Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng môn toán cũng như các môn học khác ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng môn toán cũng như các môn học khác

.DOC
11
148
84

Mô tả:

A . ĐẶT VẤN ĐỀ Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là chất lượng môn Toán lớp 5. Việc đổi mới PPDH nhằm giúp HS yếu kém môn Toán cũng như môn học khác đạt kết quả tốt hơn là điều hết sức cần thiết đối với người giáo viên. Thực tế trong địa phương nơi tôi đang công tác giảng dạy có rất nhiều học sinh học yếu môn Toán. Vậy làm thế nào để các em học yếu môn Toán vươn lên đạt mức trung bình để cuối năm không có học sinh lưu ban? Đó là điều quan trọng đặt ra đối với giáo viên như điều trăn trở đối với bản thân tôi để có giải pháp thích hợp đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng môn Toán. Vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi đã rút ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Toán cũng như các môn học khác. B. NỘI DUNG I. Thực trạng 1. Thực trạng về giáo viên a. Ưu điểm - Về mặt kiến thức: GV đã truyền thụ một cách chính xác, đầy đủ các nội dung của bài học cho học sinh. - Về mặt phương pháp: GV đã có sự phối hợp hài hoà hợp lý các PP giảng dạy để làm nổi bật được trọng tâm của bài. - Để giúp học sinh năm vững kiến thức, GV đưa ra ví dụ minh hoạ gần gũi với các em và yêu cầu các em đưa ra ví dụ khác minh hoạ. b. Tồn tại - Trong khi dạy bài mới, GV chưa thực sự quan tâm đến đối tượng HS mà chỉ chú ý đến trình độ chung của cả lớp. - Giáo viên chưa đưa ra được hình thức và phương pháp phù hợp để các em tiếp thu bài tốt hơn, có hứng thú khi học bài. - Một số giáo viên chủ quan, dạy chưa đến nơi đến chốn nên khi gặp một bài toán cụ thể, học sinh không xác định được dạng toán đó neen không giải được bài toán. 2. Thực trạng về học sinh 1 Đa số các em đều nắm được kiến thức cơ bản của chương trình và vận dụng thực tế vaò giải toán. Các em có hứng thú học tập vì kiến thức phù hợp với nhận thức và trình độ của học sinh. Tuy nhiên vẫn còn có những học sinh chưa năm được kiến thức cơ bản , chưa tóm tắt được bài toán, chưa xác định được dạng toánvà có em chưa thành thạo các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên. Qua số liệu khảo sát đầu năm, tôi thấy chất lượng là vấn đề đáng lo ngại. Lớp 5A dó tôi phụ trách có 24 em chất lượng môn toán chỉ đạt như sau. Tổng số học sinh Giỏi, Khá Trung bình Yếu 24 3%-15,5% 15%- 62,5% 6%-25% Tuy đã lên lớp 5 nhưng có những em cộng, trừ, nhân, chia các phép tính đơn giản chưa thành thạo, Chưa nhận dạng được bài toán, bảng cửu chương chưa thuộc, không vận dụng được quy tắc, công thức vào giải toán. Các em thường lúng túng khi giải các bài toán có nhiều phép tính, bài toán có lời văn, đặc biệt là với số thập phân, chưa nói đến các bài toán điển hình. 3. Nguyên nhân tồn tại Qua tìm hiểu thực tế tôi thấy một số nguyên nhân dẫn đến việc học sinh học yếu môn Toán như sau: a. Về phía giáo viên: - Giáo viên được đào tạo cơ bản không đồng đều. - Năng lực, tố chất một số người chỉ mới đáp ứng uêi cầu kiến thức cơ bản. - Một số ít giáo viên chưa thực sự có biện pháp giúp đỡ học sinh yếu cũng như chưa dành sự quan tâm cho các em. b. Về phía giáo học sinh - Một số em chưa thực sự chăm chỉ trong học tập. - Mục đích học tập của các em chưa rõ ràng, ý thức học tập chưa cao và đáng chú ý là do học sinh lười học, các em chưa xác định được học để làm gì? Học cái gì? Học cho ai? Vì thế không xác định được nhiệm vụ của mình là học tập cho tốt. - Học sinh chưa cps phương pháp lĩnh hội tri thức, các em không thuộc bài, không thuộc các quy tắc nên không biết vận dụng vào làm bài tập Toán. 2 - Các em nắm kiến thức cũ chưa chắc, lại tiếp xúc với nhiều kiến thức mới nên rất khó nhọc trong quá trình học tập môn Toán. c. Về phía phụ huynh: - Trong gia đình, bố mẹ không quan tâm đến việc học tập của con cái làm cho các em không chịu khó học tập. - Đa số nhân dân còn khó khăn nên chưa cung cấp đầy đủ, kịp thời các điều kiện cụ thể cho các em học tập. Đặc biệt hơn một số gia đình thất học, bố mẹ không học đến nơi đến chốn nên con cái không có người kèm cặp dạy dỗ, ảnh hưởng đến năng lực học tập của cac em. 4. Với một lớp như vậy, tôi đã có những suy nghĩ và quan tâm tìm phương pháp giảng dạy để đưa chất lượng của lớp lên cao đặc biệt là giúp đỡ 6 em học yếu môn Toán cuối năm đạt trung bình. Trước tiên đi sâu tìm hiểu nguyên nhân yếu kém của từng HS, phân loại học sinh yếu kém từng mặt, hiểu được hoàn cảnh của từng em. Trên cơ sở kết quả năm học 2007-2008, kết quả khảo sát chất lượng đầu năm , kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì và nkiểm tra hàng tuần trên lớp( ó số liệu cụ thể, có bài kiểm tra, nhưng do phạm vi đề tài hẹp nên tôi không đưa vào). Kết quả phân loại như sau: Số học sinh yếu kém Chưa nắm chắc kiến thức Không áp dụng được quy tắc 6 cơ bản 2 vào giải toán 4 Qua kết quả phân loại trên, thiết nghĩ cần có biện pháp giúp học sinh khắc sâu kiến thức cơ bản và áp dụng quy tắc vào giải toán. *) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Học sinh yếu kém lớp 5 trong phạm vi các phép tính số thập phân. *) Phương pháp: Để rèn luyện cho học sinh học yếu môn toán học tập tốt hơn tôi sử đụng các phương pháp sau: - Phương pháp quan sát, điều tra - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp luyện tập, thực hành 3 II. Giải quyết vấn đề 1. Khắc sâu kiến thức cơ bản đã học Theo tôi nghĩ, trước hết học sinh cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản của bài học và cần cung cấp một số kiến thức thực tế, chúng ta biết rằng toán học bắt nguồn từ thực tế và trở lại thực tế phục vụ thực tế. Vì vậy cần rèn luyện cho học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản của những lớp trước rồi mới dạy từng phần. a. Đối với những học sinh chưa thuộc bảng cửu chương : Những giờ lên lớp, tôi thường gọi những em này dọc bảng cửu chương nhân trước, hết bảng cửu chương nhân rồi mới đến bảng cửu chương chia. Thời gian ở lớp có hạn nên tôi đã giao khoán cho các em về nhà đọc, đến lớp kiểm tra bằng cách cho em làm các bài toán nhẩm sắp xếp không theo thứ tự. Ví dụ: Tính nhẩm 3x5=… 2x9=… 45: 5 = … 6x7=… 5x8=… 64 : 8 = … 4x6=… 9x5=… 72 : 8 = … Học sinh phải thuộc bảng cửu chương mới làm được các bài tập trên, như vậy các em sẽ nhớ lâu hơn. b. Đối với những em chưa thành thạo các phép tính cộng, trừ, nhân, chia: Hướng dẫn các em những bài toán đơn giản với một phép tính sau đó mới cho các em thực hiện tính giá trị biểu thức có 4 phép tính, có dấu ngoặc đơn. Khi thực hieenj phép tính cần hướng dẫn cụ thể từng phép tính, thứ tự thực hiện các phép tính có cả cộng trừ nhân chia lẫn lộn, có dấu ngoặc đơn. Ví dụ: Tính 342 + 1657 - 68 732 1698 x 359 43 4 6 - Đối với bài tập này hướng dẫn các em cộng trừ theo hàng( chú ý có nhớ ) và nhân chia theo quy tắc. - Các em có thể tính được: 342 + 1657 732 - 43 68 359 410 1298 1698 6 49 2196 2928 283 18 0 31446 Ví dụ 2:Tính 318 : ( 19 + 34) = Cần hướng dẫn các em thực hiện các phép tính trong ngoặc đơn trước rồi mới thực hiện phép chia. Các em có thể làm như sau: 318 : ( 19 + 34 ) = 318 : = 53 6 2. Ap dụng các quy tắc đã học vào giải toán a. Đối với toán tìm x hoặc tính theo thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức> - Đối với những em chưa biết tìm x trong 4 phép tính tôi phải hướng dẫn lại về các thành phần trong phép tính cộng, trừ , nhân, chia. Hướng dẫn các em tìm x từ những phép tính đơn giản rồi mới nâng dần lên từ số tự nhiên rồi mới chuyển sang số thập phân. Ví dụ1: Tìm x 125 - x = 103 162 : x = 9 5 Nhiều học sinh đã làm như sau 125 - x = 103 162 : x = 9 x = 103 + 125 x = 9 x 162 x = 228 x = 1458 Như vậy, học sinh nắm vững cách tìm thành phần trong một biểu thức. Trước hết tôi cho học sinh nhắc llại thành phần của phép tính sau đó cho các em thực hiện tìm các thành phần đó. + Trong từng biểu thức trên số chưa biết x được gọi là gi?(số trừ, số chia). + Muốn tìm số trừ, số chia chưa biết ta làm thế nào? Từ đó HS biết hướng đi của bài toánvà làm được bài khác 125 - x = 103 162 : x = 9 x = 125 - 103 x = 162 : 9 x = 22 x = 18 đối với loại toán này điều cốt lõi nhất là học sinh phải xác định được thành phần của phép tính, cách tìm các thành phần của nó sau đó mới đến khả năng tính toán. Ví dụ 2: Tính giá trị các biểu thức sau: 38, 92 + 12,7 x 3,2 Nhiều học sinh đã làm: 38, 92 + 12,7 x 3,2 = 51,62 x 3,2 = 165,184 (sai) Các em đã nhầm rằng thực hiện từ trái qua phải chứ không phải thực hiện nhân trước, phép cộng sau nên dẫn đến kết quả sai như vậy. Hoặc có một số em có kết quả như sau: 38, 92 + 12,7 x 3,2 = 38,92 + 406,4 ( sai) = 79,56 Số học sinh này thứ tự thực hiện đúng nhưng khi tính đặt tính và đặt dấu phẩy ở kết quả sai dẫn đến làm sai. 6 Tôi phải giảng lại thật kĩ dạng toán này, yêu cầu các em học thuộc quy tắc trước khi giải toán. Thực hiện nhiều lần với bài toán đơn giản. Khi HS đã hiểu được, tôi cho áp dụng giải nhiều bài tập đa dạng hơn. Ví dụ: Với bài trên tôi cho học sinh giải trước bài tập sau: 18 + 12 x 3 = 18 + 36 = 54 Ap dụng để giải bài toán trên: 38,92 + 12,7 x 3,2 = 38,92 + 40, 64 = 79,56 Ví dụ 3: Tính (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2 (Bài 2 trang 79-SGK Toán 5) Một số em đã thực hiện phép nhân, chia trước, cộng trừ sau hoặc bỏ sót phép tính dẫn đến kết quả sai. Đây là bài toán phức tạp hơn nên cần hướng dẫn HS từng bước như sau: Bước 1: Tính trong dấu ngoặc đơn Bước 2: Làm phép tính chia và phép tính nhân Bước 3: Làm phép tính cộng Chú ý phép tính nào chưa thực hiện thì hạ xuống không được bỏ qua sẽ sót phép tính. - Hướng dẫn học sinh trình bày bài: Tính: (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2 = 50,6 : 2,3 + 21,84 x 2 = 22 = 65,68 + 43,68 b. Đối với học sinh chưa biết vận dụng quy tắc vào giải toán: Qua tìm hiểu ta thấy thực ra những em này chưa thuộc quy tắc cũng như công thức để tính. Vì vậy cần cho HS học thuộc quy tắc cũng như công thức tính. Khi HS đã thuộc mới cho học sinh 7 vận dụng vào giải toán. Trước hết là đối với số tự nhiên đơn giản mới đến số thập phân. Với phương pháp này tuy mất nhiều thời gian nhưng HS quen dần và nắm được bài. Ví dụ 4: May 25 bộ quần áo như nhau hết 70 m vải. Hỏi may 6 bộ quần áo như thế hết bao nhiêu mét vải? (Bài 2 –n trang 68 – SGK Toán 5). Trước khi làm bài tập này cho học sinh làm một bài tương tự với số chia hết, kết quả là một số tự nhiên sau đó mới cho áp dụng để giải. Ví dụ: May 3 bộ quần áo hết 9 m vải. Hỏi may 6 bộ quần áo như thế hết bao nhiêu mét vải? Học sinh dễ dàng giải được như sau: Giải May một bộ quần áo hết số mét vải là: 9:3=3(m) May 6 bộ quần áo hết số mét vải là: 3 x 6 = 18 ( m ) Đáp số: 18 m Ap dụng để giải bài toán trên Giải Mỗi bộ quần áo may hết số mét vải là: 70 : 25 = 2,8 (m) May 6 bô quần áo hết số mét vải là: 2,8 x 6 = 16,8 (m) Đáp sô: 16,8m Ví dụ 5: Một cửa hàng bỏ ra 6 000 000đồng tiền vốn. biêt cửa hàng đó lãi 15%. Tính số tiền lãi.(Bài 2- Trang 79 –SGK Toán 5) Hướng dẫn học sinh giải bài toán này như sau: - trước hết cho học sinh nhận dạng bài toán. (Đây là bài toán về tìm tỷ số phần trăm của mốt số). - Yêu cầu học sinh thuộc quy tắc và công thức tính. 8 - Cho học sinh tính phần trăm của một số đơn giản: Ví dụ: Tìm 15% của 60. Học sinh sẽ tìm được: 60x15 =9 100 Áp dụng để giải bài toán: Giải Số tiền lãi là: 6000000x15 = 900 000 (đ) 100 Đáp số: 900 000 đồng 3. Phối hợp giữa giáo viên và gia đình học sinh. - Tôi thường kèm cặp, động viên những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Trong các cuộc họp phụ huynh, tôi đã báo cáo cụ thể mức độ học tập của từng em đểphụ huynh có cơ sở tạo điều kiện kèm cặp học sinh. Ngoài ra, tôi còn tạo điều kiện giúp đỡ học sinh vào những buổi học tỡi, phụ huynh chịu trách nhiệm đưa đón các em đi về. Từ đó phụ huynh đã có phần chăm lo việc học tập của con hơn. Vì thế vận dụng giáo dục nhà trường với gia đình là rất cần thiết trong quá trình giáo dục học sinh. - Hướng dẫn cách giúp đỡ các em học ở nhà cho phụ huynh qua một số bài toán mẫu trong SGK. - Ví dụ: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm( theo mẫu). 315cm = ....m 234cm = ....m 506 cm = ...m 34 dm = ....m Mẫu : 315 cm = 3,15 m Cách làm: 315 cm = 300 cm + 15 cm = 3m15cm =3 15 m = 3,15m 100 Ví dụ 2: Viết thành tỷ số phần trăm (theo mẫu) a. 19 và 30 b. 45 và 61 c. 1,2 và 26 9 Mẫu: a. 19 : 30 = 0,6333... = 63,33% Sau một thời gian theo dõi, giúp đỡ công phu và nhiệt tình tôi thấy học sinh có ý thức học tập hơn. Hầu như em nào cũng thuộc bảng cửu chương, biết tìm x trong 4 phép tínhthành thạo, biết giải toán có lời văn, biết vận dụng quy tắc vào giải toán, biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thành thạo. Khi đã có ý thức học tập tốt môn Toán thì các các môn học khác các em cũng yêu thích , tự giác học tập hơn. c. Kết quả từng đợt kiểm tra định kỳ như sau: Thời gian Giữa kì I Cuối kì I Giữa kì II Khá - Giỏi 4% - 16,7% 6% - 25% 7% - 29,2% Trung bình 15% - 62,5% 14% - 58,3% 17% - 70,8% yếu 5% - 20,8% 4% - 16,7% 0% - 6% Có được kết quả như vậy là một quá trình kiên trì rèn luyện cho học sinh của bản thân tôi trong thời gian qua. Tuy kết quả còn ở mức độ khiêm tốn nhưng nó cũng góp phần đưa chất lượng lớp tôi lên đáng kể, gây được nhiều tình cảm cho phụ huynh học sinh và đặc biệt là gây được hứng thú học tập ở các em, khuyến khích được các em vươn lên trong học tập. III. Bài học kinh nghiệm Từ những kết quả đạt được trong quá trình giảng dạy tôi thấy việc giúp đỡ học sinh yếu kém môn Toán là việc quan trọng. Để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh nói chung, học sinh lớp 5 nói riêng, người giáo viên cần phải : - Nắm được yêu cầu kiến thức cơ bản các phép tính về số thhạp phân cũng như kiến thức cơ bản của chương trình Toán 5. - Dạy học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản các phép tính về số thập phân thông qua số tự nhiên. - Rèn luyện cho học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản, vận dụng quy tắc vào giải Toán. Trước hết phải thuộc quy tắc và công thức tính, vận dụng thành thạo các phép tính, với số đơn giantrước khi áp dụng giải toán. 10 - Từ việc nắm chắc kiến thức cơ bản, cho học sinh luyện tập thực hành các phép tính mẫu sau đó mở rộng ra các bài toán phức tạp hơn. - Một yêu cầu quan trọng đối với giáo viên là: Giáo viên phải yêu nghề, mến trẻ, hết lòng vì nghề nghiệp, vì học sinh tìm tòi phương pháp giảng dạy thích hợp. - giáo viên phải nám chắc từng đối tượng học sinh, từng cá nhân cụ thể để có phương pháp thích hợp - Trong quá trình dạyhọc, giáo viên cần kết hợp cùng gia đình, cần động viên nhắc nhỏ kịp thời để các em cố gắng. C. KẾT LUẬN Trên đây là một phần nhỏ của bản thân to itong việc giúp đỡ học sinh lớp 5 học yếu môn Toán. Tôi viết ra với mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi. Rất mong nhận được sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp để tìm tòi được phương pháp hoàn thiện hơn và để cùng đạt được mục đích chung là nâng cao chất lượng của học sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn. Ngày 14 tháng 4 năm 2009 Người viết 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất