Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Quy trình công nghệ sản xuất gốm sứ...

Tài liệu Quy trình công nghệ sản xuất gốm sứ

.DOCX
29
550
55

Mô tả:

Quy trình công nghệ sản xuất gốm sứ
____________________Báo cáo thực tập Máy-Thiết bị___________________ Phần I : TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY 1- Lịch sử hình thành và phát triển Công ty sứ Thiên Thanh là một doanh nghiệp nhà nước. Quyết định thành lập số: 035A/BXD – TCLĐ ngày 12 tháng 02 năm 1993. Đơn vị chủ quản là Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1, Bộ Xây Dựng. Tiền thân là Nhà máy Sứ Thiên Thanh, thành lập năm 1950. Ban đầu đây là công ty tư nhân, chủ quản là người Trung Quốc, chuyên sản xuất đồ gốm, bình lọc nước. 1959, Nhà máy được chuyển nhượng cho người Pháp. Nhà máy cũng chuyển sang sản xuất gạch chịu lửa, sứ vệ sinh dạng xốp và bát đĩa… thiết bị máy móc được nhập từ Pháp. 1965, người Pháp chuyển nhượng cho các cổ đông, và lại đổi tên thành Nhà máy Sứ Thiên Thanh. 1972, vì một số lí do mà công ty đã thu hẹp sản xuất và đổi tên là VIKIGOM( Việt Nam Kĩ nghệ gốm). Nhà máy chủ yếu sản xuất bình lọc nước bằng thủ công. Sau 30/4/1975, Nhà nước tiếp quản Nhà máy. 7/1975-10/1976, Bộ Công nghiệp chuyển giao cho Bộ xây dựng, và chính thức lấy tên là Nhà máy Sứ Thiên Thanh. Lúc này, mặt bằng được qui hoạch theo hướng chuyên môn hóa, nhà máy sản xuất sứ vệ sinh trên cơ sở máy móc thiết bị đã có, sản xuất hoàn toàn thủ công, nung hai lần. 1989, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường, sản phẩm ngoại cũng bắt đầu du nhập vào nuớc ta. Để cạnh tranh, nhà máy đã không ngừng nghiên cứu, đầu tư cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhà máy Sứ Thiên Thanh đã thật sự có chỗ đứng vững chắc trên thị trường sứ Việt Nam. 1992, Nhà máy đã được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhì với thành tích xuất sắc trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Mặc dù đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, nhưng công nghệ vẫn còn lạc hậu và chất lượng sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, nhu cầu xây dựng ___________________Nhà máy Sứ Thiên Thanh_______________ trang 1 ____________________Báo cáo thực tập Máy-Thiết bị___________________ đang tăng nhanh, hàng ngoại nhập đa dạng. Để đứng vững trên thị trường lúc bấy giờ, nhà máy buộc phải hiện đại hóa công nghệ và máy móc thiết bị hiện có. 1995, Bộ xây dựng đã kí duyệt dự án đầu tư dây chuyền sản xuất 300.000 sản phẩm/ năm Cuối 8/1997 một số quá trình của nhà máy đã được tự động hóa cao, hoạt động theo điều khiển và hoàn toàn tự động hóa theo công nghệ tiên tiến do hãng SACMI-ITALI, THERMIC DESIGN-ENGLAND, POCCHER-FRANCE cung cấp : máy sấy tuần hoàn, phun men robot, lò nung liên tục Tunel đốt bằng gas. Năng suất tăng vọt. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong năm 1997, nhà máy có đầu tư dây chuyển sản xuất bồn tắm nhựa. Sản phẩm của Thiên Thanh đã đạt nhiều huy chương về chất lượng và được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao liên tục từ năm 1996-2002. Năm 2000 đuợc Tổ chức BVQI (Vương Quốc Anh) đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9002 : 1994 Đầu năm 2003, được tổ chức BVQI (Vương Quốc Anh) đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001 : 2000 2- Địa điểm xây dựng Địa chỉ: Trụ sở chính :59 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM Nhà máy sản xuất : Đường N2-D2 khu CN Bình Chuẩn, Bình Dương. 3- Sơ đồ tổ chức nhân sự 3.1 Chức năng các phòng ban: 4- An toàn lao động 4.1 Ý nghĩa : An toàn lao động là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi cán bộ, công nhân trong nhà máy. Cần đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình sản xuất, duy trì sức khỏe của công nhân. 4.2 Thực hiện : ___________________Nhà máy Sứ Thiên Thanh_______________ trang 2 ____________________Báo cáo thực tập Máy-Thiết bị___________________ Tại mỗi khu vực khác nhau đều có xây dựng các nội qui, qui định vàhướng dẫn biện pháp kĩ thuật an toàn đảm bảo thân thể cho người lao động. Nội quy an toàn vệ sinh lao động.(Trích dẫn TT5.1.3/AD ban hành ngày 1/9/2002). Những qui định chung: Phải mang đầy đủ trang phục bảo hộ lao động khi làm việc. Giữ gìn vệ sinh trong khu vực làm việc của mình và trong phạm vi Công ty Khi có sự cố hoặc tai nạn phải ngừng máy khẩn cấp và báo ngay cho người có trách nhiệm. Mọi thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc đều được trang bị đầy đủ và đảm bảo an toàn lao động và các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp. Đồng thời phải thường xuyên kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng tu bổ, sữa chữa, bổ sung, đảm bảo đúng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động theo luật định. Chỉ tuyển dụng người lao động có đủ sức khỏe và có năng lực làm việc. Thường xuyên theo dõi, quan sát việc thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn và vệ sinh lao động đối với máy móc, thiết bị cũng như người lao động. Trang bị và bố trí đầy đủ, hợp lý các phương tiện, dụng cụ PCCC Làm các hệ thống che chắn các hệ thống nguy hiểm, lập biển báo khi tới khu vực nguy hiểm. Xây dựng các đường ống dẫn khí, gas một cách an toàn, tránh lửa, xa lò nung. Có cán bộ hướng dẫn kĩ thuật thường xuyên giám sát hướng dẫn nhắc nhở công nhân. Người vận hành máy móc thiết bị không được tự ý bỏ đi nơi khác. Treo băng- ron nhắc nhơ “An toàn sản xuất, Sản xuất phải an toàn”… Những điều cấm : Sửa chữa , lau chùi , vệ sinh máy móc thiết bị khi máy đang hoạt động (phải tắt máy khi sửa chữa hoặc vệ sinh). Hút thuốc những nơi có bảng cấm, trong bộ phận sản xuất và trong lúc đang thao tác. Nói chuyện riêng trong lúc làm việc. Đi vào những khu vực không thuộc phạm vi làm việc của mình. Sửa chữa máy hoặc làm vệ sinh khi máy đang hoạt động. Làm những việc ngoài nhiệm vụ và khả năng chuyên môn của bản thân ___________________Nhà máy Sứ Thiên Thanh_______________ trang 3 ____________________Báo cáo thực tập Máy-Thiết bị___________________ 5- Xử lí khí và nước thải & vệ sinh công nghiệp Chất thải chủ yếu của nhà máy là nước huyền phù hồ, men và khí bụi. Khí thải: Bụi (chủ yếu ở tổ nghiền) được hút ra ngoài qua xyclone lắng bụi. Khí chứa bụi men (ở tổ phun men và tổ kiểm dầu) được hấp thụ bằng nước và bể lắng có chứa nước. Do sử dụng gas làm nhiên liệu đốt nên khí thải ở lò nung tương đối sạch và được phân tán ra ngoài theo đường ống khói. Nước thải được xử lý bằng bể lắng và các mương lọc trước khi thải ra hệ thống cống. Nhà máy xử lí bằng cách lắng bùn và cho phần nước chảy ra ngoài hoặc tái sử dụng. Phần II : DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ 1- Nguyên liệu và xuất sứ của nó 1.1 Nguyên liệu xương 1.1.1 Vai trò của nguyên liệu Nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong công nghệ ceramic. Nguyên liệu phải có cỡ hạt, thành phần khoáng hóa ổn định, phù hợp với quá trình sấy và nung tiếp theo để tạo nên sản phẩm có thành phần pha và chất lượng cần thiết. Công ty sứ Thiên Thanh sử dụng nguyên liệu chủ yếu trong nước. Các nguyên liệu nhập về thường là nguyên liệu thô và được kiểm tra độ ẩm bởi các kỹ sư của nhà máy (phòng thí nghiệm), kiểm tra thành phần hóa bởi Trung tâm Kiểm nghiệm Chất lượng Khu vực III trước khi nhập kho. 1.1.2 Các loại nguyên liệu sử dụng : Nguyên liệu sẵn có trong nước được nhà cung cấp vận chuyển theo hợp đồng mua bán đến tận công ty bằng những xe tải lớn. Nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài được vận chuyển bằng tàu biển, chở về nhà máy bằng các xe tải. Nguyên liệu chính: 1. Cao lanh lọc (Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên) 2. Trường thạch Đà Nẵng 3. Cao lanh lọc Quảng Bình ___________________Nhà máy Sứ Thiên Thanh_______________ trang 4 ____________________Báo cáo thực tập Máy-Thiết bị___________________ 4. Đất sét Trúc Thôn 5. Cao lanh lọc Vĩnh Phú (Đông Dương) 6. Cát Cam Ranh Nguyên liệu phu : keo silicat, NaOH, hoạt thạch (talc), đá vôi 1.1.3 Phân loại – tính chất các loại nguyên liệu : gồm 2 loại  Nhóm nguyên liệu dẻo: cao lanh, đất sét trắng (đất sét kho chảy)  Nhóm nguyên liệu gầy: cát thạch anh, tràng thạch, hoạt thạch, đá vôi… Tính chất các loại nguyên liệu :  Nguyên liệu dẻo Đất sét: - Là loại nguyên liệu cơ bản trong sản xuất gốm sứ gồm các nhôm khoáng alumisilicat ngậm nuớc có cấu trúc lớp vớ độ phân tán cao, khi trộn với nước có tính dẻo, khi nung tạo sản phẩm kết khối rắn chắc. Nó bao gồm các khoáng chủ yếu: khoáng halloysit, khoáng montmorilloni, caolinit…. - Đất sét cung cấp đồng thời Al2O3 và SiO2, ngoài ra trong thành phần đất sét còn lẫn cát, tràng thạch và các khoáng chất khác. - Hàm lượng đất sét trong phối liệu phải phù hợp, không được quá ít hoặc quá nhiều. Nếu quá ít thì hồ kém dẻo sẽ tạo hình kém, nếu quá nhiều thì sẽ có độ co lớn làm sản phẩm bị biến dạng khi nung. Cao lanh : - Là loại đất trắng mịn, hoặc có màu từ vàng đến trắng xanh, tính dẻo vừa phải, dễ bóp nát vụng, trong đó thành phần khoáng chính là caolinit Al2O3.SiO2.2H2O - Cao lanh được dùng trong công nghệ sản xuất sứ vì có cường độ cao và độ hút ẩm thấp. Trong quá trình nung cần phải xuất hiện khoáng mulit, do đó cần phải có đủ lượng Al2O3. - Cao lanh còn được dùng trong phối liệu làm tăng độ bám khuôn của hồ phối liệu, tăng độ trắng. 1.2 Nguyên liệu men : ___________________Nhà máy Sứ Thiên Thanh_______________ trang 5 ____________________Báo cáo thực tập Máy-Thiết bị___________________ Nguyên liệu để pha chế men là: SrCO3, Sodium Hirpoly photphat, ZnO Trung Quốc, CaCO3, BaCO3, Silicat Ziron (ZrSO4), tràng thạch FBM200 Mã Lai, cao lanh TK25, Frit, cát Cam Ranh, bột talc Trung Quốc và các phụ gia khác. Phụ gia sử dụng cho men là: thủy tinh lỏng, HCHO, CMC (chất kết dính), chất tạo màu… Đặc điểm các loại nguyên liệu:  SrCO3, ZnO (Trung Quốc), CaCO3, BaCO3 (Mã Lai), ZrSO4 (Nhật hoặc Đức) : bột mịn, màu trắng, không mùi, đựng trong bao  Tràng thạch FBM200 Mã Lai: dạng cục hoặc bột mịn, màu trắng, không mùi, đựng trong bao  Cao lanhTK25: dạng cục, màu trắng, không mùi, đựng trong bao.  Cát Cam Ranh: dạng hạt thô, màu trắng.  Frit: tinh thể màu trắng xanh, óng ánh.  Bột talc Trung Quốc: bột mịn, màu trắng ngà. Đặc điểm các loại phụ gia:  Thủy tinh lỏng: Na2SiO3 làm tăng độ linh động của hồ men, giảm độ nhớt và lượng nước trong hỗn hợp men.  CMC (Pháp): bột mịn, hơi vàng, không mùi, đựng trong bao. Có tác dụng làm tăng tính dẻo và độ bám dính của men lên mộc, tránh mất men khi nung.  HCHO: chất lỏng không màu, mùi hắc, đựng trong chai thủy tinh, có tác dụng giữ cho CMC không bị phân hủy trong dung dịch vì nó có tính tiệt trùng.  Chất tạo màu: pline oxyt kim loại, dạng bột màu, không mùi, đựng trong thùng. 2- Dạng năng lượng sử dụng và tiện nghi hổ trợ sản xuất : 2.1 Năng lượng : Hai loại năng lượng chính được sử dụng ở đây là Gas và điện. Gas được sử dụng cho quá trình đốt nóng không khí. Thành phần của Gas gồm butan và propan với tỉ lệ 1:1. Điện để cung cấp ánh sáng và vận hành các loại máy móc thiết bị : quạt, bơm, máy đổ khuôn tự động,… Bên ngoài xưởng sản xuất có một trạm máy nén khí. Máy nén khí được sử dụng ở đây là ATLASCOPCO 55kw và 132kw, đốt nóng không khí thành nhiệt để dự trữ và cung cấp cho các xưởng sản xuất, để sấy khô sản phẩm, lò sấy, lò nung, khuôn ___________________Nhà máy Sứ Thiên Thanh_______________ trang 6 ____________________Báo cáo thực tập Máy-Thiết bị___________________ đổ, bơm khí nén vào các ống xịt ở xưởng sản xuất ống Karen…với suất lượng là 4 tấn gas/ngày. Điện ở đây được cung cấp từ lưới điện quốc gia qua bộ nguồn dự trữ. Nhà máy sư’ dụng điện cho hệ thống sản xuất : máy phun men, máy quạt, các dây chuyền bán tự động,… vận hành các tiện ích phục vụ sinh hoạt. Ngoài ra, nhà máy không thể thiếu nước. Hệ thống nước có nguồn từ nước máy và nước giếng khoan. Hầu hết các dây chuyền sản xuất đều sử dụng nước giếng qua lọc thô, loại bỏ cặn đá. Nước còn được sử dụng để tháo gỡ sản phẩm khỏi khuôn, vệ sinh khuôn sau mỗi mẻ. Duy nhất, hệ thống đổ khuôn tự động PMP sử dụng nước phải qua lọc ion 2.2 Tiện nghi : Nhà máy sử dụng các loại xe nâng 3- Các sản phẩm chính – phụ của ĐVSX: 3.1 Các loại sản phẩm : Sản phẩm chính là các loại gốm sứ vệ sinh. Trước đây có sản xuất bình lọc nước và bồn tắm, nhưng hiện giờ mặt hàng chủ yếu là các loại bồn cầu. Sản phẩm sứ vệ sinh của Công ty sứ Thiên Thanh đươc phân làm 19 loại: Cầu cao dài (xí bệt) Cầu thấp (xí xổm) Cầu cao cụt Cầu một khối Thùng nước dài gạt Thùng nước dài một nhấn Thùng nước dài hai nhấn Thùng nước treo Chậu rửa mặt 1 lỗ lớn Chậu rửa mặt 1 lỗ nhỏ Chậu rửa mặt 2 lỗ nhỏ Chậu rửa mặt 3 lỗ nhỏ Chậu bàn Chậu góc ___________________Nhà máy Sứ Thiên Thanh_______________ trang 7 ____________________Báo cáo thực tập Máy-Thiết bị___________________ Chân chậu đứng Chân chậu treo Bồn tiểu nam Bồn tiểu nữ (Bidet) Bình lọc nước Có 1 phân xưởng chuyên sản xuất các loại hàng theo đơm đặt, hiện nay phân xưởng này đang sản xuất ống Karen xuất khẩu. 3.2 Đặc tính sản phẩm : Độ bền cơ học của sản phẩm (khả năng chịu tải) là khả năng chịu tải trọng của sản phẩm ở điều kiện bình thường. Độ hút nước : là hiện tượng hấp thụ nước của vật liệu , độ hút nước được biểu diễn bằng tỷ lệ % giữa lượng nước mà khối vật liệu có thể hấp thụ với khối lượng của khối vật liệu đó. Độ bền hóa học là khả năng có thể chịu được sự ăn mòn hóa học của vật liệu. Độ bền nhiệt (độ bền chống rạn men) là khả năng của lớp men không bị nứt khi chịu sự tác động của các điều kiện như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm theo thời gian nhất định. Độ bền đối với chất màu và bền khi đốt là khả năng không bị bám màu của lớp men: men được lau sạch bằng vải ẩm sau khi tiếp xúc với một số chất màu trong điều kiện nhiệt độ thường và khi bị đốt ở nhiệt độ cao. Độ bóng được đo bằng tỷ lệ % khi so sánh độ bóng của men với độ bóng chuẩn (độ bóng của bề mặt thủy tinh uvion qui định là 100%) Độ trắng được đo bằng tỷ lệ % khi so sánh độ trắng của men với độ trắng chuẩn (độ trắng của BaSO4 được qui định là 100%). Màu sắc được quyết định theo thị hiếu của khách hàng Khuyết tật bề mặt : một số loại khuyết tật trên bề mặt men thường gặp như co men, bỏ men, lỗ mọt, lỗ châm kim, chấm đen, vết màu, bụi silicat, rạn men, gợn sóng, vết nứt… 4- Sơ đồ bố trí nhà máy : có hình đính kèm. ___________________Nhà máy Sứ Thiên Thanh_______________ trang 8 ____________________Báo cáo thực tập Máy-Thiết bị___________________ Phần III : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 1- Sơ đồ khối các quy trình sản xuất : 1.1 Sơ đồ qui trình tạo men Nguyên vật liệu tạo men Cân đo theo toa phốối liệu men Nghiêền bi ướt Nghiêền Sàng Khuâốy, ủ Xử lí thống sốố kĩ thuật Sàng Men ___________________Nhà máy Sứ Thiên Thanh_______________ trang 9 ____________________Báo cáo thực tập Máy-Thiết bị___________________ ___________________Nhà máy Sứ Thiên Thanh_______________ trang 10 ____________________Báo cáo thực tập Máy-Thiết bị___________________ 1.2 Sơ đồ qui trình tạo mộc: ___________________Nhà máy Sứ Thiên Thanh_______________ trang 11 khuốn, tạo hình ____________________Báo cáo thực tập Máy-ThiếtSâố bị___________________ y Mộc, hoàn thiện mộc 1.3 Sơ đồ qui trình hoàn thiện sản phẩm : Mộc hoàn thiện Thổi bụi, lau Phun men Kiểm tra, hoàn thiện trước nung Nung Kiểm tra sau nung Sản phẩm hoàn chỉnh ___________________Nhà máy Sứ Thiên Thanh_______________ trang 12 ____________________Báo cáo thực tập Máy-Thiết bị___________________ 2- Thuyết minh quy trình: 2.1 Quy trình tạo mộc từ nguyên liệu đầu : 2.1.1 Cân đo theo toa phối liệu hồ : Các kỹ sư phòng thí nghiệm sẽ kiểm tra các tính chất cơ học, độ hút nước, độ bền cơ học, độ bền nhiệt …xem nguyên liệu có đủ tiêu chuẩn vật liệu hay không, sau đó đưa ra công thức phối trộn các nguyên liệu Cân khối lượng của từng loại nguyên liệu theo toa đã định sẵn 2.1.2 Nghiền : Nhập vào máy nghiền bi thông qua hệ thống băng tải. Sau đó cho thêm nước vào hòa trộn. Khi máy nghiền hoạt động, các nguyên liệu được nghiền nhỏ tao thành hệ nhũ tương ở nhiệt độ 60 ÷ 70oC. Thời gian vận hành máy nghiền bi khoảng 4 ÷ 5h. Tháo liệu từ máy nghiền bi qua sàng 6 Mesh rồi cho vào hầm 1. 2.1.3 Sàng : Tháo liệu từ máy nghiền bi qua sàng 6 Mesh rồi cho vào hầm 1. Tại hầm 1 hồ được giảm bớt nhiệt rồi lại được bơm qua sàng 8 Mesh có đặt nam châm để lọc sắt. 2.1.4 Phối trộn, ủ : Hồ được dẫn luân phiên sang hầm 3,4,5 để ủ. Hồ ủ trong hầm khoảng một ngày là có thể cấp cho khâu đổ rót Các hầm 3,4,5 cũng được sử dụng luân phiên 2.1.5 Xử lí thông số kĩ thuật Sau khi u, kỹ sư sẽ lấy mẫu để thử các thông số kỹ thuật như đo tỷ trọng, độ ẩm… trước khi cấp cho khu đổ khuôn. 2.1.6 Cung cấp các khu đổ rót , tạo hình : Chia làm 4 khu vực đổ rót chính Đổ rót thủ công Đổ rót bán thủ công (BCV) ___________________Nhà máy Sứ Thiên Thanh_______________ trang 13 ____________________Báo cáo thực tập Máy-Thiết bị___________________ Đổ rót rự động (máy BMP) Đổ rót interdri Chức năng khâu đổ rót: tạo sản phẩm thô, chịu trách nhiệm về hình dáng sản phẩm, các yêu cầu kỹ thuật, đặc tính của sản phẩm 2.1.6.1 Đổ rót thủ công Sản phẩm  Cầu cao cụt CCC  Cầu cao dài 4 (CCD4), CCD8, CCD10, CCD12, CCD14.  Các loại thùng nước và nắm thùng nước.  Chậu rửa mặt.  Bidet 1,2,3  Chân chậu rửa mặt  Cầu cao 31 Cách tiến hành 1. Vệ sinh khuôn 2. Lau nước khuôn 3. Thoa bột tale cho khuôn 4. Ráp khuôn 5. Xiết cảo 6. Gắn lo nhựa. Gắn cây nêm (tuỳ yêu cầu từng sản phẩm mới gắn) 7. Cấp hồ vàokhuôn 8. Lưu hồ trong khuôn từ 90 ÷180 phút (tùy tình trạng thời tiết) 9. Trong thời gian lưu hồ trong khuôn, nếu mực hồ rút xuống thì phải cho thêm hồ vào khuôn cho đầy. 10. Ra hồ dư ( chú ý quét sạch hồ đọng). 11. Lưu khuôn chờ cho sản phẩm khô từ 60 ÷ 120 phút tùy tình trạng khuôn và thời tiết. 12. Đục lỗ, đóng mã số theo dấu định vị trên khuôn. Ra sản phẩm. Khi sản phẩm đạt độ ẩm thích hợp thì mới tiến hành ráp 2.1.7 Sấy : đưa sản phẩm sau khi tạo hình vào phòng sấy ___________________Nhà máy Sứ Thiên Thanh_______________ trang 14 ____________________Báo cáo thực tập Máy-Thiết bị___________________ Các sản phẩm sứ vệ sinh trong nhà máy được sấy theo phương pháp sấy ẩm. Ban đầu sản phẩm được gia nhiệt trong môi trường ẩm, như vậy chưa xảy ra quá trình sấy. Sau đó giảm độ ẩm của môi trường, quá trình sấy xảy ra. Nước bay hơi không làm nứt vỡ sản phẩm. 2.1.8 Hoàn thiện mộc : Làm nhẵn bề mặt mộc bằng cách lau và cạo nhẵn. 2.2 Quy trình tạo men : 2.2.1 Phối liệu men : cân sản phẩm theo toa phối liệu, cho vào thùng nghiền qua cửa nhập liệu . 2.2.2 Nghiền : Nguyên liệu trong bao sau khi cân được chuyển đến hủ nghiền bằng xe kép tay (tùy thuộc màu men mà cán bộ kỹ thuật quy định thứ tự hủ nghiền). Chuyển cửa nạp liệu của hủ nghiền lên phía trên. Cố định hủ nghiền bằng miếng chêm ở bánh răng chuyển động. Nhập liệu vào hủ nghiền bằng tay. Nạp nước vào hủ (do phòng kỹ thuật quy định, thường thì 800 kg nguyên liệu khô cho vào 200l nước). Đậy nắp, siết chặt bulong. 2.2.3 Khuấy, ủ : Men sau nghiền được bơm lên hầm ủ 2 ngày để đạt độ đồng nhất, nâng tính dẻo của men. Trong quá trình ủ, khuấy nhẹ để chống lắng men. 2.2.4 Xử lí thông số kĩ thuật : Men thu hồi cho qua sấy, khử từ , cho vào thùng đánh men Cho hóa chất vào để chỉnh men Khối lượng riêng : d = 1700 kg/m3 ___________________Nhà máy Sứ Thiên Thanh_______________ trang 15 ____________________Báo cáo thực tập Máy-Thiết bị___________________ Thời gian chảy: z = 10 phút Đánh men từ 2 ÷ 3h để đạt độ đồng nhất 2.2.5 Sàng, khử từ : Bật công tắc chạy sàng rung và nam châm điện. Bơm men từ thùng đánh men qua sàng rung bằng bơm khí nén. Men qua sàng được khử từ, chảy vào thùng chứa (300kg men). Vận chuyển thùng chứa bằng xe kéo tay qua bộ phận phun men 2.3 Quy trình tạo sản phẩm hoàn chỉnh : 2.3.1 Thổi bụi, lau : Lau sạch bụi bằng giẻ ướt trước khi phun men. 2.3.2  Phun men : Các thông số:  Năng suất: 1200 sản phẩm/ngày.  10 công nhân sử dụng 3 tấn men/ngày.  Áp lực bơm men: 2 bar  Áp lực khí nén: 4 ÷ 4.5 bar  Thao tác tiến hành:  Đặt mộc lên bàn xoay.  Phun men thành lớp mỏng đều lên mộc.  Buồng phun men có lắp các thanh chắn để thu hồi men.  Khí trong buồng men được hút xuống bồn lắng men trước khi thải ra ngoài. Tráng men : nếu sản phẩm có chỗ khó phun men thì người ta dùng phương pháp tráng men.  Thao tác: Men tráng được tổ pha men pha chế sẵn. Đặt mộc lên bàn xoay. Dùng mốp ẩm vắt khô lau lại bề mặt. Tráng men lên bề mặt bầu, để khoảng 30 giây cho ráo bề mặt. ___________________Nhà máy Sứ Thiên Thanh_______________ trang 16 ____________________Báo cáo thực tập Máy-Thiết bị___________________ Nghiêng mộc để tháo hết men dư trong bầu. Dùng mốp khô chậm men còn đọng lại trong bầu. Chấm men lên các lỗ bọt khí. Lau sạch bụi bám và chuyển lên xe. 2.3.3 Kiểm tra hhoàn thiện trước khi nung : Kiểm tra xem có vết xước không. Nếu có thí đem tráng men lại, nếu bị hỏng nặng có thể đem cho nghiền nhập liệu lại từ đầu. 2.3.4 Nung : Sứ vệ sinh trước đây được nung hai lần nhưng hiện tại chỉ nung có 1 lần sau khi đã tráng men. Nung một lần là phương pháp áp dụng rộng rãi hiện nay vì giảm được năng lượng tiêu hao và thời gian nung. Sản phẩm sau khi phun men xong để khô khoảng 8 giờ rồi cho vào lò nung. Đây là khâu quan trọng nhất trong dây chuyền sản xuất vì nó ảnh hưởng tới chất lượng và giá thành sản phẩm. Có 2 loại lò nung được sử dụng là lò gián đoạn và lò Tunnel. Cả hai lò nung đều được điều khiển tự động bằng hệ thống máy tính. Do đó các sản phẩm đạt độ đồng đều cao, dễ kiểm soát quá trình. Ngoài ra, lò nung sử sụng gas làm nhiên liệu đốt nên vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa giảm đáng kể ô nhiễm môi trường do khí thải. Tuy nhiên, khâu xếp mộc lên xe goòng trước khi đưa sản phẩm vào lò nung và bốc dỡ sản phẩm ra khỏi xe goòng sau khi nung vẫn được thực hiện thủ công nên cần nhiều công nhân. 2.3.4.1 Lò gián đoạn : Lò gián đoạn có năng suất thấp, tiêu tốn nhiều nhiên liệu, chế độ nhiệt, không khí cố định theo thời gian, do đó thích hợp dùng để nung lại sản phẩm sau sửa chữa hoặc các sản phẩm cá biệt, thử nghiệm. Các thông số vận hành cơ bản của lò gián đoạn: o Giá trị nhiệt thấp nhất : 22000 Kcal o Áp suất nhiên liệu : 1.5 bar o Công suất nhiệt cực đại : 3300 kw ___________________Nhà máy Sứ Thiên Thanh_______________ trang 17 ____________________Báo cáo thực tập Máy-Thiết bị___________________ o Nhiệt độ vận hành : 1250oC o Nhiệt độ cực đại : 1300oC o Năng suất cực đại : 130 kg sản phẩm/giờ 2.3.4.2 Lò Tunnel (Lò liên tục) Năng suất cao, phế phẩm ít, chất lượng sản phẩm cao. Cơ khí hóa được khâu đưa sản phẩm ra, vào lò. 2.3.4.3 Các giai đoạn của quá trình nung * Giai đoạn sấy : từ nhiệt độ thường đến 200oC. Mộc sau khi tráng men có độ ẩm 2 ÷ 3% nên cần phải sấy để loại hoàn toàn nước liên kết. Giai đoạn này không có phản ứng hóa học xảy ra, nhiêt độ được tăng lên từ từ. Tốc độ nâng nhiệt ở giai đoạn này là 85oC/h. * Giai đoạn đốt nóng : Nhiệt đô từ 200 ÷ 950 oC. Nước hóa học bắt đầu tách ra chậm ở 250 ÷300 oC. Khi nhiệt độ đến 450 ÷ 500 o C thì nước hóa học mới tách ra mạnh do phản ứng hóa học phân hủy cao lanh thành meta cao lanh. Từ 200 ÷500oC : giãn nở liên tục vì nhiệt. Từ 500 oC trở lên, sản phẩm bắt đầu co do hiện tượng kết khối xảy ra. Trong giai đoạn này các hydroxyt nhôm, cacbonat và sunfat của kim loại kiềm, kiềm thổ bị phân hủy. MgCO 3 phân hủy thành MgO và CO2 khi to > 500 oC và phân hủy hoàn toàn ở 640 ÷ 660oC. Tuy nhiên khi đốt nóng nhanh, một phần MgCO3 bị phân hủy ở gần 1000 ÷ 1100oC. Ở 550oC CaCO3 bắt đầu phân hủy thành CaO và CO2 và chấm dứt ở 900 ÷ 950oC. Đặc biệt chú ý tốc độ nâng nhiệt trong khoảng 500 ÷ 750 oC vì trong khoảng nhiệt độ này có sự biến đổi thù hình của SiO2 ở 573 oC : SiO2 chuyển từ -thạch anh (quartz) sang - thạch anh kèm theo sự thay đổi thể tích làm biến dạng sản phẩm. Vì vậy cần khống chế nhiệt độ tăng từ từ. Tốc độ nâng nhiệt 120 oC/h. Phản ứng hóa hoc xảy ra khi nung Caolinite (đất sét và cao lanh) trong môi trường oxi hóa ___________________Nhà máy Sứ Thiên Thanh_______________ trang 18 ____________________Báo cáo thực tập Máy-Thiết bị___________________ Al2O3.2SiO2.2H2O 250÷550oC Al2O3.2SiO2 + 2H2O (meta caolinite) 900- 1000oC Al2O3.2SiO2 + SiO2 (spinel) > 1000 oC Al2O3.2SiO2 + SiO2 (mullite) (cristobalite) * Giai đoạn hãm nhiệt : 950 ÷1050oC Sản phẩm bắt đầu sít đặc mạnh, kéo theo giảm độ xốp và co rút mạnh. Tốt nhất nên hãm lửa trong khoảng nhiệt độ này. Quá trình phân hủy vật chất sét cũng như cháy hết cacbon tiến hành mạnh nhất. Thời gian hãm nhiệt phụ thuộc vào độ sít đặc, chiều dày sản phẩm, nhiệt kết khối, cấu tạo lò…. Nước hóa học cũng như các loại khí thải khác bao bọc phần xương bên ngoài nhiều, cản trở oxy đi sâu vào bên trong xương để đốt cháy hết lượng cacbon. Nếu lượng cacbon không được đốt cháy hết trong giai đoạn này thì xương khi kết khối sẽ chảy men, sản phẩm có độ xốp cao, có màu xanh hoặc xám đen đồng thời bị phồng cục bộ. Vì vậy trong giai đoạn này nên tạo môi trường oxy hóa mạnh (8 ÷10% O 2, 10 ÷12% CO2). * Giai đoạn nung: từ 1050 ÷1280oC, môi trường oxh. Làm cho sản phẩm có độ cứng cao. Ở giai đoạn này cần thiết cho Fe3+ chuyển thành Fe2+ nằm dưới dạng phaialit (FeO.SiO2) nhằm mục đích làm trắng sứ. * Giai đoạn kết khối hoàn toàn: Cần khống chế để khí trong môi trường này là trung tính. Tốc độ nâng nhiệt thấp để giảm chênh lệch nhiệt độ trong lò và nhiệt độ sản phẩm. Thực hiện bằng cách tăng lửa để nung đến nhiệt độ cao nhất (giai đoạn nung) rồi hãm nhiệt ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ kết khối 20 ÷30oC. Cuối giai đoạn này, sản phẩm co không đáng kể, sản phẩm kết khối hoàn toàn. * Giai đoạn làm nguội : Tốc độ làm nguội chẳng những ảnh hưởng đến việc phát triển các tinh thể pha rắn mà còn liên quan đến sự xuất hiện ứng suất nội. ___________________Nhà máy Sứ Thiên Thanh_______________ trang 19 ____________________Báo cáo thực tập Máy-Thiết bị___________________ Trong sản phẩm chứa pha thủy tinh, pha lỏng khi hạ nhiệt độ sẽ chuyển từ trạng thái dẻo nhớt sang dòn kèm theo co thể tích lớn, dày và phức tạp. Trường hợp pha rắn có mặt các khoáng có đặc tính biến đổi thù hình mãnh liệt sẽ làm thay đổi cấu trúc và thể tích ở giai đoạn chuyển pha. Nếu chế độ làm nguội không hợp lý thì sẽ càng nguy hiểm hơn. Quá trình làm nguội sau khi nung lưu ý nhất khoảng nhiệt độ 600 ÷530 oC (ở 573oC - thạch anh chuyển thành -thạch anh, ở 250 ÷2000C - cristobalit chuyển thành cristobalit). Do đó cần làm nguội chậm để tránh tạo ứng suất trong gây nứt vỡ sản phẩm. 2.3.5 Kiểm tra hoàn thiện sau khi nung : Ở mỗi khâu đều có công đoạn kiểm tra, ví dụ kiểm dầu để phát hiện vết nứt, lỗi của mộc (xương) trước khi phun men. Kiểm tra sản phẩm sau nung là khâu kiểm tra cuối cùng trước khi đóng gói xuất xưởng. Dựa vào những quy định chung về tiêu chuẩn chất lượng sứ vệ sinh, công ty sứ Thiên Thanh có những tiêu chuẩn kiểm tra để xếp loại sản phẩm: loại A, loại B, loại B 1, sản phẩm sửa và sản phẩm bỏ. 2.3.5.1 Các khái niệm về bề mặt sản phẩm:  Bề mặt chính: là bề mặt khi đứng phía trước cách nó khoảng 1m có thể nhìn thấy khi sản phẩm đã lắp vào vị trí sử dụng.  Bề mặt phụ: là bề mặt khi đứng phía trước cách nó khoảng 1m khó có thể nhìn thấy khi sản phẩm đã lắp vào vị trí sử dụng.  Bề mặt khuất: là bề mặt không thấy được khi lắp sản phẩm vào sử dụng. 2.3.5.2 Các loại khuyết tật bề mặt của sản phẩm :  Vết màu: có chỗ men khác màu sản phẩm theo thiết kế.  Loang màu: màu men chỗ đậm, chỗ nhạt.  Tạp sắt: vết màu đen như nốt ruồi.  Bụi silic: vết cộm bằng vật liệu khác lạ.  Co men: có chỗ trên sản phẩm không phủ men, là khuyết tật thường gặp nhất. ___________________Nhà máy Sứ Thiên Thanh_______________ trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan