Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn-dạy học hóa học thcs theo phương pháp bàn tay nặn bột...

Tài liệu Skkn-dạy học hóa học thcs theo phương pháp bàn tay nặn bột

.DOC
31
120
78

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 TÊN ĐỀ TÀI: DẠY HỌC HÓA HỌC THCS THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT. A: MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng của vấn đề: Mấy năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy – học là vấn đề nóng được các cấp đặt ra cho ngành giáo dục. Các phương pháp được áp dụng đã mang lại hiệu quả tốt đối với định hướng đổi mới phương pháp dạy học của toàn ngành. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột (BTNB) trong dạy học hóa học ở bậc THCS vẫn còn rất mới mẻ với cả giáo viên và học sinh. Khi thực hành dạy - học theo phương pháp này, cả thầy và trò đều gặp rất nhiều khó khăn. Với thực trạng đó tôi đã tiến hành thực hiện đề tài này góp phần khắc phục một số khó khăn trong dạy học hóa học theo phương pháp BTNB tại trường THCS Hoài Hương. 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: Những sáng kiến đề cập trong đề tài góp phần phát huy năng lực cho học sinh (năng lực tư duy, năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết), phát huy hơn nữa khả năng làm việc theo nhóm, khả năng tư duy độc lập và diễn đạt ý kiến trước tập thể cho các em. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài này từ năm học 2012 - 2013 đến tháng 2 năm học 2013- 2014. Về phạm vi nghiên cứu, đề tài này nghiên cứu giới hạn trong phạm vi trường THCS Hoài Hương. Về kiến thức - kĩ năng, đề tài nghiên cứu việc vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột (BTNB) trong dạy học hóa học THCS. II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài. 1.1- Cơ sở lí luận: "Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. "Bàn tay nặn bột" (BTNB) chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra… Với một vấn đề khoa học đặt ra, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức. 1.2- Cơ sở thực tiễn: Thực tế ở các trường THCS các môn khoa học tự nhiên đặc biệt hóa học là môn khoa học thực nghiệm, nếu giáo viên dạy học thực hành hoặc dạy học bằng thí nghiệm đối với các bài lí thuyết học sinh rất hứng thú học tập vì vậy mục tiêu bài học được Người thực hiện: Nguyễn Tấn Anh – Trường THCS Hoài Hương – Hoài Nhơn –Bình Định . 1 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 giải quyết và tiết học đạt chất lượng cao. Như vậy dạy học hóa học theo phương pháp bàn tay nặn bột sẽ đáp ứng được yêu cầu của cả giáo viên và học sinh. 2- Phương pháp chủ yếu: Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tôi sử dụng phương pháp chủ yếu là nghiên cứu tài liệu, điều tra sự hứng thú của học sinh đối với phương pháp mới (Đối tượng điều tra: Học sinh hai lớp 8A5, 9A5), trao đổi với đồng nghiệp. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp. Trong quá trình vận dụng đề tài, tôi đã suy nghĩ tìm tòi, học hỏi và áp dụng nhiều biện pháp. Ví dụ như : Trò chuyện cùng học sinh, thể nghiệm đề tài (thực hiện giảng dạy theo giáo án được thiết kế theo phương pháp BTNB), kiểm tra và đánh giá kết quả dạy và học những nội dung trong đề tài. Câu hỏi điều tra: Tập trung các nội dung xoay quanh việc dạy - học hóa học theo phương pháp bàng tay nặn bột, điều tra tình cảm thái độ của học sinh đối với việc học theo phương pháp này. Phiếu điều tra: Họ và tên học sinh; Lơ p : Câu hỏi điều tra Phương án trả lời Đánh dấu Ѵ vào một trong các ô □ trả lới các câu hỏi sau. 1. Em có hứng thú không khi học tập hóa học theo phương pháp BTNB? □ Không hứng thú . 2. Khi học tập hóa học theo phương pháp BTNB em nắm kĩ nội dung bài học không? □ Không nắm được bài. 3. Khi học tập hóa học theo phương pháp BTNB em gặp khó khăn ở pha nào nhất? □ Pha 1. □ Pha 2. □ Pha 4. □ Pha 5. □ Hứng thú. □ Rất hứng thú. □ Ít hiểu bài. □ Hiểu bài. □ Pha 3. Người thực hiện: Nguyễn Tấn Anh – Trường THCS Hoài Hương – Hoài Nhơn –Bình Định . 2 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 B. NỘI DUNG I. Mục tiêu: Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, BTNB luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên. Mục tiêu của BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh. Để đạt được mục tiêu của phương pháp BTNB các em phải có một số kĩ năng nhất định (kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng xây dựng giả thuyết khoa học và xây dựng phương án thực nghiệm). Đây cũng chính là pha 2 và pha 3 của phương pháp BTNB và cũng là 2 pha học sinh gặp khó khăn nhất. Mục tiêu bài học đạt hay không phụ thuộc vào 2 pha này rất lớn. - Từ việc nghiên cứu vận dụng đề tài, rút ra bài học kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng trong công tác giảng dạy môn hóa tại trường THCS Hoài Hương. II. Mô tả giải pháp của đề tài 1. Thuyết minh tính mới: - Thực tế dạy học với phương pháp bàn tay nặn bột, học sinh tiếp thu chủ động, vận dụng kiến thức vào cuộc sống, phát triển kỹ năng thực hành, thí nghiệm, khả năng quan sát, sáng tạo, tính độc lập khoa học, khả năng tự học và hợp tác nhóm. Bài học với phương pháp này giúp học sinh chủ động, hứng thú, tự tin hơn. - Thay vào việc giáo viên làm thí nghiệm cho học sinh xem, thay vào việc học sinh xem bài thí nghiệm và kết quả trong sách giáo khoa, các em phải tự tìm cách giải quyết vấn đề với các thiết bị thí nghiệm hoặc vật dụng có trong thực tế đời sống... Với cách này, mỗi nhóm có thể tìm một hướng đi khác nhau, có những giả thuyết khác nhau và dĩ nhiên có em đi sai đường, có em tìm ra kết quả đúng... Nhưng dù thế nào thì các em cũng đi tới được cái đích là nắm bài sâu hơn, chắc chắn hơn khi được tự nghĩ, tự quan sát, tự làm. - Với những tiết học dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột, nhiều câu hỏi HS đưa ra có thể giáo viên không lường trước được. Và giáo viên cần giải quyết tình huống sư phạm tốt, cần chuẩn bị kiến thức đầy đủ để trả lời cho HS. Do đó với phương pháp này, không chỉ tạo sự hứng thú, kích thích sự tự tìm hiểu của HS mà còn giúp thầy cô cũng hứng thú. Có thể khẳng định dạy và học theo phương pháp này, cả thầy (cô) và trò đều giỏi và cùng tiến. - Đặc biệt thông qua việc thiết kế một số giáo án đề cập trong đề tài có thể góp phần khắc phục tình trạng bế tắc của học sinh khi thực hiện pha 2 và pha 3 trong tiến tình nghiên cứu (vì chính 2 pha này gây khó khăn cho học sinh và thời gian tiêu tốn cho 2 pha này là nhiều nhất, nếu không giải quyết tốt mục tiêu bài học sẽ không đạt). * KINH NGHIỆM VẬN DỤNG ĐỀ TÀI VÀO THỰC TIỄN: Vận dụng phương pháp BTNB trong dạy học hóa học THCS góp phần rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành, kĩ năng làm chủ ngôn ngữ, từ ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết. - Làm chủ ngôn ngữ: Việc thực hành các hoạt động khoa học ở lớp góp phần hình thành cho học sinh phát triển các dạng ngôn ngữ. Trong bối cảnh đó HS có thể học cách tìm kiếm một từ, dạng động từ hay những dạng ngôn ngữ cho phép chúng trình bày tốt nhất những quan sát của mình. Bắt buộc HS phải học đọc hiểu, học xây dựng các biểu đồ, các bảng kết quả thu được, các sơ đồ,…(các dạng trình bày kết quả nghiên cứu khoa học) Người thực hiện: Nguyễn Tấn Anh – Trường THCS Hoài Hương – Hoài Nhơn –Bình Định . 3 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 Nói: Bàn tay nặn bột khuyến khích trao đổi bằng ngôn ngữ nói về những quan sát, những giả thuyết, những thí nghiệm và những giải thích. HS học cách bảo vệ quan điểm của mình, biết lắng nghe người khác, biết thừa nhận trên cơ sở của lí lẽ, biết làm việc cho mục đích chung trong một khuôn khổ nhất định. (clip minh họa) Viết: Là cách thức thể hiện ra ngoài những hoạt động suy nghĩ của mình. Nó cũng cho phép giữ lại dấu vết của các thông tin đã thu nhận được, tổng hợp và hình thức hoá để làm nảy sinh ý tưởng mới. Nó cũng làm cho thông báo được dễ dàng tiếp nhận dưới dạng đồ thị vì thông tin đôi khi khó phát biểu và cho phép ghi lại các kết quả tranh luận. (ảnh minh họa) Vận dụng phương pháp BTNB trong dạy học hóa học thực hiện qua 5 pha như sau: Pha 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề. Pha 2: Hình thành câu hỏi nghiên cứu của học sinh. Pha 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm. Pha 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu. Pha 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức. Như đã đề cập ở trên pha 2 và pha 3 là hai pha học sinh gặp khó khăn nhất. Vì vậy giáo viên phải hướng dẫn để học sinh xây dựng thành công câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu, từ đó đi đến một phương án thực nghiệm hợp lí, giải quyết mục tiêu bài học. 1.1. Một số bài giảng thực hiện theo phương pháp BTNB. BÀI: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ. I. NỘI DUNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BTNB: CẢ BÀI II. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS biết được :  Những tính chất hoá học chung của của bazơ (tác dụng với axit); tính chất hóa học riêng của bazơ tan (tác dụng với oxit axit và dung dịch muối); tính chất riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân hủy). 2. Kĩ năng:  Tra bảng tính tan để biết một số bazơ kiềm hoặc bazơ không tan  Quan sát thí nghiệm rút ra tính chất hóa học của bazơ, tính chất riêng của bazơ không tan.  Nhận biết môi trường dung dịch bằng chất chỉ thị màu. Nhận biết bazơ.  Viết PTHH minh họa tính chất hóa học của bazơ.  Kĩ năng học tập theo phương pháp BTNB. 3. Thái độ : Yêu thích bộ môn, ham thích nghiên cứu, bảo vệ môi trường. III. PHƯƠNG ÁN THỰC NGHIỆM TÌM TÒI: Thí nghiệm trực tiếp. IV. THIẾT BỊ DẠY HỌC: Chuẩn bị cho mỗi nhóm Hoá chất: dung dịch NaOH, giấy quỳ tím, dung dịch phenolphtalein, Cu(OH) 2 (hóa chất điều chế Cu(OH)2: dung dịch NaOH và dung dịch CuSO4) Dụng cụ: 7 Ống nghiệm, đèn cồn, giá, ống hút, cốc, đế sứ. (đủ cho 6 nhóm) Dụng cụ và hóa chất đủ cho 6 nhóm. V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Pha 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm một nguyên tử kim loại kết hợp với một hay nhiều nhóm hiđrôxit (OH) vậy bazơ có những tính chất hóa học gì, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. Pha 2: Hình thành câu hỏi nghiên cứu của học sinh Người thực hiện: Nguyễn Tấn Anh – Trường THCS Hoài Hương – Hoài Nhơn –Bình Định . 4 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đặt Học sinh thảo luận theo nhóm xây dựng câu hỏi nghiên cứu để tiến hành khảo sát tính câu hỏi nghiên cứu từ gợi ý của giáo viên. chất hóa học của bazơ. GV: Chú ý một số tính chất có liên quan đến tính chất hóa học của bazơ đã nghiên cứu: Bài tính chất hóa học của oxit, tính chất hóa học của axit hóa học 9, tính chất hóa học của nước đã nghiên cứu ở lớp 8. Giáo viên chốt lại câu hỏi nghiên cứu của học Câu hỏi nghiên cứu có thể là: sinh: 1-Dung dịch bazơ có làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, làm phenolphtalêin không màu chuyển sang màu đỏ không? 2- Dung dịch bazơ có tác dụng với oxit axit không? (bài tính chất hóa học của axit, một số axit quan trọng hóa học 9). 3- Bazơ có tác dụng với dung dịch axit không? 4- Bazơ không tan có bị nhiệt phân hủy không? Pha 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm: GV giúp học sinh xây dựng giả thuyết nghiên cứu (ứng với mỗi câu hỏi nghiên cứu có một giả thuyết nghiên cứu). GV chú ý: Thông thường giả thuyết nghiên cứu là câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Yêu cầu học sinh xây dựng phương án thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu. GV gợi ý học sinh lập bảng như sau, chú ý thứ tự xây dựng các thí nghiệm. HS trao đổi trong nhóm xây dựng giả thuyết nghiên cứu và đề xuất phương án thực nghiệm. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU GIẢ THUYẾT NGHIÊN PHƯƠNG ÁN THỰC CỨU NGHIỆM 1-Dung dịch bazơ có làm quỳ - Dung dịch bazơ làm quỳ tím - Nhỏ vài giọt dung dịch natri tím chuyển sang màu xanh, chuyển sang màu xanh, làm hiđrôxit (NaOH) lên thanh làm phenolphtalêin không phenolphtalêin không màu quỳ tím. màu chuyển sang màu đỏ chuyển sang màu đỏ - Cho 5-7 ml dung dịch không? NaOH vào ống nghiệm, sau đó cho vài giọt phenolphtalêin vào ống nghiệm. 2- Dung dịch bazơ có tác - Dung dịch bazơ tác dụng - Thổi một hơi thở bằng ống dụng với oxit axit không? với oxit axit. dẫn vào dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2. 3- Bazơ có tác dụng với dung - Bazơ có tác dụng với dung - Cho vài ml dung dịch HCl dịch axit không? dịch axit. vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH tẩm phenolphtalêin - Cho vài ml dung dịch HCl Người thực hiện: Nguyễn Tấn Anh – Trường THCS Hoài Hương – Hoài Nhơn –Bình Định . 5 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2. 4- Bazơ không tan có bị nhiệt - Bazơ không tan có bị nhiệt - Cho Cu(OH)2 vào chén sứ phân hủy không? phân hủy rồi nung trên ngọn lữa đèn cồn. GV cho các nhóm báo cáo giả thuyết nghiên cứu và phương án thực nghệm, các nhóm khác bổ sung. GV định hướng HS theo những ý kiến đúng và yêu cầu HS tiến hành thực hành tìm tòi nghiên cứu. Pha 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu: GV cung cấp dụng cụ và hóa chất để nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu. Chú ý hướng dẫn học sinh tiến hành thực hiện thành công an toàn các thí nghiệm theo nhóm và cả lớp (chú ý nhóm yếu). HS tiến hành làm thí nghiệm quan sát kết quả và hoàn thành bản gợi ý. THÍ NGHIỆM CÁCH TIẾN HÀNH - Dung dịch bazơ tác dụng - Nhỏ vài giọt dung dịch natri với chất chỉ thị màu. hiđrôxit (NaOH) lên thanh quỳ tím. - Cho 5-7 ml dung dịch NaOH vào ống nghiệm, sau đó cho vài giọt phenolphtalêin vào ống nghiệm. 2- Dung dịch bazơ tác dụng - Thổi một hơi thở bằng ống với oxit axit . dẫn vào dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2. 3- Bazơ tác dụng với dung - Cho vài ml dung dịch HCl dịch axit. vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH tẩm phenolphtalêin - Cho dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2. HIỆN TƯỢNG – GIẢI THÍCH – VIẾT PTHH - Nhỏ vài giọt dung dịch natri hiđrôxit (NaOH) lên thanh quỳ tím, quỳ tím chuyển sang màu xanh. - Cho vài ml dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa phenolphtalêin, phenol không màu chuyển sang màu đỏ. - Thổi hơi thở vào dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2, nước vôi trong vẫn đục. Giải thích: Trong hơi thở có chất khí cacbon đioxit (CO2) khi CO2 vào dung dịch Ca(OH)2, CO2 tác dụng với Ca(OH)2 tạo ra CaCO3 . chính chất này làm đục nước vôi trong. CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O. - Cho vài ml dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH tẩm phenolphtalêin, thấy có hiện tượng mất màu đỏ của phenol. Giải thích: Dung dịch NaOH làm phenol chuyển sang màu đỏ. Cho dung dịch HCl vào Người thực hiện: Nguyễn Tấn Anh – Trường THCS Hoài Hương – Hoài Nhơn –Bình Định . 6 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 ống nghiệm HCl đã tác dụng với NaOH, NaOH bị trung hòa nên làm cho phenol mất màu đỏ. NaOH + HCl -> NaCl + H2O - Cho dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2. Cu(OH)2 tan ra tạo thành dung dịch màu xanh lam. Giải thích: Cu(OH)2 đã tác dụng với dung dịch axit. Cu(OH)2 + 2HCl -> CuCl2 + H2O 4- Bazơ không tan bị nhiệt - Cho Cu(OH)2 vào chén sứ - Cho NaOH tác dụng với phân hủy. rồi nung trên ngọn lửa đèn CuSO4 để điều chế Cu(OH)2. cồn. Cho Cu(OH)2 vào chén sứ rồi nung trên ngọn lửa đèn cồn. -> màu xanh lam dần dần mất đi xuất hiện chất rắn màu đen, đồng thời xuất hiện hơi nước. Giải thích: Cu(OH)2 đã bị phân hủy bởi nhiệt độ tạo thành oxit tương ứng và nước. t Cu(OH)2(r) �� � CuO(r) 0 +H2O(l) GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thực hành, so sánh kết quả thí nghiệm với giả thuyết nghiên cứu. HS báo cáo kết quả thông qua bảng tổng hợp. GV: Cho thảo luận toàn lớp. Pha 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức: Từ kết quả thực nghiệm học sinh đã quan sát được, GV hướng dẫn học sinh rút ra kiến thức mới sau khi dự đoán đã được kiểm chứng. GV chú ý : khái quát hóa để quy nạp kiến thức giúp học sinh rút ra kiến thức bài học. Có thể tổng hợp các đơn vị kiến thức bằng bảng sau: THÍ NGHIỆM 1Dung dịch bazơ tác dụng với chất chỉ thị màu. CÁCH TIẾN HÀNH - Nhỏ vài giọt dung dịch natri hiđrôxit (NaOH) lên thanh quỳ tím. - Cho 5-7 ml dung dịch NaOH vào ống nghiệm, sau đó cho vài giọt phenolphtalêin vào HIỆN TƯỢNG – GIẢI THÍCH – VIẾT PTHH - Nhỏ vài giọt dung dịch natri hiđrôxit (NaOH) lên thanh quỳ tím, quỳ tím chuyển sang màu xanh. - Cho vài ml dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa phenolphtalêin, phenol chuyển sang màu RÚT RA KIẾN THỨC - Dung dịch bazơ làm qùy tím chuyển sang màu xanh, làm cho phenophtalêin không màu hóa đỏ Người thực hiện: Nguyễn Tấn Anh – Trường THCS Hoài Hương – Hoài Nhơn –Bình Định . 7 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 ống nghiệm. 2Dung - Thổi một hơi thở dịch bazơ bằng ống dẫn vào dung tác dụng với dịch nước vôi trong oxit axit . Ca(OH)2. 3- Bazơ tác dụng với dung dịch axit. - Cho vài ml dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH tẩm phenolphtalêin - Cho dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2. 4Bazơ - Cho Cu(OH)2 vào không tan bị chén sứ rồi nung trên nhiệt phân ngọn lửa đèn cồn. hủy. đỏ. - Thổi hơi thở vào dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2, nước vôi trong vẩn đục. Giải thích: Trong hơi thở có chất khí cacbon đioxit (CO2) khi CO2 vào dung dịch Ca(OH)2, CO2 tác dụng với Ca(OH)2 tạo ra CaCO3 . chính chất này làm đục nước vôi trong. CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O. - Cho vài ml dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH tẩm phenolphtalêin, thấy có hiện tượng mất màu đỏ của phenol. Giải thích: Dung dịch NaOH là phenol chuyển sang màu đỏ. Cho dung dịch HCl vào ống nghiệm HCl đã tác dụng với NaOH, NaOH bị trung hòa nên làm cho phenol mất màu đỏ. NaOH + HCl -> NaCl + H2 O - Cho dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2. Cu(OH)2 tan ra tạo thành dung dịch màu xanh lam. Giải thích: Cu(OH)2 đã tác dụng với dung dịch axit. Cu(OH)2 + 2HCl -> CuCl2 + H2 O - Cho NaOH tác dụng với CuSO4 để điều chế Cu(OH)2. Cho Cu(OH)2 vào chén sứ rồi nung trên ngọn lửa đèn cồn. -> màu xanh lam dần dần mất đi xuất hiện chất rắn màu đen, đồng thời xuất hiện hơi nước. - Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước. - Bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. (Phản ứng trung hòa) - Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit tương ứng và nước. Người thực hiện: Nguyễn Tấn Anh – Trường THCS Hoài Hương – Hoài Nhơn –Bình Định . 8 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 Giải thích: Cu(OH)2 đã bị phân hủy bởi nhiệt độ tạo thành oxit tương ứng và nước. t Cu(OH)2(r) �� � CuO(r) 0 +H2O(l) Kết luận - Dung dịch bazơ làm qùy tím chuyển sang màu xanh, làm cho phenophtalêin chung không màu hóa đỏ - Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước. CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O. - Bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. (Phản ứng trung hòa) NaOH + HCl -> NaCl + H2O Cu(OH)2 + 2HCl -> CuCl2 + H2O - Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit tương ứng và nước. t Cu(OH)2(r) �� � CuO(r) +H2O(l) 0 Củng cố: GV Đưa bài tập củng cố lên đèn chiếu: Bài tập : Thiết kế thí nghiệm, dự đoán hiện tượng và viết PTHH khi: a/ Nung Fe(OH)3. b/ Dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch H2SO4. CLIP Bài : TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI. I. NỘI DUNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶNG BỘT: CẢ BÀI. II. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS biết được. - Tính chất hóa học của kim loại; Tác dụng với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối. 2. Kĩ năng: - Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hóa học của kim loại. - Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng. - Kĩ năng học tập theo phương pháp BTNB 3. Thái độ: Giáo dục hướng nghiệp, yêu thích, hứng thú với bộ môn. III: PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN TÌM TÒI: Thí nghiệm trực tiếp. IV; THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Dụng cụ: Lọ thuỷ tinh miệng rộng có nút nhám, giá ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn, muôi sắt, giấy A3, bút dạ, thí nghiệm natri tác dụng với clo (powerpoint). - Hoá chất: Một lọ O2, Cl2, Na, dây thép, Zn, Cu, các dung dịch H2SO4, CuSO4, AlCl3. V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Pha 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: Ta đã biết tính chất vật lí của kim loại, vậy kim loại có tính chất hóa học nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. Người thực hiện: Nguyễn Tấn Anh – Trường THCS Hoài Hương – Hoài Nhơn –Bình Định . 9 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 Pha 2: Hình thành câu hỏi nghiên cứu của học sinh: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN Kim loại có những tính chất hóa học nào? GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đặt câu hỏi nghiên cứu để tiến hành khảo sát tính chất hóa học của kim loại. Chú ý một số tính chất đã nghiên cứu trong một số hợp chất vô cơ lớp 9, tính chất hóa học của oxi đã nghiên cứu ở lớp 8 có liên quan đến tính chất hóa học của kim loại. Giáo viên chốt lại câu hỏi nghiên cứu của học sinh: Giáo viên bổ sung tính chất tác dụng với phi kim. Ngoài oxi kim loại còn tác dụng với phi kim khác. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Học sinh thảo luận theo nhóm xây dựng câu hỏi nghiên cứu từ gợi ý của giáo viên. Câu hỏi nghiên cứu của học sinh có thể là: 1- kim loại có tác dụng được với phi kim không?(bài tính chất của oxi hóa học 8) 2- Một số kim loại tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl, dung dịch axit sunfuric H2SO4 loãng không? (bài tính chất hóa học của axit, một số axit quan trọng hóa học 9). 3- Kim loại có tác dụng với dung dịch muối không?(bài tính chất hóa học của muối hóa học 9) Pha 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm: GV giúp học sinh xây dựng giả thuyết nghiên cứu (ứng với mỗi câu hỏi nghiên cứu có một giả thuyết nghiên cứu). Yêu cầu học sinh xây dựng phương án thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu. GV gợi ý học sinh lập bảng như sau: CÂU HỎI NGHIÊN CỨU GIẢ THUYẾT NGHIÊN PHƯƠNG ÁN THỰC CỨU NGHIỆM 1- Kim loại có tác dụng được - Kim loại tác dụng với phi - Đốt sắt trong bình chứa khí với phi kim không? kim (với oxi và một số phi kim oxi. khác) - Xem clip Na tác dụng với khí clo. 2- Một số kim loại tác dụng - Một số kim loại tác dụng với - Cho vài viên Zn (hoặc lá Fe, với dung dịch axit clohiđric dung dịch axit HCl, hoặc axit Al...) vào ống nghiệm chứa HCl, dung dịch axit sunfuric H2SO4 loãng. dung dịch HCl hoặc H2SO4 H2SO4 loãng không? loãng. 3- Kim loại có tác dụng với - Kim loại tác dụng được với - Cho đinh sắt vào ống dung dịch muối không? dung dịch muối. nghiệm chứa dung dịch đồng (II) sunfat CuSO4. Hoặc Cu vào dung dịch bạc nitrat AgNO3. GV cho các nhóm báo cáo giả thuyết nghiên cứu và phương án thực nghệm, các nhóm khác bổ sung. Pha 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu: Người thực hiện: Nguyễn Tấn Anh – Trường THCS Hoài Hương – Hoài Nhơn –Bình Định . 10 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 GV cung cấp dụng cụ và hóa chất để nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu. Chú ý hướng dẫn học sinh tiến hành thực hiện thành công an toàn các thí nghiệm theo nhóm và cả lớp (chú ý nhóm yếu). Thí nghiệm 1: GV chú ý HS nhớ lại thao tác thí nghiệm ở bài tính chất của oxi, chương 4 hóa học 8. Thí nghiệm 2: Chú ý tính chất axit tác dụng với kim loại bài tính chất hóa học của axit, bài điều chế khí hiđrô – phản ứng thế chương 5 hóa học 8. Thí nghiệm 3: Chú ý bài tính chất hóa học của muối hóa học 9. Số liệu thu thập được điền vào bảng sau: THÍ NGHIỆM CÁCH TIẾN HÀNH HIỆN TƯỢNG – GIẢI THÍCH VIẾT PTHH. 1- Kim loại tác dụng với phi - Đốt sắt trong bình chứa khí - Sắt cháy sáng tạo ra hạt màu kim (với oxi và một số phi kim oxi. nâu là oxit sắt từ Fe3O4. t khác) 3Fe(r)+2O2(k) �� � Fe3O4(r) - Xem clip Na tác dụng với - Natri cháy trong khí clo tạo khí clo thành khói màu trắng bám lên thành bình sản phẩm là natri clorua NaCl. t 2Na(r)+Cl2(k) �� � 2NaCl(r) 0 o 2- Một số kim loại tác dụng - Cho vài viên Zn (hoặc lá Fe, với dung dịch axit HCl, hoặc Al...) vào ống nghiệm chứa axit H2SO4 loãng. dung dịch HCl hoặc H2SO4 loãng. 3- Kim loại tác dụng với dung - Cho đinh sắt vào ống dịch muối. nghiệm chứa dung dịch đồng (II) sunfat CuSO4. Hoặc Cu vào dung dịch bạc nitrat AgNO3 - Cho Zn vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 có hiện tượng sủi bọt. Đó là khí hiđrô, đồng thời tạo ra dung dịch kẽm clorua ZnSO4. Zn(r)+H2SO4(dd) ZnSO4(dd)+H2(k) - Sắt tan dần, có kim loại màu đỏ bám lên đinh sắt, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần. Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu Pha 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức: Từ kết quả thực nghiệm học sinh đã quan sát được, GV hướng dẫn học sinh rút ra kiến thức mới sau khi dự doán đã được kiểm chứng. GV chú ý : - Au, Ag, Pt ... không bị oxi hóa dù ở nhiệt độ cao. - Một số kim loại không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng. - Một số kim loại mạnh tác dụng được với dung dịch muối nhưng không đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối. Có thể thống kết quả thí nghiệm qua bảng sau: Người thực hiện: Nguyễn Tấn Anh – Trường THCS Hoài Hương – Hoài Nhơn –Bình Định . 11 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 THÍ NGHIỆM 1- Kim loại tác dụng với phi kim (với oxi và một số phi kim khác) CÁCH TIẾN HÀNH HIỆN TƯỢNG – GIẢI THÍCH – VIẾT PTHH. RÚT RA KIẾN THỨC MỚI. - Đốt sắt trong bình - Sắt cháy sáng tạo ra hạt chứa khí oxi. màu nâu là oxit sắt từ Fe3O4. t 3Fe(r)+2O2(k) �� � - Xem clip Na tác Fe3O4(r) dụng với khí clo - Natri cháy trong khí clo tạo thành khói màu trắng bám lên thành bình sản phẩm là natri clorua NaCl. t 2Na(r)+Cl2(k) �� � 2NaCl(r) 0 - Hầu hết kim loại (trừ Ag, Au, Pt …) phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hay ở nhiệt độ cao, tạo thành oxit (thường là oxit bazơ). Ở nhiệt độ cao, kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối. o 2- Một số kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl, hoặc axit H2SO4 loãng. - Cho vài viên Zn (hoặc lá Fe, Al...) vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl hoặc H2SO4 loãng. 3- Kim loại tác dụng với dung dịch muối. - Cho đinh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch đồng (II) sunfat CuSO4. Hoặc Cu vào dung dịch bạc nitrat AgNO3 Kết chung - Cho Zn vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 có hiện tượng sủi bọt. Đó là khí hiđrô, đồng thời tạo ra dung dịch kẽm clorua ZnSO4. Zn(r)+H2SO4(dd) ZnSO4(dd)+H2(k) - Sắt tan dần, có kim loại màu đỏ bám lên đinh sắt, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần. Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu Một số kim loại phản ứng với dung dịch axit (H2SO4 loãng, HCl) tạo thành muối và giải phóng khí H2. Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca …) có thể đẩy kim loại hoạt động hoá học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới. luận - Hầu hết kim loại (trừ Ag, Au, Pt …) phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hay ở nhiệt độ cao, tạo thành oxit (thường là oxit bazơ). Ở nhiệt độ cao, kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối. - Một số kim loại phản ứng với dung dịch axit (H2SO4 loãng, HCl) tạo thành muối và giải phóng khí H2. - Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca …) có thể đẩy kim loại hoạt động hoá học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới. Củng cố: GV Đưa bài tập củng cố lên đèn chiếu: Bài tập : Thiết kế thí nghiệm, dự đoán hiện tượng và viết PTHH khi: a/ Đốt dây sắt rong khí clo. b/ Cho một đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2. Bài : NHÔM (2 TIẾT) Người thực hiện: Nguyễn Tấn Anh – Trường THCS Hoài Hương – Hoài Nhơn –Bình Định . 12 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 Kí hiệu hóa học: Al. Nguyên tử khối: 27. I. NỘI DUNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BTNB: CẢ BÀI. II. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: HS biết được: - Tính chất hóa học của nhôm: Có tính chất hóa học chung của kim loại, không tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc nguội. Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm. - Phương pháp sản xuất nhôm bằng cách điện phân nhôm oxit nóng chảy. 2. Kĩ năng: - Biết dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của nhôm. - Quan sát sơ đồ, hình ảnh rút ra nhận xét về phương pháp sản xuất nhôm. - Tính % khối lượng của nhôm trong hỗn hợp. - Kĩ năng học tập theo phương pháp BTNB. 3. Thái độ: sử dụng nhôm đúng mục đích, yêu thích và say mê nghiên cứu bộ môn. III. PHƯƠNG ÁN THỰC NGHIỆM TÌM TÒI: Thí nghiệm trực tiếp. IV. THIẾT BỊ DẠY HỌC: Chuẩn bị cho mỗi nhóm: - Dụng cụ: Đèn cồn, lọ thủy tinh, giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, tranh vẽ H2.14 SGK, giấy A3, bút dạ. - Hoá chất: Các dung dịch: AgNO3, HCl, CuCl2,NaOH, bột Al, dây Al, Fe, một số đồ dùng bằng nhôm. - Dụng cụ và hóa chất đủ cho 6 nhóm. V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: I. Tính chất vật lí: Pha 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: Như các em đã biết, có hơn 80 nguyên tố kim loại, trong đó nhôm là nguyên tố phổ biến thứ ba trong vỏ trái đất, đồng thời có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Vậy nhôm có những tính chất vật lí gì chúng ta cùng tìm hiểu qua tính chất vật lí của nhôm. Pha 2: Hình thành câu hỏi nghiên cứu của học sinh: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đặt câu hỏi nghiên cứu để tiến hành khảo sát tính chất vật lí của nhôm, tìm những ứng dụng ứng với những tính chất đó. GV Chú ý một đồ dùng bằng nhôm mà chúng ta tiếp xúc trong cuộc sống kết hợp với mẫu vật bằng nhôm đã chuẩn bị. Nhớ lại kiến thức về tính chất vật lí của kim loại. Sau khi học sinh trao đổi thảo luận giáo viên chốt lại câu hỏi nghiên cứu của học sinh: HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Học sinh thảo luận theo nhóm xây dựng câu hỏi nghiên cứu từ gợi ý của giáo viên. Câu hỏi nghiên cứu của học sinh có thể là: 1-Nhôm có dẻo không? 2- Nhôm có dẫn diện không 3- Nhôm có dẫn nhiệt không? 4- Nhôm có ánh kim không? 5- Nhôm là kim loại nặng hay kim loại nhẹ? 6- Nhiệt độ nóng chảy của nhôm là bao nhiêu? Pha 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm: GV giúp học sinh xây dựng giả thuyết nghiên cứu (ứng với mỗi câu hỏi nghiên cứu có một giả thuyết nghiên Người thực hiện: Nguyễn Tấn Anh – Trường THCS Hoài Hương – Hoài Nhơn –Bình Định . 13 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 cứu). Yêu cầu học sinh xây dựng phương án thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu. GV gợi ý học sinh lập bảng như sau: CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1-Nhôm có dẻo không? GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Nhôm có tính dẻo 2- Nhôm có dẫn điện không? Nhôm dẫn được điện 3- Nhôm có dẫn nhiệt không? Nhôm dẫn được nhiệt 4- Nhôm có ánh kim không? Nhôm có ánh kim PHƯƠNG ÁN THỰC NGHIỆM Uốn cong một vật bằng nhôm. Dùng búa đập mạnh một vật bằng nhôm. Dùng dây nhôm dẫn điện (bóng đèn sáng) Ví dụ dây dẫn làm bằng nhôm Đốt một sợi dây nhôm trên ngọn lửa sau một thời gian đầu kia lấy tay sờ nhẹ. Ví dụ về xoong nồi bằng nhôm Quan sát một vật bằng nhôm. 5- Nhôm là kim loại nặng hay Nhôm là kim loại nhẹ. Nghiên cứu tài liệu kết hợp kim loại nhẹ? với bảng khối lượng riêng. 6- Nhiệt độ nóng chảy của Nhiệt độ nóng chảy của kim Nghiên cứu tài liệu. nhôm là bao nhiêu? loại nhôm là 660oC Pha 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu: GV cung cấp dụng cụ và hóa chất để nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu. Chú ý hướng dẫn học sinh tiến hành thực hiện thành công an toàn các thí nghiệm theo nhóm và cả lớp (chú ý nhóm yếu), GV chú ý: Nhôm là kim loại nên các thí nghiệm về tính chất vật lí, HS cần chú ý đến các thí nghiệm đã thực hiện trong bài tính chất vật lí của kim loại. Số liệu thu thập được điền vào bảng sau: THÍ NGHIỆM 1-Nhôm dẻo. 2- Nhôm dẫn điện. 3- Nhôm dẫn nhiệt. CÁCH TIẾN HÀNH HIỆN TƯỢNG- GIẢI THÍCH – VIẾT PTHH Uống cong một vật bằng Mẫu nhôm bị uống cong mà nhôm. không bị gãy. Dùng búa đập mạnh một vật Mẫu nhôm bị dát mõng, bằng nhôm. không bị vỡ vụn. Vì nhôm dẻo. Dùng dây nhôm dẫn điện Dây nhôm dẫn được điện nên (bóng đèn sáng) bóng đèn sáng. Ví dụ dây dẫn làm bằng nhôm Đốt một sợi dây nhôm trên Đầu không bị đốt nóng dần ngọn lửa sau một thời gian lên. Vì nhôm có tính dẫn đầu kia lấy tay sờ nhẹ. nhiệt. Ví dụ về xoong nồi bằng nhôm Người thực hiện: Nguyễn Tấn Anh – Trường THCS Hoài Hương – Hoài Nhơn –Bình Định . 14 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 4- Nhôm có ánh kim. Quan sát một vật bằng nhôm. Mảnh nhôm có màu trắng sáng. 5- Nhôm là kim loại nhẹ. Nghiên cứu tài liệu kết hợp Khối lượng riêng của nhôm với bảng khối lượng riêng. 2,7g/cm3. 6- Nhiệt độ nóng chảy của Nghiên cứu tài liệu kết hợp Nhiệt nóng chảy của nhôm o kim loại nhôm là 660 C 660oC. Pha 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức: Từ kết quả thực nghiệm học sinh đã quan sát được, GV hướng dẫn học sinh rút ra kiến thức mới sau khi dự doán đã được kiểm chứng. GV chú ý : khái quát hóa để quy nạp kiến thức giúp học sinh rút ra kiến thức bài học. Bổ sung hoặc đặt câu hỏi về độ dẫn điện của Al so với đồng. Có thể tổng hợp các đơn vị kiến thức bằng bảng sau: THÍ NGHIỆ M 1-Nhôm dẻo. 2- Nhôm dẫn điện. 3- Nhôm dẫn nhiệt. 4- Nhôm có ánh kim. 5- Nhôm là kim loại nhẹ. 6- Nhiệt độ nóng . KẾT LUẬN CHUNG. CÁCH TIẾN HÀNH HIỆN TƯỢNG- GIẢI THÍCH – VIẾT PTHH KẾT QUẢ Uốn cong một vật bằng nhôm. Dùng búa đập mạnh một vật bằng nhôm. Mẫu nhôm bị uốn cong 1-Nhôm dẻo. mà không bị gãy. Mẫu nhôm bị dát mõng, không bị vỡ vụn. Vì nhôm dẻo. Dùng dây nhôm dẫn điện Dây nhôm dẫn được điện 2- Nhôm dẫn điện. (bóng đèn sáng) nên bóng đèn sáng. Ví dụ dây dẫn làm bằng nhôm Đốt một sợi dây nhôm trên Đầu không bị đốt nóng bị 3- Nhôm dẫn nhiệt. ngọn lửa sau một thời gian nóng dần lên. Vì nhôm đầu kia lấy tay sờ nhẹ. có tính dẫn nhiệt. Ví dụ về xoong nồi bằng nhôm Quan sát một vật bằng Mảnh nhôm có màu trắng 4- Nhôm có ánh kim. nhôm. sáng. Nghiên cứu tài liệu kết Khối lượng riêng của 5- Nhôm là kim loại nhẹ. hợp với bảng khối lượng nhôm 2,7g/cm3. riêng. Nghiên cứu tài liệu Nhiệt nóng chảy của 6- Nhiệt độ nóng chảy nhôm 660oC. của kim loại nhôm là 660oC 1-Nhôm có tính dẻo. 2- Nhôm dẫn điện. 3- Nhôm dẫn nhiệt. 4- Nhôm có ánh kim. 5- Nhôm là kim loại nhẹ. 6- Nhiệt độ nóng chảy của kim loại nhôm là 660oC Người thực hiện: Nguyễn Tấn Anh – Trường THCS Hoài Hương – Hoài Nhơn –Bình Định . 15 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC: Pha 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: Ta đã nghiên cứu tính chất vật lí của nhôm, vậy còn tính chất hóa học thì sao! Nhôm có tính chất hóa học của kim loại không! Ta nghiên cứu tính chất hóa học của nhôm. Pha 2: Hình thành câu hỏi nghiên cứu của học sinh: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Nhôm là một kim loại, vậy nhôm có tính Học sinh thảo luận theo nhóm xây dựng câu chất hóa học của kim loại không! Yêu cầu HS hỏi nghiên cứu từ gợi ý của giáo viên. hoạt động theo nhóm đặt câu hỏi nghiên cứu để tiến hành khảo sát tính chất hóa học của nhôm. Chú ý tính chất hóa học của kim loại. GV chú ý gợi ý tính chất hóa học riêng của nhôm. Nhắc học sinh nhớ kiến thức của bài tính chất hóa học của axit, một số axit quan trọng (hóa học 9) để đặt câu hỏi cho tính thụ động của Al đối với dung dịch H 2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội. Sau khi học sinh trao đổi thảo luận giáo viên Câu hỏi nghiên cứu của học sinh có thể là: chốt lại câu hỏi nghiên cứu của học sinh: 1-Nhôm tác dụng với phi kim không? 2- Nhôm tác dụng với dung dịch axit không? Nhôm có tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội không? 3- Nhôm tác dụng với muối không? 4- Ngoài tính chất chung của kim loại nhôm còn có tính chất hóa học nào khác? Pha 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm: GV giúp học sinh xây dựng giả thuyết nghiên cứu (ứng với mỗi câu hỏi nghiên cứu có một giả thuyết nghiên cứu). Yêu cầu học sinh xây dựng phương án thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu. GV gợi ý học sinh lập bảng như sau: CÂU HỎI NGHIÊN CỨU GIẢ THUYẾT NGHIÊN PHƯƠNG ÁN THỰC CỨU NGHIỆM 1-Nhôm tác dụng với phi kim Nhôm tác dụng được với phi Đốt bột nhôm trên ngọn lữa không? kim đèn cồn. Xem clip nhôm tác dụng với khí clo. 2- Nhôm tác dụng với dung Nhôm tác dụng được với Cho mảnh nhôm vào ống dịch axit không?Nhôm có tác dung dịch axit HCl Và H2SO4 nghiệm chứa 7-10ml dung dụng với dung dịch H2SO4 loãng. dịch HCl hoặc H2SO4 loãng. đặc nguội và HNO3 đặc nguội Cho mẫu nhôm vào dung không? dịch HCl, sau đó cho vào Nhôm bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 hoặc HNO3 dung dịch H2SO4 đặc nguội đặc nguội. Sau cùng cho trở Người thực hiện: Nguyễn Tấn Anh – Trường THCS Hoài Hương – Hoài Nhơn –Bình Định . 16 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 và HNO3 đặc nguội. lại dung dịch HCl ban đầu. (hoặc xem clip về tính thụ động của nhôm) 3- Nhôm tác dụng với muối Nhôm tác dụng được với Cho một mẫu nhôm vào ống không? dung dịch muối của những nghiệm chứa dung dịch kim loại kém hoạt động hơn CuCl2. nhôm. 4- Ngoài tính chất chung của Ngoài tính chất chung của Cho mẫu nhôm hoặc bột kim loại nhôm còn có tính kim loại nhôm còn tác dụng nhôm vào ống nghiệm chứa chất hóa học nào khác? được với dung dịch kiềm. dung dịch NaOH. GV: Cho đại diện nhóm báo cáo lại trước lớp giả thuyết nghiên cứu và phương án thực nghiệm của nhóm mình. HS: Báo cáo và thảo luận toàn lớp. GV: Chuẩn xác các phương án và yêu cầu HS tiến hành thực hiện các thí nghiệm đã thiết kế. Pha 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu: GV cung cấp dụng cụ và hóa chất để nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu. Chú ý hướng dẫn học sinh tiến hành thực hiện thành công an toàn các thí nghiệm theo nhóm và cả lớp (chú ý nhóm yếu). GV chú ý: Thí nghiệm 1 nhớ lại bài tính chất hóa học của kim loại, thí nghiệm 2 nhớ lại bài tính chất hóa học của kim loại và bài tính chất hóa học của axit. Thí nghiệm 3 nhớ lại bài tính chất hóa học của muối, tính chất hóa học của kim loại, dãy hoạt động hóa học của kim loại. GV giúp một số nhóm yếu kĩ năng thực hành và giúp HS thực hiện thí nghiệm 4. Số liệu thu thập được điền vào bảng sau: THÍ NGHIỆM CÁCH TIẾN HÀNH 1-Nhôm tác dụng với Đốt bột nhôm trên ngọn lửa phi kim. đèn cồn. HIỆN TƯỢNG, GIẢI THÍCH, VIẾT PTHH Nhôm cháy sáng tạo ra chất bột màu trắng là nhôm oxit (Al2O3) t 4Al(r)+3O2(k) �� � 2Al2O3(r) o Xem clip nhôm tác dụng với Đốt nóng mẫu nhôm rồi đưa vào khí clo. bình chứa khí clo, nhôm tác dụng với khí clo tạo thành chất rắn màu trắng đó là nhôm clorua (AlCl3) t 2Al(r)+3Cl2(k) �� � 2AlCl3(r) o 2- Nhôm tác dụng với Cho mảnh nhôm vào ống Cho mẫu nhôm vào ống nghiệm dung dịch axit HCl Và nghiệm chứa 7-10ml dung dịch chứa dung dịch HCl, có hiện H2SO4 loãng. HCl hoặc H2SO4 loãng. tượng sủi bọt khí (là khí hiđrô), nhôm tan dần. 2Al(r)+6HCl(dd) 2AlCl3(dd) +3H2(k) Nhôm bị thụ động hóa Cho mẫu nhôm vào dung dịch Lúc đầu nhôm tan trong dung Người thực hiện: Nguyễn Tấn Anh – Trường THCS Hoài Hương – Hoài Nhơn –Bình Định . 17 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 trong dung dịch H2SO4 HCl, sau đó cho vào dung dịch đặc nguội và HNO3 đặc H2SO4 hoặc HNO3 đặc nguội. nguội. Sau cùng cho trở lại dung dịch HCl ban đầu. (hoặc xem clip nhôm bị thụ động với dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.) 3- Nhôm tác dụng với Cho một mẫu nhôm vào ống dung dịch CuCl2. nghiệm chứa dung dịch CuCl2. dịch HCl, đưa dây nhôm vào dung dịch H2SO4 (HNO3) đặc nguội dây nhôm không phản ứng. Cho dây nhôm trở lại dung dịch HCl vẫn không phản ứng. Mẫu nhôm tan dần, có kim loại màu đỏ bám lên mẫu nhôm (đó là Cu), dung dịch màu xanh lam dần dần chuyển sang không màu. 2Al(r)+3CuCl2(dd)  2AlCl3(dd) +3Cu(r) 4- Nhôm tác dụng với Cho mẫu nhôm hoặc bột nhôm Mẫu nhôm tan dần, có hiện dung dịch kiềm. vào ống nghiệm chứa dung tượng sũi bọt. dịch NaOH. Pha 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức: Từ kết quả thực nghiệm học sinh đã quan sát được, GV hướng dẫn học sinh rút ra kiến thức mới sau khi dự doán đã được kiểm chứng. GV chú ý : - Khái quát hóa để quy nạp kiến thức giúp học sinh rút ra kiến thức bài học. - Ngoài clo Al còn tác dụng với nhiều phi kim khác. - Ngoài CuCl2 , nhôm còn tác dụng với muối của những kim loại đứng sau nhôm trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. - Ngoài dung dịch NaOH nhôm còn có thể tan trong hầu hết các dung dịch bazơ khác. Có thể tổng hợp các đơn vị kiến thức bằng bảng sau: THÍ NGHIỆM CÁCH TIẾN HÀNH 1-Nhôm tác dụng Đốt bột nhôm trên với phi kim. ngọn lữa đền cồn. HIỆN TƯỢNG, GIẢI THÍCH, VIẾT PTHH Nhôm cháy sáng tạo ra chất bột màu trắng là nhôm oxit (Al2O3) t 4Al(r)+3O2(k) �� � 2Al2O3(r) o Xem clip nhôm tác dụng với khí clo. Đốt nóng mẫu nhôm rồi đưa vào bình chứa khí clo, nhôm tác dụng với khí clo tạo thành chất rắn màu trắng đó là nhôm clorua (AlCl3) t 2Al(r)+3Cl2(k) �� � 2AlCl3(r) KẾT QUẢ 1-Nhôm tác dụng với oxi tạo thành oxit, tác dụng với phi kim khác (S, Cl ...) tạo thành muối. o 2- Nhôm tác Cho mảnh nhôm dụng với dung vào ống nghiệm dịch axit HCl Và chứa 7-10ml dung Cho mẫu nhôm vào ống 2-Nhôm tác dụng nghiệm chứa dung dịch HCl, có được với dung hiện tượng sủi bọt khí (là khí dịch HCl, H2SO4 Người thực hiện: Nguyễn Tấn Anh – Trường THCS Hoài Hương – Hoài Nhơn –Bình Định . 18 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 H2SO4 loãng. dịch HCl hoặc H2SO4 loãng. hiđrô), nhôm tan dần. 2Al(r)+6HCl(dd) 2AlCl3(dd) +3H2(k) Lúc đầu nhôm tan trong dung dịch HCl, đưa dây nhôm vào dung dịch H2SO4 (HNO3) đặc nguội dây nhôm không phản ứng. Cho dây nhôm trở lại dung dịch HCl vẫn không phản ứng. Nhôm bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội. Cho mẫu nhôm vào dung dịch HCl, sau đó cho vào dung dịch H2SO4 hoặc HNO3 đặc nguội. Sau cùng cho trở lại dung dịch HCl ban đầu. 3- Nhôm tác Cho một mẫu nhôm Mẫu nhôm tan dần, có kim loại dụng với dung vào ống nghiệm màu đỏ bám lên mẫu nhôm (đó dịch CuCl2. chứa dung dịch là Cu), dung dịch màu xanh lam CuCl2. dần dần chuyển sang không màu. 2Al(r)+3CuCl2(dd)  2AlCl3(dd)+3Cu(r) loãng tạo thành muối và giải phóng khí hiđrô. Nhôm bị thụ động hóa trong môi trường H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội. 3-Nhôm tác dụng với muối của kim loại đứng sau nhôm trong dãy hoạt động hóa học của kim loại tạo thành muối nhôm và giải phóng kim loại. 4- Nhôm tác Cho mẫu nhôm Mẫu nhôm tan dần, có hiện 4-Nhôm tác dụng với dung hoặc bột nhôm vào tượng sủi bọt. dụng được với dịch kiềm. ống nghiệm chứa dung dịch kiềm dung dịch NaOH. (tính chất hóa học riêng của nhôm) KẾT LUẬN 1-Nhôm tác dụng với oxi tạo thành oxit, tác dụng với phi kim khác (S, CHUNG Cl ...) tạo thành muối. t 4Al(r)+3O2(k) �� � 2Al2O3(r) t 2Al(r)+3Cl2(k) �� � 2AlCl3(r) 2-Nhôm tác dụng được với dung dịch HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối và giải phóng khí hiđrô. 2Al(r)+6HCl(dd) 2AlCl3(dd)+3H2(k) Nhôm bị thụ động hóa trong môi trường H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội. 3-Nhôm tác dụng với muối của kim loại đứng sau nhôm trong dãy hoạt động hóa học của kim loại tạo thành muối nhôm và giải phóng kim loại. 2Al(r)+3CuCl2(dd)  2AlCl3(dd)+3Cu(r) 4-Nhôm tác dụng được với dung dịch kiềm (tính chất hóa học riêng của nhôm) o o I. ỨNG DỤNG: GV: Từ tính chất vật lí và tính chất hóa học, kết hợp với những hiểu biết về nhôm em hãy nêu ứng dụng của nhôm? HS: Nêu ứng dụng của nhôm. Người thực hiện: Nguyễn Tấn Anh – Trường THCS Hoài Hương – Hoài Nhơn –Bình Định . 19 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 II. SẢN XUẤT NHÔM: GV: Nhôm có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống và sản xuất. Vậy làm thế nào để sản xuất nhôm? Cho HS xep clip sản xuất nhôm. HS: Nhôm được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy boxit nhôm (thành phần chủ yếu là nhôm oxit Al2O3) trong môi trường criolit. dpnc � 4Al+ 3O2 2Al2O3 ��� criolit Củng cố: - GV đưa bài tập củng cố, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành. (Trình chiếu) Bài tập1: thiết kế thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết PTHH khi cho Al tác dụng với dung dịch CuSO4. H2SO4. Bài tập 2: Viết các PTHH biểu diễn những chuyển đổi hoá học sau Al2O3 1 Al2(SO4)3. 2 Al 3 AlCl3 4 NaAlO2 Bài : I. ĐIỀU CHẾ HIĐRO - PHẢN ỨNG THẾ NỘI DUNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BTNB: ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRÔ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM. II. MỤC TIÊU. 1.Kiến thức: Học sinh biết - Cách điều chế H2 trong phòng thí nghiệm và, cách thu khí hidro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí. - Phản ứng thế là phản ứng hóa học mà trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong phân tử hợp chất. 2.Kĩ năng: Rèn cho học sinh: -Quan sát thí nghiệm, hình ảnh … rút ra được nhận xét về phương pháp điều chế và cách thu khí hidro. Hoạt động của bình kíp đơn giản. - Viết được PTHH điều chế hidro từ kim loại (Zn, Fe) và dung dịch axit (HCL, H2SO4 loãng) - Nhận biết phản ứng thế trong các PTHH cụ thể. - Tính thể tích khí hidro điều chế được ở đktc. - Kĩ năng học tập theo phương pháp bàn tay nặn bột. 3.Thái độ: -Tạo hứng thú say mê môn họccho học sinh. -Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. III: PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN TÌM TÒI: Thí nghiệm trực tiếp. Người thực hiện: Nguyễn Tấn Anh – Trường THCS Hoài Hương – Hoài Nhơn –Bình Định . 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất