Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh lớp 11...

Tài liệu Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh lớp 11

.DOC
43
6
101

Mô tả:

Phần mở đầu Trang 1. Lời giới thiệu……………………………………………………...............2 2. Tên sáng kiến……………………………………………………................3 3.Tác giả sáng kiến……………………………………………………........... 3 4. Chủ đầu tư sáng tạo………………………………………...........................3 5. Lĩnh vực áp dụng ………………………………………..............................3 6. Ngày sáng kiến được áp dung………………………………………………3 7. Mô tả bản chất SKKN……………………………………………………....3 Phần nội dung 1. Nhận dạng đề................................................................................................. 5 2. Tìm hiểu đề.................................................................................................... 9 3. Lập dàn bài....................................................................................................11 4. Hướng dẫn chi tiết làm bài cụ thể.................................................................12 5. Hướng dẫn HS làm bài theo hướng mở.........................................................23 6. Bài văn mẫu cho HS......................................................................................25 Phần kết luận và kiến nghị.............................................................................32 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu. Ở trường phổ thông, môn văn có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách, năng lực ngôn ngữ cho học sinh. Thông thường môn Ngữ văn gồm các phân môn: Đọc văn, tiếng việt, tập làm văn. Trong đó phân môn làm văn có vị trí hết sức quan trọng, bởi lẽ nó quyết định cho việc nhận định, đánh giá, diễn đạt ngôn ngữ của học sinh. Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn những năm trước đây thường xuất phát từ một quan niệm khá cực đoan: Coi trọng nghị luận văn học. Để khắc phục tình trạng cực đoan trên, chương trình Ngữ văn hiện nay có những điều chỉnh lớn nhằm cân đối giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Đây là nội dung phù hợp nhưng cũng hết sức khó khăn cho việc học tập của học sinh. Trong những năm gần đây kiểu văn nghị luận xã hội đã được chú trọng trong các nhà trường trung học. Bởi văn nghị luận đã trở thành tiêu chí đánh giá đối với học sinh không chỉ trong những bài kiểm tra, thi học sinh giỏi, thi vào lớp 10 và ngay cả thi tốt nghiệp THPT rồi đến kì thi Đại học. Sự chuyển biến này là cơ hội và cũng là thách thức đối với học sinh. Một thời gian khá dài, làm văn trong nhà trường chỉ tập trung vào nghị luận văn học khiến cho học sinh cảm thấy văn chương xa rời thực tế cuộc sống. Rèn luyện văn nghị luận xã hội giúp học sinh không chỉ hoàn thiện kĩ năng trình bày quan điểm của mình, mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong phú về những vấn đề xã hội. Thế nhưng thách thức đặt ra đối với học sinh và giáo viên cũng không phải là nhỏ. Học sinh quá quen với tư duy văn học, kiến thức về xã hội còn hạn chế, tài liệu tham khảo nghị luận xã hội không nhiều, kĩ năng làm bài chưa thuần thục, dung lượng một bài không được quá dài, chỉ được viết trong một thời gian ngắn về một vấn đề trong cuộc sống chứ không phải cố định ở một văn bản trong sách giáo khoa...Tất cả những điều đó tạo nên áp lực, gây khó khăn cho học sinh. Trong năm qua, bản thân tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn 11, tôi luôn có ý thức trong việc giảng dạy, đặc biệt đã chú trọng rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài nghị luận nói chung và bài văn nghị luận xã hội nói riêng, vì đây là một vấn đề đang được xem là mới và khó. Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng của việc làm bài nghị luận xã hội ở trường THPT hiện nay, để tạo tiền đề cho việc học và làm văn của các em 2 ở các bậc học tiếp theo, tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh lớp 11”. Nhằm trao đổi với đồng nghiệp một vài kinh nghiệm, qua đó giúp cho học sinh lớp 11 nắm vững hơn phương pháp làm kiểu bài này, với mong muốn nâng cao chất lượng bài thi, bài kiểm tra và kết quả học tập của các em. 2. Tên sáng kiến: “Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh lớp 11”. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Thị Hà - Địa chỉ: Trung tâm GDNN - GDTX Tam Đảo - Số điện thoại: 0975875514 Email: [email protected] 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hà - Trung tâm GDNN-GDTX Tam Đảo 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: - Áp dụng dạy học môn Ngữ văn cho học sinh cấp THPT lớp11. - Hỗ trợ giáo viên có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 5/11/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Nội dung sáng kiến: PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN Xà HỘI CHO HỌC SINH 1. Cơ sở lí luận Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay thì giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mục tiêu giáo dục của tất cả các quốc gia là đào tạo con người phát triển toàn diện. Tổ chức khoa học giáo dục thế giới UNESCO cũng đã đề xướng mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình”. Việc đưa mảng nghị luận xã hội vào chương trình Ngữ văn bậc trung học hoàn toàn phù hợp với xu hướng giáo dục trên. Nghị luận xã hội là phưong pháp nghị luận lấy đề tài từ các 3 lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng, sai, tốt, xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống và bản thân. Những đề tài và nội dung này thường là những vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, có tính giáo dục và tính thời sự cao. Đối với học sinh THPT, các bài văn nghị luận xã hội thường mang đến cho các em những suy nghĩ và nhận thức đúng đắn về cuộc sống; có ý nghĩa hướng đạo, đặc biệt là uốn nắn nhận thức cho các em về những vấn đề có tính hai mặt của đời sống xã hội đang tác động trực tiếp đến thế hệ trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn: Để làm tốt bài nghị luận xã hội, học sinh phải có những hiểu biết tương đối sâu rộng về các lĩnh vực đời sống, chính trị xã hội… Song đa phần học sinh phổ thông ngày nay không có nhiều kiến thức xã hội. Các em không có sự chủ động quan tâm tìm hiểu các vấn đề xã hội do bản chất của các vấn đề chưa hấp dẫn với học sinh. Các em lại dành phần lớn quỹ thời gian của mình cho việc học ở trường và ôn bài ở nhà. Bị bó hẹp trong môi trường gia đình và nhà trường các em gần như bị tách khỏi những vận động của đời sống chính trị, xã hội. Bên cạnh đó, bản chất của những vấn đề xã hội cũng phức tạp, khó nắm bắt với lứa tuổi học sinh. Khó khăn thứ hai khi học sinh làm bài nghị luận xã hội mắc phải là khó khăn về phương pháp. Đa số học sinh phổ thông không thành thạo các phương pháp lập luận, gặp khó khăn trong tư duy lôgic, đặc biệt là lôgic ngôn ngữ. Phương pháp học văn quen thuộc của học sinh là được thầy cô giáo hướng dẫn và làm bài theo mẫu. Văn nghị luận xã hội lại không có mẫu, không thể biết giới hạn kiến thức để hướng dẫn trước. Trong thực tế, kiến thức xã hội nói chung, kiến thức xã hội để làm bài văn NLXH nói riêng của học sinh THPT hiện nay không cao, khả năng tư duy logic và khả năng lập luận của đa số học sinh còn thấp nên các em thường gặp khó khăn khi làm bài NLXH. Thời lượng dành cho bài NLXH trong chương trình phổ thông hiện nay chỉ có 2 tiết lí thuyết dạy vào lớp 12 vì vậy giáo viên cũng gặp khó khăn khi giảng dạy phân môn này. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng bài NLXH cho học sinh, làm thế nào để bồi dưỡng kiến thức xã hội cho học sinh là một vấn đề cấp thiết. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ Văn , chúng ta cần phải làm gì trước thực tế này để giúp các em học sinh có được những kỹ năng làm bài tốt nhất khi đứng trước nhiều vấn đề rất thiết thực của đời sống xã hội, qua đó bày tỏ được thái độ, suy nghĩ, nhận xét ... của bản thân trước vấn đề ấy? Đó là những câu hỏi đã và đang được đặt ra và cần sớm được giải quyết trong thực tế dạy - học hiện nay. Là giáo viên giảng dạy Ngữ Văn, tôi luôn mong muốn giúp các em học sinh tiếp cận được vấn đề, hiểu và giải quyết 4 được vấn đề đặt ra từ các đề làm văn nghị luận xã hội. Từ đó, bồi dưỡng cho các em sự yêu thích đối với môn học và cũng là để góp phần giúp các em thêm hiểu người, hiểu đời, làm phong phú thêm đời sống tâm hồn, tình cảm; góp phần hình thành kỹ năng sống cho các em từ những vấn đề xã hội được tiếp cận. Đồng thời, những vấn đề được đặt ra từ các đề bài làm văn nghị luận xã hội cũng góp phần thiết thực vào việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho học sinh, trở thành hành trang tri thức, góp phần chuẩn bị cho các em tự tin bước vào đời thông qua những vấn đề nghị luận xã hội rất thiết thực. 3. Thực trạng dạy học văn NLXH ở trường phổ thông - Thực trạng chung: Thực trạng học và làm bài văn nghị luận nghị luận xã hội đang là một vấn đề được quan tâm trong các trường THPT nói chung và trường TT GDNN-GDTX Tam Đảo nói riêng. Theo thống kê và theo dõi kết quả thi học, kì, thi học sinh giỏi, thi vào PHPT của mấy năm gần đây thì chất lượng làm bài môn Ngữ văn của học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên phần điểm bị trừ trong bài lại rơi vào phần văn nghị luận xã hội. Nguyên nhân chính là do cách diễn đạt của các em chưa được tốt. Các ý còn chung chung, chưa cụ thể và rõ ràng, kiểu nghị luận này yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức thực tế thì các em lại chưa có. Nhiều em còn mắc các lỗi về dùng từ, diễn đạt...có em còn xác định sai đề, dẫn đến sai kiến thức cơ bản do suy diễn cảm tính, suy luận chủ quan hoặc tái hiện quá máy móc dập khuôn trong tài liệu, thậm chí có chỗ “râu ông nọ cắm cằm bà kia” nhầm nghị luận về tư tưởng đạo lí sang nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống...Sở dĩ chất lượng phần văn nghị luận xã hội còn chưa đạt yêu cầu như vậy là do nhiều nguyên nhân: - Về giáo viên: Mặc dù trong những năm gần đây, hầu hết giáo viên đã nắm chắc được cấu trúc của các đề thi học sinh giỏi và thi vào THPTQG, một phần không thể thiếu là câu hỏi liên quan đến kiểu bài nghị luận xã hội, thế nhưng một số giáo viên vẫn cho rằng câu hỏi chỉ chiếm tỉ lệ điểm trong bài khoảng 20% số điểm nên chưa tập trung nhiều để hướng dẫn học sinh, khiến kiến thức cơ bản học sinh nắm chàng màng. Tư tưởng học sinh làm bài lại chỉ chăm chú đến phần nghị luận văn học mà không nghĩ rằng đây là phần dễ đạt điểm tối đa. Hơn nữa lâu nay có khá nhiều học sinh và ngay cả thầy cô cứ nghĩ rằng văn hay là câu chữ phải “bay bổng”, phải “lung linh”, nghĩa là dùng cho nhiều phép tu từ, nhiều từ “sang”, nhiều thuật ngữ “oách” mà quên rằng văn hay là sự chân thực, sự giản dị, tức là nói những điều mình nghĩ và nói bằng ngôn ngữ bình thường, không cao giọng, không uốn éo làm duyên. - Về học sinh. Trong những năm gần đây học sinh không hứng thú muốn học môn Ngữ văn, nhất là ngại làm những bài văn. Có lẽ ngoài nguyên nhân khách quan từ xã hội, thì một phần cũng do làm văn khó, lại mất nhiều thời gian, “công thức” làm văn cho các em lại không hình thành cụ thể. Các em không phân biệt rõ các thao tác nghị luận chính mà mình sử dụng. Kĩ năng tạo lập văn bản của học sinh ở trường TT GDNN-GDTX Tam Đảo còn kém nhiều và rất hiếm có những bài nghị luận có được sức hấp dẫn, thuyết phục bởi cách lập luận rõ ràng, chính xác, 5 đầy đủ và chặt chẽ từng luận điểm, luận cứ... Bài viết của các em khi thì sai về yêu cầu thao tác nghị luận, khi lại không sát, không đúng với nội dung nghị luận của đề bài. Ví dụ đề yêu cầu nghị luận về tư tưởng đạo lí lại làm sang nghị luận về hiện tượng sự việc đời sống. Mặt khác đối với bài nghị luận xã hội dung lượng quy định (chỉ khoảng 300 đến 400 từ hoặc một trang giấy thi) nhiều học sinh vẫn chưa căn được, cứ thế phóng bút viết thậm chí hết nhiều thời gian mà bài lại không cô đọng, súc tích. Một điều nữa mà ta dễ dàng nhận thấy khi dạy kiểu bài này các em đều quan niệm là bài văn “khô khan” nên bài viết chưa có sức hút, chưa lay động được tâm hồn người đọc. Ở bất cứ thể văn nào, khô khan hay hấp hẫn là ở chất lượng. Mà chất lượng một bài văn phụ thuộc vào cảm hứng, kiến thức và các yếu tố có tính kĩ thuật như: Cách lập luận, dùng từ, câu... Kết quả khảo sát học sinh khi chưa áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy như sau: Năm học 2018-2019. Lớp Sĩ số 11A1 34 Số HS không biết cách Số HS biết cách làm Số HS làm bài làm bài (1->4điểm) bài ở mức trung bình- tốt khá (5->7điểm) (8-9 điểm) SL % SL % SL % 17 50,0 15 44,1 2 5,9 Kết quả trên đây cho thấy nguyên nhân mấu chốt là học sinh phần nhiều chưa biết làm bài văn nghị luận tốt. Vậy nên việc nâng cao, mở rộng, rèn thêm cho học sinh kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội là rất cần thiết. PHẦN II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN Xà HỘI CHO HỌC SINH LỚP 11 I. NHẬN DẠNG ĐỀ: Nghị luận xã hội là những bài văn mà người viết dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề chính trị, xã hội, đời sống. Đề tài của dạng bài này hết sức rộng mở, bao gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, lối sống, những hiện tượng tích cực, tiêu cực trong đời sống, vấn đề thiên nhiên, môi trường, vấn đề hội nhập, vấn đề giáo dục nhân cách....Nghĩa là ngoài những tác phẩm văn học ( lấy tác phẩm văn học trong nhà trường làm đối tượng) thì tất cả các vấn đề khác được đưa ra bàn luận đều được xếp vào dạng nghị luận xã hội. Có thể qui về hai dạng đề cơ bản: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học xét cho cùng thì cũng phải qui về một trong hai dạng đề trên. Trên thực tế các đề nghị luận xã 6 hội rất phong phú và đa dạng, sự phân chia dạng đề chỉ là tương đối. Nhiều khi giới hạn giữa hai dạng đề rất nhỏ nên học sinh khó xác định rạch ròi. Việc nhận dạng đề trước khi tìm hiểu đề rất quan trọng, giúp học sinh định hướng đúng cho bài làm, tránh sai lạc trong trong quá trình làm bài. 1. Dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, lối sống, quan niệm của con người. Vấn đề tư tưởng đạo lí thường được nêu lên trong các ý kiến, nhận định của các bậc vĩ nhân, hay nhà thơ, nhà văn, hoặc được nêu ra ở tục ngữ, ca dao…. Các đề thường gặp là: Ví dụ: - Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa” (Theo sách Dám thành công – Nhiều tác giả, NXB trẻ, 2008, tr90): Đề thi tuyển sinh đại học khối D năm 2009. - “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống” (Lép Tônxtôi) . Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí tưởng riêng của mình . - “Đời người cũng như một bài thơ, giá trị của nó không tùy thuộc vào số câu mà tùy thuộc vào nội dung” (Seneca). Suy nghĩ của em về ý kiến trên. - “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: Thời gian, lời nói và cơ hội” Lời nhắn nhủ này nhắc anh (chị) điều gì? - Suy nghĩ của anh (chị) về lời dạy của Chúa Jesus: “Thiên đường ở chính trong ta. Địa ngục cũng do ta mà có” - Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của Tuân Tử: “Người khen ta mà khen phải là bạn của ta, người chê ta mà chê phải là thầy của ta, những kẻ tâng bốc, xu nịnh là thù của ta”. Học sinh có thể nhận ra dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí khi nhận thấy đề bài yêu cầu bàn luận về một nhận định, một câu tục ngữ, hay một câu danh ngôn. 7 Nhận định, tư tưởng thường được trích dẫn nguyên văn và được đặt trong dấu ngoặc kép. 2. Dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống: Xung quanh chúng ta hằng ngày có biết bao hiện tượng xảy ra. Có hiện tượng tốt, có hiện tượng xấu. Tất cả những điều xảy ra trong cuộc sống ấy đều là hiện tượng đời sống. Nghị luận về một hiện tượng đời sống là cách sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với đời sống xã hội, đáng khen, đáng chê, hay đáng suy nghĩ; có tính bức xúc, cập nhật nóng hổi diễn ra trong đời sống hàng ngày, được xã hội quan tâm như: an toàn giao thông, gian lận trong thi cử, bạo lực học đường, bệnh vô cảm, bệnh thành tích, bệnh đạo đức giả, hiện tượng mê muội thần tượng....từ đó làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu, để đồng tình hoặc bác bỏ trước những hiện tượng đó. Các đề thường gặp là: - Hãy viết một bài văn bàn về vấn đề: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay. Ví dụ: - Em có suy nghĩ gì về vấn đề bạo lực học đường đang diễn ra khá nhiều trong trường học hiện nay? - Hãy viết một bài văn với tiêu đề: “ Nước - nguồn tài nguyên quý vô giá”. - Hãy viết một bài văn bàn về vấn đề: ô nhiễm môi trường . - Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa” - Anh (chị) có suy nghĩ gì về căn bệnh vô cảm trong xã hội ta hiện nay? - “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng”. Suynghĩ của em về ý kiến trên. - Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của mình về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam từ thông tin sau: “Chiều ngày 30 - 4 – 2013, bên bờ sông Lam , đoạn chảy qua xã Trung Sơn,huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPTĐô Lương I) nghe tiếng kêu cứu có người đuối nước dưới sông, em liền chạy đến.Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu được ba học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi 8 đẩy được em thứ năm vào bờ thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi. (Theo Khánh Hoan, Thanhnienonline, ngày 6 - 5 - 2013) - Học sinh nhận ra dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống nhờ vào đối tượng được đề cập đến trong đề bài và yêu cầu của đề bài. Đối tượng được đề cập bây giờ không phải là một câu nói nào đó mà là một vấn đề đang xảy ra trong cuộcsống hiện tại. Thông thường trên dạng đề này có các từ ngữ như: hiện tượng, vấn đề, vấn nạn…. nhờ các từ ngữ nói trên, học sinh có thể xác định được dạng đề ngay tức thì. - Tuy nhiên với một số đề thì vấn đề lại không hoàn toàn đơn giản như vậy. Có những đề có sự giao thoa giữa nghị luận về một tư tưởng đạo lí với nghị luận về một hiện tượng đời sống. Ví dụ: Nhà hoạt động xã hội Martin Luther King từng nói: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”. Anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến trên? Đề bài trên vừa bàn về tư tưởng đạo lí, vừa bàn về hiện tượng đời sống. Với dạng đề bài này, học sinh cần kết hợp yêu cầu bài làm của cả hai dạng đề để giải quyết. Trước hết các em cần xác định phần chung của hai dạng đề cần giải quyết, đó là: - Giới thiệu, tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng cần giải quyết. - Bình luận về tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống. Chỉ ra mặt đúng, mặt tíchcực, hay mặt sai, mặt tiêu cực của vấn đề cần bàn luận. - Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Mỗi dạng đề có các yêu cầu riêng của nó. Dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí cần thiết phải giải thích ý nghĩa của tư tưởng đạo lí. Còn dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống cần thiết phải phân tích nguyên nhân và chỉ ra hậu quả của hiện tượng cần bàn luận. Đối với các đề bài có sự kết hợp cả hai dạng thì học sinh cần phải xác định luận điểm nhiều hơn, bao gồm cả phần chung và phần riêng đã nói trên. Như vậy, nhận dạng đề là khâu quan trọng đầu tiên giúp học sinh xác định được hướng đi của bài làm, nhằm tránh việc lạc đề. Có thể thấy dạng đề được thể hiện khá rõ qua các dấu hiệu ngôn ngữ có trong đề bài. Đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí thường yêu cầu bàn luận về một nhận 9 định, một câu tục ngữ, một câu danh ngôn. Nhận định, tư tưởng thường được trích dẫn nguyên văn và được đặt trong dấu ngoặc kép. Đề nghị luận về một hiện tượng đời sống thường đề cập đến đối tượng cụ thể là các hiện tượng, vấn đề, vấn nạn....học sinh có thể nhận biết dễ dàng nếu tập trung chú ý. II. TÌM HIỂU ĐỀ: Sau khi nhận dạng đề, học sinh cần tiến hành khâu tìm hiểu đề. Đây không phải là công đoạn riêng của văn nghị luận xã hội mà bất cứ bài làm văn nào cũng cần thiết phải được chú ý. Tìm hiểu đề là tìm hiểu 3 yêu cầu của đề, bao gồm: - Yêu cầu về thể loại. - Yêu cầu về nội dung. - Yêu cầu về dẫn chứng. Về thể loại: gần như cả 2 dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay nghị luận về một hiện tượng đời sống đều là bình luận. Về dẫn chứng, người viết phải biết huy động mọi loại kiến thức trong nhà trường cũng như trong cuộc sống đặc biệt là những hiểu biết thực tế để làm cho bài viết vừa sâu sắc vừa sống động, đầy sức thuyết phục. Yêu cầu quan trọng nhất là về nội dung đòi hỏi học sinh phải xác định đúng trọng tâm của đề thì bài viết mới đúng hướng. Ví dụ 1: Có ý kiến cho rằng: “Nếu cuộc đời là một bộ phim , tôi muốn là vai phụ xuất sắc nhất”. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. Luận đề của đề bài này là: Bàn về vai trò của một người bình thường trong xã hội nhưng là người bình thường xuất sắc. Ví dụ 2: Hãy viết bài văn với tiêu đề: “Góc sân và khoảng trời”. Luận đề của đề bài này là: Bàn về mối quan hệ giữa những cái nhỏ bé, gần gũi và những cái lớn lao, to tát; giữa thực tại và ước mơ, khát vọng. Ví dụ 3: Có ý kiến cho rằng: “ Một người chưa biết đến những lời nói dối đẹp thì cũng chưa biết đến thế giới chân thực” . Suy nghĩ của em về ý kiến trên. Luận đề của đề bài này là: Bàn về ý nghĩa của những lời nói dối đẹp. Ví dụ 4: Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của Âu Dương Tử: “Trăm sông học bể đến được bể. Gò đống học núi không đến được núi là bởi một đằng đi, một đằng đứng”. 10 Luận đề của đề bài này là : Tầm quan trọng của cách học và cũng là cách sống của con người trong cuộc đời. Ví dụ 5: Có ý kiến cho rằng: “ Một người khi đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì sẽ đánh mất thêm nhiều thứ quí giá khác”. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. Luận đề của đề bài này là: Bàn về vai trò, tầm quan trọng của lòng tự tin. Ví dụ 6: Suy nghĩ của anh (chị) về lời dạy của Chúa Jesus: “Thiên đường ở chính trong ta. Địa ngục cũng do ta mà có”. Luận đề của đề bài này là: Cuộc sống của chúng ta trở nề đẹp đẽ hay chán ngắt là do chính chúng ta quyết định. Từ một số ví dụ trên có thể thấy việc tìm hiểu đề có ý nghĩa như thế nào. Nó xác định đúng hướng, đúng trọng tâm yêu cầu của đề. Những học sinh vội vàng, hấp tấp, bỏ qua công đoạn tìm hiểu đề, gặp những đề như thế này chắc chắn sẽ làm lạc đề. Phương pháp chung cho việc tìm hiểu đề là: Đọc thật kĩ đề ra, tiếp theo tìm từ hoặc cụm từ then chốt có chứa ẩn ý được gọi là từ khóa hay cụm từ khóa . Sau đó giải mã các từ khóa để tìm ra yêu cầu trọng tâm của đề là gì. Ở ví dụ 1 cụm từ then chốt là“vai phụ xuất sắc nhất”; nếu xác định từ then chốt là cuộc đời hay bộ phim thì sẽ lạc đề ngay. Ở ví dụ 2 từ khóa là “góc sân” và “khoảng trời”; ví dụ 3 cụm từ khóa là“lời nói dối đẹp” và “thế giới chân thực”; ví dụ 4 từ khóa là “đi” và “đứng”; ví dụ 5 cụm từ khóa là “niềm tin vào bản thân”; ví dụ 6 từ khóa là “thiên đường” và “địa ngục”..... III- LẬP DÀN BÀI Từ yêu cầu chung và một số ví dụ nêu trên, tôi đề nghị mẫu dàn bài cho bài văn nghị luận xã hội như sau: 1. Đối với đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí: - Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu khái quát nhận định, đánh giá có nêu ra ở đề bài. Sau đó định hướng vấn đề nghị luận. Lưu ý: Học sinh phải trích dẫn nhận định và nêu luận đề của đề bài trong phần mở bài này. - Thân bài: + Giải thích Làm rõ nội dung vấn đề tư tưởng đạo lí được dẫn trong đề. + Các biểu hiện của vấn đề trong thực tế đời sống. 11 + Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí trong bối cảnh của cuộc sống hiện tại. + Ý nghĩa, tác dụng của vấn đề đối với đời sống xã hội: Mặt tích cực, tiêu cực, đúng hay chưa đúng của tư tưởng đạo lí, khẳng định mặt đúng, tích cực, bác bỏ những biểu hiện sai lệch. + Bàn luận mở rộng, nâng cao vấn đề: Đưa ra phản đề làm đối sánh nhằm khẳng định luận đề, mở rộng nâng cao vấn đề lên mức độ khái quát thành quan niệm sống, triết lí sống. - Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu bài học sâu sắc cho bản thân về nhận thức, về hành động. Lưu ý: Bài làm ở dạng này cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra ý kiến riêng của mình. Có thể chọn dẫn chứng từ 3 nguồn: thực tế, sách vở và giả thiết. Tuy nhiên không nên chọn nhiều dẫn chứng văn học, vì sẽ dễ sa vào nghị luận văn học. 2. Đối với đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: - Mở bài: Giới thiệu sự việc hiện tượng đời sống có vấn đề, cần bàn luận. - Thân bài: + Nêu thực trạng của hiện tượng, phân tích các mặt đúng, sai, lợi, hại. + Tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng. + Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó. + Đề xuất các giải pháp cụ thể đối với hiện tượng. - Kết bài: Kết luận, khẳng định những vấn đề đã nêu trong thân bài. Lưu ý: Bài làm ở dạng này cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định, đưa ra ý kiến và sự cảm nhận riêng của người viết. IV- HƯỚNG DẪN CHI TIẾT LÀM BÀI CỤ THỂ 1) Hướng dẫn cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: Cuộc sống đang từng giờ, từng phút trôi qua cùng biết bao thay đổi và biết bao sự kiện. Có thể nói chính những sự việc, hiện tượng đời sống là mảng đề tài hết sức hấp dẫn, phong phú người ra đề lựa chọn các mảng đề tài khác nhau để ra đề như: Môi trường, dân số, trẻ em, tệ nạn xã hội.... Để làm tốt dạng đề nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng đời sống đang được dư luận xã hội quan tâm, giáo viên cần hướng dẫn học sinh lưu ý. *Làm bài nghị luận về sự việc đời sống. 12 - Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo bố cục ba phần, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lời văn có sức thuyết phục. - Yêu cầu về nôi dung. + Nêu thực trạng của vấn đề. + Biểu hiện – phân tích tác hại. + Nguyên nhân. + Biện pháp khắc phục (hướng giải quyết) + Ý thức bản thân đối với vấn đề nghị luận. Ví dụ : Với nhan đề: Môi trường sống của chúng ta. Dựa vào những hiểu biết của em về môi trường, viết một bài văn ngắn trình bày quan niệm của em và cách làm cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Nêu vấn đề và triển khai thành bài văn nghị luận gồm các ý cơ bản sau: a. Mở bài: (Nêu vấn đề nghị luận) Môi trường sống của chúng ta thực tế đang bị ô nhiễm và con người chưa có ý thức bảo vệ. b. Thân bài: - Biểu hiện. + Xã hội. + Nhà trường. - Phân tích tác hại: + Ô nhiễm môi trường làm hại đến sự sống. + Ô nhiễm môi trường làm cảnh quan bị ảnh hưởng. - Đánh giá: - Những việc làm đó là thiếu ý thức bảo vệ môi trường, phá hủy môi trường sống tốt đẹp. - Phê phán và cần có cách xử phạt nghiêm khắc. - Hướng giải quyết. - Tuyên truyền để mỗi người tự rèn cho mình ý thức bảo vệ môi trường. - Coi đó là vấn đề cấp bách của toàn xã hội. 13 c. Kết bài: Khẳng định lại vai trò của môi trường. *Nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo bố cục ba phần, diễn đạt có cảm xúc. - Yêu cầu về nội dung cần đảm bảo các ý sau: + Giải thích hiện tượng. + Trình bày suy nghĩ của người viết về hiện tượng ấy. + Liên hệ thực tế đời sống. + Nêu tác dụng ảnh hưởng và bài học rút ra. Ví dụ : Đề bài: “Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp”. Viết một một bài văn nghị luận (Khoảng 300 từ) nêu suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng trên. Gợi ý. Với dạng bài này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập theo ý. * Về hình thức: Trình bày thành văn bản nghị luận ngắn, có bố cục 3 phần rõ ràng (Mở bài, thân bài, kết bài), yêu cầu không quá 300 từ. * Về nội dung: - Giải thích hiện tượng: là hiện tượng có thể bắt gặp trong thiên nhiên, gợi tả sức chịu đựng, sức sống kì diệu của những loài cây “vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp” ngay trong “một vùng sỏi đá khô cằn” (có thể đi từ việc giải thích từ ngữ: Vùng sỏi đá khô cằn, chỉ sự khắc nghiệt của môi trường sống; loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm thật đẹp; sự thích nghi, sức chịu đựng, sức sống, vẻ đẹp). - Trình bày suy nghĩ: Hiện tượng thiên nhiên nói trên gợi suy nghĩ về vẻ đẹp của con người trong bất cứ hoàn cảnh nghiệt ngã nào vẫn thể hiện nghị lực phi thường, sức chịu đựng và sức sống kì diệu nhất. Đối với họ nhiều khi sự gian khổ, khắc nghiệt của hoàn cảnh lại chính là môi trường để tôi luyện, giúp họ vững vàng hơn trong cuộc sống. “Những chùm hoa thật đẹp” “Những chùm hoa trên đá” (Thơ: Chế Lan Viên). Thành công đạt dược thật có giá trị vì nó là kết quả của những cố gắng phi thường, sự vươn lên không mệt mỏi. Vẻ đẹp của những cống hiến, những 14 thành công mà họ dâng hiến cho cuộc đời lại càng có ý nghĩa hơn, càng “rực rỡ” hơn... - Liên hệ thực tế : Không có ai ở Việt Nam không biết đến thầy Nguyễn Ngọc Kí đã bị liệt cả hai tay, nhưng anh đã kiên trì luyện tập biến đôi bàn chân thành đôi bàn tay kì diệu viết những dòng chữ đẹp, học tập trở thành nhà giáo, nhà thơ... - Nêu tác dụng, ảnh hưởng, bài học rút ra từ hiện tượng : Những con người với vẻ đẹp của ý chí, nghị lực luôn là niềm tự hào, ngưỡng mộ của chúng ta, động viên và thậm chí cảnh tỉnh những ai chưa biết chấp nhận khó khăn, thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống. 2. Hướng dẫn làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý: * Lưu ý : Đề bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí khá đa dạng. - Thể hiện ở nội dung nghị luận: Những vấn đề tư tưởng, đạo lí hết sức phong phú, đa dạng.Vì vậy cần tránh học tủ, đoán “mò” nội dung nghị luận. Điều quan trọng là phải nắm được kĩ năng làm bài. - Thể hiện trong dạng thức đề thi: Có đề thể hiện rõ yêu cầu nghị luận, có đề chỉ đưa ra yêu cầu nghị luận mà không đưa ra một yêu cầu cụ thể nào. Có đề nêu trực tiếp vấn đề nghị luận, có đề gián tiếp đưa ra vấn đề nghị luận qua một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện... - Chú ý các bước cơ bản của bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Đây cũng là trình tự thể hiện hệ thống lập luận trong bài viết. Học sinh cần tranh thủ những hướng dẫn quan trọng trong sách giáo khoa để nắm chắc kĩ năng làm bài như ở trên. a.Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề. - Nêu vấn đề. b.Thân bài: - Giải thích vấn đề (nghĩa đen, nghĩa bóng; từ ngữ trọng tâm...) - Khẳng định vấn đề (đúng, sai) - Quan niệm: sai trái. - Mở rộng vấn đề. 15 c.Kết bài: - Giá trị đạo lí đối với đời sống của mỗi con người. - Bài học hành động cho mọi người, bản thân. Đồng thời giáo viên cần hướng dẫn học sinh chú ý đối với hai dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lí thường gặp. + Dạng đề trong đó tư tưởng đạo lí được nói tới một cách trực tiếp. + Dạng đề trong đó tư tưởng đạo lí được nói tới một cách gián tiếp. * Dạng đề trong đó tư tưởng đạo lí được nói tới một cách trực tiếp. Những lưu ý về cách làm bài. - Cách làm bài dạng đề này về cơ bản giống với cách nói trên. Ví dụ khi gặp đề bài “Bàn luận về lòng yêu nước”, để đáp ứng được yêu cầu của đề, học sinh trước hết phải giải thích khái niệm “Lòng yêu nước”, nêu và phân tích những biểu hiện của “Lòng yêu nước”; ý nghĩa, vai trò của “Lòng yêu nước”đối với đời sống của mỗi con người, mỗi dân tộc, đồng thời phê phán những biểu hiện đi ngược lại với “Lòng yêu nước”, rút ra bài học về nhận thức và hành động cho bản thân. *Ví dụ minh hoạ: Đề bài : Viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về đức hy sinh. Đề bài yêu cầu học sinh viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về đức hy sinh. Đây là dạng bài nghị luận xã hội (Về một vấn đề tư tưởng, đạo lý) đã khá quen thuộc với học sinh. Dù vậy, giáo viên cần hướng dẫn các em đáp ứng được các yêu cầu sau : * Trình bày bài viết đúng với yêu cầu của đề; không quá một trang giấy thi. * Có thể diễn đạt theo nhiều cách, song cần đảm bảo bố cục sau: a.Mở bài: Giới thiệu được đức hy sinh và nêu khái quát đặc điểm vai trò của đức hy sinh. b.Thân bài. - Giải thích sơ lược, nêu biểu hiện của đức hy sinh : 16 Là những suy nghĩ, hành động vì người khác, vì cộng đồng. Người có đức hy sinh không chỉ có tấm lòng nhân ái mà còn là người biết đặt quyền lợi của người khác, của cộng đồng lên quyền lợi của bản thân mình... - Khẳng định : Đức hy sinh là tình cảm cao đẹp, là phẩm chất đáng quý của con người. Người có đức hy sinh luôn được mọi người yêu mến, trân trọng. - Mở rộng - liên hệ thực tế để thấy: Có nhiều tấm gương giàu đức hy sinh, quên mình vì người khác, sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. (Lấy dẫn chứng tiêu biểu về những người có đức hy sinh - Bác Hồ chính là biểu tượng cao đẹp nhất của con người hy sinh quên mình vì nhân dân, vì dân tộc). Tuy nhiên trong cuộc sống cũng còn một số người có lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân mình... c.Kết bài: - Đức hy sinh từ lâu đã trở thành tình cảm có tính truyền thống đạo lý của con người, dân tộc Việt Nam... Mỗi người cần ý thức được điều này để góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn. * Dạng đề trong đó tư tưởng, đạo lí được nói tới một cách gián tiếp... Những lưu ý về cách làm bài : - Ở dạng này vấn đề tư tưởng, đạo lí được ẩn trong một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện, một văn bản ngắn. Xuất xứ của một câu danh ngôn, ngạn ngữ, câu chuyện, văn bản ngắn này cũng rất đa dạng: Trong sách giáo khoa, trên báo chí, trên internét, đặc biệt trong cuốn “Quà tặng cuộc sống, cuộc sống quanh ta, bài học cuộc đời, hạnh phúc ở quanh ta...”. Chính vì thế giáo viên cần hướng cho học sinh biết đọc tham khảo, kể cho các em nghe những câu chuyện có liên quan, có nội dung thiết thực với các em hàng ngày. - Khi làm bài cần chú ý cách nói bóng bẩy, hình tượng thường xuất hiện trong những câu danh ngôn, tục ngữ, thành ngữ..., ý nghĩa ẩn dụ, triết lí sâu sắc của những câu chuyện, văn bản ngắn.Vì thế để rút ra được vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn bạc, cần chú ý : + Giải thích từ ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng) từ đó rút ra nội dung câu nói (Nếu đề bài có dẫn chứng câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ...) 17 + Giải thích ý nghĩa câu chuyện, văn bản (Nêu đề bài có dẫn chứng câu chuyện, văn bản ngắn). - Thông thường khi làm bài, học sinh chỉ chú ý đến tính chất đúng đắn của vấn đề được đưa ra nghị luận mà ít chú ý thao tác bổ sung, bác bỏ...Những khía cạnh chưa hoàn chỉnh của vấn đề hoặc trái ngược với vấn đề cần quan tâm. Chẳng hạn khi suy nghĩ về tình cảm người mẹ qua câu thơ : “Dẫu con đi hết cuộc đời Cũng không đi hết những lời mẹ ru” (Nguyễn Duy) Ngoài khẳng địng về tình mẫu tử thiêng liêng, ta còn bắt gặp đâu đó những người mẹ còn bỏ rơi con hoặc đánh đập con. Hay khi trình bày suy nghĩ của bản thân về câu nói : “Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể”. Học sinh ngoài khẳng định tính chất đúng đắn của lời khuyên (sống thực tế, biết bằng lòng với hiện tại, với những gì mình có...), cần phải hiểu được tầm quan trọng của những khát vọng, ước mơ đối với mỗi con người trong cuộc sống. - Một điều nữa cần lưu ý là không được sa vào phân tích câu danh ngôn, ngạn ngữ, câu chuyện, văn bản...như một bài nghị luận văn học. Ví dụ: Ví dụ 1: Nghị luận một vấn đề trực tiếp. “Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” (Nguyễn Duy). Từ ý thơ trên, hãy viết một bài nghị luận xã hội (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tấm lòng người mẹ. * Về hình thức: Đảm bảo bài văn bố cục 3 phần, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. * Về nội dung : - Nêu ý nghĩa câu thơ của Nguyễn Duy “Lời mẹ ru” biểu tượng cho tình yêu thương vô bờ mà mẹ dành cho con. Cách nói “đi trọn kiếp” cũng “không đi hết”. Khẳng định tình mẹ là vô cùng thiêng liêng cao cả và bất tử, là bao la vô 18 tận không sao có thể đền đáp được...Từ đó khẳng định: Tấm lòng của mẹ thật bao la, lớn lao. - Biểu hiện, bàn về tấm lòng của mẹ: + Ban cho con hình hài, muốn con khôn lớn, khoẻ mạnh về vóc dáng, bằng sự chăm sóc ân cần, chu đáo. + Là người dạy con từ những kĩ năng sống đến đạo lí làm người. + Là vị quan toà đầy lương tâm, trách nhiệm, chỉ bảo phân tích xác đáng những sai trái, lỗi lầm. + Là bến đỗ bình yên đón đợi con sau những dông bão cuộc đời. + Là bệ phóng xây dựng niềm tin, khát vọng...để con bay cao, bay xa (lấy dẫn chứng). - Ý nghĩa :Tình yêu và đức hy sinh của mẹ là sức mạnh để giúp con vượt lên khó khăn trong cuộc sống, giúp con sống tốt hơn. - Tuy nhiên trong thực tế, có những người mẹ thể hiện tình thương con không đúng cách (nuông chiều, giấu đi cái xấu, lỗi lầm...), hay có những người mẹ vô trách nhiệm (bỏ rơi, đánh đập con...), những người mẹ ấy đáng bị phê phán. - Bài học về nhận thức và hành động : Liên hệ bản thân, cảm nhận sâu sắc tấm lòng người mẹ với con cái, tình cảm của con với cha mẹ. Ví dụ 2 : Đề bài: Viết bài văn ngắn (không quá 300 từ), trình bày ý kiến của em về câu nói sau đây của nhà văn Nga Leptôn – xtôi. “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”. Gợi ý : Học sinh cần đáp ứng một số yêu cầu sau : * Hình thức : Bố cục rõ ràng, diễn đạt chặt chẽ, lô gíc. * Nội dung : - Giải thích câu nói : + Quà tặng bất ngờ : Có thể hiểu theo cả nghĩa cụ thể - khái quát (vật chất và tinh thần, những cơ hội may mắn, bất ngờ...). 19 + Nội dung ý nghĩa của câu nói khuyên con người cần có thái độ sống chủ động, có ý chí và nghị lực vươn lên. - Bàn luận : + Quà tặng bất ngờ mang lại niềm vui, sự hào hứng...nhưng không phải lúc nào cũng có. + Nhiều người khi nhận được quà tặng bất ngờ; có tâm lí chờ đợi, ỉ lại, thậm chí phung phí những quà tặng ấy. + Phê phán một số người thụ động, thiếu ý chí vươn lên, chỉ chờ đợi những “quà tặng bất ngờ” mà cuộc sống mang lại mà không “tự mình làm nên cuộc sống”. + Không thể phủ nhận những giá trị ý nghĩa của “quà tặng bất ngờ” mà cuộc sống đem lại cho con người, vấn đề là biết tận dụng, trân trọng quà tặng ấy như thế nào? - Bài học nhận thức hành động : Phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có ý chí...để có thể đón nhận những “quà tặng kì diệu” của cuộc sống do chính bản thân mình làm nên. 3. Hướng dẫn học sinh cách tìm dẫn chứng cho bài văn nghị luận xã hội. Để chứng minh một cách thuyết phục cho các luận điểm của một bài văn nghị luận xã hội, người viết phải sử dụng dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu về những người thật, việc thật. Đây là một công việc khá khó khăn đối với học sinh. Để giúp các em biết cách tìm dẫn chứng một cách tốt nhất, xin chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc sưu tầm tư liệu phục vụ cho đề văn nghị luận xã hội. - Trong quá trình đọc sách báo, nghe tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng, cần ghi lại những nhân vật tiêu biểu, những sự kiện, con số chính xác về một sự việc nào đó. - Sau một thời gian tích luỹ cần chọn lọc, ghi nhớ và rút ra bài học ý nghĩa nhất cho một số dẫn chứng tiêu biểu. - Cần nhớ, một dẫn chứng có thể sử dụng cho nhiều đề văn khác nhau. Quan trọng là phải có lời phân tích khéo léo. (Ví dụ lấy dẫn chứng về Bác Hồ hay BillGates vừa có thể dùng cho đề bài về tinh thần tự học, về tài năng của 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan