Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Skkn một số biện pháp quản lý, chỉ đạo xây dựng thư viện đạt tiên tiến của hiệu ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp quản lý, chỉ đạo xây dựng thư viện đạt tiên tiến của hiệu trưởng trường tiểu học ngọc phụng 1, huyện thường xuân

.DOC
13
3
146

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG THƯ VIỆN ĐẠT TIÊN TIẾN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC PHỤNG 1, HUYỆN THƯỜNG XUÂN 1. Phần mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài: Thư viện trường học là một bộ phận quan trọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh của nhà trường. Nó cũng là công cụ phục vụ mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, nơi hội tụ kiến thức, tri thức của loài người. Thông qua các hoạt động nghiệp vụ, thư viện góp phần hình thành cho học sinh thói quen đọc sách, kỹ năng đọc sách, kỹ năng tìm kiếm thông tin, tiếp nhận thông tin với tinh thần chủ động, sáng tạo. Qua đó học sinh phát triển tư duy độc lập, tự nâng cao vốn tri thức của mình, rèn luyện kỹ năng tự học. Để thư viện có thể thực hiện tốt điều này, trước tiên cần phải xây dựng hệ thống thư viện một cách toàn diện, từ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đến các thể loại sách báo, tạp chí,... nhằm thu hút nhiều bạn đọc. Đến thư viện, giáo viên có nhiều tài liệu để nghiên cứu, trau dồi thêm vốn kiến thức để nâng cao trình độ kiến thức phục vụ tốt cho công tác chuyên môn.Với học sinh đến thư viện là tạo cho các em thói quen đọc sách, thích đọc sách, tìm kiếm tài liệu giúp các em mở rộng tầm nhìn, có thêm nhiều thông tin vốn sống, phục vụ cho việc học tập, làm giàu vốn kiến thức cho mình qua thông tin được cập nhật thường xuyên. Đối với cá nhân tôi sách vừa là bạn vừa là thầy, sách đã đem đến cho tôi nhiều điều lí thú và kiến thức bổ ích. Thư viện đã hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động giảng dạy trong nhà trường. Xây dựng thư viện trường học đạt chuẩn chính là làm rõ vai trò của thư viện trường học với trọng tâm hướng tới đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Đổi mới cơ bản vể hình thức và nội dung hoạt động của thư viện đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo xây dựng thư viện đạt thư viện tiên tiến, ở trường Tiểu học Ngọc Phụng 1, Thường Xuân.” 1.2. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng, khảo sát thực tế công tác thư viện của nhà trường, nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp quản lí, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện thân thiện, thư viện đạt chuẩn để đáp ứng nhu cầu khai thác, nghiên cứu tài liệu, sách báo, tạp chí của giáo viên, học sinh. Phục vụ cho việc thực hiện đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lí chỉ đạo hoạt động thư viện của ban giám hiệu nhà trường; việc thực hiện chức trách của nhân viên thư viện; sự đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, các loại sách, báo, tạp chí; cách thức tổ chức để thu hút bạn đọc. 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện, tôi sử dụng các phương pháp: Quan sát, phỏng vấn, tổng kết, tra cứu và đánh giá. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận: Thư viện một bộ phận không thể thiếu được trong các nhà trường, vì sách có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội, bởi vì “Không có sách thì không có tri thức”. Với nhà trường, sách lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn, vì nó là người bạn gần gũi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Sách báo đã và đang góp phần chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tâm hồn thế hệ trẻ, góp phần quan trọng vào việc không ngừng nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong nhà trường phổ thông là giảng dạy và học tập, cả hai hoạt động này đều phải sử dụng công cụ sách báo. Sách báo chỉ có thể phát huy được tác dụng tích cực của nó trên cơ sở quản lý tốt công tác thư viện. Vì vậy, tổ chức thư viện trường học nhằm thỏa mãn các nhu cầu về sách báo cho giáo viên và học sinh, là một yêu cầu khách quan không thể thiếu. Việc tổ chức thư viện và đẩy mạnh các hoạt động của nó là một việc làm cần thiết, bởi đối với nhà trường, thư viện không những là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu mà còn đảm bảo cung cấp đủ số lượng và chất lượng các loại sách báo. Thư viện còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa khoa học của nhà trường, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và phương pháp học đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên trong nhà trường. 2.2. Thực trạng: Trường Tiểu học Ngọc Phụng 1 là một trường thuộc xã vùng thấp của huyện Thường Xuân, đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của một bộ phận không nhỏ nhân dân địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Nhà trường có 3 điểm trường nằm trên địa bàn ba thôn của xã. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, chưa có các phòng chức năng. Thư viện nhà trường trước năm 2009 chỉ là 1 phòng nhỏ của nhà Hiệu bộ cấp 4B, rộng 18 m 2 chuyển mục đích làm phòng đựng sách và thiết bị dạy học. Các loại sách chưa đủ số lượng và nghèo nàn về chủng loại sách giáo khoa, sách tham khảo, báo, tài liệu hạn chế đều được cất kín vào tủ, gây khó khăn và ngại trong quá trình chọn tìm sách. Cách tổ chức quản lý còn thiếu chặt chẽ nên còn có sự thất thoát. Giáo viên, học sinh ở điểm trường lẻ chưa có tủ sách thư viện để sử dụng. Thư viện nhà trường ít mở cửa, họat động không thường nhật, học sinh ít được đọc sách và có đọc cũng là đọc một cách thụ động. Hoạt động mang tính chất sơ sài, chưa thu hút, hấp dẫn và các em học sinh cho rằng thư viện nhà trường chỉ dành cho thầy, cô giáo. Số lượt giáo viên, học sinh đến thư viện để nghiên cứu tài liệu, 2 đọc sách rất ít mà chỉ đến thư viện để mượn sách giáo khoa, sách nghiệp vụ là chính. Thực tế, thư viện nhà trường còn thiếu thốn nhiều về cơ sở vật chất như vậy, vấn đề đặt ra cho ban lãnh đạo nhà trường là đổi mới công tác, chỉ đạo hoạt động thư viện. Tham mưu tích cực cho chính quyền địa phương trong xây dựng phát triển cơ sở vật chất. Tranh thủ sự đầu tư kinh phí của tổ chức để có giá đựng sách, tủ sách, bàn ghế phòng đọc,…. Đối với nhân viên thư viện, hàng năm cần phải xây dựng kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng tuần chi tiết, cụ thể phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương theo lộ trình xây dựng từng thời điểm và tổ chức thực hiện kế hoạch một cách triệt để có hiệu quả. Đối với học sinh, thời gian để các em được tiếp cận với thư viện là giờ ra chơi và thời gian một số tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để đọc sách theo chủ điểm, chủ đề, vậy nên thời gian đọc của học sinh là không có nhiều, đòi hỏi phải tạo lập nhiều vị trí đọc, như: góc đọc ngay tại lớp, tại chân cầu thang, gốc cây xanh mát trên sân trường. Kinh nghiệm của nhân viên thư viện còn có những hạn chế nhất định, việc điều hành hoạt động của thư viện chưa khoa học. Công tác thư viện chưa được ban lãnh đạo nhà trường coi trọng. Thực hiện việc kiểm tra, chỉ đạo chưa được thường xuyên và sát sao. Nhận định vấn đề này cần định hướng chỉ đạo cho nhân viên thư viện tăng cường các hoạt động học tập trao đổi kinh nghiệm, tham quan học hỏi các đơn vị bạn và càn phải tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh còn xem nhẹ vai trò của hoạt động thư viện trong việc hỗ trợ hoạt động giáo dục nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Do vậy, cần nâng cao công tác tuyên truyền giáo dục mọi đối tượng trong nhà trường nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của hoạt động thư viện trong việc nâng cao hiệu quả dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Từ đó góp sức chung tay tham gia xây dựng phát triển thư viện và nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Từ thực trạng trên, với cương vị là Hiệu trưởng nhà trường tôi đã phân công nhiệm vụ cho một đồng chí phó Hiệu trưởng trực tiếp phụ trách công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động thư viện với nhiệm vụ cần thiết phải xây dựng thư viện đạt chuẩn để nâng cao hiệu quả phục vụ đắc lực trong công tác dạy và học. Tôi xác đinh việc quản lí, chỉ đạo xây dựng thư viện trường học đạt chuẩn mang tính thân thiện cần được đặt lên hàng đầu. Để xây dựng một thư viện đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, điểm trước tiên phải có sự đầu tư cơ bản về tài chính, trang bị các vật dụng cần thiết tại phòng thư viện, tăng cường số lượng cũng như chất lượng các loại sách báo, tạp chí. Công tác tổ chức hoạt động thư viện đảm bảo khoa học để lôi cuốn, thu hút, kích thích tinh thần tự học, tự đọc, tự nghiên cứu tài liệu của cán bộ giáo viên, các em học sinh. Tạo ra được nhiều vị trí đọc thuận tiện để cán bộ giáo viên, học sinh đọc sách, nghiên cứu, tham khảo. 3 Căn cứ theo các tiêu chuẩn tại quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông, thư viện Trường Tiểu học Ngọc Phụng 1 còn nhiều tiêu chí chưa đạt. Với cương vị là người Hiệu trưởng tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi và học hỏi để có biện pháp quản lí, chỉ đạo hoạt động thư viện có hiệu quả để đạt được mục tiêu là thư viện nhà trường đạt chuẩn, thư viện tiên tiến, thư viện thân thiện. 2.3. Các biện pháp quản lí, chỉ đạo hoạt động thư viện trường Tiểu học Ngọc Phụng 1: 2.3.1 Lập kế hoạch hoạt động thư viện: Căn cứ theo quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông; Căn cứ theo các công văn, văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Bám sát tình hình thực tế của địa phương, lộ trình xây dựng, phát triển của nhà trường; lộ trình xây dựng thư viện đạt chuẩn. Hoạt động trong nhà trường muốn đạt hiệu quả, yêu cầu đầu tiên đòi hỏi người quản lý phải xây dựng kế hoạch tổ chức, chỉ đạo thực hiện một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng đảm bảo tính khoa học và có tính khả thi cao. Để từ đó, cán bộ nhân viên vận dụng, áp dụng trực tiếp vào công việc của mình một cách thuận tiện và đạt hiệu quả. Trong việc xây dựng kế hoạch, người quản lí cần nắm bắt chính xác, cụ thể đặc điểm tình hình của đơn vị, những thuận lợi và khó khăn khi tổ chức thực hiện. Qua đó tìm ra các giải pháp để khắc phục những khó khăn, phát huy những thuận lợi để đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cho công tác và các biện pháp để thực hiện kế hoạch. Kế hoạch cần bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Vào đầu năm học, tiến hành việc xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện. Khi lập kế hoạch, căn cứ vào Quyết định 61, Quyết định 01 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 02 tháng 01 năm 2003 và Quyết định số 01/ 2004/ QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 01 năm 2004 về sửa đổi bổ sung Quyết định số 01/2003/ QĐBGD&ĐT. Bám sát vào 5 tiêu chuẩn của thư viện trường phổ thông, đó là: - Tiêu chuẩn thứ nhất về sách, báo, tạp chí bản đồ tranh ảnh, băng đĩa sách giáo khoa...Có sách giáo khoa hiện hành, sách tham khảo, sách nghiệp vụ dùng cho giáo viên, ngoài ra còn có thêm sách giáo dục đạo đức và pháp luật,... - Tiêu chuẩn thứ hai về cơ sở vật chất : Phòng đọc đúng tiêu chuẩn của quyết định 01, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đủ ánh sáng... - Tiêu chuẩn thứ ba về nghiệp vụ: Tất cả các tài liệu, ấn phẩm trong thư viện phải được đăng ký, mô tả, phân loại, tổ chức mục lục, sắp xếp theo đúng nghiệp vụ thư viện. - Tiêu chuẩn thứ tư về tổ chức hoạt động: Hiệu trưởng trực tiếp phụ trách công tác thư viện, cán bộ thư viện có trình độ về chuyên môn công tác thư viện, có tổ cộng tác viên thư viện, hàng năm có kinh phí để hoạt động. Hoạt động của 4 thư viện phù hợp với nội dung giáo dục toàn diện, với công việc của giáo viên, với tâm lý lứa tuổi học sinh. Tổ chức tốt ngoại khóa, tuyên truyền giới thiệu sách, điểm sách, thông báo sách mới... - Tiêu chuẩn thứ năm về quản lý thư viện: Tất cả các tài liệu có trong thư viện phải được bảo quản tốt, đóng bọc và tu sửa thường xuyên liên tục để đảm bảo mỹ quan và thuận tiện cho việc sử dụng lâu dài. Có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách đúng nghiệp vụ thư viện. Hàng năm có kiểm kê, thanh lí. Sau khi kế hoạch được duyệt, tiến hành triển khai kế hoạch đến toàn thể cán bộ công chức của nhà trường, đặc biệt coi trọng đến nhiệm vụ trọng tâm và lịch hoạt động thư viện cụ thể. Kiện toàn tổ chức, phân công phân nhiệm cán bộ thư viện, tổ cộng tác viên thư viện. Tuyên truyền về công tác thư viện cho giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh hiểu về thư viện và sử dụng có hiệu quả các loại sách, báo, tạp chí có trong thư viện nhà trường. Vận động giáo viên và học sinh quyên góp ủng hộ các loại sách báo để xây dưng kho sách. Kiểm kê kho sách: Tổ thư viện tiến hành phân loại các loại sách báo, bố trí sắp xếp theo từng loại, tích kê đầu sách theo hướng dẫn nghiệp vụ thư viện trường học. Thường xuyên cập nhật, vào các loại sổ sách của thư viện theo hướng dẫn. Tổ chức cho nhân viên quản lý thư viện lên lịch hoạt động hàng tháng, hàng tuần và thông báo cho giáo viên và học sinh thực hiện tốt kế hoạch của thư viện. Đặc biệt lưu ý chỉ đạo việc lập kế hoạch cần cụ thể, chi tiết từng nội dung trong từng thời điểm của năm học. - Lập kế hoạch tuần: Thứ Buổi Hai - GV mượn, trả tài liệu, TB. - HS trả, mượn Sáng sách - GV, HS đọc sách HS đọc sách ở Chiều nhà Ba Tư Năm - GV mượn, trả - GV đọc sách tài liệu, TB. - GV đọc sách - HS đọc sách - GV, HS đọc - HS đọc sách sách GV đọc HS đọc HS đọc sách ở nhà GV đọc HS đọc Sáu - GV mượn, trả tài liệu, TB - HS mượn sách - GV, HS đọc sách HS đọc sách ỏ nhà - Lập kế hoạch tuần: Tuần 1 2 3 Nội dung công việc - Bổ xung, xử lí kỉ thuật tài liệu - Phát động phong trào đọc sách theo chủ điểm của tháng. - Phuc vụ GV , HS, theo lịch - Trang trí, bố trí sắp xếp thư viện, Thiết bị ....... ....... Người thực hiện - CB thư viện - Lãnh đạo Bổ sung .. . . . . - GV, HS. - Tổ cộng tác TV ...... .…. . ...... .... 5 4 - Tiếp tục phục vụ bạn đọc theo lịch - Bổ xung xử lí kỉ thuật tài liệu - Phát động phong trào đọc sách, báo - Kiểm tra hoạt động tổ cộng tác viên - Kiểm tra sử dụng SGK, đồ dùng dạy học - Sơ kết, hoạt động thư viện tháng - Xây dựng kế hoạch tháng sau - CB thư viện - GV, HS. - Lãnh đạo - Tổ cộng tác TV - Lập kế hoạch năm: Tháng/ năm Nội dung công việc - Lập kế hoạch mua sắm sách TB - Dọn vệ sinh, sắp xếp sách, TB 8/2016 - Chuẩn bị các điều kiện phục vụ sách, thiết bị cho GV, HS - Cho GV, HS mượn sách, đồ dùng dạy học năm học mới. - Cho mượn sách, cấp phát cho HS nghèo, khó khăn. 9/2016 - Lên kế hoạch thành lập tổ cộng tác viên thư viện. - Thông báo lịch làm việc của thư viện - Phát động phong trào đọc sách - Thực hiện xử lí kĩ thuật tài liệu. - Khảo sát tình hình sử dụng sách, 10/2016 tài liệu, đồ dùng đầu năm. - Kiểm tra hoạt động tổ cộng tác thư viện ….. ………… 5/2017 - Giới thiệu sách phục vụ ôn tập. - Giới thiệu sách về Bác Hồ - Thu hồi sách, đồ dùng đã cho GV, HS mượn - Kiểm kê cuối năm học, lập văn bản những trường hợp hư hỏng, mất mát…..để có biện pháp xử lí. - Có kế hoạch sắp xếp, bảo quản sách, thiết bị trong hè. 6,7/2017 - Tổ chức bảo quản sách, tài liệu, - Lập kế hoạch mua sắm sách, tài Người thực hiện Bổ sung - Cán bộ thư viện - Cán bộ thư viện - Lãnh đạo - Cán bộ thư viện - Lãnh đạo - Đoàn, Đội - Tổ cộng tác ………. - Cán bộ thư viện - Tổ cộng tác - Giáo viên, HS - Lãnh đạo - Kế toán ……… - Cán bộ thư viện 6 liệu cho năm học mới. - Lãnh đạo 2.3.2. Tổ chức thực hiện hoạt động của thư viện: - Chỉ đạo cán bộ thư viện thực hiện tốt các hoạt động theo quy định, đặc biệt lưu ý đến các nội dung phát triển thư viện thân thiện: + Rà soát tình hình và điều kiện thực tế, xác định những thuận lợi, khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực và kinh phí hoạt động. + Yêu cầu cán bộ thư viện lên kế hoạch hoạt động của thư viện cụ thể; báo cáo Ban Giám hiệu nhà trường các nội dung cần triển khai và xây dựng, các trang thiết bị cần đầu tư mua sắm, vị trí đặt tủ sách, tài liệu, chỗ ngồi và các nội dung khác theo tiêu chí của thư viện trường học thân thiện, học sinh tích cực. Một góc thư viện + Từng bước triển khai xây dựng và tổ chức các hoạt động của thư viện xanh ngoài trời, thư viện cầu thang, thư viện góc lớp; thiết kế hộp sách di động nhỏ gọn, thuận tiện việc di chuyển đồng thời đảm bảo mỗi hộp một thể loại giúp học sinh dễ dàng trong việc chọn sách đọc. Chọn vị trí hợp lí trên sân trường, đảm bảo học sinh tham gia sử dụng tủ sách thuận tiện, đồng thời để nhân viên thư viện và giáo viên dễ quan sát các hoạt động của học sinh khi sử dụng hộp sách và tủ sách lưu động. Đặt ghế đá xung quanh gốc cây bóng mát tỏa rộng làm nơi đọc cho giáo viên, học sinh. Phòng đọc được trang trí đẹp mắt, mỗi hình vẽ trang trí là một câu chuyện, điều này nhằm kích thích khám phá kho tàng sách của bạn đọc. Có khu vực đặt bàn đọc của Giáo viên, bàn đọc của học sinh. Hàng ngày, cán bộ thủ thư và tổ cộng tác thư viện hướng dẫn các bạn đến với thư viện sử dụng hiệu quả các chức năng của thư viện, phòng đọc. Giá sách được kê, sắp đặt đảm bảo tính khoa học, đẹp mắt, dễ tìm, dễ sử dụng. + Cán bộ thư viện tăng cường hoạt động giới thiệu sách báo và các trang thiết bị mới đến được với giáo viên và học sinh qua các cuộc họp, sinh hoạt ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ... Hoạt động giới thiệu sách mới của tổ hỗ trợ thư viện Vui đọc sách, báo + Thực hiện theo dõi gián tiếp quá trình sử dụng tủ sách lưu động của học sinh bằng hình thức tự quản. Thành lập và chỉ đạo hoạt động đội học sinh nòng cốt, cộng tác viên thư viện gồm 12 em ở 3 khối lớp. Có lịch hoạt động hàng tuần cho từng thành viên, phù hợp với lịch học của từng khối. Đội cộng tác viên có nhiệm vụ quan sát các hoạt động học sinh tham gia sử dụng tủ sách lưu động, nhắc nhở các bạn khi các bạn thực hiện chưa đúng quy định và báo cáo cho cán bộ quản lí thư viện kịp thời nhắc nhở các em học sinh thực hiện tốt nội quy của 7 thư viện. Tuyên dương, khích lệ kịp thời những em học sinh có ý thức tốt trong các buổi chào cờ đầu tuần. + Thực hiện lựa chọn, luân chuyển sách trong tủ sách lưu động theo kế hoạch từng tuần, tháng, từng kì hoặc khi có tài liệu mới. Kiểm kê, quản lý số lượng, chất lượng tài liệu khi luân chuyển. Lên lịch cụ thể cho các điểm trường thời gian luân chuyển, thay đổi sách báo, tài liệu để giáo viên các điểm trường, các tổ chức đoàn thể có kế hoạch phối hợp tổ chức hoạt động có hiệu quả. 2.3.3. Thực hiện xã hội hoá hoạt động thư viện nhà trường: - Tham mưu với chính quyền địa phương trong việc thực hiện “ xã hội hoá công tác thư viện”, để nhân dân cùng nhà trường và xã hội xây dựng một xã hội học tập thông qua việc đọc sách hàng ngày. - Phối hợp với hội cha mẹ học sinh, nhà trường tuyên truyền vai trò, tầm quan trọng của hoạt động trong nhà trường là giúp các em học sinh có thêm điều kiện rèn luyện kĩ năng đọc, nâng cao hiểu biết về khoa học, tự nhiên và xã hội để vận dụng vào học tập tốt hơn, vận dụng vào cuộc sống hàng ngày cũng tốt hơn. Từ đó, hội cha mẹ học sinh có sự ủng hộ như việc đóng góp ngày công san mặt bằng sân trường, các hiện vật truyền thống địa phương, đọc sách cùng con cháu tại gia đình để góp phần vào hoạt động thư viện nhà trường. - Tăng cường công tác phối kết hợp các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thư viện, trong các hoạt động như: Tuyên truyền, giới thiệu sách, thu hút bạn đọc, tăng số lần sử dụng tài liệu của bạn đọc. Đồng thời phát huy vai trò của mỗi cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch phối hợp ở từng khối lớp. - Chỉ đạo nhân viên thư viện trong việc xây dựng kế hoạch, hình thành vốn tài liệu phù hợp với việc học tập và giảng dạy trong nhà trường. Trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của thư viện. Hỗ trợ cán bộ thư viện trong việc quản lý bạn đọc, trong các buổi đọc sách theo lịch các lớp, cũng như việc nhắc nhở các em trong việc giữ gìn sách bằng hoạt động tự quản và hoạt động của tổ cộng tác viên thư viện. Hỗ trợ trong công tác tuyên truyền giới thiệu sách tới bạn đọc, trong công tác xử lý kĩ thuật tài liệu thư viện như: phân loại, dán nhãn, đóng dấu,… Giá sách trong thư viện - Tạo điều kiện về vật chất, kinh phí, nhân lực, thời gian cho hoạt động thư viện. Trong các năm gần đây, nhà trường đã cân đối nguồn kinh phí nghiệp vụ để mua sắm thêm các loại sách, báo, tạp chí và các loại sách tham khảo, sách nghiệp vụ. Thông tin sách mới - Tuyên truyền tài liệu phục vụ chuyên môn mới được nhập về tại thư viện. - Tổ chức các nhóm giúp đỡ nhân viên thư viện trong việc phân loại tài liệu - Để có nhiều sách, đủ loại sách, nhà trường đã phát động, vận động tuyên truyền quyên góp sách cũ, xây dựng tủ sách dùng chung bằng nhiều hình thức. 8 Có tổng kết và khen thưởng đối với giáo viên, học sinh góp nhiều sách. Trong ba năm học, đã vận động quyên góp được gần 350 quyển sách các loại, làm phong phú thêm nguồn sách cho thư viện. Để tăng thêm ý nghĩa và hiệu quả của phong trào quyên góp sách, kết hợp cùng tổng phụ trách đội và giáo viên chủ nhiệm. Chọn hình thức tổ chức quyên góp trực tiếp vào các buổi chào cờ đầu tuần, dưới sự chứng kiến của toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh. Đặc biệt là tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường thực hiện quyên góp trước nhằm giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa của phong trào, thấy được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo. Từ đó khích lệ, động viên học sinh tham gia phong trào nhiệt tình, đạt kết quả cao. - Chỉ đạo Ban chỉ huy Đội và Giáo viên tổng phụ trách Đội thực hiện tốt nội dung: + Ban chỉ huy Đội, giáo viên tổng phụ trách Đội là các tuyên truyền viên của thư viện, giới thiệu sách trực tiếp đến bạn đọc qua các buổi phát thanh măng non, các buổi sinh hoạt Đội. + Giúp thư viện thực hiện kế hoạch của tổ cộng tác viên thư viện qua hoạt động hàng ngày, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thư viện trong các lĩnh vực: Bảo quản vốn tài liệu tốt hơn, tăng số lượng bạn đọc thông qua các buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề hàng tháng và các giờ đọc thường xuyên , sử dụng hết tác dụng của các góc hoạt động thư viện. - Chỉ đạo giáo viên mĩ thuật: + Giáo viên dạy mĩ thuật với năng lực chuyên môn và trách nhiệm, tâm huyết đã dồn khả năng của mình vào việc kẻ, vẽ trang trí phòng thư viện, khu cầu thang. + Hỗ trợ cán bộ thư viện trong các hoạt động của thư viện tổ chức: vẽ tranh phục vụ việc kể chuyện theo sách. 2.3.4. Kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động thư viện: - Căn cứ theo kế hoạch hoạt động của nhà trường, cụ thể là kế hoạch hoạt động chi tiết của thư viện, cán bộ quản lý thường xuyên theo dõi, đánh giá hoạt động của thư viện hàng tháng theo chủ điểm, chủ đề của năm học. Lưu ý đến các nội dung trọng tâm của kế hoạch năm học để có định hướng chỉ đạo cán bộ thư viện điều chỉnh lịch, kế hoạch hoạt động đảm bảo tính cập nhật sự chỉ đạo của cấp trên và yêu cầu cần thiết của nhà trường. - Kết hợp trong các cuộc họp chuyên môn, họp hội đồng sư phạm nhà trường đánh giá hoạt động của thư viện. Bên cạnh việc đánh giá hoạt động thường xuyên của thư viện, người cán bộ quản lý cần đánh giá cả về sự phối kết hợp hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và tổ chức Đội. Nhắc nhở tinh thần trách nhiệm xây dựng thư viện và hoạt động thư viện là trách nhiệm của toàn trường. Cán bộ giáo viên và học sinh cần nắm rõ vai trò trách nhiệm của bản thân đồng thời tham gia tốt công tác xã hội hoá thông qua phát động, tuyên truyền đến hội cha mẹ học sinh, các cơ quan đoàn thể ngoài nhà trường cùng chung tay góp sức xây dựng nhà trường nói chung, thư viện nói riêng. 9 - Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng đối với hoạt động thư viện. Có khen thưởng, động viên đối với những tập thể, cá nhân chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường cũng như của thư viện nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân. 2.4. Hiệu quả công tác chỉ đạo, quản lý thư viện : Từ thực tế hoạt động thư viện của nhà trường, qua tìm hiểu học tập và nghiên cứu tôi đã vận dụng một số biện pháp quản lí, chỉ đạo nhằm khắc phục những tồn tại, nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện theo tiêu chí thư viện chuẩn. Hơn hai năm thực hiện, hoạt động thư viện của nhà trường hiện nay đã đi vào nề nếp. Kết quả cụ thể đó là: - Thư viện nhà trường được kiểm tra đánh giá đạt thư viện tiên tiến. - Hàng năm, việc xây dựng kế hoạch sát hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường, đảm bảo nhu cầu phục vụ công tác dạy học trong nhà trường, nhu cầu đọc của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh. - Cơ sở vật chất đã được đầu tư và nâng cao chất lượng đảm bảo theo các tiêu chí thư viện chuẩn. bàn ghế, giá kệ, tủ sách, số lượng sách báo, tạp chí trong thư viện đã được đảm bảo theo chuẩn cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu đọc, nghiên cứu, khai thác của cán bộ giáo viên và học sinh. Tủ sách nghiệp vụ - Sau việc đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng phục vụ, hoạt động của thư viện đã đi vào nền nếp. Thực hiện mô hình thư viện trường học thân thiện ngoài trời với mô hình hộp sách, tủ sách lưu động; thư viện góc lớp, được đưa vào hoạt động đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ giáo viên, thích thú của các em học sinh. Qua đó công tác giáo dục đạo đức, ý thức chấp hành kỷ luật, chất lượng học tập của học sinh cũng được nâng lên một cách rõ rệt. Tạo sân chơi nhẹ nhàng, văn hóa, không bạo lực bởi đa số giờ ra chơi các em đùa nô, chạy nhảy, đuổi bắt, mồ hôi nhễ nhại, quần áo lấm bẩn. Thay vào thời gian đó, học sinh được tiếp xúc với sách nên cũng không còn các hành vi vẽ bậy lên tường, bẻ cành, vặt lá, hay các trò chơi không lành mạnh khác. - Số lượng học sinh và cán bộ giáo viên lên thư viện mượn sách báo, đồ dùng và đọc tại chỗ phát triển. Các em học sinh có thói quen đọc sách, được tiếp xúc với nhiều loại sách, thích đọc bởi không bị nhàm chán về chủng loại sách. Nơi đọc sách, ở đó các em học sinh có thể được giải tỏa tâm lí, giảm bớt sự mệt mỏi sau các tiết học trên lớp. Là nơi các em cảm nhận được sự thoải mái, thân thiện của môi trường giáo dục thời hiện đại. Để mỗi ngày đến trường của các em là một ngày vui. Cũng ở đó đã tăng tính đoàn kết, thân thiện giữa giáo viên với giáo viên; giáo viên với học sinh; học sinh với học sinh. Đặc biệt đã tạo sự hòa đồng, giảm bớt tự ti, tăng thêm sự tự tin vào bản thân cho các em học sinh. Các em cảm thấy mình tự do, bình đẳng trong việc học, đọc, nghiên cứu tài liệu, củng cố và nâng cao kiến thức, kĩ năng sống. - Số chỗ ngồi trong thư viện cố định trước năm học 2011-2012 chưa có thì từ khi áp dụng các biện pháp quản lí, chỉ đạo tổ chức triển khai các mô hình hoạt động linh hoạt, thân thiện, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thư viện, giáo 10 viên và các em học sinh có nhiều không gian, chỗ ngồi để thoải mái đọc sách. Các điểm trường lẻ chưa có sách đến thì nay các em có đầy đủ sách đến để đọc. Ngoài ra, với mô hình mới này thư viện đã tổ chức được nhiều chuyên đề hơn, trước đây chưa hoạt động theo chủ đề được, hiện nay thực hiện ít nhất một chủ đề/ tháng một cách dễ dàng và thuận lợi. Thư viện đã chuyển từ dạng kho đóng sang dạng thư viện mở, bạn đọc có thể tiếp cận sách và tư liệu theo các chủ đề, chuyên đề hàng tuần, hàng tháng được dễ dàng hơn, gần gũi hơn. Đồng thời, thư viện đã tạo ra khả năng luân chuyển sách để phục vụ bạn đọc từ đó vòng quay của sách tăng lên rất nhiều. Đã cơ bản cải thiện và tăng thêm hiểu biết về mọi lĩnh vực: khoa học, y tế, sức khỏe, học tập và đời sống thường ngày của học sinh. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên, cán bộ giáo viên có thêm điều kiện trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Các hoạt động giao lưu học hỏi cũng được đẩy mạnh và đạt hiệu quả cao trong công tác. Đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên thư viện luôn được quan tâm, được đi học tập kinh nghiệm từ các đơn vị bạn nhằm nâng cao năng lực và tăng cường nghiệp vụ, định hướng lãnh chỉ đạo hoạt động của thư viện. Thư viện nhà trường thực sự trở thành nơi sinh hoạt, giải trí lành mạnh và bổ ích không thể thiếu đối với cán bộ giáo viên, các em học sinh khi đến trường. Nó là môi trường thân thiện giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, học sinh học tập, sáng tạo, phát triển tư duy. Hoạt động của thư viện nhà trường có những bước phát triển mới, tỉ lệ thu hút bạn đọc của thư viện ngày càng tăng, cụ thể: Điểm đến đó là tháng 7 năm 2013, thư viện trường Tiểu học Ngọc Phụng 1 được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá công nhận là thư viện trường phổ thông đạt chuẩn. Mức độ tiên tiến. 3. Kết luận, kiến nghị: 3.1. Kết luận: - Để công tác thư viện của đơn vị đạt hiệu quả theo các tiêu chí thư viện chuẩn, cần có sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiêu nhà trường. Là người quản lí được giao nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động xây dựng thư viện đạt chuẩn, tôi nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của hoạt động thư viện trong nhà trường. Chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, lãnh chỉ đạo sát sao, thường xuyên có những chỉ đạo cụ thể đảm bảo tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường. - Hiệu trưởng nhà trường căn cứ theo định hướng phát triển của ngành, các công văn, văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, tình hình thực tế của địa phương để xây dựng lộ trình phát triển theo từng thời kỳ, từng giai đoạn và tầm nhìn đến những năm tiếp theo. Trên cơ sở lộ trình đã được thiết lập để có định hướng xây dựng kế hoạch hàng năm, cụ thể chi tiết đến hàng tháng, hàng tuần, có điều chỉnh bổ sung sao cho phù hợp với thực tế. Đầu tư kinh phí thích đáng để mua sắm, bổ sung trang thiết bị, sách báo, tạp chí. - Tăng cường công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát và đánh giá hoạt động của thư viện. Đồng thời phải xây dựng các tiêu chí thi đua 11 khen thưởng để động viên khuyến khích cán bộ thư viện, giáo viên và học sinh tích cực, nỗ lực tham gia hoạt động. - Chú trọng công tác tham mưu, vận động các đoàn thể xã hội làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, đặc biệt là đối với hoạt động thư viện nhà trường. Phát huy hết nội lực của đội ngũ cán bộ giáo viên, học sinh, các tổ chức trong và ngoài nhà trường. - Gắn hoạt động thư viện với các hoạt động sinh hoạt chuyên đề ở tổ, nhóm chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy và khả năng tự bồi dưỡng của mỗi thành viên trong tổ. - Nhân viên thư viện thật sự chuyên tâm nắm được nghiệp vụ chuyên môn, tin học, say mê đọc nghiên cứu để tuyên truyền giới thiệu và tham mưu cho ban giám hiệu thực hiện kế hoạch đề ra. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh được nghiên cứu, tham khảo trong thư viện. - Thư viện nhà trưởng đạt chuẩn đã khẳng định được vai trò của người quản lí thực hiện nghiêm túc chỉ đạo, hướng dẫn của ngành. Tạo được niềm tin với các cấp lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa phương và phụ huynh học sinh. - Khi thư viện đạt chuẩn đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cán bộ giáo viên nghiên cứu tài liệu hàng ngày để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Các em học sinh có một sân chơi trí tuệ bổ ích, tăng cường kĩ năng đọc, học Tiếng Việt; nâng cao hiểu biết về khoa học, tự nhiên, xã hội,… - Thư viện hoạt động có chất lượng đã góp phần xây dựng và duy trì văn hóa đọc trong nhà trường, phục vụ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. - Góp phần vào việc thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Là một bước quan trọng để thực hiện kế hoạch xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 vào năm 2018 của nhà trường. Trên thực tế điều kiện của một nhà trường thuộc vùng thuần nông, các biện pháp quản lí, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động thư viện của bản thân tôi đã đem đến kết quả thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông đạt chuẩn. Mức độ tiên tiến. Vì thế, nó sẽ áp dụng được với các trường điều kiện có nhiều khó khăn, nếu quyết tâm phấn đấu thì chắc chắn sẽ thành công. Với cá nhân tôi, không dừng lại ở đây, tôi sẽ tích cực hơn nữa trong công tác quản lí chỉ đạo, tổ chức xây dựng thư viện nhà trường đạt chuẩn ở mức độ cao hơn. 3.2. Những kiến nghị, đề xuất: - Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo: Hàng năm mở lớp tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên thư viện. Đồng thời triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin bằng phần mềm trong quản lí và hoạt động thư viện của trường phổ thông. - Đối với UBND huyện, và các phòng chức năng: Hỗ trợ kinh phí để các đơn vị xây dựng cơ sở hạ tầng như phòng đọc, kho sách, tăng thêm các đầu sách tham khảo, sách chuyên môn nghiệp vụ,… 12 Trên đây là một số biện pháp quản lý, chỉ đạo xây dựng thư viện mà tôi đã thực hiện tại trường Tiểu học Ngọc Phụng 1, tôi mong nhận được nhiều góp ý của các đồng chí, đồng nghiệp để bản thân tôi có thêm kinh nghiệm trong công tác quản lí, chỉ đạo xây dựng thư viện nhà trường đạt chuẩn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diên cho học sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn ! XÁC NHẬN Ngọc Phụng, ngày 25 tháng 2 năm 2017 CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan trên đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Trịnh Thế Bình 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan