Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 3 Skkn một số biện pháp hỗ trợ nhằm phát huy kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 3...

Tài liệu Skkn một số biện pháp hỗ trợ nhằm phát huy kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 3

.PDF
7
25
71

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TAM NÔNG TRƯỜNG TIỂU HỌC AN LONG A CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 – 2018 Tên SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẰM PHÁT HUY KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 3 Tác giả: Thái Thị Dung, Chức vụ : GVCN lớp 3/2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm I. Thực trạng và nguyên nhân 1. Thực trạng: + Mặt mạnh : - Trong chương trình học lớp 3, về cấu trúc, học sinh được tiếp nối mạch kiến thức của các môn học ở chương trình học lớp dưới. Vì vậy, các em gặp thuận lợi trong việc tiếp thu kiến thức mới cũng như chuẩn bị tâm thế cho các hoạt động của lớp, của trường trong năm học này. Nội dung các bài học phong phú, xoay quanh nhiều chủ điểm gần gũi và phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh. - Các em được quan tâm tạo mọi điều kiện để học tập và tham gia tốt các hoạt động khác để lĩnh hội kiến thức. + Hạn chế : - Tuy nhiên trong thực tế, do đặc điểm tâm lí các em có sự phát triển mạnh, một số em trong lớp chưa đủ tự tin khi trình bày, kĩ năng trong giao tiếp còn hạn chế. Thông thường khi trình bày các em thường nói nhỏ, diễn đạt không rõ ràng, lung túng, chưa thành câu, chưa trọn ý. Điều này ảnh hưởng rất lớn chất lượng học tập của các em, khả năng giao tiếp bị hạn chế. Qua việc nắm bắt tình hình học sinh đầu năm cho thấy: TSHS 31/16 Học sinh giao tiếp tốt 8 Tỉ lệ % 25,80 Học sinh bình thường 10 Tỉ lệ % 32,25 Học sinh giao tiếp còn hạn chế 13 Tỉ lệ % 41,93 2. Nguyên nhân - Các em ít được thực hành giao tiếp thực tế. - Hình thức chưa đa dạng, chưa phát huy tính tích cực, chủ động trong giao tiếp. - Một số em chưa tự tin trong học tập. Bên cạnh đó môi trường sinh hoạt, vui chơi của các em bị hạn chế. Vì vậy dẫn đến tình trạng nhiều em trở nên rụt rè, thụ động trong học tập. Đây là những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp cũng như hoạt động học tập của các em. 1 II. Giải pháp đã thực hiện Kĩ năng giao tiếp của học sinh được hình thành phải trải qua nhiều giai đoạn và phải có sự phối hợp nhiều hình thức học tập cũng như nhiều biện pháp khác nhau – nhất là với những em học sinh có năng lực học tập còn hạn chế. Để khắc phục được tình trạng trên, giúp các em học tốt, nắm vững kiến thức và phát triển khả năng giao tiếp, tự tin trình bày trước lớp. Qua quá trình giảng dạy, tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp và tiếp cận các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, tôi nghĩ ra được một số biện pháp tổ chức cho các em có điều kiện để phát triển kĩ năng giao tiếp. Đó là những cách thức và hình thức dạy học như sau: * Giải pháp 1: Xây dựng sự tự tin, tính độc lập tự chủ. Trong biện pháp này, giáo viên chú trọng tạo sự tự tin cho học sinh khi giao tiếp hay trình bày. Để giúp các em tự tin, giáo viên cần tạo điều kiện để các em vượt qua hạn chế dần dần tự tin hơn. Chẳng hạn cho các em trả lời bằng câu hỏi dễ và nâng dần câu hỏi ở mức độ khó hơn.Trong trường hợp học sinh trả lời chưa rõ ý, chưa đúng, giáo viên cần nhẹ nhàng góp ý. Khi các em có sự tự tin, giáo viên cho các em chủ động thể hiện những điều mình muốn nói, cần trình bày. Có được điều này, các em sẽ thực hiện tốt những yêu cầu của giáo viên một cách chủ động. Đây cũng là điểm mấu chốt trong việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh. * Giải pháp 2: Chơi để phát triển tư duy, kĩ năng giao tiếp. Ở giải pháp này, giáo viên cho học sinh tự do thể hiện mình theo trí tưởng tượng của các em miễn sao đảm bảo đúng, đủ nội dung kiến thức các em đã được tiếp thu của mỗi bài học. Giáo viên khuyến khích học sinh có thể sử dụng thêm màu để trang trí cho phần trình bày ở giấy, bảng đúng và đẹp. Sau đó cho học sinh trưng bày các sản phẩm đã hoàn thành, tổ chức cho các em tham quan và nhận xét. Lưu ý các em có thể nêu phần bình luận tích cực cho từng sản phẩm. Cách thức tổ chức hoạt động này thường cho các em làm việc theo nhóm. - Viết (nói) thành câu. Tùy theo chủ điểm trong tháng hay nội dung bài học có liên quan đến giao tiếp, giáo viên tổ chức cho học sinh nói hoặc viết theo một chủ đề nhất định, lưu ý khi nói hoặc viết phải trọn câu. Ví dụ Trong tiết Chính tả bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh, giáo viên yêu cầu học sinh viết hoặc nói thành câu chứa những từ ngữ: gầy guộc, nhem nhuốc, nuột nà, chải chuốt, hay trong tiết sinh hoạt lớp, giáo viên cho những học sinh giao tiếp hạn chế thực hiện các yêu cầu như hát, đọc thơ hay kể ngắn gọn một câu chuyện theo chủ điểm của tiết sinh hoạt. Mặc dù là kiến thức của một bài tập nhưng được thể hiện dưới hình thức trò chơi sẽ giúp các em thoải mái và tự tin hơn. Từ đó khả năng giao tiếp được cải thiện dần * Giải pháp 3: Động viên, khuyến khích, biểu dương kịp thời: Trong quá trình rèn luyện, việc động viên, khuyến khích, biểu dương kịp thời những tiến bộ, cố gắng của học sinh, nhất là học sinh nhút nhát, hạn chế về năng lực học tập sẽ giúp các em hứng thú, tự tin vượt qua mặc cảm của bản thân. Đồng thời quan tâm sâu sắc đối với học sinh chưa chăm học, thiếu ý thức trách nhiệm trong học tập trên cơ sở tôn trọng học sinh ( tránh thái độ, lời nói đụng chạm tới lòng tự ái hoặc mẫn cảm đối với học sinh – chủ yếu là động viên khuyến khích). 2 Đây là biện pháp tích cực để gây hứng thú, thúc đẩy động cơ học tập ở học sinh. Khuyến khích và động viên đúng lúc khi các em có tiến bộ dù là khá khiêm tốn nhưng sẽ thúc đẩy tính tích cực của học sinh, giúp các em vươn lên trong học tập để đạt kết quả tốt hơn. Sự động viên khuyến khích của giáo viên giúp các em tự tin hơn và cảm thấy thích thú trong những giờ học trên lớp. Từ đó, các em sẽ có ý thức, trách nhiệm hơn trong học tập và thực hiện đầy đủ các yêu cầu học tập của giáo viên. Song song với việc thay đổi thái độ học tập theo chiều hướng tích cực, một số phẩm chất như : tính kỉ luật, tinh thần trách nhiệm, … cũng được hình thành ở các em. * Giải pháp 4: Phỏng vấn nhanh. Trong những giờ kể chuyện trên lớp hay bất cứ môn học nào thì cũng có thể áp dụng và giúp học sinh phát triển ngôn ngữ giao tiếp, khả năng trình bày, khả năng đặt câu hỏi cho bạn… Ví dụ: Trong giờ kể chuyện, sau khi học sinh kể lại câu chuyện ở tiết trước, thay vì giáo viên sẽ hỏi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện đó. Nhưng với biện pháp này, học sinh chủ động hỏi bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện hay những tình tiết liên quan đến câu chuyện đó. Ảnh chụp tiết kể chuyện có sử dụng biện pháp phỏng vấn nhanh Hay khi học sinh kể nối tiếp đoạn truyện thì bạn khác nhận xét và phỏng vấn nhanh, hỏi về những chi tiết, tình huống trong đoạn truyện đó. 3 Trong môn tập làm văn cũng áp dụng được. Ví dụ khi học sinh trình bày đoạn văn, học sinh khác có thể hỏi bạn về ý, cách dùng từ đặt câu có phù hợp chưa, cần thay đổi những từ nào cho phù hợp, hay cần bổ sung ý như thế nào để diễn đạt ý trọn vẹn hay tròn câu… Ở môn toán cũng thực hiện tương tự, chẳng hạn : Khi học sinh trình bày kết quả ở bảng phụ, học sinh khác nêu ý kiến hoặc yêu cầu bạn giải thích về kết quả vừa trình bày ( yêu cầu nói to, rõ). Việc làm này lúc đầu hơi mất thời gian, nhưng những tiết học sau học sinh quen với cách làm việc, các em sẽ rất hứng thú trong việc phỏng vấn bạn. Để chủ động người kể hay người trình bày gọi bạn (chủ yếu là những bạn rụt rè, ít nói, ngại giao tiếp) nhận xét và nêu những thắc mắc của mình. Để đạt hiệu quả giáo viên yêu cầu học sinh chủ động xem trước nội dung và tự chuẩn bị câu hỏi liên quan đến bài học hay chủ đề cần phỏng vấn. Thiết nghĩ, nếu học sinh thực hiện tốt giải pháp này, các em sẽ chủ động hơn khi lĩnh hội kiến thức mới và các em thấy tự tin khi trình bày. * Giải pháp 5: Tìm bạn. Ông bà ta thường nói “ Học thầy không tày học bạn” Điều đó là có cơ sở vì đứng trước một người khác, nhất là với thầy cô giáo – người trực tiếp giảng dạy hằng ngày sẽ khiến cho các em học sinh, nhất là những học sinh còn hạn chế về năng lực học tập không dám trình bày. Các em chưa đủ tự tin để trình bày những điều mình muốn nói, muốn thể hiện. Nhưng với một người bạn thân lại càng thoải mái hơn. Vì vậy, để giúp các em phát huy kĩ năng giao tiếp cho mỗi cá nhân. Tôi cho các em chọn một bạn học phù hợp với mình trong lớp để cùng nhau hoạt động, cùng nhau giải quyết vấn đề, nhất là hỗ trợ nhau trong việc trình bày một vấn đề nào đó trước lớp. Có được bạn hợp ý trong học tập ngoài việc giúp các em có người đồng hành thực hiện nhiệm vụ mà còn giúp các em có sự phấn đấu vươn lên trong học tập, kĩ năng giao tiếp được hoàn thiện dần. * Giải pháp 6: Diễn kịch sáng tạo. Từ một câu chuyện hay một bài hát các em tự đặt lời đối thoại hay động tác phù hợp với nội dung yêu cầu. Trong biện pháp này, các em được tự do thể hiện, tùy theo khả năng và sở trường của mỗi thành viên mà nhóm sẽ phân công hay các em tự xung phong nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ đó. Được trình bày và thể hiện mình các em sẽ thấy tự tin hơn. Ví dụ trong môn Tập đọc – Kể chuyện bài Người mẹ, học sinh kể lại câu chuyện thì các em diễn một cách sáng tạo bằng cách phân vai, tự sáng tạo ra các động tác phụ họa cho bài đó. 4 Ảnh chụp học sinh đang diễn kịch sáng tạo * Giải pháp 7: Xây dựng mô hình lớp học. Để việc giao tiếp được tốt thì không thể không áp dụng biện pháp này, vì có vị trí thuận lợi, các em mới quan sát toàn diện, có điều kiện để phát biểu ý kiến, trình bày hay hoạt động giao lưu với các bạn trong lớp, trong nhóm. Đó là việc bố trí chỗ ngồi, không gian, điều kiện để các em hoạt động, được giao tiếp dễ dàng hơn. Tùy theo tiết học, giáo viên bố trí vị trí các em thích hợp để giao tiếp tốt hơn. Ảnh bố trí lớp học trong Tự nhiên - Xã hội và tập làm văn 5 * Giải pháp 8: Đọc vui – hiểu mau Trong biện pháp này, giáo viên kết hợp với hình thức nhóm nhỏ hay trò chơi để các em phát huy hết khả năng của mình như: Thực hành ghi nhớ, tóm tắt, phân loại, khái quát thông tin, sau đó tự trình bày trước lớp và các bạn nhận xét hay phỏng vấn mình. III. Hiệu quả và khả năng áp dụng. 1.Hiệu quả : Qua quá trình áp dụng các cách thức và hình thức dạy học nêu trên đã mang đến cho học sinh sự chủ động trong học tập, các em cảm thấy rất hứng thú, tích cực tham gia hoạt động học tập, thích được thể hiện mình, một số em đã dần tự tin trước bạn bè, không còn bị áp lực vì sợ rụt rè e ngại nữa, tạo không khí vui học cho các em. Kết quả những em trước đây chưa mạnh dạn tự tin nay đã dần tiến bộ tham gia ý kiến xây dựng bài nhiều hơn trước. Nhưng quan trọng hơn hết là các em đã tự tin trong việc nắm kiến thức ở mỗi bài học và vận dụng tốt trong thực tế.nhất là kĩ năng giao tiếp tiến bộ rõ rệt. Qua nắm bắt tình hình học sinh đến thời điểm giữa tháng 3 cho thấy kết quả như sau: TSHS 31/16 Học sinh giao tiếp tốt 14 Tỉ lệ % 45,16 Học sinh bình thường 15 Tỉ lệ % Học sinh giao Tỉ lệ % tiếp hạn chế 48,38 2 6,45 2. Khả năng áp dụng: - Với những giải pháp này có khả năng áp dụng cho học sinh Tiểu học trong toàn tỉnh hoặc ngoài tỉnh An Long, ngày 23 tháng 03 năm 2018 Xác nhận của BGH Người viết SKKN Thái Thị Dung 6 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan