Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn kết hợp bài dạy học vật lý vật lý với thực tê...

Tài liệu Skkn kết hợp bài dạy học vật lý vật lý với thực tê

.PDF
19
228
94

Mô tả:

Kết hợp dạy học vật lí với thực tế BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị Trường THPT Xuân Thọ Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KẾT HỢP DẠY HỌC VẬT LÍ VỚI THỰC TẾ Người thực hiện: NGUYỄN THỊ THẮM Lĩnh vực nghiên cứu: Bộ môn Vật lí Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: .. Vật lí Phương pháp giáo dục   Lĩnh vực khác: .................................................  Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác 2012-2013 Năm học: .............................. trang1 Kết hợp dạy học vật lí với thực tế SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. BM02-LLKHSKKN THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ THẮM. 2. Ngày tháng năm sinh: 08/03/1986. 3. Nam, nữ: Nữ. 4. Địa chỉ: Giáo viên trường THPT Xuân Thọ 5. Điện thoại (CQ) :0613731769 6. Fax: 7. Chức vụ: Giáo viên. 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ II. (NR); ĐTDĐ: 01659499879 E-mail: [email protected] TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân sư phạm. - Năm nhận bằng: 2009 - Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Vật lí. III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy môn Vật lí Số năm có kinh nghiệm: 4 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương: động học chất điểm trang2 Kết hợp dạy học vật lí với thực tế MỤC LỤC .trang TÊN ĐỀ TÀI……………………………………………………………….. ……4. I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI…………………………………………………...4 II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI................................................................................................5 1.Thuận lợi…………………………………………………………...5 2.Khó khăn…………………………………………………………...6 3.Số liệu thống kê…………………………………………...........….6 III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI………………………………………………….…..7 1.Cơ sở lý luận………………………………………………………..7 2.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài……………8 ÁP DỤNG MỘT SỐ BÀI HỌC CỤ THỂ…………………………9 BÀI 10 (SGK10): BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN………………………….…9 BÀI 20: CÂN BẰNG CỦA VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ…………………..12 BÀI 32: NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG…………………14 GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ BÀI 27: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN (cơbản):……….15 IV. KẾT QUẢ ……………………………………………………..............16 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM……………………………………………..16 VI. KẾT LUẬN…………………………………………………………….17 VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….17 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM……………....18 BÁO CÁO THÀNH TÍCH……………………………………………………….19 trang3 Kết hợp dạy học vật lí với thực tế SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KẾT HỢP DẠY HỌC VẬT LÍ VỚI THỰC TẾ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Tính cấp thiết của đề tài: Năng lực vận dụng của học sinh chúng ta còn khá hạn chế do các em khi ngồi trên ghế nhà trường quá chú trọng tới “điểm số” mà nhiều khi không thấy cái hay cái đẹp trong từng môn học. Vì sao vậy? Bản thân tôi nghĩ rằng do các em chưa thấy rõ vai trò của môn học, không thấy môn học có ý nghĩa thực tế gắn liền với cuộc sống hiện tại, chưa vận dụng được môn học vào thực tế cuộc sống hàng ngày. Nếu các em thấy được ứng dụng môn học trong thực tế thì có lẽ sự đam mê hứng thú với môn học sẽ tăng lên. Vật lí THPT các em đã được tìm hiểu các vấn đề về Cơ học, Nhiệt học, điện học, quang học, Hạt nhân… sẽ tạo cho học sinh một kiến thức phong phú có thể vận dụng để giải thích, giải quyết những hiện tượng thực tế xảy ra trong đời sống xung quang các em mà hàng ngày các em thường gặp. Thế nhưng tôi thấy các em vẫn chưa kết hợp được những kiến thức của mình vào thực tiễn cuộc sống. Ví dụ: Học sinh 12 khi đi giặt khăn lau bảng vẫn để khăn ướt lau lên bảng mà không biết vắt khô khăn trước khi lau. Khi Tôi hỏi em có biết vì sao phải để khăn khô rồi mới lau bảng không? thì nhiều em chỉ mỉm cười mà không giải thích được. Khi sử dụng viết máy, các em chỉ biết khi vẩy mạnh thì mực sẽ văng ra chứ không biết lí do vì sao…. Những hiện tượng hàng ngày: Cây cầu thường được làm cong, mái tôn làm hình gợn sóng, khi đổ nước sôi hoặc dầu nóng vào chén thủy tinh thì sẽ dễ bị bể, bánh xe oto có khía sâu hơn bánh xe đạp, khi đi xe máy khi thắng gấp không nên dùng thắng trước, cây đũa nhúng trong nước nhìn giống như bị gãy đi, nhìn xiên từ không khí vào nước thấy những hòn sỏi to hơn và gần mặt nước hơn thực tế, đi trên đường giữa trưa nắng thấy bóng của xe ở dưới mặt đường âm thanh khi chào cờ cô bí thư đoàn khi nói vào loa thì luôn có âm thanh nhỏ vọng lại… Các em vẫn chưa iải thích các hiện tượng đó. Khi nối pin trong remos của ti vi hay đèn pin các em cũng nhiều khi bỏ sai cực của pin mà vẫn chưa định hướng được mình phải để pin như thế nào cho hoạt động bình thường, hay khi đi dưới trời mưa gặp sấm sét cũng lúng túng không biết làm thế nào cho an toàn… Hay những thông tin mà hiện nay các phương tiện thông tin đều nhắc tới đó là “hiệu ứng nhà kính” làm cho Trái Đất nóng dần lên không phải em cũng biết hiệu ứng nhà kính là gì… Còn trong quá trình dạy học, khi yêu cầu các em lấy ví dụ thực tế minh họa cho kiến thức thì các em cảm thấy lúng túng mặc dù nhiều kiến thức vật lí đã được dạy ở trường THCS. Ví dụ: ở trên lớp các em có thể viết một cách đầy đủ và chính xác các phương trình của chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều, đọc đúng những định nghĩa về vận tốc, gia tốc, các khái niệm về chuyển động cong, chuyển động tròn đều, các định luật Niutơn ... Thế nhưng, với những câu hỏi đại loại như: “Lấy thêm một số thí dụ trong thực tế về chuyển động thẳng đều, về chuyển động nhanh dần, về chuyển động chậm dần”, cũng thực sự làm cho các em lúng túng. Nhiều học sinh còn không thể giải thích được những hiện tượng rần gần gũi với đời sống: Tại sao khi đi xe máy dưới trời mưa ta lại có cảm giác những giọt nước mưa không rơi theo phương phẳng đứng mà theo phương xiên (trong điều kiện không có gió), hắt cả vào mặt, vào mắt của ta? Tại sao đi dưới mưa ta càng đi trang4 Kết hợp dạy học vật lí với thực tế nhanh mặt ta lại càng thấy rát? hay tại sao những vận động viên đua xe máy phải nghiêng xe nhiều đến vậy khi phải qua những chỗ đường vòng?... Những điều tưởng chừng như quen thuộc nhưng các em vẫn thấy xa vời, có lẽ những điều này chỉ “nằm yên trên sách vở”. Đối với học sinh 12 khi gần ra trường hỏi có bao nhiêu em nối được một chiếc công tắc đèn bàn sao cho khi bật phía nọ thì đèn sáng, bật phía kia thì đèn tắt? Bao nhiêu em khi cho nối mạch điện khi làm thí nghiệm phải chú ý gắn thêm điện trở bảo vệ? Bao nhiêu em hiểu vì sao khi đi xe phải đề xe mới nổ?......Khi cầm ác quy lên biết hiệu điện thế hai cực của acquy bằng bao nhiêu? Trong xe máy acquy đó dùng để làm gì? Khi đấu bóng đèn có mấy khi để ý hiệu điện thế định mức ghi trên bóng đèn, mà có để ý nhiều khi vẫn chưa hiểu ý nghĩa của những con số ghi trên đó, Tôi thấy nhiều em vẫn để hiệu điện thế 12V vào bóng đèn 4V khi làm thí nghiệm…… Những điều đó thật đáng để chúng ta suy ngẫm. Mặt khác dạy học theo Tôi không chỉ dạy kiến thức cho học sinh mà còn dạy cách sống, cách làm người. Nên với mỗi bài học, có thể liên hệ cuộc sống dạy cho các em về đạo đức về lối sống đẹp. => Vì những lí do trên nên Tôi chọn đề tài “Kết hợp vật lý với thực tế” giúp nâng cao khả năng tư duy, phân tích các hiện tượng mà các em thường gặp trong cuộc sống, bài tập thực tế và những kinh nghiệm rút ra từ bài học để củng cố nội dung bài học. - Tính mới của đề tài: Cũng có nhiều tài liệu đề cập tới ứng dụng thực tế của bộ môn vật lí nhưng vẫn chưa đưa ra hướng cụ thể áp dụng những kiến thức thực tế trực tiếp trong tiết dạy. Tôi nghĩ rằng trong quá trình dạy giáo viên vật lí cần lấy nhiều ví dụ thực tế, nhiều hình ảnh thực tế, nhiều thí nghiệm đơn giản cụ thể thì sẽ làm cho bài dạy sinh động và dễ thu nhận. Ngoài ra nên có những buổi học nói về các hiện tượng thực tế là vấn đề được xã hội quan tâm và thường xuyên nhắc tới trên các phương tiện truyền thong (ví dụ như: Hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường) để các em hiểu rõ hơn và chung tay cùng cộng đồng thực hiện tốt hơn. Như vậy đề tài này có thể nói là đề tài này vừa có tính cải tiến lại vừa có tính mới. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi Ứng dụng của Vật lí thì rất rất nhiều, hầu hết những cái gì chúng ta thấy xung quanh đều có sự hiện diện của Vật lí. • Sinh hoạt hằng ngày: từ cái búa, con dao, đồ mở nắp bia cho đến xe đạp, xe máy, tàu thủy, điện thoại, máy tính,… các thẻ từ tính (thẻ xe buýt, thẻ ATM…), các camera chống trộm hoạt động ban đêm dựa vào sự trên lệch nhiệt độ của các vật… • Trong y tế: như chế tạo các kính cận/viễn; dùng laser để trị tật cho mắt, cắt bỏ ung/bứu… Dùng cáp quang để khám nội soi. Dùng tia X để chụp siêu âm… Các máy massage trị liệu vật lý. Ứng dụng Vật lí trong việc nghiên cứu tác động của điện từ trường lên sức khỏe của con người… Sử dụng các cấu trúc nanô để trị bệnh… • Trong quốc phòng: tạo các rađa để dò thám quân địch, các ống nhòm có thể nhìn xuyên màn đêm, các máy bay tàng hình có thể ẩn núp được không bị máy trang5 Kết hợp dạy học vật lí với thực tế móc thiết bị của địch phát hiện,… Dùng các thuật toán trong lĩnh vực xử lý tính hiệu để mã hóa tính hiệu… • Trong công nghiệp, nông nghiệp: máy móc, kĩ thuật… • Khí tượng, thủy văn: dự đoán thời tiết, mưa bão, nguyệt thực, nhật thực… • Ứng dụng để nghiên cứu: Nghĩa là thành quả của vật lý được áp dụng để chế tạo thiết bị, máy móc cho các lĩnh vực nghiên cứu khác. Một hiện tượng Vật lí mới được phát hiện sẽ là nền tảng để nghiên cứu những vấn đề khác hoặc là chìa khóa để giải quyết các nhu cầu nào đó của xã hội. Ví dụ như xây dựng các máy tính mạnh hơn để giải quyết các bài toán phức tạp hơn, từ đó tìm ra các hiện tượng mới mà con người chưa biết. Hay là xây dựng các kính thiên văn giúp nghiên cứu vũ trụ, từ đó tìm ra lời giải thích nguồn gốc của vũ trụ và dự đoán tương lai, tìm hiểu các nền văn minh khác ngoài Trái Đất… Hay là chế tạo các laser có công xuất rất lớn để nghiên cứu tính chất của các hiện tượng cơ bản,… Vì vậy theo Tôi để học sinh thấy được ý nghĩa môn học thì nên lấy nhiều ví dụ thực tế, và giành thời gian cho học sinh giải thích các hiện tượng liên quan tơi bài học. Việc này sẽ làm không khí buổi học sôi nổi, bớt căng thẳng gò bó, nâng cao khả năng tìm hiểu và phân tích của học sinh. Điều này sẽ giúp các em hứng thú và yêu thích môn học hơn. 2. Khó khăn - Với thời gian 45 phút của một tiết học, nếu chỉ sử dụng một cách “tiết kiệm” nhất: 2 phút để ổn định lớp, 5 phút để kiểm tra bài cũ (chủ yếu là kiểm tra những kiến thức rất cơ bản), 3 phút để củng cố bài (thực chất chỉ đủ để nhắc lại những kiến thức chính vào cuối tiết học) thì thời gian còn lại chỉ là 35 phút dành cho thầy và trò tiến hành các hoạt động nhận thức của bài học. Trong khoảng thời gian này, với nội dung kiến thức tương đối nhiều, việc làm cho học sinh hiểu được kiến thức bài học thôi cũng đã là khó khăn, giáo viên không còn đủ thời gian để liên hệ kiến thức mà học sinh vừa lĩnh hội được với thực tế đời sống, hoặc nếu có liên hệ được thì cũng chỉ dưới hình thức liệt kê tên gọi của các sự vật, hiện tượng mà thôi. - Việc giảng dạy kiến thức cho học sinh nói chung và kiến thức vật lí nói riêng ở nhiều trường vẫn còn tiến hành theo lối “thông báo - tái hiện”, lối “dạy chay” chỉ cần đầy đủ nội dung SGK vẫn là cách dạy chủ yếu hiện nay. - Bài tập định tính và câu hỏi thực tế còn ít. - Nội dung các bài thi và kiểm tra ở nhiều trường phổ thông chủ yếu tập trung vào nội dung kiến thức mà rất ít những câu hỏi mang tính vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 3. Số liệu thống kê - Tôi thấy những đề kiểm tra của trường Tôi cũng như những trường khác chiếm khoảng từ 90% tới 100% là những kiến thức lí thuyết và bài tập ít gần gũi và lien quan đến cuộc sống hàng ngày. trang6 Kết hợp dạy học vật lí với thực tế - Tìm hiểu ý kiến học sinh: học sinh có thích học môn vật lí không? Kết quả: STT Phương án Số HS Tỉ lệ % A Rất thích 12 13.64 B Không thích lắm 69 78.41 C Không thích 7 7.95 Qua bảng số liệu thu thập: Đối với môn vật lí thì tể lệ cao nhất là 78.41% ý kiến “không thích lắm”, tiếp đến là “rất thích” 13,64%. Điều này thể hiện quan điểm của học sinh về môn vật lí là chưa thật cao.  Vậy điều đó khẳng định các em chưa có hứng thú nhiều với môn vật lí. - Tìm hiểu ý kiến học sinh: Nội dung những bài học Vật lí có ứng dụng để giải thích nhiều trong cuộc sống hàng ngày không? Kết quả: STT Phương án Số HS Tỉ lệ % A rất nhiều 45 51.1 B Cũng ít 30 34.1 C Thỉnh thoảng 8 9.1 D Không 5 5.7  Điều này cho thấy các em vẫn chưa thấy được tính thực tế của bộ môn Vật lí là bộ môn khoa học thực nghiệm rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày. III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Trước những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước ta, mọi người cần phải không ngừng phấn đấu học tập; biết phát huy nội lực, thể hiện được bản lĩnh hoạt động cá nhân ; biết vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, không tư duy và hành động theo những khuôn mẫu sẵn có. Vì vậy, những phẩm chất và năng lực về tính tự lực, tính tích cực hoạt động, sự tư duy sáng tạo của con người cần phải được rèn luyện và bồi dưỡng ngay từ khi còn học ở trường phổ thông. Vấn đề này cũng đã được đưa vào Luật giáo dục ban hành năm 2005. Chương I, Điều 5 về phương pháp giáo dục nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học ; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” Để đáp ứng mục tiêu này, trong những năm qua, nền giáo dục nước ta có nhiều đổi mới: từ đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đến đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó, việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã được nhiều nhà giáo dục học nghiên cứu và thử nghiệm. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những vấn đề mà chúng ta chưa thể giải quyết như: + Lối truyền thụ một chiều từ thầy đến trò vẫn được duy trì ở nhiều nơi và ở các cấp học. Các hoạt động tự học của học sinh như: tự tìm hiểu kiến thức, tự thao tác thực hành, tự phát hiện và giải quyết vấn đề không được giáo viên chú trọng. Do đó tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức không được phát huy. trang7 Kết hợp dạy học vật lí với thực tế + Giảng dạy thiên về lý thuyết. Nội dung giảng dạy gò bó theo sách giáo khoa. Điều kiện để học sinh mở rộng kiến thức, ứng dụng kiến thức không được quan tâm. Vẫn chưa có sự kết hợp giữa kiến thức và thực tế cuộc sống nên làm học sinh vẫn chưa thấy được ý nghĩa của các môn học. + Cách đánh giá kết quả học tập vẫn được thực hiện theo phương pháp giảng dạy truyền thống, chủ yếu dựa vào kết quả các bài kiểm tra viết mà không dựa trên những sáng kiến, sang tạo của học sinh. Môn vật lý có ý nghĩa quan trọng trong khoa học công nghệ áp dụng vào cuộc sống. Đối với học sinh thì môn vật lý thật khô khan toàn là kết luận, định luật, định nghĩa, công thức khó học khó hiểu. Nhưng Tôi thấy nếu chúng ta dạy vật lý kết hợp với thực tế hang ngày mà các em thường gặp thì chắc chắn việc học môn vật lý sẽ thú vị hơn rất nhiều. Nếu các Em giải thích được các hiện tượng liên quan tới bài học thì kiến thức các em sẽ hiểu sâu sắc bài học và nhớ lâu hơn. Ngoài ra từ bài học trên lớp các em có thể rút ra nhiều bài học cho ý nghĩa cho cuộc sống tâm hồn của các em thêm đẹp hơn. Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Chính vì thế cần cho các em thấy rõ hơn ứng dụng của môn học vào trong điều kiện cuộc sống để nâng cao kĩ năng quan sát giải thích vấn đề. Để thực hiện mục tiêu đó, nội dung học vấn phổ thông thường bao gồm nhiều môn học khác nhau. Tuy nội dung các môn học và nhiệm vụ của chúng có thể khác nhau, song chúng vẫn có những mối quan hệ nhất định với thực tế, nhiều khi là rất chặt chẽ. Vì thế các môn học nói chung, môn vật lí nói riêng cần chú trọng hơn nữa việc liên hệ thực tế vào bài dạy giúp các em có năng lực vận dụng kiến thức vài thực tế giải quyết vấn đề. Từ những thực trạng nêu trên, Tôi thiết nghĩ chúng ta cần kết hợp bài dạy với các hiện tượng thực tế và những bài tập gắn với thực tế. Từ đó giúp học sinh cảm thấy môn học có ỹ nghĩa và gần gũi hơn và yêu thích môn học hơn. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài - Theo tỉ lệ lưu giữ thông tin trong trí nhớ của học sinh thì để học sinh nhớ bài lâu hơn thì các em phải hiểu nội dung bài và tự mình suy nghĩ vận dụng để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên. Cho các em coi phim, hình ảnh thực tế về các hiện tượng xung quanh mà các em vẫn thường gặp. - Nghiên cứu những lý luận của bài học liên quan đến thực tế cuộc sống nhất là lối sống cho học sinh. - Khảo sát và đánh giá thực trạng thay đổi về lối sống và cách nghĩ của học sinh khi nhìn nhận vấn đề trong cuộc sống giúp hình thành thái độ tích cực trong cách ứng xử. trang8 Kết hợp dạy học vật lí với thực tế - Nghiên cứu biện pháp giúp học sinh hứng thú với môn vật lý thông qua việc tự lấy các ví dụ thực tiễn, phân tích các hiện tượng và làm các bài tập ứng dụng thực tế. - Nội dung dạy học phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, với suy nghĩ hàng ngày, thoả mãn nhu cầu nhận thức của học sinh. - Cần phối hợp tốt nhiều phương pháp như nêu vấn đề, thí nghiệm, thực hành, so sánh,.. kiến thức phải được trình bày trong dạng động. - Sử dụng phối hợp tốt các phương tiện dạy học. Sử dụng nhiều hình thức dạy học khác nhau như làm việc theo nhóm, tham quan, làm việc trong phòng thí nghiệm... - Kích thích tính tích cực qua thái độ, cách ứng xử giữa thầy giáo và học sinh. Giáo viên, bạn bè thường xuyên động viên, khen thưởng khi học sinh có thành tích học tập tốt. - Luyện tập dưới nhiều hình thức khác nhau, vận dụng kiến thức vào những tình huống mới của thực tiễn. Phát triển kinh nghiệm sống của học sinh trong học tập. ÁP DỤNG MỘT SỐ BÀI HỌC CỤ THỂ BÀI 10 (SGK10): BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN * Nội dung định luật 1: Nếu một vật không chịu tác dụng của các lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Quán tính là tính chất của mọi vật bảo toàn về vận tốc cả về hướng và độ lớn hình ảnh liên hệ thực tế: Khi trượt vỏ chuối người ngả về phía sau Khi vấp ngã người ngả về phía trước * Các câu hỏi liên hệ thực tế: Câu 1: Yêu cầu học sinh trả lời câu C1 sách giáo khoa: Tại sao xe đạp chạy được thêm một quãng đường nữa mặc dù ta ngừng đạp? Tại sao khi nhảy từ bậc cao xuống ta phải gập chân lại? Câu 2: Tại sao khi nhổ cỏ dại không nên bứt đột ngột? Trả lời: Khi nhổ cỏ dại không nên bứt đột ngột vì: Nếu bứt đột ngột, do quán tính, phần rễ có xu hướng giữ nguyên trạng thái đứng yên, khiến cây cỏ dễ bị đứt ngang. Câu 3: Tại sao khi vẩy viết mực thì mực trong viết lại văng ra ngoài? Trả lời: Khi vẩy viết mực bị tắc thì mực chảy ra bình thường vì: Khi vẩy viết mực trong viết cùng chuyển động, khi ống dừng lại đột ngột theo quán tính mực vẫn duy trì vận tốc như cũ nên bị văng ra ngoài. THAM KHẢO: Câu 4: Khi đang chạy cả người vận tốc đang hướng về phía trước. Khi vấp phải gốc cây chân bị vướng lại còn toàn thân vẫn tiếp tục lao về phía trước do quán tính. trang9 Kết hợp dạy học vật lí với thực tế Câu 5: Người ngồi trên xe buýt và xe đang hướng về phía trước. Khi xe dừng lại, theo quán tính người vẫn ngả về phía trước. Câu 6: Khi rũ quần áo, tay và áo dừng lại, bụi theo quán tính rơi xuống. Câu 7: Nếu xe chạy với tốc độ quá nhanh. Khi thắng gấp bánh trước dừng lại nhưng theo quán tính phần xe phía sau vẫn lao về phía trước có thể dẫn đến lật xe rất nguy hiểm. Vì vậy khi đi xe nhất là những xe có khối lượng lớn thì cần đi chậm với tốc độ cho phép tránh xảy ra tai nạn. Câu 8: Khi xuống xe buýt nên bước hướng về phía trước theo quán tính chuyển động của xe. Câu 9: Bạn A đang đuổi theo một bạn B. Khi bạn A sắp bắt được bạn B, bạn B thình lình rẽ sang hướng khác. Như vậy thì bạn A sẽ không bắt được bạn B. Câu 10: Khi vận động viên nhảy xa phải chạy lấy đà rồi mới nhảy mà không đứng tại chỗ để nhảy. Câu 11: Khi oto,tàu hỏa… bắt đầu chuyển động không thể đạt ngay vận tốc lớn mà phải tăng dần, khi phanh gấp cũng không dừng lại ngay mà trượt thêm một đoạn. Câu 12: Khi cán búa lỏng có thể làm chặt bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất. …… * Thí nghiệm đơn giản: + Đặt một cái li nước lên trên tờ giấy. Hỏi học sinh nếu giật nhanh tờ giấy thì hiện tượng gì xảy ra? + Treo hai quả nặng cách nhau bằng những sợi chỉ và thêm một sợi chỉ trên treo cả lên giá. Giáo viên đặt câu hỏi khi giật quả nặng dưới thì sợi dây nào đứt trước? Làm thí nghiệm hai lần một lần kéo vật dưới từ từ thì sợi chỉ trên cùng đứt, nếu giật nhanh và mạnh vật dưới thì sợi chỉ nối hai vật đứt trước và giải thích theo định luật 1. => Bài học cuộc sống: Thói quen của mỗi người cũng có thể hiểu “theo quán tính”. Các em tập mỗi ngày cố gắng giành thêm thời gian học tập và làm việc thì theo “quán tính” các em sẽ trở thành người chăm chỉ và ngày càng tiến bộ. * Nội dung Định luật 2: + Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia  tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. a  F m + Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. Khối lượng càng lớn thì mức quán tính càng lớn. liên hệ thực tế: Câu 1: Vì sao trong luật lệ an toàn giao thông lại hạn chế tốc độ của các phương tiện giao thông? Những xe có trọng tải lớn thường tốc độ giới hạn phải nhỏ hơn tốc độ của các loại xe nhỏ hơn? Trả lời: Có nhiều lí do, trong đó có lí do: khi đi xe với tốc độ lớn mà va chạm vào chướng ngại vật xe dừng lại đột ngột gây một gia tốc lớn => theo định luật II Newton thì sinh ra một lực khá lớn. Nếu xe khối lượng càng lớn thì lực càng lớn. Như vậy những xe có trọng tải càng lớn không nên chạy nhanh vì khi đó lỡ va chạm vào vật khác sinh ra một lực lớn rất nguy hiểm có thể gây tai nạn nghiêm trọng. trang10 Kết hợp dạy học vật lí với thực tế => bài học cuộc sống: Học sinh điều khiển xe máy không nên chạy nhanh vượt ẩu vì an toàn của bản thân và của những người xung quanh. Câu 2: (C3/61SGK): Tại sao máy bay phải chạy quãng đường dài trên đường băng mới cất cánh được? … * Nội dung Định luật 3: + Cho học sinh tìm hiểu và phân tích sự tương tác giữa các vật trong SGK. Từ đó rút ra đặc điểm chung của sự tương tác giữa các vật rồi dẫn dắt tới định luật 3 Newton. Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều nhau. Video về định luật 3 Video về định luật 3 Newton Để tìmNewton hiểu hai lực trong định luật 3 Newton có đặc điểm gì giáo viên cho học sinh phân tích câu C5/SGK63: Vận dụng định luật 3 Neưton vào ví dụ dùng búa đóng đinh vào một khúc gỗ để trả lời câu hỏi sau: Có phải búa tác dụng lực lên đinh còn đinh không tác dụng lực lên búa? Nói một cách khác, lực có thể xuất hiện đơn lẻ được không? Nếu đinh tác dụng lên búa một lực có độ lớn bằng lực mà búa tác dụng lên đinh thì tại sao đinh lại không đứng yên? Nói một các khác, cặp lực và phả lực có cân bằng với nhau không? Lực và phản lực: - Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện và mất đi đồng thời. - Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều nhau. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối. - Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau. * Liên hệ thực tế: Câu 1: Khi bóng bay tới đập vào tường thì bật ngược lại còn tường thì vẫn đứng yên điều này có trái với định luật III Newton không? Trả lời: Không. Theo định luật III thì bóng tác dụng lên tường một lực bao nhiêu thì ngược lại tường tác dụng lên bóng một lực bấy nhiêu. Tường đứng yên vì nó gắn với bề mặt Trái Đất và có khối lượng của có lớn hơn rất nhiều so với quả bóng nên quán tính lớn, khó làm thay đổi trạng thái đứng yên của nó nên sau khi bóng đập vào tường vẫn đứng yên. Bóng có khối lượng nhỏ hơn tường rất nhiều nên trang11 Kết hợp dạy học vật lí với thực tế quán tính nhỏ dễ dàng thay đổi trạng thái chuyển động làm bóng bật ngược lại. Câu 2: hai đội kéo co, có một đội thắng, một đội thua điều này có trái với định luật 3 Newton không? Câu 3: kể chuyện về con tàu khi va phải tảng băng thì tàu bị gãy còn băng không bị gãy có trái với định luật 3 không vì sao? … Bài học cuộc sống: Định luật 3 Newton cũng giống như câu thành ngữ nói về quan hệ nhân quả: “gieo nhân nào gặp quả đó” hay “gieo gió gặp bão”… Vậy các em sống tốt với mọi người thì mới mong nhận lại được những điều tốt đẹp. BÀI 20: CÂN BẰNG CỦA VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ. Nội dung: 1. Có ba dạng cân bằng. giáo viên làm thí nghiệm: Khi vật bị kéo ra khỏi vị trí cân bằng một chút mà trọng lực của vật có xu hướng: Kéo nó trở về vị trí cân bằng thì đó là vị trí cân bằng bền. Kéo nó ra xa vị trí cân bằng, thì đó là vị trí cân bằng không bền. Giữ nó đứng yên ở vị trí mới thì đó là vị trí cân bằng phiếm định. CAÂN BAÈNG BEÀN - CAÂN BAÈNG KHOÂNG BEÀN CAÂN BAÈNG PHIEÁM ÑÒNH Vì sao khi đi trên dây nghệ sĩ xiếc cầm theo cây sào? => giáo dục học sinh: Không nên ngồi trên những thành tường cao, không lên trượt cầu thang vì khi đó ở trạng thái cân bằng không bề dễ bị té ngã gây nguy hiểm. trang12 Kết hợp dạy học vật lí với thực tế 2. Mặt chân đế: là hình đa giác lồi bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc. 3. Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế (hay trọng tâm “rơi” vào mặt chân đế). 4. Muốn tăng mức vững vàng của vật có mặt chân đế thì hạ thấp trọng tâm và tăng diện tích mặt chân đế của vật. Vì sao thành pisa của Ý xây nghiêng mà không bị đổ? Vì sao xe cần cẩu có mặt chân đế khá lớn? Xe chở cồng kềnh dễ xảy ra hiện tượng gì? Vì sao? => Không nên chở cồng kềnh khi ra ngoài đường. Những vật nặng và lớn xếp ở dưới, những vật nhẹ và nhỏ xếp ở trên để làm tăng mức vững vàng. Vì sao con lật đật không bao giờ bị đổ? Yêu cầu học sinh về nhà tự mình làm con lật đật bằng vỏ trứng hoặc bằng những quả bóng nhựa. Vì sao đứng hai chân dễ thăng bằng hơn đứng một chân?…… trang13 Kết hợp dạy học vật lí với thực tế 1. 2. thí nghiệm kiểm chứng: Yêu cầu học sinh ngồi với tư thế: Lưng thẳng, hai chân vuông góc với mặt đất, mời học sinh đứng dậy mà không khom người => không thể đứng lên được=> giải thích. Đứng sát vào tường co chân phía ngoài lên => Người sẽ không đứng vững được. Giải thích? … BÀI 32: NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG. (Hiện nay hiện tượng ô nhiễm môi trường đang là vấn nạn được thế giới quan tâm và đang có những kế hoạch hạn chế ô nhiễm để giảm hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Nên Tôi nghĩ giáo viên nên giành thời gian sau khi dạy bài nội năng và sự biến thiên nội năng để giải thích hiện tượng “hiệu ứng nhà kính” để học sinh được hiểu thêm từ đó giáo dục ý thức giữ gìn môi trường của các em). Sau khi dạy sau bài nội năng giáo viên có thấy cho học sinh phân biệt nội năng với nhiệt năng ở lớp 8. Ứng dụng nội năng: Trong các động cơ nhiệt Ứng dụng động cơ nhiệt trong cuộc sống những mặt có lợi và có hại của động cơ nhiệt: Khi đốt nhiên liệu, ngoài việc sinh công, động cơ nhiệt còn ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? T rả l ời : * Tạo khí thải, bụi và tiến ồn * điều đó có ảnh hưởng gì tới môi trường xung quanh? - T á c động đế n đư ờng hô hấ p. - Gây hiệu ứng nhà kính. - Bụi bám trên lá cây gây nhiễm khuẩn thực vật, làm giảm khả năng quang hợp. - G â y ô nhi ễ m t i ế ng ồn + Học sinh đọc phần “Em có biết” về hiệu ứng nhà kính sau đó coi Flash về hiệu ứng nhà kính. Từ đó giúp các em biết thêm một hiện tượng nhiệt qua “Hiệu ứng nhà kính-làm Trái Đất nóng lên”. + Cho Học sinh coi phim về thảm họa thiên tai có thể xảy ra khi Trái Đất nóng lên để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. (một số hình ảnh được lấy ra từ phim) + câu hỏi: Khi nào hiệu ứng nhà kính sẽ tăng lên? (Khi ô nhiễm môi trường). + Muốn tránh những thảm họa thiên nhiên trên chúng ta cần làm gì? (Bảo vệ môi trường). trang14 Kết hợp dạy học vật lí với thực tế => Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: Trồng nhiều cây xanh, tắt quạt và các thiết bị ngay khi không sử dụng, không xả rác bừa bãi, tiết kiệm nhiên liệu, hạn chế chất thải của động cơ nhiệt bằng cách tăng cường đi xe đạp đến trường thay vì đi xe máy nếu nhà không quá xa…) GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ BÀI 27: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN (sgk cơ bản): phương pháp dạy: Kết hợp bảng với máy chiếu. Làm thí nghiệm với đèn laze, khối nhựa bán trụ trong suốt, thanh nhựa phản xạ toàn phần cho học sinh dễ hình dung về sợi quang học. Máy chiếu đưa hình ảnh minh họa và video. NỘI DUNG BÀI: I. Sự truyền ánh sáng vào môi trường chiết quang kém hơn (giáo viên làm thí nghiệm với đèn laze, khối nhựa bán trụ và bảng chia độ) III. ng d ng c a hi n tư ng ph n x toàn ph n: Cáp quang 1. Caáu taïo  Caùp quang laø moät boù sôïi quang Trong trang trí AÙnh saùng vaøo nhaø Người thợ lặn nhìn thấy hình ản phản xạ của chú rùa biển này. Taïi sao khi trôøi naéng noùng, ôû maët ñöôøng nhìn nhö coù nöôùc? Taïi sao kim cöông laáp laùnh? Video Hình ảnh phản xạ của một chú cá đen hiện ra ở mặt phân cách giữa mặt biển và không khí. Thaønh phoá aûo xuaát hieän treân bieån, xuaát hieän ôû vuøng bieån Penglai – ÔÛ tænh Sôn Ñoâng, Trung Quoác 20/12/2006 trang15 Kết hợp dạy học vật lí với thực tế IV. KẾT QUẢ Để khảo sát, nghiên cứu hứng thú học tập môn Vật Lí lần hai tôi tiến hành với hai lớp đối chứng là10A8 Tôi thường xuyên áp dụng phương pháp kết hợp thực tế bài dạy với lớp Tôi mới nhận 10A7 ít có điều kiện áp dụng phương pháp này. 1. Minh chứng 1: Kết quả học tập của học sinh Kết quả thu được học kì 1. Kiểm tra 15’ lần 1 Kiểm tra 1 tiết Kiểm tra 15’ lần 2 10 A8 17/45=37.8% hs trên 24/45=53,3% hs trên 30/45=66,67% hs trên tb tb tb 10A7 29/46=63% hs trên tb 31/46=67,4% hs trên 32/46=69,6% hs trên tb tb. Thấy rõ ràng đầu năm lớp 10A8 học không tốt bằng lớp 10A7 nhưng thấy kết quả của lớp 10A8 dần được cải thiện rõ rệt và đến gần cuối năm thì kết quả của lớp 10A8 đã đạt tỉ lệ gần bằng 10A7. Kết quả thu được học kì 2 Kiểm tra 1 tiết Thi cuối năm hs trên trung bình 10 A8 32/37=86.5% hs trên 24/37=64.9% hs trên tb 26/37=70.3% hs trên tb tb 10A7 27/42=64.3% hs trên 23/42=54.8% hs trên tb 27/42=64.3% hs trên tb tb. Cuối thi cuối năm toàn trường khối 10 tỉ lệ học sinh trên trung bình là 54,6%. Kết quả thu được thấy lớp 10A8 tỉ lệ cao hơn nhiều so với mặt bằng chung. 2. Minh chứng 2: Khảo sát ý kiến học sinh: Theo em môn vật lí có liên quan đến các hiện tượng cuộc sống hàng ngày các em gặp không (có ứng dụng nhiều trong cuộc sống) không? Nhóm đối chứng 10A8 10A7 Rất nhiều 25/37=67.6% 20/42=47.6% ứng dụng ít 10/37=27% 15/42=35.7% Không ứng dụng 2/37=5.4% 7/42=16.7% Kết quả trên cho thấy lớp 10A8 đã thấy được ứng dụng thực tiễn của vật lí với cuộc sống hàng ngày. Và cuối năm khi giáo viên đặt ra các câu hỏi như: Em hãy lấy ví dụ minh họa kiến thức? giải thích hiện tượng?... Tôi nhận thấy lớp 10A8 có phần nhanh hơn khi trả lời các câu hỏi thực tế đưa ra. => Các minh chứng đó một lần nữa khẳng định sự cần thiết của việc nên kết hợp kiến thức hàng ngày vào trong những bài giảng vật lí. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Với việc đưa thực tiễn vào tiết dạy làm cho tiết dạy thêm sinh động, học sinh hào hứng trả lời các câu hỏi đặt ra, tự mình tìm ra các ví dụ minh họa các bài học. Giờ học không quá gò bó, các em chủ động nắm bắt kiến thức. - Đề tài này nếu được áp dụng thường xuyên sẽ đạt được kết quả tốt. Khả năng áp dụng của đề tài vào việc giảng dạy là rất cao. trang16 Kết hợp dạy học vật lí với thực tế - Lưu ý: Khi dạy bằng giáo án điện tử nên kết hợp với bảng đen. Các slide chỉ nên đưa hình ảnh hoặc video không nên đưa quá nhiều chữ lên giáo án powpoint. - Nên sử dụng thêm bài tập tịnh tính hay câu hỏi thực tế ở phần cuối của đề kiểm tra hay đề thi. - Tuy nhiên với thời gian 45 phút và kiến thức nhiều nên việc áp dụng đề tài này thì không đủ thời gian để giáo viên truyền tải hết nội dung bài. VI. KẾT LUẬN Vật lí học là một môn khoa học thực nghiệm, bởi vậy phải tăng cường: Liên hệ bài học với thực tế, sử dụng thí nghiệm và các phương tiện trực quan, đưa các phim ảnh kết hợp trong quá trình dạy học. Cần phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách tạo nhu cầu hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh; xây dựng lôgic nội dung phù hợp với đối tượng học sinh; tập dượt để học sinh giải quyết vấn đề nhận thức bằng phương pháp nhận thức của vật lí; rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành; rèn luyện ngôn ngữ vật lí và cách diễn đạt ngôn ngữ vật lí cho học sinh. Có như thế, vấn đề vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh sẽ được phát huy tối đa. Kiến nghị: - Theo quan sát bốn năm kinh nghiệm của mình thì Tôi thấy khả năng tư duy logic, khả năng phân tích… của học sinh những trường công lập với học sinh đầu vào xét tuyển không cao như trường Tôi còn chưa tốt nên theo Tôi trong khi biên soạn sách giáo khoa cơ bản với học sinh THPT cũng cần đưa thêm nhiều kiến thức thực tế bằng: hình ảnh, ví dụ, hiện tượng để minh họa cho bài học… như ở các trường THCS. -Cần trang bị đầy đủ các thí nghiệm thực hành cho bộ môn Vật lí ở trường THPT. - Nên phân phối chương trình trong sách giáo khoa giành một vài tiết để nói lên các vấn đề liên quan. Ví dụ: Thêm 1 tiết sau bài Nội năng để nói về động cơ nhiệt, ảnh hưởng của nó đến môi trường, hiệu ứng nhà kính và giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường. VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. “Vấn đề vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế đời sống của học sinh hiện nay: Thực trạng và một vài giải pháp” của TS Nguyễn Thanh Hải Khoa Cơ Bản - ĐH Phạm Văn Đồng . 2. Sách giáo khoa vật lí 10, 11 cơ bản. Sách giáo khoa vật lí 7,8. Nhà xuất bản giáo dục. Sách nâng cao 10. 3. Tham khảo một số tư liệu của đồng nghiệp trường THPT Xuân Thọ. 4. Tham khảo một số tư liệu hình ảnh trên các trang web: youtobe, violet, báo giáo dục… 5. Video “Ô nhiễm môi trường” của học sinh trường THPT Lí Thường Kiệt. NGƯỜI THỰC HIỆN NGUYỄN THỊ THẮM trang17 Kết hợp dạy học vật lí với thực tế SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị Trường THPT Xuân Thọ ..................................... BM04-NXĐGSKKN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ................................, ngày Xuân Thọ tháng năm PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012-2013 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: KẾT HỢP DẠY HỌC VẬT LÍ VỚI THỰC TẾ Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ THẮM Lĩnh vực: Đơn vị (Tổ): Vật lí Quản lý giáo dục  Vật lí Phương pháp dạy học bộ môn: ...........................  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: ....................................................  1. Tính mới - Có giải pháp hoàn toàn mới - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 2. Hiệu quả   - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) trang18 Kết hợp dạy học vật lí với thực tế Sở GD và ĐT Đồng Nai Trường THPT Xuân Thọ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO THÀNH TÍCH BÀ NGUYỄN THỊ THẮM ĐỀ NGHỊ DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP CƠ SỞ I. Sơ yếu lí lịch bản thân và chức năng nhiệm vụ được giao : 1. Sơ yếu lí lịch : - Họ và tên : NGUYỄN THỊ THẮM. - Sinh năm: 1986, tại Thái Bình - Chức danh và thời gian giữ chức vụ : Là giáo viên giảng dạy môn Vật lí từ năm 2009 đến nay. 2. Nêu chức năng, nhiệm vụ được giao : - Là giáo viên dạy môn Vật lí, giảng dạy các lớp : 12C7, 12C8; 10A7, 10A8 11B6,11B7,10A6 (kìI). 10A9, 10A10 (kì 2). II. Thành tích đạt được trong năm qua : 1. Công tác chuyên môn : - Tham gia hội giảng xếp loại: 1 tiết khá, 1 tiết giỏi. - Tổ trưởng bộ môn kiểm tra toàn diện: xếp loại giỏi, hồ sơ tốt. - Xếp loại cuối năm do tổ chuyên môn xét: + Chuyên môn: Giỏi. + Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: Suất sắc. + Phong trào đoàn thể: Giỏi. 2. Công tác khác: + Kiêm nghiệm: Phòng thí nghiệm vật lí. Xếp loại tốt. 3. Tích cực tự học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt. 4. Chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. III. Kết quả khen thưởng : - Đạt danh hiệu LĐ Tiến tiến trong bốn năm liên tục. - Đạt danh hiệu “Phụ nữ hai giỏi”. - Tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi đạt giải. Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp nhận xét và xác nhận. Tỉnh Đồng Nai, ngày 14 tháng 5 năm 2013 Người báo cáo Nguyễn Thị Thắm trang19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất