Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi làm quen với...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể trường mn lộc tân

.DOC
26
3
136

Mô tả:

1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống Bác rất quan tâm đến mọi người, nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác chú trọng từ bữa ăn, giấc ngủ và sự tiến bộ của các cháu. Bác hồ nói: “Trẻ thơ như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình Chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, thần tiên. Làm quen văn học “ truyện kể” là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì thông qua các hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học “ truyện kể ” là loại hình nghệ thuật, đặc sắc, không thể thiếu được trong đời sống con người. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống tran hòa trong không khí lời ru “ ầu ơ ” đầy yêu thương tận tình của mẹ, bà… và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ. Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, biết đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên, ngôn ngữ trau chuốt của trẻ, truyện kể là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc làm tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác độc. Truyện kể còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng cho trẻ. Qua việc cho trẻ làm quen văn học truyện kể chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên ở cỏ, cây hoa lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em. Thông qua hoạt động này trẻ làm tái tạo và sáng tạo thêm những tình tiết của tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với nội dung của tác phẩm. Thông qua sự hiểu biết, trí tưởng tượng của trẻ. Tuy nhiên, khi đưa tác phẩm văn học thông qua truyện kể đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm. Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người nhất là tuổi mầm non. Ca dao xưa có câu “ dạy con từ thủa còn thơ ” câu ca dao ấy đã đi vào lòng người và không thể nào quên. Mỗi chúng ta đều được lớn lên từ những tiếng ru ngọt ngào của bà của mẹ cất lên “ Cháu ơi cháu ngủ với bà ” hoặc “ con ơi con ngủ cho ngon”... Do đó ngay từ tuổi mầm non qua những tác phẩm văn học thông qua truyện kể mang đến cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà điều quan trọng nhất đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người. Hiện nay giáo dục Mầm non đã triển khai thực hiện việc đổi mới phương pháp và đổi mới hình thức tổ chức giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục 1 mầm non chính là nâng cao từng hoạt động giáo dục có chất lượng cho các hoạt động đặc biệt là hoạt động “làm quen tác phẩm văn học thông qua truyện kể” sẽ phát triển ngôn ngữ mạnh lạc, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mỹ và giúp trẻ dễ ràng tiếp cận với các hoạt động khác như: hoạt động làm quen với khám phá khoa học, làm quen với toán, âm nhạc, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch tạo cho trẻ hoạt động, giúp trẻ khả năng phát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái tốt, cái xấu của mọi vật xung quanh trẻ. Tuy nhiên, thực tế còn nhiều bất cập. Đặc biệt là sự tiếp cận với phương pháp đổi mới trong giảng dạy của giáo viên còn chưa linh hoạt trong khi dạy và nghiên cứu tài liệu còn hạn chế, trang thiết bị còn thiếu. Vì thế chất lượng giáo dục trẻ làm quen với văn học thông qua truyện kể chưa đạt hiệu quả cao. Để đáp ứng được mục đích đề ra mỗi giáo viên phải cố gắng trong chăm sóc giáo dục trẻ để dưa ra phương pháp phù hợp, hình thức phải đổi mới cho từng độ tuổi thay thế cho phương pháp áp đặt gò ép trẻ, từ đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể trường mầm non Lộc Tân”. 1.2.Mục đích nghiên cứu: Đề ra một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể. 1.3-Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể ở trường mầm non Lộc Tân – Hậu Lộc – Thanh Hóa. 1.4- Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài. - Phương pháp đàm thoại: Nhóm phương pháp này rất quan trọng khi dạy trẻ dựa trên phương pháp này giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. - Phương pháp trực quan minh họa. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Nhóm phương pháp này nhằm giúp người học có kiến thức một cách hệ thống về quy trình điều tra khám phá trong thực tế. - Phương pháp thực hành – trải nghiệm: Là nhóm phương pháp tổ chức cho trẻ thực hành luyện tập để cung cấp kiến thức và vận dụng những điều đã tiếp thu - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Là phương pháp trực tiếp tác động vào đối tượng có trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và quy luật vận động của đối tượng đó, giúp người nghiên cứu thu thập hoặc làm nảy sinh các ý tưởng nghiên cứu đề xuất sáng tạo. - Phương pháp xử lý thống kê toán học: Tổng hợp và phân tích số liệu đã điều tra và khảo sát 2 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ lý luận “Non sông Việt nam có được trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là phần lớn ở công lao động học tập của các cháu”. Câu nói của Hồ Chủ Tịch đã đi vào lòng người tạo ra động lực to lớn cho hàng triệu người dạy và người học, đó chính là lễ và văn mà chúng ta phải truyền lại cho thế hệ trẻ, cho những chủ nhân tương lai của đất nước. Mục tiêu của công tác chăm sóc, giáo dục mầm non phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các hoạt động khác như hoạt động: Toán, Tạo hình, khám phá khoa học, Âm nhạc. Đặc biệt là cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua hoạt động truyện kể, là hoạt động để trẻ phát triển vốn từ luyện phát âm, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp. Làm quen với tác phẩm văn học yêu cầu cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật kể của cô giáo, hoạt động này nhằm hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung nghệ thuật trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú với văn học. Nhờ được tiếp xúc với số lượng văn học có những hiểu biết sơ đẳng về văn học là khả năng mô tả cuộc sống xung quanh phong phú hấp dẫn bằng những hình thức khác nhau về nô ̣i dung và hình thức giữa các thể loại truyện, không những giúp trẻ cảm nhận được cái đặc sắc của cách diễn đạt hình tượng mà còn giúp trẻ phân biệt được hình tượng nghệ thuật với hiện thực nhằm trao đổi những điều đã được nghe và bộc lộ những suy nghĩ của mình về tác phẩm nhằm phát triển đời sống tinh thần của trẻ. Với thể loại kể chuyện giúp trẻ nhận ra được sắc thái cơ bản trong giọng kể, phân biệt được ngữ điệu, lời nói của các nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ giàu nhạc tính. Thực chất cảm thụ tác phẩm văn học thông qua truyện kể là sự cảm thụ tác phẩm trong mối quan hệ thông nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật, xuất hiện sự chú ý say mê của những những cốt truyện. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành ở trẻ sự yêu thích ngôn ngữ nghệ thuật, kỹ năng kể truyện. Trong quá trình cảm thụ tác phẩm văn học giáo viên dạy trẻ về những thể loại tác phẩm với những đặc trưng tiêu biểu nhất, dạy trẻ vận dụng những điều đã biết vào ngôn ngữ bản thân và khẳng định ở trẻ mẫu giáo có thể phát triển sự cảm thụ một phần giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học. Qua tác phẩm văn học giúp trẻ quen dần với tính chất nhiều ý nghĩa của ngôn ngữ văn hóa dân tộc, giúp trẻ hiểu được nghĩa đen, nghĩa bóng mà nhà văn muốn truyền đạt. Trường mầm non giáo dục trẻ thông qua nhiều hoạt động, mỗi hoạt động đều góp phần giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện. Trong đó hoạt động văn học thông qua truyên kể là một trong những hoạt động không thể thiếu được và vô cùng quan trọng đối với trẻ mẫu giáo. Làm thế nào để cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học thông qua hoạt động kể truyện đây là dấu chấm hỏi để cho những người làm công tác giáo dục phải suy nghĩ và tự tìm tòi ra những phương pháp và biện pháp giáo dục phù hợp. Để đáp ứng được mục đích đề ra là giúp trẻ có đạo đức tốt, biết yêu thiên nhiên yêu Tổ quốc, yêu những người xung quanh mình như: Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, cô giáo và bạn bè…thì mỗi giáo viên phải 3 cố gắng trong chăm sóc giáo dục trẻ để đưa ra những phương pháp, biện pháp giáo dục trẻ phù hợp theo chương trình giáo dục mầm non hiện nay. 2.2. Thực trạng. Trong việc thực hiện chuyên đề làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể đã có nhiều đầu tư vào việc nâng cao các hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học đặc biệt là dạy trẻ kể diễn cảm, dạy trẻ kể chuyện sáng tạo dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng song vẫn còn nhiều hạn chế, chưa sáng tạo trong việc truyền đạt nội dung tác phẩm tới trẻ. Mặt khác vẫn còn một số giáo viên chưa thực sự có năng khiếu trong việc truyền đạt nội dung tác phẩm văn học cụ thể là chưa bộc lộ được cảm xúc hấp dẫn nhằm lôi cuốn trẻ, chưa lồng ghép tích hợp dẫn tới nhàm chán trong tiết học... đây là một trong những vấn đề mà bản thân tôi cảm thấy cần phải có biện pháp cụ thể nhằm nâng cao tác phẩm văn học. Song trong quá trình thực hiện tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như: * Thuận lợi Trường mầm non Lộc Tân nằm ở giữa trung tâm xã, cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, có bề dày kinh nghiệm trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ, trường đã có nhiều năm liền đạt thành tích cao trong công tác quản lý và giảng dạy, trường đạt trường chuẩn quốc gia mức độ I. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình trong công tác và 100 % đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 72% - Ban giám hiệu nhà trường luôn sát sao quản lý và điều hành trong mọi công việc trong trường. Trường được xây dựng tập trung tại một khu nên rất thuận tiện cho công tác quản lý và dạy học. - Năm học 2018- 2019, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp nên tôi nắm vững khả năng ngôn ngữ và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nhất là ở trẻ 3 - 4 tuổi. - Bản thân là một giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy, không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, dự giờ đồng nghiệp để rút ra kinh nghiệm cho bản thân, nói đúng tiếng phổ thông, phát âm chuẩn, có tâm huyết yêu nghề, mến trẻ, tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề. Bên cạnh đó đối với hoạt động văn học tôi có niềm đam mê, biết cảm thụ tác phẩm và nắm được những giá trị nội dung, ý nghĩa của tác phẩm văn học trong việc giáo dục trẻ. - Lớp có đồ dùng, đồ chơi, có đầy đủ bàn ghế đúng quy cách, tranh ảnh để phục vụ hoạt động với văn học. Hơn nữa ban giám hiệu luôn tổ chức dự giờ thăm lớp để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Ngoài ra được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của phụ huynh đã đưa trẻ ra lớp đúng độ tuổi, đúng giờ, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi rất nhiều trong quá trình dạy trẻ học và các hoạt động khác. * Khó khăn: Xã Lộc Tân có địa bàn dân cư rộng, đa số trẻ có bố mẹ đi làm công ty nên để gặp và trao đổi với phụ huynh là rất khó, nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế chưa quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục con em mình. Bên cạnh 4 đó trong quá trình giảng dạy giáo viên còn gặp một số khó khăn như: Lứa tuổi các cháu còn nhỏ, ở những tháng đầu nhận lớp các cháu không chịu vào lớp học do không chịu xa cha mẹ, chưa quen với môi trường học tập, các cháu đang ở lứa tuổi tập ăn, tập nói, chưa biết làm vệ sinh cá nhân. Về học tập các cháu chưa có nề nếp không chịu ngồi vào vị trí học tập, đi lung tung, mức độ tiếp thu bài chưa cao…đó là khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình giảng dạy. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến vấn đề học của con em mình, phó mặc cho cô giáo ở trường, coi nhẹ chương trình học của trẻ, nhiều phụ huynh cho rằng học ở lứa tuổi mầm non là chưa cần thiết. Nên một phần nào đó ảnh hưởng đến quá trình học tập của các cháu. Đây là một vấn đề đang được quan tâm và giải quyết sớm để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Những thực trạng trên đã gây không ít khó khăn trong việc thực hiện chương trình giáo dục nói chung và dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyên kể nói riêng. * Kết quả khảo sát thực trạng. Xuất phát từ tình hình trên, sự nhận biết của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học thông qua truyện kể. Tôi đã đánh giá khảo sát chất lượng đầu năm học được như sau: Bảng 1: Bảng kết quả khảo sát trẻ Nội dung Số Kết quả khảo sát trẻ Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu Tốt Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % Trẻ hứng thú tham gia hoạt 33 7 21,2 8 24,3 16 48,5 2 6 0 0 động kể truyện. Trẻ thuộc tên truyện,tên 33 4 12, 7 21,2 16 48,5 6 18,2 0 0 nhân vật Trẻ hiểu nội dung 33 3 9,1 7 21,2 19 57,6 4 12,1 0 0 câu truyện Trẻ kể lại được 33 4 12,1 6 18,2 17 51,5 6 18,2 0 0 truyện Căn cứ vào kết quả khảo sát tôi thấy tỉ lệ đạt tốt khá còn thấp, trẻ trung bình và yếu vẫn chiếm % cao. Nguyên nhân: - Đối với giáo viên: 5 + Giáo viên chưa có sáng tạo trong việc kể chuyện nhập vai các nhân vật và chuyển từ kể chuyện sang sân khấu, giáo viên còn nặng nề trong việc hướng dẫn chuyện làm cho trẻ khó hiểu nội dung câu chuyện. + Giáo viên cảm nhận tác phẩm văn học giọng nói còn hạn chế và phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ. - Đối với trẻ: + Trẻ còn sử dụng tiếng địa phương nhiều, một số trẻ còn nói ngọng. Do đó còn gặp nhiều khó khăn. + Số trẻ trong lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, số ít cháu còn nhút nhát và quá hiếu động. - Đối với phụ huynh: Nhận thức của một số phụ huynh học sinh về hoạt động học còn hạn chế. Từ những kết quả của thực trạng trên tôi rất băn khoăn tìm ra những hình thức, hay phương pháp hấp dẫn trẻ để đạt hiệu quả cao. Vì vậy tôi đã tìm ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể trường mầm non Lộc Tân” để trẻ hứng thú, say mê cảm thụ tác phẩm văn học một cách tốt nhất. 2.3. Các biện pháp thực hiện. * Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phù hợp. Tôi xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ theo từng quý xuyên suốt trong một năm học: Tháng 9 + 10: Tôi chú ý chọn những bài tập luyện tai nghe cho trẻ nhằm phát triển thính giác âm vị ( cho trẻ nghe những bài hát, những câu chuyện, những bài đồng dao...). Tôi tạo mọi điều kiện để trẻ tập trung chú ý luyện khả năng chú ý thính giác cho trẻ thông qua các bài tập trò chơi ( Tai ai tinh, ai đoán giỏi...), cố gắng phát âm đúng không phát âm sai vì trẻ hay bắt chước. Sữa lỗi phát âm cho trẻ khi phát âm sai mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động hằng ngày. Tháng 11 + 12: Tôi tập trung vào việc làm thế nào để tăngvốn từ cho trẻ? Cần nói diễn cảm, rõ ràng, giải thích nghĩa của từ khó giúp cho trẻ hiểu, nhớ và vận dụng được từ để đặt câu. Để đẩy sự phát triển khả năng vận động của cơ quan phát âm cần tập cho trẻ các bài tập luyện cơ quan phát âm thích hợp: Con có cái ca, cô cắt quả cà, con cầm cái ca, cùng cười ha ha. Có con ba ba, đội nhà đi trốn, bì bà bì bõm, bé bắt ba ba. Bà bảo bé, bế búp bê, bé bồng bé bế, búp bê ngoan nào. Có những trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ. Ví dụ: Trò chơi đố con gì kêu, đố ai kể được nhiều nhất, đố ai nhanh, đố ai nói giỏi, chơi nói ngược... Tháng 1 + 2: Vẫn xuyên suốt hai nhiệm vụ ở trên nhưng tôi đào sâu vấn đề luyện trí nhớ cho trẻ qua các bài thơ, đồng dao đặc biệt là những câu truyện kể đầy lôi cuốn và hấp dẫn. Gợi ý cho trẻ sử dụng những loại câu đơn giản đủ nghĩa. Tháng 3 + 4 + 5: Tôi xây dựng những trò chơi giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc. Ví dụ: Trẻ “nói theo mẫu câu” của một câu chuyện nào đó: “ Người anh tham chiếm hết ruộng vườn, nhà cửa, trâu bò của cha mẹ để lại” (Truyện cây khế) 6 hoặc “ nói nốt câu” ví dụ cô nói: Bà biến thành chim vì...Trẻ nói bà muốn bay đi tìm nước uống hoặc vì Tích Chu ham chơi không lấy nước cho bà...Cô lưu ý thay đổi các mẫu câu khác nhau tuỳ theo nhận thức của trẻ, cho trẻ chơi từ dễ đến khó, các mẫu câu phức tạp dần lên hoặc “ đặt câu với từ”, “ kể nốt truyện”, “ kể chuyện”...đề củng cố kĩ năng nói đúng ngữ pháp, phát triển trí tượng tượng, sáng tạo của trẻ. Khi đã có một số lượng vốn từ phong phú trẻ sẽ tự tin kể chuyện, đóng kịch... một cách hứng thú và tự tin nhất. * Biện pháp 2: Xây dựng nề nếp, thói quen, tạo môi trường hoạt động. Để tạo tốt môi trường học tập trong lớp tôi luôn sắp đặt đồ dùng đồ chơi trong lớp hợp lý để tạo cho không gian rộng rãi thoải mái để cho trẻ chuẩn bị vào tiết học với tâm lí thoải mái trẻ tiếp thu bài một cách tốt nhất. Từ những không gian này tôi đã sử dụng việc dạy và học vừa tạo cho cô một sự thoải mái, trẻ phấn khởi hứng thú trong khi học và cô biết tận dụng không gian này bố trí chỗ bày hợp lý những đồ dùng để phục vụ cho tiết dạy đạt kết quả tốt. Ngay từ ngày đầu vào năm học tôi đã chú trọng đến việc xây dựng nề nếp và thói quen cho trẻ. Một số trẻ ở trong lớp rất hiếu động, hay nói chuyện riêng trong giờ học, nên tôi xếp những cháu nghịch ngồi cạnh những cháu ngoan. Luyện cho trẻ những thói quen ngồi ngoan, chú ý, hứng thú trong giờ học, tạo cho trẻ cảm giác tự tin không sợ sệt, tạo không khí vui vẻ mạnh dạn khi phát biểu ý kiến. - Tạo môi trường thuận lợi cho trẻ hoạt động phù hợp với thời điểm của chủ đề; Tạo môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trong trường lớp mầm non nói chung học sinh lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi qua truyện kể nói riêng là rất quan trọng giáo viên sưu tầm tranh ảnh nội dung truyện giúp trẻ có điều kiện tiếp cận với tác phẩm từ đó trẻ thích xem sách truyện hơn. Khi sử dụng môi trường văn học cho trẻ tiếp xúc nên đặc biệt chú ý đến việc tạo môi trường để cho trẻ tiếp xúc, ở bất kỳ chỗ nào trẻ họat động cũng đều liên quan đến truyện đó là những bức tranh, những con rối, những đoạn truyện trong chương trình do cô giáo tự sáng tạo hay sưu tầm. Nếu góc văn học mang tính chủ đạo thì các góc khác trong lớp cũng xây dựng kết hợp có sự lồng ghép hài hòa tăng cường cơ hội cho trẻ giao tiếp với môi trường xã hội, môi trường tự nhiên. Tạo môi trường văn học trong khuôn viên nhà trường, trong lớp như: Vườn rau của mẹ, vườn cổ tích...Môi trường ngoài khuôn viên: Con đường, cánh đồng lúa...Giúp trẻ tìm tòi khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, qua đó các kiến thức, kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung. Ví dụ: ở chủ đề bản thân trong dịp “Bé vui tết trung thu ” cô cùng trẻ tổ chức đóng kịch để có tiết mục kịch phục vụ cho buổi biểu diễn. Tạo môi trường cho trẻ chú ý đảm bảo sức khỏe va an toàn cho trẻ cần coi trọng hàng đầu. Môi trường cần có đủ điều kiện về không gian, thời gian và phương tiện để trẻ hoạt động thực sự. 7 Trang trí lớp phù hợp với sự thay đổi của từng chủ đề giáo dục tạo sự mới mẻ dễ thu hút tính tìm hiểu của trẻ. Bố trí góc văn học phù hợp để từng cá nhân trẻ hoặc nhóm trẻ có thể lựa chọn theo yêu cầu và hứng thú. Tổ chức các hoạt động thích hợp các nội dung theo chủ đề, đảm bảo tác động lên nhiều mặt phát triển của trẻ. Khai thác mối liên hệ giữa nội dung hoạt động của các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên kết hợp phải nhẹ nhàng, linh hoạt, hợp lý đảm bảo trọng tâm của giờ hoạt động. Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thông qua truyện kể thì việc tạo cơ hội cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học phải thường xuyên. Ngay từ đầu năm học BGH nhà trường đã trang bị cho lớp nhiều cuốn truyện, tạp chí. Ngoài ra tôi còn sưu tầm các sách văn học, các họa báo, tạp chí, lịch cũ, nguyên liệu cho trẻ tự làm sách để xây dựng một “Góc thư viện” mang nội dung văn học, tại “Góc thư viện” trẻ được xem các tranh truyện, tạp chí, họa báo. Từ đó trẻ đã cảm nhận được nhịp điệu, câu từ trong các tác phẩm văn học thông qua truyện kể. * Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học dạy kể chuyện . Sau khi đã sưu tầm những giáo án điện tử phù hợp với nội dung bài dạy trên mạng Internet hay do mình tự thiết kế, tôi tiến hành ứng dụng vào bài dạy.Tôi nhận thấy rằng: Trẻ quan sát trên máy vi tính luôn mang lại cho trẻ hứng thú và kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động hơn nữa khi trên máy vi tính các hình ảnh xuất hiện và mất đi hay kèm theo các hiệu ứng mới lạ, hấp dẫn, trẻ sẽ tập trung sự chú ý trước những điều mới lạ, tiết học sẽ càng đạt hiệu quả hơn. Có nhiều cách để ứng dụng CNTT như: Mới đầu vào bài tôi sử dụng rối tay trên máy chiếu để tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động kể chuyện. Ảnh 1: Ứng dụng công nghệ thông tin lúc vào bài. Hay cách thường áp dụng CNTT thường được đưa vào bài dạy lúc giáo viên đọc, kể cho trẻ nghe tác phẩm văn học lần 2. Tuy nhiên tùy theo hứng thú của trẻ, giáo viên phải biết linh hoạt đưa những hình ảnh minh họa trên máy tính vào thời điểm nào cho thích hợp. Đôi khi chúng ta có thể áp dụng vào lúc giáo viên đọc kể tác phẩm văn học lần 1, ở lần này giáo viên kết hợp hình ảnh minh họa trên máy với giọng đọc, kể diển cảm của mình. Còn lần 2 thì cho trẻ nghe giọng đọc, kể và hình ảnh minh họa ngay trên máy.. Ví dụ: Tổ chức hoạt động học có chủ đích làm quen với : Truyện “Củ cải trắng” chủ đề: Thế giới thực vật. Ho¹t ®éng 1: C« cho trÎ h¸t bµi: Em yªu c©y xanh Trß chuyÖn víi trÎ vÒ c¸c lo¹i rau. C« giíi thiÖu tªn truyÖn: Cñ c¶i tr¾ng vµ kÓ cho trÎ nghe 2 lÇn: - Cô kể lần 1 diễn cảm. - Lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa nội dung câu chuyện trên máy chiếu và giải thích. Đàm thoại: - Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? 8 - Trong câu chuyện có những nhân vật nào? - Thỏ tìm thấy mấy củ cải trắng? - Thỏ đã làm gì với củ cải trắng đó? - Dê con về nhà Dê con thấy gì? - Dê con đã làm gì? - Hươu con có ăn củ cải trắng không? - Hươu con đã làm gì? - Thế Thỏ con đã nghĩ gì về các bạn? - Qua câu chuyện "Củ cải trắng" các con thấy Dê, Hươu, Thỏ là những người bạn như thế nào? - À, đúng rồi! Họ là những người bạn tốt của nhau. Các con cũng vậy học trong cùng một lớp các con cũng phải tốt với bạn, giúp đỡ bạn nhường đồ chơi cho bạn. Ho¹t ®éng 2: Cho trÎ ch¬i trß ch¬i: Thi tµi ghép tranh. Chia líp thµnh 2 ®éi thi ®ua nhau lªn ghép tranh ®óng thø tù néi dung c©u chuyÖn. Ho¹t ®éng 3: D¹y trÎ kÓ l¹i chuyÖn C« ®ãng vai trß lµ ngêi dÉn truyÖn, cho 3 trÎ ë 3 tæ ®ãng vai: Thá, Dª, H¬u nh×n vào tranh ®· xÕp cïng kÓ l¹i truyÖn. KhuyÕn khÝch c¶ líp cïng kÓ theo b¹n. C« nhËn xÐt, tuyªn d¬ng c¶ líp. Như vậy việc ứng dụng CNTT vào bài dạy được áp dụng vào thời điểm cô kể lần 2. Trong hoạt động này giáo viên có thể linh hoạt ứng dụng CNTT vào thời điểm cho trẻ chơi: Thi tài xếp tranh. Những tranh minh họa nội dung câu chuyện được sắp xếp lộn xộn trẻ sắp xếp lại theo thứ tự bằng cách clich con chuột vào thứ tự các tranh, các tranh này sẽ tự động sắp xếp theo trình tự nếu trẻ chọn đúng tranh. Tuy nhiên để làm được điều này trẻ phải có một số thao tác cơ bản như di chuột, bật tắt máy. Việc ứng dụng CNTT vào bài dạy làm trẻ rất hứng thú với tiết học tuy nhiên giáo viên không nên quá lạm dụng vào máy tính mà phải biết vận dụng linh hoạt có khoa học của các phương pháp giáo dục nhằm kích thích được hứng thú của trẻ. Trong khi đọc, kể diễn cảm câu chuyện kết hợp với hình ảnh minh họa trên máy chiếu giáo viên phải biết kết hợp, sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ như: ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…. sự lên xuống của giọng đọc, đồng thời các động tác, ánh mắt, cử chỉ và sự thay đổi nét mặt của giáo viên phù hợp với nội dung và sự phát triển cụ thể của các chi tiết trong câu chuyện tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn trẻ thơ. Như vậy, có thể nói rằng công nghệ thông tin là phương tiện rất hữu ích trong việc truyền thụ kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát huy được tính tích cực trong hoạt động cho trẻ làm quen với văn học. *Biện pháp 4: Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cách làm và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể. - Chuẩn bị nguyên vật liệu: Để giờ học đạt kết quả cao hơn thì đồ dùng trực quan là khâu quan trọng nhất. Chính vì thế sau khi nắm bắt tình hình thực tế của hoạt động làm quen với 9 tác phẩm văn học thông qua truyện kể tôi nghĩ để có đồ dùng đẹp, sinh động, hấp dẫn đối với trẻ thì nguyên vật liệu là điều đầu tiên cần phải có. Vì thế tôi phát động phong trào thu gom phế liệu từ trẻ và phụ huynh vào giờ đón trẻ, trả trẻ tôi thường trao đổi với phụ huynh để ở nhà phụ huynh sưu tầm một số vật liệu phế thải như hộp sữa tắm, dầu gội đầu, vải vụn, sợi len… mang đến lớp. Khi có vật liệu mà phụ huyng mang đến tôi tìm tòi, nghiên cứu để sáng tạo ra một số mô hình phù hợp với nội dung hoạt động. - Cách làm đồ dùng: Ví dụ1: Đối với chủ đề gia đình khi kể câu truyện “Hai anh em” tôi sử dụng một số vật liệu phế thải như bông cũ, vải vụn, bìa cứng, sợi len…Tôi hướng dẫn để trẻ được làm cùng cô. Như sợi len vàng tôi cắt thành đoạn ngắn, băng dính hai mặt dán đều trên mảng giấy sau đó dùng len đã cắt nhỏ dính theo dải nối tiếp để tạo thành ruộng lúa chín vàng. Để làm cánh đồng bông, tôi sử dụng bông cũ xé nhỏ rồi dán thành mảng vào bìa cứng. Nhân vật Ông bụt, người Anh và người em tôi sử dụng bìa cứng vẽ các chi tiết rồi cắt thành hai mảng ghép lại nhau tạo thành hình người, các chi tiết phụ như cỏ cây hoa lá tôi cắt từ những lọ phế thải chất liệu nhựa dẻo. Ví dụ 2: Ở chủ đề động vật qua câu truyện “Dê con nhanh trí” tôi cũng sử dụng mô hình là những con rối, từ những vải vụn và bông cũ tôi hướng dẫn để trẻ cùng làm với cô để tạo thành các nhân vật trong truyện, từ những phế liệu sẵn có đó tôi đã hướng dẫn cho trẻ dể trẻ cùng cô sáng tạo làm ra được những mô hình đẹp sinh động gây được sự chú ý của trẻ vào giờ học, giờ học mang lại kết quả cao hơn. - Cách sử dụng: Khi kể truyện tôi sử dụng mô hình để dẫn dắc vào bài sau đó tôi dùng rối để kết hợp kể nội dung câu truyện khi dùng rối phải chú ý kết hợp giữa lời kể và cách sử dụng nhân vật cho phù hợp. Ngoài ra có những truyện tôi sử dụng bằng mô hình và sa bàn, các nhân vật là những con vật như thỏ, chó, mèo, gấu, gà trống tôi làm bằng các lọ phế thải hay bằng bìa cứng. Khi sử dụng trong giờ dạy kể truyện tôi chỉ đưa đồ dùng đó ra 1 đến 2 lần không nên kết hợp nhiều lần làm trẻ nhàm chán. Tùy vào từng nội dung câu truyện mà tôi sử dụng đồ dùng trực quan cho phù hợp. Chính vì thế tôi thiết nghĩ để giờ học đạt kết quả cao thì hình tượng trực quan là rất quan trọng đối với trẻ lời nói cụ thể và có hình ảnh trực quan minh họa của giáo viên giúp trẻ cảm nhận được tác phẩm văn học thông qua truyện kể một cách dễ hiểu nhất. Việc tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể trong trường mầm non một phương tiện không thể thiếu để hỗ trợ cho việc thành công của tiết dạy chính là đồ dùng trực quan minh họa, lựa chọn phương tiện trực quan sao cho phù hợp có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, phương pháp này phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non, ngôn ngữ hình thể của cô giáo là phương tiện trực quan sinh động nhất. Ngôn ngữ nói, đọc diễn cảm rõ ràng mạch lạc, tình cảm hòa quyện giữa âm thanh, nghĩa từ, giữa giọng điệu và cử chỉ 10 điệu bộ sẽ làm sống dậy hình ảnh đẹp trong mắt trẻ. Ngoài ngôn ngữ hình thể thì rối, tranh cũng là biện pháp trực quan sinh động giúp trẻ hứng thú và tạo kết quả tốt trong giờ học. Ảnh 2: Thu gom phế liệu từ phụ huynh. Ảnh 3: Cô và trẻ làm đồ dùng đồ chơi. *Biện pháp 5: Sử dụng giọng điệu, ngữ điệu, cử chỉ phù hợp với tính cách của từng nhân vật. Khi thực hiện một hoạt động kể truyện bản thân tôi có một thuận lợi cơ bản đó là có giọng nói nhẹ nhàng, tình cảm, dễ nghe và chuẩn tiếng phổ thông đặc biệt là tôi rất thích hoạt động văn học. Nhưng có lẽ điều đó vẫn chưa đủ để lôi cuốn trẻ hứng thú vào hoạt động, bởi vì quan điểm của tôi ngoài những ưu điểm cô cần phải thực hiện về ngữ điệu sắc thái, tình cảm điệu bộ, ánh mắt, nét mặt sao cho phù hợp với diễn biến của tác phẩm bộc lộ rõ tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đọc, kể để giúp trẻ hiểu rõ được tính cách tốt, xấu của từng nhân vật mà cô đang đọc, kể. Để giọng đọc, kể của tôi được tốt hơn tôi đã luyện bằng cách: Ví dụ: Để luyện giọng tốt thì mỗi buổi sáng, sau khi thức dậy, tôi thường luyện thanh quản bằng một một đoạn truyện kết hợp với việc chuẩn bị đến trường mà không ảnh hưởng đến thời gian của mình. Biện pháp đó vừa giúp tôi luyện được giọng của mình lại vừa giúp tôi nhớ và thuộc câu truyện đó một cách nhanh hơn. - Để thực hiện được sắc thái tình cảm nhân vật, tôi tập thể hiện bằng ánh mắt theo từng nhân vật. Ngoài ra để luyện tôi có thể soi gương tập thể hiện cử chỉ điệu bộ, rèn ngữ điệu nhân vật sao cho phù hợp. Cũng có một cách để ta luyện giọng đó là ta lắng nghe chương trình “Đọc truyện đêm khuya” của đài tiếng nói Việt nam hay các chương trình trên ti vi. Khi chúng ta nghe các nghệ sĩ kể truyện chúng ta chú ý đến giọng điệu cơ bản của tác phẩm văn học, ngữ điệu, cách ngắt giọng, nhịp điệu cường điệu của âm thanh ngôn ngữ để chúng ta học cách đọc, kể diễn cảm các tác phẩm văn học. Ví dụ: Khi tôi kể cho trẻ nghe truyện “Chú Dê đen”. Cô thể hiện nhân vật chú Dê đen dũng cảm, giọng kể mạch lạc, rõ ràng đanh thép, nét mặt hiên ngang. Chó sói giọng ồm ồm, to quát tháo Dê trắng, nét mặt chó sói dữ tợn. Dê trắng với tính cách nhút nhát thì giọng cô rụt rè, run run, nét mặt biểu lộ sự lo sợ. Từ những biện pháp tự rèn luyện bản thân tôi thấy đã mang lại hiệu quả rất cao trong giờ dạy kể truyện tôi thấy trẻ hứng thú ngồi im nghe cô kể truyện. Trong tất cả các tác phẩm văn học mà tôi định đưa ra cho trẻ cảm nhận tôi luôn xác định chuẩn giọng đọc, giọng kể cho câu chuyện, bài thơ đó, giọng dặc trưng cho từng nhân vật, từng tình huống trong truyện. Và khi kể, đọc cho trẻ nghe hay khi đã hướng dẫn trẻ đọc, kể tôi cố gắng giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng kể, lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói các loại nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời thường (khẫu ngữ) và ngôn ngữ thơ giàu nhạc 11 tính. Qua tác phẩn văn học, trẻ quen dần tính chất nhiều ý nghĩa và tinh luyện của ngôn ngữ văn hoá, dần dần tiến tới hiểu được nghĩa thực đến nghĩa bóng, từ nghĩa văn cảnh đến ý tưởng nhà văn muốn truyền đạt. Văn học là một kho tàng kiến thức không thể thiếu được trong mọi hoạt động và giao tiếp của trẻ .Vì tất cả chúng ta đều hiểu biết và giao tiếp bằng ngôn ngữ. Thông qua những bài thơ những câu chuyện mà cô đọc và kể cho trẻ nghe để diễn tả được nội dung mà cô muốn truyền đạt. Vì vậy việc sử dụng ngôn ngữ đọc kể diễn cảm phải có sức thu hút, lôi cuốn, trẻ say mê với tác phẩm văn học để đạt hiệu quả cao. Ở lứa tuổi này trẻ chưa biết đọc các câu chuyện muốn cho trẻ được học được biết thì phải đọc kể cho trẻ nghe, giọng đọc và lời kể phải hấp dẫn, truyền đạt tốt tác phẩm bao nhiêu thì giúp trẻ hứng thú cảm thụ tác phẩm văn học bấy nhiêu. Nhưng nếu ta đọc chuyện thì ta phải đọc đúng từng câu, từ trong câu chuyện, dù đọc hay kể giáo viên cũng phải thể hiện được ngữ điệu giọng nói, ánh mắt cử chỉ của từng nhân vật. Để giúp trẻ có khả năng đọc và kể tốt hơn, sau mỗi lần đọc cô phải nhận xét từng trẻ, những lời động viên khen ngợi khích lệ trẻ là rất cần thiết. Điều đó giúp trẻ tự tin phấn khởi trẻ đọc ngày càng tốt hơn. Trong khi đọc cô phải chú ý đến giọng đọc của trẻ, nếu trẻ đọc sai cô phải sửa sai cho trẻ để trẻ nhận ra những thiếu sót lần sau trẻ đọc đúng và diễn cảm hơn. Để dạy trẻ học và đọc thuộc những câu truyện làm cho trẻ rung động trước nội dung câu truyện. Trước tiên giáo viên phải gây hứng thú cho trẻ để trẻ cảm thụ tác phẩm văn học gợi lại cho trẻ những ấn tượng về câu truyện như mở các cuộc thi: Kể truyện có giải hoặc tạo sân khấu nhỏ để khuyến khích trẻ kể truyện được tốt hơn. Trong tác phẩm văn học không phải xúc cảm chủ đạo cũng được bộc lộ trực tiếp nhiều khi nó được bộc lộ gián tiếp. Đối với thơ các yếu tố âm thanh của ngôn ngữ, ngữ điệu nhịp điệu, ngắt nhịp, thanh điệu, vần chính là phương tiện biểu hiện cơ bản tư tưởng cảm xúc. *Biện pháp 6: Làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể ở mọi lúc, mọi nơi. Giáo dục văn học thông qua truyện kể ở mẫu giáo cho ta thấy rằng năng lực cảm thụ văn học thông qua truyện kể của trẻ không thể tự nó mà phát triển được, mà phải qua một quá trình: “ Học mà chơi, chơi mà học ” và ở mọi lúc mọi nơi, qua các hoạt động. * Ví dụ: - Qua hoạt động đón trẻ và trả trẻ: + Buổi sáng khi đón trẻ tôi thường đem đến cho trẻ những câu truyện thú vị về những hoạt động hàng ngày để trẻ cảm thấy thích được đến trường cùng cô và các bạn hơn. + Buổi chiều chuẩn bị đến giờ trả trẻ tôi thường kể cho trẻ nghe những câu truyện có trong chủ đề. Ngoài ra tôi có thể khéo léo lồng ghép hoạt động kể truyện diễn cảm vào các góc chơi mà trẻ không hề thấy nhàm chán mà ngược lại kích thích trẻ mạnh dạn thể hiện năng khiếu của mình…Khi trẻ được tiếp xúc nhiều lần trẻ sẽ dần dần cảm nhận được những cái hay cái đẹp trong các tác phẩm đó và sẽ càng ngày càng thích thú hơn với các hoạt động văn học. 12 - Qua hoạt động học có chủ đích: + Khám phá khoa học: Ở chủ đề gia đình, đề tài Gia đình bé”. Cô trò truyện với trẻ về gia đình. Gia đình con có những ai? Có bao nhiêu người? Thuộc gia đình đông con hay ít con? Gia đình lớn hay gia đình nhỏ? Trong giờ học cô giáo dục trẻ yêu thương những người trong gia đình và biết giúp đỡ bố mẹ, ông bà. Qua các giờ học khác tôi tích hợp cho trẻ làm quen văn học thông qua truyện kể vào những lúc trò truyện với trẻ theo đề tài. Đưa những câu truyện bên cạnh việc cung cấp vốn từ cho trẻ còn giúp trẻ tìm hiểu về xung quanh. Hình thành cho tre tình cảm đối với con người, trong cuộc sống, giúp cho các giờ học sinh động hấp dẫn, tránh sự nhàm chán, trong giờ học chính trẻ lĩnh hội kiến thức dễ dàng. - Trẻ làm quen văn học thông qua giờ “hoạt động góc” Trong giờ hoạt động chung trẻ không thể thuộc được câu chuyện vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ mà mau quên. Ta cần cho trẻ làm quen văn học thông qua truyện kể mọi lúc mọi nơi và hoạt động góc, giờ hoạt động góc trẻ được tham gia chơi rất hồn nhiên mạnh dạn có thể chơi trò chơi “cô giáo” ở góc phân vai: Một cháu làm cô giáo dạy các cháu kể chuyện nhằm giúp trẻ nhớ lại trình tự câu chuyện được học. Ví dụ: Chơi về chủ đề “Trường mầm non” thì cháu chơi ở góc phân vai trò chơi ở góc học tập xem sách truyện tranh chữ to tạo cho trẻ cảm giác là trẻ có thể đọc được quyển truyện đó hoặc có thể biết được quyển truyện đó nói về cái gì? Trẻ có thể dựa vào truyện để khám phá ra các nhân vật, truyện tranh theo chủ đề. Tôi nhận thấy qua giờ hoạt động góc trẻ mạnh dạn, thích giao tiếp và phát triển nhiều về từ, củng cố lại những kiến thức đã học. Đặc biệt là trẻ rất thích tự lập trong lúc tự làm sách. Truyện tranh. Phấn khởi và rất thích tam gia chơi ở góc này. Ảnh 4: Trẻ xem sách, tranh truyện chữ to ở hoạt động góc. * Biện pháp 7: Linh hoạt, sáng tạo đổi mới hình thức, lồng ghép tích hợp các nội dung chuyên đề theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Như chúng ta đã biết phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm là phương pháp phát huy được tối đa tính tích cực, khả năng tiếp thu và trí tưởng tượng của trẻ. Vì vậy khi sử dụng phương pháp này trong quá trình dạy trẻ cô chỉ nên gợi mở, kích thích sự sáng tạo của trẻ, hướng dẫn trẻ để trẻ được chủ động tư duy từng chi tiết các nhân vật qua các câu truyện, không sử dụng câu hỏi đóng mà sử dụng câu hỏi mở. Để tổ chức hoạt động cho trẻ đạt kết quả cao thì trước hết người giáo viên phải xác định rõ mục đích - yêu cầu của tác phẩm và phải hiểu được tác giả muốn nhắn nhủ, gửi gắm chúng ta điều gì qua câu chuyện để giáo viên chuyền thụ cho trẻ, và phải thuộc tác phẩm. Từ đó đưa ra nội dung giáo dục, phù hợp với cốt truyện, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Bên cạnh đó giáo viên phải chú ý đến giọng kể của mình, kể diễn cảm, đúng ngữ điệu của từng nhân vật trong truyện, thể hiện nét mặt cử chỉ, tư thế phù hợp với diễn biến của câu truyện thì mới thu hút sự chú ý của trẻ. Giọng đọc, giọng kể phải nhịp nhàng, đúng nhịp 13 điệu sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dung câu truyện và khả năng cảm thụ văn học của trẻ cũng được nâng cao. Ví dụ : Đối với truyện “ Tích chu”. Chủ đề '' gia đình'' Thì tôi phải chuẩn bị như sau: * Xác định rõ mục đích yêu cầu của truyện: - Kiến thức: Trẻ nhớ tên truyện, hiểu được nội dung câu truyện, nhân vật trong truyện. - Kĩ năng: Trẻ biết được các nhân vật trong truyện và thể hiện được cử chỉ, điệu bộ, giọng nói của các nhân vật. - Thái độ: Giáo dục trẻ biết nghe lời ông bà, bố mẹ và người lớn. * Chuẩn bị đồ dùng trực quan; chuẩn bị hình ảnh trên paboy nội dung truyện, chuẩn bị máy chiếu, các con rối sinh động hấp dẫn, phù hợp với nội dung truyện. * Cô kể truyện phải truyền cảm, thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, giọng nói của các nhân vật trong truyện. Giúp trẻ cảm nhận âm điệu, cảnh đẹp nội dung câu chuyện. Sau đó giảng nội dung câu truyện cho trẻ hiểu rồi cô kể trích dẫn làm rõ những ý chính trong câu chuyện, giảng một vài từ khó trong câu chuyện, giúp trẻ hiểu nghĩa của từ và cung cấp vốn từ cho trẻ. Tiếp đến đàm thoại theo nội dung câu chuyện giúp trẻ hiểu nội dung và nhớ trình tự nội dung, phân biệt các nhân vật trong chuyện nhớ lại trình tự chuyện đặc biệt là để trẻ tự do giao lưu với cô hoặc thảo luận với nhau về các nhân vật trong chuyện. Về đội hình không cứng nhắc mà thay đổi liên tục nhiều đội hình khác nhau trong một giờ học để trẻ thoải mái, nhanh nhẹn. Trong một giờ học cô nên tuyên dương lớp kịp thời những trẻ kể chuyện hay, đóng kịch tốt để khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không chê trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối với những trẻ thực hiện chưa đúng. Việc dạy học phụ thuộc vào việc giáo dục. Do đó nội dung các bài dạy không chỉ đôn thuần là một nội dung cần dạy cho trẻ, mà còn là một phương tiện giáo dục. Vì vậy tôi luôn quan sát và nhận xét xem trong quá trình học tập trẻ có có hoạt động không? Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không hoà đồng cùng với bạn để có hướng tìm cách đưa trẻ hoà nhập với bạn bè. Kết thúc giờ học cho trẻ chơi một trò chơi nhẹ có nội dung phù hợp với câu chuyện đang học, để trẻ khắc sâu câu truyện mà cô vừa dạy. Hoặc choTrẻ làm tranh chuyện, cắt dán tranh, Hay cho trẻ chơi trò chơi ghép tranh để trẻ nhớ lại trình tự nội dung câu chuyện. Kinh nghiệm qua việc dạy trẻ tôi nhận thấy: Muốn cho trẻ cảm thụ tốt âm điệu, ngữ điệu khi kể chuyện trẻ nghe cô kể phải diễn cảm, thể hiện giọng nói điệu bộ,cử chỉ từng nhân vật trong truyện. Trong một hoạt động làm quen với văn học thể loại truyện kể cần đảm bảo các nội dung thay đổi các hình thức giới thiệu, để hoạt động kể chuyện đạt hiệu quả cao nhất. Ảnh 5: Trẻ chơi trò chơi ghép tranh. Ví dụ : Ở truyện: “Ba chú lợn nhỏ” của chủ đề nghề nghiệp tôi tạo dựng tình huống gây hứng thú vào bài cho trẻ. Chú lợn con vào lớp trò chuyện với các bạn, sau đó cô hỏi trẻ chú lợn là nhân vật trong chuyện gì? Muốn biết được chú 14 lợn là nhân vật trong chuyện gì chúng ta lắng nghe cô kể chuyện “Ba chú lợn nhỏ” thì rõ nhé! - Cô kể chuyện cho trẻ nghe với giọng khoan thai chậm chạp, thể hiện ngữ điệu, nhịp điệu mang tính chữ tình. Sau đó cô đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ. - Truyện có tên là gì? - Các chú lợn đã làm gì ?? - Con cáo có thổi bay nhà của lợn út không? - Con yêu nhân vật nào nhất? Vì sao? Cô cho trẻ xem tranh minh họa và đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ và giúp trẻ nhớ lại, tự tin hơn khi trả lời câu hỏi của cô. Kết thúc giờ học cô cho cả lớp xem diễn kịch “Chú lợn xây nhà” Làm giàu các biểu tượng cho trẻ để giúp trẻ kể chuyện sáng tạo: Tạo tình huống có thật để trẻ quan sát, phán đoán, suy đoán và đưa ra các kết luận về các sự vật và hiện tượng trẻ được quan sát. Ví dụ: Ở chủ điểm thực vật tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện "Nhổ củ cải" Tôi cung cấp vốn từ cho trẻ đó là từ "Cây cải khổng lồ" Tôi cho trẻ phát âm nhiều lần cụm từ "Cây cải khổng lồ" Đồng thời cho trẻ xem tranh mô hình và tôi cũng chuẩn bị một hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhớ được nội dung câu chuyện và từ vừa học như: + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? + Trong câu chuyện có những ai? + Ai là người trồng cây củ cải? + Ông đã chăm sóc cây củ cải như thế nào? + Khi nhổ củ cải ông đã nhờ đến sự giúp đỡ của ai?....... Cô kể một hai lần cho trẻ nghe giúp trẻ hiểu thêm về tác phẩm và qua đó lấy nhân vật để giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ các loại rau, củ, quả, cây. Khi cho trẻ làm quen câu chuyện tôi kết hợp lồng ghép các trò chơi nhỏ, các động tác mô phỏng như: "Trò chơi gieo hạt". Qua trò chơi trẻ sẽ được giao tiếp mạnh dạn hơn, ngôn ngữ cũng lưu loát hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng lên và tôi nhận thấy rằng khi trẻ chơi trò chơi xong sẽ gây sự hứng thú, lôi cuốn trẻ vào bài học như vậy trẻ sẽ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng thoải mái. Đối với những câu chuyện khác tôi cũng luôn tìm những từ mới, từ khó để trẻ được trải nghiệm nhiều lần, đồng thời tôi kết hợp sử các phương pháp như: Quan sát, đọc, đàm thoại... Như vậy vốn từ của trẻ phát triển để ngôn ngữ của trẻ thêm phong phú. Ví dụ: Ở chủ đề thế giới động vật với câu truyện “Cáo Thỏ và gà trống” + Hệ thống câu hỏi về nhân vật cáo, cần đặt các câu hỏi như: Cáo là con vật như thế nào? Vậy khi bắt trước cáo nói thì phải thể hiện giọng nói như thế nào? Cả lớp mình hãy chú ý xem bạn giả giọng của cáo có giống không nhé! Với con, con sẽ thể hiện như thế nào?... 15 + Đồ dùng trực quan: Sử dụng rối tay, băng hình đã được tách lời để tạo hình ảnh sống động thu hút sự chú ý của trẻ và giúp trẻ ghi nhớ, khắc sâu về nội dung, diễn biến của câu chuyện, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính lôgic để đàm thoại với trẻ với phương trâm “lấy trẻ làm trung tâm”. Bên cạnh các biện pháp nói trên trong các giờ dạy trẻ đóng kịch tôi còn sưu tầm các bản nhạc phù hợp với câu truyện để làm phụ họa khi trẻ thể hiện các vai. Tổ chức hội thi bé kể chuyện hay của lớp: Mỗi chủ đề tổ chức 1 lần vào tuần cuối của chủ đề. Trong mỗi lần tổ chức thi tôi đều mời một số giáo viên trong trường, ban giám hiệu và một số phụ huynh của lớp tới dự. Qua hình thức này đã tạo được hứng thú cho trẻ và sự quan tâm, phấn khởi, sự tin tưởng của các bậc phụ huynh đối với việc chăm sóc giáo dục của giáo viên trong lớp. Từ những câu hỏi cô đưa ra kích thích được sự tư duy của trẻ giúp trẻ nhớ lại khắc sâu hơn nội dung truyện một cách chính xác và sâu sắc. Ảnh 6: Cô cùng trẻ hoạt động kể chuyện. Có thể nói lấy trẻ làm trung tâm của các hoạt động dạy và học trong trường mầm non là thực sự rất cần thiết và quan trọng. Trẻ được chủ động đưa ra những ý tưởng của mình, và tự tìm tòi khám phá. Ngoài ra còn tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ giải bày tâm tư nguyện vong, mong ước của trẻ với cô với bạn bè nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn. Vì thế mà giờ hoạt động làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể đạt kết quả cao hơn. *Biện pháp8: Dạy trẻ đóng kịch và kể chuyện Là hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ tinh thần tập thể. Qua hoạt động đóng kịch trẻ truyền đạt lại nội dung câu truyên, làm sống lại tâm trạng, hành động, ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện, đồng thời trẻ biết thể hiện tình cảm và đánh giá các nhân vật trong truyện. Khi đóng kịch trẻ dễ dàng nắm được nội dung ý nghĩa của tác phẩm, nắm được tính liên tục của câu truyện, điều này góp phần đẩy mạnh sự phát triển tư duy, cảm thụ tác phẩm văn học một cách sâu sắc ở trẻ. Để đạt được điều đó thì trước khi cho trẻ đóng kịch thì giáo viên phải cho trẻ ôn lại nội dung câu truyện và đàm thoại với trẻ về nội dung. Giúp trẻ hiểu sâu về nội dung truyện và lời thoại của các nhân vật trong truyện. Sau đó cho trẻ đóng vai theo tổ, hoặc nhóm. Từ đó trẻ biết tập trung vào ngôn ngữ đối thoại gây được ấn tượng cho người nghe. Ví dụ: Trong truyện “ Dê đen nhanh trí” là câu truyện có tính kịch cao. Truyện gồm 3 nhân vật “ Dê đen, Dê trắng, Chó sói” cô cho tổ 1 làm Dê trắng, tổ 23 làm Dê đen, tổ 3 làm chó Sói, để trẻ thể hiện hành động, điệu bộ của nhân vật cho quen và thành thạo. Sau đó phân vai cho từng trẻ theo vai của các nhân vật trong truyện cho trẻ nhắc lại lời thoại của nhân vật trong truyện mà trẻ sẽ đóng. Khi trẻ diễn xong cho trẻ tự nhận xét về vai diễn của mình, của bạn. Từ đó trẻ xác định được thái độ của trẻ đối với nhân vật trong truyện là yêu hay ghét. Trò chơi đóng kịch thực sự giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học thông qua truyện kể một cách sâu sắc và để đạt được điều đó thì việc trang trí sân khấu và hóa trang cho trẻ rất quan trọng, phải phù hợp với câu truyện. Bên cạnh đó hóa 16 trang và bố trí sân khấu phù hợp, trang phục đẹp sẽ giúp trẻ tự tin khi nhập vai tạo cho trẻ hứng thú hơn với từng vỡ diễn. Ảnh 7: Trẻ tham gia đóng kịch Dạy trẻ chơi đóng kịch kể lại truyện có thể tổ chức ở mọi lúc, mọi nơi trong các buổi sinh hoạt, ngày hội, ngày lễ. Cứ vào mỗi buổi chiều thứ 6 cuối chủ đề tôi lại tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch kể lại chuyện và tôi cũng đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trang phục cho từng nhân vật trong truyện, trẻ được mặc trang phục và thể hiện vai cho từng nhân vật trong truyện. Từ đó giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu hơn nội dung truyện cũng như tính cách và lời thoại của từng nhân vật trong truyện. Qua một thời gian thực hiên tôi thấy trẻ rất thích và mong đợi đến buổi chiều các chủ đề, trẻ được vui chơi thoải mái được nghỉ ngơi, thư giãn, cũng cố lại kiến thức đã học dưới hình thức biểu diễn văn nghệ. Trong các ngày hội ngày lễ tôi hay tham mưu với nhà trường nên dành nhiều thời gian cho các cháu được tham gia đóng kịch kể lại truyện. Đó cũng là một hình thức tuyên truyền về ngành học rất lớn, trẻ rất thích được làm và được khen. Giúp trẻ phát triển về trí tuệ, mạnh dạn, nhanh nhẹn trước mọi người và cảm thụ được cái đep, cái hay của văn học thông qua truyện kể. * Biện pháp 9: Kết hợp với phụ huynh trong việc dạy truyện cho trẻ. “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền” Từ nhận thức rằng việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ là rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy, tôi đã xây dựng góc tuyên truyền cho phụ huynh ở ngay cửa ra vào của lớp để dễ dàng quan sát. Góc tuyên truyền của hoạt động văn học, tôi dán kế hoạch tháng, tuần, ghi tên những câu truyện dạy trẻ trong tháng để phụ huynh nắm bắt được ở lớp trẻ được học câu truyện gì? Và nội dung như thế nào? Để về nhà phụ huynh gợi mở thêm cho trẻ khi ở nhà. - Những giờ đón trẻ, trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh về những phương pháp, biện pháp, hình thức cho phụ huynh hiểu rõ việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một việc làm rất cần thiết trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Ví dụ: Khi con đi học về bố, mẹ có thể hỏi trẻ hôm nay ở lớp con học bài gì? và gợi ý cho trẻ để trẻ tự kể lại truyện mà cô vừa dạy ở trường cho ông, bà và bố, mẹ nghe. Ngoài ra tôi còn vận động phụ huynh tham gia đóng góp ủng hộ thêm các nguồn sách báo tranh truyện, cây xanh cho lớp nhằm thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục các cháu trong trường mầm non. Ảnh 8: Phụ huynh tham gia đóng góp ủng hộ sách báo tranh truyện. Gặp riêng phụ huynh có những trẻ phát âm chưa chuẩn ( nói ngọng, nói lắp ... phối hợp với phụ huynh giúp trẻ phát âm chuẩn hoặc một số trẻ năng khiếu nói mạch lạc. Khuyến khích phụ huynh quan tâm rèn luyện thêm để trẻ phát triển ngôn ngữ một cách có hiệu quả nhất. Phối hợp với phụ huynh cùng tham gia tập các kịch bản, hội thi ... 17 Vì thế công tác phối kết hợp với phụ huynh là rất cần thiết và rất quan trọng để chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất về đức - trí - thể - mĩ. “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Qua tiết dạy áp dụng phương pháp tích hợp vào giờ dạy truyện theo hướng đổi mới, tôi thấy trẻ rất hứng thú say mê trong học tập, trẻ hoạt động không bị áp đặt, gò bó, phát huy được khả năng, năng lực của bản thân, giúp trẻ trở nên năng động hơn trong hoạt động văn học cũng như trong mọi hoạt động khác. Qua tiết dạy này tôi thấy chất lượng của làm quen tác phẩm văn học được nâng lên rõ rệt so với kết quả và thực trạng ban đầu. Nội dung khảo sát Trẻ hứng thú tham gia kể truyện Trẻ thuộc tên truyện,tên nhân vật Trẻ hiểu nội dung câu truyện Trẻ kể lại được truyện Bảng 2: Kết quả sau khi áp dụng biện pháp Số Kết quả trẻ Đạt yêu cầu Tốt Khá TB SL % SL % SL % Chưa đạt yêu cầu Yếu Kém SL % SL % 33 11 33,3 14 42,4 8 24,3 0 0 0 0 33 13 39,4 13 39,4 7 21,2 0 0 0 0 33 12 36,4 14 42,4 7 21,2 0 0 0 0 33 11 33,3 14 42,4 8 24,3 0 0 0 0 So sánh với kết quả ban đầu của bảng 1 và kết quả sau khi áp dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể trường mầm non Lộc Tân” của Bảng 2 ta thấy số trẻ hiểu và tiếp thu bài tốt, khá được tăng lên rõ rệt. Số cháu trung bình giảm, cháu yếu kém không còn. - 100% trẻ lớp tôi đều yêu thích hoạt động văn học thông qua truyện kể, đọc diễn cảm, đóng kịch, nhập vai theo nội dung câu truyện mà tôi yêu cầu. - 100% Trẻ được phát triển ngôn ngữ thông qua đọc, kể diến cảm, trẻ mạnh dạn tự tin hơn, tích cực tham gia vào các hoạt động một cách sáng tạo, linh hoạt. Chính vì thế qua khảo sát đánh giá chất lượng của nhà trường, lớp tôi về hoạt động với văn học được đánh giá rất cao so với mặt bằng chung của toàn trường. Và để đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu dạy và học trong tình hình hiện nay: 18 + Về phòng giáo dục: Thường xuyên mở lớp chuyên đề về các tiết dạy mẫu để tất cả các giáo viên được tiếp thu kịp thời và học tập lẫn nhau. + Về nhà trường tổ chức các buổi họp chuyên môn để đưa ra các kinh nghiệm, góp ý của các đồng nghiệp.Lên các tiết dạy mẫu… Ngoài ra còn mua sắm thêm nhiều trang thiết bị đồ dùng dạy học sinh động, hấp dẫn phục vụ cho các hoạt động đặc biệt là hoạt động văn học thông qua truyện kể. +Về bản thân: Tạo môi trường lớp học phong phú theo từng chủ đề, có kỹ năng tổ chức tốt môi trường hoạt động văn học thông qua truyện kể một cách tự tin và linh hoạt. Biết tìm tòi và sưu tầm sách báo, tranh ảnh phù hợp với từng chủ đề. Tích cực làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học đặc biệt là hoạt động văn học thông qua truyện kể mang tính thẩm mỹ và khoa học. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 3.1.Kết luận Như vậy việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động văn học thể loại kể chuyện. Qua thời gian thực hiện các biện pháp đã nêu bản thân tôi tự nhận thấy rằng chất lượng trên trẻ được nâng lên rõ rệt. Từ việc đúc rút được kinh nghiệm từ thực tế của bản thân cũng như qua nghiên cứu tài liệu và qua các lớp học chuyên đề. Tôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong việc dạy trẻ làm quen với văn học thông qua truyện kể. Bởi vì hoạt động văn học nói chung và hoạt động văn học thông qua truyện kể nói riêng là hoạt động rất quan trọng đối với trẻ đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non, câu từ những truyện trẻ được nghe cô kể trẻ hiểu được cách cư sử giữa con người với con người trong cuộc sống qua đó giáo dục trẻ đức tính trung thực, tốt bụng ở hiền gặp lành. Từ đó nhằm phát triển cho trẻ nhân cách về mọi mặt như đức, trí, thể, mỹ. Nhưng muốn dạy tốt hoạt động văn học thông qua truyện kể cho trẻ hay các hoạt động khác trước tiên cô giáo phải nhận thức rõ vị trí của hoạt động với văn học trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, biết cảm thụ tác phẩm văn học và nắm vững đặc điểm nhận thức của trẻ để có phương pháp dạy phù hợp. Chú ý khai thác nội dung câu truyện để đạt được sự phát triển toàn diện ở trẻ. Không nên chỉ coi văn học đơn thuần là phương tiện giáo dục đạo đức qua mỗi câu truyện kể. Giáo viên cần tìm tòi nghiên cứu tài liệu, biết lựa chọn những tác phẩm có ngôn ngữ biểu cảm phù hợp với lứa Trong suốt quá trình giáo dục trẻ cô giáo nên sử dụng biện pháp lồng ghép tích hợp các hoạt động khác với nhau để đưa trẻ đến lĩnh hội kiến thức một cách ngắn nhất và đạt được hiệu quả cao nhất để giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. Luôn tạo môi trường trong và ngoài lớp sạch đẹp, thoáng mát, không khí vui vẻ. Chú trọng đến việc cải tiến đồ dùng, đẹp, hấp dẫn, sinh động. Đồ dùng phải luôn thay đổi ở mỗi tiết học phù hợp có tính giáo dục và có giá trị sử dụng để gây hứng thú cho trẻ. Bên cạnh đó luôn chú trọng đến học sinh cá biệt trong lớp và phải luôn sưu tầm tranh ảnh, con giống, con rối đẹp, phù hợp gây được sự chú ý cho trẻ…Để phục vụ các hoạt động nói chung và hoạt động văn học thông qua truyện kể nói riêng. Cô giáo phải có năng khiếu đọc, kể hay hấp 19 dẫn trẻ và là hình ảnh mẫu mực cung cấp vốn từ, sữa lỗi phát âm, sử dụng ngôn ngữ chính xác cho trẻ. Đối với phụ huynh qua góc tuyên truyền và qua trao đổi gặp gỡ với phụ huynh tôi thấy biện pháp đó đạt hiệu quả rất cao đối với chất lượng của trẻ. Đối với trẻ: Các cháu thuộc rất nhiều câu truyện, biết đóng kịch và đánh giá các nhân vật trong truyện. Trẻ phát âm chuẩn và nói rõ ràng mạch lạc hơn, trẻ nói được nhiều câu (câu đơn, câu ghép)… Đây là cơ sở giúp cho trẻ học tốt, tạo điều kiện cho việc hình và phát triển toàn diện cho trẻ, giúp trẻ có một tâm thế vững vàng. Đây chính là quá trình phát triển và hoàn thiện con người Việt Nam trong tương lai. 3.2. Kiến nghị Để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể tôi có những đề xuất sau: * Đối với nhà trường: - Tham mưu với các cấp các ngành đầu tư bổ sung thêm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi theo văn bản số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23 tháng 3 năm 2015. - Tăng cường xây dựng tiết mẫu làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể để giáo viên được học hỏi, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy khắc phục những thiếu sót tồn đọng. Tăng cường tự làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho dạy và học. - Bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy cho hoạt động làm quen văn học như các loại tranh ảnh truyện, sân khấu cho trẻ đóng kịch. * Đối với Phòng giáo dục và đào tạo: - Thường xuyên cung cấp các tập san để giáo viên được học hỏi đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. - Hàng năm, mở lớp tập huấn chuyên đề về phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhất là chuyên đề làm quen với tác phẩm văn học. - Cung cấp tài liệu văn học như tranh ảnh, tạp chí mầm non cho giáo viên làm tư liệu trong công tác giảng dạy. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi rút ra trong quá trình thực hiện với hoạt động văn học thông qua truyện kể. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên không tránh phần thiếu sót. Tôi mong được hội đồng khoa học các cấp lãnh đạo cũng như các bạn đồng nghiệp góp ý để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn, áp dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao hơn. Xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGHÀNH Lộc Tân, ngày 11 tháng 3 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan