Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 3 Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh lớp 3...

Tài liệu Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh lớp 3

.PDF
82
314
102

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài .................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .........................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................2 5. Bố cục công trình nghiên cứu .............................................................................2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................3 1.1. Những vấn đề chung về GDGT ở tiểu học ......................................................3 1.1.1. Khái niệm giáo dục giới tính ..................................................................3 1.1.2. GDGT trên thế giới và Việt Nam ...........................................................4 1.2. Cơ sở sinh lý, tâm lí và giáo dục học của GDGT cho HS lớp 3 ......................7 1.2.1. Cơ sở sinh lý ...........................................................................................7 1.2.2. Cơ sở tâm lí ............................................................................................9 1.2.3. Cơ sở giáo dục học ...............................................................................10 1.3. Nội dung giáo dục liên quan đến giới tính trong chƣơng trình tiểu học........11 1.3.1. Những nội dung GDGT cơ bản ............................................................11 1.3.2. Giai đoạn lớp 1, 2, 3 .............................................................................11 1.3.3. Giai đoạn lớp 4, 5 .................................................................................12 1.4. Tích hợp GDGT .............................................................................................12 CHƢƠNG 2. CÁCH TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH .................................................................................................14 2.1. Cách tiếp cận ..................................................................................................14 2.1.1. Từ cơ sở khoa học ................................................................................14 2.1.2. Tiếp cận biện chứng .............................................................................14 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................................15 2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết.......................................................15 2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn .......................................................15 2.3. Các bƣớc tiến hành ........................................................................................16 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................17 3.1. Thực trạng GDGT ở lớp 3 tại trƣờng tiểu học ...............................................17 3.2. Tích hợp nội dung GDGT trong chƣơng trình môn học cho HS lớp 3 .........23 3.2.1. Môn Tự nhiên và Xã hội ......................................................................23 3.2.2. Môn Đạo đức ........................................................................................26 3.2.3. Môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL)................27 3.3. Thiết kế một số nội dung và phƣơng pháp dạy học tích hợp GDGT cho HS lớp 3 ......................................................................................................................28 3.3.1. Mục đích, yêu cầu chung của những hoạt động GDGT đƣợc tích hợp trong chƣơng trình sách giáo khoa hiện hành cho HS lớp 3 ..........................30 3.3.2. Hoạt động tích hợp nội dung GDGT vào bài học ................................31 3.4. Thực nghiệm ..................................................................................................45 3.4.1. Kết quả thực nghiệm của HS................................................................46 3.4.2. Kết quả thực nghiệm của giáo viên ......................................................49 3.4.3. Kết luận sau thực nghiệm .....................................................................50 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................52 PHỤ LỤC ..................................................................................................................55 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 GDGT Giáo dục giới tính 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1. Số lƣợng GV tham gia khảo sát ..............................................................17 Bảng 3. 2. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của GDGT ở trƣờng tiểu học ...........18 Bảng 3. 3. Kết quả khảo sát mức độ phù hợp nội dung GDGT đƣợc đề xuất cho HS lớp 3 ...........................................................................................................................20 Bảng 3. 4. Kết quả khảo sát những khó khăn của GV khi dạy học GDGT cho HS lớp 3 ...........................................................................................................................21 Bảng 3. 5. Nội dung GDGT tích hợp trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ............24 Bảng 3. 6. Nội dung GDGT tích hợp trong môn Đạo đức lớp 3...............................26 Bảng 3. 7. Nội dung GDGT tích hợp trong Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .28 Bảng 3. 8. Một số nội dung và hoạt động đƣợc lựa chọn để tích hợp nội dung GDGT ở lớp 3 ...........................................................................................................29 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3. 1. Nội dung GDGT trong chƣơng trình lớp 3 ..........................................18 Biểu đồ 3. 2: Mức độ khả thi tích hợp GDGT cho lớp 3 ..........................................19 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1. Hình ảnh mô tả trò chơi " Truy tìm đáp án"………………………..……33 Hình 3.2. Các dấu hiệu bất thƣờng của cơ quan bài tiết nƣớc tiểu………………...33 Hình 3.3. Biện pháp giúp giữ gìn cơ quan bài tiết nƣớc tiểu……………………....33 Hình 3.4.Hình ảnh đoạn phim về câu chuyện của Komal………………………….35 Hình 3.5. Cách xử lý khi có ngƣời cố ý đụng chạm vào cơ thể em………………..35 Hình 3.6. Thẻ cầm " Đồng ý" hoặc " Không đồng ý"……………………………...35 Hình 3.7. Hình ảnh minh họa trong câu chuyện " Ngôi nhà của Na"……………...37 Hình 3.8. Hình ảnh minh họa trò chơi " Tìm nhà"…………………………………40 Hình 3.9. Hình ảnh minh họa trò chơi " Em là chuyên gia"……………………….40 Hình 3.10. Hình ảnh minh họa tự làm lấy việc của mình………………………….41 Hình 3.11.Hình ảnh minh họa những công việc có thể tự làm của học sinh lớp 3...42 Hình 3.12. Hình ảnh minh họa talk show " Con đã lớn khôn"……………………..42 Hình 3.13. Hình ảnh minh họa đoạn phim tìm hiểu về căn bệnh HIV/AIDS……...45 Hình 3.14. Hình ảnh minh họa trò chơi " Mảnh ghép bí mật"…………………….45 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của xã hội, trẻ em - những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc ngày càng đƣợc quan tâm đến sự phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần. Hiện nay, một trong những nội dung học tập cần trang bị từ sớm cho trẻ em đó chính là giáo dục giới tính (GDGT). Kiến thức này giúp học sinh (HS) hình thành thái độ và cách ứng xử đúng trong cuộc sống để có thể bảo vệ mình và những ngƣời xung quanh. Nội dung GDGT chính là một bộ phận không thể thiếu trong chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể mới, bao gồm những hiểu biết về phát triển cơ thể, các mối quan hệ, vai trò giới về tình bạn, tình yêu và tình dục [11]. Theo số liệu từ Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội là trung bình cứ 8 giờ trôi qua thì có 1 trẻ bị xâm hại tình dục. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên có xu hƣớng tăng sau mỗi năm. Đáng báo động là trong thời gian gần đây, báo chí liên tục đƣa tin các trƣờng hợp trẻ em gái 11-13 tuổi tự nguyện quan hệ tình dục với bạn trai hoặc đồng ý quan hệ tình dục với nhiều đối tác và xem đó nhƣ là việc bình thƣờng vì bạn bè các em đều trải qua những kinh nghiệm nhƣ vậy [26]. Theo khảo sát về độ tuổi dậy thì ở Thành phố Hồ Chí Minh (2008) trong nghiên cứu “Tuổi dậy thì và các yếu tố liên quan ở HS nữ 8-11 tuổi” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Kiều Oanh, Võ Minh Tuấn thì có 14/100 bé gái từ 8 - 11 tuổi đã dậy thì. Một con số đáng ngạc nhiên là trong số đó có 0,4% trẻ 8 tuổi đã bắt đầu bƣớc vào dậy thì [31]. Điều đó thể hiện rằng trẻ em ở Việt Nam đang có chiều hƣớng dậy thì sớm hơn. Do đó GDGT đang là một vấn đề thực sự cấp bách và cần thiết để trẻ em phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên đa số các nƣớc Á Đông, trong đó có Việt Nam, nội dung về giới tính, hôn nhân và gia đình vẫn đang là một vấn đề nhạy cảm. Ở độ tuổi tiểu học, HS luôn tò mò muốn khám phá về bản thân mình. Vì vậy, rất nhiều thắc mắc của HS cần đƣợc giải đáp một cách khoa học đã không đáp ứng đƣợc do sự né tránh của ngƣời lớn. Chính vì thế, kiến thức về giới tính của trẻ em Việt Nam hiện nay đang bị thiếu hụt, dẫn đến 1 những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra. Nội dung GDGT ở Việt Nam đã đƣợc đƣa vào môn Khoa học lớp 5 và lồng ghép, tích hợp vào các môn học và hoạt động giáo dục nhƣng chƣa thực sự mang tính hệ thống. Điều đó khiến trẻ em không đƣợc giải đáp hết những thắc mắc của mình, đặc biệt trong quá trình dậy thì. Vì vậy để triển khai vấn đề GDGT dành cho HS tiểu học vẫn là một khó khăn lớn đối với hầu hết các GV. Đối với giai đoạn tiền dậy thì nhƣ HS lớp 3, việc trang bị kiến thức về giới tính là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên làm thế nào tích hợp GDGT mà không ảnh hƣởng đến quan niệm “thuần phong mỹ tục” của ngƣời Việt và đồng thời cung cấp kiến thức về giới tính một cách dễ dàng và kịp thời chính là lí do tôi chọn đề tài: “Xây dựng một số nội dung và phương pháp dạy học tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh lớp 3”. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Xây dựng một số nội dung và phƣơng pháp dạy học tích hợp GDGT cho HS lớp 3 ở Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề GDGT: nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của HS tiểu học ở lớp 3, đặc biệt là đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì; Khảo sát tình hình thực tế GDGT cho HS lớp 3 tại một số trƣờng tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh; Phân tích chƣơng trình sách giáo khoa của HS lớp 3; Đề xuất một số nội dung và phƣơng pháp dạy học tích hợp GDGT cho HS lớp 3; Thực nghiệm cho HS lớp 3 tại trƣờng tiểu học trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phạm vi nghiên cứu Lĩnh vực khoa học: Giáo dục kỹ năng sống cho HS lớp 3. Phạm vi điều tra: Một số trƣờng tiểu học trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Bố cục công trình nghiên cứu Công trình nghiên cứu này gồm có 82 trang, trong đó nội dung chính văn là 51 trang, 02 trang mục lục, 02 trang bảng, 03 trang tài liệu tham khảo và 24 trang phụ lục. 2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Những vấn đề chung về GDGT ở tiểu học 1.1.1. Khái niệm giáo dục giới tính Theo định nghĩa trong sinh học, giới tính chỉ giống đực hay cái của các loài động vật hoặc nam hay nữ ở con ngƣời. Hay giới tính đƣợc hiểu là giới nam, nữ hoặc hiểu rộng hơn là chỉ tổng thế những đặc điểm tâm lí, hành vi của từng giới, là toàn bộ những biểu hiện mà chúng ta quan sát đƣợc [23]. GDGT là một thuật ngữ rộng có thể đƣợc miêu tả là "giáo dục tình dục," có nghĩa nó gồm việc giáo dục về mọi khía cạnh của hoạt động tình dục, gồm cả thông tin về kế hoạch hoá gia đình, sinh sản (khả năng sinh sản, tránh thai, sự phát triển của phôi thai và thai nhi, tới sinh đẻ), mọi khía cạnh đời sống tình dục của một cá nhân nhƣ hình ảnh thân thể, khuynh hƣớng tình dục, cảm xúc tình dục, các giá trị, đƣa ra quyết định, thông tin, hẹn hò, các quan hệ, các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục (STIs) và cách phòng tránh, các biện pháp kiểm soát sinh sản,… [37] GDGT có thể đƣợc dạy một cách không chính thức trong gia đình từ cha mẹ hoặc bạn bè, ngƣời lãnh đạo tôn giáo hay truyền thông, các trang web về GDGT. Nội dung này có thể đƣợc dạy chính thức, đầy đủ nhƣ một phần của chƣơng trình học tại các trƣờng trung học phổ thông hay trung học cơ sở. Ở một số trƣờng hợp khác, nội dung này chỉ là một bài học bên trong một lớp học rộng hơn về sinh học, sức khoẻ, kinh tế gia đình, giáo dục thể chất. Hay một số trƣờng không dạy GDGT, bởi nó vẫn là một vấn đề gây tranh cãi ở một số quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ (đặc biệt về vấn đề độ tuổi trẻ em cần nhận đƣợc sự giáo dục nhƣ vậy, số lƣợng chi tiết liên quan và các chủ đề về khuynh hƣớng tình dục loài ngƣời, ví dụ nhƣ cách thực hiện tình dục an toàn, thủ dâm, tình dục trƣớc hôn nhân và đạo đức tình dục) [28]. 3 1.1.2. GDGT trên thế giới và Việt Nam 1.1.2.1. GDGT trên thế giới Trên thế giới, GDGT là nội dung đƣợc đề cập đến ở rất nhiều quốc gia với mức độ kiến thức, nội dung, phƣơng pháp phù hợp với các độ tuổi khác nhau. Ở Châu Phi, GDGT tập trung vào việc ngăn chặn sự lây truyền bệnh dịch AIDS. Hầu hết chính phủ các nƣớc trong khu vực thực hiện nhiều chƣơng trình giáo dục về AIDS với sự trợ giúp của Tổ chức Y tế Thế giới và các Tổ chức Phi Chính phủ Quốc tế [37]. Đồng thời ở một số quốc gia nhƣ Ai Cập, GDGT còn tập trung vào quyền con ngƣời và khuyến khích thực hiện ở các vùng nông thôn và tăng cƣờng nhận thức về những nguy hiểm của việc cắt bộ phận sinh dục nữ. HS trong các trƣờng công từ 12–14 tuổi ở Ai Cập đƣợc học về các hệ thống sinh sản nam nữ, các cơ quan sinh dục, tránh thai và các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục [37]. Ở châu Mỹ, hầu hết HS đều nhận đƣợc một hình thức GDGT ít nhất một lần trong khoảng từ lớp 7 đến lớp 12. Tuy nhiên, những điều mà HS đƣợc thu nhận rất khác biệt, do nội dung chƣơng trình đƣợc quyết định bởi các bang. Tại nhiều quốc gia ở châu Âu, GDGT thƣờng đƣợc tích hợp vào nhiều bài học bắt buộc, chủ yếu nhƣ một phần của các bài giảng về sinh học (ở các lớp thấp) và sau đó trong các bài giảng liên quan tới các vấn đề sức khoẻ nói chung ở các lớp cao hơn (Phần Lan, Đức, Ba Lan, Hà Lan, Thụy Điển…). Tại Pháp, GDGT đã là một phần của chƣơng trình học trong trƣờng từ năm 1973. Các trƣờng sẽ dạy từ 30 tới 40 giờ GDGT và cung cấp bao cao su cho các HS ở lớp 8 và lớp 9. Tháng 01 năm 2000, chính phủ Pháp đã tung ra một chiến dịch thông tin về tránh thai với các chƣơng trình truyền hình và phát thanh, đồng thời phát năm triệu tờ rơi về tránh thai cho HS trung học [37]. Thông thƣờng nội dung GDGT đề cập tới mọi chủ đề liên quan tới quá trình lớn lên, những thay đổi về cơ thể khi dậy thì, các cảm xúc, quá trình sinh học của sinh sản, hoạt động tình dục, quan hệ tình cảm, đồng tính, mang thai ngoài ý muốn và những hậu quả của việc phá thai, những nguy hiểm của bạo hành tình dục, lạm dụng trẻ em và bệnh 4 lây truyền qua đƣờng tình dục... Đa số các nội dung đều có các bài giảng về việc sử dụng chính xác biện pháp tránh thai. Tuy nhiên tại Anh, Wales, Scotland trƣớc đây trƣờng học không bắt buộc phải dạy và học GDGT. Nếu trƣờng học triển khai dạy nội dung này thì cha mẹ có thể từ chối cho con em mình tham gia vào các buổi học. Chƣơng trình GDGT tại đây có nội dung khá nghèo nàn nhƣ hệ thống sinh sản, sự phát triển của bào thai, những thay đổi về cơ thể và tâm lí của thanh niên, ít đề cập đến tránh thai và tình dục an toàn. Đây chính là nguyên nhân làm cho nƣớc Anh là một trong những quốc gia có tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn của thanh niên cao nhất châu Âu. Vì vậy hiện nay, pháp luật nƣớc Anh đã thay đổi và quy định trẻ em khi đủ 5 tuổi sẽ bắt đầu đƣợc học về giới tính nhƣ một môn bắt buộc cho đến khi tốt nghiệp trung học cơ sở [37]. Các chƣơng trình GDGT ở châu Á đang thực hiện ở nhiều mức độ rất khác nhau. Indonesia, Mông Cổ và Hàn Quốc có khung chính sách hệ thống về việc giảng dạy giới tính trong các trƣờng học. Malaysia, Philippines và Thái Lan đánh giá các nhu cầu sức khoẻ sinh sản thanh niên với một quan điểm phát triển giáo dục riêng biệt cho thanh niên [37]. Ấn Độ có các chƣơng trình với mục tiêu hƣớng tới trẻ em từ 9 tới 16 tuổi nhƣng thƣờng gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các đảng chính trị, họ cho rằng GDGT "trái với văn hoá Ấn Độ" và sẽ làm trẻ em lệch hƣớng. Một số quốc gia khác nhƣ Nepal, Bangladesh, Myanma và Pakistan không có các chƣơng trình GDGT [30]. Tại Nhật Bản, GDGT là bắt buộc từ 10 hay 11 tuổi, chủ yếu đề cập tới các chủ đề sinh học nhƣ kinh nguyệt và xuất tinh [37]. Tại Trung Quốc và Sri Lanka, GDGT truyền thống gồm đọc về đoạn sinh sản trong các cuốn sách giáo khoa sinh học. Năm 2000, một chƣơng trình 5 năm đƣợc Hội kế hoạch hoá gia đình Trung Quốc đƣa ra để "khuyến khích GDGT trong thiếu niên Trung Quốc và thanh niên chƣa lập gia đình" tại mƣời ba quận đô thị và ba hạt. Nó bao gồm những cuộc thảo luận về tình dục bên trong quan hệ con ngƣời cũng nhƣ mang thai và ngăn ngừa HIV [37]. 5 1.1.2.2. GDGT ở Việt Nam Ở Việt Nam, theo chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông qua một số bài học của môn Khoa học, HS lớp 5 đƣợc học những kiến thức đơn giản về sự sinh sản, sự khác biệt giữa nam và nữ, cơ thể con ngƣời đƣợc hình thành nhƣ thế nào, cách vệ sinh ở tuổi dậy thì… Còn ở trung học cơ sở và trung học phổ thông, GDGT và sức khỏe sinh sản đƣợc dạy tích hợp trong một số môn học. Cụ thể nhƣ ở môn sinh học lớp 8, HS đƣợc học về cấu tạo cơ quan sinh dục nam và nữ, quá trình thụ tinh, phát triển của phôi thai, cách phòng tránh thai và các bệnh lây lan qua đƣờng tình dục. Nội dung này cũng đƣợc đề cập trong môn giáo dục công dân về tình yêu, hôn nhân và gia đình ở bậc trung học phổ thông. Trong thực tế, các nội dung này đƣợc GV đề cập đến một cách hết sức sơ sài, mơ hồ và bỏ qua hầu hết những mục “khó nói” nhƣ liên quan đến cấu trúc, hoạt động của cơ quan sinh sản, thụ tinh, tình dục… Kết quả điều tra thực trạng tỷ lệ nạo phá thai của Hội nghị Sản khoa quốc tế năm 2010, Việt Nam là một trong mƣời quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai nhiều nhất thế giới. Nguyên nhân cơ bản đƣợc xác định là 90% trẻ vị thành niên không biết độ tuổi có thai thích hợp và 61% không biết thời điểm dễ bị mang thai, 50% không biết các biện pháp tránh thai an toàn. Cho đến thời điểm hiện nay, nƣớc ta là quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới, đồng thời đƣợc dự đoán tỷ lệ này khó có thể giảm trong những năm tới [14]. Đứng trƣớc thực trạng trên, GDGT không những đƣợc các nhà khoa học, nhà giáo dục mà cả xã hội quan tâm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm giới tính và tài liệu hƣớng dẫn về GDGT đƣợc phổ biến trong cộng đồng cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên việc lựa chọn nội dung gì, cách thức tổ chức và phƣơng pháp dạy học GDGT ra sao đang còn rất nhiều tranh cãi. Các chuyên gia tâm lí khẳng định, đã đến lúc xem GDGT nhƣ một phần bắt buộc trong chƣơng trình sƣ phạm, phải kết hợp giữa nhà trƣờng và gia đình mới mong mang lại hiệu quả cao nhất. GDGT và sức khỏe sinh sản là bộ phận quan trọng của nội dung giáo dục toàn diện và có ý nghĩa rất thiết thực, cần đƣợc nhà trƣờng thực hiện nghiêm túc và phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi [14]. 6 Ngoài các tài liệu học tập khoa học, chuẩn xác thì ngƣời đứng lớp phải là các chuyên gia về GDGT để khi HS thắc mắc, thầy cô không đƣợc né tránh mà phải giải thích tƣờng minh để HS có thể tiếp nhận thông tin một cách tự nhiên không gƣợng ép. Tại thành phố Hồ Chí Minh, GDGT thực hiện theo nội dung chƣơng trình môn học, kết hợp với các hoạt động giáo dục ngoại khóa nhƣ phối hợp với Chi cục Dân số kế hoạch hóa gia đình của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh tập huấn cho GV và truyền thông cho HS từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đặc biệt, các em có kỹ năng phòng tránh những tình huống xấu dễ xảy ra ở lứa tuổi vị thành niên nhƣ quan hệ tình dục trƣớc tuổi trƣởng thành, quan hệ tình dục không an toàn, mang thai sớm, nạo phá thai, mắc bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, xâm hại tình dục… Hoặc một số trƣờng đã mời chuyên gia tâm lí, bác sĩ nói chuyện chuyên đề về GDGT, sức khỏe sinh sản cho HS, giải đáp những thắc mắc thầm kín của các em… Tuy nhiên khi đánh giá hiệu quả của GDGT thì hầu nhƣ cho kết quả giống nhƣ “cƣỡi ngựa xem hoa”, vì thực tế tỷ lệ HS bị lạm dụng tình dục từ khi còn nhỏ, quan hệ tình dục từ lớp 8, nạo phá thai khi tuổi vị thành niên ở Thành phố Hồ Chí Minh khá cao so với cả nƣớc. Đặc biệt thực trạng trẻ em lứa tuổi tiểu học bị bạo hành tình dục vẫn tăng lên hàng năm, báo động cho cả xã hội về các tổn thƣơng nghiêm trọng mà trẻ em phải đối mặt [18]. 1.2. Cơ sở sinh lý, tâm lí và giáo dục học của GDGT cho HS lớp 3 1.2.1. Cơ sở sinh lý Cơ thể HS ở lứa tuổi tiểu học nằm trong giai đoạn phát triển mạnh và trải qua rất nhiều sự thay đổi cả về thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Chiều cao và trọng lƣợng cơ thể trung bình mỗi năm tăng thêm 4 cm và 2 kg. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy sự tăng tốc về chiều cao, cân nặng và sinh dục của trẻ em Việt Nam rất nhanh. Nguyên nhân là do chế độ dinh dƣỡng ngày càng tốt hơn cộng với tác động của nhiều yếu tố xã hội làm cho tỉ lệ trẻ em dậy thì sớm ngày càng tăng lên. Hiện nay có một số bé 7, 8 tuổi đã bắt đầu dậy thì. Do đó các nhu cầu hiểu biết về sinh lí, tình dục cũng bộc lộ sớm hơn so với các thế hệ trƣớc. 7 Đối với HS nữ: HS nữ bƣớc vào tuổi dậy thì thay đổi nhiều về sinh lý và tâm lí, gây ra một cuộc khủng hoảng lớn nhất trong cuộc đời và ảnh hƣớng rất nhiều đến tƣơng lai sau này. Các biểu hiện chung của dậy thì là hiện tƣợng xuất hiện kinh nguyệt, núm vú phát triển, giọng nói cao và trong hơn, xuất hiện mụn trứng cá và lông mu, lông nách bắt đầu xuất hiện và phát triển. HS bƣớc vào giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì tăng chiều cao rất nhanh và có thể đạt 15 cm/năm. Đối với HS nam: HS nam thƣờng dậy thì chậm hơn so với HS nữ từ 2 đến 3 năm. Trẻ chƣa có dấu hiệu dậy thì rõ rệt trong giai đoạn tiểu học. Một vài trƣờng hợp trẻ có thể tăng tốc phát triển về mặt chiều cao, cân nặng, thay đổi giọng nói... nhƣng không phổ biến. Cả bé trai và bé gái trong độ tuổi này đều phát triển về sự khéo léo của đôi bàn tay và lớn rất nhanh trong giai đoạn này. Tuy nhiên, hệ cơ, xƣơng, thần kinh của trẻ đều trong quá trình phát triển chƣa hoàn thiện và dễ bị ảnh hƣởng từ những hoạt động mạnh và quá sức. Chính vì thế, hoạt động GDGT liên quan đến thể chất cho trẻ trong giai đoạn này cần ở mức độ đơn giản, phù hợp với trẻ để tránh những thƣơng tích không đáng có. Đối với HS lớp 3, đây là giai đoạn chuyển tiếp từ giai đoạn đầu tiểu học sang giai đoạn cuối tiểu học. Chính vì thế đặc điểm tâm sinh lý của HS lớp 3 mang đặc điểm chung giữa hai giai đoạn. Về mặt sinh lý, các hệ cơ, hệ thần kinh và hệ xƣơng đang trong quá trình hoàn thiện. Quá trình này có thể xảy ra mạnh hơn ở một số trẻ dậy thì sớm đƣợc thể hiện qua chiều cao, cân nặng so với các bạn cùng lứa tuổi, đặc biệt là ở nữ. Trẻ có xu hƣớng thích các trò chơi vận động nhƣ chạy nhảy, nô đùa… Bên cạnh đó, nhờ sự phát triển của hệ thần kinh, ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu có hứng thú với các trò chơi tƣ duy, trí tuệ… Thông qua cơ sở sinh lý này, GV có thể thiết kế các hoạt động tích hợp vừa vận động kết hợp tƣ duy, giúp trẻ hứng thú và phát huy hiệu quả học tập. 8 1.2.2. Cơ sở tâm lí Tâm lí của trẻ trong giai đoạn này cũng có nhiều thay đổi, trẻ đã biết tập trung vào việc học, chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động học tập. Điều đó cho thấy, tƣ duy và sự phát triển về nhận thức của trẻ đang dần đƣợc hoàn thiện hơn. Ở giai đoạn này, trẻ luôn có sự mặc cảm [33]. Việc ngƣời lớn luôn luôn đúng, cho hành động của trẻ em là sai, không chấp nhận ý kiến của trẻ khiến trẻ cảm thấy không đƣợc tôn trọng, từ đó không dám đƣa ra những suy nghĩ cũng nhƣ ý kiến của mình. Nếu việc đó kéo dài lâu khiến trẻ không còn tự tin, không dám đƣa ra chính kiến của mình cũng nhƣ việc tâm sự với ngƣời lớn trở nên khó khăn với trẻ. Qua đó, GV cần theo dõi, lắng nghe, tôn trọng ý kiến và hành động HS. GV không nên áp đặt bắt trẻ phải làm những thứ trẻ chƣa làm đƣợc. GV có thể chọn lựa các phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học phù hợp nhằm cổ vũ, khích lệ giúp trẻ mạnh dạn chia sẻ hơn những vấn đề mà trẻ còn thắc mắc. Trẻ có nhu cầu tìm hiểu về thế giới xung quanh, đặc biệt là sự tò mò về giới tính của mình cũng nhƣ những ngƣời xung quanh, kể cả những ngƣời khác giới… Trẻ đã cảm nhận đƣợc những thay đổi của mình và các bạn xung quanh, nhu cầu tìm hiểu để giải đáp những thắc mắc luôn có trong trẻ. Sự thay đổi này khiến cho trẻ có thể vui hơn vì chứng tỏ trẻ đã lớn. Tuy nhiên, trẻ cũng gặp khá nhiều rắc rối khi không thể giải thích cho những sự thay đổi đó. Qua đó, GV cần lựa chọn những nội dung đang là chủ đề đƣợc nhiều trẻ quan tâm để giúp trẻ có thể giải đáp đƣợc những thắc mắc mà trẻ gặp phải. Gia đình và nhà trƣờng cần tạo điều kiện cho trẻ có thể phát huy những khả năng tích cực của trẻ trong các hoạt động xã hội cũng nhƣ khám phá thế giới xung quanh. Đồng thời, hƣớng trẻ đi theo những suy nghĩ đúng đắn, tránh lệch lạc giúp trẻ vẫn giữ đƣợc nét trong sáng, thơ ngây. Điều đặc biệt ở giai đoạn này của một số trẻ là khá nhút nhát, trầm tính, không dám nói lên suy nghĩ cũng nhƣ những điều mà trẻ đang mắc phải. Trẻ dễ bị xúc động, khó kiềm chế cảm xúc bộc lộ ra bên ngoài, cảm xúc thƣờng bộc lộ một cách hồn nhiên, chân thật. Ngƣời dạy cần phải sử dụng biện pháp giáo dục “khéo léo”, tế nhị, dùng trực 9 quan, cảm xúc thay vì các lời lẽ thô bạo, cứng nhắc, áp đặt khi thực hiện các hoạt động giáo dục. GV cần tạo môi trƣờng học tập vui vẻ, sôi nổi giúp trẻ đƣợc thể hiện bản thân, dám chia sẻ cũng nhƣ những thắc mắc hoặc có thể tạo điều kiện cho trẻ học tập theo nhóm bạn, … để cho trẻ tiếp thu kiến thức một cách chủ động và dễ dàng hơn. Về mặt tâm lí, HS lớp 3 có nhu cầu cao đối với tình thƣơng và sự hiểu biết. Trẻ cần mọi ngƣời chú ý trẻ nhiều hơn và muốn chinh phục kiến thức mới. Ở giai đoạn này, tính cách cá nhân hƣớng nội và hƣớng ngoại cũng ảnh hƣởng tới sở thích và hoạt động học tập của trẻ. Ở một số trẻ có tính cách hƣớng nội thì trẻ thích làm việc một mình hoặc với một vài hoạt động nhóm hạn chế sao cho cân bằng với thời gian chơi độc lập. Ngƣợc lại, trẻ hƣớng ngoại sẽ không chịu ngồi yên và thích hoạt động nhóm để thể hiện đƣợc điểm mạnh của mình vào công việc tập thể. GV cần phải lựa chọn phƣơng pháp phù hợp cho từng cá nhân để HS phát triển toàn diện. 1.2.3. Cơ sở giáo dục học Việc lựa chọn nội dung và phƣơng pháp dạy học phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, chú ý tính động của đặc điểm lứa tuổi HS. Bên cạnh đó, nội dung dạy học phải xây dựng phù hợp theo giới tính. HS nam và nữ có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, vì vậy, trong các hoạt động của nhà trƣờng nhƣ học tập, lao động, vui chơi phải chú ý đúng mức đến những đặc điểm giới tính. GDGT cho HS tiểu học cần chú ý lựa chọn nội dung và phƣơng pháp dạy học cho phù hợp và đạt hiệu quả. GDGT là một vấn đề mà trẻ ít đƣợc tiếp xúc, chính vì thế mà việc tiếp thu qua các kiến thức khô khan là một phƣơng pháp không mang lại hiệu quả cho HS tiểu học. GV có thể thay những kiến thức khô khan thành những bài học cảm xúc, hào hứng thông qua phƣơng pháp vừa chơi vừa học. Với những hình ảnh, những phƣơng tiện dạy học trực quan hay những hoạt động nhóm, hoạt động tập thể, GV sẽ dễ tạo đƣợc môi trƣờng học tập tự nhiên, giúp trẻ phát triển toàn diện. Hầu hết nội dung GDGT đều hƣớng tới việc hình thành kĩ năng vận dụng các tri thức mới vào đời sống chính vì thế phƣơng pháp dạy học nhƣ thuyết trình, làm việc với sách giáo khoa, tài liệu tham khảo dƣờng nhƣ không đƣa lại hiệu quả tối ƣu. Vì vậy, GV cần cân 10 nhắc, căn cứ vào từng nội dung, tính chất từng bài, trình độ của HS, năng lực của giáo viên, căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh của từng trƣờng, từng địa phƣơng mà lựa chọn nội dung và phƣơng pháp dạy học về GDGT một cách phù hợp cho HS. Để lựa chọn phƣơng pháp giáo dục hợp lí, yếu tố cần quan tâm là đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi. GDGT là nội dung cần thiết cho HS để các em hiểu rõ hơn về giới tính của mình cũng nhƣ cần biết cách thức chăm sóc, bảo vệ cơ thể khi bƣớc vào tuổi dậy thì. Vấn đề đặt ra là đối với HS tiểu học - giai đoạn tiền tuổi dậy thì phải GDGT nhƣ thế nào để đảm bảo không làm mất đi vẻ thơ ngây, trong sáng của chính lứa tuổi thông qua phƣơng pháp dạy học tích hợp trong chƣơng trình của lớp 3. 1.3. Nội dung giáo dục liên quan đến giới tính trong chƣơng trình tiểu học 1.3.1. Những nội dung GDGT cơ bản Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về nội dung GDGT. Theo giáo sƣ G.I.Gheraximovic nội dung GDGT có thể bao gồm: Các vấn đề liên quan tới thuộc tính về giới của trẻ, đến ý nghĩa của thuộc tính này đối với cá nhân và đối với xã hội; Các vấn đề của gia đình và của các quan hệ trong gia đình, ý nghĩa của các vấn đề đối với trẻ, cũng nhƣ đối với toàn xã hội; Các vấn đề của việc trẻ ra đời và tính kế tục của các thế hệ; Các vấn đề thuộc đạo đức giới tính; Các vấn đề vệ sinh giới tính [6]. Còn theo giáo sƣ Trần Trọng Thủy cũng xác định nội dung của GDGT bao gồm những vấn đề về tình dục, trong đó bao gồm cả sự biến đổi về tình dục trong các giai đoạn phát triển cơ thể, kể cả hiện tƣợng mộng tinh, kinh nguyệt... những vấn đề về tình yêu, tình dục hôn nhân và đời sống gia đình, những tri thức khoa học cũng nhƣ thái độ chung của con ngƣời…[6]. 1.3.2. Giai đoạn lớp 1, 2, 3 Ở giai đoạn này trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 có riêng một nội dung về con ngƣời và sức khỏe, trong đó tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Ở giai đoạn này, HS có thể học đƣợc các kiến thức về giới tính thông qua việc so sánh sự giống, khác nhau giữa nam và nữ, bắt đầu tìm hiểu tên gọi các bộ phận 11 trên cơ thể ngƣời. GV thông qua các kiến thức về con ngƣời và sức khỏe, gia đình và nhà trƣờng để tích hợp nội dung GDGT nhƣ: phân biệt đƣợc sự khác nhau trên cơ thể ngƣời nam và ngƣời nữ hay vai trò của từng giới. 1.3.3. Giai đoạn lớp 4, 5 Ở giai đoạn này trẻ đã để ý tới những thay đổi của cơ thể, cảm nhận đƣợc những dấu hiệu đầu tiên của tuổi trƣởng thành đang tiến gần lại với mình. Vì thế trẻ cần có sự chuẩn bị kiến thức về các nội dung liên quan đến tuổi dậy thì nhƣ: Sự thay đổi sinh lý, tâm lí trong giai đoạn dậy thì; Thế nào gọi là kinh nguyệt và xuất tinh; Thế nào thụ tinh, mang thai và sinh con; Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe; Vệ sinh tuổi dậy thì; Vệ sinh cơ thể trong nội dung Con ngƣời và sức khỏe của môn Khoa học. 1.4. Tích hợp GDGT GDGT ở tiểu học là một hình thức quan trọng và hiệu quả nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và hành vi của HS. GDGT phải thích ứng với văn hóa lối sống xã hội mà trẻ đang sống, hƣớng đến tình yêu hôn nhân bền vững, chứ không nhằm thỏa mãn sự hiếu kì nhất thời. GDGT có định hƣớng nội dung liên quan mật thiết đến đặc điểm tâm sinh lý, đặc biệt là tuổi vị thành niên. Mỗi độ tuổi khác nhau sẽ tƣơng ứng với nội dung GDGT khác nhau. Đối với HS ở lứa tuổi đầu tiểu học có thể đƣợc cung cấp các kiến thức về GDGT nhƣ tìm hiểu các bộ phận của cơ thể ngƣời, phân biệt đƣợc những điểm khác nhau về cơ thể giữa nam và nữ, vai trò của từng giới... và những phản ứng cần làm khi gặp ngƣời lạ. Đối với HS ở độ tuổi cuối tiểu học đƣợc giáo dục về các giai đoạn chính trong chu kì của đời ngƣời nhƣ sinh đẻ, tăng trƣởng, phát dục… Ngoài ra, HS cũng cần đƣợc trang bị thêm các kỹ năng phản ứng khi gặp vấn đề ở các môi trƣờng khác nhau có thể là ngoài đƣờng, trong thang máy, ở nhà một mình, lạc đƣờng... Các nội dung này có thể đƣợc tích hợp lồng ghép vào các môn học cũng nhƣ các buổi sinh hoạt tập thể. Tích hợp là sự kết hợp chặt chẽ, có cân nhắc, lựa chọn về mặt nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện, hình thức tổ chức dạy học nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học đạt kết 12 quả tốt nhất. Việc tích hợp có thể thực hiện trong cùng môn học, hoặc giữa các môn học khác nhau với điều kiện các kiến thức đó phải có liên quan đến nhau hoặc có những điểm tƣơng đồng. Vậy sự tích hợp kiến thức GDGT cho HS tiểu học có thể đƣợc tích hợp hoặc lồng ghép trong các môn học nhƣ Tự nhiên và Xã hội, HĐGDNGLL, các tiết hoạt động ngoại khóa, tiết tự học hoặc tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Đối với chƣơng trình lớp 3, GDGT dƣờng nhƣ không đƣợc đề cập đến trong các phân môn. Đồng nghĩa với việc chƣa có hƣớng dẫn hay nội dung, phƣơng pháp hiệu quả về vấn đề này cho HS lớp 3. Trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm hay hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì chủ đề các thầy cô thƣờng tránh nhiều nhất đó chính là GDGT. Ở góc độ chuyên gia, bà Lê Thị Lan Anh – Viện trƣởng Viện Giáo dục và trí tuệ Việt cũng khẳng định, GDGT trong nhà trƣờng đang dừng lại nội dung liên quan đến môn Sinh học đơn thuần, GV lại không đƣợc đào tạo bài bản. Hơn thế, GV vẫn giữ tâm lí ngại ngùng khi nói đến giới tính, lúng túng về phƣơng pháp, kỹ năng khi giảng dạy cho trẻ. Chƣơng trình học thì rời rạc, HS không nắm đƣợc tại sao con trai lại vỡ tiếng, con gái lại có kinh nguyệt.... Còn ở Việt Nam, giáo dục về giới tính chuyên sâu và tình dục an toàn đang khuyết hẳn trong trƣờng học [13]. Theo quan niệm của giáo dục Việt Nam thì lứa tuổi này chƣa cần phải học một cách hệ thống về GDGT. Có chăng thì GDGT cũng chỉ đƣợc nhắc tới dƣới dạng lý thuyết nặng nề và ép HS phải cố nhớ mặc dù HS không hiểu cũng nhƣ không giải đáp đƣợc những thắc mắc của HS. Chính điều đó khiến HS ở giai đoạn này thƣờng cảm thấy bỡ ngỡ về sự thay đổi của cơ thể mình mà không có nguồn kiến thức hỗ trợ chính xác. Thiếu kỹ năng tự bảo vệ mình trƣớc các nguy cơ mất an toàn là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị bạo hành, xâm hại tình dục. Với yêu cầu đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức về GDGT thì định hƣớng phƣơng pháp dạy học tích hợp và lồng ghép trong các phân môn của chƣơng trình lớp 3 là cần thiết và phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay. 13 CHƢƠNG 2. CÁCH TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH 2.1. Cách tiếp cận 2.1.1. Từ cơ sở khoa học Xuất phát từ sự tăng tốc về mặt sinh lý và tâm lí ở trẻ em hiện nay. Độ tuổi dậy thì của trẻ em hiện nay bắt đầu từ khá sớm, một số trẻ đã dậy thì ở giai đoạn HS lớp 3. Nếu HS không đƣợc chuẩn bị tâm lí trƣớc về sự thay đổi của cơ thể sẽ khiến HS cảm thấy sợ hãi, lo lắng và thu mình lại trƣớc bạn bè, gia đình. Nguyên nhân của sự tăng tốc là do chịu sự tác động của các yếu tố môi trƣờng và do kiểu gen. Trong đó các tác động từ bên ngoài nhƣ sử dụng đồ ăn nhanh, chế độ ăn uống nhiều năng lƣợng, nhiều chất bổ dƣỡng, chất kích thích tăng trƣởng… là một trong những nguyên nhân chính gây cho trẻ dậy thì sớm. Đặc biệt, với sự hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay, cuộc sống ngày càng trở nên hiện đại, trẻ ngày càng đƣợc tiếp cận sớm với các thiết bị hiện đại, internet… Ngoài những lợi ích mà internet mang lại thì các nguồn thông tin từ đây có thể trở thành “con dao hai lƣỡi” gây hiểu lầm dẫn đến các suy nghĩ và hành động một cách sai lệch nếu trẻ không đƣợc hƣớng dẫn sử dụng đúng cách. Đây cũng là nơi trẻ tiếp cận sớm với giới tính và các xu hƣớng tình dục thiếu sự kiểm soát một cách chính thống có thể dẫn đến sự tăng tốc về mặt sinh dục. 2.1.2. Tiếp cận biện chứng Sự phát triển về giới tính là đặc điểm tự nhiên và đặc trƣng cho mỗi cá nhân, đƣợc quy định bởi bộ gen và chịu tác động rất lớn của các điều kiện môi trƣờng sống. Với sự thay đổi về điều kiện tự nhiên và xã hội dẫn đến hiện nay tuổi dậy thì bắt đầu từ giai đoạn HS tiểu học. Đây là giai đoạn khủng hoảng lớn nhất trong quá trình phát triển các đặc điểm về sinh lý và tâm lí. Do đó gia đình và nhà trƣờng cần phải trang bị các kiến thức về giới tính cho HS từ rất sớm giúp HS vƣợt qua giai đoạn này một cách dễ dàng, đồng thời có kỹ năng bảo vệ bản thân phòng tránh xâm hại, bạo hành tình dục. Đối với các trƣờng tiểu học, nội dung GDGT có thể thực hiện thông qua việc lồng ghép 14 vào các bài học về con ngƣời trong các hoạt động ngoại khóa, các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, các tiết tự học hoặc các tiết hoạt động ngoài giờ. Việc đƣa kiến thức GDGT vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu của phụ huynh HS, vừa đáp ứng đƣợc nội dung và tiêu chuẩn của giáo dục. GDGT không đơn thuần chỉ truyền đạt thông tin, kinh nghiệm sống mà còn là vấn đề bồi dƣỡng nhân cách và xây dựng quan niệm sống chuẩn mực cho mỗi HS ngay từ khi còn nhỏ. Trong thực tế, vấn đề GDGT đang đƣợc triển khai trong trƣờng tiểu học còn khá khiêm tốn, trong khi nhu cầu cung cấp kiến thức để giải đáp những thắc mắc của HS ngày càng cao. Do đó mà kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp các em HS lớp 3 giải quyết một số vấn đề liên quan đến GDGT. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu đề tài, đảm bảo mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp nhƣ sau: 2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết Tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu về cơ sở lí luận, lý thuyết về đặc điểm tâm sinh lý ở HS lớp 3, GDGT cho HS tiểu học nói chung và HS lớp 3 nói riêng ở Việt Nam và các nƣớc trên thế giới. 2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn Phƣơng pháp bảng hỏi, mẫu điều tra: dùng để tìm hiểu thực trạng GDGT trong một số trƣờng tiểu học ở lớp 3. Ghi chép lại các phản hồi của GV và HS khi tham gia các nội dung GDGT. Phƣơng pháp phỏng vấn: thu thập thông tin về thực trạng giảng dạy GDGT cho HS lớp 3 tại một số trƣờng tiểu học. Phƣơng pháp quan sát: thu thập tổng quan về hoạt động GDGT ở trƣờng tiểu học, đánh giá mức độ hứng thú, tính hiệu quả khi sử dụng nội dung và phƣơng pháp đề xuất về GDGT cho HS lớp 3. 15 Phƣơng pháp thực nghiệm: Thực nghiệm các nội dung GDGT đã thiết kế đối với HS lớp 3. Phƣơng pháp xử lí số liệu nghiên cứu: Sử dụng để xử lí số liệu, khảo sát và thực nghiệm GDGT cho HS lớp 3. 2.3. Các bƣớc tiến hành Bƣớc 1: Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của HS tiểu học nói chung và HS lớp 3 nói riêng, GDGT ở các nƣớc trên thế giới và Việt Nam. Bƣớc 2: Nghiên cứu lí luận dạy học ở Tiểu học, chƣơng trình môn học lớp 3, xác định vị trí, mục tiêu, nội dung GDGT cho HS lớp 3. Bƣớc 3: Tìm hiểu thực tế những vấn đề cần thiết về giới tính của HS tiểu học, xây dựng nội dung GDGT có thể tích hợp vào chƣơng trình môn học ở lớp 3 và đề xuất thời gian để triển khai những nội dung này. Bƣớc 4: Tiến hành xây dựng các nội dung và phƣơng pháp dạy học tƣơng ứng đƣợc tích hợp trong chƣơng trình môn học lớp 3. Bƣớc 5: Dạy học thử nghiệm cho HS lớp 3 ở một số trƣờng tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bƣớc 6: Tổng hợp ý kiến, điều chỉnh nội dung phù hợp và đề xuất, kiến nghị. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan