Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức hồ chí minh trong dạy học phần lịch sử ...

Tài liệu Skkn giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức hồ chí minh trong dạy học phần lịch sử việt nam lớp 12

.DOC
21
184
57

Mô tả:

ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . Chủ tịch Hồ Chí Minh con người tiêu biểu cho một phẩm chất đạo đức, một nhân cách lớn, một tâm hồn lớn. Ở Người là hiện thân của một nhà cách mạng, một tấm gương chọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Nghị lực tinh thần to lớn vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích cách mạng. Tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng, hết lòng phụng sự nhân dân. Tấm gương của một con người nhân ái vị tha khoan dung hết mực vì con người. Tấm gương sáng về đạo đức tính cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị khiêm tốn. Trong bối cảnh hiện nay, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh, đối với mỗi cá nhân, tập thể là việc làm hết sức cần thiết. Vì tư tưởng, tấm gương của Người là nền tảng để phát triển, hoàn thiện nhân cách cho chính mỗi cá nhân trong xã hội, và gìn giữ truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Góp phần bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm của cá nhân đối đất nước. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống cho học sinh trong các nhà trường có lúc, có nơi vẫn chưa đạt hiệu quả, do ảnh hưởng của xã hội như : Lối sống hưởng thụ, thích chơi bời hơn việc học tập tu dưỡng, tác động của cơ chế thị trường, các tai tệ nạn xã hội.. đang từng bước thâm nhập vào lứa tuổi học đường làm mất đi bản sắc văn hóa, truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Một bộ phận phu huynh chỉ quan tâm đến vấn đề kinh tế, ít quan tâm đến việc học hành và giáo dục con cái, phó mặc việc dạy cho nhà trường và việc học cho con cái. Tác động của cơ chế thị trường tới quan điểm, thái độ của 1 số phụ huynh trong việc định hướng cho các em chỉ tập trung vào các môn học tự nhiên, xem nhẹ các môn học khác, đó là cái gốc dẫn tới tình trạng suy thoái đạo đức trong một bộ phận học sinh và thanh thiếu niên hiện nay. Cùng với các bộ môn khoa học khác, dạy học lịch sử có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, biết ơn những người đi trước, các bậc tiền nhân đã hy sinh xương máu để có được nền độc lập, cuộc sống tốt đẹp cho hôm nay. Đây chính là thế mạnh của bộ môn lịch sử trong nhà trường. 1 Năm 2007, Bộ chính trị đã thông qua chỉ thị 06/CT-BCT về triển khai cuộc vận dộng “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đây chính là cơ sở để Ngành giáo dục có điều kiện đẩy mạng công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Để thực hiện nhiệm vụ chính trị đó, môn học lịch sử trong trường Trung tâm GDTX, nhất là chương trình lịch sử lớp 12 có nhiều bài dạy liên quan mật thiết với vai trò lãnh đạo của Bác, thuận lợi cho quá trình giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong học sinh nhà trường. Nhờ đó, giáo viên dạy học lịch sử nhói chung trong các nhà trường và bản thân cá nhân tôi có điều kiện để tập trung nghiên cứu, triển khai các chuyên đề lồng ghép trong dạy học lịch sử một cách hệ thống, ngoài các nội dung kiến thức truyền tải truyền thống trước đây, giáo viên dạy học lịch sử cần phải lồng ghép giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giúp học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác. Biến tư tưởng thành hành động, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, không ngừng hoàn thiện nhân cách trở thành những công dân có đủ phẩm chất đạo đức, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. II. ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1.Đối tượng nghiên cứu: -Học sinh lớp 12, trường Trung tâm GDTX Thạch Thành 2.Cơ sở nghiên cứu: -Tài liệu sgk lịch sử lớp 12 -Các chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh -Những mẫu truyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ -117 câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh -Tác phẩm: Bản án chế độ thực dân pháp -Những bài nói bài viết của Bác. 3.Phương pháp nghiên cứu : -So sánh đối chiếu -Phân tích tổng hợp. -Trao đổi với học sinh -Điều tra bằng phiếu, tổng hợp kết quả báo cáo qua các đợt vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong nhà trường III.NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 1.Thực trạng. Trong xu thế hội nhập, nhằm thúc đẩy nhanh chóng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành một nước công nghiệp đến năm 2020. Tiến nhanh, mạnh, vững chắc trên con đường xã hội chủ nghĩa, từng bước hội nhập quốc tế, thực hiện mục tiêu của Đảng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nước Việt nam xã hội chủ nghĩa. Đào tạo học sinh trở thành những người vừa có tài vừa có đức, 2 vừa hồng vừa chuyên. Vì vậy giáo dục đạo đức cho học sinh qua các giờ học lịch sử giữ vai trò quan trọng. Bản thân lịch sử đã tái hiện được toàn cảnh quá trình phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc. Lịch sử việt nam hình thành phát triển gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước, truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ độc lập. Mỗi thời kỳ đều gắn liền với vai trò của cá nhân kiệt xuất, anh hùng dân tộc có đầy đủ phẩm chất đạo đức trở thành lãnh tụ đi tiên phong trong cuộc đấu tranh của dân tộc. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, thời đại chúng ta đang sống gắn liền với tên tuổi của nhà cách mạng vĩ đại Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc và thế giới. Người là kết tinh các phẩm chất cao đẹp của dân tộc suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Di sản của Người để lại cho dân tộc chính là hệ thống tư tưởng được thể hiện toàn diện trên các lĩnh vực, trở thành “ Kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay toàn đảng, toàn quân, toàn dân đang thực hiện cuộc vận động “ Học tập và là theo tấm gương của Bác”. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước, các thế lực thù địch không ngừng chống phá dưới mọi hình thức, một bộ phận cán bộ đảng viên, công chức, học sinh, sinh viên bị lôi kéo, mua chuộc dẫn tới suy thoái về đạo đức, đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của đảng, niềm tin của nhân dân. Vì vậy để chống lại các âm mưu và hành động phá hoại của chủ nghĩa đế quốc, các thế lực phản động, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng. Giáo dục thế hệ trẻ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có lối sống lành mạnh, có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, thì việc lồng ghép giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức của Bác trong dạy học lịch sử sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách lối sống cho học sinh. Bản thân là một giáo viên, hơn 10 năm tham gia giảng dạy bộ môn lịch sử, được trực tiếp đảm nhiệm các lớp 12. Tôi thấy nội dung các tiết dạy lịch sử đặc biệt là phần lịch sử Việt nam đều gắn liền với tên tuổi của Bác. Khi cuộc vận động chưa được triển khai, việc dạy và học ở các bài này tuỳ thuộc vào khả năng vận dụng, vốn hiểu biết của từng giáo viên lịch sử, nguồn tư liệu phục vụ cho bài dạy cũng không giống nhau, việc lồng ghép giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức của Bác có được đề cập đến, nhưng thực sự chưa trở thành hệ thống, tác dụng giáo dục chưa thật sự nhiều. Năm 2007, khi cuộc vận động được triển khai toàn diện, các nhà trường xây dựng kế hoạch đã chính thức đưa việc giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh lồng ghép vào chương trình giáo dục trong các nhà trường, tập trung vào một số bộ môn: Sử-Địa-Văn học-Giáo dục công dân- và các hoạt động ngoại khoá. Đây là một thuận lợi đối với bộ môn lịch sử trong việc giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức của Bác. Nhiều nội dung của tiết dạy gắn liền với hoạt động cách mạng của Bác, các vấn đề lịch sử của dân tộc đầu thế kỷ XX, đều gắn liền với vai trò của cá nhân kiệt xuất Nguyễn Ái Quốc. Nhờ đó, công tác định hướng, lựa chọn nguồn tư liệu đối với môn lịch 3 sử có hệ thống rõ ràng, tạo điều kiện để giáo viên lịch sử tập trung đi sâu khai thác, làm phong phú thêm nội dung bài dạy. Học sinh say mê hơn với môn học, được hiểu đầy đủ, chân thực hơn về Bác, tư tưởng đạo đức, cốt cách của một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn Hồ Chí Minh. 2. Việc triển khai giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình lịch sử lớp 12. a. Những định hướng. Trong một giờ lên lớp, việc chuẩn bị của giáo viên đóng vai trò quan trọng quyết định thành công hay thất bại của 1 tiết dạy. Ngoài việc xác đinh mục đích yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy, giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, dạy mục nào, chuẩn bị đồ dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao. Đối với bài liên quan đến việc lồng ghép giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì giáo viên cần phải các định nội dung cần lồng ghép, thời điểm lồng ghép, cách lồng ghép như thế nào cho phù hợp với bài dạy, dùng hình ảnh tư liệu, nội dung liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư liệu về Bác rất phong phú, nhiều lĩnh vực, giáo viên phải biết chọn lọc, linh hoạt vận dụng một tư tưởng nào đó để lồng ghép vào bài dạy. Chú ý đến thời gian phân bố của tiết dạy, kiến thức cần truyền tải đến học sinh, tuyệt đối không tham kiến thức, sa đà, tránh tình trạng biến giờ dạy lịch sử thành tiết kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh. Nội dung các chuyên đề về tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, được trình bày tương đối hệ thống, rõ ràng, chi tiết, trong quá trình lồng ghép cũng không yêu cầu giáo viên đưa vào theo thứ tự từng chuyên đề. Cần có sự vận dụng hợp lý, đảm bảo lôgíc -Chuyên đề " Sửa đổi lối làm việc". -Chuyên đề " Cần kiệm liêm chính chí công vô tư". -Chuyên đề" Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau" -Chuyên đề" Phát huy quyền dân chủ ". -Chuyên đề" Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân" -Chuyên đề " Xây dựng khối đoàn kết dân tộc". -Chuyên đề “ Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” -Chuyên đề “Thực hành tiết kiệm chống tham ô, lãng phí quan liêu” -Chuyên đề “ Phê bình và tự phê bình” b.Quá trình triển khai thực hiện. Việc giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử có thể thông qua nhiều hình thức. Mỗi bài dạy có thể sử dụng các nguồn tư liệu khác nhau: Câu nói, lời dạy, đoạn trích, tư liệu, kênh hình..để truyền tải đến học sinh, giúp học sinh rút ra những bài học, tấm gương của Bác qua các nguồn tư liệu. 4 Giáo dục tấm gương của Bác suốt đời hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, giải phòng dân tộc, giải phóng giai cấp, hết lòng phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân: Khi dạy bài 12 “ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam từ năm 1919 đến năm 1925” tiết 16 mục 3. Sau chiến thế giới thứ nhất Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt nam yêu nước gửi tới hội nghị véc xai bản yêu sách 8 điểm đòi quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền tự quyết cho dân tộc Việt nam. Tuy không được chấp nhận nhưng việc làm đó gây tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt nam, nhân dân Pháp và các dân tộc thuộc địa, sự kiện đó giáng 1 đòn vào chủ nghĩa đế quốc, kể từ đây tên tuổi nhà yêu nước Việt nam họ Nguyễn được cả thế giới biết đến. Tháng 7-1920 Nguyễn Ái Quốc đọc “ Bản sơ thảo Luận cương Lê Nin về vấn đề dân tộc thuộc địa. Ngồi một mình trong phòng Người sung sướng muốn phát khóc lên Người nói một mình trong phòng như đang nói với toàn thể dân tộc: Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta. Từ đó Người khẳng định: ..Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản. Như vậy từ một người yêu nước chân chính Người đến với chủ nghĩa Mác-Lê nin. Sự kiện đó đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc ở Việt nam ngót 1/4 thế kỷ. Đây là kết quả của quá trình hoạt động không mệt mỏi của Người trên con đường đi tìm hoài bão: “ Làm sao tìm thấy con đường cứu nước, cứu dân”. 5 Bài 16 “Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám( 39-45). Nước Việt nam dân chủ cộng hoà ra đời, tiết 26 mục 3. Tháng 8/ 1945, Nhật đầu hàng đồng minh, thời cơ ngàn năm có một đã đến, quân Nhật và chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim đang hoang mang rệu rã cao độ, quân đồng minh chưa kịp vào nước ta. Tình thế đó đặt ra cho cách mạng Việt nam phải tiến hành cuộc chạy đua gấp rút với quân đồng minh, nếu ta thắng sẽ đón tiếp quân đồng minh với tư thế của một nước độc lập, nếu ta thua tiếp tục cuộc đời nô lệ. Thời cơ đó chỉ kéo dài từ trung tuần tháng tám đến cuối tháng tám. Lúc này Người đang ốm rất nặng phải nằm trên giường bệnh. Nhưng trước tình thế cách mạng chín muồi, thời cơ “Ngàn năm có một” Người vẫn chỉ đạo soạn thảo thư kêu gọi đồng bào :.. Giờ quyết đinh cho vận mệnh dân tộc đã đến, toàn thể quốc dân đồng bào hãy đứng lên lấy sức ta mà giải phóng cho ta.. Trong lúc này dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt cả dãy trường sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập dân tộc. Người đã đặt vận nước lên trên hết, dân tộc trên hết, sẵn sàng hy sinh cả bản thân mình vì độc lập dân tộc. 6 Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập Bài 17 “Nước Việt nam dân chủ cộng hoà từ sau 2/9/1945 đến trước 19/12/1946 tiết 28 mục 3. Sau cách mạng tháng tám thành công, nước ta đứng trước tình thế vô cùng khó khăn, thù trong giặc ngoài. Nước Việt nam dân chủ cộng hòa ở thế “ Ngàn cân treo sợi tóc”, đe dọa sự tồn vong của quốc gia dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua thời điểm cam go nhất bằng hàng loạt các biện pháp đối nội, đối ngoại khéo léo: Hòa với Trung hoa dân quốc ( sau 2/9 đến trước 6/3/1946), Hòa với Pháp để đuổi Trung hoa dân quốc từ ( 6/3 đến trước 19/12/1946). Đây được coi là mẫu mực về đối sách ngoại giao của chính phủ Việt nam dân chủ cộng hòa sau cách mạng tháng tám. Với phương châm hòa hoãn, tránh xung đột, tránh một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, thực hiện chính sách phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù, với phương châm: Cái gì sang nhất thì dành cho chúng, cái gì quyền nhất thì thuộc về ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ việt nam dân chủ cộng hòa ký với đại diện chính phủ Pháp Xanh tơ ni, bản hiệp định sơ bộ ngày 6/3. Đây là hiệp ước ngoại giao đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hòa, và cũng là thắng lợi ngoại giao đầu tiên của ta. Pháp kẻ 88 năm trước đây đã cướp đi nền tự do của ta, thì nay chính Pháp là nước đầu tiên phải công nhận nền tự do của ta. Mặc dù vậy, Bác cũng đã nhận định, sau hiệp định sơ bộ Pháp sẽ bội ước và bọn phản động lợi dụng chống phá chính phủ cho rằng ta bán nước cho Tây. Để cũng cố 7 nềm tin cho chính phủ và nhân dân đồng thời đập tan âm mưu chống phá chính quyền cách mạng của bọn phản động, Bác đã khẳng định:..Cả đời Tôi đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc, Tôi thà chết chứ không bao giờ bán nước.. Hay trước khi lên đường sang Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp với tư cách một thượng khác. Để xóa tan sự nghi ngờ về việc Bác sang Pháp ký hiệp ước nhượng Miền nam cho Pháp, Bác đã khẳng định quyết tâm của mình, trước chính phủ và nhân dân: ...Miền nam là máu của máu Việt nam, là thịt của thịt Việt nam, sông có thể cạn, núi có thể mòn, xong chân lý ấy không bao giờ thay đổi. 8 . Những phút nghỉ ngơi của chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường đi công tác ở Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp. Bài 22 “Nhân dân 2 miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất( 1965-1973), tiết 39 mục 2. Vào năm 1969, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta đang bước vào giai đoạn quyết liệt “ Chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông dương hóa chiến tranh của Mĩ thì ngày 2/9/1969 chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Trước khi vĩnh biệt chúng ta trong lòng Bác vẫn canh cánh một ước mơ cháy bỏng thường trực: Làm sao cho nước nhà được độc lập, dân ta được tự do, đồng bao ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành…hay một niềm mong mỏi rất đổi bình thường, Bác mong được một lần được thăm lại Miền nam “ Miền nam trong trái tim Tôi”. Một con người suốt đời hy sinh vì dân vì nước, vì độc lập tự do của dân tộc. Ngay trong điếu văn của đồng chí Lê Duẩn đã khẳng định: ...Dân tộc ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ chủ tịch, Người anh hùng vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta. 9 Bác Hồ về thăm quê năm 1961 Giáo dục tấm gương đạo đức của Bác về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau: Khi dạy bài 13: “Phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt nam từ năm 1925 đến năm 1930, tiết 18 mục 1. Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn Ái đã tích cực truyền bá tư tưởng yêu nước về trong nước, chuẩn bị về chính trị tư tưởng cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt nam. Cuối năm 1924, sau khi về Quảng châu( Trung Quốc), Người đã tập hợp những Thanh niên yêu nước trong tổ chức Tâm Tâm xã, hướng tổ chức này đi theo con đường cách mạng. Giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lê nin, mở lớp huấn luyện, đào tạo cho Thanh niên yêu nước từ trong nước sang. Một số Thanh niên xuất sắc được chọn gửi đi học ở trường Đại học Phương đông “ Liên Xô” và trường Quân sự “ Trung Quốc”. Những Thanh niên sau này đã trở thành cán bộ cốt cán của Đảng ta như: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai. Đa số đưa về nước hoạt động gây dựng cơ sở cách mạng, đi vào các nhà máy, xí nghiệp đồn điền để truyền bá tư tưởng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lê nin, giác ngộ công nhân, giác ngộ quần chúng. 10 Bác Hồ nói chuyện với các chiến sĩ tại Đền Hùng Khi dạy bài 17: “ Nước Việt nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946, tiết 27 mục 3. Sau cách mạng tháng tám thắng lợi, ngay sau ngay khai trường đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hòa, Bác đã gửi thư cho học sinh cả nước, gửi gắm niềm tin của mình vào thế hệ Thanh thiếu niên nhi đồng: “....Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong, chờ đợi các em rất nhiều. Non sông Việt nam có trở nên vẻ vang tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không. Chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu. Bác căn dặn Thanh niên, nhi đồng: Muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng mình, phải ra sức làm việc để chuẩn bị cho cái tương lai đó. Ngày nay là các cháu nhi đồng, ngày mai là chủ nhân của nước nhà, của thế giới. Các cháu đoàn kết thì thế giới hoà bình dân chủ, sẽ không có chiến tranh. Các cháu phải thi đua, tùy sức của các cháu, làm việc gì có ích cho kháng chiến thì thi đua vậy. 11 Bác Hồ thăm trường mầm non tỉnh Thanh hóa ngày 10/12/1961 Qua việc giáo dục tấm gương của Bác: chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, chăm lo giáo dục lý tưởng cách mạng cho Thanh thiếu niên, bởi đây là những chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng có tri thức, sức khỏe, lý tưởng, hoài bão, góp phần quyết định vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Từ đó giúp học sinh nhận thức được vai trò, ý thức trách nhiệm trước tổ quốc, dân tộc, không ngừng học tập tu dưỡng về mọi mặt thực sự trở thành cánh tay đắc lực của Đảng, giống như lời nhận định của Bác: “..Thanh niên là những chủ nhân tương lai của đất nước, nước nhà mạnh hay yếu, thịnh hay suy đều là ở Thanh niên..” 12 Giáo dục tấm gương của Bác về xây dựng khối đoàn kết dân tộc: Trong suốt sự nghiệp cách mạng của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định đoàn kết là chiến lược, là yêu cầu khác quan của cáh mạng, là chân lý của thời đại. Một dân tộc dù nhỏ, đất không rộng, người không đông, nhưng nếu biết đoàn kết chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của một đảng cách mạng chân chính thì nhất định sẽ đánh thắng mọi kẻ thù. Người khẳng định đại đoàn kết dân tộc là một vấn đề sống còn, quyết định sự thành công của cách mạng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối cách mạng của đảng ta trong thời kỳ cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Khi dạy bài 13: “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam từ năm 1925 đến 1930, tiết 20 mục II( 2: Hội nghị thành lập đảng). Trong chính cương vắn tắt sách lược vắn tắt( cương lĩnh cách mạng đầu tiên của đảng), khi nói tới lực lượng cách mạng: ..Ngoài công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản thì phải lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới... Đây là cơ sở cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc sau này. Như vậy, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác-Lê Nin và vận dụng sáng tạo trong điều kiện hòa cảnh cụ thể của Việt nam. Trong khẩu hiệu của Mác, khi thành lập quốc thứ nhất: Vô sản thế giới đoàn kết lại. Đến Lê Nin, trong khẩu hiệu thành lập Quốc tế 3: Vô sản thế giới và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại. Bác là người phát triển và hoàn thiện học thuyết Mác-Lê nin về xây dựng khối đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Từ quan điểm đó, sau khi Đảng cộng sản Việt nam ra đời Bác 13 Hồ và Đảng ta đã có chủ trương thành lập “ Mặt trận dân tộc thống nhất”, vào ngày 18/11/1930 để gánh vác sứ mệnh tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, phấn đấu cho mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Sự ra đời của mặt trận dân tộc thống nhất đã tạo ra sự then chốt của đoàn kết, cũng là then chốt của cách mạng, đã khắc phục sự thiếu hụt trong tư duy đoàn kết truyền thống, tạo ra sức mạnh mới, góp phần làm nên những mốc son chói lọi, những trang sử hào hùng của dân tộc. Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám ( 1939-1945), tiết 24 mục II( 2. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ( 5-1941). Giữa lúc phong trào cách mạng đang lên cao Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội Nghị TW lần thứ 8. Một nội dung quan trọng trong hội nghị đó là việc thành lập “ Mặt trận Việt nam độc lập đồng minh”, gọi tắt là Việt minh, nhằm đoàn kết hết thảy tất cả các tầng lớp, giai cấp, không phân biệt già trẻ, trai gái, dân tộc, tôn giáo, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc, giải phóng sinh tồn. Bác Hồ với bà con Kiều bào ở nước ngoài 14 Bài 22 “ Nhân dân 2 miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất( 1965-1973), tiết 39 (mục 2. Chiến đấu chống Việt nam hóa chiến tranh và đông dương hóa chiến tranh” của Mĩ. Khi Bác qua đời, vấn đề đoàn kết trong Di chúc là kết tinh tư tưởng đoàn kết của Hồ Chí Minh trong suốt quá trình hoạt động cách mạng. Theo Người: “ Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta, các đồng chí từ trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Lịch sử dựng nước của dân tộc ta cho thấy: thời kỳ nào mà nhân dân ta đoàn kết “ trên dưới một lòng” thì hưng thịnh, ở thời kỳ nào mà: lòng dân li tán, chia rẽ và loạn ly là lúc mà dân tộc ta suy vong, thì thù trong giặc ngoài, có nguy cơ mất nước. Hồ Chí Minh kêu gọi: “ Dân ta xin nhớ chữ đồng, Đồng tình, Đồng sức, Đồng lòng, Đồng minh”. Trong khối đoàn kết dân tộc Việt nam, Bác Hồ là người đặc biệt quan tâm vun đắp tình hữu ái giữa dân tộc đa số với các dân tộc thiểu sổ, tình đoàn kết giữa các dân tộc thiểu số cũng như tình hữu ái, đoàn kết từng dân tộc thiểu số. Có thể nói Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ tiêu biểu nhất về chăm lo vun đắp đoàn kết các dân tộc thiểu số, đoàn kết toàn dân tộc. Bác Hồ nói: Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, không có sức mạnh nào bằng năng lực đoàn kết của nhân dân: .. Dân chúng đồng lòng làm việc gì cũng được, dân chúng không ủng hộ việc gì cũng không nên. Nước phải lấy dân làm gốc, gốc có vững cây mới bền. Dễ vạn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong . Do đó, phải “ Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và Người ngoài Đảng, Người đang công tác và Người nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình Việt nam dù sống trong nước hay nước ngoài”. Như vậy, qua việc giáo dục tấm gương của Bác về xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc, giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm trong việc giữ gìn, củng cố khối đoàn kết từ trong một tập thể, một gia đình, một làng xóm, một cộng đồng dân cư. Phải tôn trọng, chia sẽ, xây dựng thái độ khoan dung, vị tha đối với những người lầm lỗi, với tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, đề cao truyền thống nhân nghĩa, tạo sự đồng thuận xã hội. Xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp, chống âm mưu chia rẽ lương giáo, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc. Tạo sự đồng thuận trong xã hội, nâng cao ý thức cảnh giác, góp phần làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch. Như Bác Hồ nói: .. Mỗi con người đều có cái thiện, cái ác trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người nãy nở như mùa xuân, phần xấu bị giảm dần, cùng nhau hướng tới tương lai . Giáo dục tấm gương đạo đức của Bác về thực hành tiết kiệm chống lãng phí. 15 Theo Bác, thực hành tiết kiệm không phải là bủn xỉn, “không phải xem đồng tiền to bằng cái nong”, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép mọi người nhịn ăn, nhịn mặc, trái lại, cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, để dần dần nâng cao mức sống của nhân dân; tiết kiệm để tích trữ thêm vốn cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, để cải thiện đời sống nhân dân. Tiết kiệm bao gồm: tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của và tất cả mọi người đều phải tiết kiệm. Bác coi thực hành tiết kiệm là một quy luật đi lên của một đất nước, một phương pháp của chế độ kinh tế, không phải chỉ nước nghèo mới thực hành tiết kiệm, mà cả nước giàu cũng phải tiết kiệm. Người còn chỉ ra: “Một dõn tộc biết cần, kiệm, biết liêm sỉ là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ”. Muốn thành công trong thực hành tiết kiệm, phải tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. Người chỉ ra: Tham ô đối với cán bộ, đó là “ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung để làm quỹ riêng”; đối với nhân dân, đó là “ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”. Còn lãng phí bao gồm nhiều mặt: Lãng phí sức lao động, lãng phí thời gian, lãng phí tiền của, lãng phí của cải vật chất của nhân dân, của đất nước. Người còn chỉ ra: “Tham ô có hại, nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn”. Người kết luận: “Tham ô là trộm cướp. Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đó sớm nhận ra tính chất nghiêm trọng của bệnh tham ô, lãng phí . Người cho rằng đây là kẻ thù nguy hiểm, fvi nó không mang gươm, mang súng mà nằm trong các tổ chức của Đảng, chính quyền để làm hỏng công việc của bộ máy chính quyền của ta, làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí vượt khó của cán bộ, Đảng viên, đồng thời phá hoại đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính... Bởi vậy, Người coi nó là một thứ giặc trong lũng “giặc nội xâm”... Khi dạy bài 17 “ Nước Việt nam dân chủ cộng hòa ra đời từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946”, tiết 27 mục II. Cách mạng tháng tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Tuy nhiên gia tài mà nhà nước thừa hưởng được đó là 1.2 triệu đồng đông dương trong đó phần lớn là rách nát, không tiêu thụ được, thêm vào đó là hạn hán, lũ lụt vỡ đê 9 tỉnh Bắc bộ.. một nạn đói mới đang đe dọa sự tồn vong của dân tộc. Trong hoàn cảnh đó Bác kêu gọi tất cả mọi người triệt để thực hành tiết kiệm, kêu gọi nhường cơm sẻ áo. Chính Bác là người đi tiên phong, cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, lập hũ gạo tiết kiệm để cứu đói. Bên cạnh đó Bác kêu gọi tăng gia sản xuất, tấc đất tấc vàng, không một tấc đất bỏ hoang. Trên cơ sở đó giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm, biết sử dụng tất cả những gì đang có đúng mục đích, biết quý trọng, giữ gìn tài 16 sản, tiền của công sức, không xa hoa, lãng phí, xây dựng ý thức tiết kiệm trong tiêu dùng cá nhân và sử dụng công quỹ. Giáo dục tấm gương của Bác về phê bình và tự phê bình Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “ Một Đảng mà dấu khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm cách để sửa chữa khuyết điểm đó, như thế là một đảng tiến bộ, manh dạn chắc chắn, chân chính. “ Đối với đảng ta, phê bình, tự phê bình là thứ vũ khí sắc bén nhất, nó giúp cho Đảng ta mạnh, càng mạnh, nhờ đó mà chúng ta sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, tiến bộ không ngừng”. Khi dạy bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đấu tranh vũ trang chống đế quốc Mĩ và chính quyền sài gòn ở Miền Nam( 1954-1965), mục II( 2. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn viết thương chiến tranh( 1954-1957). Sau khi Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Đảng xác định nhiệm vụ cho cách mạng Miền Bắc: Miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm tiền đề cho cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước. Cùng với công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, Miền Bắc thực hiện công cuộc cải cách ruộng đất. Công cuộc cải cách ruộng đất về cơ bản đã tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho nông dân, xóa bỏ chế độ người bóc lột người. Tuy nhiên, bên cạnh đó công cuộc cải cách ruộng đất cũng còn một số hạn chế như: Đấu tố tràn lan, thô bạo, đấu tố cả những địa chủ kháng chiến, những người thuộc tầng lớp trên có công với cách mạng, quy kết nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng viên thành địa chủ. Nhận thức rõ mặt hạn chế, sai lầm đó, ngay trong phiên họp của Chính phủ, Bác đã thay mặt Chính phủ nhận lỗi bên cạnh những kết quả đạt được, Chính phủ cũng mắc phải một số sai lầm khuyết điểm. Bác đã khóc và nhận lỗi trước nhân dân. Qua đó, giáo dục học sinh tính trung thực, tinh thần dũng cảm, dám làm, dám chịu trách nhiệm, biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm để vươn lên, không để lỗi nhỏ trở thành khuyết điểm lớn. 3.Một số kết quả đạt được trong giảng dạy từ năm 2009 đến nay. Từ thực tiễn, dạy học trong nhà trường, việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua các tiết dạy lịch sử, giúp Tôi có thêm kinh nghiêm trong việc hệ thống hóa kiên thức, tìm hiểu các nguồn tư liệu Lịch sử, bổ sung cho vốn kiên thức của mình. Bản thân thấy, bộ môn lịch sử đang có một trách nhiệm không chỉ giáo dục truyền thống, mà còn có nhiệm vụ giáo dục các thế hệ học sinh về một nhân cách lớn, một tâm hồn lớn, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đồng thời giúp học sinh gắn bó hơn với lịch sử dân tộc, khâm phục, trân trọng những giá trị của quá khứ của cha anh để lại. Những đóng góp, hy sinh lớn lao của cá nhân đối với dân tộc, đối với lịch sử. Qua đó giúp học sinh liên hệ với hiện tại, tự 17 soi vào bản thân mình để điều chỉnh, không ngừng hoàn thiện đạo đức nhân cách. Chất lượng giảng dạy môn học cũng không ngừng được nâng lên. Kể từ năm 2007, khi Bộ chính trị chính thức phát động cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cùng với các ngành khác, việc dạy học trong nhà trường nói chung và môn học lịch sử do tôi đảm nhiệm đã đạt được một số kết bước đầu. Tỷ lệ học sinh cuối năm so với khảo sát đầu năm ở các lớp tôi trực tiếp giảng dạy có sự chuyển biến tích cực T Năm T học Lớp 1 2009 2010 2 2010 2011 3 2011 2012 12A1 12A2 12A1 12A2 12A1 12A2 Sĩ số Khảo sát đầu năm Chất lượng cuối năm Giỏi Khá Tr. Bình Yếu Giỏi Khá Tr. Bình Yếu 45 42 45 40 33 41 1 0 2 1 2 1 5 7 6 4 3 3 35 30 35 35 25 32 4 5 2 5 3 5 2 3 3 2 3 2 5 5 7 5 5 8 37 30 33 31 23 30 1 5 2 2 2 1 IV.KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT. Trong dạy học nói chung, kết quả cuối cùng của giáo viên và những nhà quản lý là sự chuyển biến về chất lượng của nhà trường, của lớp sau một năm học. Điều đó đòi hỏi các cấp quản lý, mỗi cán bộ giáo viên cần phải có sự định hướng trong từng năm học, bám sát vào yêu cầu nhiệm vụ chung của địa phương và của Ngành. Đồng thời xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu phấn đấu cho tập thể, cá nhân trong từng năm học. Trên hết là lòng yêu nghề, ý thức học hỏi, trau rồi chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. Thực tế, đối với môn học lịch sử, kể cả các lớp tự nhiên và các lớp đại trà, không phải học sinh thờ ơ với môn học. Cái gốc ở đây là chính bản thân chúng ta những người làm công tác giáo dục chưa tìm ra phương pháp phù hợp, bám vào đặc điểm vùng miền, đối tượng học sinh để thu hút các em. Nói một cách khác, những nhà giáo lâu nay vốn chú trọng nhiều đến việc giảng dạy, truyền tải tới học sinh những gì mình có, chứ chưa đem đến được những cái các em cần. Vì vậy không có tác dụng kích thích sự tìm tòi, khám phá, niềm đam mê của mỗi học sinh. Do đó những giờ học lịch sử trở nên khô cứng, nhàm chán. Người dạy không tâm huyết hào hứng, người học đau đầu với các con số, sự kiện chỉ mong nhanh chóng hết giờ. Nảy sinh tâm lý sợ, ghét môn học và ghét cả người dạy học. Trong xu hướng chung đó, đòi hỏi mỗi giáo viên để tồn tại với nghề, xây dựng chỗ đứng, tình cảm trong lòng học sinh, không ngừng phải đổi mới mình. 18 Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đã tạo luồng gió mới thổi vào các cấp quản lý giáo dục, cán bộ giáo viên, những suy nghỉ, trăn trở: “ Làm sao để học tập và làm theo tấm gương của Bác”?. Môn học lịch sử, có những ưu điểm nhất định để thực hiện nhiệm vụ giáo dục này. Tuy nhiên, nếu lạm dụng việc dạy môn học biến thành một giờ kể chuyện lịch sử, hay một giờ chỉ để chỉ thực hiện nhiệm vụ “ Giáo dục tấm gương đạo đức của Bác”, thì hiệu quả không cao. Dạy học cần sự linh hoạt khéo léo, người giáo viên cần vận dụng, kết hợp việc “ Giáo dục tấm gương đạo đức của Bác”, gắn với viêc truyền tải kiến thức nhằm đạt tới hiệu quả của một giờ dạy lịch sử. Ở mỗi nhà trường, giai đoạn hiện nay việc giáo dục, tư tưởng tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cực kỳ cần thiết, có tác dụng quyết định trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, người học. Qua tấm gương của Bác để mọi người tự soi vào mình, có ý thức điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội, và truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Học tập và làm theo tấm gương của Bác là trách nhiệm và cũng là niềm mong muốn của tất cả mọi người. Để nâng cao chất lượng môn học qua các việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bản thân tôi có một số đề xuất, kiến nghị: -Đối với nhà trường: Cần xây dựng kế hoạch chung và mục tiêu phấn đấu cho đơn vị bằng những việc làm cụ thể qua việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. -Đối với mỗi cán bộ giáo viên: Hàng năm cho cán bộ giáo viên đăng ký một đến, hai việc làm cụ thể về học tập và làm theo tấm gương của Bác, làm cơ sở để đánh giá xếp loại. -Đối với bộ môn lịch sử: Xây dựng các bài giảng mang tính chuẩn, có tập hợp các tư liệu về Bác gắn liền với bài dạy làm cơ sở thống nhất của môn học. Hàng năm phát động các cuộc thi tìm hiểu về Bác, gắn với mỗi chủ đề về tư tưởng tấm gương của Bác, về lịch sử quê hương gắn liền với Bác. -Đối với đoàn Thanh niên: Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa nói chuyện về Bác Hồ, thi tìm hiểu về Bác, chiếu phim tư liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, sưu tầm các tư liệu về cuộc đời hoạt của Bác.. Trên đây là một số ý kiến trao đổi của cá nhân, xuất phát từ thực tiễn dạy học của bản thân trong nhà trường qua các năm. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô đồng nghiệp. Thạch thành, ngày 10 tháng 05 năm 2011 Người viết Mai Thị Vân 19 MỤC LỤC TT NỘI DUNG Trang 1 I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2 II. ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 3 1.Đối tượng nghiên cứu 2 4 2.Cơ sở nghiên cứu 2 5 3.Phương pháp nghiên cứu 2 6 III.NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2 7 1.Thực trạng. 2 8 2. Việc triển khai giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình lịch sử lớp 12. 4 a. Những định hướng. 4 9 10 b.Quá trình triển khai thực hiện. 4 11 3.Một số kết quả đạt được trong giảng dạy từ năm 2009 đến nay 17 12 IV.KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT. 18 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất