Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn kinh nghiệm giảng dạy bài bối cảnh trong nước và trên thế giới sau chiến tr...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm giảng dạy bài bối cảnh trong nước và trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất (lịch sử 9)

.DOC
21
114
129

Mô tả:

Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY BÀI "BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT" (LỊCH SỬ LỚP 9) Nguyễn Quỳnh Liên GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS DIỄN KỶ I- NHẬN THỨC CŨ - TÌNH TRẠNG CŨ 1. Bài "Bối cảnh trong nước và trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất" là một bài học quan trọng trong chương trình lịch sử lớp 9, góp phần hình thành những khái niệm và kiến thức cho chương I: "Bước tiến mới của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam". Mục địch, yêu cầu của bài là: giới thiệu một số nét trong đời sống kinh tế, xã hội nước ta và phong tào cách mạng thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm giúp học sinh hiểu được một cách khái quát những điều kiện của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam; trong thời kỳ này, tập cho học sinh đi từ số liệu đến nhận xét về những biến đổi trong xã hội, bồi dưỡng cho học sinh sự cảm thông với cảnh áp bức, bóc lột của nhân dân ta trong thời kỳ này. 2. Trong những năm qua từ việc thăm lớp, dự giờ của các đồng nghiệp, nhất là những giáo viên chưa có kinh nghiệm, đang dạy theo phương pháp cũ, tôi thấy bài học này thường có những hạn chế sau: - Giáo viên không đặt bài học trong mối quan hệ với toàn chương và hệ thống chương trình. - Giáo viên không tạo được mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. - Các kiến thức lịch sử được chuyển tại đến học sinh một cách cứng nhắc, rập khuôn theo giáo khoa. - Học sinh không có hứng thú học tập, nên kết quả không cao. 3. Như vậy, tình trạng chung của bài này là: Giáo viên không chịu khó đầu tư suy nghĩ, giáo viên chỉ trình bày những kiến thức theo sách giáo khoa thi học sinh không có cái nhìn tổng quát về hệ thống kiến thức cơ bản, mối quan hệ giữa bài này và bài khác. Đặc biệt bài Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 1/21 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu này có vị trí quan trọng trong chương I, giáo viên thường không giới thiệu qua về chương cho học sinh. 4. Là bài học cso liên quan chặt chẽ đến phần lịch sử thế giới. Học sinh được khắc sâu một lần nữa nội dung "ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười đối với cách mạng Việt Nam". Những kiến thức về cách mạng tháng Mười, cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử loài người từ xưa đến nay, học sinh đã được học ở phần lịch sử thế giới. Ở bài này, giáo viên cần nhắc lại tác động của cách mạng tháng Mười và phong trào cách mạng thế giới đối với cách mạng Việt Nam như thế nào. 5. Như vậy, lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới có mối quan hệ chặc chẽ. Người giáo viên không chuẩn bị tốt, không có phương pháp tốt sẽ dẫn đến tình trạng học sinh hiểu vấn đề lịch sử một cách hời hợt, không thấy được vị trí lịch sử dân tộc đối với lịch sử thế giới, không có một nhận thức chắc chắn về hệ thống kiến thức đã được học. Từ kinh nghiệm của bản thân, tìm hiểu và trao đổi với đồng nghiệp, tổ chuyên môn, tôi xin đua ra một vài ý kiến nhỏ khi giảng bài "Bối cảnh trong nước và thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất" như sau: II- NHẬN THỨC MỚI - GIẢI PHÁP MỚI. A- NHẬN THỨC MỚI. 1. Với vị trí quan trọng của chương, của bài, giáo viên cần dành hai phút để giới thiệu chương I: Bước tiến mới của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam. Quá trình vận động của cách mạng Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930 là giai đoạn thể hiện sự phát triển của cách mạng Việt Nam, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Khi giảng dạy chương này, cần chú ý làm nổi bất những nội dung cơ bản sau: - Những tiền đề khách quan của phong trào cách mạng Việt Nam từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc. Đó là sự biến chuyển sâu sắc về kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp. Tính chất của xã hội Việt Nam đã thay đổi từ xã hội Phong kiến trở thành xã hội thuộc địa nửa Phong kiến, với sự xuất hiện của nhiều tầng lớp xã hội mới. Những mâu thuẫn xã hội chồng chéo, nhưng nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 2/21 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu chủ nghĩa đế quốc Pháp và mẫu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân lao động mà chủ yếu là giữa nông dân với phong kiến địa chủ cấu kết chặt chẽ với đế quốc Pháp. - Sự phát triển đồng thời của hai xu hướng cách mạng Việt Nam trong những năm sau chiến tranh, đó là xu hướng cách mạng theo con đường dân chủ tư sản và xu hướng cách mạng theo con đường vô sản. Sự phát triển của hai xu hướng đó là nội dung chủ yếu của cuộc vận động cách mạng Việt Nam trước khi Đảng ra đời. - Sự phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam sẽ dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam (chương II). Bằng những hoạt động tích cực, bền bỉ Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, truyền bá con đường đó vào Việt Nam, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cách mạng và tổ chức cộng sản. 2. Mục đích của bài học: Qua bài này, học sinh phải nắm được bối cảnh trong nước và trên thế giới của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Những tiền đề khách quan đó đã chi phối toàn bộ nội dung sự phát triển của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trước khi Đảng ra đời. - Mục đích và nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp nhằm tận lực khai thác, bóc lột Đông Dương cùng các thủ đoạn cai trị thâm độc nham hiểm của đế quốc Pháp. Các chính sách về kinh tế, chính trị và xã hội đó đã làm cho xã hội Việt Nam có những biến chuyển sâu sắc và toàn diện, đã thay đổi căn bản tính chất của xã hội Việt Nam từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Sự xuất hiện những giai cấp mới và những mẫu thuẫn xã hội mới. - Sự phân hoá sâu sắc của xã hội Việt Nam, sự xuất hiện những lực lượng xã hội mới, đặc biệt là giai cấp công nhân Việt Nam. Sự xuất hiện những giai cấp mới làm cho mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam càng chồng chéo phức tạp, nhưng nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc Pháp và mẫu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân (nông dân) với phong kiến. - Nông dân Việt Nam là lực lượng xã hội đông đảo nhất, là chủ lực quân của cách mạng, và thực chất của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân. Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 3/21 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu - Giai cấp công nhân Việt Nam với những đặc điểm chung và riêng đã liên minh chặt chẽ, hữu cơ với giai cấp công nhân, giai cấp công nhân có sứ mệnh lãnh đạo cuộc cách mạng chống đế quốc và phong kiến của dân tộc Việt Nam đến thắng lợi. - Trên cơ sở nhận thức được nâng lên củng cố niềm tin vào sự thắng lợi tất yếu của sự nghiệp cách mạng vào sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng tiên phong: Đảng Cộng Sản Việt Nam. - Để nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản nêu trên, các thao tác tư duy của học sinh phải được phát huy cao độ nhằm phân tích, khái quát để rút ra những kết luận như mục tiêu của bài học đã xác định. 3. Trọng tâm, kiến thức cơ bản và những khái niệm cần hình thành và củng cố: + Trọng tâm: Bài dạy cần 3 mục, trọng tâm là mục 2. + Kiến thức cơ bản: - Sự biến đổi sâu sắc của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. - Sự thay đổi tính chất của xã hội Việt Nam. - Sự xuất hiện các giai cấp mới và thái độ các giai cấp đối với yêu cầu cách mạng. + Những khái niệm và thuật ngữ cần hình thành: "Chương trình khai thác lần thứ hai", "tăng cường đầu tư", "xã hội thuộc địa nửa phong kiến", "liên minh công nông", "khả năng cách mạng", "lãnh đạo cách mạng". B. GIẢI PHÁP MỚI: Nội dung và phương pháp dạy học. Học sinh vừa mới học xong tập 1 lịch sử thế giới hiện đại, phần lịch sử Việt Nam tập 2 là tiếp nối chương trình lớp 8. Giáo viên cần nêu khái quát quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc từ cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX đến cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đế quốc Pháp đẩy mạnh khai thác, bóc lột như thế nào? 1. Đế quốc Pháp đẩy mạnh khai thác, bóc lột. * Mục này có 3 nội dung: - Nguyên nhân Pháp đẩy mạnh khai thác, bóc lột lần hai. - Các chính sách bóc lột, khai thác. Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 4/21 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu - Nhận xét về tình hình đất nước ảnh hưởng chính sách khai thác của Pháp. a/. Nguyên nhân thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác, bóc lột lần thứ hai. Giáo viên cần nêu rõ: - Thời gian khai thác lần 1: Sau phong trào Cần Vương đến trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất. - Thời gian khai thác lần 2: Sau chiến tranh thế giới lần 1. - Hoàn cảnh khai thác lần 2 của Pháp: + Sau chiến tranh lần thứ nhất, tuy thắng trận nhưng kinh tế Pháp bị tàn phá năng nề. + Do bản chất của kẻ đi xâm lược. Như vậy, chương trình khai thác thuộc địa lần hai là sự tiếp nối và nhất quán trong mục đích xâm lược và thống trị của thực dân Pháp nhưng mức độ tàn bạo và thâm độc hơn. b/. Nội dung của chương trình khai thác. Để hiểu rõ thủ đoạn khai thác, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp qua chương trình khai thác thuộc địa lần 2, giáo viên cùng học sinh làm bảng so sánh về việc khai thác lần 1 và lần 2 của Pháp. Nội dung - Thời gian Khai thác lần 1 - Trước CTTG thứ nhất Khai thác lần 2 - Trước CTTG thứ nhất - Người thực hiện - Đế quốc Pháp - Đế quốc Pháp - Vốn đầu tư - Còn ít - Tăng 6 lần - Lĩnh vực đầu tư khai - Thuê, chiến đất, đồn điền - Nông nghiệp, than, thác thươg nghiệp, giao thông, - 2 giai cấp cũ (Phong kiến, thuế - Sự chuyển biến về xã hội nông dân), các tầng lớp giai - Các giai cấp cũ và mới cấp khác còn nhỏ bé (công nhân, tư sản, tiểu tư sản) tiếp tục phân hoá. Về chương trình khai thác thuộc địa lần 2 giáo viên cần nêu nổi bất chủ trương tăng cương đầu tư ồ ạt của Pháp qua các số liệu đã nêu trong sách giáo khoa (số vốn đầu tư tăng gấp 6 lần so với trước). Điều đó thể hiện rõ tính chất đế quốc chủ nghĩa của sự bóc lột. Mặt khác, việc mở rộng quy mô khai thác trên nhiều lĩh vực nhằm huy động tối đa tài nguyên dồi Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 5/21 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu dào, nhân lực phong phú và một thị trường đầy hấp dẫn, tất cả dem lại lợi nhuận tối đã của chủ nghĩa đế quốc Pháp những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong giờ học, giáo viên cần đưa ra một số câu hỏi cho học sinh thảo luận như: - Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam nhằm mục đích gì? - Thực dân Pháp có thể tận lực khai thác những tiềm lực to lớn của Đông Dương trên lĩnh vực nào? Dựa vào những số liệu trong sách giáo khoa, học sinh có thể thấy rõ hơn quy mô, mức độ của chương trình khai thác thuộc địa lần 2. Cái vòi bạch tuộc của tư bản Pháp đã bám vào tất cả các nghành kinh tế của thuộc địa: Nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, tài chính, thế khoá. Do vậy mà ngân sách Đông Dương trong thời gian ngắn đã tăng gấp ba lần so với trước đây. + Nông nghiệp: Bao chiếm đất đai, mở đồn điền. + Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường Đông Dương. + Tài chính, thuế khoá: Tăng cường vơ vét. + Công nghiệp: Chú trọng khai thác, sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu. Như vậy, tính chất thuộc địa lạc hậu là đặc điểm rõ nét của kinh tế Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất, gây nhiều tội ác với nhân dân ta. c/. Nhận xét tình hình đất nước ta sau chiến tranh khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp: - Chính sách tăng cường đầu tư đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của Việt Nam những năm sau chiến tranh, từ một nền kinh tế phong kiến nông nghiệp lạc hậu, giờ đây nền kinh tế mang tính chất thuộc địa, lạc hậu, phiến diện và quê quặt lệ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế của nước Pháp. Tài nguyên của đất nước ngày càng cạn kiệt dần vì chính sách của Pháp. - Bên cạn nền kinh tế phong kiến, nước ta xuất hiện thêm quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, điều này năm ngoài ý định của thực dân Pháp. Cuối mục 1, giáo viên nêu câu hỏi chuyển tiếp mục 2: Đế quốc pháp đẩy mạnh khai thác, bóc lột có ảnh hưởng như thế nào đối với xã hội Việt Nam? Cơ cấu giai cấp trong xã hội có gì thay đổi? 2. Những biến đổi trong đời sống chính trị. Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 6/21 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu * Đây là phần trọng tâm của bài, mang tính chất khái quát và lý luận. Để giúp cho học sinh nhận thức quá trình phân hoá xã hội sâu sắc và sự xuất hiện các giai cấp, giáo viên cần nêu những nội dung chủ yếu: Dưới tác động của các chính sách thống trị và bóc lột của thực dân Pháp, tính chất nền kinh tế và tíh chất của xã hội Việt Nam thay đổi. - Về kinh tế, đó là nền kinh tế thuộc điạ, lấy nong nghiệp là chính nhưng bên cạnh đó đã có những bộ phận kinh tế công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. - Về xã hội, từ xã hội phong kiến với hai giai cấp cơ bản là phong kiến và nông dân, trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Trong xã hội này, các giai cấp cũ vẫn tồn tại và phân hoá, đã xuất hiện các tầng lớp giai cấp mới. * Về sự xuất hiện các giai cấp mới trong xã hội, bên cạnh các giai cấp cũ giáo viên lần lượt trình bày: - Giai cấp phong kiến. - Giai cấp nông dân. - Giai cấp công nhân. - Giai cấp tư sản. - Giai cấp tiểu tư sản. Mỗi giai cấp phải nêu các điểm sau: - Nguồn gốc và quá trình hình thành. - Địa vị, quyền lợi xã hội các giai cấp. - Thái độ chính trị của các giai cấp đối với thời cuộc. * Ở phần này giáo viên cần khái quát: Khi Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần 2 các giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam không còn như cũ; các giai cấp mới và cũ tiếp tục phân háo mạnh mẽ. Để phân tích thái độ chính trị của các tầng lớp xã hội, giáo viên hướng dẫn học sinh nhẫn thấy những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là mẫu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam đối với thực dân Pháp và của nông dân Việt Nam đối với chủ địa phong kiến. Khả năng cách mạng và thái độ chính trị của giai cấp nông dân, chủ lực quân của cách mạng - Giáo viên cần nhấn mạnh thực chất của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân. Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 7/21 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu Quyền lãnh đạo cách mạng thuộc về giai cấp vô sản. Những đặc điểm chung và riêng đã khẳng định giai cấp vô sản sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, thống nhất, tự giác nhanh chóng vươn lên nắm độc quyền lãnh đạo cách mạng. Giáo viên nêu câu hỏi: - Dựa trên cơ sở nào để khẳng định rằng giai cấp nông dân là chủ lực quân của cách mạng? - Vì sao giai cấp công nhân sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập và nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam? Để làm nổi bật sự biến đổi tính chất kinh tế, xã hội của từng giai cấp, giáo viên có thể lập bảng so sánh: Kinh tế Trước chiến tranh lần thứ nhất - Nông nghiệp chủ đạo. Sau chiến tranh 1914 - 1918 - Nông nghiệp lạc hậu. - Nền kinh tế khác nhỏ bé. - Công thương nghiệp tư bản yếu ớt, lệ thuộc vào Pháp. Xã hội - Xã hội phân hoá sâu sắc. - Hai giai Các giai cấp cũ: cấp cơ + Địa chủ phong kiến. bản là + Nông dân. phong Các giai cấp mới: kiến và + Tư sản. nông dân, + Tiểu tư sản. cùng các + Công nhân. tầng lớp xã hội khác còn nhỏ bé. Tính chất Xã hội phong kiến Xã hội thuộc địa nửa phong kiến xã hội 3. Ảnh hưởng cách mạng Tháng Mười và phong trào cách mạng thế giới. Đây là phần bài học đã học ở học kỳ 1, giáo viên cần có phương pháp gợi ý để học sinh nhớ lại kiến thức đã học. Giáo viên cần rút ra được những kiến thức cơ bản: Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 8/21 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu - Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi dẫn tới sự ra đời của Liên bang cộng hoà XHCN Xô Viết, trở thành chỗ dựa vững chắc cho cách mạng thế giới. - Quốc tế cộng sản là bộ tham mưu chung cho phong trào cách mạng thế giới. - Đảng cộng sản được thành lập ở nhiều nước. Như vậy, trong lúc xã hội Việt Nam đang phân hoá sâu sắc hoàn cảnh thế giới đã phát huy ảnh hưởng thuận lơị đến cách mạng Việt Nam. Trong ảnh hưởng chung của cách mạng Tháng Mười, "thắng lợi vĩ đại của cách mạng Tháng Mười đã dạy cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nhiều bài học hết sức quý báu, bảo đảm cho sự nghiệp giải phóng triệt để cho giai cấp công nhân và cả loài người" (Hồ Chí Minh) cách mạng Việt Nam đã tìm thấy chấn lý cứu nước của dân tộc. III- VỚI KẾT QUẢ THU ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Với việc nghiên cứu kỹ chương trình, sách giáo khoa, đọc các tài liệu tham khảo, bài "Bối cảnh trong nước và trên thế giới sau chiến tranh thế giơi thứ nhất" đã được chuẩn bị khá chu đáo, công phu. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng: Để hiểu được hết ý định của người viết giáo khoa thật không dễ, nhưng để truyền đạt những kiến thức cơ bản đó đến học sinh càng khó khăn hơn. Để tái tạo lại không khí lịch sử, làm cho mỗi sự kiện lịch sử trở nên sống động, hấp dẫn đối với học sinh, ngoài việc nghiên cứu giáo khoa, người dạy cần có lòng say mê, nhiệt tình và ý thức tích luỹ, tìm hiểu kiến thức ngoài sách giáo khoa. Những bài dạy được chuẩn bị chu đáo, giáo viên tự tin khi lên lớp, học sinh nắm được bài. Ở bài này học sinh đã có một cách nhìn khái quát về chương 1 "Bước tiến mới của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam". Từ nét khái quát đó, học sinh hiểu được mục đich, yêu cầu của bài: Nguyên nhân, hình thức ảnh hưởng của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam, những biến đổi trong đời sống chính trị và ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười và phong trào cách mạng thế giới đối với cách mạng Việt Nam như thế nào. Cuối bài học tôi cho học sinh kiểm tra nhanh 5 phút để đánh giá lại nhận thức của học sinh về "Những biến đổi trong xã hội Việt Nam". So sánh với kết quả khi chưa áp dụng SKKN, tôi thấy rằng các em đã nhận thức vấn đề tốt hơn, cụ thể là: CHƯA ÁP DỤNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 9/21 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu N¨m häc 1999 - 2000 N¨m häc 2000 - 2001 SÜ sè 48 Sè lîng Tû lÖ % SÜ sè 48 Sè lîng Tû lÖ % SÜ sè 48 Sè lîng Tû lÖ % Giái 09 em 19 Giái 13 em 27 Giái 16 em 33 Kh¸ 12 em 25 Kh¸ 15 em 31 Kh¸ 19 em 40 T.B×nh 18 em 37 T.B×nh 15 em 31 T.B×nh 11 em 23 YÕu 09 em 19 YÕu 05 em 11 YÕu 02 em 04 Nh vËy, víi nh÷ng suy nghÜ, cè g¾ng ban ®Çu, t«i thÊy r»ng khi gi¸o viªn tËp trung ®Çu t c«ng søc, kiÕn thøc vµo bµi d¹y, häc sinh tiÕp thu bµi nhanh h¬n, høng thó h¬n. ChÝnh sù ham häc cña häc sinh lµ ®éng lùc thøc ®Èy gi¸o viªn cÇn ph¶i ®æi míi t duy, ph¬ng ph¸p d¹y häc. Mçi giê häc mµ c¸c em ®¹t kÕt qu¶ cao, ®· thÓ hiÖn phÇn nµo t©m huyÕt cña ngêi d¹y. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM IV- BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề nghiệp, yêu nghề, yêu học sinh. Những bài dạy trên lớp của giáo viên thể hiện một cách sinh động, cụ thể nhất trách nhiệm và lương tâm của người dạy. 2. Đối với từng năm học, từng học kỳ, giáo viên cần có kế hoạch cá nhân để tự nâng cao nhận thức, năng lực sư phạm của mình. Giáo viên phải có kế hoạch trong phong trào "tự học, tự rèn". Chẳng hạn kỳ 1 cần đầu tư cho những bài dạy ở phần lịch sử thế giới, kỳ 2 cần đầu tư cho những bài dạy ở phần lịch sử Việt Nam ... Song song với những kế hoạch này là quá trình tập trung tích luỹ tài liệu, sách tham khảo cho bản thân. Sách giáo khoa là pháp lý. Nhưng để hiểu được sách giáo khoa, chuyển tải đến học sinh những nội dung đó, giáo viên còn đọc thêm nhiều tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy của mình để đạt kết quả cao hơn. 3. Lịch sử là một khoa học, nghiên cứu về tất cả những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra. Đối tượng học sinh cấp 2 đang nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Vì vậy giáo viên cần tái tạo lại không khí, sự kiện lịch sử một cách sống động, hấp dẫn, gây hứng thú cho học sinh khi học tập. Tránh tình trạng nhồi nhét, đơn giản hoá, đọc lại sự kiện lịch sử cho hcọ sinh ghi chép. 4. Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy lịch sử là một công việc hết sức cần thiết. Giáo viên cần khai thác hết các kênh hình, kênh chữ (nhỏ) trong giáo khoa. Cần nghiên cứu kỹ các loại bản đồ, sa bàn, tranh ảnh, tài liệu ... để học sinh hiểu thấu đáo những đồ dùng trực quan giáo viên đưa ra, gây hứng thứ trong khi học tập. Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 10/21 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu 5. Khi giảng dạy, giáo viên cần kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học như miêu tả, tường thuật, kể chuyện ... đặc biệt chú ý phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm. 6. Nói cho cùng, công việc gaỉng dạy của giáo viên lịch sử, là từ những sự kiện, hiện tượng lịch sử, giáo viên giúp học sinh nhận thức và rút ra cho mình bài học lịch sử, quy luật lịch sử. Ở trình độ cấp 2, qua bài "Bối cảnh trong nước ... sau chiến tranh thế giới thứ nhất" học sinh cần nhận thức rằng: Trong 5 giai cấp, giai cấp công nhân sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử: lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Cần bồi dưỡng cho các em nhận thức toàn diện về vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò của quần chúng trong lịch sử dân tộc, công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. 7. Trong điều kiện hiện nay, giáo viên cần tạo cho các em một niềm tin khi nghiên cứu lịch sử: Niềm tin về sức sống mãnh liệt của tinh thần yêu nước, sự trường tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam, vị trí của Việt Nam trong thế giới. Đặc biệt, giáo dục cho các em lòng yêu thương quê hương, yêu đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội, cố gắng học giỏi để xứng đáng là công dân của nước Việt Nam anh hùng. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của bạn bè, đồng nghiệp, các thầy, các cô. Xin cảm ơn! Ngày 20 tháng 5 năm 2002 NGƯỜI VIẾT Nguyễn Quỳnh Liên Bậc 4KK tỉnh Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 11/21 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GÓP PHẦN NÂNG CAO NHẬN THỨC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH QUA BÀI DẠY "CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP ĐẤU TRANH CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC" (1965 - 1968) - BÀI 19 - TIẾT 1 (LỊCH SỬ LỚP 9 TẬP 2) Nguyễn Quỳnh Liên Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 12/21 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS DIỄN KỶ I- NHẬN THỨC CŨ - TÌNH TRẠNG CŨ. 1. Bài "Cả nước trực tiếp đấu tranh chống Mỹ cứu nước" (1965 - 1968) là một bài học quan trọng trong chương trình lịch sử lớp 9, góp phần làm cho học sinh có cái nhìn hệ thống về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước anh dũng của dân tộc. Mục đích yêu cầu của bìa học là: Thấy rõ đế quốc Mỹ thất bại trong "chiến tranh đặc biệt" nên bắt buộc phải lộ bộ mặt xấu xa amng quân trực tiếp xâm lược Miền Nam và gây chiến tranh phá hoại Miền Bắc. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, cách mạng 2 miền không ngừng lớn mạnh. Với bài học này, giáo viên cần giáo dục cho học sinh tình cảm anh em ruột thịt, Nam Bắc một nhà. 2. Trong những năm qua từ việc thăm lớp, dự giờ của đồng nghiệp, nhất là những giáo viên chưa có kinh nghiệm, đang dạy theo phương pháp cũ, tôi thấy những bài học này thường có những hạn chế sau: - Giáo viên không đặc bài học trong mối quan hệ với toàn chương và hệ thống chương trình. - Giáo viên không tạo được mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương. Học sinh có thói quen chỉ học thuộc một cách cứng nhắc lịch sử dân tộc mà không biết gì hoặc biết rất lơ mơ về lịch sử địa phương. - Các kiến thức lịch sử được chuyển tải đến học sinh một cách cứng nhắc, rập khuôn theo giáo khoa. - Học sinh không có hứng thú học tập nên kết quả không cao. * Như vậy tình trạng chung của bài này là: Nếu giáo viên không đầu tư suy nghĩ, không đặt tình huống cho các em tìm hiểu, thảo luận thì các em không có cái nhìn biện chứng giữa lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương. 3. Trong cấu tạo chương trình lịch sử THCS, cùng với việc học tập lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, học sinh đã bước đầu làm quen với lịch sử địa phương. Theo phân phối chương trình lịch sử địa phương được bố trí như sau: + Lớp 6, 7: 1 tiết. + Lớp 8: 2 tiết. Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 13/21 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu + Lớp 9: 3 tiết. Lịch sử địa phương là lịch sử một đơn vị hành chính: Xã, huyện, tỉnh, khu vực. Trong điều kiện chương trình lịch sử THCS, tôi thấy việc giảng dạy các tiết lịch sử địa phương thường diễn ra như sau: - Giáo viên xây dựng một tiết lịch sử địa phương trong điều kiện tự tham khảo tài liệu nên không tránh khỏi sự phiến diện. - Các kiến thức lịch sử địa phương đưa vào bài dạy còn thiếu chính xác vì công tác điều tra, nghiên cứu. - Cá biệt, một số giáo viên tránh những giờ dạy này, tìm cách đẩy giờ lịch sử địa phương ra khỏi chương trình. Như vậy, với cách dạy đó, học sinh thường có cách nhìn phiến diện, hời hợt về lịch sử địa phương. Lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giáo viên nếu không chuẩn bị tốt sẽ dẫn đến tình trạng xây dựng một bài dạy lịch sử địa phương chứa đựng nhiều thiếu sót. Học sinh không nắm bắt được lịch sử địa phương sẽ không hiểu được vị trí lịch sử địa phương đối với lịch sử dân tộc. Từ kinh nghiệm của bản thân, qua trao đổi với đồng nghiệp, tổ chuyên môn, tôi xin đưa ra một vài ý kiến nhỏ nhằm góp phần nâng cao nhận thức lịch sử địa phương cho học sinh qua bài dạy "Cả nước trực tiếp đấu tranh chống Mỹ cứu nước". (Bài 19 - tiết 1 - Lịch sử lớp 9 tập 2). II- NHẬN THỨC MỚI - GIẢI PHÁP MỚI. Trong điều kiện ở trường THCS, để giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về lịch sử địa phương góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước, làm cho học sinh thấu hiểu lịch sử dân tộc, theo tôi có hai cách dạy lịch sử địa phương. - Giáo viên tự xây dựng một bài lịch sử địa phương hoàn chính. - Giáo viên kết hợp với nâng cao nhận thức về lịch sử địa phương cho học sinh qua một bài dạy cụ thể. Ở bài 19 tiết 1 tôi chọn cách 2. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã diễn Kỷ - Diễn Châu - Nghệ An năm trong địa bàn chiến lược quan trọng, có các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như: Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 14/21 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu Quốc lộ 1A, đường xe lửa, tỉnh lộ 38 và sông Bùng, nên trong cuộc chiến tranh phá hoại là trong điểm đánh phá của địch. Chính từ vị trí đó, nhân dân Diễn Kỷ đã anh dũng vừa sản xuất vừa chiến đấu góp phần chi viện cho Miền Nam đánh Mỹ. Năm 1995 xã Diễn Kỷ vinh dự được nhận danh hiệu Anh Hùng lực lượng vũ trang. Được sinh ra và giảng dạy trên quê hương anh hùng, chúng tôi nhận thấy rằng phải nâng cao nhận thức về truyền thống anh dũng của ông cha mình cho thế hệ trẻ, từ đó giáo dục tình yêu quê hương đất nước. * Bài 19 tiết 1 "Miền Bắc vừa chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội" có ba mục. Để có thể liện hệ được lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, giáo viên cần xác định nội dung cơ bản trong từng mục, từ đó mới định lượng được nên liên hệ vấn đề gì, dung lượng kiến thức bao nhiêu. Mục đích của phần liên hệ phải làm sáng tỏ yêu cầu của bài học, góp phần giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã xác định nội dung cơ bản của từng phần mục và giúp học sinh tìm hiểu lịch sử địa phương như sau: 1. Mỹ đưa chiến tranh ra Miền Bắc. Ở mục này, có các nội dung chính cần truyền đạt đến học sinh. - Để đưa chiến tranh ra Miền Bắc, Mỹ dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ 05/08/1964. - Mục đích của Mỹ khi đưa chiến tranh ra Miền Bắc. - Mục tiêu bắn phá, hình thức chiến tranh. Để chuẩn bị cho giờ dạy này, tôi đã cho học sinh một số câu hỏi về lịch sử địa phương để các em về nhà tìm hiểu. Hệ thống câu hỏi trong từng bài tôi sắp xếp theo từng phần mục, ở mục 1 tôi cho các em chuẩn bị những câu hỏi sau: - Trong chiến tranh phá hoại, ở địa phương Diễn Kỷ, đế quốc Mỹ tập trung bắn phá những điểm nào? - Em hãy kể lại một số tội ác mà đế quốc Mỹ để lại trên địa phương Diễn Kỷ? Để học sinh nhận thức các nội dung trên một cách sinh động, tôi đã mở rộng như sau: ở địa phương Diễn Kỷ, thời kỳ này với địa bàn giao thong quan trọng, đã trở thành nơi tập kết hàng hoá chi viện cho chiến trường Miền Nam. Bến phà cầu Bùng và Ga Sy là những vị trí yếu hầu của mạch huyết giao thông chiến lược (tháng 5 năm 1965 Mỹ đã đánh phá sập cầu Đò Đao trên tuyến đường sắt và Cầu Bùng trên đường số 1). Do đó, địch đã cho máy bay kể Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 15/21 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu cả B52 đánh trên 5000 trận với gần 2 vạn quả bom các loại. Diễn Kỷ trở thành túi bom Mỹ, tính trung bình mỗi ngày đêm nhân dân Diễn Kỷ phải chịu 5 trận oanh kích, mỗi đầu người phải chịu 4 quả bom. Việc liên hệ bằng địa danh, số liệu cụ thể như vậy, ngày trên quê hương của mình, học sinh rất hứng thú khi học lịch sử. Từ đó, các em dễ nhớ, dễ hiểu từng trọng tâm của mục 1 như: Mục tiêu đánh phá của Mỹ, hình thức chiến tranh ... 2. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa xây dựng. Trong mục 2, nội dung chính cần truyền đạt kiến thức cơ bản đến cho học sinh là: - Miền Bắc chiến đấu: + Chuyển mọi sinh hoạt sang thời chiến. + Phòng chống: Sơ tán, xây dựng hầm hào. + Thiết lập hệ thống phòng thủ. + Kết quả: 05/8/1964 - 11/1968 Miền Bắc bắn rơi 3.234 máy bay. - Miền Bắc xây dựng: + Công nghiệp: Phân tán, chú trọng công nghiệp địa phương. + Nông nghiệp: Bám đất, bám làng, điều chỉnh thời gian sản xuất. + Phong trào thi đua sôi nổi. Để chuẩn bị tốt cho tiết dạy, ở bài trước tôi đã cho học sinh ghi hệ thống câu hỏi về nhà tòm hiểu thêm, đó là: - Vì sao nói Diễn Kỷ trong chiến tranh phá hoại là túi bom của Mỹ? - Em có biết gì về việc dân quân Diễn Kỷ bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường? - Em có hiểu biết gì về phong trào "Đội bom đi học" ở Diễn Kỷ? Như vậy, học sinh có tình huống, có vấn đề cụ thể để tìm hiểu. Trong mục 2, cùng với việc làm sáng rõ những kiến thức cơ bản, tôi đã kết hợp giới thiệu cho học sinh về lịch sử địa phương, đó là: Ngày 03 tháng 4 năm 1965 hai đồng chí dân quân Ngô Gườm, Ngô Ái đã nhận khẩu súng trung liên ở huyện đội về, vừa tới cầu phía Nam Cầu Bùng thì có 2 máy nay địch từ hướng biển vào, quần đảo ở tầng thấp. Chớp thời cơ, đồng chí Ngô Ái quỳ xuống làm giá súng cho đồng chí Ngô Gườm bắn, với loạt đạn 6 viên đã bắn trúng chiếc máy bay trinh sát Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 16/21 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu của địch rơi xuống Tào Sơn (huyện Anh Sơn). Trận đánh thể hiện lòng dũng cảm, sự mưu trí linh hoạt và ý chí quyết chiến, đạt hiệu suất chiến đấu cao, chiến công tuyệt vời 6 phát đạn trung liên hạ gục một máy bay Mỹ có tác dụng cỗ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của lực lượng vũ trang và nhân dân. Với chiến công xuất sắc này, quân dân Diễn Kỷ là một trong số ít đơn vị dân quân đầu tiên trên Miền Bắc dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay chiến đấu của giặc Mỹ. Lực lượng dân quân được Bộ Tư Lệnh Quân khu IV khen ngợi, đồng chí Ngô Gườm được nhà nước tặng huân chương kháng chiến hạng ba, đồng chí Ngô Ái được Bộ Quốc Phòng tặng bằng khen. Khi giới thiệu cho học sinh trực quan hình 19 "Đội mũ rơm đi học" (trang 96) tôi đã liên hệ về truyền thống hiếu học của địa phương trong thời kỳ chống Mỹ, được đồng chí Tố Hữu - Bí thư BCH Trung Ương Đảng về thăm năm 1976 và khen ngợi quê hương Diễn Kỷ là quê hương của phong trào "Đội bom đi học", là anh hùng đất lạc". 3. Miền Bắc hướng về Miền Nam ruột thịt. Kiến thức cơ bản của mục này là: Để chi viện cho Miền Nam, Miền Bắc đã: - Mở hai tuyến đường giao thông. Đường Trường Sơn chi viện từ Bắc vào Nam (trên bộ, trên biển). - Trong bốn năm Miền Bắc đã chio viện cho Miền Nam 300.000 cán bộ, chiến sỹ, số quân tăng 9 lần, hàng hoá tăng 10 lần. - Ngày 01 tháng 11 năm 1968 đế quốc Mỹ phải tuyên bố chấm dứt ném bom Miền Bắc. Câu hỏi tìm hiểu về lịch sử địa phương mà tôi đã cho học sinh tìm hiểu là: - Vị trí Diễn Kỷ trong quá trình chi viện từ Miền Bắc vào Miền Nam? - Diễn Kỷ đã góp sức người, sức của cho quá trình chi viện như thế nào? Trong mục 3 cùng với việc truyền đạt kiến thức cơ bản cho học sinh, tôi đã giới thiệu, cho học sinh soạn thảo về hai vấn đề đã nêu trên. Thứ nhất: Từ giữa năm 1965, Diễn Kỷ là trung điểm chuyển hàng từ Miền Bắc vào chiến trường Miền Nam và nước bạn Lào. Mỗi ngày đêm trung bình có 20 đến 30 thuyền chở hàng theo Cửa Vạn vào Kênh Nhà Lê vào bến Kỷ Luật, khoảng 10 đến 20 xe Goòng chở hàng theo đường sắt vào Ga Sy và từ 50 đến 60 xe ô tô chở hàng qua phà Cầu Bùng. Ngoài Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 17/21 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu những dãy kho của đơn vị trung chuyển, Diễn Kỷ vận động nhân dân thực hiện khẩu hiệu "Nhường nhà để hàng, nhường làng để xe", "Xe chưa qua nhà không tiếc". Máy bay địch liên tục đánh phá, chà đi xát lại trên các tuyến giao thông điểm nút như bến phà Cầu Bìng, Ga Sy. Nhân dân Diễn Kỷ đóng góp sức người, sức của đảm bảo cho mạch mãu giao thông Bắc - Nam thông suốt. Thứ hai: Để đảm bảo chi viện sức người, sức của cho Miền Nam ruột thịt, Diễn Kỷ đã tổ chức chiến đấu và phục vụ chiến đấu chu đáo: cho nhân quân trực chiến biến phà, canh gác ban đêm phát tín hiệu báo động máy bay cho lái xe kịp thời xử lý; đào hơn 200 hầm trú ẩn cho người và xe vẹn đường quốc lộ số 1; dựng cây đèn quay ở phía Nam bến phà Cầu Bùng có dòng chữ "Miền Nam đang đợi" ... Vì vậy, Diễn Kỷ đã đảm bảo sức người, sức của chi viên cho Miền Nam, Diễn Kỷ vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương, thể hiện tình cảm vì Miền Nam ruột thịt và quyết tâm chống Mỹ cứu nước. Nhân dân Diễn Kỷ đã hăng hái động viên con em đi chiến đấu, tiêu biểu như đồng bào xóm giáo Liên Hưng với hơn 60 hộ đã động viên 13 thanh niên đi bộ đội. Điểm hình như bà mẹ Tiếp - một giáo dân kính Chúa yêu nước, trong buổi lệ truy điệu người con trai hy sinh trong chiến đấu, mẹ nén đau thương, nói với bà con "Thà mất con, còn hơn mất nước", mẹ động viên người con trai thứ hai tiếp tục đi chiến đấu và đã anh dũng hi sinh. Lời nói đầy khí phách anh hùng và việc làm cao cả của mẹ đã cổ vũ mạnh lirtj phong trào tòng quân của thanh niên giáo cũng như lương. Năm 1967 mẹ Tiếp được cử ra Hà Nội báo cáo thành tích, được nhận danh hiệu cao quý "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" năm 1995. Những nhận thức về địa phương Diễn Kỷ chi viện sức người, sức của cho Miền Nam chiến đấu, bằng những dẫn chứng như vậy, giáo viên phải khái quát cho học sinh hiểu rằng: đó cũng là khí thế chung của cả Miền Bắc hướng về Miền Nam ruột thịt và tấm lòng của một hậu phương lớn hướng về tiền tuyến lớn để thực hiện khát vọng của cả dân tộc Việt Nam: giải phòng Miền Nam thống nhất đất nước. III- KẾT QUẢ THU ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Với việc nghiên cứu kỹ chương trình, sách giáo khoa, đọc các tài liệu lịch sử địa phương, bài "Cả nước trực tiếp đấu tranh chống Mỹ cứu nước" (tiết 1) đã được chuẩn bị khá chu đáo, công phu. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng: Giữa lịch sử dân tộc và lịch Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 18/21 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu sử địa phương luôn có mối quan hệ khăng khít, biện chứng với nhau. Vai trò của người thầy giáo, cô giáo là tổ chức, động viên học sinh có ý thức tìm hiểu lịch sử địa phương, nâng cao hơn nữa nhận thức lịch sử địa phương cho học sinh qua từng tiết dạy. Tham vọng của người dạy nhằm nâng cao nhận thức lịch sử địa phương qua từng bài cụ thể cho học sinh là một việc làm đúng đắn, ít nhiều có tính sáng tạo. Sau 3 năm tìm tòi, tham khảo tài liệu, đưa kiến thức lịch sử địa phương vào bài dạy, bằng việc kiểm tra nhanh 10 phút cuối giờ dạy để kiểm tra kiến thức lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương, tôi đã thu được kết quả như sau: * Câu hỏi kiểm tra 10 phút: - Vì sao trong chiến tranh phá hoại Diễn Kỷ được gọi là túi bom Mỹ? - Diễn Kỷ đã chi viên cho Miền Nam đánh Mỹ như thế nào? * Kết quả thu được: CHƯA ÁP DỤNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM N¨m häc 1999 - 2000 N¨m häc 2000 - 2001 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SÜ sè 45 Sè lîng Tû lÖ % SÜ sè 48 Sè lîng Tû lÖ % SÜ sè 48 Sè lîng Tû lÖ % Giái 08 em 18 Giái 12 em 27 Giái 15 em 33 Kh¸ 12 em 27 Kh¸ 13 em 29 Kh¸ 17 em 38 T.B×nh 18 em 40 T.B×nh 16 em 35 T.B×nh 11 em 25 YÕu 07 em 15 YÕu 04 em 09 YÕu 02 em 04 Nh vËy, víi nh÷ng suy nghÜ, cè g¾ng ban ®Çu t«i nghiÖm thÊy r»ng khi gi¸o viªn ®Çu t c«ng søc, t×m tßi kiÕn thức cho bài dạy, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn. Bước đầu, tham vọng của tôi là làm sao cho học sinh hiểu được chính truyền thống anh hùng nơi minh đã sinh ra và lớn lên, đã phần nào đạt được, dù đang còn ít ỏi. Bồi dưỡng nhận thức lịch sử địa phương chính là góp phần bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Từ nhận thức về lịch sử địa phương, các em sẽ có hứng thú say mê học lịch sử. Chính sự hiếu học của học sinh là động lực thúc đẩy giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học. IV- BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1. Thực hiện việc xây dựng một tiết dạy lịch sử địa phương hay góp phân nâng cao nhận thức lịch sử địa phương cho học sinh qua một bài dạy cụ thể, không phải là điều mới mẻ. Mỗi năm học giáo viên và học sinh chỉ có 1 đến 2 tiết học về vấn đề này. Và điều khá phổ biến là nhiều giáo viên vẫn thường coi nhẹ tiết dạy lịch sử địa phương trong chương trình. Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 19/21 Những kinh nghiệm về giáo dục - Diễn châu Đối với tôi, được sinh ra, lớn lên và giảng dạy ở một mái trường trên quê hương anh hùng, điều tôi ấp ủ từ lâu đó là qua từng giờ dạy lịch sử địa phương, mình phải góp phần làm cho học sinh hiểu được lịch sử của quê hương mình. Từ đó học sinh sẽ được nâng cao về nhận thức, bồi dưỡng về tình cảm yêu quê hương, biết ơn những người có công trên chính quê hương mình. 2. Xây dựng một tiết dạy lịch sử địa phương hoặc lồng ghép việc dạy lịch sử địa phương qua một bài cụ thể, điều quan trọng là giáo viên cần có sự đầu tư, tìm hiểu, tích luỹ tài liệu. Phải có tài liệu lịch sử tỉnh, huyện, xã, đối chiếu tài liệu đó với sách giáo khoa và các tài liệu khác. Từ xử lý tài liệu, giáo viên cần chọn lọc những sự kiện tiêu biểu và đưa vào bài dạy. 3. Mục đích của việc xây dựng tốt một giờ dạy Lịch sử địa phương là làm cho học sinh thấu hiểu lịch sử dân tộc, thấy được quan hệ máu thịt giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương. Vì vậy, các sự kiện lịch sử đưa ra phải chính xác, tránh ôm đồm, nhồi nhét, tránh tình trạng trong một giờ học vì quá sa đà vào giới thiệu về lịch sử địa phương mà giáo viên không truyền đủ kiến thức lịch sử dân tộc. 4. Lịch sử là một khoa học, nghiên cứu về tất cả những sự kiện, hiện tượng xảy ra. Đối tượng học sinh cấp hai đang nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Vì vậy, giáo viên cần tái tạo lại không khí, sự kiện lịch sử một cách sống động, hấp dẫn, gây hứng thú cho học sinh khi học tập, đặc biệt là các tiết hcọ lịch sử địa phương. 5. Trong các tiết dạy có thể liên hệ về lịch sử địa phương, giáo viên cần cho học sinh chuẩn bị bài, tìm hiểu lịch sử địa phương bằng hệ thống câu hỏi cho trước. Từ việc tìm hiểu lịch sử địa phương các em càng có lòng biết ơn những người đã hi sinh một phần xương máu cho độc lập tự do của dân tộc. Cho các em tìm hiểu lịch sử địa phương chính là cách dạy học theo phương pháp tích cực, học sinh tự tìm hiểu những kiến thức lịch sử ở địa phương mình, được đối chiếu những kiến thức đó trong tiết dạy của giáo viên. Từ đó các em càng say mê, hứng thú khi học tập môn lịch sử. 6. Nói cho cùng, việc xây dựng các tiết dạy lịch sử địa phương là làm cho học sinh có nhận thức đúng đắn về vị trí lịch sử địa phương mình trong lòng lịch sử dân tộc, từ đó nâng cao long tự hào về truyền thống anh dũng kiên cường của dân tộc Việt Nam. Ở bài 19 tiết 1, Phòng và công đoàn giáo dục - Diễn châu Tg 20/21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất