Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 36 tháng tuổi ở trường mầm ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 36 tháng tuổi ở trường mầm non thị trấn rừng thông, huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa.

.DOC
23
59
56

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 24 - 36 THÁNG TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN RỪNG THÔNG HUYỆN ĐÔNG SƠN TỈNH THANH HÓA Người thực hiện: Phan Thị Mơ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường MN thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn MỤC LỤC TT Mục lục NỘI DUNG THANH HOÁ NĂM 2019 TRANG 1 1.1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài 3 3 1.2 Mục đích nghiên cứu 4 1.3 Đối tượng nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu NỘI DUNG Cơ sở lý luận. Thực trạng của vấn đề Thuận lợi Khó khăn Khảo sát chất lượng đầu năm học Giải pháp thực hiện Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi tập có chủ định. Biện pháp 3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi tập ở các góc chơi và mọi lúc, mọi nơi. Biện pháp 4: Lựa chọn câu hỏi cho phù hợp với đối tượng trẻ Biện pháp 5: Sử dụng các trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Biện pháp 6: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua phối hợp với phụ huynh. Hiệu quả đạt được: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Kiển nghị Danh mục tài tiệu tham khảo Danh mục sáng kiến kinh nghiệm đã được Hội đồng ngành GD&ĐT huyện, tỉnh và các cấp cao hơn xếp từ loại c trở lên 4 4 4 5 5 5 5 6 1.4 2 2.1 2.2 2.2.1 2.2.2 2.2.3 2.3 2.3.1 2.3.2 2.3.3 2.3.4 2.3.5 2.3.6 2.4 3 3.1 3.2 6 8 12 14 16 18 19 20 20 21 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ hình thành và phát triển nhân cách trẻ, tạo ra thế hệ con người Việt 2 Nam có đầy đủ những phẩm chất về sức khỏe, trí tuệ cũng như đạo đức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ, phát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bởi vì ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện nhận thức và giao tiếp hữu hiệu nhất của con người. Nhờ có ngôn ngữ con người có thể trao đổi cho nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh ngiệm, bày tỏ với nhau những nguyện vọng, ý muốn và cùng nhau thực hiện những dự định tương lai.{1} Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. “Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy”, và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ. Trong giáo dục trẻ mầm non hiện nay, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giúp trẻ trở thành những con người phát triển: thể chất, nhận thức, thẩm mĩ, kĩ năng, tình cảm xã hội và hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người {2} Ngôn ngữ nảy sinh từ nhu cầu giao tiếp của con người. Điều đó có nghĩa là việc trẻ cần giao lưu, trao đổi với mọi người xung quanh trong những năm đầu đời là vô cùng quan trọng. Nếu trẻ không được thường xuyên nói chuyện, không thường xuyên giao lưu với người khác thì trẻ sẽ không có nhiều vốn từ ngữ, cũng như không biết cách biểu đạt những mong muốn của bản thân mình bằng lời nói, mà chỉ bằng hành động. Vì vậy muốn ngôn ngữ của trẻ phát triển, thì cô giáo phải luôn dạy trẻ phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Thông qua hoạt động chơi tập như: Truyện, thơ, nhận biết tập nói, âm nhạc, hoạt động với đồ vật… và dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi và qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ hiểu biết hơn, thích khám phá mọi sự vật hiện tượng về thế giới xung quanh giúp trẻ phát triển tư duy. Ngoài ra để ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi thì một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích luỹ nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng “vốn từ” đó một cách thành thạo. {2} Xuất phát từ tư duy của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ là tư duy trực quan, khả năng tri giác về các sự vật hiện tượng bắt đầu được hoàn thiện, trẻ hay bắt chước những cử chỉ, lời nói của người khác. Trường mầm non là nơi tạo điều kiện để phát triển toàn vẹn nhân cách cho trẻ, trong đó vai trò của cô giáo và hoạt động tích cực của từng cá nhân trẻ có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ của từng trẻ nói riêng. Song để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thì cô giáo mầm non phải làm gì? Làm thế nào để dạy trẻ phát âm chuẩn? cung cấp vốn từ phong phú cho trẻ? Khi hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động ngôn ngữ cô giáo đã phát huy được tính tích cực chưa? Có tạo điều kiện cho trẻ luyện tập khả năng nói, phát âm chính xác không? Sử dụng đúng từ để diễn đạt ý nghĩ của mình trong các tình huống khác nhau chưa?... vô vàn câu hỏi đặt ra. Là cô giáo mầm non người trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ nhà trẻ vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với trẻ mầm non nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 3 tháng tuổi ở trường mầm non thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa" với mong muốn trẻ có ngôn ngữ để giao tiếp và học tập tốt hơn. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Thông qua đề tài này tìm ra những biện pháp tốt nhất giúp trẻ phát âm chuẩn, chính xác và có vốn từ phong phú. Hiểu được ý nghĩa các từ, nói đủ câu, đủ ý và mạnh dạn tự tin trả lời câu hỏi một cách rõ ràng, mạch lạc. Tuyên truyền rộng rãi đến các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung trẻ nhà trẻ nói riêng. Bản thân có thêm kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng 2 nhóm phương pháp sau: *Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp điều tra. Điều tra các thông tin liên quan đến vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ - Phương pháp quan sát: Quan sát qua các hoạt động ghi chép vấn đề liên quan đến phát triển ngôn ngữ để có biện pháp giáo dục phù hợp. - Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn: Giúp trẻ phát âm chuẩn, chính xác, diễn đạt câu rõ ràng mạch lạc - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Xây dựng thiết kế các hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận. Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng gắn liền với nguồn gốc và sự phát triển, sự tồn tại của loài người, Ngôn ngữ là phương tiện để con người hiểu nhau, trao đổi thông tin qua lại với nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển. Để có được ngôn ngữ phong phú chính xác phải phát triển lời nói và hoàn thiện ngôn ngữ cho trẻ theo một quá trình ngay từ nhỏ.{3} Xưa ông cha ta có câu “Thỏ thẻ như trẻ lên ba" "Trẻ lên ba, cả nhà học nói” câu tục ngữ trên nhấn mạnh đến đặc trưng ngôn ngữ của trẻ ở năm thứ 3, vì thời điểm này khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước. Rèn luyện, phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi là viên gạch đầu tiên của nền móng giáo dục mầm non là một quá trình liên tục và có hệ thống. Vì vậy việc lựa chọn phương pháp nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở giai đoạn này là cả một quá trình liên tục và có hệ thống. Đây là câu hỏi đặt cho những người làm công tác giáo dục trẻ mầm non và các bậc làm cha, làm mẹ. {2} Trẻ nhà trẻ là lứa tuổi hay bắt trước và học theo cách làm của người lớn, của bạn bè một cách tự phát, kể cả lời nói việc làm. Trong khi trẻ tập nói nếu được nói đúng và cung cấp nhiều từ mới thì ngôn ngữ của trẻ được phát triển tốt, 4 chính xác. Do vậy muốn trẻ có ngôn ngữ chính xác, có vốn ngôn ngữ trong sáng thì cô giáo, người lớn và mọi người xung quanh phải có phương pháp dạy trẻ phù hợp, giáo viên phải phát âm chuẩn, có kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động tốt để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 2.2. Thực trạng vấn đề. Năm học 2018 – 2019 tôi được nhà trường phân công phụ trách nhóm trẻ 24 – 36 tháng tuổi, với tổng số 21 cháu trong đó có 10 cháu nam và 11 cháu nữ. Đa số trẻ là con em cán bộ công chức, viên chức. Bước đầu thực hiện tôi gặp thuận lợi và khó khăn sau: 2.2.1. Thuận lợi: Trường mầm non thị trấn Rừng Thông nằm ngay trung tâm của huyện Đông Sơn. Cơ sở vật chất nhà trường đạt chuẩn Quốc Gia mức độ I, các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đảm bảo. Đa số phụ huynh là cán bộ công chức, viên chức nên rất quan tâm đến trẻ và các hoạt động của nhà trường. Phụ huynh thường xuyên đưa trẻ đi học đều đúng giờ, cũng như nhiệt tình tham gia các hoạt động ủng hộ cho nhà trường và lớp. Bản thân có trình độ trên chuẩn và đạt giáo viên giỏi cấp huyện năm học 2018 – 2019, có nhiều năm liên tục phụ trách nhóm trẻ, nên cũng có một số kinh nghiệm trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. 2.2.2. Khó khăn: Diện tích phòng học chật hẹp do đó ảnh hưởng đến tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Tuy có cùng độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ không đồng đều, khả năng ngôn ngữ còn hạn chế, nhiều trẻ nói ngọng, nói lắp. Dẫn đến phát âm chưa chuẩn, chưa mạch lạc, chưa đúng ngữ pháp, nhiều trẻ còn nhút nhát, nhận thức chậm, hạn chế trong giao tiếp. Do đặc thù của trẻ nhà trẻ sức khỏe còn yếu nên trẻ đi học không thường xuyên nhất là thời điểm mưa gió, giá rét, ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ chuyên cần và nề nếp của trẻ. Một số phụ huynh còn có suy nghĩ trẻ con còn nhỏ cần được cưng chiều, nên việc rèn luyện phát triển ngôn ngữ cho trẻ gặp không ít khó khăn. 2.2.3. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học: Từ thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, vào đầu năm học tôi tiến hành khảo sát với kết quả như sau: Khảo sát chất lượng đầu năm học 2018 - 2019 Số Đạt Chưa đạt TT Nội Dung trẻ Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 1 2 3 Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn Vốn từ 21 11 52.3 10 47.7 21 10 47.6 11 52.4 Khả năng nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc 21 9 42.8 12 51.2 5 4 Khả năng giao tiếp 21 8 38 13 62 Nhận xét: Với kết quả khảo sát trên tôi thấy kết quả chưa cao, vốn từ và khả năng ngôn ngữ của trẻ rất hạn chế: - Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn đạt 52.3% - Vốn từ của trẻ đạt 47.6% - Khả năng nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc đạt 42.8 % - Khả năng giao tiếp của trẻ đạt rất thấp 38 %. Từ kết quả trên tôi suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp sau nhằm nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 2.3. Các biện pháp thực hiện 2.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ đạt kết quả cao thì giáo viên phải chuẩn bị môi trường giáo dục cho trẻ, vì môi trường đóng vai trò rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Xây dựng môi trường giáo dục là tăng cường các điều kiện, để đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” đáp ứng với nhu cầu phát triển của trẻ và nhu cầu đổi mới của ngành học hiện nay. Môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và đây cũng là nội dung trong tâm của chuyên đề“ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Môi trường hoạt động phong phú, đa dạng sẽ kích thích trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực, trẻ được giao tiếp, ứng xử thì ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ phát triển tốt. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng vào xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp nhằm tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động để phát triển ngôn ngữ. Môi trường giáo dục trong lớp phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ theo lứa tuổi và được thay đổi theo từng chủ đề. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn, sắp xếp khoa học, hợp lý sao cho cô và trẻ dễ thấy, dễ lấy và dễ sử dụng. Môi trường đó tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ, trẻ với những người xung quanh. Ví dụ: Trang trí tên các khu vực chơi bằng những hình ảnh con vật ngộ nghĩnh đáng yêu. Góc thư viện có nhiều các loại sách như: sách truyện, họa báo, tạp trí, truyện tranh… để trẻ xem, lật giở sách chỉ vào tranh các hình ảnh, lắng nghe cô giáo, bạn, người lớn kể chuyện, bắt trước các từ, câu nói trong chuyện... Để lớp học có nhiều sách truyện cho trẻ khám phá, tôi khuyến khích trẻ mang những cuốn truyện tranh, những cuốn tạp chí từ nhà đến lớp để cùng chia sẻ. Ngoài ra, với sự sáng tạo tôi làm những đồ dùng tự tạo trang trí góc sách, những khung rối làm từ các thùng cattong, những cuốn sách làm từ những bìa lịch cũ, những con rối que, rối bóng, rối ngón tay cho trẻ diễn rối, tập đóng kịch…sẽ góp phần làm cho góc sách trở nên ngộ nghĩnh và sinh động hơn rất nhiều. Ví dụ: Chủ đề “ Những con vật đáng yêu” tôi trang trí ở mảng tranh to là môi trường sống của các con vật. Ở dưới góc chơi tôi sắp xếp các đồ chơi về các con vật để trẻ tự chọn con vật mà trẻ thích và gắn vào môi trường sống của các 6 con vật đó. Quá trình trẻ chơi tôi hỏi tên, đặc điểm các các con vật đó cho trẻ được trả lời. Như vậy hàng ngày trẻ đến lớp thường xuyên được hoạt động với đồ chơi, tranh ảnh, trẻ nhận biết được tên gọi, đặc điểm của con vật, đồ vật, tranh ảnh. (Hình ảnh các trẻ hoạt động góc thư viện) Môi trường bên ngoài lớp học cũng không kém phần quan trọng, môi trường bên ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Khi xây dựng môi trường ngoài lớp học càn chú ý phải đảm bảo an toàn, sạch đẹp, phù hợp với trẻ sẽ tạo cơ hội cho trẻ hoạt động khám phá trải nghiệm. Ví dụ: Khi bố trí khu vực hoạt động ngoài trời tôi bố trí rõ ràng từng khu vực như: Khu vực thiên nhiên của bé cần có nhiều cây hoa, cây cảnh, cây con... cho trẻ quan sát, khám phá, chăm sóc. Khu vực vườn cổ tích có nhiều mô hình câu chuyện, có khu vực cho trẻ quan sát, khu vực cho trẻ thực hành trải nghiệm khám phá. Khu vực dành cho trẻ chới cần rộng rãi, thoáng có nhiều đồ chơi, trang thiết bị đảm bảo an toàn, vệ sinh cho trẻ chơi... Quá trình trẻ hoạt động tôi luôn quan tâm, hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ tham gia thực hành, khám phá, trải nghiệm, giao tiếp và giáo dục trẻ đoàn kết, nhường nhịn nhau. Qua đó làm phong phú vốn từ, ngôn ngữ của trẻ được hình thành và phát triển. Đặc biệt khi trẻ có khó khăn gì, hay nhút nhát, tôi khuyến khích, hỗ trợ, động viên để trẻ tích cực trò chuyện, tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp thường xuyên với cô giáo và bạn bè. Khi giao tiếp với trẻ, tôi chú ý đến giọng nói và thái độ, giọng nói dịu dàng, ánh mắt trìu mến, tình cảm nồng ấm của cô sẽ khiến trẻ tự tin hơn rất nhiều. Đồng thời tôi không quên khuyến khích trẻ cố gắng sử dụng ngôn ngữ để lưu lại những ý tưởng và suy nghĩ của mình. Bản thân tôi phải có tác phong sư phạm và lời nói rõ ràng, phát âm chuẩn, ngôn ngữ 7 giao tiếp trong sáng, luôn lắng nghe và trân trọng trẻ. Không gì nhanh chóng và tích cực bằng việc thường xuyên cho trẻ nghe – nói, vì vậy tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ và khuyến khích trẻ nói. 2.3.2. Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi tập có chủ định. Việc tổ chức hoạt động chơi tập có chủ định để phát triển ngôn ngữ cho trẻ rất quan trọng. Vì vậy mỗi đề tài, mỗi hoạt động tôi tìm ra những phương pháp, biện pháp hiệu quả nhất để dẫn dắt giúp trẻ tìm hiểu, khám phá nội dung hoạt động một cách hiệu quả nhất nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. a / Thông qua hoạt động nhận biết: Trẻ nhà trẻ đang trong giai đoạn tập nói, bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh nên trẻ còn nói ngọng, nói lắp nhiều, trẻ thường nói không đủ câu, đủ từ. Vì vậy hoạt động nhận biết là hoạt động quan trọng nhất đối với phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ cho trẻ, nên khi tiến hành hoạt động nhận biết cô giáo cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi một cách rõ ràng, ngắn gọn để hướng dẫn trẻ trả lời đủ câu, đủ từ. Ví dụ: Dạy trẻ nhận biết “Con gà trống” tôi cung cấp cho trẻ từ “gà trống có mào đỏ”, “gáy ò ó o” với hoạt động này tôi bắt chước tiếng kêu con vật, sau đó cho xuất hiện hình ảnh con gà trống đang gáy ò,ó,o trên màn hình, rồi nói Xin chào các bạn. Đố các bạn biết tôi là ai ? (sau khi cả lớp, cá nhân nhận biết và trả lời con gà trống tôi hỏi trẻ) + Con gà trống có những phần gì ? (Cô kết hợp đàm thoại và giới thiê ̣u và nhấn mạnh gà gồm có phần đầu, mình, đuôi và chân ) + Đầu gà trống có gì? (có mắt, có mỏ và mào) + Gà trống có mào màu gì (Gà trống có mào đỏ) + Chân gà để làm gì? + Đuôi gà như thế nào? + Gà thích ăn gì? Sau đó cho trẻ làm tiếng gà trống gáy ò ó o (2-3 lần). Quá trình trẻ trả lời tôi chú ý cho trẻ nói rõ ràng, đủ câu, đủ từ và cho trẻ liên hệ với thực tế. Ví dụ: Dạy trẻ nhận biết “Quả Cam” tôi muốn cung cấp từ “Quả cam màu vàng” cho trẻ, thì tôi phải chuẩn bị quả càm màu vàng để trẻ quan sát. Trẻ sẽ sử dụng các giác quan như: sờ, nhìn, ngửi, nếm…..nhằm phát huy tính tích cực của tư duy, rèn khả năng ghi nhớ có chủ đích. Giúp trẻ hứng thú vào đối tượng tôi hỏi trẻ: + Đây là quả gì? (Cho cả lớp, cá nhân trẻ phát âm "quả cam") + Quả cam có màu gì? (Cho cả lớp cá nhân phát âm "Quả cam màu vàng") ( Tôi cho trẻ cầm, sờ, ngửi quả cam thật để trẻ cảm nhận ) - Cô hỏi trẻ: + Quả cam có dạng hình gì? + Vỏ quả cam như thế nào? (Nhẵn hay sần sùi) + Quả cam có mùi gì? - Các con có biết bên trong quả cam có gì không? (Cô sẽ bóc và bổ quả cam ra các con cùng xem nhé!) - Cô vừa bóc vỏ quả cam hỏi trẻ: 8 + Cô đang làm gì đây? + Vỏ cam có ăn được không? + Không ăn được thì chúng mình phải để ở đâu? + Sau khi bóc vỏ và bổ quả cam ra thì các con thấy bên trong quả cam có gì? - Cô cho trẻ ăn cam hỏi trẻ: Quả cam có vị gì? Cô khái quát và nhấn mạnh quả cam có vị chua có chứa rất nhiều vitamin nên rất tốt cho cơ thể. Khi ăn các con không được ăn vỏ và hạt, các con nhớ bỏ vỏ và hạt đúng nơi quy định. Trong khi trẻ trả lời tôi phải chú ý đến câu trả lời của trẻ. Trẻ phải nói rõ ràng đủ câu, đủ từ theo yêu cầu câu hỏi của cô. Nếu trẻ nói thiếu từ, nói ngọng, nói lắp tôi phải sửa ngay cho trẻ. ( Hình ảnh cô cho trẻ nhận biết quả cam màu vàng) Thông qua hoạt động nhận biết tôi chú ý quan sát đến từng cá nhân trẻ nếu trẻ nhận biết chưa đúng tôi hướng dẫn cụ thể lại cho trẻ, nếu trẻ không trả lời được hoặc trả lời sai, nói ngọng, nói lắp thì tôi gợi ý hỏi trẻ đến đâu thì dừng lại cho trẻ tập nói những từ đó, tôi phải kiên trì sửa sai cho trẻ, nhấn mạnh để trẻ nói theo. Sau mỗi lần trẻ nói đúng tôi khuyến khích động viên để trẻ mạnh dạn, tự tin hứng thú trong hoạt động, từ đó kích thích phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ. b/ Thông qua hoạt động truyện, thơ: Truyện, thơ là phương tiện quan trọng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Không chỉ là rèn luyện cho trẻ phát âm đúng ngữ pháp, mà quan trọng hơn cả là phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng cấu trúc câu, nói đúng ngữ pháp, là phương tiện vạn năng, trọn vẹn và có hiệu quả giao tiếp, có vai trò to lớn trong 9 việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Song để phát huy được vai trò của truyện thơ trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ, thì cô giáo cần phải có phương pháp giúp trẻ làm quen với truyện thơ một cách hiệu quả nhất. Ví dụ: Khi dạy câu chuyện “Thỏ con không vâng lời” tôi cung cấp từ “chơi mãi” và giải thích cho trẻ hiểu chơi mãi là chơi rất lâu, từ“xa thật xa” có nghĩa rất là xa. Khi kể diễn cảm tôi chú ý nhấn mạnh vào từ “chơi mãi”“xa thật xa”. Sau đó đàm thoại về nội dung câu chuyện với trẻ. - Thỏ mẹ trước khi vắng nhà đã dặn Thỏ con như thế nào? (con ở nhà chớ đi chơi xa nhé) - Thỏ con đã hứa với mẹ làm sao? (vâng ạ con sẽ không đi chơi xa đâu mẹ ạ) - Thỏ mẹ vừa đi khỏi nhà thì ai đã đến rủ Thỏ con đi chơi? (bươm bướm) (Cho trẻ làm làm bạn Bươm Bướm gọi Thỏ con 2-3 lần)! - Khi Thỏ con đi chơi với Bươm Bướm thì chuyện gì đã xảy ra với Thỏ con? (Thỏ con không nhớ đường về nhà) - Thỏ con ngồi khóc một mình và ai đã giúp Thỏ con? (Bác gấu) - Về đến nhà Thỏ con đã làm gì? (Thỏ nói “Con xin lỗi mẹ “ và cảm ơn Bác Gấu) (Các con hãy khoanh tay lại cùng bạn Thỏ con cảm ơn Bác Gấu) Ví dụ: Khi dạy trẻ bài thơ: “Con cá vàng” sau khi ổn định tổ chức gây hứng thú đọc diễn cảm, đến phần trích dẫn nội dung đàm thoại cùng trẻ. + Bài thơ có tên là gì? Do ai sáng tác? ( Con cá vàng, của nhà thơ Định Hải) + Bài thơ nhắc đến con vật nào? ( Con cá vàng) + Con cá vàng bơi như làm sao? ( Bơi nhẹ nhàng) ( Sau đó giải nghĩa từ “nhẹ nhàng” có nghĩa là cá vàng bơi chậm rất nhẹ) + Con cá vàng bơi ở đâu? (bơi ở dưới nước) Tổ chức cho trẻ đọc thơ với giọng nhẹ nhàng. Nhấn mạnh vào một số từ như cá vàng, bơi nhẹ nhàng, bể nước… và chú ý sửa sai cho trẻ Tất cả các câu trẻ lời tôi đều chú ý hướng cho trẻ trả lời đúng, rõ ràng, đủ câu, đủ ý và nhiều trẻ được trả lời, nếu có trẻ nào trả lời sai tôi có thể nói trước để trẻ nói theo cô. Như vậy thông qua hoạt động thơ, truyện giúp trẻ cảm nhận được âm, vần điệu, nhịp điệu của tiếng việt, phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ đồng thời giúp trẻ làm quen với cách diễn đạt ngôn ngữ văn học. Việc giải thích từ khó, từ mới giúp trẻ hiểu nghĩa của từ mới, từ khó đó sẽ góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Sử dụng câu hỏi đàm thoại được sắp xếp theo trình tự có tổ chức, có kế hoạch nhằm đi sâu và chính xác hệ thống và những biểu tượng trẻ thu lượm được, yêu cầu trẻ phải suy nghĩ lựa chọn để trả lời câu hỏi cô đặt ra. 10 (Hình ảnh trẻ trả lời câu hỏi của cô giáo trong hoạt động Truyện thơ) c/ Thông qua hoạt động âm nhạc: Hoạt động âm nhạc cũng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Thông qua hoạt động âm nhạc trẻ được hát các lời bài hát, được vận động khi hát trẻ tập trung vào âm sắc và giai điệu, mà âm sắc và giai điệu của từ sẽ giúp trẻ phát âm đúng từ đó. Khi hát một bài hát là trẻ đang thực hành phát âm. Mỗi bài hát đều thể hiện một khung cảnh khác nhau, có bài hát nói về các con vật, bài hát nói về cỏ cây hoa lá, ca ngợi thiên nhiên, đất nước, con người với những hình ảnh thân thuộc với trẻ như bà, mẹ, chú bộ đội, cô giáo, các bạn nhỏ….. gợi cho trẻ yêu quý các con vật, cỏ cây hoa lá, tình yêu quê hương đất nước, sự quan tâm yêu thương gắn bó với người thân, lòng biết ơn với những người đã cống hiến cho đất nước… (Hình ảnh cô và trẻ đang hát vận động âm nhạc) 11 Ví dụ: Bài hát về con vật “Con gà trống”, “Là con mèo” “Gà trống mèo con và cún con” “ếch ộp”…. Bài hát về cỏ cây hoa lá “Cây bắp cải” “Bài hát về thiên nhiên “Mùa hè đến” “Sắp đến tết rồi” “Trời nắng, trời mưa”. Bài hát về đồ vật “ Đôi dép” “Lái ô tô” “Đoàn tàu nhỏ xíu”. Bài hát về con người “Cô và mẹ“ “Mẹ yêu không nào”… Những ca từ trong bài hát đã được tác giả lựa chọn rất gần gũi và phù hợp với trẻ. Nên học ngôn ngữ qua âm nhạc là phương pháp tốt nhất để học cách sử dụng từ chính xác. Vì thế âm nhạc trở thành một công cụ dạy ngôn ngữ hiệu quả nhất đối với trẻ mầm non. Thông qua hoạt động âm nhạc trẻ được tiếp xúc với dụng cụ âm nhạc như: Trống, xắc xô, phách tre, mũ múa, quạt múa…. kết hợp vận động với nhạc cụ, giai điệu bài hát với nhiều hình thức hoạt động. Như vậy khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển, vốn từ của trẻ được tăng lên, kỹ năng giao tiếp của trẻ được phát huy. 2.3.3.Biện pháp 3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi tập ở các khu vực chơi và mọi lúc, mọi nơi. a/ Thông qua hoạt động chơi tập ở các khu vực chơi: Đây cũng là một trong hình thức quan trọng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, thông qua chơi có tác dụng tích cực hoá vốn từ và làm giàu ngôn ngữ cho trẻ, chơi là thời gian trẻ thoải mái nhất và làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, qua chơi trẻ được sử dụng nhiều từ khác nhau, để chơi và giao tiếp. Ví dụ: Khu vực chơi “Thao tác vai” trẻ chơi “bế em” tôi đến hỏi trẻ. Các con đang chơi gì đây? Thế Búp bê có những đồ dùng gì ? (Giường, nồi, bát, thìa…) với những đồ chơi này các con định làm gì? (Cháu sẽ bế búp bê, cho búp bê ăn, ru búp bê ngủ…) Đúng rồi các con sẽ nấu ăn cho búp bê ăn, cho búp bê uống nước và cho búp bê ngủ nhé. Qua góc chơi này trẻ được chơi với búp bê, trong khi chơi trẻ trò chuyện với búp bê, và giao tiếp với bạn chơi cùng nhóm với nhau như. + Búp bê nhà bạn ăn chưa? + Giờ tôi cho búp bê nhà tôi ăn đây! + Hôm nay búp bê nhà bạn ăn món gì? + Búp bê nhà tôi hôm nay ăn bột tôm đấy! Sau đấy trẻ có thể bế và nói chuyện với Búp bê: “Búp bê của mẹ ngoan để mẹ cho ăn nào” (trẻ bế búp bê và giả vờ đút cho búp bê ăn) + Búp bê ăn ngoan để mẹ ru búp bê ngủ nào? (trẻ âu yếm búp bê) Thông qua trò chơi thao tác vai cô dạy trẻ về kỹ năng sống, giao tiếp ngôn ngữ với nhau thể hiện tình cảm yêu thương với các em bé. Ví dụ: Ở khu vực chơi “Bé xem tranh và nghe kể truyện” chủ đề “Những con vật đáng yêu” Tôi giới thiệu hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều tranh các con vật nuôi trong gia đình (gà, mèo, chó, vịt..) các con nhìn xem có những con vật gì nào? Cho trẻ quan sát chỉ và nói tên các con vật trong tranh mà trẻ nhìn thấy. Sau đó cho trẻ xem tranh và nói tên, đặc điểm các con vật…. Rồi kể truyện về các con vật cho trẻ nghe. Ví dụ: Khu vực chơi hoạt động với đồ vật tôi hỏi trẻ các con nhìn xem cô đã chuẩn bị những đồ dùng gì nào? (trẻ trả lời các khối vuông, khối tam giác, 12 khối chữ nhật…) Các con chơi gì với các khối này? (trẻ nói xếp chuồng, xếp đường đi cho các con vật nuôi trong gia đình). Các con nhớ cầm khối vuông đặt ở dưới và xếp chồng khối tam giác lên trên làm ngôi nhà nhé, các khối chữ nhật xếp cạnh nhau để tạo thành đường đi…. Như vậy thông qua trò chơi ở các khu vực chơi trẻ được chơi cùng nhau, cạnh nhau và trao đổi trò chuyện giao tiếp với nhau như vậy ngôn ngữ trẻ được tích lũy và phát triển. (Cô đang trò chuyện với trẻ trò chơi bế em) b/ phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động mọi lúc, mọi nơi: Để giúp trẻ nhận biết và ôn luyện kiến thức và phát triển ngôn ngữ, thì hoạt động mọi lúc, mọi nơi là rất cần thiết nhằm giúp trẻ ôn luyện và củng cố kiến thức. Ví dụ: Thông qua giờ đón, trả trẻ tôi cho trẻ xem tranh ảnh treo trên tường, đồ chơi ở các góc chơi tôi trò chuyện kích thích trẻ trả lời câu hỏi của cô như: Con chim đâu? Đây là cái gì? Dùng để làm gì? Ba lô của con đâu? Dép con để chỗ nào?... Hoặc trò chuyện cùng trẻ và yêu cầu trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, như: Hôm nay ai đưa con đi học? Mẹ đưa con đi học bằng phương tiện gì? Gia đình con có những ai?... Rồi cô đọc thơ và kể những câu chuyện phù hợp với trẻ, yêu cầu, khuyến khích trẻ trả lời một số câu hỏi đơn giản qua nghe câu chuyện cô kể như: Con vừa nghe câu chuyện gì? Trong truyện có nhân vật nào?… Qua trò chuyện tôi cung cấp thêm vốn từ cho trẻ đặc biệt là dạy trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua trò chuyện tôi mới có thể cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ nhiều hơn. Thông qua trò chuyện, giao tiếp, trả lời các câu hỏi từ đó vốn từ của trẻ được tích lũy, ngôn ngữ của trẻ được hoàn thiện và phát triển hơn. 13 (Hình ảnh cô đang trò chuyện với trẻ) Ví dụ: Giờ dạo chơi ngoài trời trẻ được quan sát, trò chuyện về sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên xung quanh trường, trò chuyện về các con vật cây cối trong sân trường hỏi trẻ: Con nhìn thấy gì? con chim đang làm gì? Cây hoa gì đây? Cây hoa có màu gì? Chủ đề “Bé với phương tiện giao thông” khi cho trẻ dạo chơi ngoài sân trường đến gần xe máy tôi hỏi trẻ: Đây là cái gì? xe máy dùng để làm gì? xe máy đi lại ở đâu? là phương tiện giao thông đường gì?.. Trong giờ ăn tôi hỏi trẻ: Hôm nay con ăn cơm với thức ăn gì? Canh rau gì? Con ăn có ngon miệng không? (Bằng các câu hỏi tôi hỏi, trò chuyện để trẻ trả lời. Quá trình hỏi trẻ tôi luôn khuyến khích để trả trả lời, sửa sai câu trả lời của trẻ khi trẻ nói sai, nói thiếu thành phần kịp thời để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Ngoài ra, tôi tạo cơ hội cho trẻ được nghe các âm thanh khác nhau từ môi trường như: Tiếng kêu của các con vật, tiếng nước chảy, tiếng mưa rơi, tiếng gió thổi, âm thanh của các phương tiện giao thông…Bên cạnh đó, tổ chức cho trẻ hoạt động kết hợp với lời nói trong các trò chơi, đây là cơ hội để trẻ trải nghiệm, vận dụng vốn ngôn ngữ đã tích lũy được vào hoạt động, đây là điều kiện rất tốt để trẻ phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình. Như vậy qua việc tổ chức hoạt động chơi tập các khu vực chơi và ôn luyện kiến thức mọi lúc, mọi nơi trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động một cách tích cực. Quá trình tổ chức hoạt động tôi luôn chú ý, quan tâm tìm hiểu đặc điểm từng trẻ để sửa sai uốn nắn kịp thời lời nói, câu trả lời của trẻ. Những câu hỏi tôi đặt ra sẽ giúp trẻ tích luỹ được những vốn từ, phát triển ngôn ngữ chính xác, mạch lạc, rõ ràng hơn. 2.3.4. Biện pháp 4: Lựa chọn câu hỏi cho phù hợp với từng đối tượng trẻ. 14 Trẻ mầm non rất thích được khen ngợi và tìm tòi khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh nhất là trẻ nhà trẻ, mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt nên khi tiến hành phát triển ngôn ngữ cho trẻ tôi không được đánh đồng mọi trẻ như nhau mà cần chú ý tới từng cá nhân, từng đối tượng trẻ. Bởi vì trẻ có cùng độ tuổi nhưng nhận thức và ngôn ngữ của trẻ không đồng đều và rất khác nhau. Vì vậy để giúp trẻ nhận biết sự vật hiện tượng và tăng vốn từ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì tôi phải là người trả lời đúng, đầy đủ câu hỏi của trẻ đặt ra, tôi cần tạo ra nhiều tình huống cho trẻ tìm tòi khám khám phá. Những câu hỏi đặt ra phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và phù hợp với từng đối tượng trẻ. Đặc biệt bản thân tôi phải là tấm gương về lời nói đến hành động cho trẻ học tập. Ví dụ: Trẻ trong một lớp nhưng có trẻ trung bình, trẻ thì nhanh nhẹ hiếu động, trẻ thì chậm chạp, nhút nhát, có trẻ nói ngọng, trẻ nói lắp. Chính vì vậy mà tôi cần lự chọn các câu hỏi cho phù hợp với từng đối tượng trẻ để kích thích trẻ trả lời và phát triển ngôn ngữ. Đối với trẻ nhận thức trung bình tôi thường đặt câu hỏi phù hợp với trẻ như. Con gì đây? Cái gì đây? Đây là ai? Đang làm gì?... khi nhận biết về quả cam tôi hỏi trẻ: Quả gì gì đây? Quả cam có màu gì? hay khi nhận biết về con gà trống hỏi trẻ con gì đây? Con gà trống đang làm gì?…. Đối với trẻ nhận thức nhanh và hiếu động tôi đặt câu hỏi yêu cầu cao hơn để kích thích trẻ phải tư duy trả lời như: Cũng là quan sát quả cam tôi hỏi trẻ: Quả cam này như thế nào? quả cam có vị gì? Khi quan sát về Con cá hỏi trẻ: Con có nhận xét gì về con cá? Con cá sống ở đâu? Ngoài con cá ra còn có con gì sống ở dưới nước nữa?... Đối với trẻ nhận thức chậm tôi cho trẻ nhắc lại câu hỏi của cô, của bạn. Dùng câu hỏi gợi mở để cho trẻ trả lời như: Con gà trống đâu? Con gì gáy ò ó o? Con gì kêu meo meo? Còn gì kêu cạc cạc cạc… Đối với trẻ nhút nhát, ít hoạt động, ít nói tôi gần gũi, trò chuyện, ân cần, nhẹ nhàng, thân thiện, động viên tạo cho trẻ cảm giác tự tin khi trò chuyện, trả lời các câu hỏi, tạo các tình huống cho trẻ cảm thấy tự tin để trả lời các câu hỏi, trò chuyện. Đồng thời tôi dành thời gian gần gũi, trò chuyện với trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động tập thể giúp trẻ được giao tiếp nhiều hơn. Như khi dạy trẻ nhận biết về các con vật nuôi tôi hỏi trẻ: “Cô biết nhà bạn Quỳnh Anh nuôi rất nhiều các con vật con hãy kể về những con vật nhà con nuôi cho cô và các bạn cùng nghe nào?” khi trẻ kể xong tôi không quên khuyến khích tán thưởng để trẻ mạnh dạn tự tin hơn. Đối với trẻ nói lắp: Tôi tập cho trẻ nói từ từ, nói chậm rãi, nói nhiều lần nói rõ ràng các câu, từ. Quá trình trẻ nói, trả lời tôi không quên tạo tâm thế thoải mái cho trẻ khi tập nói và trả lời các câu hỏi. Đối với trẻ nói ngọng tôi thường xuyên cho trẻ trả lời và nói nhiều lần các câu, từ. Nếu trẻ chưa nói được tôi có thể nói trước để cho trẻ nói theo, nói cùng cô, nói nhiều lần đến khi trẻ nói đúng các câu, từ đó. Đặc biệt trong sinh hoạt hàng ngày tôi không quên quan tâm chú ý giúp đỡ sữa sai kịp thời và thường xuyên cho trẻ tập nói và tuyệt đối là không nhắc lại cái sai của trẻ. Như vậy thông qua biện pháp sử dụng câu hỏi phù hợp với từng cá nhân, từng đối tượng trẻ, sẽ giúp trẻ nhận biết các sự vật hiện tượng phù hợp với nhận 15 thức và khả năng của từng trẻ. Từ đó giúp ngôn ngữ của trẻ phát triển hiệu quả nhất và đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển lời nói và kỹ năng đối thoại trong giao tiếp cho từng cá nhân trẻ. 2.3.5.Biện pháp 5: Sử dụng các trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đây là một trong những phương pháp mà giáo viên sử dụng các loại trò chơi khác nhau để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trò chơi chiếm giữ vị trí quan trọng trong các hoạt động giáo dục trẻ, Qua chơi trẻ được cung cấp, tích luỹ được nhiều vốn từ và từ đó trẻ hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết sử dụng “số vốn từ ” đó một cách thành thạo. Có nhiều trò chơi với mục đích dạy nói cho trẻ như trò chơi luyện phát âm, luyện thở ngôn ngữ, phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp nói mạch lạc. Ví dụ:*Trò chơi “Gọi tên” {6} + Mục đích: Tập cho trẻ nói một số từ mới + Chuẩn bị: Một con rối + Tiến hành: Cô dùng rối để nói chuyện cùng trẻ, cho rối hỏi trẻ - Xin chào, tên bạn là gì? (trẻ trả lời tên mình) - Còn mình tên là Cún. Bạn đi cái gì ở chân vậy? Mình thích cái đó lắm. Chúng là cái gì đấy ? (Đôi giầy hoặc đôi dép) *Trò chơi “Đồ vật để làm gì” {6} + Mục đích: Giúp trẻ chỉ đúng đồ vật khi người lớn nói về công dụng của nó. + Chuẩn bị: Một bộ tranh về đồ vật quen thuộc với trẻ như: Cái ấm, ghế, đồ chơi, bàn trải đánh răng, cái thìa, cái bát... + Tiến hành: Cùng trẻ xem các bức tranh đó, nói chuyện với trẻ về công dụng của các đồ vật đó. Chú ý xem trẻ có thể gọi tên và chỉ ra được những bức tranh về các đồ vật mà cô đang nói tới hay không. - Chúng ta dùng cái gì để xúc cơm ăn? (Cái thìa) - Cái bàn trải để làm gì? (Cái bàn trải để đánh răng) - Cái cốc dùng để làm gì? ( Cái cốc dùng để uống nước) - Cái bát dùng để làm gì? ( Cái bát dùng để đựng cơm) - Cái mũ để làm gì? ( Cái mũ để đội) - Cái áo để làm gì? ( Cái áo để mặc) (Lưu ý: Khi trẻ sử dụng bất kỳ một đồ vật thực nào, chúng ta đều phải nói với trẻ về công dụng của đồ vật và cách thức sử dụng đồ vật đó). *Trò chơi: Nói xem đồ vật gì ở đâu? {6} +Mục đích: Tập cho trẻ sử dụng một, hai từ để nói về địa điểm (trên, dưới, trong, ngoài ) + Chuẩn bị: Các bức tranh có những con vật, người hoặc các đồ đạc trên dưới, trong, ngoài những đồ vật khác như: Một bé gái đang che ô, một con mèo đang nằm trong hộp. + Tiến hành: Cùng trẻ xem tranh, yêu cầu trẻ tự nói những con vật gì trong bức tranh, nằm ở đâu. Nếu trẻ muốn chỉ vào bức tranh thay vì dùng lời nói hãy cứ để trẻ làm như vậy. Sau đó, cô hãy nói thay trẻ những từ ngữ mô tả những gì trẻ muốn nói. - Bạn gái đang ở đâu? Đúng rồi bạn gái đang ở dưới cái ô. Trời đang mưa nên bạn ấy phải đứng dưới cái ô đấy (nếu trẻ không hiểu từ “ở đâu” thì cô giải 16 thích cho trẻ hiểu *Trò chơi: “Nói to, nói nhỏ” {6} + Mục đích: Tập cho trẻ nói to hoặc nói nhỏ và đọc một vài đoạn thơ hợp với lứa tuổi. + Tiến hành: Nói với trẻ là các con sẽ tập nói to, nói nhỏ. Cho trẻ nghe bạn đọc một đoạn thơ ngắn bằng giọng bình thường, sau đó bạn và trẻ đọc lại thật to, sau đó đọc nhỏ. Chú ý xem trẻ có thể đọc thầm được đoạn thơ hay không. Nói với trẻ khi nào nên nói to, khi nào nói nhỏ. Chú ý xem trẻ có thể nhận biết được chúng ta đang nói to, hay nói nhỏ không. Yêu cầu trẻ nói to hoặc nhỏ. Để trẻ tự nói xem trẻ nói như thế nào và khi nào thì nên nói to, khi nào nên nói nhỏ. *Trò chơi “Chiếc đồng hồ” {6} + Mục đích: Luyện phát âm và thực hiện động tác theo đúng nhịp câu thơ. + Hướng dẫn Cô hướng dẫn bé đưa hai tay cầm lấy hai vành tai. Cô và trẻ cùng nói : “Tích” và nghiêng người sang bên phải, nói “Tắc” và nghiêng người sang trái. Tiếp theo, Cô và trẻ cùng nói : “Tích tắc, tích tắc” liên tục và nghiêng người sang phải rồi sang trái. Sau đó, Cô cho trẻ nói câu dài hơn: “Đồng hồ tích tắc” và làm động tác nghiêng người sang hai bên theo nhịp 1/1. Cô và trẻ cùng đọc bài văn vần: Tích tắc tích tắc Đồng hồ quả lắc Kim ngắn chỉ giờ Kim dài chỉ phút Tích tắc tích tắc. *Trò chơi:. Bắt chước tiếng kêu của các con vật nuôi {6} + Mục đích: Luyện phát âm tiếng kêu và vận động theo động tác của các con vật nuôi. + Hướng dẫn: Cô vừa gọi tên từng con vật vừa cùng trẻ phát âm tiếng kêu và làm động tác của các con vật nuôi 3 – 4 lần. Gà trống: Vỗ 2 bàn tay vào mông 3 cái rồi phát âm “Ò ó o” Vịt: đưa hai bàn tay lên miệng giả làm mỏ vịt (một tay ngửa, một tay úp, vỗ hai bàn tay vào nhau 3 lần) và phát âm “ Cạc cạc cạc…” Dê: chống 2 tay vào hông, đầu gật gật 3 lần rồi phát âm “ Be be be” Bò: Chống 2 tay vào hông, đầu lắc lắc 3 lần rồi phát âm”Ùm bò” Mèo: Úp 2 tay vào nhau và kê dưới má rồi phát âm “Meo meo meo” Chó: Co 2 cánh tay trước ngực, 2 bàn tay đưa ra phía trước và rồi phát âm “Gâu gâu gâu” Ong: Dang rộng 2 tay sang 2 bên, vẫy vẫy rồi phát ra âm “rì rì rì” Có thể thay các âm thanh của các con vật bằng âm thanh của phương tiện giao thông như: Kính coong, kính coong (xe đạp), bim bim bim (xe máy), Bíp bíp bíp (Ô tô), ù ù ù (máy bay), xìch xịch xình xịch ( tàu hỏa). 17 (Cô đang hướng dẫn trẻ chơi trò chơi ) Tuỳ theo yêu cầu và nội dung của trò chơi, cô giáo tổ chức gây hứng thú cho trẻ chơi giúp ngôn ngữ của trẻ dần dần được hình thành trọn vẹn hơn. Như vậy thông qua trò chơi trẻ sẽ được thực hành ngôn ngữ, trả lời những hiểu biết của mình và học hỏi cô giáo và bạn bè. Qua sử dụng trò chơi để phát triển ngôn ngữ tạo cho trẻ một trạng thái học nói tự nhiên đây là con đường nhanh nhất để trẻ bắt chước, tập nói và ghi nhớ lâu những từ ngữ mới học được, tích cực hóa vốn từ, lời nói mạch lạc hơn, ngôn ngữ phát triển tốt hơn. 2.3.6. Biện pháp 6: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua phối hợp với phụ huynh. Việc kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường là rất cần thiết, và là trọng tâm của các hoạt động kết hợp. Gia đình là nơi trẻ được sinh ra và lớn lên và hình thành nhân cách, ảnh hưởng giáo dục của gia đình đến với trẻ là đầu tiên và sớm nhất. Nên tôi kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, trao đổi thống nhất về cách chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ nói chung, giáo dục ngôn ngữ nói riêng. Cụ thể theo từng chủ đề, từng tháng, tuần để phụ huynh nắm được. Trẻ nhà trẻ là giai đoạn tập nói, vốn từ trẻ phát triển nhanh, vai trò của gia đình ảnh hưởng rất lớn tới ngôn ngữ của trẻ. Vì vậy bước vào đầu năm học, tôi xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ và đưa ra bàn bạc với phụ huynh để thống nhất các biện phát phát triển lời nói, phát triển vốn từ cho trẻ. Ví dụ: Thông qua cuộc họp phụ huynh, giờ đón, trả trẻ, trao đổi qua điện thoại về kiến thức giúp trẻ học nói ở nhà, một số lỗi phát âm của trẻ như trẻ nói ngọng, trẻ ít nói, phát âm sai, trẻ nhút nhát... để phụ huynh có biện pháp giáo dục thêm cho trẻ ở nhà. Nhắc nhở phụ huynh phải dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ, cho trẻ được tiếp xúc nhiều với các sự vật hiện tượng xung quanh, thường xuyên đặt câu hỏi kích thích trẻ trả lời đúng, đủ câu, và lắng nghe trả lời câu hỏi của trẻ (tránh trả lời đại khái qua loa cho xong). Ví dụ: Khi cho trẻ đi chơi, đi công viên, siêu thị, đi đường hoặc đi đâu đó 18 phụ huynh có thể giới thiệu về thiên nhiên, các sự kiện xã hội… tạo cơ hội cho trẻ tìm hiểu, khám khá về thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá, các con vật đồ vật, đồ chơi để kích thích trẻ trả lời đúng, rõ ràng và đầy đủ câu. Đối với trẻ nói ngọng, nói lắp, nói ngược câu, nói câu thiếu thành phần, như cháu Minh Châu nói ngọng, Cháu Hữu Nhân nói ngược, cháu Nhật Minh nhút nhát, ít nói tôi đề nghị Phụ huynh về nhà rèn luyện trẻ pháp âm, sửa câu từ cho trẻ, quan tâm đến cháu nhiều hơn, để rèn luyện và phát triển vốn từ cho trẻ. Giải thích cho phụ huynh hiểu những lời nói của người thân trong gia đình là môi trường giáo dục tốt nhất để trẻ được sửa âm, sửa ngọng. Từ đó giúp trẻ nói đúng, nói rõ ràng, nói mạch lạc, đủ câu, đủ ý. Vì vậy người lớn trong gia đình luôn là tấm gương cho trẻ noi theo. ( Hình ảnh cô hướng dẫn trẻ chào mẹ) Ngoài ra tôi hướng dẫn phụ huynh sưu tầm những cuốn thơ, truyện có hình ảnh to, nội dung phù hợp với trẻ nhà trẻ để dạy thêm trẻ ở nhà giúp ngôn ngữ trẻ phát triển. Mặt khác tôi đăng tải một số tài liệu, bài hát, thơ ca, hò vè, truyện, thơ trò chơi trên Faebook, Zalo cho phụ huynh nắm bắt được chương trình và có thêm kiến thức, tài liệu để dạy trẻ ở nhà giúp ngôn ngữ của trẻ phát triển ngày một tốt hơn. 2.4. Kết quả đạt được. Qua áp dụng các biện pháp trên bản thân tôi thu được kết quả như sau: Đối với phụ huynh: Đa số phụ huynh nhận thức và hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ đối với trẻ. Từ đó phụ huynh tin tưởng vào cô giáo, yên tâm gửi con đến trường như vậy tỷ lệ huy động trẻ đến trường ngày càng cao, công tác phối hợp với phụ huynh tốt hơn. Đối với giáo viên: Nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Có nhiều kinh nghiệm giáo dục rèn luyện trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt hơn. Đối với trẻ: Trẻ phát âm đúng, mạnh dạn tư tin trong giao tiếp và tham gia các hoạt động, đặc biệt vốn từ của trẻ được phát triển rõ rệt. Trẻ nhận biết sự 19 vật hiện tượng một cách chính xác, khi giao tiếp trẻ nói đủ câu, đầy đủ thành phần, nói mạch lạc, rõ ràng hơn, trẻ không nói ngọng, nói lắp. Tư duy ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ biết vận dụng vốn từ vào cuộc sống hàng ngày. Khảo sát chất lượng cuối năm TT Nội Dung Số Đạt Chưa đạt trẻ Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ % % 1 Khả năng nghe hiểu ngôn 21 19 90.4 2 9.6 ngữ và phát âm chuẩn 2 Vốn từ 21 21 100 0 0 3 Khả năng nói đúng ngữ 21 21 100 0 0 pháp, nói mạch lạc 4 Khả năng giao tiếp 21 19 90.4 2 9.6 Nhận xét: Qua kết quả khảo sát cuối năm tôi thấy tỷ lệ trẻ đạt yêu cầu so với đầu năm tăng lên rõ rệt cụ thể như sau: - Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn đạt 90.4% tăng 38.1% - Vốn trừ của trẻ đạt 100% tăng 52.4% - Khả năng nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc đạt 100% tăng 57.2% - Khả năng giao tiếp của trẻ đạt 90.4% tăng 52.4%. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1.Kết luận: Qua áp dụng các biện pháp và thu được kết quả trên bản thân tôi rút ra kết luận như sau: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Vì vậy cô giáo mầm non cần phải có lòng yêu nghề mến trẻ, kiên trì, chịu khó để tìm ra những biện pháp thiết thực phù hợp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tích cực và hiệu quả. Bản thân mỗi cô giáo không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện ngôn ngữ của mình để phát âm chuẩn. Tăng cường cho trẻ tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá sự vật hiện tượng xung quanh, đặt nhiều câu hỏi cho trẻ trả lời. Giáo viên biết tạo tình huống có vấn đề cho trẻ tích cực hoạt động, tích cực nói, trả lời câu hỏi, trò chuyện cùng cô. Giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ để có biện pháp giáo dục, rèn luyện uốn nắn kịp thời, cô giáo và người lớn luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Các hoạt động cô luôn tạo không khí nhẹ nhàng, vui tươi, thoải mái, lồng các nội dung giáo dục một cách phù hợp cho trẻ. Chú ý quan tâm đến những trẻ nhút nhát, trẻ yếu, trẻ nói ngọng, nói lắp, dành thời gian gần gũi trò chuyện với trẻ giúp trẻ được phát âm, trả lời, đựơc sửa câu từ nhiều hơn từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể giúp trẻ được giao tiếp nhiều hơn. Thường xuyên ôn luyện cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động, chú ý đến tổ chức nhiều trò chơi sử dụng ngôn ngữ. Tích cực cho trẻ làm quen với thiên nhiên để phát triển khả năng quan sát, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan