Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học trong đề thi thpt quốc gia tại trung...

Tài liệu Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học trong đề thi thpt quốc gia tại trung tâm gdtx tỉnh vĩnh phúc

.DOC
39
37
105

Mô tả:

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN I. LỜI GIỚI THIỆU Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người phải không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân để đáp ứng nhu cầu đó. Để đào tạo ra những con người hiện đại, hoàn thiện về mọi mặt thì giáo dục đóng vai trò quan trọng nhất, góp phần đào tạo ra những “con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề thực tế”. Hay nói cách khác, thời đại ngày nay đòi hỏi giáo dục luôn luôn thay đổi để phù hợp với thực tế phát triển của thế giới. Hiện nay, trong lí luận dạy học nói nhiều đến vấn đề đổi mới toàn diện và đồng bộ giáo dục, đổi mới từ khâu thiết kế bài học đến kiểm tra, đánh giá. Ngày 01/4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã gửi Công văn số 1656/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc Hướng dẫn tổ chức thi Trung học phổ thông (THPT) năm 2014, trong đó có nội dung "Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: đọc hiểu và làm văn" (trong phần làm văn thì có một câu là nghị luận xã hội và một câu là nghị luận văn học). Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở Giáo dục và đào tạo các tỉnh, các trường THPT trong cả nước lưu ý việc thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kĩ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản. Đề thi gồm hai phần: đọc hiểu và viết (làm văn), trong đó tỷ lệ điểm của phần viết nhiều hơn phần đọc hiểu. Như vâ ̣y, có thể thấy, kỹ năng viết văn bản là mô ̣t phần quan trọng trong viên ̣c giảng dạy cung như đánh giá chất lượng học tâ ̣p môn Ngữ văn. Vì vâ ̣y, rèn ky năng viết bài văn nghị luận văn học là điều cần thiết phải trang bị cho học sinh. Chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông, làm văn nghị luận luôn là phần khó bởi đặc trưng là yênu cầu học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp để tạo văn bản 1 nghị luận. Đặc biệt là dạng bài: Nghị luận văn học. Hơn nữa, đối tượng học sinh của Trung tâm Giáo dục thường xuyênn (GDTX) nói chung và Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc nói riênng, chất lượng đầu vào thấp, kĩ năng tạo lập văn bản hạn chế, thậm chí không có khả năng viết được một văn bản hoàn chỉnh, bố cục hợp lí, cấu trúc rõ ràng. Tóm lại, phần đa học sinh không biết viết bài văn nghị luận nói chung và bài văn nghị luận văn học nói riênng. Học sinh hiểu biết và cảm nhận tác phẩm văn học đã là khó, nhưng để vận dụng kiến thức văn học vào viết một bài văn nghị luận văn học lại càng khó hơn. Bởi kĩ năng cảm thụ và phân tích tác phẩm văn học của các em rất hạn chế. Thực tế cho thấy, các ky thi THPT Quốc gia đã đưa vào đề thi phần nghị luận văn học, thường chiếm khoảng 50% điểm toàn bài. Như vậy, có thể thấy, phần nghị luận văn học chiếm phần điểm rất quan trọng, bởi nó quyết định nhiều đến kết quả học tâ ̣p. Vì vậy, để giúp học sinh đạt được mức điểm tối đa cho phần này không phải là điều dê đối với học sinh trung bình. Có thể nói, phần nghị luận văn học chính là phần giúp các em "gơ điểm" cho bài thi của mình. Vì vâ ̣y, viên ̣c rèn luyện và chuẩn bị ky càng cho phần này càng trở nênn cấp thiết hơn nữa. Từ những lý do trênn, với mong muốn nh̀m hên ̣ thống hóa kiến thức cung như rèn luyên ̣n ky năng làm bài nghị luận văn học cho học sinh. Từ đó, giúp các em tự tin khi làm phần nghị luận văn học và đạt kết quả tốt nhất trong ky thi quốc gia THPT Quốc gia sắp tơi, tôi đã lựa chọn đề tai: “Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học trong đề thi THPT Quốc gia tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc”. II. TÊN SÁNG KIẾN “Rèn luyện kĩ năng lam bai nghoị luận văn học trong đề thoi THPT Quốc gia tại Trung tâm GDTX tỉnho Vĩnho Phoúc”. III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN - Họ và tênn: Nguyên Thị Loan 2 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trung tâm GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0979188136 - Email: [email protected] IV. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN: Nguyễn Thị Loan V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Công tác giảng dạy và những kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học cho học sinh Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc. VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU: 10/09/2018 VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN VII.1. Về nội dung của sáng kiến CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay thì giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mục tiênu giáo dục của tất cả các quốc gia là đào tạo con người phát triển toàn diện. Tổ chức khoa học giáo dục thế giới UNESCO cung đã đề xướng mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình”. Việc đưa mảng nghị luận văn học vào chương trình Ngữ văn bậc trung học hoàn toàn phù hợp với xu hướng giáo dục trênn. Nghị luận văn học là phương pháp nghị luận lấy vấn đề từ văn học như tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,.... làm nội dung bàn bạc, đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cung như vận dụng nó vào đời sống và bản thân. Những đề tài và nội dung này thường là những vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, có tính giáo dục và tính thời sự cao. Đối với học sinh THPT, các bài văn nghị luận xã hội thường mang đến cho các em những suy nghĩ và 3 nhận thức đúng đắn về cuộc sống; có ý nghĩa hướng đạo, đặc biệt là uốn nắn nhận thức cho các em về những vấn đề có tính hai mặt của đời sống xã hội đang tác động trực tiếp đến thế hệ trẻ. Tháng 10/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29 – NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Xác định được nhiệm vụ quan trọng đó nênn những năm qua Bộ giáo dục đã không ngừng đưa ra những giải pháp mang tính cải tiến như: chuẩn bị đổi mới chương trình giáo khoa, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học… Những thay đổi đó nh̀m phát triển năng lực người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hội nhập Quốc tế. Cụ thể là tập trung đánh giá hai ky năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản. Đề thi gồm hai phần: Đọc hiểu và tự luận (làm văn), trong đó tỷ lệ điểm của phần viết nhiều hơn phần đọc hiểu. Với đề thi môn Ngữ văn đã được Bộ GD & ĐT tổ chức vào các kì thi trong những năm vừa qua cung như đề thi minh họa được công bố vào ngày 06/12/2018 thì phần nghị luận văn học chiếm 5/10 điểm. Như vậy có thể thấy, phần nghị luận văn học trong đề thi đóng vai trò rất quan trọng, quyết định nhiều tới bài làm của học sinh. Với tầm quan trọng như vậy, bênn cạnh việc ôn tập, rèn ky năng làm phần đọc hiểu, viết bài nghị luận xã hội thì việc ôn tập và rèn ky năng làm phần nghị luận văn học là điều cần thiết phải trang bị cho học sinh nh̀m giúp học sinh đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới. 2. Cơ sở thoưc tiễn Về chương trình: Trong những năm gần đây, đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn thường có 2 phần: phần Đọc hiểu và phần Làm văn. Ở phần Làm văn thường có 2 câu: câu 1 là câu nghị luận xã hội, câu 2 là câu nghị luận văn học. Câu nghị luận văn học, chiếm tỉ lệ 50% trong tổng số điểm đề ra. Nếu như năm 4 học 2017- 2018 đề thi THPT Quốc gia bao gồm cả chương trình Ngữ văn 11 thì năm học này Bộ GD $ ĐT đã chủ trương kiến thức chủ yếu ǹm ở chương trình Ngữ văn 12. Những vấn đề nghị luận văn học được đưa ra cho học sinh bàn bạc đều rất phong phú, đa dạng; đề cập đến tất cả các phương diện của văn học. Với các dạng đề như nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi; Nghị luận về tình huống truyện; Nghị luận về so sánh, đối chiếu hai nhân vật, hai chi tiết,... Thế nhưng thời lượng chương trình dành cho việc giảng dạy và rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học trong phân phối chương trình THPT theo qui định của Bộ Giáo dục là quá ít ỏi. Chỉ tính riênng lớp 12 chỉ có 3 tiết lí thuyết về cách làm bài nghị luận văn học: một tiết nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; một tiết nghị luận về một ý kiến bàn về văn học; một tiết nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. Thực tế đó khiến học sinh không có điều kiện để rèn luyện nghị luận xã hội một cách thường xuyênn dẫn tới kết quả đạt được không cao. Về học sinh: Là mô ̣t người trực tiếp giảng dạy ở mô ̣t Trung tâm GDTX, các em học sinh có nhiều lứa tuổi và trình độ khác nhau nênn khả năng nắm bắt kiến thức, đă ̣c biên ̣t là kiến thức về nghị luận văn học, cung như ky năng xử lỷ đề châ ̣m, kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn văn của học sinh rất yếu, các em không có thói quen phân tích đề, lập dàn ý trước khi viết bài, nênn khi bắt tay tay vào viết rất lúng túng, viết không đúng yênu cầu của đề bài và lạc đề. Thông thường học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12 Trung tâm GDTX khi viết bài văn nghị luận văn học thường mắc các lỗi cơ bản sau: 2.1. Học sinh không xác định được dạng bài, không xác định được luận điểm, luận cứ của bài văn nghị luận văn học Học sinh viết theo cảm tính, nghĩ gì viết đấy không cần biết có đúng yênu cầu hay không. Có những bài văn, khi chấm giáo viênn đọc mà không hiểu được học sinh của mình viết gì, muốn nói điều gì. 5 Ví dụ: Đề bài: Anh( chị) hãy phân tích đoạn thơ sau: "Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên Tin vui chiến thắng trăm miền Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng" (Trích “Việt Bắc” - Tố Hữu) Ở phần thân bài học sinh không xác định được trọng tâm luận đề, không xác định được luận điểm, luận cứ nênn viết: "Bài thơ Việt Bắc được Tố Hữu viết trong những năm kháng chiến chống Pháp, những chiến thắng ở Điện Biên Phủ là chiến thắng ác liệt nhất làm cho quân giặc tan tành mây khói. Quân ta đi từ chiến thắng này sang chiến thắng khác. Đội quân ngày càng hùng mạnh. Đọc đoạn thơ chúng ta tự hào về lòng dũng cảm của cha anh chúng ta. Bài thơ Việt Bắc đã ca ngợi chiến thắng của quân đội ta, nhân dân ta.diễn tả niềm vui của nhân dân ta...." (Bài viết của học sinh Nguyên Thị Tâm - lớp 12A năm học 2018 - 2019) 6 2.2. Học sinh chưa biết phân tích làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận Qua một số dạng đề nghị luận thì học sinh thường mắc các lỗi sau: * Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: Học sinh chủ yếu diên xuôi đoạn thơ. Ví dụ: Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm, Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành" ( Trích “Tây Tiến” - Quang Dũng) Học sinh viết: "Đoàn quân Tây Tiến của Quang Dũng có hình dáng kì lạ, bị sốt rét rụng hết tóc, da xanh như tàu lá chuối nhưng vẫn sáng ngời một vẻ đẹp như dáng dữ dằn của những con hổ trong rừng sâu khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Mặc dù gian khổ nhưng họ vẫn lạc quan yêu đời vẫn mơ màng gửi giấc mơ về Hà Nội, mơ về những cô gái đẹp ở Hà Nội. Mặc dù cái chết luôn đe dọa,rình rập, những nấm mồ vô danh nơi biên giới xa xôi cũng không làm những người lính Tây Tiến chùn bước. Họ vẫn đi không tiếc tuổi xuân,vẫn coi cái chết nhẹ như lông hồng......" (Bài viết của học sinh Nguyên Văn Quý lớp 12A- Năm học 2018 - 2019) 7 * Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi: học sinh thường sa vào kể lể tác phẩm. Ví dụ: Anh (chị) hãy phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ choồng A Phoủ” của Tô Hoài? Học sinh viết: " Vợ chồng A Phủ kể về số phận bất hạnh của cô Mị. Mị là một cô gái Hmông trẻ trung xinh đẹp, Mị bị bắt về làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.Ở nhà thống lí Pá Tra đêm nào Mị cũng khóc rồi Mị cầm nắm lá ngón về khóc lóc với cha định chết. Cha Mị nói "Mày về chào tao mà đi chết à?. Không được đâu. Mày chết rồi ai trả nợ cho tao...." Thế là Mị không dám chết nữa, Mị lại quay trở về nhà Thống lí. Mấy năm sau bố Mị chết Mị cũng không buồn chết nữa, sống lâu trong cái khổ Mị cũng quen rồi. Mị lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, đêm tình mùa xuân Mị cũng uống rượu, định đi chơi, nhưng bị A Sử trói vào cột...." (Bài viết của học sinh Nguyên Văn Hùng lớp 12- Năm học 2018 - 2019) * Dạng đề so sánh hai nhân vật, hai chi tiết,... trong tác phầm: học sinh thường đi vào phân tích từng nhân vật, từng chi tiết trong tác phẩm mà không biết cách so sánh làm nổi bật vấn đề. Ví dụ: Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp của nhân vật người vợ nhặt (“Vợ nhặt”- Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (“Choiếc thouyền ngoai xa”- Nguyên Minh Châu)? Học sinh sẽ đi phân tích nhân vật người vợ nhặt, sau đó phân tích người đàn bà hàng chài mà không biết cách so sánh đối chiếu hai nhân vật với nhau để làm rõ nét đẹp của từng nhân vật. Từ đó làm sáng lênn vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam nói chung. Ngoài ra còn rất nhiều lỗi như: Lỗi diên đạt, lỗi chính tả, không biết lựa chon dẫn chứng phù hợp với nội dung luận điểm.... Song yênu cầu khuôn khổ, dung luợng bài viết không cho phép nênn tôi chỉ đề cập đến một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học. 8 Từ cơ sở lí luận và thực trạng viết bài văn nghị luận văn học của học sinh, với mong muốn trang bị cho các em những kiến thức cung như ky năng về phần này mô ̣t cách hên ̣ thống, bài bản giúp các em đạt kết quả tốt, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Rèn luyện kĩ năng lam bai nghoị luận văn học trong đề thoi THPT Quốc gia tại Trung tâm GDTX tỉnho Vĩnho Phoúc”. CHƯƠNG II: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 1. Quan niệm về nghoị luận văn học trong dạy học môn Ngữ văn Nghị luận văn học lấy tác phẩm văn học, nhà văn, đời sống văn học làm đối tượng. Bênn cạnh việc cung cấp các kiến thức công cụ nh̀m bồi dương năng lực chung về cảm nhận và tạo lập văn bản, nghị luận văn học còn giúp học sinh biết cách bộc lộ, bày tỏ được những cảm nhận của mình về các phương diện khác nhau của tác phẩm văn học. Mỗi tác phẩm văn học thường có rất nhiều đề khác nhau, có thể quy về một số dạng đề như: Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ; Phân tích cảm nhận về đoạn trích văn xuôi; Nghị luận về tình huống truyện; Phân tích, cảm nhận nhân vật trong tác phẩm; Đề so sánh, đối chiếu hai nhân vật, hai chi tiết, hai tư tưởng, hai đoạn thơ, hai hay nhiều bài thơ…; Đề bình luận một ý kiến bàn về văn học; Đề nghị luận hai ý kiến bàn về văn học; Dạng đề tích hợp nghị luận xã hội: Phân tích, cảm nhận về tác phẩm, sau đó liênn hệ thực tế. Đây là kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Từ ky thi THPT Quốc gia 2017, Bộ đã có những đổi mới về cấu trúc và nội dung của đề thi môn Ngữ văn, đặc biệt ở phần Nghị luận văn học (câu 2 phần làm văn). Đề thi đã bao gồm cả kiến thức trong chương trình Ngữ văn 11. Nhưng đến kì thi THPT Quốc gia năm 2018 theo cấu trúc đề minh họa môn Ngữ văn thì kiến thức chủ yếu tập trung trong chương trình lớp 12. Vì vậy, để giúp các em chuẩn bị kiến thức, kĩ năng và tâm thế thật tốt cho ky thi sắp tới, tôi hướng dẫn các em làm bài nghị luận văn học. 9 2. Các dạng đề nghoị luận văn học thoường gặp trong dạy học môn Ngữ văn Trước khi đi vào hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học đối với từng dạng đề cụ thể thì yếu tố đầu tiênn mà cần quan tâm đó là đối tượng học sinh. Học sinh ở các trung tâm GDTX nói chung và học sinh Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc nói riênng phần đa là con em nông dân, ở nhiều lứa tuổi và trình độ khác nhau, đời sống còn khó khăn, năng lực học tập còn nhiều hạn chế, đặc biệt là năng lực cảm thụ văn học kém. Tâm lí chung của các em là lười suy nghĩ, ít hiểu biết các tác phẩm văn học, không thích đọc các tác phẩm văn học. Mà muốn học sinh làm tốt các bài nghị luận văn học đòi hỏi học sinh phải có kiến thức văn học. Nênn bước đầu tiênn tôi hướng dẫn các em phải biết tích luy kiến thức. 2.1. Hướng dẫn học sinh tích lũy kiến thức: - Kiến thức phải đảm bảo lấy trong tác phẩm văn học, kiến thức phải chính xác, chọn lọc. Nghị luận văn học là kiểu bài văn hướng tới các vấn đề đặt ra trong các tác phẩm văn học: nội dung, nghệ thuật, hoặc các khía cạnh khác như tình huống, diên biến tâm lí của nhân vật.... Cho nênn người viết phải hiểu biết kĩ về tác phẩm văn học: từ tác giả, hoàn cảnh sáng tác, đặc trưng thể loại đến nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. 2.2. Nguồn hình thành kiến thức: - Đối với các tác phẩm văn học được học trong chương trình: Giáo viênn hướng dẫn các em cách đọc - hiểu văn bản. Hình thành kĩ năng đọc cho học sinh, tạo cho các em có thói quen đọc sách, hướng dẫn các em đọc theo quy trình: Đọc chậm để hiểu thông suốt toàn văn bản → Đọc hiểu hình tượng nghệ thuật → đọc hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả → đọc hiểu để thưởng thức văn học. 10 - Bên cạnh việc tìm đọc các tác phẩm văn học để tích lũy kiến thức, tôi khuyến khích học sinh khi đọc phải có thói quen ghi chép. Ví dụ: Sau khi đọc xong một tác phẩm văn học, học sinh có thể ghi chép: + Tóm tắt tác phẩm. + Những chi tiết, hình ảnh chọn lọc. + Những câu văn, thơ hay; những hình ảnh đẹp + Có những nhận xét,đánh giá ban đầu về tác phẩm văn học đó. 2.3. Các bước rèn kỹ năng làm bài nghị luận văn học: * Bươc 1: Rèn kỹ năng tìm hoiểu đề Đây là thao tác được thực hiện đầu tiênn khi làm bài văn nghị luận. Để thực hiện tốt được thao tác này học sinh cần đọc ky đề, tìm và gạch chân các cụm từ quan trọng (cụm từ chứa thông tin căn bản của vấn đề: vấn đề cần nghị luận, thao tác nghị luận,...). Học sinh phải xác định đầy đủ, chính xác các yênu cầu sau : - Yêu cầu về hình thức: Thuộc kiểu bài nào? Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; hay nghị luận về một ý kiến bàn về văn học ?..... - Yêu cầu về nội dung: Vấn đề cần nghị luận là gì? - Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: Có thể lấy dẫn chứng từ những tác phẩm văn học nào? Ví dụ: Anh (chị) hãy phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài? Với đề bài này hướng dẫn học sinh thực hiện các bước xác định đề như sau: - Kiểu bài nghị luận : Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi (Phân tích nhân vật). - Xác định trọng tâm bài viết: Hình tượng nhân vật Mị . 11 - Phạm vi dẫn chứng: Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (phần 1 Mị và A Phủ khi ở Hồng Ngài). - Xác định các thao tác chính cho bài viết: Phân tích kết hợp lập luận, chứng minh bình luận… * Bươc 2: Rèn kĩ năng lập dan ý Lập dàn ý là một khâu quan trọng. Dàn ý giúp người viết không bỏ sót những ý cơ bản, trọng tâm, đồng thời loại bỏ được những ý không cần thiết. Lập dàn ý tốt, có thể sẽ viết dê dàng hơn, nhanh hơn và hay hơn. Trước khi hướng dẫn học sinh lập dàn ý từng kiểu bài, đưa ra mô hình tổng quát của một bài văn nghị luận cho học sinh tham khảo: Mô hoìnho tổng quát một bai văn nghoị luận Mở bai: Dẫn dắt từ vấn đề rộng hơn thu Mở bài hẹp dần đến việc giới thiệu luận đề. Luận điểm 1 Thoân bai: Bao gồm nhiều đoạn văn, mỗi đoạn Luận điểm 2 văn là một luận điểm. Các luận điểm Luận điểm 3 đều tập trung làm nổi bật luận đề ở Thân bài Kết bài phần mở bài. Kết bai: Tổng hợp lại từ các luận điểm đã trình bày, đánh giá và gợi mở. Từ mô hình tổng quát đó, hướng dẫn các em lập dàn ý một số dạng đề thường gặp trong các đề thi THPT Quốc gia những năm gần đây như: Dạng đề nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi; Dạng đề phân tích, cảm nhận nhân vật trong tác phẩm; Dạng đề so sánh, đối chiếu hai nhân vật, hai chi tiết, hai tư tưởng, hai đoạn thơ, hai hay nhiều bài thơ.... 12 Để lập được dàn ý yênu cầu học sinh: - Nắm vững cách làm bài của từng dạng đề. - Xác định được các luận điểm, luận cứ. Sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo một trật tự lôgic, chặt chẽ. 2.3.1. Dạng đề nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ 2.3.1.1. Các dạng đề nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: Đối với dạng đề này thường có các kiểu đề ra như: - Phân tích toàn bộ bài thơ. - Phân tích một đoạn thơ. - Phân tích một khía cạnh trong đoạn thơ, bài thơ. - Phân tích một hình ảnh, một chi tiết trong bài thơ. - So sánh giữa hai bài thơ, hai đoạn thơ. - Nghị luận ý kiến bàn về bài thơ, đoạn thơ. 2.3.1.2. Cách làm dạng đề nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, học sinh cần lập dàn ý cho đề. Bước lập dàn ý rất quan trọng đối với việc làm bài. Đây là một dàn ý chi tiết cho dạng đề này: a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả. - Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ). - Trích dẫn đoạn thơ. b. Thân bài: * Luận điểm 1: Cảm nhận chung về bài thơ, đoạn thơ. + Cấu tứ. 13 + Thể thơ. + Giọng điệu. * Luận điểm 2: Phân tích những nét chính về nội dung, nghệ thuật trong đoạn thơ, bài thơ. - Nghệ thuật: + Thể thơ. + Nhịp thơ, vần => Giọng điệu. + Các biện pháp tu từ - hiệu quả thẩm mĩ của các phép tu từ đó. + Hình ảnh thơ. - Nội dung: + Triển khai các luận điểm theo yênu cầu của đề bài. + Có thể phân tích theo bố cục của văn bản (từng khổ thơ). * Luận điểm 3: Đánh giá chung về đoạn thơ. Về nội dung, nghệ thuật, so sánh với các tác phẩm cùng đề tài, cùng tác giả. c. Kết bài: - Khái quát chung về bài thơ, đoạn thơ. - Đóng góp của tác giả cho văn học dân tộc. 2.3.1.3. Hướng dẫn thực nghiệm: Ví dụ: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc 14 Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó… (Trích “Mặt đường khoát ṿng” – Nguyễn Khoa Điềm) a. Hướng dẫn tìm hiểu đề: - Yênu cầu về hình thức: Nghị luận về một đoạn thơ. - Yênu cầu về nội dung: Hình tượng đất nước trong cảm nhận của nhà thơ Nguyên Khoa Điềm. - Yênu cầu về phạm vi dẫn chứng: Có thể lấy dẫn chứng từ đoạn trích “Đất nước” (Trích “Trường ca khát vọng”- Nguyên Khoa Điềm) và những tác phẩm viết về đất nước. b. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý: * Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyên Khoa Điềm và chương Đất nước (trích Trường ca “Mặt đường khoát ṿng”). - Khái quát nội dung, nghệ thuật và vị trí của đoạn trích ở đề bài. * Thân bài: - Luận điểm 1 :Hình tượng đất nước được thể hiện qua đoạn thơ. + Nguồn gốc và sự hình thành của đất nước: Đất nước có từ rất xa xưa và là một giá trị bền vững, vĩnh h̀ng, được tạo dựng, bồi đắp qua nhiều thế hệ và truyền nối từ đời này sang đời khác (Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi, Đất Nước có …..ngày xửa, ngày xưa….). - Luận điểm 2 : Sự cảm nhận của nhà thơ về Đất Nước 15 + Đất nước được cảm nhận rất cụ thể, bình dị, gần gui, thân thiết với cuộc sống h̀ng ngày của mỗi người (câu chuyện cổ tích mẹ kể, miếng trầu bà ăn, ngôi nhà mình ở, tình nghĩa vợ chồng hạt lúa ta trồng…). + Đất nước lớn lênn trong đau thương vất vả: Những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm (dân mình biết trồng tre mà đánh giặc). Gian nan vất vả trong lao động để tồn tại và phát triển (một nắng hai sương). + Đất nước gắn với những con người sống ân tình, thủy chung trong tình nghĩa vợ chồng (thương nhau bằng gừng cay muối mặn). - Luận điểm 3: Nhận xét, đánh giá chung về nghệ thuật biểu hiện + Đất nước: hiện lênn vừa thiênng liênng vừa thân thương gần gui. Cách cảm nhận độc đáo, mới mẻ dưới chiều sâu văn hóa và giàu giá trị nhân văn. + Ngôn ngữ bình dị, dân dã nhưng giàu sức gợi. + Giọng thơ tâm tình thiết tha, suy tư trầm lắng. + Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình. * Kết luận: - Sử dụng phong phú các chất liệu văn hóa dân gian. =>Cái riênng biệt, độc đáo của đoạn thơ này là sự cảm nhận, phát hiện về Đất nước trong một cái nhìn tổng hợp, toàn vẹn, mang đậm tư tưởng nhân dân, sử dụng phong phú các yếu tố của văn hóa, văn học dân gian một cách sáng tạo. 2.3.2. Dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi 2.3.2.1. Các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi: Dạng đề này có nhiều kiểu bài khác nhau, chủ yếu là phân tích khía cạnh của tác phẩm và đoạn trích văn xuôi như: - Phân tích nhân vật. 16 - Phân tích giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của tác phẩm. - Phân tích tình huống truyện. - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm hay đoạn trích,... 2.3.2.2. Cách làm dạng đề nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi: Để làm tốt đề thuộc dạng này, trước tiênn cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, sau đó lập dàn ý chi tiết cho từng kiểu bài. Lập dàn ý cho từng kiểu bài phải đảm bảo các yênu cầu sau: a. Kiểu bài nghị luận về một giá trị nội dung hoặc giá trị nghệ thuật của tác phẩm của tác phẩm văn xuôi: *Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm cần phân tích. - Nênu khái quát nội dung vấn đề đề bài cần nghị luận. * Thân bài: - Bước 1: Nênu khái niệm vấn đề cần nghị luận. - Bước 2: Lần lượt phân tích, chứng minh, bình luận những biểu hiện cụ thể về giá trị nội dung hay giá trị nghệ thuật của tác phẩm mà đề yênu cầu nghị luận. (Mỗi luận điểm được trình bày b̀ng một đoạn văn b̀ng cách diên dịch hoặc quy nạp và được liênn kết b̀ng các câu từ chuyển ý). * Kết bài: - Tóm lược và khẳng định nội dung đã phân tích. - Đánh giá chung những thành công và hạn chế về nội dung và nghệ thuật tác phẩm. b. Kiểu bài nghị luận về đoạn trích văn xuôi: 17 * Mở bài : - Giới thiệu tác giả -> tác phẩm -> vị trí đoạn trích cần phân tích. - Nênu khái quát nội dung, nghệ thuật của đoạn trích mà đề yênu cầu phân tích. *Thân bài: - Bước 1: Tóm tắt nội dung đoạn trích. - Bước 2: Lần lượt triển khai phân tích các biểu hiện cụ thể về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. (Mỗi luận điểm được trình bày b̀ng một đoạn văn b̀ng cách diên dịch hoặc quy nạp và được liênn kết b̀ng các câu từ chuyển ý). * Kết bài: - Khẳng định và đánh giá những thành công và hạn chế về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. - Vai trò của đoạn trích trong việc thể hiện ý nghĩa tác phẩm. 2.3.2.3. Hướng dẫn thực nghiệm: a. Ví dụ 1: Đề bài: Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, khi Mị bị A Sử trói vào cột, Tô Hoài viết: “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. (“Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài) 18 Từ đoạn văn trênn, anh/ chị hãy làm rõ hình ảnh nhân vật Mị và nghệ thuật miênu tả tâm lí nhân vật của nhà văn. a. Hướng dẫn tìm hiểu đề: - Yênu cầu về hình thức: Nghị luận về một đoạn văn. - Yênu cầu về nội dung: Hình tượng nhân vật Mị và nghệ thuật miênu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài. - Yênu cầu về phạm vi dẫn chứng: Có thể lấy dẫn chứng từ tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” và các tác phẩm khác của nhà văn. b. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý: Đề bài đặt ra hai yênu cầu : hình ảnh nhân vật Mị và nghệ thuật miênu tả tâm lí nhân vật của nhà văn. Học sinh có thể triển khai theo các ý sau đây: * Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: có thể chọn lọc các ý sau đây để đưa vào mở bài: Năm 1952 Tô Hoài đi cùng với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc . Trong chuyến đi này nhà văn đã có dịp sống găn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số (Thái , Mường, Mông , Dao ..) nênn đã để lại nhiều kỉ niệm, hiểu biết về cuộc sống con người miền núi đã thôi thúc Tô Hoài viết “Truyện Tây Bắc” trong đó có “Vợ chồng A Phủ”. “Vợ chồng A Phủ” (1952) in trong tập truyện “Tây Bắc”. Truyện được giải nhất Truyện và kí Việt Nam năm 1954- 1955. Tác phẩm gồm hai phần , đoạn trích trong sách giáo khoa là phần một. - Giới thiệu đoạn trích cần nghị luận(Không cần chép hết đoạn trích vào bài thi). - Vấn đề nghị luận : hình ảnh nhân vật Mị và nghệ thuật miênu tả tâm lí nhân vật của nhà văn. * Thân bài: - Hình ảnh nhân vật Mị: 19 + Mị có khát vọng sống mãnh liệt (Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “ Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”). Mị vốn là một cô gái yênu đời, có khát vọng sống mãnh liệt. Dù bị trà đạp nghiệt ngã nhưng khát vọng ấy đã trỗi dậy trong đênm tình mùa xuân. Nếu ban đầu, tiếng sáo còn là yếu tố ngoại cảnh, giờ đây tiếng sáo đã nhập hẳn vào tâm hồn Mị. Mị đang sống trọn với nó. Tiếng sáo là tiếng gọi của tình yênu, tình đời; tiếng sáo vẫn tha thiết, giục giã; tiếng sáo đã đánh thức khát vọng sống nơi Mị. + Số phận của Mị (Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa). Mị bừng tỉnh, dây trói của A Sử làm Mị nhận ra hiện thực nghiệt ngã. Khát vọng sống của Mị đã bị chặn đứng. Mị nghĩ mình không b̀ng con ngựa và thực tế cuộc đời Mị không b̀ng con ngựa (Mị là con dâu gạt nợ, là thân phận nô lệ, bị giam hãm…). -> Tấm lòng của nhà văn. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn: + Nhà văn như đã nhập thân vào nhân vật Mị và miênu tả diên biến tâm lí theo một trình tự hợp lí: Để đánh thức sức sống đang tiềm tàng trong Mị, nhà văn trả lại cho Mị kí ức đẹp. Đang sống trong quá khứ mà quênn cả hiện tại đang bị trói nênn Mị vùng bước đi. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan