Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Skkn một số biện pháp chỉ đạo dạy học rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh l...

Tài liệu Skkn một số biện pháp chỉ đạo dạy học rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học thị trấn vạn hà

.DOC
18
6
105

Mô tả:

MỤC LỤC Phần 1 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 2 2.1 2.2 Nội dung PHẦN MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Những điểm mới của SKKN PHẦN NỘI DUNG Cơ sở lí luận Thực trạng việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Thiệu Long 2.3 Các giải pháp thực hiện 2.3.1 Trang bị cho học sinh những kiến thức về văn miêu tả 2.3.2 Rèn kĩ năng quan sát cho học sinh 2.3.3 Hướng dẫn học sinh sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả 2.3.4 Đánh giá, chấm – chữa bài Tập làm văn 2.4 Hiệu quả đạt được 3 KẾT LUẬN 3.1 Kết luận 3.2 Kiến nghị Trang 2 3 3 3 3 5 7 8 8 9 11 13 13 15 16 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài : Trong điều kiện hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, yếu tố con người được coi trọng hàng đầu. “ Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai”. Đảng và Nhà nước ta đã coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm đào tạo con người phát triển toàn diện cả thể chất, đạo đức lẫn tri thức. 1 Bậc Tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ở học sinh. Đây là bậc học nhằm cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên và xã hội, trang bị những phương pháp và kĩ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn; bồi dưỡng và phát huy tình cảm, thói quen và những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam cho học sinh. Các môn học ở tiểu học nhằm đáp ứng các yêu cầu trên. Một trong những môn học góp phần tích cực hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh đó là môn Tiếng Việt. Đây là môn học công cụ để các em học tốt các môn học khác. Các phân môn trong môn Tiếng Việt không những hình thành phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi mà còn giúp học sinh mở rộng những hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và phát triển nhân cách cho các em 1 . Phân môn Tập làm văn trong chương trình Tiểu học là phân môn có tính tổng hợp cao, đòi hỏi học sinh phải bộc lộ cả năng lực Tiếng Việt lẫn khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống; thể hiện thái độ, cảm xúc, đánh giá, nhận xét của mình về sự vật. Nội dung văn miêu tả ở Tiểu học được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm. Nghĩa là kĩ năng viết văn miêu tả được học qua hai vòng: - Vòng 1: Ở lớp 1,2,3 học sinh được làm quen với văn miêu tả qua các dạng bài tập như: Quan sát tranh - trả lời câu hỏi; đọc văn bản - trả lời câu hỏi; tả ngắn. - Vòng 2: Ở lớp 4,5 học sinh được học những kĩ năng viết văn miêu tả thuộc bậc cao hơn, phức tạp hơn. Các em cần phải tạo lập được những văn bản hoàn chỉnh. Đây là vấn đề khó đối với các em 1 . Trong phân môn Tập làm văn ở lớp 4, các em được rèn kĩ năng kể chuyện và miêu tả (miêu tả : đồ vật, cây cối, con vật). Bên cạnh đó các em còn được rèn kĩ năng thuyết trình, trao đổi và nâng cao các kĩ năng viết thư, điền vào giấy tờ in sẵn  2 . Với các nội dung trên, thể loại văn miêu tả chiếm gần 50% tổng số tiết theo phân phối chương trình (30/62 tiết). Như vậy, thể loại văn miêu tả là nội dung trọng tâm trong phân môn Tập làm văn lớp 4  3 . Tuy nhiên trong thực tế ở các nhà trường Tiểu học hiện nay, nhiều giáo viên còn lúng túng khi dạy phân môn Tập làm văn. Khá nhiều học sinh chưa nắm được cách viết văn miêu tả. Đoạn văn, bài văn các em viết còn khô khan, thiếu sinh động...... Năm học 2016-2017 cấp Tiểu học đang thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016, việc ra đề kiểm tra môn Tiếng việt theo 4 mức độ đó là: Biết- Hiểu- Vận dụng trực tiếp và vận dụng trong tình huống mới học 2 có nội dung thực tiền. Phần kiểm tra viết trước kia là Chính tả 5 điểm và Tập làm văn 5 điểm, nhưng nay Tập làm văn lớp 4&5 là 8 điểm và chính tả 2 điểm  4 . Do vậy, cần phải có biện pháp chỉ đạo để nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn nói chung và dạng văn miêu tả nói riêng cho học sinh lớp 4. Vậy làm thế nào để giúp học sinh lớp 4 biết cách làm văn miêu tả và viết được bài văn miêu tả chân thực, sinh động, giàu hình ảnh. Tôi đã quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo dạy học rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4” để nghiên cứu, thực nghiệm. 1.2. Mục đích nghiên cứu : Nghiên cứu đề tài để đề xuất một số biện pháp chỉ đạo dạy học rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 1.3. Đối tượng nghiên cứu : Các biện pháp chỉ đạo dạy học rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở Trường tiểu học Thị trấn Vạn Hà. 1.4. Phương pháp nghiên cứu :  Phương pháp nghiên cứu lí luận.  Phương pháp thực nghiệm.  Phương pháp so sánh, đối chiếu.  Phương pháp phân tích, tổng hợp. 1.5. Những điểm mới của SKKN. Thực hiện việc ra đề kiểm tra theo Thông tư 22/2016, do đó yêu cầu đối với phần kiểm tra viết phân môn Tập làm văn lớp 4&5 là 8/10 tổng điểm viết của Tập làm văn và Chính tả. Biểu chấm của bài tập làm văn là: Mở bài (1 điểm); thân bài (4 điểm); kết bài (1 điểm); chữ viết, chính tả (0,5 điểm); dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) và sáng tạo (1 điểm). Từ yêu cầu trên, sáng kiến chỉ ra các biện pháp chỉ đạo dạy học rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 theo tinh thần thông tư 22/2016 về đánh giá học sinh Tiểu học. 3 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận : Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục theo hướng “ Lấy người học làm trung tâm”, tập trung vào dạy cách học, đặc biệt là giúp học sinh có nhu cầu học và biết cách tự học. Người giáo viên cần nắm vững đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, năng lực, sở trường của từng đối tượng học sinh, từ đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động học của học sinh. Giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, tổ chức các hình thức dạy học phù hợp, sao cho học sinh thấy hứng thú, say mê học tập, phát huy được tính 4 tích cực, chủ động, sáng tạo ở các em. Khuyến khích, tạo cơ hội để mọi học sinh đều được tham gia hoạt động nhằm tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức. Các em sẽ nắm chắc kiến thức đồng thời hình thành được các kĩ năng cần thiết, phát triển được tư duy, ngôn ngữ ở học sinh qua các hoạt động học tập và giáo dục  2 . Xác định được vị trí, nhiệm vụ, yêu cầu của nội dung văn miêu tả trong chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học và vị trí, nhiệm vụ, yêu cầu trong phân môn tập làm văn lớp 4, người giáo viên cần giúp học sinh hiểu được khái niệm về miêu tả, trình tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn, bài văn miêu tả; dạy cho học sinh cách quan sát, cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn miêu tả, từ đó các em có kĩ năng viết được đoạn văn, bài văn miêu tả hoàn chỉnh,chân thực và sinh động. Thể loại văn miêu tả ở lớp 4 gồm ba nội dung: miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối và miêu tả con vật. Học sinh được học với số tiết như sau:  Khái niệm miêu tả: 1 tiết.  Miêu tả đồ vật: 10 tiết.  Miêu tả cây cối: 11 tiết.  Miêu tả con vật: 8 tiết Các bài văn này được xây dựng gắn với các chủ điểm trong môn Tiếng Việt. Mỗi loại văn miêu tả đều được học qua các tiết:  Cấu tạo bài văn miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật).  Đoạn văn trong bài văn miêu tả.  Luyện tập miêu tả.  Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả 1 . Ở mỗi bài học, học sinh được làm quen với các ngữ liệu là các đoạn văn, bài văn miêu tả tiêu biểu của các nhà văn, nhà thơ. Từ việc phân tích ngữ liệu, các em rút ra được đặc điểm của văn miêu tả, cách xây dựng đoạn văn, bài văn miêu tả, trình tự miêu tả, cách viết mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp), kết bài (mở rộng hoặc không mở rộng) trong bài văn miêu tả. Mỗi đoạn văn miêu tả có một nội dung nhất định. Chẳng hạn: đoạn văn giới thiệu về đồ vật, đoạn văn tả bao quát, đoạn tả kĩ từng bộ phận của đồ vật hoặc nêu lên tình cảm, thái độ của người viết đối với đồ vật,… 5 Chúng ta đều biết rằng, chất lượng của một bài văn, nhất là văn miêu tả là “ nói ít gợi nhiều”, chi tiết đưa ra không cần nhiều nhưng phải dẫn đến cảm xúc mãnh liệt nhất, dẫn đến những hình ảnh sinh động hiện lên trước mắt người đọc khiến họ nhìn thấy rất rõ và rất có ấn tượng. Yếu tố tạo nên chất lượng trên là các chi tiết có góc cạnh, sinh động, thể hiện được cái thần, cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của con người, con vật, hoa trái… Để có được những đoạn văn, bài văn như thế, ngoài sự quan sát có chọn lọc, biết phát hiện, rất cần sự biểu đạt, phô diễn các chi tiết đã có bằng cách dùng ngôn ngữ để vẽ nó lên trước mắt người đọc, người nghe. Theo thông tư 22/2016 nội dung kiểm tra môn Tập làm văn lớp 4&5 yêu cầu học sinh tạo lập một văn bản theo yêu cầu của chương trình Tiếng việt giữa học kỳ hoặc cuối học kỳ. Qua việc viết một bài văn, có thể đánh giá được kiến thức về kiểu loại văn bản , khả năng tạo lập văn bản ( khả năng lập ý, sắp xếp ý; khả năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu; khả năng thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, thái độ trước những sự việc, hiện tượng,.... trong cuộc sống). Xác định các mức độ cần đạt theo từng mức điểm tùy theo đề bài cụ thể là: TT Điểm thành phần Mức điểm 1,5 1 2a 2b 1,0 0,5 0 Mở bài ( 1 điểm) Thân bài Nội dung (4 điểm) ( 1,5 điểm) Kĩ năng ( 1,5 điểm) 2c Cảm xúc ( 1 điểm) 3 Kết bài ( 1 điểm) 4 Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) 5 Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) 6 Sáng tạo ( 1 điểm) 6 2.2. Thực trạng việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở Trường tiểu học Thị Trấn Vạn Hà. Qua thực tế quản lý chuyên môn nhiều năm, tôi thấy: Khi làm văn miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật) học sinh thường chỉ kể lại các đặc điểm của sự vật, bài viết còn sơ sài, miêu tả còn hời hợt, chung chung, không có một sắc thái riêng biệt nào của đối tượng được tả. Nguyên nhân chủ yếu là các em chưa biết cách quan sát, kinh nghiệm sống, sự hiểu biết của các em chưa nhiều. Mặt khác, các em chưa biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật như sử dụng từ láy; biện pháp so sánh, nhân hóa, liên tưởng, tưởng tượng khi miêu tả, chưa nắm được mối quan hệ, sự gắn bó, gần gũi giữa con người với sự vật được miêu tả. Kết quả thống kê chất lượng làm bài Tập làm văn của học sinh khối lớp 4 năm học 2016 – 2017 (Bài kiểm tra cuối học kì I) . Thang điểm 5 Lớp Điểm 4 Điểm 3 Điểm 2-1 5em = 17,8% 18em = 64,3% 2em = 7,1% 1em = 3,8 % 21em =80,8% 4 em =15,4% 4C 27em 21em = 77,7% 6em = 22,3% 4D 22em = 81,5% 5em = 18,5% 4A Điểm 5 2em = 7,1% 28 em 4B 26em 27em Kết quả trên cho thấy, số em đạt điểm 5, điểm 4 chưa cao, tỷ lệ học sinh đạt dưới mức điểm trung bình còn nhiều. Bài làm của các em chưa bộc lộ được những cái riêng, các đặc điểm nổi bật khác với những sự vật cùng loại. Khi miêu tả, các em chưa biết lồng tình cảm, cảm xúc của cá nhân nên bài làm còn khô khan, thiếu sinh động. 7 Từ thực tế trên, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu kết hợp với tích lũy những kinh nghiệm qua công tác chỉ đạo, tôi đã đưa ra một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4. 2.3. Các giải pháp thực hiện : Trong thực tế, không ai tả chỉ để tả mà thường tả để gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc, những tình cảm yêu ghét cụ thể của mình. Các bài văn miêu tả ở Tiểu học chỉ yêu cầu học sinh miêu tả những đối tượng mà các em yêu mến, gần gũi. Vì vậy qua bài làm các em thường gửi gắm tình thương yêu của mình với những gì mình miêu tả. Để có được kết quả như mong muốn, tôi đã chỉ đạo giáo viên khối lớp 4 áp dụng các biện pháp sau: 2.3.1. Giáo viên cần trang bị cho học sinh những kiến thức về văn miêu tả: Trước hết, giáo viên cần dạy cho học sinh cách miêu tả. Chẳng hạn: Những đồ vật thường gắn liền với đời sống của con người nên khi miêu tả cần nói được công dụng, ích lợi của đồ vật đó cũng như tình cảm của con người đối với nó. Những đồ vật có nhiều bộ phận chỉ cần tập trung tả những bộ phận quan trọng nhất. Đó là những nét tiêu biểu để làm nổi bật đồ vật đang miêu tả, khác với các đồ vật cùng loại. Khi miêu tả cây cối hay con vật cũng vậy. Mỗi loại cây có một hình dáng, đặc điểm, lợi ích nhất định. Khi miêu tả, giáo viên cần giúp các em làm nổi bật những đặc điểm này. Tả cây ăn quả thì tập trung miêu tả hình dáng cây, mùi vị của quả; tả cây hoa cần tả kĩ hương, sắc của hoa; cây cho bóng mát cần làm nổi rõ dáng cây, tán lá,… Hơn nữa, cây cối luôn nằm trong một khung cảnh thiên nhiên. Vì vậy khi miêu tả cần gắn chúng với việc miêu tả cảnh vật xung quanh như mây, trời, nắng, gió, sương, chim chóc,… và cả hoạt động của con người nữa. Thế nên, khi miêu tả cần thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó của mình với đối tượng tả một cách tự nhiên. Để học sinh làm tốt được các nội dung này, giáo viên cần tổ chức tốt việc phân tích ngữ liệu của bài, hướng dẫn để học sinh rút ra được nội dung kiến thức. Giáo viên cần hướng dẫn để học sinh luyện tập, thực hành bằng việc quan sát, tìm ý, lập dàn bài cho bài văn miêu tả, luyện tập miêu tả từng bộ phận của đối tượng. Ví dụ: Để làm được bài văn miêu tả cây cối, khi dạy bài “ Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối” giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích các ngữ liệu: Bài “Bãi ngô” của nhà văn Nguyên Hồng và bài “Cây mai tứ quý” của Nguyễn Vũ Tiềm. Từ đó các em xác định được cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả cây cối: 8 Phần mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây. Phần thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kỳ phát triển của cây. Phần kết bài: Có thể nêu lợi ích của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây. Tiếp đó giáo viên cần hướng dẫn để các em tìm hiểu về trình tự miêu tả qua bài “ Cây gạo” của Vũ Tú Nam để nhận ra trình tự miêu tả: Có thể tả lần lượt từng bộ phận của cây hoặc tả lần lượt từng thời kỳ phát triển của cây. Sau khi các em biết được cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối và trình tự miêu tả, giáo viên sẽ tổ chức cho các em luyện tập thực hành: Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học (tả lần lượt từng bộ phận của cây hoặc tả lần lượt từng thời kỳ phát triển của cây). Lúc này, các em sẽ áp dụng kiến thức vừa tìm hiểu được kết hợp vốn sống để thực hiện bài tâp. Khi học sinh luyện tập, thực hành, giáo viên cần tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận với bạn, với nhóm hoặc trước lớp để các em giúp nhau sửa lỗi, học tập cách miêu tả của bạn. Giáo viên là trọng tài kết luận đúng, sai và giúp học sinh bổ sung, sửa lỗi, hoàn thiện bài tập. 2.3.2. Rèn kĩ năng quan sát cho học sinh: Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy. Muốn miêu tả đồ vật (cây cối, con vật,…) trước hết phải quan sát đối tượng đó. Quan sát theo một trình tự hợp lí, quan sát bằng nhiều giác quan. Giáo viên cần dạy cho học sinh phương pháp quan sát. Cần chú ý phát hiện những đặc điểm riêng biệt để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác, nhất là với đối tượng cùng loại. Quan sát là sử dụng các giác quan để nhận biết sự vật. Khi quan sát cần sử dụng các giác quan như: mắt, tai, mũi, lưỡi,…để nhìn, sờ, nghe, nếm, ngửi… nhằm nhận biết được sự vật về hình dáng, màu sắc, âm thanh, mùi vị… Quan sát để làm bài văn miêu tả là nhằm nhận ra những nét độc đáo, đặc biệt của đối tượng chứ không nhằm thống kê tỉ mỉ, trung thực mọi chi tiết về sự vật. Để quá trình quan sát của học sinh đạt hiệu quả, trước khi quan sát, giáo viên 9 cần hướng dẫn cách quan sát, nội dung quan sát, đặc biệt là đưa ra những nhận xét, những ấn tượng, cảm xúc của bản thân. Ví dụ: Khi cho học sinh quan sát một đồ chơi “con gấu bông” chẳng hạn: điều đầu tiên ta thấy là hình dáng, màu lông của nó, sau đó mới thấy đầu, mắt, mũi, chân tay,… Cần hướng dẫn học sinh dụng nhiều giác quan khi quan sát để phát hiện ra những đặc điểm độc đáo của nó, làm nó không giống những con gấu bông khác. Hướng dẫn học sinh tả những chi tiết độc đáo đó, không tả lan man, quá chi tiết, tỉ mỉ. Khi các em đã có kết quả quan sát, giáo viên cần tổ chức để các em lập dàn ý cho bài văn miêu tả đối tượng đó. Tổ chức cho các em trình bày dàn ý với bạn, trình bày trước lớp để học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung, sửa chữa học tập bài của nhau để hoàn chỉnh bài dàn bài văn. Quan sát đối tượng phải gắn với so sánh, liên tưởng, tưởng tượng. Quan sát để tìm ra những nét tương đồng nhất, độc đáo nhất của sự vật. Nhờ so sánh mà sự vật trở nên gần gũi, sinh động hơn; nhờ tưởng tượng mà hiện thực cuộc sống được tái tạo qua văn miêu tả đầy sống động và hấp dẫn. Ví dụ: Khi hướng dẫn HS viết đoạn văn về quê hương em, giáo viên định hướng để các em quan sát quang cảnh ở quê em, có thể là cảnh đường làng, triền đê, cánh đồng, dòng sông, thôn xóm …. Giáo viên gợi cho các em quan sát bằng hệ thống câu hỏi: ? Con đường làng như thế nào? ( quanh co uốn lượn ). ? Em thấy con đường giống với sự vật nào? (giống một dải lụa mềm). ? Hãy viết thành câu văn có hình ảnh so sánh nói về con đường? (Con đường làng quanh co uốn lượn như một dải lụa mềm. Từ việc hướng dẫn học sinh quan sát đến ghi chép kết quả quan sát và viết thành những câu văn, các em sẽ có được những hình ảnh so sánh hay về nông thôn như: Cánh đồng lúa quê em đang thì con gái xanh mượt như một tấm thảm nhung êm ả hoặc Nhà cửa san sát bên nhau xen lẫn những vườn cây xanh tốt đẹp như một bức tranh... Mỗi cảnh vật chỉ cần miêu tả bằng một đến hai câu văn nhưng phải thể hiện được những nét đặc trưng, nổi bật, tiêu biểu của cảnh đó kết hợp được một số hình ảnh so sánh mới giúp các em có được những đoạn văn hay, giàu cảm xúc. 10 Việc quan sát kĩ các sự vật còn giúp học sinh có sự nhìn nhận, đánh giá chính xác về sự vật. Từ đó giúp các em lựa chọn các hình ảnh so sánh hợp lí nhất. Để học sinh có được năng lực tưởng tượng, sự liên tưởng thì người giáo viên cần trang bị cho học sinh có vốn sống thực tế, có đời sống nội tâm phong phú, biết thể hiện cá tính với cách nhìn riêng của mình. Giáo viên cần khéo léo khơi gợi để các em huy động vốn sống, khả năng tưởng tượng, cảm xúc, kỉ niệm,… để giúp cho việc quan sát của các em đạt hiệu quả hơn. Ví dụ: Khi tả một đồ dùng học tập, em Lê Thị Kim Ánh lớp 4A viết: “ Nhìn cây bút, em lại bồi hồi nhớ lại kỉ niệm đẹp đẽ hồi lớp Ba. Chính cây bút này đã giúp em được tuyên dương về viết chữ đẹp. Cây bút không chỉ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt hai năm học mà nó còn chứa đựng cả một tình thương bao la của mẹ dành cho em….” Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu và học tập cách quan sát, cách miêu tả của các nhà văn. Cần đặt ra câu hỏi: tại sao chọn chi tiết này mà không chọn chi tiết kia? Tại sao dùng hình ảnh này, không dùng hình ảnh khác? Tại sao diễn đạt bằng từ ngữ này mà không dùng từ ngữ khác?... Cái đích của quan sát để miêu tả đó là việc đem tới một nhận thức mới, một cảm xúc mới về việc cảm nhận đối tượng cho học sinh. 2.3.3. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả: Thể loại văn miêu tả là loại văn nghệ thuật, sử dụng lời văn có hình ảnh, có cảm xúc, làm cho người đọc, người nghe hình dung một cách rõ nét, cụ thể, sinh động về sự vật, hiện tượng trong đời sống. Muốn vậy không thể không nói đến vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong khi miêu tả nhằm diễn đạt được ý tưởng, tình cảm thích hợp với việc biểu đạt các đặc điểm riêng vốn có của sự vật, hiện tượng. Vì vậy khi giảng dạy, giáo viên cần rèn kĩ năng sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa,… trong khi viết văn miêu tả cho học sinh. Bắt đầu bằng những bài tập đơn giản như:  Điền tiếp từ ngữ vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh: Ví dụ: Mặt trăng tròn, to như… Tán lá bàng xòe ra như… Đôi mắt chú mèo sáng long lanh như… 11  Các bài tập luyện viết câu sinh động: Ví dụ: Từ các ý văn sau, em hãy sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa để các câu văn sinh động hơn: Hoa phượng đỏ thắm. Đôi mắt gấu bông đen láy. Hằng ngày, cặp giúp em mang sách tới trường. Rễ cây xà cừ trườn trên mặt đất. Từ những bài tập này, học sinh đã bắt đầu viết được những câu văn, đoạn văn sinh động hơn. Các em thể hiện được tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá về đối tượng miêu tả tự nhiên hơn, độc đáo hơn. Ví dụ: Khi tả chiếc mũ vải mẹ mua cho, học sinh viết: “Em rất quý trọng, nâng niu chiếc mũ vải của mình. Nó là vật che nắng, che mưa. Mũ cùng em đến lớp, đến trường, mũ là vật trang sức làm đẹp mái tóc óng ả của em. Mũ còn là vật mang nặng tình yêu của mẹ đối với em.” ( Bài làm của em Lê Thị Hương lớp 4D) Hoặc khi tả cây phượng, em Lê Tuấn Ánh lớp 4A viết: “Hè đến, phượng thật duyên dáng trong chiếc áo đỏ. Những cánh hoa thắm tươi, nở từng chùm, rực rỡ. Xen lẫn giữa những cánh hoa là mấy vòi nhị cong cong như vòi bướm. Lúc này trông cây phượng tưng bừng như đang mở hội. Mấy chú ve sầu ca hát như đang góp vui vào không khí hè náo nhiệt.... Mùa đông, cây chỉ còn những cành khẳng khiu để rồi năm sau phượng lại trở về tuổi xuân với đầy sức sống mới.” Nhờ việc sử dụng từ láy, từ ghép, biện pháp so sánh, nhân hóa, sự liên tưởng, tưởng tượng mà bài văn, đoạn văn của các em trở nên sống động, có hồn hơn. Sự vật bình thường hằng ngày được hiện lên qua cách miêu tả của các em trở nên gần gũi, thân thương hơn. 2.3.4. Đánh giá, chấm - chữa bài tập làm văn. Đánh giá bài Tập làm văn là xem xét lại cả nội dung và hình thức của bài văn trong tổng hòa rồi sau đó mới đánh giá nhận xét. Giáo viên cần xem xét một cách tổng hợp cả bài trước khi quyết định nhận xét bài làm của học sinh. Giáo viên cần chấm bài cẩn thận, thống kê, phân loại các lỗi của học sinh để giúp các em sửa lỗi. Bên cạnh đó, giáo viên cần hướng dẫn cho các em biết 12 cách tự đánh giá và đánh giá nhận xét bài cho bạn bằng các tiêu chí cụ thể. Chẳng hạn: - Bố cục của bài đã hợp lí chưa? - Đối tượng miêu tả đã đúng với bản chất của nó chưa? Các chi tiết trong bài có đúng sự thật, có cụ thể, sinh động không? - Tình cảm của người tả bộc lộ trong bài có tự nhiên không? Đã gắn với đối tượng miêu tả chưa? Giáo viên cần coi trọng tiết trả bài tập làm văn bởi đây là tiết học mà giáo viên cùng học sinh cùng trao đổi để học sinh rút kinh nghiệm cho bài làm của mình. Trong tiết trả bài, ngoài việc đánh giá về ưu điểm, nhược điểm trong bài làm của học sinh, giáo viên nên tổ chức cho học sinh cùng sửa lỗi trong bài làm của bạn, đồng thời tham khảo các đoạn văn, bài văn hay của bạn. Giáo viên tổ chức cho các em phân tích những ưu điểm nổi bật trong đoạn, bài văn đó để học tập. Giáo viên cần giúp học sinh có thói quen chỉnh sửa bài làm của mình sau khi được giáo viên và bạn góp ý, bổ sung. Có như vậy thì bài làm của các em mới dần được hoàn thiện. 2.4. Hiệu quả đạt được. Trong quá trình dạy thể loại văn miêu tả, tôi đã chỉ đạo thực nghiệm các biện pháp nêu trên và đã có hiệu quả. Bài văn của các em đã có nhiều tiến bộ. Vốn từ ngữ của các em cũng phong phú hơn. Các em viết được đoạn văn, bài văn có hình ảnh, sinh động hơn. Trong khi miêu tả, các em biết thể hiện tình cảm, cảm xúc, đánh giá đối tượng một cách tự nhiên hơn. Kết quả khảo sát chất lượng bài Tập làm văn miêu tả giữa học kì II năm học 2016 -2017 của khối lớp 4 như sau: ( Thang điểm 8- ra đề theo TT22) Lớp 4A Điểm 8 Điểm 7 Điểm 6 Điểm 4 2em =7,1% 5em =17,9% 9em =32,1% 12em =42,9% Điểm 3-1 0 28 em 4B 1 em = 3,8% 3em =11,5% 20em =76,9% 2em =7,6% 26em 13 4C 27em 4D 5em =18,5% 20em =74,1% 2em =7,4% 1 em = 3,7% 4em =14,8% 20em =74,1% 2em =7,4% 27em Đây là kết quả khảo sát chính xác và những biện pháp thực hiện có thực, nghiêm túc. Kết quả này phản ánh quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài có tính hiệu quả cao, có thể áp dụng trong quá trình dạy học dạng văn miêu tả ở các nhà trường tiểu học. 3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Một bài văn miêu tả hay là bài văn nói ít mà gợi được nhiều, các chi tiết miêu tả có chọn lọc, các hình ảnh miêu tả sinh động và ấn tượng. Sự vật được miêu tả hiện lên trước mắt người đọc thể hiện được cái “thần” cái “hồn” khiến người đọc cùng cảm nhận, cùng suy nghĩ về sự vật đó với mình. Qua quá trình chỉ đạo tôi rút ra được một số bài học sau: 1. Để dạy tốt thể loại văn miêu tả, giáo viên cần tìm hiểu kĩ đặc điểm tâm sinh lí của từng em, nắm được khả năng nhận thức của từng đối tượng học sinh, nắm vững mục tiêu của bài dạy vì mỗi tiết học dù có một nhiệm vụ, một yêu cầu nhất định nhằm luyện một kĩ năng trong quá trình làm văn miêu tả. Giáo viên cần hình dung giờ học văn miêu tả sẽ diễn ra như thế nào để phối hợp nhịp 14 nhàng các phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học sao cho lôi cuốn được tất cả học sinh trong lớp tham gia hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra. 2. Giáo viên cần quan tâm bồi dưỡng vốn sống cho các em, cần tạo điều kiện để các em được bộc lộ những cái riêng, cái mới khi viết văn miêu tả. Cần gợi mở, dẫn dắt các em vận dụng cái đã biết, huy động năng lực vốn có và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên cần tôn trọng những suy nghĩ, tình cảm của các em, để sản phẩm của các em tạo ra phải là những bài văn miêu tả sinh động, chân thực của chính các em. Để bài văn của các em phải thể hiện được cái nhìn hồn nhiên của trẻ thơ. 3. Giáo viên cần kiên trì, hướng dẫn và luyện tập cho các em cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, dùng nhiều giác quan để quan sát – kết hợp liên tưởng, tưởng tượng để tả. Cần hướng dẫn các em luyện tập xây dựng đoạn văn, xây dựng mở bài, kết bài, liên kết các đoạn thành bài văn, cách tự đánh giá và đánh giá bài cho bạn. Cách dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa, cách thể hiện tình cảm, sự đánh giá về sự vật. Có như vậy các em mới có thể viết được những bài văn miêu tả chân thực, giàu hình ảnh. 4. Giáo viên cần có kiến thức về văn học, có phương pháp giảng dạy tốt, tích cực tìm tòi, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và phải có tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu. Đây là điều kiện hết sức cần thiết ở mỗi người giáo viên để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 5. Đối với người quản lý ( Ban giám hiệu) phải nắm vững nội dung chương trình các phân môn, đặc biệt là phải xác định được những điểm mới trong các văn bản chỉ đạo của cấp trên và phải tập trung chỉ đạo dạy và học theo nội dung yêu cầu. 3.2. Kiến nghị: * Đối với nhà trường: - Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn về cách dạy học văn miêu tả để các giáo viên chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau nhằm nâng cao trình độ cho giáo viên. - Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy . - Tổ chức thăm quan thực tế các di tích lịch sử ở địa phương để giáo dục truyền thống cách mạng và làm phong phú thêm vốn hiểu biết cho học sinh. * Đối với giáo viên: - Không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ đối với bản thân. 15 - Tự soạn bài, chuẩn bị kỹ nội dung các câu hỏi sao cho lôgíc và có hệ thống, câu hỏi dẫn dắt phù hợp theo đúng trình tự của bài dạy để giúp học sinh yêu thích học văn miêu tả, phát huy được tính sáng tạo cho học sinh. Trên đây là những biện pháp tôi đã đúc rút và thực nghiệm có hiệu quả trong quá trình chỉ đạo chuyên môn của mình. Tôi mạnh dạn chia sẻ để các bạn đồng nghiệp tham khảo, mong được sự góp ý chân thành của Hội đồng khoa học, các bạn đồng nghiệp để có những kinh nghiệm hay nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và dạy Tập làm văn miêu tả nói riêng. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 20/ 4 /2017 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người thực hiện Nguyễn Đình Tính TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chương trình giáo dục cấp Tiểu học ( Bộ GD&ĐT) 2. Các phương pháp dạy học các môn học cấp Tiểu học ( Bộ GD&ĐT) 3. Sách giáo khoa, Sách giáo viên Tiếng việt lớp 4 ( Nhà XB Giáo dục) 4. Thông tư 30/2014 về đánh giá học sinh Tiểu học và Thông tư 22/2016 về sửa đổi bổ sung một số điều của TT 30/2014 ( Bộ GD&ĐT) 5. Các văn bản chỉ đạo của ngành và cấp Tiểu học năm học 2016-2017 ( Phòng GD&ĐT, UBND huyện, Sở GD&ĐT, UBND tỉnh và Bộ GD&ĐT). 16 DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐƯỢC HĐKH XẾP LOẠI Năm học Tên sáng kiến kinh nghiệm Cấp Xếp loại 20022003 Khai thác và phát triển những bài tập trong hệ thống bài toán lớp 1 chương trình 2000 PGD C 20032004 Hình thành kiến thức số tự nhiên và các yếu tố đại số lớp 2 PGD C 20042005 Phương pháp hình thành kiến thức về một số yếu tố hình học lớp 3 nhằm phát huy tính tích cực của HS. PGD C 20062007 Biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục thể chất và vệ sinh ở trường tiểu học PGD B 17 20072008 Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp PGD C 20082009 Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp PGD A 20092010 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra – đánh giá giờ lên lớp của giáo viên. PGD A 20102011 Một số biện pháp khắc phục học sinh yếu kém PGD B 20152016 Chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở Trường tiểu học Thiệu Long nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện PGD B 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan