Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Rèn luyện kĩ năng sử dụng atlat trong dạy học địa lí tự nhiên việt nam lớp 8 ở t...

Tài liệu Rèn luyện kĩ năng sử dụng atlat trong dạy học địa lí tự nhiên việt nam lớp 8 ở trường trung học cơ sở

.DOC
24
9
89

Mô tả:

Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 ở trường trung học cơ sở. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn sáng kiến Địa lí là một bộ môn khoa học cơ bản được giảng dạy trong trường phổ thông hiện nay và giữ vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục, góp phần giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản về tự nhiên và kinh tế- xã hội. Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn đó môn Địa lí trong nhà trường không ngừng cải tiến chương trình, cải tiến phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Một trong những phương pháp khoa học để giảng dạy tốt môn Địa lí ở trường Trung học cơ sở là biết khai thác triệt để, hiệu quả các phương tiện trực quan. Việc sử dụng phương tiện trục quan trong dạy học Địa lí là một trong những phương pháp dạy học tích cực, giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Đây là những hành trang cần thiết cho thế hệ trẻ trong điều kiện mở cửa, hội nhập với thế giới. Môn Địa lí lớp 8 với số lượng lớn kiến thức về đặc điểm tự nhiên Việt Nam, số lượng kiến thức và các bài tập liên quan đến Atlat chiếm một tỉ lệ khá lớn. Có nhiều nội dung kiến thức và kĩ năng Địa lí được thể hiện chủ yếu qua Atlat. Atlat không chỉ là nguồn kiến thức Địa lí khổng lồ, mà còn được xem là " cuốn sách giáo khoa" thứ hai, là một kênh tri thức giúp hình thành những kiến thức và kĩ năng mới. Xuất phát từ thực tế giảng dạy môn Địa lí ở cấp trung học cơ sở, đặc biệt là phần Địa lí tự nhiên Việt Nam trong chương trình Địa lí 8 những năm qua đạt hiệu quả chưa cao, một trong những nguyên nhân là giáo viên chưa hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ Atlat trong quá trình học tập. Vậy muốn nâng cao chất lượng dạy học cần thiết phải có các kĩ năng sử dụng Atlat. Các em có thể ghi nhớ kiến thức thông qua Atlat, từ Atlat kết hợp với các kiến thức đã học để rút ra được sự vật và hiện tượng Địa lí, trình bày và giải thích các hiện tượng Địa lí tự nhiên trong mối quan hệ tác động qua lại biện chứng. Để học sinh có thể sử dụng tốt Atlat Địa lí Việt Nam vào học tập và làm bài kiểm tra Địa lí đòi hỏi giáo viên phải biết cách giúp học sinh có các kĩ năng sử 1 Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 ở trường trung học cơ sở. dụng, khai thác kiến thức từ Atlat, tìm được những kiến thức Địa lí có sẵn hoặc tiềm ẩn trong Atlat, đó là lí do cấp thiết khiến tôi chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 ở trường trung học cơ sở”. 2. Điểm mới của sáng kiến Sáng kiến đi sâu vào khai thác các tác dụng của Atlat, để rèn luyện các kĩ năng sử dụng Atlat trong khai thác kiến thức tự nhiên Việt Nam và nhằm nâng cao các kĩ năng Địa lí khác, phục vụ tốt trong học tập và làm bài kiểm tra. Đồng thời góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học, hổ trợ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước. 3. Phạm vi áp dụng sáng kiến Đề tài này có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học môn Địa lí ở các trường phổ thông trên cả nước. Đặc biệt sử dụng cho tất cả các giáo viên và học sinh trong dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam trong chương trình bậc học phổ thông nhất là khối lớp 8, 9 và khối lớp 12, và được áp dụng tốt đối với ôn thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp môn Địa lí. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng 1.1. Thuận lợi Khả năng nhận thức của học sinh trung học đã sắc bén hơn, hoạt động tri giác có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Học sinh đã ghi nhớ tốt, ghi nhớ có chủ định, có lôgic. Đặc biệt các em đã tạo được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ, điều này hình thành cho học sinh tính độc lập, sáng tạo, năng động, thông minh rất thuận lợi cho việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Tính tư duy ở độ tuổi các em cũng đã xuất hiện, các em thường đặt ra các vấn đề, các câu hỏi thắc mắc để tìm hiểu bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng Địa lí. Các em thường thích tranh luận và bày tỏ ý kiến của mình đó là thuận lợi để giáo viên đặt ra các tình huống có vấn đề trong dạy học, hướng dẫn và kích thích các em độc lập suy nghĩ để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn. 2 Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 ở trường trung học cơ sở. Việc dạy học Địa lí không thể tách rời phương tiện trực quan nói chung và Atlat Địa lí nói riêng, đặc biệt là đối tượng học sinh khối lớp 8, lớp 9. Nên việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ Atlat cũng thuận lợi hơn nhiều, vì khả năng tiếp thu của các em nhanh hơn do các em được tiếp xúc rèn luyện kĩ năng ở các lớp dưới. Bên cạnh đó phụ huynh học sinh khá quan tâm đến việc học tập của con em mình, vì vậy đa số các em được trang bị đầy đủ đồ dùng, sách vở học tập. Nhiều gia đình có điều kiện nên nhiều em còn được trang bị thêm các loại sách vở, tài liệu tham khảo hay có cơ hội khai thác tìm hiểu kiến thức từ mạng Intenet. Điều đó giúp cho các em đã hình thành những tư duy Địa lí khá tốt, vì vậy khi giáo viên hướng dẫn các em khai thác Atlat đã thuận lợi hơn rất nhiều. 1.2. Khó khắn *Về phía giáo viên: - Phương pháp dạy học của giáo viên chưa thực sự phù hợp với yêu cầu chung hiện nay. Cách dạy học cũ vẫn còn tồn tại, trong khi giáo viên chưa làm chủ hoàn toàn phương pháp dạy học mới. - Việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học đối với giáo viên còn mang tính chất minh họa kiến thức. - Giáo viên chưa mạnh dạn sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong quá trình dạy học trên lớp do nhiều lý do như, sử dụng Atlat sẽ mất nhiều thời gian, cháy giáo án, phải thêm nhiêu thao tác ( như chuẩn bị hệ thống câu hỏi, phải đổi mới phương pháp dạy học...) - Giáo viên chưa chú ý đúng mức đến việc rèn luyện các kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh, do đó các em chưa có thói quen sử dụng Atlat trong học tập cũng như trong kiểm tra. * Về phía học sinh: - Một số em còn cho rằng việc môn Địa lí là môn phụ, học thuộc, khó học, khô khan cho nên có sự thiên lệch trong nhận thức về tầm quan trọng của môn học. 3 Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 ở trường trung học cơ sở. - Học sinh chưa có phương pháp học môn Địa lí nói chung và kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng. Do đó các em không có hứng thú, không chủ động học tập và không chủ động tìm kiếm nguồn tri thức từ Atlat. - Học sinh chưa mặn mà với môn học các em ưu tiên cho những môn khác như Toán, Vật lý, hóa học, tin học...Còn các môn khoa học xã hội ít được học sinh lựa chọn, nên các kĩ năng Địa lí của các em rất hạn chế. Do đó trong quá trình dạy học việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam là rất khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải có sự kiên trì và có phương pháp dạy học phù hợp. Từ thực tế và việc phân tích những nguyên nhân trên bản thân tôi đặt ra câu hỏi, làm thế nào để nâng cao hiệu quả khai thác kiến thức từ Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học phần Địa lí tự nhiên và rèn luyện cho các em các kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để tập Atlat thực sự trở thành nguồn tri thức thứ hai của các em trong học tập, đồng thời góp phần nâng cao chất giáo dục ở trường trung học cơ sở. 1.3. Kết quả trước khi áp dụng sáng kiến Qua điều tra khảo sát học sinh đều cho rằng việc sử dụng Atlat vào học tập Địa lí là quá bình thường và quá dễ. Nhưng trong thực tế, khi thực hiện thì đây là một điều không dễ chút nào. Có nhiều học sinh không xác định được những kĩ năng cơ bản ( như kĩ năng đọc bản đồ, kĩ năng phân tích lát cắt, phân tích biểu đồ có trong Atlat...). Tỉ lệ học sinh biết sử dụng Atlat vào học môn Địa lí chiếm tỉ lệ không cao. Tôi đã tiến hành khảo sát thực tế trước khi tiến hành áp dụng sáng kiến với kết quả như sau: Số liệu điều tra trước khi thực hiện (Đối tượng điều tra: Học sinh lớp 8 trường THCS nơi tôi đang giảng dạy) Khối/ Lớp Tổng số Biết sử dụng Chưa biết sử dụng 8 học sinh 86 Atlat 27 (31,4%) Atlat 59 (68,6%) Qua bảng thống kê trên, chúng ta nhận thấy trong quá trình dạy học yêu cầu các em làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam thì đa số các em chưa biết sử dụng và 4 Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 ở trường trung học cơ sở. khai thác kiến thức như thế nào? điều đó cho thấy kĩ năng sử dụng Atlat của các em còn hạn chế. Các em chỉ học thuộc kiến thức "như một cái máy" mà không hiểu gì về bản chất vấn đề mà các em đang trình bày. Do đó việc tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dung Atlat Địa lí Việt Nam trong quá trình dạy học, đặc biệt là phần Địa lí tự nhiên Việt Nam hiện nay là rất cần thiết. 2. Giải pháp 2.1. Vai trò của Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học - Atlat Địa lí Việt Nam Là hình ảnh trực quan sinh động của các đối tượng Địa lí. Là cơ sở hình thành các biểu tượng Địa lí và từ biểu tượng để đi đến khái niệm. Atlat Địa lí Việt Nam vừa là phương tiện để dạy học nhưng vừa chứa đựng nguồn tri thức để học sinh khai thác. - Đặc biệt trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thì việc rèn luyện cho các em kĩ năng sử dụng Atlat là rất cần thiết. - Nếu không có những kĩ năng sử dụng Atlat thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật và hiện tượng Địa lí tự nhiên đồng thời cũng khó tự mình tìm tòi các kiến thức Địa lí mới. Do vậy việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam là không thể thiếu được trong quá trình dạy và học. - Atlat Địa lí Việt Nam có bố cục rất phong phú và khoa học nên có thể giúp cho việc dạy học trên lớp đạt hiệu quả, mỗi trang Atlat chứa đựng những kiến thức cụ thể và rất phong phú mang đặc trưng của môn Địa lí. Đây là một hệ thống hoàn chỉnh của các bản đồ, biểu đồ có nội dung liên quan mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau, được sắp xếp theo trình tự chương trình và nội dung sách giáo khoa với ba phần chính: Địa lí tự nhiên, Địa lí kinh tế - xã hội, Địa lí các vùng kinh tế. Vì vậy Atlat Địa lí Việt Nam được dùng để giảng dạy và học tập cho các bài ở nhiều khối lớp khác nhau như lớp 8, lớp 9. Nhưng trong từng bài cụ thể mức độ khai thác, sử dụng Atlat không giống nhau. Đối với học sinh lớp 8 đòi hỏi kĩ năng sử dụng Atlat phải thành thạo và được rèn luyện một cách thường xuyên qua từng tiết 5 Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 ở trường trung học cơ sở. học. Có như vậy thì trong quá trình học tập sẽ nhanh chóng hơn và sử dụng nó sẽ đạt kết quả cao hơn. Với vai trò to lớn như vậy nên trong quá trình sử dụng cả giáo viên và học sinh cần coi Atlat Địa lí Việt Nam với chức năng là “ nguồn kiến thức” chứ không chỉ sử dụng để “minh họa” cho nội dung bài giảng. Trong dạy học Địa lí giáo viên không là người “độc quyền“ sử dụng Atlat mà phải là người tổ chức, hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ Atlat. Do đó giáo viên cần phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác Atlat, thông qua đó để rèn luyện các kĩ năng Địa lí và phương pháp tự học cho học sinh. 2.2. Các kĩ năng sử dụng Atlat cần rèn luyện 2.2.1. Kĩ năng sử dụng biểu đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam Trong Atlat Địa lí việt Nam có hệ thống rất lớn các loại biểu đồ như cột, hình tròn, biểu đồ đường, biểu đồ kết hợp....Các loại biểu đồ này thể hiện cả quy mô, cơ cấu, động lực phát triển của các đối tượng Địa lí tự nhiên. Khi khai thác kiến thức từ biểu đồ yêu cầu phân tích, so sánh các số liệu đã được trực quan hóa trên biểu đồ để rút ra những nhận xét, kết luận về các đối tượng, hiện tượng Địa lí tự nhiên Việt Nam. Quy trình thực hiện: - Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu của việc sử dụng biểu đồ - Bước 2: Cách khai thác kiến thức từ biểu đồ + Đọc tên của biểu đồ, chú giải, đơn vị, lãnh thổ thể hiện và các thành phần bên trong của biểu đồ. + Đo tính các đại lượng: Cao nhất, thấp nhất, nhiều nhất, ít nhất, xu hướng biến động tăng hay giảm. + Thiết lập mối quan hệ của các đối tượng như mối quan hệ nhân quả, theo không gian... + Từ việc đối chiếu, so sánh, rút ra nhận xét kết luận cần thiết. 6 Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 ở trường trung học cơ sở. - Bước 3: Học sinh nêu nhận xét và kết luận từ việc phân tích biểu đồ, giáo viên chuẩn kiến thức. Ví dụ minh họa: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy so sánh và giải thích sự giống nhau và khác nhau của hai biểu đồ khí hậu trạm Hà Nội và trạm thành phố Hồ Chí Minh? - Bước 1: Xác định mục đích yêu cầu: Dựa vào biểu đồ để so sánh và giải thích sự giống nhau và khác nhau của hai biểu đồ khí hậu trạm Hà Nội và trạm thành phố Hồ Chí Minh. - Bước 2: Khai thác kiến thức từ biểu đồ + Biểu đồ thể hiện: Cột kết hợp với đường, nội dung được biểu hiện trên biểu đồ. Nhiệt độ thể hiện bằng đường, lượng mưa thể hiện bằng cột của hai trạm Hà Nội và trạm thành phố Hồ Chí Minh. + Đo tính các đại lượng ở mỗi trạm - Về nhiệt độ: Tháng có nhiệt độ cao nhất tháng nào? bao nhiêu độ C? tháng có nhiệt độ thấp nhất nào? bao nhiêu độ C? - Về lượng mưa: Mưa ít vào mùa nào? mưa ít vào mùa nào? bao nhiêu mm + So sánh kết hợp với kiến thức để giải thích - Bước 3: Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức * So sánh và giải thích hai biểu đồ khí hậu trạm Hà Nội và trạm thành phố Hồ Chí Minh. + Xác định vị trí của hai trạm - Hà Nội nằm trong miền khí hậu phía Bắc - Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong miền khí hậu phía Nam - Hà Nội nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. - Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong miền khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm + Về nhiệt độ: 7 Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 ở trường trung học cơ sở. - Cả hai địa điểm có nhiệt độ trung bình năm trên 220 C - Biên độ nhiệt giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất của Hà Nội khoảng 12 0 C, của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 3-40C. - Giải thích: Hà Nội gần chí tuyến, xa xích đạo, ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Thành phố Hồ Chí Minh có khí hậu cận xích đạo rõ rệt. + Về lượng mưa: - Cả hai trạm đều có mưa theo mùa, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 - Tổng lượng mưa của thành phố Hồ Chí Minh lớn hơn, các tháng mưa có lượng mưa cũng lớn hơn của Hà Nội.( dẫn chứng) - Mùa khô ở thành phố Hồ Chí Minh mưa ít hơn của Hà Nội, tính chất khô rõ rệt và sâu sắc hơn Hà Nội. - Vào mùa khô Hà Nội cũng ít mưa nhưng do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đi qua biển gây mưa phùn nên tính chất khô hạn giảm. 2.2.2. Kĩ năng làm việc với bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam. Bản đồ là phương tiện trực quan, một nguồn tri thức Địa lí quan trọng, được xem là cuốn sách giáo khoa Địa lí thứ hai. Qua bản đồ, học sinh có thể nhìn một cách bao quát những sự vật hiện tượng Địa lí tự nhiên, những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt trái đất mà học sinh không có điều kiện quan sát trực tiếp. Về mặt kiến thức, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối quan hệ của các đối tượng Địa lí tự nhiên một cách cụ thể mà không một phương tiện nào khác có thể làm được. Những kí hiệu, màu sắc cách biểu hiện trên bản đồ là những nội dung Địa lí đã được mã hóa, trở thành một thứ ngôn ngữ đặc biệt “ ngôn ngữ bản đồ”. Như vậy để hiểu được, khai thác và sử dụng bản đồ cho học sinh trong quá trinh dạy học, giáo viên tiến hành rèn luyện các kĩ năng làm việc với bản đồ từ đơn giản đến phức tạp bao gồm các kĩ năng sau: 2.2.2.1. Kĩ năng đọc bản đồ 8 Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 ở trường trung học cơ sở. Kĩ năng đầu tiên mà bất kỳ học sinh nào cũng phải nắm chắc đó là kĩ năng đọc bản đồ, trước hết phải có cái nhìn khái quát, tổng thể các đối tượng Địa lí được biểu hiện trên bản đồ như tên hoặc nội dung biểu hiện các đối tượng đó. Quy trình thực hiện: - Bước 1: Xác định mục đích yêu cầu khi đọc bản đồ: Như yêu cầu của câu hỏi, yêu cầu của bài xác định cái gì? nội dung chủ đạo ra sao?... - Bước 2: Vận dụng các bước đọc bản đồ để tìm hiểu các đối tượng Địa lí + Đọc tên bản đồ để biết các đối tượng, hiện tượng Địa lí tự nhiên được thể hiện trên bản đồ. Đọc bảng chú giải để biết được đối tượng, hiện tượng Địa lí đó được biểu thị bằng kí hiệu gì, có thể được biểu thị bằng đường, bằng điểm hay nền chất lượng.. + Xác định vị trí của đối tượng Địa lí tự nhiên trên bản đồ: Đối tượng đó thể hiện ở chổ nào thì dựa vào hệ thống kí hiệu ở bản chú giải. Ví dụ em hãy xác định vị trí của dãy Trường Sơn Bắc trên bản đồ địa hình trong Atlat Địa lí Việt Nam. - Bước 3: Học sinh trình bày kết quả khi đọc bản đồ, giáo viên chuẩn kiến thức. Ví dụ minh họa Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày sự phân bố tài nguyên khoáng sản của nước ta? - Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu: Dựa vào bản đồ địa chất khoáng sản ( trang 8) để nêu được sự phân bố nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta. - Bước 2: Vận dụng các bước đọc bản đồ để tìm hiểu về sự phân bố tài nguyên khoáng sản nước ta. + Tên bản đồ: Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam: Đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ là địa chất và khoáng sản, khoáng sản được thể hiện bằng kí hiệu hình học và kí hiệu chữ. + Dựa vào bản đồ địa chất và khoáng sản để chỉ ra sự phân bố tài nguyên khoáng sản nước ta. - Bước 3: Học sinh trình bày kết quả khi đọc bản đồ, giáo viên chuẩn kiến thức. 9 Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 ở trường trung học cơ sở. Tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng, bao gồm: + Khoáng sản kim loại: Sắt, măng gan, đồng, kẽm.. + Khoáng sản phi kim loại: Apatit.. + Khoáng sản năng lượng: Than, dầu mỏ, khí đốt.. + Khoáng sản vật liệu xây dựng: Đá vôi, sét, cát... Phân bố: + Sắt: Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang. + Măng gan: Cao Bằng. + Đồng, Vàng: Lào Cai + Niken: Sơn La + Chì, kẽm: Bắc Cạn; +Vàng: Quảng Nam + Apatit:Lào Cai... 2.2.2.2. Kĩ năng hiểu bản đồ Ở mức độ cao hơn đó là kĩ năng hiểu bản đồ, vậy kĩ năng hiểu bản đồ tức là đối tượng đó thể hiện nội dung gì? đặc điểm, tính chất của đối tượng đó ra sao? để có kĩ năng hiểu bản đồ phải có kiến thức về bản đồ và kết hợp với kiến thức về Địa lí tự nhiên. Quy trình thực hiện: - Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu - Bước 2: Nắm được những cơ sở toán học của bản đồ: như phép chiếu đồ, phương pháp biểu hiện, hệ thống kí hiệu và kết hợp với kiến thức Địa lí để hình thành đặc điểm, tính chất, nội dung của các đối tượng, hiện tượng Địa lí tự nhiên được thể hiện trên bản đồ. - Bước 3: Học sinh trình bày kết quả hiểu bản đồ, giáo viên chuẩn kiến thức. Ví dụ minh họa: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy phân tích đặc điểm địa hình dãy Trường Sơn Bắc? - Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu 10 Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 ở trường trung học cơ sở. Dựa vào bản đồ các miền tự nhiên (trang 13) để phân tích đặc điểm địa hình dãy núi Trường Sơn Bắc. - Bước 2: Căn cứ vào phương pháp thể hiện và hệ thống kí hiệu, kết hợp với kiến thức Địa lí để phân tích đặc điểm dãy núi Trường Sơn Bắc như: Vị trí, nơi bắt đầu và kết thúc, nguồn gốc, độ cao, hướng... - Bước 3: Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức. + Đặc điểm địa hình dãy Trường Sơn Bắc - Vị trí: Dãy Trường Sơn Bắc thuộc vùng Bắc Trung Bộ - Nới bắt đầu và kết thúc: từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã Nguồn gốc: Trường Sơn Bắc hình thành trong một khu vực địa máng nằm giữa hai khối Đông Bắc ở phía Bắc và kon tum ở phía Nam. Hình thành từ đầu Nguyên Sinh đến Tân Kiến Tạo được nâng lên. - Chiều dài: trên 500km, - Độ cao: chủ yếu địa hình dưới 1000m, vùng núi thấp và trung bình. - Hướng: Tây bắc- đông nam, một số dãy núi ăn ra sát biển như Hoành Sơn , Bạch Mã - Cấu trúc: Gồm các dãy núi song song và so le nhau, cao ở hai đầu và thấp ở giữa, có sự bất đối xúng giữa giữa hai sườn Đông và Tây, sườn Đông hẹp và dốc sườn Tây thoải. 2.2.2.3. Kĩ năng sử dụng bản đồ Trong học tập phần Địa lí tự nhiên Việt Nam ở bậc trung học cơ sở, đây là kĩ năng đòi hỏi phải có kiến thức về bản đồ, kiến thức về Địa lí tự nhiên. Đó là cơ sở để so sánh, đánh giá, tổng hợp, hoặc có thể xác lập mối quan hệ của các đối tượng, hiện tượng Địa lí trên bản đồ. Quy trình thực hiện: - Bước 1: Xác định mục đích yêu cầu - Bước 2: Vận dụng kiến thức về bản đồ kết hợp với kiến thức Địa lí xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng Địa lí tự nhiên trên bản đồ. 11 Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 ở trường trung học cơ sở. - Bước 3: Học sinh trình bày kết quả khi sử dụng bản đồ, giáo viên chuẩn kiến thức. Ví dụ minh họa: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy phân tích tác động của dãy Trường Sơn Bắc đến khí hậu, sông ngòi, địa hình ở Bắc Trung Bộ? - Bước 1: Xác định mục đích, yều cầu. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam các miền tự nhiên ( trang 13) để phân tích tác động của dãy Trường Sơn Bắc đến khí hậu, sông ngòi, địa hình ở vùng Bắc Trung Bộ. - Bước 2: kết hợp với kiến thức bản đồ và kiến thức Địa lí để xác lập các mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu, giữa địa hình với sông ngòi và địa hình. Khi đến kĩ năng sử dụng bản đồ thì các em phải vận dụng kiến thức bản đồ và kiến thức Địa lí để thấy được dãy Trường Sơn Bắc có mối quan hệ chặt chẽ với các đối tượng tự nhiên khác. - Bước 3: Học sinh trình bày kết quả khi sử dụng bản đồ, giáo viên chuẩn kiến thức. * Tác động của dãy Trường Sơn Bắc đối với: + Sông ngòi: - Dãy Trường Sơn Bắc có hướng tây bắc- đông nam có nhiều dãy núi song song và so le nhau như vậy nên đã quy định hướng hướng chảy của sông ngòi vùng Bắc Trung Bộ hầu hết chảy theo hướng tây - đông, tây bắc - đông nam, sông ngòi ngắn, dốc, dòng chảy xiết, lũ lên nhanh. + Khí hậu: - Vào mùa đông kết hợp với các dãy núi đâm ngang đón gió mùa đông bắc, hội tụ nhiệt đới, bão gây mưa lớn cho vùng Bắc Trung Bộ và mưa xuất hiện muộn hơn so với các vùng khác. ngoài ra một nhánh núi như Hoành Sơn, Bạch Mã, làm suy yếu gió mùa đông bắc khi tiến xuống phía Nam. - Vào mùa hạ dãy núi Trường Sơn Bắc tạo thành bức chắn địa hình ngăn ẩm do gió mùa Tây nam đem tới tạo hiệu ứng phơn thời tiết khô nóng. - Khí hậu còn phân hóa theo đai cao 12 Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 ở trường trung học cơ sở. + Địa hình: - Góp phần hình thành các dạng địa hình của vùng như đồng bằng, bờ biển.. - Quy định hướng của địa hình: hướng tây bắc- đông nam chạy sát biển kết hợp với các dãy núi đâm ngang chia cắt đồng bằng nhỏ hẹp. 2.2.3. Kĩ năng mô tả tổng hợp Địa lí một khu vực trong Atlat Địa lí Việt Nam. Đây là kĩ năng đòi hỏi phải có tư duy tổng hợp, có kiến thức về bản đồ, kiến thức về Địa lí. Đó là cơ sở để tổng hợp các mối quan hệ biện chứng trong tự nhiên, từ đó có thể xác lập mối quan hệ các đối tượng, hiện tượng Địa lí tự nhiên trên một vùng lãnh thổ. Quy trình thực hiền: - Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu - Bước 2: Phải có kiến thức cơ bản về Địa lí, bản đồ, có các kĩ năng đọc, hiểu, và sử dụng bản đồ. Để phân tích, so sánh, đánh giá một cách tổng hợp về một vùng, một khu vực, một miền Địa lí. Đây là một kĩ năng đòi hỏi tổng hợp, khái quát rất cao vì vậy phải vận dụng tất cả các kĩ năng như đã nêu trên. - Bước 3: Học sinh trình bày kết quả khi mô tả tổng hợp, giáo viên chuẩn kiến thức. Ví dụ minh họa: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao chế độ nước của sông Mê Công điều hòa hơn sông Hồng? - Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu - Bước 2: Cơ sở: Dựa vào Atlat các trang 6,9,10,12 về địa hình, sông ngòi, động thực vật...Vận dụng các kiến thức đã học về những nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước của sông như địa hình, khí hậu, lớp phủ thực vật, hồ đầm để giải thích, kết hợp với kiến thức bản đồ để thiếp lập mối quan hệ trên. - Bước 3: Học sinh trình bày kết quả khi mô tả tổng hợp, giáo viên chuẩn kiến thức. * Giải thích: 13 Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 ở trường trung học cơ sở. + Đối với sông Mê Công - Diện tích lưu vực rộng lớn, sông chảy từ Trung Quốc, qua nhiều nước như Thái Lan, Lào, Căm-Pu-Chia, Mi-an-ma, Việt Nam. Đây là một trong những sông có chiều dài lớn nhất Châu Á - Chế độ mưa ở thượng lưu, trung lưu, hạ lưu của sông không trùng nhau về mùa mưa và thời gian mưa. - Lớp phủ thực vật còn rất phong phú - Hệ thống sông Mê Công có hồ rất quan trọng là Biển Hồ, nếu lũ lên thì nước sông tràn vào hồ.. - Phần hạ lưu Sông Mê Công đổ ra biển bằng chín cửa + Đối với sông Hồng - Diện tích lưu vực nhỏ hơn sông Mê Công, chiều dài ngắn hơn, phần lớn diện tích lưu vực nằm ở Việt Nam. - Hình dạng lưu vực có dạng nan quát nên lũ lên nhanh - Lớp phủ thực vật ở phần thương và trung lưu ở Tây Bắc và Đông Bắc bị phá hủy mạnh nên khả năng điều tiết nước hạn chế. - Có chế độ mưa theo mùa - Sông Hồng đổ ra biển bằng ba cửa khả năng thoát lũ chậm hơn sông Mê Công. 2.2.4. Kĩ năng phân tích lát cắt địa hình trong Atlat Địa lí Việt Nam Khai thác Atlat Địa lí Việt Nam cũng cần chú ý đến việc phân tích các lát cắt. Đây được coi là các thành phần bổ trợ nhằm làm rõ, hoặc bổ sung những nội dung mà các bản đồ trong Atlat không thể trình bày rõ, các lát cắt địa hình trở thành minh chứng rất trực quan về hướng nghiêng và đặc điểm hình thái địa hình của từng miền, từng khu vực. Trong Atlat Địa lí Việt Nam có 3 lát cắt ở các trang 13,14, khi phân tích lát cắt không chỉ phân tích đặc điểm địa hình mà còn phân tích đặc điểm tự nhiên dọc theo lát cắt. Như vậy có hai mức độ phân tích lát cắt địa hình như sau: 2.2.4.1. Phân tích đặc điểm địa hình qua lát cắt 14 Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 ở trường trung học cơ sở. Quy trình thực hiện: - Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu - Bước 2: Kết hợp kiến thức bản đồ và kiến thức Địa lí để phân tích. + Xác định vị trí, giới hạn lát cắt + Lát cắt đi qua những vùng địa hình nào?( kể từ trái qua phải: Khu, dãy núi và sơn nguyên nào, cắt qua những dòng sông nào...) + Phân tích từng đối tượng biểu hiện trên lát cắt - Bước 3: Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức. Ví dụ minh họa: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy phân tích đặc điểm địa hình qua lát cắt AB từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình. - Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu - Bước 2: Sử dụng Atlat trang 13 và kiến thức Địa lí để phân tích - Bước 3: Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức. + Lát cắt AB chạy trong Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, đi từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình chạy theo hướng Tây bắc - Đông nam + Lát cắt đi qua Khu Việt Bắc, khu Đông Bắc và khu Đông Bắc Bắc Bộ qua các dạng địa hình đồi núi cao phía Tây Bắc đồi thấp và trung bình ở trung tâm và vùng đồng bằng Bắc Bộ ở phía đông nam + Lát cắt qua sơn nguyên Đồng Văn, núi PuTha Ca, núi Phia Ya, núi Phia Boóc, cánh cung Ngân Sơn, Cánh cung Bắc Sơn, và cắt qua sông: Sông Gâm, sông Năng, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Kinh Thầy, và cửa sông Thái Bình. + Địa hình có sự khác biệt giữa các khu vực: - Từ sơn nguyên Đồng Văn đến thung lũng sông Cầu( khu Việt Bắc). Đây là khu vực núi cao, dốc lớn và độ chia cắt địa hình lớn nhất trên toàn lát cắt. Lát cắt chạy qua sơn nguyên với độ cao trung bình 1000m có diện tích khá lớn - Từ sông Cầu đến sông Thương ( khu Đông Bắc) địa hình thấp hơn khu Việt Bắc độ chia cắt địa hình giảm dần, bắt đầu từ độ cao 50m của thung lũng sông Cầu độ cao giảm dần 15 Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 ở trường trung học cơ sở. - Từ sông Thương đến cửa sông thái Bình ( khu Đồng bằng Bắc Bộ) địa hình tương đối bằng phẳng, đọ dốc nhỏ, độ cao địa hình dưới 50m. 2.2.4.2. Phân tích tổng hợp tự nhiên dọc lát cắt Kĩ năng không thể thiếu được đó là kĩ năng chồng xếp các bản đồ, nếu như chỉ sử dụng Atlat trang 13, 14 thì không thể phân tích tổng hợp đặc điểm tự nhiên vì ngoài phân tích địa hình còn phân tích địa chất, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng....Thì phải căn cứ vào bản đồ nêu trên có trong Atlat. Vì vậy yêu cầu đầu tiên là kĩ năng chồng xếp bản đồ. Quy trình thực hiện: - Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu - Bước 2: Chồng xếp các bản đồ kết hợp với kiến thức Địa lí để thực hiện các nội dung sau: + Xác định vị trí, giới hạn lát cắt + Làm rõ đặc điểm tự nhiên như: Địa chất, địa hình, khí hậu, sông ngòi... - Bước 3: Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức. Ví dụ minh họa: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam hãy, đọc lát cắt tự nhiên tổng hợp C-D, từ biên giới Việt Trung đến sông Chu. - Bước 1: Đọc lát cắt tự nhiên tổng hợp C-D từ biên giới Việt Trung đến sông Chu. - Bước 2: Kết hợp sử dụng các trang Atlat 8, 9, 10, 11, 12, 13, để phân tích các đặc điểm tự nhiên dọc theo lát cắt. - Bước 3: Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức. + Giới hạn: Lát cắt C- D từ biên giới Việt -Trung đến Sông Chu + Chiều dài: Dùng thước đo chiều dài C-D trên lát cắt được 12 cm nhân với tỉ lệ bản đồ, nghĩa là 1cm trên bản đồ tương ứng với 3000000 cm ngoài thực địa. Vậy 12cm x 3000000 = 360 km. chiều dài lát cắt C - D là 360 km. + Phân tích các thành phần tự nhiên: - Địa chất: Căn cứ vào bản đồ địa chất khoáng sản trong Atlat Địa lý Việt Nam trang 8 dùng thước và chì kẻ tương đối chính xác lát cắt đi qua 16 Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 ở trường trung học cơ sở. có ba loại đá: - Đá mắc ma xâm nhập ( Phanxipang) - Đá mắc ma phun trào ( Hoàng Liên Sơn, Phu luông) - Trầm tích đá vôi ( cao nguyên Mộc Châu) - Địa hình: Sử dụng Atlat trang 13 Lát cắt đi qua nhiều dạng địa hình: Núi cao ( Hoàng Liên Sơn, Phu Luông) có độ cao trên 2000m), đồi núi thấp trung bình, cao nguyên(với độ cao từ 200m -500m ), đồng bằng Thanh Hóa( khá bằng phẳng có độ cao dưới 200m) - Thổ nhưỡng: Bao gồm các loại đất: Đất feralit đỏ vàng, đất mùn trên núi, đất feralit trên đá vối, đát phù sa. - Thủy văn: Lát cắt qua ba con song lớn ( Sông Mã, Sông Đà, Sông Chu), sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ dốc lớn - Khí hậu: Khí hậu có sự khác biệt dọc theo lát cắt chia làm ba khu vực. + Hoàng Liên Sơn, Phu Luông: nhiệt độ trung bình năm thấp, lượng mưa lớn + Khu đồi núi thấp, trung bình: Có tính chất chuyển tiếp + Khu vực đồng bằng: Nhiệt độ trung bình năm trên 200C - Sinh vật: Rừng ôn đới trên núi, rừng kín thường xanh, trảng cỏ cây bụi, thảm thực vật nông nghiệp. 2.2.5. Minh họa qua một tiết học cụ thể trên lớp Bài 23- Tiết 25: VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: Sau bài học này, học sinh cần 1. Kiến thức: - Trình bày được vị trí Địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam: các điểm cực ( Bắc, Nam, Đông, Tây) của phần đất liền; vùng biển và diện tích lãnh thổ. - Phân tích để thấy dược vị trí và phạm vi lãnh thổ nước ta có ý nghĩa quan trọng đối với tự nhiên. - Hiểu được đặc điểm lãnh thổ ảnh hưởng đến hoạt động giao thông vận tải và phát triển kinh tế- xã hội. 17 Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 ở trường trung học cơ sở. 2. Kĩ năng: - Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam ( trang bản đồ hành chính), lược đồ khu vực Đông Nam Á. Để xác định và phân tích vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam. - Phân tích môi quan hệ Địa lí và xử lí số liệu 3. Thái độ: - Củng cố lòng yêu quê hương đất nước - Có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 4. Định hướng hình thành các năng lực: - Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng bản đồ, lược đồ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng Atlat. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - GV: Atlat Địa lý Việt Nam, giáo án, sách giáo khoa, các tài liệu dạy học khác - HS: Atlat Địa lý Việt Nam, sách giáo khoa, vở ghi. III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định lớp ( 1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ ( Có thể lồng ghép vào bài mới) 3. Bài mới (35 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1( 20 phút) 1. Vị trí, giới hạn lãnh thổ Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 a. Phần đất liền ? Dựa vào bản đồ hành chính kết hợp + Tọa độ Địa lí với bảng 23.2 sách giáo khoa, hãy xác - Điểm cực Bắc: 230 23' B xã Lũng Cúđịnh các điểm cực bắc, Nam, Đông Đồng Văn- Hà Giang ,Tây phần đất liền nước ta và cho biết - Điểm cực Nam: 80 34' B xã Đất Mũitọa độ của chúng. Ngọc Hiển- Cà Mau - Học sinh dựa vào bản đồ hành chính - Điểm cực Tây: 1020 09' Đ xã Sín Thầu18 Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 ở trường trung học cơ sở. va bảng 23.2 để trả lời Mường Nhé- Điện Biên - Giáo viên chuẩn kiến thức - Điểm cực Đông: 1090 24' Đ xã Vạn Dành cho học sinh yếu-kém Thạnh- Vạn Ninh -Khánh Hòa 2 ? Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang + Diện tích: 331 212 km 6 ( bản đồ hình thể) kể một số đảo và b. Phần biển quần đảo nước ta. - Diện tích khoảng 1 triệu km2. có rất - Học sinh trả lời giáo viên chuẩn kiến nhiều đảo và quần đảo thức c. Đặc điểm của vị trí địa lý về mặt tự ? Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang nhiên 4 ( Việt Nam trong Đông Nam Á), hãy - Vị trí nội chí tuyến cho biết những đặc điểm nổi bật về vị - Vị trí gần trung tâm khu vực Đông trí địa lí về mặt tự nhiên. Nam Á - Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo - Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật * Ý nghĩa: * Thảo luận nhóm: 5 phút - Nằm trong vùng nội chí tuyến nên nước Phân tích ý nghĩa vị trí Địa lí tự nhiên ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nước ta. - Phía đông nước ta giáp với biển, biển - Giáo viên hướng dẫn học sinh xác cung cấp một lượng ẩm dồi dào, lượng lập mối quan hệ giữa vị trí địa lý với mưa lớn. các thành phần tự nhiên để phân tích ý - Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng nghĩa của vị trí Địa lí về mặt tự nhiên. sâu sắc của biển. - Học sinh tiến hành thảo luận - Đại diện trình bày kết quả thảo luận, - Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai 19 Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 ở trường trung học cơ sở. trao đổi bổ sung. sinh khoáng Thái Bình Dương và vành - Giáo viên chuẩn kiến thức đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú. - Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên các miền 2. Đặc điểm lãnh thổ a. Phần đất liền Hoạt động 2 ( 15 phút) - Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, kéo dài Thảo luận cặp đôi: 2 phút theo chiều bắc- nam tới 1650km tương 0 - Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang đương 15 vĩ tuyến, nơi hẹp nhất khoảng hành chính hình thể. Nhận xét về đặc 50 km điểm hình dạng lãnh thổ nước ta? - Đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài - Học sinh thảo luận 3260 km. - Học sinh trình bày, trao đổi b. Phần biển Đông - Giáo viên chuẩn kiến thức. - Mở rộng về phía đông, có nhiều đảo, quần đảo, vịnh - Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta cả về quốc phòng và kinh tế. IV. Củng cố( 5 phút) - Xác định vị trí Địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ - Phân tích ý nghĩa của vị trí Địa lí việt Nam về mặt tự nhiên. V. Hoạt động nối tiếp( 3 phút) - Về nhà xem lại bài, nắm nội dung bài học - Chuẩn bị trước bài vùng biển Việt Nam với các nội dung sau: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan