có thể tập các bài tập phát triển chung để củng cố sự phát triển đúng đắn của cơ thể. Riêng với trẻ lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi tôi đã chuyển dần sang các bài tập chuyên môn có tác dụng nhằm hình thành tư thế đúng cho cơ thể. Các bài tập này có thể tiến hành dưới dạng trò chơi hoặc các hình thức vận động để thu hút sự tham gia của trẻ. Ngoài thể dục buổi sáng, tôi cho học sinh thể dục nhẹ nhàng, giải lao giữa giờ học kết hợp với các bài thể dục chính khóa trong hoạt động chính của các ngày để phát triển thể chất và nâng cao sức khỏe của cơ thể, làm cho cột sống mềm dẻo và vững chắc, có tác dụng chỉnh lại tư thế cong vẹo cột sống. Ví dụ: Hoạt động thể dục: Đề tài: Lăn bóng theo đường dích dắc Thông qua các bài tập phát triển chung tạo sự phát triển đúng đắn của cơ thể, phát triển các cơ tay, cơ chân, trẻ còn được tham gia vận động cơ bản “Lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng”. Với vận động này, các cơ tay của trẻ 15 Chuyenmon MN_LeThiHoa_MN ThitranThoXuan_ThoXuan được rèn luyện và phát triển dẻo dai, mềm mại hơn. Cơ tay dẻo, mềm mại thì việc cầm bút cũng dễ dàng hơn đối với trẻ mà không gây cho trẻ cảm giác mỏi tay. Đây là một điều kiện rất quan trọng để rèn luyện kỹ năng cầm bút đúng cách cho trẻ trong quá trình trẻ tham gia hoạt động học tập. Trẻ trong giờ học thể dục “ Lăn bóng theo đường dích dắc” * Biện pháp 5. Động viên, khích lệ trẻ. Như chúng ta đã biết trẻ lứa tuổi mẫu giáo luôn mong muốn mình được khen ngợi và động viên. Chính vì vậy trong quá trình rèn luyện cho trẻ, khi trẻ có dấu hiệu tiến bộ dù không nhiều thì theo tôi giáo viên nên động viên khen ngợi trẻ để tăng sự hứng thú cho trẻ. Ngoài việc khen ngợi trẻ trong quá trình trẻ tham gia hoạt động trên lớp cùng các bạn thì cô giáo có thể biểu dương trẻ về các kỹ năng trong học tập: kỹ năng giở sách, tư thế ngồi học, kỹ năng cầm bút...Giáo viên có thể khen ngợi dưới nhiều hình thức khác nhau như: khen ngợi, biểu dương trước lớp, khen ngợi trẻ với phụ huynh khi phụ huynh đến đón trẻ…; Ví dụ 1: Trong giờ hoạt động tạo hình chủ đề Phương tiện giao thông. Đề tài: Vẽ máy bay. Cô có thể nhận xét, động viên, khen ngợi trẻ như sau: “ Ngày hôm nay các con đã được tham gia hoạt động tạo hình, với đề tài Vẽ máy bay, cô Hòa thấy lớp mình đã vẽ rất đẹp rồi. Cô Hòa dành tặng các con 1 tràng pháo tay thật lớn nào. Bên cạnh đó, ngày hôm nay cô Hòa còn thấy lớp chúng mình ngồi học đã đúng tư thế rồi, có nhiều bạn đã rất tiến bộ trong cách cầm bút 16 Chuyenmon MN_LeThiHoa_MN ThitranThoXuan_ThoXuan khi vẽ, như bạn Thái Tuấn, Bạn Xuân Phong, Bạn Bình Minh, Quang An....Cô Hòa biểu dương tất các các con ! Ví dụ 2: Trong giờ trả trẻ: Khen ngợi trẻ với cha mẹ trẻ. Hôm nay Đức Bảo ở lớp vẽ máy bay rất đẹp đấy mẹ Vinh ạ. Bài vẽ của con được các bạn khen rất nhiều.Ngoài ra, con còn ngồi học đúng tư thế, và cầm bút đúng bằng 3 ngón tay nữa đấy. Về nhà hôm nay Đức Bảo vẽ lại máy bay cho bố mẹ xem, con nhé ! *Biện pháp 6: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh Để thực hiện tốt mục đích và mục tiêu giáo dục cho trẻ mầm non không chỉ cần sự nỗ lực của giáo viên mà sự quan tâm, phối kết hợp của phụ huynhgiáo viên là một yếu tố hết sức quan trọng. Chính vì vậy, để việc nghiên cứu và thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm mang lại hiệu quả cao hơn, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học, bên cạnh việc thông báo cho phụ huynh được biết về chương trình học của trẻ, chúng tôi đã nhấn mạnh với phụ huynh một điều: không nên gượng ép con mình phải ngồi vào bàn và học đọc, học viết, không phù hợp với tâm lý và khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ giai đoạn này. Thay vào đó nên rèn luyện cho trẻ những kỹ năng ban đầu để phục vụ quá trình học tập như kỹ năng cầm bút đúng cách và ngồi học đúng tư thế.Có thực hiện đúng những kỹ năng này thì trẻ mới có một tâm thế tốt nhất để tham gia quá trình học tập của mình. Bên cạnh đó tôi và một đồng chí giáo viên phụ trách chủ nhiệm lớp cũng thường xuyên trao đổi, tuyên truyền với phụ huynh về tác hại của việc ngồi học đúng không đúng tư thế và cầm bút đúng không đúng cách đối với trẻ; có thể gây cho trẻ những tác hại về cột sống như: cong vẹo cột sống; hay những tác hại về mắt như tật cận- loạn thị. Để từ đó phụ huynh theo dõi sát sao con em mình, và có biện pháp phối hợp rèn luyện với khi ở trường cũng như lúc ở nhà. Một hạn chế tôi thấy được là rất nhiều phụ huynh khi ở nhà đã cho con em mình ngồi tô, vẽ trên bàn gấp (bàn học sinh), không quan tâm đến tư thế của trẻ. Nguyên nhân có thể do không có thời gian quan tâm đến trẻ, hoặc phụ huynh chưa coi trọng việc học của trẻ lứa tuổi này. Điều này đã khiến trẻ hình thành nên tư thế sai lệch khi ngồi học, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy tôi cũng trao đổi trực tiếp với phụ huynh, để phụ huynh nên quan tâm sát sao hơn nữa đến không gian và bàn học của trẻ. Nhất thiết phải dạy trẻ ngồi đúng khi học bài. Phụ huynh nên chuẩn bị cho con mình bộ bàn ghế phù hợp với chiều cao của trẻ và điều chỉnh sao cho khoảng cách từ chiều 17 Chuyenmon MN_LeThiHoa_MN ThitranThoXuan_ThoXuan cao của bàn tới mặt ghế ngồi không thấp hơn 22cm, và không cao hơn 27 cm. Đây chính là điều kiện để trẻ có thể hình thành thói quen ngồi học đúng tư thế. 2.4. Kết quả đạt được. *Đối với trẻ. Qua nhiều tháng rèn luyện và thường xuyên củng cố thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách cho trẻ, tôi đã nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của trẻ tại nhóm lớp mình. - 100% số trẻ cầm bút bằng tay phải và cầm bút đúng cách. - Đa số trẻ ngồi đúng tư thế. Nét vẽ đẹp, không ấn bút. - Giở sách đúng, giữ gìn giấy, vở sạch sẽ khi học. - Trẻ có ý thức và nề nếp trong học tập. - Và qua khảo sát tôi đã thu được kết quả như sau: Tổng Cách cầm bút Tư thế ngồi KQKS KQKS KQKS KQKS số học lần 1 lần 2 lần 1 lần 2 sinh Đúng Chưa Đúng Chưa Đúng Chưa Đúng Chưa 38 đúng đúng đúng đúng 13 25 38 0 16 22 32 6 Tỉ lệ % 34,21 65,79 100 0 42,1 57,9 84,21 15,79 *Đối với bản thân: - Để hoàn thành được sáng kiến kinh nghiệm tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ phía ban giám hiệu trường mầm non Thị trấn Thọ Xuân, chuyên môn của nhà trường luôn quan tâm và hỗ trợ tôi kịp thời mọi lúc mọi nơi. Đó chính là động lực thúc đẩy tôi để tôi càng phải cố gắng hết mình hoàn thiện thật tốt sáng kiến kinh nghiệm của mình. - Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm và củng cố thêm phương pháp cũng như kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình rèn kỹ năng cầm bút đúng cách và thói quen ngồi học đúng tư thế cho trẻ tại nhóm lớp mình chủ nhiệm * Đối với đồng nghiệp: Từ đề tài nghiên cứu của tôi, các chị em đồng nghiệp chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi cũng học tập và rút kinh nghiệm được nhiều vấn đề trong quá trình rèn kỹ năng cầm bút đúng cách và thói quen ngồi học đúng tư thế cho trẻ lớp mình, để từ đó bổ sung và tự hoàn thiện hơn, giúp cho việc rèn luyện, củng cố kỹ năng ngày càng phát triển tốt hơn. *Đối với phụ huynh + Phụ huynh có thêm các kỹ năng cơ bản trong quá trình rèn trẻ kỹ năng cầm bút đúng cách và thói quen ngồi học đúng tư thế khi trẻ học ở nhà. + Đã kết hợp cùng giáo viên nhóm lớp thực hiê ̣n tốt việc rèn trẻ kỹ năng cầm 18 Chuyenmon MN_LeThiHoa_MN ThitranThoXuan_ThoXuan bút đúng cách và thói quen ngồi học đúng tư thế, chuẩn bị cho trẻ hành trang vững chắc để trẻ tự tin bước vào trường tiểu học. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận. Rèn luyện kỹ năng cầm bút đúng cách và thói quen ngồi học đúng tư thế cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi là nhiệm vụ quan trọng của giáo dục trí tuệ nhằm chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học lớp một, là yêu cầu đặt ra cho giáo viên chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi.Trên cương vị là một giáo viên chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi, bản thân tôi cũng đã nhận thấy mức độ quan trọng và cần thiết phải rèn luyện kỹ năng này cho trẻ. Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Một số biện pháp rèn luyện thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non” đã được tôi lựa chọn ngay từ đầu năm học để rèn luyện cho trẻ nhóm lớp mình chủ nhiệm. Mặc dù trong quá trình triển khai, nghiên cứu đề tài trên trẻ tại nhóm lớp còn gặp nhiều khó khăn nhưng qua kết quả khảo sát trên trẻ, chúng tôi thấy rõ được những biện pháp mà mình đưa vào áp dụng với trẻ là hoàn toàn khả quan. Thời gian tới, tôi tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa, nghiên cứu thêm một số tài liệu bồi dưỡng và học hỏi thêm kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp để đạt được kết quả trên trẻ như mong muốn. Trên đây là một số biện pháp tôi đã thực hiện trong việc rèn kỹ năng cầm bút đúng cách, và thói quen ngồi học đúng tư thế cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non. Tôi hy vọng bản sáng kiến nhỏ của mình sẽ thiết thực với các giáo viên mầm non trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt là những giáo viên chủ nhiệm nhóm lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Ban Giám Hiệu nhà trường, ý kiến của tổ chuyên môn nhà trường, ý kiến của các đồng nghiệp về bản sáng kiến kinh nghiệm này để giúp tôi hoàn chỉnh hơn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 2. Kiến nghị. Trong suốt thời gian triển khai đề tài, chúng tôi đã rất cố gắng rèn luyện thói quen ngồi học đúng tư thế và kỹ năng cầm bút đúng cách cho trẻ và cũng đã đạt được những kết quả gần như mong muốn. Tuy nhiên, trong quá trình dạy trẻ cũng gặp phải những khó khăn đáng kể ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ. Thứ nhất: giáo viên không có điều kiện bao quát, rèn luyện cho từng cháu một cách kỹ càng, do số học sinh của lớp đông. Chính vì vậy nên kết quả đạt được không như mong muốn. 19 Chuyenmon MN_LeThiHoa_MN ThitranThoXuan_ThoXuan Để khắc phục tình trạng này tôi đã kết hợp với giáo viên cùng nhóm lớp rèn luyện, củng cố kỹ năng cho trẻ mọi lúc mọi nơi, kết hợp với phụ huynh theo dõi, quan sát chặt chẽ và sát sao trong quá trình trẻ học ở nhà. Từ đó giúp trẻ hình thành kỹ năng thuần thục. Thứ hai, một số phụ huynh chưa thực sự quân tâm đến vấn đề rèn thói quen ngồi học cho trẻ nên việc phối kết hợp giữa giáo viên – phụ huynh đôi khi còn gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành kỹ năng của trẻ. Đứng trước những kết quả đã đạt được và những khó khăn còn tồn tại tôi có một số kiến nghị như sau: Đối với Ban giám hiệu nhà trường: Sẽ quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn nữa tới công tác rèn kỹ năng cầm bút đúng cách và thói quen ngồi học đúng tư thế cho trẻ, đặc biệt là trẻ lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi. Đối với Phòng giáo dục đào tạo: Tôi cũng mạnh dạn đề xuất Phòng giáo dục đào tạo và các ban ngành có liên quan thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ cho giáo viên được tham gia, đặc biệt ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5-6 tuổi tham gia lớp bồi dưỡng kỹ năng cầm bút đúng cách và thói quen ngồi học đúng tư thế cho trẻ lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thanh Hóa , ngày 25 tháng 05 năm 2019. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Tác giả Lê Thị Hòa 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan