Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Lớp 7 Skkn giup hs hoc tot toan tim x o lop 6...

Tài liệu Skkn giup hs hoc tot toan tim x o lop 6

.DOC
37
310
132

Mô tả:

Giúp HS học tốt Toán “Tìm x” ở lớp 6 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Lịch sử đã chứng minh, giáo dục luôn là quốc sách. Quốc gia nào quan tâm đến giáo dục, đưa giáo dục lên hàng đầu thì quốc gia đó phát triển rất mạnh. Do đó, ngay từ khi giành được chủ quyền, Đảng, nhà nước và toàn dân ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước và vì thế vị trí của người thầy trong xã hội ngày càng được nâng cao. Là một giáo viên, làm trong ngành giáo dục, trực tiếp giảng dạy, trực tiếp truyền đạt kiến thức cho các em học sinh, tôi luôn thấy trách nghiệm cao cả và nặng nề của mình là phải làm sao thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập cao nhất cho học sinh, góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục của đất nước. Qua nhiều năm giảng dạy môn Toán lớp 6, tôi nhận thấy các em học sinh từ lớp 5 lên khi giải bài toán “ Tìm x ” ở lớp 6 các em gặp rất nhiều khó khăn, thường mắc phải rất nhiều sai sót không đáng có, các em ngại giải bài toán dạng này,... Vì thế, để giúp các em học sinh giải quyết những khó khăn, tránh sai sót, tạo hứng thú học tập cho các em khi giải bài toán “ Tìm x”, tôi đã chọn đề tài: Giúp học sinh học tốt toán “Tìm x” ở lớp 6. Từ đó, nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng bộ môn toán ở lớp 6. GV : Trần Thị Thu Trang Trang 1 Giúp HS học tốt Toán “Tìm x” ở lớp 6 B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận : - Trước khi học “tường minh” về phương trình và bất phương trình, học sinh đã được làm quen một cách “ẩn tàng” về phương trình và bất phương trình ở dạng toán “Tìm số chưa biết trong một đẳng thức”, mà thông thường là các bài toán “Tìm x”. - Các bài toán “Tìm x” ở lớp 6, lớp 7 và bậc tiểu học là cơ sở để học sinh dần dần học tốt phương trình và bất phương trình ở lớp 8. - Đồng thời giúp các em làm quen và rèn luyện cách giải phương trình thông qua các bài toán “Tìm x”. - Lý thuyết phương trình không chỉ là cơ sở để xây dựng đại số học mà còn giữ vai trò quan trọng trong các bộ môn khác của toán học. Người ta nghiên cứu không chỉ những phương trình đại số mà còn cả những phương trình vi phân, phương trình tích phân, phương trình toán lý, phương trình hàm, … - Phương trình và bất phương trình chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình toán học ở trường phổ thông. Trình bày lý thuyết phương trình và bất phương trình một cách hợp lý cũng là một yêu cầu của cải cách giáo dục. 2. Cơ sở thực tế Ở lớp 6, phần số học, trong tất cả các chương I, II, III, các em học sinh thường xuyên gặp các bài toán “Tìm x” từ mức độ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và không ít học sinh đã gặp khó khăn trong việc giải các bài toán loại này. Ở bậc tiểu học các em học sinh đã được làm quen với các bài toán “Tìm x” ở dạng đơn giản. GV : Trần Thị Thu Trang Trang 2 Giúp HS học tốt Toán “Tìm x” ở lớp 6 Lên lớp 6 các em gặp lại loại toán này ngay từ Chương I và xuyên suốt hết cả năm học. Các bài kiểm tra và đề thi về số học luôn luôn có bài toán “Tìm x”. Đối với bài toán “Tìm x”, ở dạng đơn giản, đa số các em học sinh đều làm được, kể cả học sinh trung bình yếu. Nhưng ở dạng phức tạp và dài dòng hơn thì các em bắt đầu gặp khó khăn. Bằng những kinh nghiệm rút ra từ bản thân qua nhiều năm dạy toán lớp 6, tôi muốn giúp các em học sinh giải quyết những khó khăn gặp phải khi giải các bài toán “Tìm x”, để đạt kết quả cao nhất trong học tập. Qua thực tế nhiều năm, ở đầu năm học lớp 6, khi chưa được giáo viên giúp đỡ, các bài toán “Tìm x” ở các bài kiểm tra của các em học sinh kết quả đạt được rất thấp. Cụ thể : - Loại giỏi : 2% - Loại khá : 10% - Loại trung bình : 35% - Loại yếu : 43% - Loại kém : 10% 3. Giới hạn đề tài : 1) Nhắc lại các bài toán “Tìm x” đơn giản. 2) Phân tích các thành phần trong mỗi bài toán “Tìm x” đơn giản. 3) Phân tích các thành phần trong mỗi bài toán “Tìm x” phức tạp. 4) Phân tích từng bước làm ở mỗi bài toán “Tìm x”. 5) Vận dụng các quy tắc, định nghĩa để giải bài toán “ Tìm x ”. 6) Tìm nhiều lời giải cho một bài toán “Tìm x”. 7) Hướng dẫn trình bày và luôn chú ý sửa sai cho học sinh trong từng bài tập. 8) Kiểm tra kết quả bài làm bằng máy tính CASIO fx – 500MS. GV : Trần Thị Thu Trang Trang 3 Giúp HS học tốt Toán “Tìm x” ở lớp 6 II. CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 1. Nhắc lại các bài toán “ Tìm x ” đơn giản 1.1) Tìm số hạng chưa biết trong một tổng: - “Muốn tìm số hạng chưa biết trong một tổng, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết”. Ví dụ : Tìm x, biết : x+3=5 thì : x = 5 – 3 (x là số hạng chưa biết (SHCB), 5 là tổng (T), 3 là số hạng đã biết ( SHĐB) ) 1.2) Tìm “số bị trừ”, “số trừ”, “hiệu” trong một hiệu - “Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ” Ví dụ : Tìm x, biết : x – 7 = 13 thì : x = 13 + 7 ( x là số bị trừ ( SBT ), 13 là hiệu ( H ), 7 là số trừ ( ST ) ). - “Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu” Ví dụ : Tìm x, biết : 20 – x = 13 thì : x = 20 – 13 ( x là ST, 20 là SBT, 13 là H ) - “Muốn tìm hiệu, ta lấy số bị trừ trừ đi số trừhiệu” Ví dụ : Tìm x, biết : 20 – 7 = x thì : x = 20 – 7 ( x là H, 20 là SBT, 7 là ST ) 1.3) Tìm thừa số chưa biết trong một tích - “Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết” Ví dụ : Tìm x, biết : 2 . x = 10 GV : Trần Thị Thu Trang Trang 4 Giúp HS học tốt Toán “Tìm x” ở lớp 6 thì : x = 10 : 2 ( x là thừa số chưa biết (TSCB), 10 là tích (T), 2 là thừa số đã biết (TSĐB) ) 1.4) Tìm “số bị chia”, “số chia”, “thương” trong phép chia: - “Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia. Ví dụ : Tìm x, biết : x : 5 = 30 thì : x = 30 . 5 (x là số bị chia (SBC), 30 là thương (Th), 5 là số chia (SC) ) - “Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương” Ví dụ : Tìm x, biết : 150 : x = 30 thì : x = 150 : 30 (x là SC, 150 là SBC, 30 là Th ) - “Muốn tìm thương, ta lấy số bị chia chia cho số chia” Ví dụ : Tìm x, biết : 150 : 5 = x thì : x = 150 : 5 (x là Th, 150 là SBC, 5 là SC ) 2. Phân tích các thành phần trong mỗi bài toán “Tìm x” đơn giản Ngay từ đầu năm học lớp 6, tôi luôn tập cho học sinh có thói quen đối với mỗi bài toán “Tìm x” đơn giản các em phải phân tích các thành phần và mối quan hệ giữa chúng trong bài toán . Ta xét các ví dụ dưới đây : Ví dụ : Tìm x  N, biết : x+3=5 thì : x là SHCB 3 là 5 là SHĐB T x–3=5 thì : x là SBT 3 là ST 5 là H GV : Trần Thị Thu Trang Trang 5 Giúp HS học tốt Toán “Tìm x” ở lớp 6 8–x=5 thì : 8 là SBT x là ST 5 là H 8–3=x thì : 8 là SBT 3 là ST x là H x.3=6 thì : x là TSCB 3 là TSĐB 6 là T x:3=6 thì : x là SBC 3 là SC 6 là Th 6:x=3 thì : 6 là SBC x là SC 3 là Th 6:3=x thì : 6 là SBC 3 là SC x là Th 3. Phân tích các thành phần trong bài toán “Tìm x” phức tạp Khi các em đã phân tích thành thạo các thành phần trong mỗi bài toán “Tìm x” đơn giản và xét tốt các mối quan hệ giữa chúng, thì tôi cho các em GV : Trần Thị Thu Trang Trang 6 Giúp HS học tốt Toán “Tìm x” ở lớp 6 bắt đầu tập phân tích các thành phần và mối quan hệ giữa chúng ở những bài toán “Tìm x” phức tạp hơn. Ví dụ : Tìm x  N, biết :  541 + (218 – x )= 735 Ở bài này các em thường hay nhầm lẫn x là số trừ trong cả bài toán, và hay trình bày như thế này : 541 + (218 – x) = 735 x = 735 – 541 Cho nên tôi phải hướng dẫn cho các em hãy phân tích từ từ, ở bài toán “Tìm x” thì “x” luôn luôn là số chưa biết, kéo theo (218 - x) là số hạng chưa biết, 541 là số hạng đã biết, 735 là tổng. Do đó, ta có : 541 + (218 – x) = 735 SHĐB + SHCB = Tổng Mà : SHCB = Tổng – SHĐB Từ đó ta giải như sau : 541 + (218 – x) = 735 218 – x = 735 – 541 218 – x = 194 Đến đây ta trở về bài toán “Tìm x” đơn giản, x là số trừ chưa biết, giải như trên.  Cho bài toán: [(10 – x) . 2 + 5] : 3 – 2 = 3 Đối với bài này, rất nhiều học sinh gặp khó khăn, các em không biết bắt đầu từ đâu. Tôi lại hướng dẫn cho các em hãy bắt đầu từ số “x”. Vì x chưa biết => (10 – x) chưa biết => (10 – x) . 2 chưa biết => [(10 – x) . 2 + 5] chưa biết => [(10 – x) . 2 + 5] : 3 cũng chưa biết. Đến đây ta xét phép trừ ngoài dấu ngoặc : [(10 – x) . 2 + 5] : 3 là SBT chưa biết 2 là ST đã biết GV : Trần Thị Thu Trang Trang 7 Giúp HS học tốt Toán “Tìm x” ở lớp 6 3 là H đã biết [(10 – x) . 2 + 5] : 3 – 2 = 3 SBT – Mà : ST = H SBT = H + ST Ta có : [(10 – x) . 2 + 5] : 3 – 2 = 3 [(10 – x) . 2 + 5] : 3 = 3 + 2 SBT = H +ST [(10 – x) . 2 + 5] : 3 = 5 Đến đây ta lại phân tích tiếp : [(10 - x) . 2 + 5] : 3 = 5 SBC : SC = Th) Mà: SBC = Th . SC Ta có : [(10 – x) . 2 + 5] : 3 = 5 (10 – x) . 2 + 5 = 5 . 3 SBC = T . SC (10 – x) . 2 + 5 = 15 Tiếp tục phân tích, ta có : (10 – x) . 2 + 5 = 15 SHCB + SHĐB = T Mà : SHCB = T – SHĐB Do đó, ta có : (10 – x) . 2 = 15 – 5 SHCB = T – SHĐB (10 – x) . 2 = 10 và : (10 – x) . 2 = 10 TSCB . TSĐB = Tích Mà : TSCB = Tích : TSĐB Vậy : 10 – x = 10 : 2 GV : Trần Thị Thu Trang Trang 8 Giúp HS học tốt Toán “Tìm x” ở lớp 6 TSCB = T : TSĐB 10 – x = 5 và : 10 – x = 5 SBT – ST = H mà : ST = SBT – H vậy : x = 10 – 5 ST= SBT– H x=5 * Ngoài ra các em có thể từng bước đưa bài toán phức tạp về bài toán đơn giản hơn. [(10 – x) . 2 + 5] : 3 – 2 = 3 Đặt : [(10 – x) . 2 + 5] : 3 = X Ta có bài toán : X–2=3 X=3+2 Do đó: [(10 – x) . 2 + 5] : 3 = 3 + 2 [(10 – x) . 2 + 5] : 3 = 5 Đặt tiếp : [(10 – x) . 2 + 5] = Y Ta có: Y : 3 = 5 Y=5.3 Nên : (10 – x) . 2 + 5 = 5 . 3 (10 – x) . 2 + 5 = 15 Tiếp tục : (10 – x) . 2 = Z Ta có: Z + 5 = 15 Z = 15 – 5 Nên : (10 – x) . 2 = 15 – 5 (10 – x) . 2 = 10 Đặt : 10 – x = T Ta có : T . 2 = 10 GV : Trần Thị Thu Trang Trang 9 Giúp HS học tốt Toán “Tìm x” ở lớp 6 T = 10 : 2 Nên : 10 – x = 10 : 2 10 – x = 5 (Đây là bài toán đơn giản) ( giải như trên ) Cuối cùng các em tự trình bày bài giải hoàn chỉnh : [(10 – x) . 2 + 5] : 3 – 2 = 3 [(10 – x) . 2 + 5] : 3 = 3 + 2 [(10 – x) . 2 + 5] : 3 = 5 (10 – x) . 2 + 5 = 5 . 3 (10 – x) . 2 + 5 = 15 (10 – x) . 2 = 15 – 5 (10 – x) . 2 = 10 10 – x = 10 : 2 10 – x = 5 x = 10 – 5 x=5 4. Phân tích từng bước làm ở mỗi bài toán “Tìm x” - Tôi thường tập cho các em có thói quen trước và sau khi giải xong một bài toán “Tìm x” đều phải phân tích kỹ ở mỗi dòng, mỗi bước giải ta đã làm gì ? thực hiện như vậy đã đúng chưa ? Cụ thể : Ví dụ 1 : Tìm x  N, biết : [(8x – 14) : 2 – 2] . 31 = 341 (8x – 14) : 2 – 2 = 341 : 31 (TSCB = Tích : TSĐB) (8x – 14) : 2 – 2 = 11 (Tính kết quả VP) (8x – 14) : 2 = 11 + 2 (SBT = Hiệu + ST) (8x – 14) : 2 = 13 (Tính VP) 8x – 14 = 13 . 2 (SBC = Thương x SC) 8x – 14 = 26 (Tính VP) 8x = 26 + 14 GV : Trần Thị Thu Trang (SBT = Hiệu + ST) Trang 10 Giúp HS học tốt Toán “Tìm x” ở lớp 6 8x = 40 (Tính VP) x = 40 : 8 (TSCB = Tích : TSĐB) x=5 (Kết quả) - Các em thường phải tự trả lời các câu hỏi : + Từ dòng 1 qua dòng 2 ta đã làm gì ? + Từ dòng 2 qua dòng 3 ta đã làm gì ? … Cứ như thế cho đến kết quả cuối cùng. Ví dụ 2 : Tìm x  Z, biết : 4 – (27 – 3) = x – (13 – 4) 4 – 24 = x – 9 (Tính giá trị trong ngoặc của VT và VP) – 20 = x – 9 (Tính VT) x – 9 = – 20 (áp dụng: a = b => b = a) x = – 20 + 9 (Áp dụng tìm số bị trừ) x = – 11 (Kết quả) Ví dụ 3 : Tìm x  Z, biết : 2x – 35 = 15 2x = 15 + 35 (Áp dụng tìm số bị trừ) 2x = 50 (Tính VP) x = 50 : 2 (Áp dụng tìm thừa số chưa biết) x = 25 (Kết quả) 5. Vận dụng các quy tắc, định nghĩa để giải bài toán “Tìm x” 5.1) Vận dụng quy tắc chuyển vế Có những bài toán “Tìm x” nếu sử dụng quy tắc chuyển vế để giải thì việc giải toán sẽ đơn giản hơn cách đưa về bài toán cơ bản rất nhiều, kể cả việc trình bày. Ví dụ : x – 8 = 10 – 2x Nếu giải bằng cách đưa về bài toán cơ bản các em sẽ lúng túng không biết chọn phép trừ nào để giải quyết trước. Các em có thể chuyển từng vế GV : Trần Thị Thu Trang Trang 11 Giúp HS học tốt Toán “Tìm x” ở lớp 6 hoặc chuyển một lúc cả 2 vế từ VT sang VP và từ VP sang VT. Cụ thể : ( Học sinh phải nhớ và vận dụng tốt quy tắc chuyển vế) x – 8 = 10 – 2x x + 2x = 10 + 8 (chuyển – 8 sang VP và –2x sang VT) x ( 1 + 2 ) = 18 ( áp dụng t/c phân phối của PN đối với PC ở VT và tính VP ) x.3 = 18 (tính giá trị trong ngoặc ở VT ) x = 18 : 3 (tìm TSCB x) x=6 ( kết quả ) 5.2) Vận dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối của một số nguyên a Ở mức độ lớp 6, các em chỉ “ làm quen ’’ với giá trị tuyệt đối của một số nguyên a ở dạng cụ thể, nên bài toán “Tìm x” có chứa giá trị tuyệt đối cũng ở mức đơn giản. Phương pháp chung là nên đưa về bài toán cơ bản : |x|=a x = a hoặc x = –a Ví dụ : Tìm x : |x + 2| = 5 Giáo viên đặt câu hỏi “ giá trị tuyệt đối của mấy thì bằng 5 ” và gợi ý cho học sinh đặt x + 2 = X thì ta có bài toán :  |X| = 5 (đây là bài toán cơ bản) X = 5, X = –5  Với X = 5, ta có : x+2=5 x=5–2 x=3  Với X = – 5, ta có : GV : Trần Thị Thu Trang Trang 12 Giúp HS học tốt Toán “Tìm x” ở lớp 6 x+2=–5 x=–5–2 x=–7 Vậy : x = 3; x = – 7 5.3) Vận dụng định nghĩa hai phân số bằng nhau Ta có : “ Hai phân số a b và c d gọi là bằng nhau nếu a.d = b.c ” Ví dụ : Tìm x, y biết : y 3  36   x 35 84 Đối với bài này các em có thể vận dụng định nghĩa hai phân số bằng nhau để giải. Trước hết cần rút gọn phân số y 3  36   = x 35 84 Ta có : => =>  36 84  3 7 y 3  3   x 35 7 3  3 y  3  và  x 7 35 7 Giáo viên cần gợi ý Nên đưa về dạng : a c  b d => ad = bc Tách riêng tìm x, tìm y : Cụ thể : Ta có : 3  3  x 7 3 . 7 = x . (– 3) 21 = x . (– 3) x . (– 3) = 21 GV : Trần Thị Thu Trang (vì a = b thì b = a) Trang 13 Giúp HS học tốt Toán “Tìm x” ở lớp 6 x = 21 : (– 3) x=–7 Hoặc có thể giải như thế này : 3 x =  3 7 => 3 x = => x = –7 3  7 y  3  35 7 Và : y . 7 = 5 . (– 3) y . 7 = – 105 y = (– 105) : 7 y = – 15 Hoặc giải bằng cách khác : => => y 35 =  3 7 y 35 =  15 35 y = –15 Vậy : x = – 7, y = – 15 5.4) Vận dụng định nghĩa lũy thừa bậc n của a, hai lũy thừa bằng nhau Đối với các bài toán “Tìm x” có chứa lũy thừa thì các em học sinh lớp 6 thường thấy khó khăn, do đó tôi luôn nhắc lại cho các em nhớ định nghĩa lũy thừa bậc n của a. an = a . a ….. a n thừa số a và :am = an => m = n Ví dụ : 25 = 2 . 2 . 2 . 2 . 2 = 32 Và 3x = 3 5 GV : Trần Thị Thu Trang Trang 14 Giúp HS học tốt Toán “Tìm x” ở lớp 6 => x = 5 Ta xét các ví dụ cụ thể sau : Ví dụ : Tìm x  N, biết :  2x = 8 Cách 1 : Theo định nghĩa ta có : 23 = 2.2.2 = 8 Ta có : 2x = 8 Mà : 23 = 8 Vậy : x = 3 Ta có : 8 = 23 Cách 2 : Nên 23 = 8 2x = 23 x = 3 (cách này thường được các em sử dụng) (PP : Đưa về hai lũy thừa bằng nhau, có cơ số bằng nhau, suy ra số mũ bằng nhau)  2x : 2 = 16 2x = 16 . 2 2x = 32 2x = 25 x=5  x4 = 625 Ở đây ta phải viết 625 dưới dạng một lũy thừa có số mũ bằng 4 x4 = 54 x=5  2 x – 5 = 16 Ta phải viết 16 dưới dạng một lũy thừa có cơ số là 2 2 x – 5 = 24 x–5=4 GV : Trần Thị Thu Trang Trang 15 Giúp HS học tốt Toán “Tìm x” ở lớp 6 x=4+5 x=9 GV : Trần Thị Thu Trang Trang 16 Giúp HS học tốt Toán “Tìm x” ở lớp 6 6. Tìm nhiều cách giải cho một bài toán “Tìm x” Khi dạy toán cho các em, tôi luôn khuyến khích các em sau khi đã giải xong một bài toán các em phải luôn tự đặt ra câu hỏi như : Còn cách giải nào nữa không ? Bài này có mấy cách giải ? Cách giải nào hay nhất ? … Ta xét các ví dụ sau đây : 6.1) Tìm x  Z, biết : – 20 = x – 9 - Cách 1 : – 20 = x – 9 x – 9 = – 20 (a = b => b = a) x = – 20 + 9 x = – 11 - Cách 2 : – 20 = x – 9 – 20 + 9 = x – 11 = x x = – 11 (Chuyển - 9 sang VP) (Tính VT) (a = b => b = a) - Cách 3 : – 20 = x – 9 – x = – 9 + 20 (Chuyển x sang VT, - 20 sang VP) – x = 11 x = – 11 - Cách 4 : – 20 = x – 9 – 9 – 11 = x – 9 – 11 = x x = – 11 (– 20 = – 9 – 11) (a + c = b + c => a = b) (a = b => b = a) - Sau đó gợi ý cho các em tìm ra cách nào hay nhất và sáng tạo nhất 6.2) Tìm x  Z, biết : 15 – (x – 7) = – 21 - Cách 1 : Bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu trừ : GV : Trần Thị Thu Trang Trang 17 Giúp HS học tốt Toán “Tìm x” ở lớp 6 15 – x + 7 = –21 - Cách 2 : Xem (x – 7) là số trừ : x – 7 = 15 – (– 21) 6.3) Tìm x  Z, biết : 15 – x + 7 = – 21 - Cách 1 : (15 – 7) – x = – 12 (giao hoán, kết hợp) 22 – x = – 21 - Cách 2: – x = – 21 – 15 – 7 (chuyển 15 và 17 sang VP) … 6.4) Tìm x, biết : 2 3 4 .x=1 - Cách 1 : x = 1 : 2 3 4 x=1: 11 4 x=1. 4 11 x= - Cách 2 : 4 11 3 4 .x=1 11 4 .x=1 2 x= GV : Trần Thị Thu Trang (TSCB =Tích : TSĐB) 4 11 (Tích của hai số nghịch đảo bằng 1) Trang 18 Giúp HS học tốt Toán “Tìm x” ở lớp 6 Học sinh lớp 6 đang giải bài toán “ Tìm x ” 7. Hướng dẫn trình bày và luôn chú ý sửa sai cho học sinh trong từng bài tập Tôi thường tập cho các em thói quen sửa ngay những sai lầm phổ biến và cách trình bày bài giải không chính xác của các em học sinh. Ngay từ lớp 6, nếu không được sửa sai kịp thời, sau này lên lớp trên các em sẽ rất khó khắc phục. Tôi xin đưa ra đây vài sai lầm mà các em lớp 6 thường mắc phải. (không những số học mà kể cả hình học). 7.1) Trình bày bài giải Tôi đặc biệt chú ý trong các lỗi trình bày của các em học sinh. Ví dụ : Để giải bài toán : Tìm x biết 541 + (2518 – x) = 735 Có em đã trình bày như thế này 5411 + (2518 – x) = 735 = 735 – 541 = 194 (lỗi này rất nhiều em mắc phải) Hoặc cho bài toán tìm x : GV : Trần Thị Thu Trang Trang 19 Giúp HS học tốt Toán “Tìm x” ở lớp 6 2 (x + 2) = 24 : 6 + 5 Có em trình bày như thế này : 2 (x + 2) = 2x + 4 = 24 : 6 + 5 = 4 + 5 = 9 Đối với lỗi này tôi thường chỉ ngay cho các em thấy bất thường trong cách trình bày. Cụ thể theo ví dụ trên thì ta có : 735 = 194 (điều này không thể). Còn ở ví dụ dưới tôi thường nhắc các em không nên viết như vậy mà nên viết tách thành từng dòng. 2(x + 2) = 24 : 6 + 5 2x + 4 = 4 + 5 2x + 4 = 9 …  Ngoài ra tôi cố gắng gợi ý các em nên trình bày bài toán “Tìm x” sao cho các dấu “=” của từng dòng được thẳng hàng từ trên xuống dưới thì bài giải sẽ rõ ràng và có thẩm mỹ hơn.  Hoặc bài toán có chứa phân số, có em thường viết sai là : 1x  3 . 4 2 Đối với tôi sai lầm này không thể chấp nhận được mà phải viết là : 1 3 x 2 4 (sao cho : chữ “x”; dấu “=”, “gạch phân số” phải thẳng hàng; đầu gạch phân số phải ở vị trí ngang giữa dấu “=”)  Hoặc khi viết hỗn số có em viết như thế này : 1 2 3 ( sai ) Viết lại : 1 2 3 (số 1 cùng dòng với gạch phân số) GV : Trần Thị Thu Trang Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan