Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số biện pháp quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của học sinh trường tc...

Tài liệu Skkn một số biện pháp quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của học sinh trường tc y – dược hợp lực

.DOC
11
241
118

Mô tả:

I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trường Trung cấp Y – Dược Hợp Lực được thành lập từ năm 2009 nhằm cung cấp nhân lực cho ngành Y tế nói chung và Tỉnh Thanh Hóa nói riêng . Đến nay Trường đào tạo các khối chuyên ngành như: Dược sỹ, Ysỹ đa khoa và Điều dưỡng đa khoa,… với phương châm học đi đôi với hành, học sinh vừa học lý thuyết trên lớp, vừa học thực hành tại các phòng thực hành của nhà trường và thực hành lâm sàng bên Bệnh viện đa khoa Hợp Lực: Đây là mô hình Viện – Trường tốt nhất hiện nay của Thanh Hóa ... Việc thực tập tại Bệnh viện học sinh có cơ hội được cầm tay chỉ việc, thăm khám, chẩn đoán bệnh, chăm sóc trực tiếp trên người bệnh. Chính những hoạt động này giúp học sinh sau khi ra trường thực hiện được quy trình kỹ thuật cơ bản về việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Học sinh Trường Trung cấp Y – Dược Hợp Lực có lợi thế được thực tập ngay tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực nhưng do số lượng học sinh thực tập quá đông, do đó công tác quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của học sinh gặp nhiều khóa khăn. Là một giáo viên của nhà Trường, bản thân tôi có nhiều suy nghĩ cần tìm một số biện pháp thích hợp để tăng cường công tác quản lý toàn diện việc học lâm sàng của học sinh, nhằm bảo đảm chất lượng học tập và chăm sóc người bệnh có hiệu quả. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1. Quản lý giáo dục: - Quản lý là sự tác động một cách liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý, để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất. - Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tổ chức điều khiển hoạt động của khách thể quản lý thực hiện các mục tiêu giáo dục đề ra. 1.2. Hoạt động thực tập: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về việc “ lấy học làm gốc’’ đã được Đảng và nhân dân ta luôn coi trọng. Người chỉ ra “học gắn liền với hành’’ mới là cái học đích thực. Điều 5 của luật giáo dục (2005) quy định “ phương pháp dáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, say mê học tập và vươn lên’’ “ tạo ra năng lực tự học sáng tạo của mỗi học sinh’’Do đó hoạt động thực tập lâm sàng là một phần quan trọng trong hoạt động tự học của học sinh. 1.3. Đặc điểm hoạt động thực tập tại các trường trung cấp Y – Dược. Mục tiêu dạy học tại các trường trung cấp Y tế là đào tạo ra những cán bộ y tế cơ sở đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trước sức khỏe và tính mạng người bệnh, có đủ sức khỏe không ngừng học tập để nâng cao trình độ đảm bảo để sau khi tốt nghiệp người học có khả năng hành nghề và đặc biệt phải có lương tâm nghề nghiệp, đạo đức trong sáng ‘’ lương y như từ mẫu’’. 1.3.1. Thực tập tại các phòng thực hành: Với các môn học có phần thực tập tại phòng thực hành của nhà trường có thể phân chia các lớp học thành từng nhóm nhỏ để học sinh được trực tiếp thực hiện các thủ thuật, thao tác. Học sinh được đánh giá kết quả học tập bằng điểm hệ số 1 hoặc hệ số 2 và được tính vào điểm tổng kết hết môn. 1.3.2. Thực tập tại Bệnh viên: Chủ yếu là thực tập lâm sàng tại Bệnh viên, bao gồm: - Thăm khám lâm sàng bệnh nhân. - Cách làm bệnh án Nội khoa, Ngoại khoa, Nhi khoa, Sản khoa,… - Cách làm bản kế hoạch chăm sóc Nội khoa, Ngoại khoa, Nhi khoa, Sản - khoa, … Thực hiện các kỹ thuật - thủ thuật chăm sóc bệnh nhân. Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà bệnh nhân. Chuẩn bị dụng cụ phụ giúp bác sỹ. Thời gian trực Bệnh viện. Ghi chép, sắp xếp hồ sơ,sổ sách, thuốc, dụng cụ tại khoa, phòng tại Bệnh viện. Phần thực tập lâm sàng tại Bệnh viện là phần quan trọng nhất trong chương trình đào tạo y sỹ đa khoa và điều dưỡng đa khoa, nhằm năng cao tay nghề cho học sinh. 1.3.3. Thực tập tại cộng đồng: Địa điểm thực tập cộng đồng tại tuyến huyện hoặc các trạm y tế xã,…Nội dung thực tập là vận dụng các kiến thức, kỹ năng được học tại trường vào thực tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng,… 1.3.4. Thực tế tốt nghiệp: Trung tâm y tế huyện, Bệnh viện huyện, Bệnh viên Hợp lực... 1.4. Quản lý hoạt động thực tập trong trường trung cấp y tế: - Xây dựng và thực hiện kế hoạch thực tập tại Bệnh viện của học sinh: Kế hoạch thực tập được xây dựng từ đầu năm, tại các khoa trên cơ sở nội dung chương trình xây dựng giảng dạy kế hoạch từng tuần, từng tháng. - Quản lý nội dung thực tập của học sinh . - Tổ chức quản lý thực tập Bệnh viện có nhiều thành phần trực tiếp là nhiệm vụ của các giáo vụ bộ môn, giáo viên của trường, giáo viên giảng dạy thực tập tại các khoa. Quản lý gián tiếp quá trình thực tập là phòng đào tạo. - Xây dựng nề nếp thực tập: Chỉ đạo nề nếp trong quá trình thực tập Bệnh viện đó là chức năng quản lý hành chính trong quá trình quản lý dạy học đưa quá trình đó vào kỷ cương và thực hiện các nội quy quy định của nhà trường, của Bệnh viện, của khoa. - Quản lý việc bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh: lấy người học làm trung tâm, pháp huy tính tích cực của học sinh trong học tập, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện lối tư duy, sáng tạo của học sinh, nhằm nâng cao chất lượng dạy học. - Tích cực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giảng dạy lâm sàng và có sự cộng đồng trách nhiệm của giáo viên kiêm chức tại các khoa của Bệnh viện. - Quản lý việc đẩy mạnh kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tập lâm sàng của học sinh: việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện theo kế hoạch theo tiêu chuẩn quy định, đảm bảo kiểm tra khách quan, chính xác. 2. Thực trạng về hoạt động quản lý thực tập lâm sàng của học sinh Trường Trung cấp Y – Dược Hợp Lực 2.1. Những thuận lợi: + Trường Trung cấp Y – Dược Hợp Lực được thành lập từ năm 2009, là một trường trung cấp Y ngoài công lập, với mô hình đào tạo Trường - Viện, điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, học tập, thực tập lâm sàng mà các trường ngoài công lập khác chưa làm được. + Trường trung cấp Y – Dược Hợp Lực đào tạo các ngành như Y sỹ đa khoa, Điều dưỡng đa khoa, Dược sỹ,…với mô hình đào tạo đó và được sự quan tâm của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần Hợp Lực và ban giám hiệu nhà trường và ban giám đốc Bệnh viện đa khoa Hợp Lực. Trường đã từng bước vươn lên và là địa chỉ đáng tin cậy trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh. + Ban giám hiệu nhà trường là những thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y tế, giảng dạy, công tác tổ chức và quản lý. Thực hiện nhiêm vụ và các kế hoạch đề ra của Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc tổng công ty cổ phần Hợp Lực. + Trường trung cấp Y – Dược Hợp Lực với đội ngũ giáo viên trẻ có tâm huyết với nghề Y, cũng như trong công tác giảng dạy. Có tinh thần trách nhiệm trong công việc, hăng say học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp đi trước, bồi dưỡng về kiến thức, chuyên môn và phẩm chất đạo đức 2.2. Những mặt còn hạn chế: Bên cạnh đó trường trung cấp Y – Dược Hợp Lực còn những mặt hạn chế sau: - Đội ngũ giáo viên hiện tại chưa đủ số lượng, chuyên ngành, chuyên khoa. - Cán bộ giáo viên còn trẻ về tuổi đời và tuổi nghề. - Học lâm sàng là học theo kiểu cầm tay chỉ việc và làm theo. Với số lượng học sinh thực tập mỗi lớp trung bình khoảng 60 hs/ lớp. Do đó công tác học tập và tổ chức quan lý gặp rất nhiều kho khăn. Việc kèm cặp học sinh làm thủ thuật không sát sao hết, phương pháp kiểm tra đánh giá dựa vào làm bệnh án ( đối với đối tượng y sỹ), làm kế hoạch chăm sóc (đối với đối tượng điều dưỡng) hoặc hỏi vấn đáp học sinh, chưa kiểm tra được trên thực tế lâm sàng các thao tác khám bệnh, chẩn đoán bệnh và các quy trình kỹ thuật. - Các em học sinh đa số còn trẻ, tính tự lập và kỹ năng làm việc theo nhóm chưa có. Nên khi đến viện hay xảy ra tranh cải do bất đồng ý kiến hay quan điểm, gây mất trật tự trong lúc làm việc. - Khi các em đến viện đôi khi trang phục mặc đi viện chưa đầy đủ, hiện tượng đi muộn về sớm luôn xảy ra. Như vậy nề nếp đi thực tập Bệnh viện của các em chưa cao. 3. Các giải pháp quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của học sinh trường trung cấp Y – Dược Hợp Lực. 3.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh, các cán bộ y tế về hoạt động thực tập của học sinh. - Nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của quản lý hoạt động thực tập. - Thay đổi nhận thức thực tập lâm sàng cho học sinh. - Xây dựng đội ngũ giáo viên giảng dạy lâm sàng (giảng trực tiếp trên bệnh nhân) tại Bệnh viên. - Bồi dưỡng và đào tạo giáo viên lâm sàng. - Tuyển thêm giáo viên có chuyên môn, chuyên ngành về Y - Dược. 3.2. Xây dựng kế hoạch thực tập tại Bệnh viện. - Kế hoạch thực tập lâm sàng. - Kế hoạch giao ban lâm sàng. * Sau đây là một ví dụ cụ thể về kế hoạch giao ban lâm sàng của lớp y 2A đã thực tập từ ngày 05 tháng 03 năm 2012 đến ngày 31 tháng 03 năm 2012 KÕ ho¹ch giao ban l©m sµng néi i - líp y sü 2A (Tõ ngµy 05 / 03 ®Õn ngµy 31 / 03 / 2012) Thø/ ngµy Thø 2: 05/03 Thø 4: 07/03 Thø 6: 09/03 Néi dung GV gi¶ng Giao ban líp C« Nga (7h15’) * Híng dÉn c¸ch lµm bÖnh ¸n vµ th¨m kh¸m bé m¸y h« hÊp. BS:ChÝnh(K.HSCC) (Thêigian:10h00’’- 11h30’’) * BÖnh viªm phÕ qu¶n cÊp vµ viªm phÕ qu¶n m¹n. * Híng dÉn c¸ch lµm bÖnh ¸n vµ th¨m kh¸m l©m sµng hÖ tim m¹ch. BS:Th«ng(K.Néi) (Thêigian:10h00’’- 11h30’’) * BÖnh t¨ng huyÕt ¸p vµ bÖnh suy tim Thø 2: 12/03 Thø 4: 14/03 Thø 6: * B×nh bÖnh ¸n néi khoa vµ th¨m kh¸m bé m¸y tiªu hãa. * BÖnh loÐt d¹ dµy t¸ trµng vµ xuÊt huyÕt tiªu hãa. * B×nh bÖnh ¸n Néi khoa vµ th¨m kh¸m bé m¸y tiÕt niÖu. BS: VÊn(K.HSCC) (Thêigian10h00’ – 11h30’’) BS: Tó(K.Néi TH) (Thêigian10h00’’-11h30’’) 16/03 * BÖnh viªm cÇu thËn cÊp vµ viªm cÇu thËn m¹n. Thø 3: 20/03 * B×nh bÖnh ¸n Néi khoa. Thø 4: * B×nh bÖnh ¸n néi khoa. BS: Xu©n (K.Néi) 21/03 * BÖnh tiÓu ®êng. Thêigian:10h00’-11h30’’) BS:ChÝnh(K.HSCC) (Thêigian:10h00’’- 11h30’’) Sè tiÕt Ch÷ ký GV * B×nh bÖnh ¸n Néi khoa. BS: Thªm (K.HSCC) 23/03 * C¸c héi chøng trong bÖnh h« hÊp. (Thêigian:10h00’-11h30’’) Thø 3: * B×nh bÖnh ¸n néi khoa. BS: Tó(K.Néi TH) Thø 6 : 27/03 Thø 4: 28/03 (Thêigian10h00’’-11h30’’) * B×nh bÖnh ¸n néi khoa BS: VÊn(K.HSCC) * BÖnh x¬ gan cæ chíng. (Thêigian10h00’ – 11h30’’) BS: ChÝnh (HSCC) Thi kÕt thóc l©m sµng: Líp Y sü ChiÒu,Thø5: 2A (Thêi gian:13h30’) 29/03/2012 (§Þa ®iÓm t¹i Trêng TC Y Dîc HL) BS: Th«ng (Néi TH) (Thêi gian:13h30’) Thêi gian giao ban: 10h00’ c¸c ngµy t3, t4 vµ t6 hµng tuÇn. 3.3. Quản lý học sinh thực tập lâm sàng: - Quản lý theo các cấp: + Dựa vào ban cán sự lớp (tổ trưởng, lớp trưởng,…) + Giáo viên Bệnh viện, Điều dưỡng trưởng khoa, cán bộ y tế trong khoa. + Giáo viên lâm sàng bên trường. + Phòng QLCL-HSSV và phòng đào tạo. - Có biện pháp xử lý học sinh vi phạm nội quy-quy chế của Trường - Viện. + Học sinh thiếu trang phục ngành Y, đi học muộn, về sớm: Nhắc nhở, khiển trách, viết bản kiểm điểm, … + Học sinh vi phạm nội quy, nghỉ học vô lý do – cho học bù phải đóng lệ phí học bù – không được thi hết môn – thi lại – học lại. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Sau một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi đã thấy những hiệu quả rõ nét từ kết quả học tập của các em. Các lớp đều đạt chỉ tiêu tay nghề mà nhà trường đưa ra, nhiều nội dung thực tập các em còn vượt qua chỉ tiêu. Đó là những kết quả đáng mừng. Không chỉ thành thạo về tay nghề các kiến thức lâm sàng của các em cũng được bổ sung. Các em biết làm bệnh án, áp dụng lý thuyết bệnh học trên thực tế bệnh nhân vì thế kết quả học tập đã cao hơn rất nhiều. Cụ thể: 4.1. Chỉ tiêu tay nghề cho học sinh.(đây là 1 ví dụ cụ thể cho một tháng thực tập): ĐẠT ST NỘI DUNG T 1 - Đón tiếp bệnh nhân - Thăm khám bệnh nhân hệ tim mạch, hệ 2 hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu... 3 - Làm bệnh án Nội khoa - Kỹ thuật lấy Mạch, nhiệt độ, đo huyết 4 TRƯỚC KHI SAU KHI ÁP ÁP DỤNG DỤNG SÁNG KIẾN SÁNG KIẾN 20 15 25 10 08 12 04 03 06 90 60 100 CHỈ TIÊU áp. 5 - Kỹ thuật tiêm bắp 40 30 50 6 - Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch 20 10 25 7 - Kỹ thuật truyền tĩnh mạch 10 05 15 8 - Kỹ thuật tiêm mông 05 02 06 9 - Kỹ thuật đật sonde dạ dày. Kiến tập 01 01 03 10 - Kỹ thuật thông tiểu Kiến tập 01 01 03 11 - Kỹ thuật cho bệnh nhân ăn qua sonde Kiến tập 01 01 02 12 - Kỹ thuật hút đờm dãi Kiến tập 01 01 03 13 - Kỹ thuật đo điện tim Kiến tập 01 01 05 4.2. Kếết quả học tập: TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LỚP Xuất sắc Giỏi Khá TB SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Yếu, Xuất kém sắc Giỏi Khá TB Yếu, kém Y sỹ 2A 0% 7% 58% 35% 0% 0% 17% 83% 0% 0% Y sỹ 2B 0% 14% 50% 36% 0% 0% 28% 52% 20% 0% Y sỹ 2C 0% 17% 58% 25% 0% 0% 29% 71% Y sỹ 2D 0% 22,6% 50% 27,4% 0% 0% 35,4% 48,4% 16,2% 0% Y sỹ 2E 0% 28,3% 52,8% 18,9% 0% 0% 47,2% 52,8% 0% 0% Y sỹ 2G 0% 11,5% 42,3% 46,2% 0% 0% 19,2% 30,8% 0% 50% 0% 0% 4.3. Thực hiện nội quy – quy chếế: ĐI HỌC MUỘN, VỀ SỚM LỚP TRANG PHỤC Y TẾ KHÔNG ĐẦY ĐỦ Trước khi có Sau khi có Trước khi có Sau khi có biện pháp biện pháp biện pháp biện pháp Y sỹ 2A 5 – 6 HS 0 - 1HS 4 – 5 HS 0 – 1 HS Y sỹ 2B 7 – 8 HS 1 – 2HS 4 – 5 HS 1 – 2 HS Y sỹ 2C 6 – 7 HS 1 – 2HS 4 – 5 HS 1 – 2 HS Y sỹ 2D 7 – 8 HS 1 – 2HS 4 – 5 HS 1 – 2 HS Y sỹ 2E 7 – 8 HS 1 – 2HS 6 – 7 HS 2 – 3 HS Y sỹ 2G 9 – 10 HS 2 - 3HS 7 – 8 HS 2 – 3 HS III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: + Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tôi đã đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động thực tập của trường trung cấp Y – Dược Hợp Lực trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Các biện pháp này nhằm khắc phục những tồn tại, giải quyết những vấn đề nảy sinh từ thực tế công tác quản lý thực tập lâm sàng. Từ đó đưa công tác quản lý hoạt động thực tập lâm sàng bảo đảm chất lượng và hiệu quả. Thực hiện tốt các biện pháp quản lý trên chắc chắn sẽ thúc đẩy hoạt động thực tập lâm sàng của trường trung cấp Y – Dược Hợp Lực. + Các biện pháp hoạt động thực tập lâm sàng của trường trung cấp Y – Dược Hợp Lực đã đề xuất ở trên là cần thiết, hợp lý và khả thi. Tuy nhiên, khi thực hiện cần phải phối kết hợp chặt chẽ, linh hoạt, đồng bộ, chắc chắn hoạt động thực tập được tăng cường, từ đó chất lượng đào tạo của nhà trường được nâng cao, đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực Y tế đáp ứng yêu cầu cho ngành Y tế để thực hiện chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân trong giai đoạn hiện nay. 2. Kiến nghị và đề xuất: 2.1 Đối với giáo viên: Giáo viên nói chung và giáo viên nhà trường nói riêng cần thường xuyên học tập và tham dự các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ mới trong giai đoạn hiện nay. 2.2 Đối với học sinh: Mỗi học sinh, sinh viên cần nhận thức được vị trí của mình trong hệ thống hoạt động dạy học trong nhà trường, từ đó xác định đúng động cơ, thái độ học tập để kết quả học tập, rèn luyện được nâng cao. Xin chân thành cảm ơn ! Thanh Hóa, Ngày 15 tháng 05 năm 2012 Người viết SKKN Trần Trọng Quế
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất