Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Skkn một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học thị trấn bến sung

.DOC
19
3
94

Mô tả:

MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm HĐGDNGLL 1.2. Vị trí, vai trò của HĐGDNGLL 1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của HĐGDNGLL 1.4. Một số nguyên tắc tổ chức HĐGDNGLL 1.5. Nội dung HĐGDNGLL 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 2.1. Đặc điểm tình hình về nhà trường 2.2. Thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL ở trường Tiểu học TTBS 3. Biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng HĐGDNGLL 3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về HĐGDNGLL cho CBGV, phụ huynh, học sinh. 3.2. Coi trọng công tác xây dựng kế hoạch 3.3. Tổ chức chỉ đạo thực hiện 3.3. Nâng cao vai trò của GVCN, Tổng PT Đội, Ban chỉ huy liên Đội 3.5. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong và ngoài nhà trường. 3.6. Trang bị về CSVC, phương tiện phục vụ HĐGDNGLL 3.7. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng HĐGDNGLL 4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Kiến nghị, đề xuất Trang 2 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 5 5 5 6 6 7 7 9 10 11 11 12 18 18 18 I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nhà trường là nơi kết tinh trình độ văn minh cụ thể của một quốc gia trong một giai đoạn xã hội lịch sử nhất định, là nơi thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo ở mỗi bậc học. Sản phẩm của nhà trường là chất lượng học sinh - những chủ nhân 1 tương lai của đất nước. Mọi hoạt động giáo dục được tổ chức trong nhà trường đều nhằm thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, giúp các em lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết, phát triển tư duy sáng tạo và nhân cách. Để làm được điều đó, mỗi trường học phải xây dựng cho được môi trường sư phạm tích cực, thân thiện: Thân thiện giữa thầy với trò, thân thiện giữa trò với trò, thân thiện giữa nhà trường với cộng đồng; giáo dục nhà trường phải gắn liền với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Như vậy, quá trình giáo dục học sinh phải được thực hiện bằng nhiều con đường, nhiều phương thức và thông qua nhiều dạng hoạt động giáo dục. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là một bộ phận của quá trình giáo dục ở trường phổ thông. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa trên lớp. Hoạt động này có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình giáo dục học sinh, là con đường gắn lý thuyết với thực hành, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin ở học sinh. HĐGDNGLL là một trong những phương thức giáo dục cho học sinh kỹ năng sống, kỹ năng tổ chức ứng dụng vào thực tiễn những kiến thức đã học, phát triển năng khiếu, hình thành cho các em thói quen tìm hiểu, khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống, là con đường quan trọng hình thành và phát triển nhân cách cho các em. Những năm gần đây, HĐGDNGLL đã được ngành giáo dục quan tâm, trở thành hoạt động thường xuyên trong các nhà trường phổ thông. Đặc biệt, từ khi phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được phát động sâu rộng ở các trường học trong cả nước, thì HĐGDNGLL lại được quan tâm, chú trọng nhiều hơn. Tuy nhiên, một bộ phận CBGV, học sinh và phụ huynh vẫn nhận thức chưa đầy đủ về HĐGDNGLL, còn xem nhẹ hoạt động này. Chất lượng, hiệu quả việc tổ chức HĐGDNGLL ở nhà trường chưa đạt được theo yêu cầu đặt ra, còn có những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, công nghệ, mạng xã hội,...tác động, chi phối, gây ảnh hưởng vừa tích cực, vừa tiêu cực tới quá trình giáo dục trong nhà trường phổ thông. Vì thế, việc tổ chức tốt các HĐGDNGLL nhằm giúp học sinh cân bằng giữa việc học tập và vui chơi, củng cố tri thức trên lớp, giúp các em nhận thức, định hướng đúng về hành vi của mình; giáo dục kỹ năng sống (giao tiếp, ứng xử) một cách chủ động, sáng tạo lại càng trở nên cần thiết và quan trọng. Nhận thức rõ được điều đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Thị trấn Bến Sung" làm nội dung nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứuu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn HĐGDNGLL, đề xuất một số biện pháp quản lý việc tổ chức HĐGDNGLL, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 3. Đối tượng nghiên cứuu Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Thị trấn Bến Sung. 4. Phương pháp nghiên cứuu 2 - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu, văn bản của Bộ GD&ĐT, ngành GD&ĐT có liên quan đến công tác HĐGDNGLL. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, đàm thoại, phương pháp tổng kết kinh nghiệm. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục có mục đích, có kế hoạch, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hoá, là một chương trình thống nhất hữu cơ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực hành, thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát tiển toàn diện nhân cách toàn diện của học sinh trong giai đoạn hiện nay.[5] HĐGDNGLL bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, thăm quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác.[9] 1.2. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận quan trọng của chương trình giáo dục nhà trường, do nhà trường quản lý, chỉ đạo, với sự tham gia của các lực lượng xã hội.[6] Nó được tiến hành xen kẽ hoặc tiếp nối hoạt động dạy học. Việc tham gia vào nhiều HĐGDNGLL phong phú, đa dạng sẽ tạo cho học sinh được thể hiện, bộc lộ, tự khẳng định bản thân; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi bạn bè và mọi người xung quanh.[6] HĐGDNGLL vừa củng cố, vừa phát triển quan hệ giao tiếp giữa các lớp trong trường và với cộng đồng xã hội, góp phần giáo dục tinh thần hợp tác vì mục tiêu chung. Hoạt động này diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình đào tạo, làm cho quá trình này được thực hiện mọi nơi, mọi lúc. 1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức, kĩ năng cơ bản đã học trên lớp, đồng thời giúp các em nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại; có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.[5] HĐGDNGLL tạo cơ hội cho học sinh được tham gia vào đời sống cộng đồng, bước đầu vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống thực tiễn. [5] Biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp. Hình thành và phát triển các năng lực, kỹ năng chủ yếu như: tinh thần đồng đội, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, tính kỷ luật, trung thực, mạnh dạn, tự tin; kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác, kỹ năng lập kế hoạch, quản lý thời gian, kỹ năng thu 3 thập và xử lý thông tin; năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực hoà nhập cộng đồng.[6] Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết phân biệt, đánh giá để tự điều chỉnh, hoàn thiện bản thân mình và người khác, hướng tới mục tiêu: chân, thiện, mĩ. 1.4. Một số nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp a. Đảm bảo tính mục đích và tính kế hoạch.[7] Tính mục đích: Cần xác định mục tiêu, yêu cầu hoạt động ngoài giờ lên lớp cho cả năm học, từng học kỳ, từng hoạt động; trong đó, tính đa dạng của mục tiêu cần được định hướng nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát là phát triển nhân cách cho học sinh. Tính kế hoạch: Mọi hoạt động đều cần có kế hoạch; đặc biệt, kế hoạch HĐGDNGLL đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống, tính hướng đích, không gây sự xáo trộn, tuỳ tiện. Trên cơ sở kế hoạch, nhà trường định ra cách thức tổ chức, chỉ đạo nội dung, phương tiện và quy mô hoạt động. b. Đảm bảo tính tự nguyện, tự giác.[7] Nếu học tập trên lớp là bắt buộc thì HĐGDNGLL là tự nguyện, tự giác; học sinh có quyền lựa chọn các hoạt động mà mình ưa thích. Nguyên tắc này đảm bảo cho học sinh quyền được lựa chọn tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng, hứng thú, sức khoẻ và điều kiện cụ thể của bản thân mỗi em. Vì thế, đòi hỏi nhà trường - các nhà giáo dục phải tổ chức được nhiều hoạt động phong phú, đa dạng với các chủ đề khác nhau như: câu lạc bộ, các đội TDTT, văn nghệ… c. Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.[7] Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm sinh lý khác nhau, cá biệt có một số ít học sinh có những biểu hiện khác biệt trong quá trình phát triển. Nhà trường, thầy cô giáo phải hiểu biết những nét đặc trưng của sự phát triển này, để tổ chức hoạt động có nội dung, hình thức đáp ứng nhu cầu và phù hợp với khả năng phát triển của học sinh. Vì vậy, thầy cô phải thường xuyên theo dõi, phát hiện những nét mới, những khả năng mới được hình thành ở học sinh để kịp thời đề xuất và điều chỉnh các hình thức hoạt động cho phù hợp với sự phát triển của các em trong từng giai đoạn của năm học. d. Đảm bảo tính sư phạmu[7] Các HĐGDNGLL cần phải được bố trí, sắp xếp đan xen với việc dạy học các môn học khác, với các hoạt động giáo dục khác của nhà trường một cách hợp lý nhằm phát huy tính tích cực học tập, giáo dục của học sinh, tránh gây áp lực nặng nề cho giáo viên và học sinh. e. Tính hiệu quả: [7] Quản lý HĐGDNGLL phải tính đến sao cho chi phí ít nhất về nguồn lực, thời gian nhưng đem lại hiệu quả cao. 1.5. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Hoạt động chính trị- xã hội, nhân đạo. - Hoạt động văn hóa - nghệ thuật. - Hoạt động thể dục thể thao. 4 - Hoạt động tiếp cận khoa học, kỹ thuật. - Hoạt động vui chơi, giải trí. - Hoạt động lao động công ích. [8] 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 2.1. Đặc điểm tình tình về nhà trường. * Thuận lợi: Trường Tiểu học Thị trấn Bến Sung được thành lập vào năm 2009, có vị trí địa lý thuận lợi, gần trung tâm huyện Như Thanh. Đời sống dân sinh kinh tế phát triển với nhiều ngành, nghề như thương nghiệp, trồng trọt, nghề thủ công. Nhà trường được cấp trên và lãnh đạo địa phương quan tâm, được phụ huynh học sinh đồng tình ủng hộ. Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, đáp ứng được nhu cầu cho học sinh học tập, vui chơi. Đội ngũ CBGV trẻ, khoẻ, được đào tạo chuẩn và trên chuẩn; có năng lực chuyên môn, nhiệt tình với công tác giảng dạy và các hoạt động chung của nhà trường. Các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường hoạt động có nền nếp, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong mọi hoạt động. Nô ̣i bô ̣ đoàn kết, nhất trí cao trong viê ̣c phát huy vai trò trách nhiê ̣m của từng cá nhân và tập thể để phát triển nhà trường. * Khó khăn: Một bộ phận phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con cái, còn khoán trắng cho nhà trường; nhận thức về việc cho con em mình tham gia HĐGDNGLL còn rất hạn chế, gây khó khăn trong công tác phối hợp giáo dục học sinh. Một số ít giáo viên chưa thực sự nhiệt tình, chỉ quan tâm dạy học các môn học, chưa coi trọng việc tổ chức HĐGDNGLL. Kinh phí hoạt động của nhà trường rất hạn hẹp, các nguồn lực bên ngoài có thể huy đô ̣ng để phát triển nhà trường rất ít, chủ yếu là dựa vào ngân sách nhà nước cấp nên khó khăn trong tổ chức các hoạt động. 2.2. Thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL ở trường Tiểu học Thị trấn Bến Sung. Nhà trường luôn xác định rõ nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là mục tiêu hàng đầu. Vì thế, mọi hoạt động trong nhà trường đều được quan tâm, trong đó có hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động này đã trở thành hoạt động thường xuyên, là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động giáo dục chung của nhà trường. Chất lượng, hiệu quả của HĐGDNGLL qua từng năm học đã có những bước chuyển biến đáng kể. Nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động cũng có những đổi mới phong phú hơn, thu hút được nhiều học sinh tham gia. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do một số tồn tại, hạn chế đã nêu ở trên nên việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường có lúc còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả hoạt động chưa đạt được như mong muốn. Việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL với các nội dung chỉ mới dừng lại ở việc tổ chức theo chủ điểm, theo các đợt thi đua chào mừng các ngày lễ lớn. 5 Đa số giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách Đội đã nhận thức rõ về HĐGDNGLL, chấp hành nghiêm túc việc soạn bài có hoạt động rõ ràng. Song trong quá trình thực hiện lại tiến hành không như phương án đã đưa ra. Một bộ phận giáo viên nhận thức chưa đầy đủ, chưa có kinh nghiệm, kỹ năng trong tổ chức HĐGDNGLL; chưa thực sự quan tâm đầu tư nghiên cứu để vận dụng sáng tạo, linh hoạt các hình thức tổ chức HĐGDNGLL nên chưa tạo được hứng thú để thu hút học sinh tham gia. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường chủ yếu tập trung vào chất lượng dạy- học trên lớp, chưa động viên, khen thưởng đúng mực cho hoạt động này. Mặt khác, một bộ phận phụ huynh học sinh có quan niệm sai lầm về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Họ cho rằng hoạt động này không quan trọng, tham gia chỉ mất thời gian học các môn học khác, thành tích học tập sẽ giảm sút. Vì thế, họ chỉ quan tâm đầu tư cho hoạt động học tập môn Toán, Tiếng Việt, tiếng Anh. Họ không tạo điều kiện hoặc không muốn cho con em mình tham gia vào các hoạt động như: giao lưu văn nghệ, TDTT,...khi nhà trường tổ chức. Chính những suy nghĩ sai lầm ấy đã chi phối đến nhận thức của học sinh đối với hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhiều học sinh thiếu tự tin, rụt rè, nhút nhát, không có ý thức tự nguyện, tự giác, tích cực khi tham gia các HĐNGLLL; không dám thể hiện hết năng lực, sở trường của bản thân khi tham gia các hoạt động này. Vì thế, chất lượng HĐGDNGLL chưa đạt được như mong đợi của nhà trường. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp quản lí, chỉ đạo HĐGDNGLL mà tôi đã vận dụng vào thực tế chỉ đạo ở đơn vị, bước đầu đã có tác dụng nhất định tới việc nâng cao chất lượng HĐGDNGLL ở nhà trường. 3. Biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng HĐGDNGLL. 3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho CBGV, phụ huynh, học sinh. Ngay từ đầu năm học, BGH nhà trường triển khai tới toàn thể CBGV về Kế hoạch nhiệm vụ năm học của ngành; các công văn hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT về HĐGDNGLL, gắn với việc phát động các phong trào thi đua trong năm học nhằm nâng cao nhận thức cho CBGV về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của HĐGDNGLL. Tổ chức tuyên truyền, phát động các phong trào thi đua trong học sinh vào Lễ khai giảng năm học mới, các tiết Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp cuối tuần; trong các buổi sinh hoạt Đội, Sao nhi đồng,...để học sinh tự nguyện, tự giác, tích cực, chủ động tham gia HĐGDNGLL. Thông qua cuộc họp phụ huynh ở các lớp trong từng thời điểm, qua Ban đại diện cha mẹ học sinh, qua trao đổi trực tiếp, BGH, GVCN tuyên truyền tới phụ huynh về tầm quan trọng, sự cần thiết phải tham gia HĐGDNGLL của học sinh trong nhà trường. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, hướng dẫn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các HĐGDNGLL cho GVCN, Tổng phụ trách Đội qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, toàn trường,... 3.2. Coi trọng công tác xây dựng kế hoạch 6 BGH nhà trường cần xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL ngay từ đầu năm học. Kế hoạch xây dựng phải bám sát các công văn hướng dẫn của cấp trên, của ngành, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và cụ thể theo từng chủ điểm, gắn với nội dung phát động thi đua trong từng tháng. Nội dung kế hoạch phải thể hiện rõ về: chủ điểm, thời gian, mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức, phân công người thực hiện, điều kiện thực hiện. Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên Tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, của Đội TNTP cụ thể theo năm, tháng, tuần. Chọn lọc các hoạt động trọng tâm gắn với các ngày kỷ niệm, hoạt động cao điểm trong tháng phù hợp với tình hình nhà trường, hoạt động chính trị của địa phương, đất nước. Trong kế hoạch phải thể hiện thời gian triển khai, mục tiêu giáo dục, phân công cụ thể người thực hiện, điều kiện thực hiện, dự kiến về biện pháp thực hiện. Kế hoạch phải kéo dài, xuyên suốt cả năm học và trong hè; nội dung kế hoạch cần chú trọng giáo dục truyền thống, đạo đức, đặc biệt là các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. GVCN trên cơ sở kế hoạch của tổ chuyên môn sẽ xây dựng kế hoạch bài dạy HĐGDNGLL phù hợp với học sinh ở lớp mình. 3.3. Tổ chức chỉ đạo thực hiện Nhà trường thành lập Ban chỉ đạo HĐGDNGLL gồm: Hiệu trưởng (trưởng ban), Phó Hiệu trưởng (Phó ban), Tổng Phụ trách Đội, Tổ trưởng chuyên môn, Bí thư Đoàn thanh niên, Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh (là các uỷ viên) và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo. BGH nhà trường duyệt kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL của Tổ chuyên môn, Tổng phụ trách Đội để có những góp ý, điều chỉnh kịp thời. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Công đoàn, Đội Thiếu niên, Tổ chuyên môn, Đoàn TNCS HCM, Ban đại diện cha mẹ học sinh và các đoàn thể khác để tổ chức tốt HĐGDNGLL. Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tạo điều kiện hỗ trợ và cùng nhà trường làm tốt công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thường xuyên bồi dưỡng, hướng dẫn cách soạn bài, hình thức, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho đội ngũ như: Tổ chức sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội, Sao theo từng chủ đề của tháng, tổ chức trò chơi dân gian; vẽ tranh, thi văn nghệ, thể dục thể thao theo chủ điểm. Thường xuyên đổi mới các hình thức tổ chức HĐGDNGLL để tạo hứng thú, tránh nhàm chán cho học sinh. Đối với GVCN trực tiếp đứng lớp, cần chỉ đạo thực hiện nghiêm túc kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp của Tổ chuyên môn. Đầu tư tìm tòi, lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức HĐGDNGLL phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường, lớp, học sinh nhằm tạo hứng thú, thu hút học sinh tham gia. * Chỉ đạo phân bố thời lượng các tiết HĐGDNGLL như sau: - 4 tiết HĐGDNGLL/ thángu Tiết 1u Dạy theo chủ điểm (Ban chỉ đạo HĐGDNGLL, tổ chuyên môn thống nhất.). 7 Tiết 2u Dạy giáo dục KNS (Theo tài liệu GDKNS): Chỉ đạo tổ chuyên môn lựa chọn các nội dung phù hợp với điều kiện thực tế để dạy cho học sinh. Tiết 3u Dạy nội dung Giáo dục môi trường, An toàn giao thông Tiết 4u Tổ chức trò chơi dân gian, văn nghệ, vẽ tranh,...theo kế hoạch của Liên Đội. - 2 tiết hoạt động tập thể/ tuầnu + Tiết chào cờ đầu tuần: Tiết chào cờ đầu tuần là một tiết sinh hoạt tập thể có trong thời khoá biểu hằng tuần của học sinh tiểu học. Tiết chào cờ đầu tuần có sự tham gia của toàn thể CBGV, HS nên phải có sự chuẩn bị chu đáo từ trước và thực hiện nghiêm túc nhằm giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho giáo viên, học sinh. Ban giám hiệu nhà trường cần phân công, chỉ đạo làm tốt các công tác sau: Đối với Tổng phụ trách Đội: Lựa chọn đội nghi thức, đội trống, cờ và tiến hành tập luyện ngay từ đầu năm. (BGH nên định hướng cho Tổng phụ trách Đội lựa chọn đội nghi thức, đội trống, cờ ở cả khối 4, 5 để tạo điều kiện cho năm học tiếp theo đã có 1 đội nghi thức hoạt động thành thạo.). Đội nghi thức diễu hành, thực hiện nghi lễ chào cờ trang nghiêm. GV trực tuần chuẩn bị đầy đủ nội dung nhận xét, đánh giá, xếp loại từng lớp việc thực hiện các hoạt động trong tuần về các mặt giáo dục. Tổng phụ trách Đội chuẩn bị nội dung đánh giá (hoặc phát động) các đợt thi đua, hoạt động theo chủ điểm. Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng (căn cứ vào lịch trực BGH đã phân công) chuẩn bị nội dung nhận xét, phổ biến công việc của các tuần, tháng kế tiếp. (Buổi lễ chào cờ sáng thứ hai ở trường Tiểu học Thị trấn Bến Sung) + Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần: Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần được tổ chức để đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động, công việc trong tuần về các mặt: thực hiện nề nếp, nội quy, đạo đức, tác phong, học tập, lao động và phổ biến các nhiệm vụ của nhà trường, của lớp trong tuần, tháng tiếp theo. Vì thế, nó giữ một vị trí quan trọng trong việc chuyển giao nhiệm vụ của nhà trường tới từng lớp một cách kịp thời và chính xác. GVCN hướng dẫn, tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp sẽ phát huy được vai trò, năng lực chỉ đạo, tự quản, tổ chức và điều hành của ban cán sự lớp. 8 - Hoạt động tự chọnu Hoạt động này có sự định hướng tổ chức của nhà trường. Hoạt động tự chọn không bắt buộc học sinh thực hiện mà do sự tự nguyện, tự giác của các em. Hoạt động tự chọn đối với học sinh tiểu học thường gắn liền với sở thích và năng khiếu của học sinh. Nội dung hoạt động tự chọn nhằm hướng học sinh tìm hiểu một nội dung học tập, một lĩnh vực kiến thức để góp phần giúp các em rèn luyện kĩ năng và tạo hứng thú trong học tập. Những kĩ năng, kiến thức được rèn luyện thông qua hoạt động tự chọn sẽ giúp học sinh củng cố, phát triển thêm trong giờ học tập ở trên lớp, giờ sinh hoạt tập thể… Một số hình thức tổ chức hoạt động tự chọn: Câu lạc bộ Toán, Tiếng Việt, Viết chữ đẹp, tìm hiểu về truyền thống, tham gia bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, chăm sóc các di tích lịch sử, văn hoá, tham gia các hoạt động từ thiện, phong trào kế hoạch nhỏ, trang trí lớp học thân thiện, trò chơi dân gian, đố vui, ca hát, cờ vua, bóng đá, bóng bàn, cầu lông, Aerobic… (Học sinh chơi trò chơi dân gian chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11) 3.4. Nâng cao vai trò của GVCN, Tổng phụ trách Đội, Ban chỉ huy Liên Đội. Giáo viên Tổng phụ trách Đội ở các trường tiểu học hiện nay chủ yếu là kiêm nhiệm. Hoạt động chính của họ vẫn là dạy học trên lớp. Vì thế, Ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện cho giáo viên tổng phụ trách Đội được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội, Sao nhi đồng, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Bên cạnh đó, cần phân công nhiệm vụ; giao trách nhiệm phụ trách các phần việc cụ thể cho đội ngũ GVCN. Ban giám hiệu khi phân công nhiệm vụ cần chú ý đến năng lực, sở trường của mỗi cá nhân trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. GVCN cùng với GV Tổng phụ trách Đội có nhiệm vụ phối hợp hướng dẫn, bồi dưỡng cho Ban chỉ huy Liên Đội, đội tự quản của nhà trường để các em có nhận thức đúng về việc tham gia các HĐGDNGLL. Các em phải hiểu được tham gia HĐGDNGLL chính là quyền lợi và cũng là trách nhiệm của mỗi học sinh. Qua đó, giúp các em phát triển các kĩ năng cần thiết, phát huy tinh thần trách nhiệm, tham gia quản lý nề nếp, quản lý hoạt động Đội, Sao nhi đồng, HĐGDNGLL và cũng chính các em sẽ là cầu nối trong công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh, các bạn trong lớp, trong trường tích cực tham gia các hoạt động này. 9 GVCN phải luôn tích cực học hỏi, tìm tòi, lựa chọn các nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức HĐGDNGLL phù hợp để thu hút học sinh tham gia, phát huy tính tích cực hoạt động của các em. (Học sinh nghe kể chuyện Bác Hồ) 3.5. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Để HĐGDNGLL đạt hiệu quả thì cần có sự giúp sức, phối hợp chặt chẽ của nhiều tổ chức như: Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội cha mẹ học sinh,...Vì thế, Ban chỉ đạo cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách các mảng HĐGDNGLL và cùng đánh giá, theo dõi thi đua. Khi tổ chức các sân chơi hay cuộc thi văn nghệ, thể thao, kể chuyện, câu lạc bộ Toán,...cho học sinh, cần có sự phối hợp, phân công nhiệm vụ cho các tổ chức, đoàn thể như: Đoàn thanh niên chịu trách nhiệm trang trí sân thi đấu, sân khấu; Tổ chuyên môn cùng BGH chịu trách nhiệm về nội dung và giải đáp một số vướng mắc trong quá trình tổ chức,...Ngoài ra, cần kết hợp với Hội đồng Đội, Đoàn TN Thị trấn để tạo điều kiện tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ học với quy mô rộng hơn, do địa phương tổ chức như: cắm trại, hội diễn văn nghệ, lao động quét dọn đường phố, thôn xóm; thăm viếng và chăm sóc đài tưởng niệm liệt sĩ. 10 (HS dâng hương ở Tượng đài Liệt sỹ) (Giao lưu ủng hộ trẻ em khuyết tật) Ban Thi đua nhà trường thường xuyên phát động, theo dõi, chấm điểm, bình xét và đề xuất khen thưởng công tác tổ chức HĐGDNGLL gắn với các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn để nâng cao hiệu quả hoạt động. Mặt khác, cần thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường với các chi đoàn các khu dân cư để theo dõi hoạt động của học sinh ở địa phương trong hè. Phối hợp với hội Phụ nữ, Trạm y tế tổ chức hoạt động truyền thông về sức khỏe, phòng chống dịch bệnh,... cho học sinh. (Phối hợp với Trung tâm y tế huyện, Trạm y tế Thị trấn và Công ty Cổ phần P/S tổ chức tuyên truyền về sức khoẻ, vệ sinh răng miệng cho học sinh) 3.6. Trang bị về cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ HĐGDNGLL Bất kỳ một hoạt động nào, muốn thực hiện thành công cần phải có CSVC, trang thiết bị cần thiết. Về cơ bản, các tiết HĐGDNGLL được tổ chức tại lớp, tại sân trường; còn những hoạt động như thăm quan, dã ngoại, văn nghệ, TDTT, cắm trại... để tổ chức được thì ngoài nhân tố con người, cần thiết phải có thời gian, cơ sở vật chất và tài chính. Để tăng cường, khắc phục tình trạng thiếu CSVC, nhà trường cần xây dựng kế hoạch dài hạn để xác định rõ nguồn kinh phí, trang thiết bị hỗ trợ, ngoài ra trích một phần kinh phí trong ngân sách dành cho việc tổ chức các hoạt động. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tham mưu với chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng môi trường học tập an toàn và thân thiện. Tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh ủng hộ. Bên cạnh đó, khuyến khích học sinh sáng tạo, tự làm ra những đồ dùng, thiết bị đơn giản, phù hợp với điều kiện, khả năng của bản thân, của lớp để phục vụ cho HĐGDNGLL. 3.7. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng. Nhà trường cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ngay từ khâu xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức tổ chức,...Trong kế hoạch cần thể hiện rõ tiêu chí đánh giá cụ thể, mức khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động, nhằm tạo ra động lực, kích thích lòng nhiệt tình, yêu thích HĐGDNGLL của giáo viên và học sinh, 11 góp phần vào việc thực hiện tốt phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm Sau khi áp dụng các biện pháp đã nêu trong SKKN vào điều kiện thực tế của nhà trường thì chất lượng HĐGDNGLL nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung đã có nhiều chuyển biến tiến bộ. Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động do ngành, nhà trường, địa phương, Đội, Sao tổ chức, phát động: Thi làm báo tường, trang trí lớp, thi vẽ tranh, viết thư UPU, thi văn nghệ, TDTT,...và đạt nhiều thành tích cao. Trong 2 năm học 2015 - 2016, 2016 - 2017 nhờ tổ chức tốt HĐNGLL nên chất lượng giáo dục của nhà trường đạt kết quả cao, nề nếp ổn định. Có 76 học sinh đạt giải các hội thi Hội khoẻ Phù Đổng, Tiếng hát - Kể chuyện, Phụ trách Sao giỏi cấp huyện. Đạt giải Nhất toàn đoàn HKPĐ, TH-KC; giải Nhì toàn đoàn thi Phụ trách Sao giỏi cấp huyện; 26 học sinh đạt giải các hội thi TH-KC, HKPĐ cấp tỉnh; Đạt giải Ba toàn đoàn thi TH-KC cấp tỉnh; 1 học sinh đạt HCV môn Bóng bàn, 1 học sinh đạt HCB môn Bơi lội HKPĐ cấp Quốc gia; 5 học sinh đạt cháu ngoan Bác Hồ cấp huyện, tỉnh. Tổ chức Đội, Hội Chữ thập đỏ đều được Trung ương tặng Bằng khen. Học sinh tự nguyện tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo trong năm học 2016 - 2017: Ủng hộ đoàn khuyết tật đến giao lưu: 2.580.000đ; Mua tăm ủng hộ Hội người mù Như Thanh: 2.950.000đ; tặng quà các bạn học sinh nghèo trong dịp Tết nguyên đán: 3.000.000đ; Quỹ hội Chữ thập đỏ: 6.150.000đ. Học sinh đã đến chăm sóc, dâng hương ở đài tưởng niệm liệt sĩ Hải Vân vào các dịp lễ, tết và ngày 27/7,... Như vậy, từ những hoạt động tập thể phong phú, đa dạng, học sinh của trường hiểu biết thêm về lịch sử, về giá trị truyền thống của dân tộc, về phẩm chất tốt đẹp của con người; hình thành các nét nhân cách, các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Các em ngày càng mạnh dạn, có ý thức lễ phép, có kĩ năng giao tiếp và ứng xử tốt. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN BẾN SUNG 12 (Hát múa trong ngày khai giảng năm học mới) (Lễ chào cờ Khai giảng năm học mới) (Biểu diễn văn nghệ trong Lễ khai giảng năm học mới) (Thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11) (Đội Aerobic và Đội bóng đá mi ni nhà trường tham gia thi HSG TDTT) 13 (Đoàn Thị trấn Bến Sung đạt giải Nhất hội thi HSG Thể dục thể thao) (Em Đỗ Khánh Linh - HS lớp 5A dự thi môn Bơi lội cấp Quốc gia) (Em Đỗ Khánh Linh - HS lớp 5A đạt Huy chương bạc HKPĐ toàn quốc môn Bơi lội) 14 (Múa hát trong tiết HĐNGLL) (Thi “Nét chữ - Nết người”) Chăm sóc vườn hoa Ngoại khóa chủ điểm 22/12 (Tập thể dục giữa giờ) (Tập thể dục giữa giờ) 15 (Giao lưu Văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11) (Tập luyện Aerobic) (Giao lưu ủng hộ trẻ em khuyết tật) (Tập luyện Aerobic) (Phối hợp với Trung tâm y tế huyện tổ chức tuyên truyền về sức khoẻ, cho học sinh). 16 (Sản phẩm của học sinh sau tiết HĐGDNGLL) (Đại hội Liên Đội) III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luậnu Có thể nói, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giữ một vai trò hết sức quan trọng, là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình giáo dục toàn diện để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Tổ chức tốt hoạt động này sẽ góp phần đáng kể vào việc giúp học sinh rèn luyện thể chất, tạo lập năng lực thích ứng cao, hình thành kỹ năng sống, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho các em, chuẩn bị hành trang cho các em bước vào cuộc sống đa dạng và luôn biến đổi. HĐGDNGLL là hoạt động giáo dục được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà trường; là hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp; tạo cơ hội cho các em được tiếp cận, trải nghiệm qua các hoạt động thực tiễn. Từ đó, các em có một cách nhìn mới, có chí hướng phấn đấu, tự hoàn thiện bản thân để hòa nhập thân thiện trong cuộc sống cộng đồng. Vì vậy, có thể khẳng định rằng: HĐGDNGLL là một hoạt động cơ bản góp phần quyết định sự thành công theo mục tiêu giáo dục trong nhà trường. Trong những năm qua, trường Tiểu học Thị trấn Bến Sung có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp gắn với định hướng “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đơn vị đã thực hiện nhiều hình thức và nội dung hoạt động có tính sáng tạo, có sức thu hút, phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của đơn vị. Vì vậy, qua các hội thi do cấp trên phát động, trường đạt được nhiều giải cao. Chất lượng giáo dục trong những năm gần đây có sự tiến bộ rõ rệt; không có học sinh lưu ban, bỏ học. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã góp phần đắc lực tạo nên thành công này. 17 Tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là khâu không thể thiếu trong kế hoạch, nhiệm vụ năm học hàng năm của người quản lý, đòi hỏi BGH phải xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng, chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện. Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức HĐGDNGLL cần bám sát hướng dẫn của Bộ GD, Sở GD, Phòng giáo dục và phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường. Có như vậy, kế hoạch tổ chức hoạt động mới đạt hiệu quả, góp phần hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục Tiểu học. Đề tài đã đề xuất những giải pháp về tổ chức quản lí HĐGDNGLL ở trường Tiểu học Thị trấn Bến Sung và bước đầu đã phát huy tác dụng. Việc áp dụng những biện pháp trên đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm gần đây, đặc biệt là năm học 2015 - 2016, 2016 - 2017 nhà trường đã gặt hái được những thành tựu đáng tự hào từ việc tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 2. Kiến nghị, đề xuấtu 2.1. Đối với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT. Tổ chức các chuyên đề HĐGDNGLL ở các trường làm tốt để các đơn vị học tập, rút kinh nghiệm. 2.2.Với BGH các trường Tiểu học. Nâng cao nhận thức về việc tổ chức và quản lý hoạt đô ̣ng dạy học, trong đó có việc tổ chức HĐGDNGLL. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết, năng lực chuyên môn về tổ chức HĐGDNGLL cho cán bộ, Tổng phụ trách Đội, giáo viên. BGH nhà trường phải luôn coi trọng công tác bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung vào Ban chỉ đạo những giáo viên có năng lực, có uy tín, tạo cho giáo viên niềm tin và lòng nhiệt tình tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường. BGH phải biết phân công đúng lúc, đúng việc, đúng người; thực hiện tốt chế độ khen thưởng để khuyến khích, động viên các tổ chức, cá nhân liên tục tiến bộ; mọi người ai cũng thấy việc mình đang làm góp phần tích cực vào sự phát triển chung của nhà trường. Làm tốt công tác phối hợp với các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn xã, Thị trấn tổ chức một số HĐGDNGLL như giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao,... để vừa học hỏi, vừa chia sẻ kinh nghiệm quản lý HĐGDNGLL. Tổ chức nghiêm túc, có chất lượng các HĐGDNGLL theo kế hoạch đã xây dựng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian và CSVC cho hoạt động Đội. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất để tổ chức tốt các HĐGDNGLL cho học sinh; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện. 2.3. Đối với Tổng phụ trách Đội, giáo viên: Ngoài thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trên lớp, cần chủ động thực hiện tốt việc tổ chức HĐGDNGLL để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 18 Bố trí và sắp xếp thời gian, nghiên cứu tài liệu, điều kiện thực tế của lớp học, địa phương để chuẩn bị nội dung dạy học phù hợp. Xác định đúng về mục đích và ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua HĐGDNGLL để tổ chức thực hiện có hiệu quả. Trên đây là một số biện pháp bản thân tôi đã áp dụng và tích lũy được trong quá trình tổ chức chỉ đạo, quản lí HĐGDNGLL tại đơn vị trường Tiểu học Thị trấn Bến Sung khá hiệu quả. Với khả năng và vốn kinh nghiê ̣m của bản thân, chắc chắn SKKN còn nhiều mặt hạn chế. Tôi rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiê ̣p./. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Như Thanh, ngày 21 tháng 3 năm 2017 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Võ Tâm Đan 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan