Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 tích cực rèn luyện thông qua hoạt độn...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 tích cực rèn luyện thông qua hoạt động ngll

.PDF
18
40
90

Mô tả:

Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 7 Tích Cực Rèn Luyện Thông Qua Hoạt Động NGLL TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 7 TÍCH CỰC RÈN LUYỆN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP A. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI LÝ DO KHÁCH QUAN - Xuất phát từ “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. - Học sinh trung học cơ sở là những em đang trong độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi. Đây là lứa tuổi không ổn định về tâm sinh lý. Các em thường xuyên có những thay đổi rất bất thường, đôi lúc các em tỏ ra mình là một đứa trẻ rất ngây thơ, rất đáng yêu, rất biết nghe lời người lớn và cũng muốn được người lớn thương yêu, quan tâm, chăm sóc, nhưng đôi lúc các em cũng rất bướng bỉnh, thích chứng tỏ mình là người lớn, thích bắt chước người lớn làm những công việc của người lớn như: các em cũng muốn quan tâm, chia sẻ buồn vui với người lớn, các em muốn chứng tỏ vai trò của mình trong gia đình và trong tập thể và đặc biệt là các em không thích ai gọi mình hay cho rằng mình là con nít… - Vấn đề về “đạo đức” của học sinh trung học cơ sở trong mấy năm gần đây đã làm cho những người làm công tác giáo dục như chúng ta hết sức đau đầu và lo ngại. Sự phát triển tràn lan của các dịch vụ internet như: các trò chơi game TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH GV: VĂN KIM HỒNG Trang 1 Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 7 Tích Cực Rèn Luyện Thông Qua Hoạt Động NGLL online, dịch vụ “chat” trên mạng, các đoạn phim về bạo lực học đường, các đoạn phim cấm… cũng đã gây trở ngại rất lớn cho công tác giáo dục “đạo đức” cho học sinh. - Sự phát mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội cũng lôi kéo con người ta đến gần với lối sống thực dụng hơn, các em cũng bị lôi cuốn vào lối sống đó nên dần dần khiến các em trở thành những con người vô cảm, lạnh lùng, ích kỷ, sống mà chỉ biết đến lợi ích bản thân không quan tâm đến những người xung quanh, cộng đồng. II. LÝ DO CHỦ QUAN - Trước tình hình đó những người làm công tác giáo dục có trách nhiệm không khỏi băn khuăn, đặc biệt là vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Người giáo viên chủ nhiệm có vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng trong việc giáo dục “ đạo đức”, trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. - Ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình, đồng thời với quyết tâm góp phần khôi phục lại việc giáo dục “đạo đức” cho học sinh, tôi đã suy nghĩ và tìm cách để hướng các em trở thành những người sống có ích, có tinh thần trách nhiệm, biết yêu thương bạn bè, biết bảo vệ lẽ phải. - Tôi thiết nghĩ trẻ em như những búp non trên cành nếu người lớn biết cách chăm sóc và giáo dục thì những búp non kia chắc chắn sẽ cho ra những chồi non mơn mỡn, sẽ trở thành những cây đại thụ tỏa bóng mát trong tương lai.Và đó cũng là lý do tôi chọn đề tài này. TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH GV: VĂN KIM HỒNG Trang 2 Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 7 Tích Cực Rèn Luyện Thông Qua Hoạt Động NGLL B. I. CƠ SỞ KHOA HỌC CƠ SỞ LÝ LUẬN - Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động giáo dục được thực hiện ngoài thời gian học tập, nhằm lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia để mở rộng hiểu biết, tạo không khí vui tươi lành mạnh, tạo cơ hội để học sinh rèn luyện thân thể, rèn luyện thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực, sở thích của từng cá nhân. - Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động cần thiết trong công tác chủ nhiệm lớp. Trong những giờ sinh hoạt chủ nhiệm, giữa giáo viên và học sinh đôi khi phải trãi qua nhưng giờ nặng nề và căng thẳng với những vi phạm của học sinh; với những la rầy, nhắc nhở, phê bình thậm chí là những hình thức kỷ luật của giáo viên đối với học sinh. Những việc làm này vô tình ngày càng làm cho khoảng cách giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh vốn đã có sẵn ngày càng rộng lớn hơn. - Hoạt động ngoài giờ lên lớp, nếu giáo viên biết vận dụng nó một cách hợp lí, sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa thầy và trò. - Hoạt động ngoài giờ lên lớp, phải là hoạt động giúp học sinh giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi, tạo tâm lý thoải mái, tinh thần phấn chấn để các em sẵn sàng tiếp nhận lượng kiến thức mới từ những môn học trong chương trình. Nắm bắt tình hình này, là giáo viên chủ nhiệm, tôi đã cố gắng tổ chức phối hợp giữa truyền TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH GV: VĂN KIM HỒNG Trang 3 Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 7 Tích Cực Rèn Luyện Thông Qua Hoạt Động NGLL thụ kiến thức cần thiết của từng chủ điểm một cách ngắn gọn và tổ chức các hoạt động vui chơi nhằm tạo sự hứng thú và giảm bớt căng thẳng cho các em . II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách của học sinh. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà tình trạng xuống cấp đặt biệt nghiêm trọng của việc giáo dục “ đạo đức” cho học sinh của các bậc phụ huynh, ở các trường phổ thông. Trước tình hình đó, người giáo viên chủ nhiệm cần phải xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục học sinh. 1. THUẬN LỢI - Sỉ số học sinh lớp 7a1 năm học 2010 – 2011 là 30 học sinh, phù hợp cơ sở vật chất của trường phổ thông. - Ban giám hiệu luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên chủ nhiệm hoàn thành nhiệm vụ . - Đời sống kinh tế xã hội của người dân phát triển nên cũng có điều kiện quan tâm đến việc học của con em mình. - Thông tin liên lạc phát triển cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và chính quyền địa phương, giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh. 2. KHÓ KHĂN - Số học sinh có học lực yếu kém cao 10/30 học sinh chiếm khoảng 33,3%. - Trình độ dân trí trên địa bàn dân cư còn thấp, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông (cạo mủ cao su) phải đi sớm về muộn nên không có điều kiện giáo dục con TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH GV: VĂN KIM HỒNG Trang 4 Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 7 Tích Cực Rèn Luyện Thông Qua Hoạt Động NGLL em mình, chủ yếu là “nhờ hết vào thầy cô giúp đỡ” đó là câu nhiều bậc phụ huynh học sinh nói với giáo viên khi con em mình vi phạm. - Ảnh hưởng của lối sống, nếp sinh hoạt ở gia đình và xã hội không tốt: một số địa phương còn hiện tượng đánh bạc tràn lan, nhiều phụ huynh học sinh còn thói quen nói tục, chửi thề khi rầy la con cái. - Sự phát triển tràn lan của các dịch vụ internet cũng đã phần nào gây trở ngại cho giáo viên trong công tác giáo dục “ đạo đức” cho học sinh ( nhiều học sinh đến trường với vẻ mất ngủ, thất thần, cộc cằn, thô bạo) qua điều tra mới biết là do chơi game mà ra. - Nhiều phụ huynh chăm lo cho con không đúng cách: luôn đáp ứng mọi yêu cầu của con mà không tìm hiểu nguyên nhân, không giáo dục, không phân tích cho con thấy phải sử dụng như thế nào cho hợp lí, từ đó làm cho học sinh càng có cơ hội ăn chơi nhiều hơn, bỏ bê việc học và nhất là các em lao vào các trò chơi đang rất phổ biến trên internet. - Thái độ vô cảm của con người ngày càng ăn sâu vào học đường (ngày càng có nhiều đoạn phim quay cảnh một học sinh bị một nhóm bạn đánh rồi tung lên mạng). - Các trò chơi dân gian truyền thống ngày càng xa dần với lối sống sinh hoạt của đại bộ phận dân cư, các địa phương không có nhiều sân chơi lành mạnh để thu hút các em. Từ đó dẫn đến là các em chỉ biết lao vào những trò chơi tiêu cực như: chơi games trên mạng, xem phim trên mạng, đánh bài … TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH GV: VĂN KIM HỒNG Trang 5 Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 7 Tích Cực Rèn Luyện Thông Qua Hoạt Động NGLL C. NỘI DUNG KẾ HOẠCH, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, đã nhiều lần tổ chức cho học sinh các hoạt động ngoài giờ lên lớp dưới nhiều hình thức như: + Giáo viên chủ nhiệm giới thiệu nội dung của chủ điểm hàng tháng, yêu cầu học sinh ghi chép đầy đủ, cẩn thận rồi yêu cầu các em về nhà viết bài thu hoạch tháng sau nộp lại để lớp trưởng và giáo viên chủ nhiệm đánh giá. Và lồng ghép vào đó là những bài hát tập thể, cá nhân, những câu đố vui…Hình thức này không được thành công lắm vì phải ghi chép nhiều học sinh rất ngán và mệt mỏi, còn tổ chức ca hát thì nhiều em không có năng khiếu nên rất e ngại, không hào hứng… + Tương tự như trên giáo viên chủ nhiệm cũng giới thiệu nội dung của chủ điểm hàng tháng, yêu cầu học sinh ghi chép đầy đủ cẩn thận rồi yêu cầu các em về nhà viết bài thu hoạch tháng sau nộp lại để lớp trưởng và giáo viên chủ nhiệm đánh giá. Bên cạnh đó giáo viên cũng yêu cầu ban cán sự lớp thay mặt giáo viên điều khiển trò chơi cho các bạn. Hình thức này cũng gặp nhiều khó khăn vì học sinh lớp 7 còn nhỏ nên chưa chủ động được việc này, hơn thế nữa nếu phải làm cộng việc điều khiển, tổ chức thì ban cán sự không được tham gia trò chơi. Vì thế các em cũng không đồng ý. + Hàng tháng có 2 tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo viên chủ nhiệm chỉ dành khoảng 30 phút để giới thiệu nội dung các chủ điểm, không yêu cầu học sinh phải ghi chép gì cả, em nào thích thì ghi (vì đây là hoạt động chủ yếu là vui chơi giải trí ), 60 phút còn lại giáo viên chủ nhiệm là người điều khiển tổ chức cho cả lớp cùng tham gia vui chơi các trò chơi vận động mang tính truyền thống: kéo co, TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH GV: VĂN KIM HỒNG Trang 6 Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 7 Tích Cực Rèn Luyện Thông Qua Hoạt Động NGLL thổi bong bóng, dùng chân chuyên bóng trên không…Hình thức này đã thu hút được nhiều học sinh tham gia tích cực. Vấn đề ở đây không chỉ là thu hút được nhiều học sinh tham gia hoạt động vui chơi, mà thông qua các trò chơi đó chúng ta có thể giáo dục cho học sinh nhiều đức tính như: tính kiên trì, nhẫn nại; tính sáng tạo; tính đồng đội; tinh thần đoàn kết, tình yêu thương giữa con người với con người ( cụ thể là tình yêu thương giữa các học sinh cùng lớp, cùng trường và xa hơn nữa là tình yêu thương đồng loại và tình yêu đối với quê hương đất nước) v.v. Mà những đức tính này gần đây rất hiếm thấy ở học sinh. 1. Hình ảnh học sinh náo nức chờ tham gia trò chơi: TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH GV: VĂN KIM HỒNG Trang 7 Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 7 Tích Cực Rèn Luyện Thông Qua Hoạt Động NGLL 2. Để giáo dục cho các em tính kiên nhẫn, khéo léo, cẩn thận chúng tôi đã tổ chức cho các em trò chơi “thổi bong bóng”. Bong bóng ở đây tôi mua loại nhỏ, dễ bể. Vì thế học sinh cần phải cẩn thận và khéo léo thì khi thổi và buột lại bong bóng mới không bể. • Hình ảnh minh họa: TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH GV: VĂN KIM HỒNG Trang 8 Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 7 Tích Cực Rèn Luyện Thông Qua Hoạt Động NGLL 3. Để giáo dục tính khéo léo, tính cẩn thận, tính đồng đội cho học sinh, chúng tôi đã tổ chức trò chơi “ đổ nước vào chai”. • Hình ảnh minh họa: TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH GV: VĂN KIM HỒNG Trang 9 Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 7 Tích Cực Rèn Luyện Thông Qua Hoạt Động NGLL 4. Để giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết, tính đồng đội cao chúng tôi tổ chức cho các em trò chơi “kéo co”. Trò chơi này thể hiện tinh thần đồng đội rất cao. Không phải cứ đội nào có nhiều bạn to con và khỏe mạnh đều giành chiến thắng, mà ở trò chơi này cần phải phối hợp chặt chẽ giữa sức mạnh và tinh thần đoàn kết. Bác Hồ đã từng nói : “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” Điều này đã được chứng thực khi cuộc thi đấu giữa lớp 7a1 (lớp tôi chủ nhiệm) với lớp 7a2 (lớp cô Nhương chủ nhiệm). Khi nhìn thấy các vận động viên của đội bạn lớp tôi khiếp quá, có học sinh phát biểu rằng: “chắc lớp mình thua quá cô, đội bên kia có nhiều bạn to quá”, tôi liền trấn tĩnh các em ngay: “các em nhớ lới cô đoàn kết là sức mạnh, hãy chứng tỏ điều đó và cô tin là các em sẽ làm được”. Và quả đúng như thế, các em đã không phụ lòng mong đợi của tôi, đồng TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH GV: VĂN KIM HỒNG Trang 10 Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 7 Tích Cực Rèn Luyện Thông Qua Hoạt Động NGLL thời các em đã chứng minh được rằng “đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là chiến thắng”. • Một vài hình ảnh minh họa: TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH GV: VĂN KIM HỒNG Trang 11 Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 7 Tích Cực Rèn Luyện Thông Qua Hoạt Động NGLL TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH GV: VĂN KIM HỒNG Trang 12 Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 7 Tích Cực Rèn Luyện Thông Qua Hoạt Động NGLL • Kết quả chung cuộc như sau: LỚP TỔNG ĐIỂM BA TRÒ CHƠI HẠNG 7A1 6 1 7A2 4 4 7A3 2 5 7A4 5 2 7A5 5 2 TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH GV: VĂN KIM HỒNG Trang 13 Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 7 Tích Cực Rèn Luyện Thông Qua Hoạt Động NGLL • Tiếp theo là phần phát thưởng: mỗi đội tham gia trò chơi đều được tặng một phần quà. Ba đội hạng nhất, nhì, ba mỗi đội được tặng thêm một phần quà. Kinh phí mua quà và mua bong bóng chuẩn bị cho trò chơi là do mỗi lớp góp 50000 đồng. Quà thưởng tuy không giá trị nhưng nó đã đánh giá khả năng cố gắng của các em, tuy nhận phần thưởng đơn sơ, chỉ là những viên kẹo nhưng các em rất vui. Trên gương mặt em nào cũng rạng rỡ niềm vui. Ngoài lần tổ chức trò chơi phối hợp nhiều lớp như thế này, tôi vẫn thương xuyên tổ chức cho các em của riêng lớp tôi vui chơi hàng tháng với các trò chơi tương tự như: thi kể chuyện, thi đố vui, thi văn nghệ, thi kiến thức về toán học, về anh văn... 5. Kết quả đạt được Tôi đã tạo được sự hứng thú cho các em thông qua các hoạt động vui chơi học tập, mỗi tháng cứ đến tuần thứ hai là các em lại nhắc tôi “ tháng này có hoạt động ngoài giờ lên lớp không cô?”, “ mình tổ chức nhiều trò chơi nha cô”, “ học luôn 3-4 tiết TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH GV: VĂN KIM HỒNG Trang 14 Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 7 Tích Cực Rèn Luyện Thông Qua Hoạt Động NGLL nha cô” ( thông thường chỉ có 2 tiết/1tháng)…Hiệu quả giáo dục còn thể hiện rõ hơn thông qua một số kết quả mà lớp tôi đã đạt được như sau: a) Về mặt hạnh kiểm: THÁNG TỐT SL KHÁ TỶ SL LỆ TRUNG BÌNH TỶ SL LỆ YẾU TỶ SL LỆ TỶ LỆ Tháng 9 8 26,7% 10 33,3% 7 23,3% 5 16,7% Tháng 10 10 33,3% 12 40% 4 13,3% 4 13,3% Tháng 11 12 40% 12 40% 5 16,7% 1 3,3% Tháng 12 15 50% 12 40% 3 10% 0 0% Tháng 01 20 66,7% 8 26,7% 2 6,7% 0 0% Tháng 02 25 83,3% 5 16,7% 0 0% 0 0% b) Về thi đua toàn diện hàng tháng: Tháng 09 10 11 12 01 02 Hạng 6 5 3 1 1 2 Kết quả sơ kết học kỳ I lớp 7A1 xếp hạng 1/20 lớp. c) Về học lực: Đầu năm có 4 học sinh loại kém (lưu ban), có 2 học sinh giỏi. Sơ kết học kì I không còn học sinh kém và có 4 học sinh giỏi. d) Ngoài những kết quả đạt được như trên, còn có kết quả khác cũng đáng được quan tâm, đó là số lượng học sinh tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp ngày càng đông đủ hơn. Cụ thể là: Tháng 09 có 3 học sinh vắng, tháng 10 có 2 học sinh vắng, tháng 11 có 1 học sinh vắng và các tháng 12, 01, 02 không có học sinh nào vắng. TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH GV: VĂN KIM HỒNG Trang 15 Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 7 Tích Cực Rèn Luyện Thông Qua Hoạt Động NGLL D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ những kết quả đạt được như trên, tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau: 1. Để làm tốt công tác chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm cần xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của mình. 2. Giáo viên chủ nhiệm phải là người sáng suốt lựa chọn những hoạt động phong phú, phù hợp nhằm thúc đẩy học sinh tích cực tham gia. 3. Giáo viên chủ nhiệm cần xác định rõ: giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh không phải là những lời nói suông mà phải thể hiện qua những hành vi, ứng xử, ngôn ngữ của bản thân, của tập thể; qua những hoạt động cụ thể để học sinh thấy rõ sức mạnh của sự đoàn kết, có đoàn kết thì mới thành công từ đó giáo dục cho các em tình yêu thương bạn bè, đồng loại và lớn hơn nữa là tình yêu thương đất nước. 4. Cần giáo dục học sinh nói không với “bạo lực trong học đường”, hạn chế phạm vi và mức độ xâm nhập của bệnh vô cảm trong học đường và trong xã hội bằng cách bản thân mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương để học sinh noi theo. TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH GV: VĂN KIM HỒNG Trang 16 Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 7 Tích Cực Rèn Luyện Thông Qua Hoạt Động NGLL E. KẾT LUẬN Kính thưa các thầy cô đồng nghiệp, nếu ai đã từng làm công tác chủ nhiệm, chắc hẳn cũng hiểu rằng chủ nhiệm một lớp là vất vả như thế nào, nhất là trong thời đại hiện nay khi mà vấn đề về giáo dục “ đạo đức “ cho học sinh không chỉ là nỗi nhức nhói của những người làm công tác giáo dục như chúng ta mà nó còn làm cho không ít phụ huynh học sinh phải đau đầu, tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của vấn đề về đạo đức của học sinh, có thể không ai dám nói ra nhưng ai cũng thấy được điều đó.Ở đây, chúng ta cũng không tiện để phân tích nguyên nhân vì sao? Trách nhiệm là do ai? Mà đứng trên lập trường của những người làm công tác giáo dục, tôi thấy rằng để thành công trong công tác chủ nhiệm chúng ta hãy nhiệt tình hơn, tận tâm tận tụy với nghề hơn, hãy thương yêu học sinh như thương yêu con cháu của mình, hãy sống mẫu mực, hãy sinh hoạt gần gũi với các em hơn nhưng cũng cần phải nghiêm khắc với các em. Có như thế các em mới thấy được giáo viên chủ nhiệm là chỗ dựa tinh thần, là tấm gương để các em noi theo, là người để các em có thể bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình, nhưng không quá trớn. Ngoài ra, cần có sự phối kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa chính quyền địa phương với lãnh đạo nhà trường, giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh, giữa cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm, giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn. Chúng ta phải biến cho các mối quan hệ trên thành một chỉnh thể thống nhất thì công tác giáo dục “ đạo đức” cho học sinh trường THPT Tân Bình nói riêng và các trường phổ thông nói chung mới đạt hiệu quả cao. Trên đây là một số kinh nghiệm ít ỏi của tôi, tôi xin trình bày ra những suy nghĩ và kinh nghiệm của mình để quý thầy cô và anh chị em đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến để công tác giáo dục học sinh ngày càng đạt kết quả tốt hơn. TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH GV: VĂN KIM HỒNG Trang 17 Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 7 Tích Cực Rèn Luyện Thông Qua Hoạt Động NGLL MỤC LỤC A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................. Trang 1 I. Lý do khách quan ... ..................................................................... Trang 1 II.Lý do ch quan ......... ..................................................................... Trang 2 B. CƠ SỞ KHOA HỌC .. ..................................................................... Trang 3 I. Cơ sở lý luận .......... ..................................................................... Trang 3 II. Cơ sở thực tiễn ...... ..................................................................... Trang 4 C. NỘI DUNG KẾ HOẠCH, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN............ Trang 6 D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............................................................. Trang 16 E. KẾT LUẬN ................ ..................................................................... Trang 17 TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH GV: VĂN KIM HỒNG Trang 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan